BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
TÊN ĐỀ TÀI: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC VÀ CẢI THIỆN
CƠ SỞ VẬT CHẤT TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC QUANG HUY,
XÃ QUANG HUY, HUYỆN PHÙ YÊN, TỈNH SƠN LA
BÀI TIỂU LUẬN KIỂM TRA CUỐI KÌ
Học phần: Quản lý nhà nước về Văn hóa – Giáo dục – Y tế
Giảng viên phụ trách: TS Nguyễn Thị Hồng Duyên
Thành phố Hồ Chí Minh – 2024
Trang 2PHẦN I MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
2 M ỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN 2
3 ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG 3
4 ĐỐI TÁC THAM GIA 4
5 TÍNH KHẢ THI CỦA DỰ ÁN 5
6 D Ự TRÙ KINH PHÍ 5
7 L Ộ TRÌNH THỰC HIỆN 6
PHẦN II NỘI DUNG 2.1 KHÁI QUÁT VỀ XÃ QUANG HUY, HUYỆN PHÙ YÊN, TỈNH SƠN LA 9
2.2 C ÁC CHÍNH SÁCH ĐÃ THỰC THI 10
2.3 THỰC TRẠNG VỀ GIÁO DỤC XÃ QUANG HUY, HUYỆN PHÙ YÊN, TỈNH S ƠN LA………11
2.4 VAI TRÒ CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI GIÁO DỤC 15
2.5 Q UAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG VỀ GIÁO DỤC 17
2.6 ĐÁNH GIÁ VỀ PHÂN CẤP, PHÂN QUYỀN TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC 20
PHẦN III KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 25
Trang 3PHẦN I MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò quan trọng trong quá trình hoàn thiện, phát triển về mặt trí tuệ, nhân cách của con người Trong đó giáo dục
Tiểu học “được xem là nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện của mỗi cá
nhân.” Bậc học này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách, kiến thức và kỹ năng cơ bản cho trẻ em, chuẩn bị cho các cấp học cao hơn và cuộc sống sau này Chính vì vậy giáo dục Tiểu học giữ vai trò nