1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề cương điều dưỡng - môn - Ngoại khoa ( full đáp án 45 câu )

21 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 191,5 KB

Nội dung

ĐỀ CƯƠNG NGOẠI KHOACâu hỏi Câu 1: Chức năng điều dưỡng trưởng: Câu 2: Chức năng điều dưỡng vòng trong: Câu 3: Cách chuẩn bị tinh thần BN trước phẩu thuật: Câu 4: Các xét nghiệm về máu ch

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG NGOẠI KHOA

Câu hỏi

Câu 1: Chức năng điều dưỡng trưởng:

Câu 2: Chức năng điều dưỡng vòng trong:

Câu 3: Cách chuẩn bị tinh thần BN trước phẩu thuật:

Câu 4: Các xét nghiệm về máu cho BN trước phẩu thuật:

Câu 5: Các xét nghiệm cận LS trước phẩu thuật:

Câu 6: Cách chuẩn bị ngày giải phẩu cho BN phẩu thuật theo kế hoạch:

Câu 7: Cách chuẩn bị BN phẩu thuật cấp cứu:

Câu 8: Cách chuẩn bị VS cá nhân cho BN trước phẩu thuật theo kế hoạch:

Câu 9: Cách săn sóc hậu phẩu khi BN tỉnh:

Câu 10: Các triệu chứng có thể xảy ra sau phẩu thuật:

Câu 11: Triệu chứng LS của thoát vị bẹn:

Câu 12: Triệu chứng LS của thoát vị bẹn nghẹt:

Câu 13: Cách chuẩn bị BN trước phẩu thuật thoát vị bẹn:

Câu 14: Cách chăm sóc bn sau phẩu thuật thoát vị bẹn:

Câu 15: Triệu chứng LS của ung thư đại tràng:

Câu 16: Cách chăm sóc BN có hậu môn nhân tạo:

Câu 17: Cách chuẩn bị BN đóng hậu môn nhân tạo và gdsk cho BN có HMNT:

Câu 18: Triệu chứng LS của sỏi ống mật chủ:

Câu 19: Cách chuẩn bị BN phẩu thuật sỏi ống mật chủ: phẩu thuật theo kế hoạch và phẩu thuật cấp cứu: Câu 20: Mục đích của đặt ống dẫn lưu Kehr:

Câu 21: Cách theo dõi và chăm sóc ống dẫn lưu Kehr:

Câu 22: Triệu chứng LS của viêm ruột thừa cấp:

Câu 23: Cách chuẩn bị bn trước phẩu thuật viêm ruột thừa:

Câu 24: Cách theo dõi BN sau phẩu thuật viêm ruột thừa:

Trang 2

Câu 25: Triệu chứng LS và cận LS của thủng dạ dày - tá tràng cấp:

Câu 26: Cách chuẩn bị BN trước phẩu thuật cấp cứu thủng dạ dày - tá tràng cấp: Câu 27: Cách theo dõi và CS trong 24h đầu sau phẩu thuật thủng dạ dày - tá tràng: Câu 28: Cách theo dõi những ngày sau phẩu thuật thủng dạ dày - tá tràng:

Câu 29: Định nghĩa, phân loại và nguyên nhân của tắc ruột:

Câu 30: Triệu chứng LS của tắc ruột:

Câu 31: Cách chuẩn bị BN trước phẩu thuật tắc ruột:

Câu 32: Cách theo dõi và chăm sóc BN 24 giờ đầu sau phẩu thuật tắc ruột:

Câu 33: Cách theo dõi và chăm sóc BN sau phẩu thuật tắc ruột trong các ngày sau: Câu 34: Các loại viêm phúc mạc và nguyên nhân của viêm phúc mạc:

Câu 35:Trình bày triệu chứng lâm sàng của viêm phúc mạc thứ phát?

Câu 36: Cách chuẩn bị BN phẩu thuật cấp cứu viêm phúc mạc:

Câu 37: Cách theo dõi và chăm sóc BN chấn thương ngực kín:

Câu 38: Triệu chứng LS của sỏi thận:

Câu 39: Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của chấn thương niệu đạo trước: Câu 40 :Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của chấn thương niệu đạo sau: Câu 41: Triệu chứng LS của chấn động não:

Câu 42: Trình bày thang điểm Glassgow:

Câu 43: Triệu chứng lâm sàng gãy xương:

Câu 44:Trình bày các biến chứng của gãy xương:

Câu 45: Định nghĩa, nguyên nhân, phân loại của gãy xương:

Trang 3

ĐÁP ÁN

Câu 1: Chức năng điều dưỡng trưởng:

- Phân công cho các điều dưỡng viên trực tiếp tham gia phẩu thuật kế hoạch theo lịch: gây mê, tiếp dụng cụ, chạy ngoài

- Phân công cho các điều dưỡng viên đảm bảo phẩu thuật cấp cứu

- Phân công cho các điều dưỡng viên quản lí và bảo quản các dụng cụ, vật liệu trong từng phòng phẩu thuật

- Kiểm tra, đôn đốc các điều dưỡng viên thực hiện đúng nguyên tắc vô khuẩn, trình

tự các thao tác đã quy định

- Nhắc nhở và đôn đốc mọi người thực hiện nội quy ra vào phòng phẩu thuật một cách nghiêm ngặt

- Quản lý lao động, vật tư và các vật liệu dự trữ

- Định kỳ kiểm tra vô khuẩn ở dụng cụ, không khí và nhân viên Phát hiện, đề xuất các biện pháp vô trùng

Câu 2: Chức năng điều dưỡng vòng trong:

- Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ: kim loại, đồ vải, bông gạc, các loại kim chỉ,… cho từng loại phẩu thuật vào ngày hôm trước Nếu chuẩn bị có gì khó khăn cần phải báo cho chính phẩu thuật viên để tìm cách thay thế hoặc có biện pháp giải quyết trước

- Tiến hành đúng và đủ các thao tác vô khuẩn trước phẩu thuật: rửa tay, mặc áo, đi găng vô khuẩn

- Biết cách sắp xếp các dụng cụ trên bàn dụng cụ:

 Trải vải che bàn dụng cụ

 Sau khi đi găng vô trùng mới được xếp dụng cụ trên bàn dụng cụ

 Nửa trước của bàn dụng cụ từ trái sang phải theo trình tự: dao, kéo, kẹp phẩu tích, các kẹp cầm máu, các loại chỉ và kim khâu, kẹp kim

 Nửa sau của bàn dụng cụ từ trái sang phải theo trình tự: vải che phẩu thuật, các loạigạc, găng vô trùng, các dụng cụ kim loại (các loại van mở rộng phẩu trường) và ống hút

 Với một số phẩu thuật lớn có thể xếp thêm bsnf dụng cụ thứ hai

- Giúp phẩu thuật viên chính và phụ mang găng vô trùng

- Vị trí của người tiếp dụng cụ thường đứng đối diện với phẩu thuật viên chính để tiện cho việc tiếp dụng cụ

- Nắm chắc các thì của ca phẩu thuật đang tiến hành để tiếp dụng cụ cho đúng và thích hợp Nắm chắc các thao tác đưa dụng cụ cho phẩu thuật viên làm sao cho không có động tác thừa Trong khi phẩu thuật nắm chắc các thì sạch và thì bẩn đểđưa đúng các dụng cụ

- Nếu phẩu thuật các khoang cơ thể như bụng, ngực thì trước khi đóng khoang phảikiểm tra các loại gạc, dụng cụ tránh để sót lại trong khoang

- Sau phẩu thuật:

Trang 4

 Kiểm tra các dụng cụ kim loại, rửa dụng cụ và tiệt trùng như đã quy định trong phần bảo quản dụng cụ.

 Chuẩn bị dụng cụ, các loại áp phẩu thuật, găng, gạc, kim chỉ,… cho ca phẩu thuật sau

- Quản lí:

 Các dụng cụ kim loại đang dùng

 Định kỳ lau chùi, bảo quản các dụng cụ kim loại dự trữ, các hộp hấp, nhất là các hộp hấp ẩm

Câu 3: Cách chuẩn bị tinh thần BN trước phẩu thuật:

- Cần giải thích để BN biết mục đích, lợi ích, phương thúc phẩu thuật, các ảnh hưởng sau phẩu thuật như: đau, khó chịu khi mang trên người các ống dẫn lưu…

- Trả lời đầy đủ những thắc mắc của BN trong phạm vi cho phép

- Trao đổi với thân nhân BN những điều cần thiết của BN và kêu gọi họ quan tâm chia sẻ, động viên BN, cùng hợp tác trong việc chuẩn bị trước phẩu thuật cho BN

Câu 4: Các xét nghiệm về máu cho BN trước phẩu thuật:

Câu 5: Các xét nghiệm cận LS trước phẩu thuật:

- Các XN cơ bản mà phẩu thuật nào cũng có:

 XN máu: CTM, TS-TC, nhóm máu, glucose máu, protide máu, ure máu

 XN nước tiểu: tổng phân tích nước tiểu

 XN HIV, HbsAg: giúp bảo vệ phẩu thuật viên

 Phim X quang phổi, điện tâm đồ ( đ/v người >45 tuổi)

- Các XN chức năng tùy theo theo tùng cơ quan quan tâm:

 Chức năng gan - mật: Tỷ prothrombin, Bilirubin, men gan (SGOT – SGPT), siêu

 Chức năng hô hấp: chụp X quang phổi thẳng, nghiêng

Câu 6: Cách chuẩn bị ngày giải phẩu cho BN phẩu thuật theo kế hoạch:

- Đo lại DHST

- Làm gọn tóc cho BN, nếu dài quá có thể cột

- Tháo các tư trang của BN giao cho BN hoặc ký gửi

Trang 5

- Rửa sạch các vết trang điểm, vết sơn móng tay chân.

- Đeo bảng tên vào tay BN

- Thay quần áo sạch quy định của gây mê

- Kiểm tra lại hồ sơ đầy đủ

- Dùng xe đẩy để di chuyển BN lên phòng phẩu thuật, khi di chuyển BN nên nhẹ nhàng và bảo đảm an toàn

Câu 7: Cách chuẩn bị BN phẩu thuật cấp cứu:

- Hồi sức BN tức khắc

- Theo dõi sát các DHLS

- Thực hiện các y lệnh một cách khẩn trương

- Làm sạch vùng phẩu thuật, cạo lông

- Thủ tục hành chính nếu không làm kịp thì bổ sung sau đó

Câu 8: Cách chuẩn bị VS cá nhân cho BN trước phẩu thuật theo kế hoạch:

- Tránh làm xay xát da vì đó là một ngõ để xâm nhập vi khuẩn vào

- Cạo hết lông, tóc vùng phẩu thuật (lông mu, hậu môn, nách)

- Vùng đầu và mặt BN nữ cần phải có chỉ định của bác sĩ phẩu thuật mà cạo hết tóchay lông mày BN

- Báo cáo các vết bất thường vùng da nơi sẽ phẩu thuật như u, nhọt,vết thương và những dấu hiệu khác như nhiệt độ tăng đột ngột, BN cảm cúm, sổ mũi cũng cần báo cáo cho bác sĩ

Câu 9: Cách săn sóc hậu phẩu khi BN tỉnh:

- Khi BN tỉnh phải báo cho BN biết cuộc phẩu thuật đã hoàn tất, địa điểm, thời gian

bn đang nằm, trấn an BN an tâm Cần lập lại cho đến khi BN tỉnh hẳn

- Khuyến khích BN cử động tại giường, tự nghiêng mình xê dịch trên giường Xoa bóp chi và lưng cho BN

- Nhổ nước ứ đọng trong miệng ra khay quả đậu

- Nếu trong 24h BN chưa tự tiểu tiện được thì chườm nước ấm vào vùng bàng quang, nếu BN vẫn không tiểu được thì thông tiểu

- Chú ý đến lời than vãn của BN (van đau và khó chịu): giải thích và tìm biện pháplàm giảm các triệu chứng

- Theo dõi lượng dịch bài tiết (qua ống dẫn lưu và nước tiểu), chú ý số lượng và chất lượng Ghi chú lượng nước xuất và nhập trong ngày

- Chăm sóc tại vết mổ và chân ống dẫn lưu: thay băng 1-2 lần/ngày theo y lệnh Theo dõi có dịch hay máu thấm băng không? Các lỗ chân kim có chảy máu không? Có sưng nề, đỏ không? Nếu chân ống dẫn lưu ra dịch thì khâu một mũi chỉ để da khít với ống sẽ không rỉ dịch qua chân ống dẫn lưu nữa

- Làm các XN theo y lệnh, chú ý điện giải đồ

- Cắt chỉ sau phẩu thuật: thông thường sau 7 ngày, đ/v người già và trẻ em thì sau

10 ngày

Trang 6

Câu 10: Các triệu chứng có thể xảy ra sau phẩu thuật:

+ Theo dõi các hội chứng có thể xảy ra:

- Shock: HA tụt, mạch nhanh và yếu, nhịp thở nhanh, môi tái xanh, thân nhiệt thấp,

+ Các triệu chứng hay gặp theo vùng giải phẩu:

- Phẩu thuật bụng: bụng chướng, đau bụng, ra máu nhiều ở ống dẫn lưu và ở vết

mổ, nôn ra máu, nấc liên tục

- Phẩu thuật thần kinh: cử động cơ và khớp yếu, chân và tay 1 bên hoặc 2 bên yếu liệt, đồng tử mở không đều, bất động hoặc giật, nhịp thỏ bất thường, có sự bất xứng giữa HA - mạch - nhiệt độ - nhịp thở, nhức đầu, nói năng khó khăn

- Phẩu thuật chỉnh hình: theo dõi hội chứng chèn ép khoang: sưng phù, da và niêm mạc xanh, tím lạnh, tê, dấu hiệu kiến bò,

Câu 11: Triệu chứng LS của thoát vị bẹn:

- Có khối phồng ở vùng gốc bìu, khối này có thể chỉ ở gốc bìu hoặc xuống đến bìu Khối này xuất hiện khi đi lại nhiều hoặc làm việc nặng, khi nằm nghỉ một lúc thì hết Nếu đỉnh cao nhất của khối thoát vị nằm trên cung đùi là thoát vị bẹn, nếu dưới cung đùi là thoát vị đùi Khi khám, nắn nhẹ và đẩy từ từ từ dưới lên, khối thoát vị sẽ chui hết lại vào ổ bụng

- Khi đẩy hết khối thoát vị vào trong ổ bụng, dùng ngón tay trỏ ấn lộn da bìu theo đường ống bẹn lên sẽ sờ thấy lỗ bẹn ngoài Khi đó bảo bệnh nhân rặn mạnh hoặc

ho sẽ có cảm giác khối thoát vị chạm vào đầu ngón tay

Câu 12: Triệu chứng LS của thoát vị bẹn nghẹt:

- BN cảm thấy đau nhiều hơn, khối thoát vị to hơn bình thường, bên ngoài thấy màu tím hồng

- Khối thoát vị không nhỏ lại hoặc mất đi khi nằm, không đẩy vào trong ổ bụng được

- Ấn nhẹ vào cổ túi thoát vi bn rất đau

- Nếu ruột sa xuống túi thoát vị có thể có triệu chứng tắc ruột, để muộn sẽ gây hoại

tử ruột

Câu 13: Cách chuẩn bị BN trước phẩu thuật thoát vị bẹn:

- Cần phải làm sạch ống tiêu hóa như súc rửa dạ dày, thụt tháo phân trước hôm phẩu thuật, không được thụt tháo trong 6h giờ trước phẩu thuật

- BN phải nhịn ăn uống trước phẩu thuật ít nhất là 6h

Trang 7

- Đặt sonde dạ dày trước khi chuyển phẩu thuật cho đảm bảo không cho dịch dạ dày trào ngược vào khí quản khi gây mê.

- Cho BN đi tiểu trước khi lên bàn phẩu thuật Đặt sonde tiểu trước phẩu thuật nếu

có phẩu thuật vùng hạ vị hoặc dự kiến thời gian phẩu thuật kéo dài

- Có thể dùng kháng sinh đường ruột ngay trước khi phẩu thuật

Câu 14: Cách chăm sóc bn sau phẩu thuật thoát vị bẹn:

- Cần chú ý tránh để BN ho, tránh táo bón để phải rặn nhiều khi đi cầu trong thời gian vết mổ chưa lành, gây bục chỉ chỗ phục hồi thành bụng, gây thoát vị tái phát

- Ở BN phải phẩu thuật cắt đoạn ruột hoại tử, nếu nối hai đầu ruột lại ngay thì phải cho ăn sau 6 ngày, còn BN có làm hậu môn nhân tạo thì cho ăn khi có trung tiện

Câu 15: Triệu chứng LS của ung thư đại tràng:

+ Triệu chứng cơ năng:

- Rối loạn tiêu hóa: rất thường gặp Biểu hiện LS bằng tiêu chảy hay táo bón, lúc

đầu tiêu chảy không nhiều, táo bón không rõ rệt nhưng về sau bệnh tiến triển thì triệu chứng mỗi ngày một rõ rệt

- Đau: có khi không khu trú, có khi đau ở 1 vùng nhất định (ở hố chậu trái, hố chậu

phải, đau dọc khung đại tràng, trên rốn, dưới rốn) Đau có khi âm ĩ, mơ hồ, có khi

dữ dội thành cơn rõ rệt

- Bán tắc ruột: đau bụng từng cơn, buồn nôn hoặc nôn, bụng chướng, bí trung và

đại tiện Sau khi trung tiện thì bụng xẹp và hết đau, rồi vài ngày sau lại xuất hiện như vậy

- Đi cầu ra máu:

 Ung thư đại tràng trái hay có triệu chứng đi cầu ra máu đỏ với số lượng trung bình nên dễ chẩn đoán nhầm với chảy máu do bệnh trĩ hay bệnh kiết lỵ

 Ung thư đại tràng phải thường chảy máu rỉ rả, khó phát hiện, biểu hiện LS bàng tình trạng thiếu máu toàn thân

+ Triệu chứng thực thể:

- Nhìn bụng không phát hiện điều gì bất thường

- Sờ nắn dọc khung đại tràng có thể tìm được vùng đau khu trú, có thể nắn được khối u có tính chất:

 U nằm ở hố chậu phải, hông phải, hố chậu trái, hông trái, ở trên rốn, ở dưới rốn

 U lổn nhổn nhiều múi, bờ không đều, mạt độ chắc, di động ít nhiều, gõ đục và ấn không đau

 Hình thù khối u thay đổi theo mỗi lần khám vì ngoài khối u còn có kèm theo co thắt

- Ở giai đoạn muộn còn có thể thấy di căn xa: gan lổn nhổn nhiều nhân, hạch trên

hố đòn,

+ Triệu chứng toàn thân:

- Bình thường khởi đầu bằng các triệu chứng toàn thân: chán ăn, mệt mỏi, da xanh

vì có chảy máu, sụt cân, thường có sốt nhẹ vì có nhiễm trùng

Trang 8

Câu 16: Cách chăm sóc BN có hậu môn nhân tạo:

- Nơi tiếp giáp giữa ruột và thành bụng cần quấn một băng hình vành khăn có tẩm

mỡ Vaseline để tránh phân thấm vào ổ bụng Cần theo dõi để phát hiện sớm các triệu chứng của viêm phúc mạc do phân thấm vào ổ bụng để xử trí kịp thời

- Theo dõi vết mổ và hậu môn xem có phù nề, chảy máu, phân có chảy đều và tốt không? Ghi nhận xét vào hồ sơ tối thiểu 2 lần/ngày Khi phân trào ra ngoài nhiều

có thể thay băng nhiều lần hơn

Câu 17: Cách chuẩn bị BN đóng hậu môn nhân tạo và gdsk cho BN có HMNT:

+ Cách chuẩn bị đóng hậu môn nhân tạo:

- Sau khi phẩu thuật làm hậu môn nhân tạo từ 3-6 tháng

- Dùng kháng sinh đường ruột trước khi phẩu thuật

- Đoạn đại tràng dưới hậu môn nhân tạo thông (kiểm tra bàng cách chụp X quang

có thụt baryt vào)

- Chuẩn bị đài tràng phần trên bằng thụt tháo sạch

- Thường đóng trong ổ bụng (trong ổ phúc mạc): bóc tách đoạn đại tràng làm hậu môn nhân tạo khỏi chỗ dính vào thành bụng, khâu lại đại tràng và sau đó đóng các lớp thành bụng theo các lớp giải phẩu

+ GDSK cho BN có hậu môn nhân tạo:

- Huấn luyện cho BN và người nhà thành thạo việc thay túi đựng phân

- Huấn luyện cho BN chế độ ăn ít chất xơ, tập co cơ bụng và tạo phản xạ đi cầu đúng giờ bằng cách thụt tháo hàng ngày vào giờ thích hợp

- Giải thích lý do phải đợi từ 3 - 6 tháng mới có thể đóng hậu môn nhân tạo tạm thời được vì phải có thời gian cho tổ chức liền bình thường, khi phẩu thuật lại ít chảy máu và dễ làm

- Giải thích cho BN có hậu môn nhân tạo vĩnh viễn lý do không thể phẩu thuật tái tạo lưu thông qua hậu môn như bình thường được ( thường do đã phẩu thuật cắt

cơ hậu môn)

Câu 18: Triệu chứng LS của sỏi ống mật chủ:

- Triệu chứng chính là BN có những đợt đau – sốt – vàng da (còn gọi là tam chứng Charcott) Ba triệu chứng này xuất hiện theo trình tự đau rồi sốt sau đó vàng da

và mất đi cũng theo trình tự trên

- Có thể sờ thấy túi mật căng to (nghiệm pháp Murphy (+))

- Trong giai đoạn đau – sốt – vàng da có thể thấy phân bạc màu do sỏi làm chít hẹp

cơ Oddi, sắc tố mật không xuống ruột được

Trang 9

- Các chuẩn bị thường quy như một phẩu thuật bụng thông thường.

- Làm đầy đủ các XN chức năng gan như: Tỷ prothrombin, Bilirubin, men gan (SGOT – SGPT), chức năng thận: Ure máu, Creatinin máu

- Cho bn dùng kháng sinh đường ruột trước

+ Phẩu thuật cấp cứu:

- Các chuẩn bị thường quy như phẩu thuật cấp cứu bụng thông thường

- Chú ý XN tỷ Prothrombin: nếu quá thấp (<40%) thì không phẩu thuật cắt túi mật hay mở ống mật chủ được mà chỉ dẫn lưu túi mật Cần tiêm Vitamin K liều cao cho bn để tăng cường chức năng tham gia cơ chế đông máu của gan

- Trường hợp shock nhiễm trùng Gram (-): phải điều trị chống shock tích cực (truyền dịch, tiêm Adrenaline hoặc Dopamin để nâng HA, kháng sinh liều cao, phẩu thuật giải quyết sự tắc mật Trường hợp này rất nặng, tỷ lệ tử vong cao do

đó điều dưỡng viên cần cùng bs giải thích trước cho người nhà bn

Câu 20: Mục đích của đặt ống dẫn lưu Kehr:

- Đảm bảo chỗ khâu ống mật chủ không bì dò mật ra ổ bụng

- Nếu mật không xuống được tá tràng (hoặc xuống ít) thì có chỗ để thoát ra ngoài (trong trường hợp co thắt cơ Oddi, còn sót sỏi )

- Chụp kiểm tra đường mật xem có thông tốt, có sót sỏi không?

- Súc rửa đường mật nếu còn sót sỏi

Câu 21: Cách theo dõi và chăm sóc ống dẫn lưu Kehr:

+ Cách theo dõi ống dẫn lưu Kehr:

- Ống dẫn lưu Kehr phải nối dẫn vô trùng vào lọ, lọ này phải thấp hơn vị trí của ống

- Ống dẫn lưu Kehr do để lâu nên nếu đặt như các ống dẫn lưu khác sẽ tạo nên gấp khúc chỗ ngã ba, làm đường mật gấp khúc theo Vì vậy đoạn ra khỏi thành bụng phải được quấn 1 vòng quanh 1 cuộn băng mềm, sau đó cố định cuốn băng vào thành bụng

- Nếu dịch mật rỉ qua chân ống dẫn lưu Kehr phải báo cáo bác sĩ để khâu khép bớt

da tại chân ống

- Ống phải thông, ghi chính xác lượng dịch trong lọ 1 ngày Lượng mật dẫn lưu trung bình khoảng 300ml/24h trong những ngày đầu , những ngày sau có thể giảm Nếu nhiều hơn 300ml/24h thì có thể do tắc cơ Oddi, cần báo bác sĩ để thông rửa ống

- Dịch dẫn lưu thường màu vàng trong Trường hợp nhiều bùn mật cần súc rửa ống thường xuyên đề phòng tắc ống Trường hợp có mủ cần súc rửa và cho dùng thêm kháng sinh Trường hợp có máu cần báo bác sĩ ngay

+ Cách chăm sóc ống dẫn lưu Kehr:

- Chuẩn bị dụng cụ:

 Găng tay vô khuẩn

Trang 10

 Bơm 10ml dịch rửa đoạn ngoài và 10ml dịch rửa đoạn trong.

 Mở kẹp kiểm tra ống có thông hay không nếu mục đích là thông ống Còn nếu mụcđích là súc rửa đường mật (khi dịch mật có nhiều bùn mật, sau khi chụp đường mậtqua Kehr kiểm tra còn sót sỏi hoặc chảy máu đường mật) thì thao tác tiếp tục cho đến khi dịch mật chảy ra trong thì dừng

 Nối lại ống dẫn lưu Kehr vào lọ dẫn lưu mới

 Thu dọn và lau rửa dung cụ Ghi nhận xét vào hồ sơ bệnh án

Câu 22: Triệu chứng LS của viêm ruột thừa cấp:

+ Triệu chứng toàn thân:

- Có hội chứng nhiễm trùng: sốt nhẹ, mạch nhanh, môi khô, lưỡi bẩn.

+ Triệu chứng cơ năng:

- Đau khu trú ở hố chậu(P) đau âm ỉ ngày càng tăng

- Có thể có nôn hoặc buồn nôn

- Có thể táo bón hoặc tiêu chảy

+ Triệu chứng thực thể:

- Ấn tay vào hố chậu (P) đau,nhất là điểm Mac Burney

- Có phản ứng thành bụng vùng hố chậu (P)

- Có phản ứng dội (nghiệm pháp Blumberg (+))

Câu 23: Cách chuẩn bị bn trước phẩu thuật viêm ruột thừa:

+ Chuẩn bị thông thường:

- Hồi sức BN tức khắc

- Theo dõi sát các dấu hiệu LS

- Thực hiện các y lệnh 1 cách khẩn trương

- Làm sạch vùng phẩu thuật,cạo lông

- Thủ tục hành chính nếu không làm kịp thì bổ sung sau đó

+ Một số chuẩn bị khác:

Ngày đăng: 25/12/2024, 17:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w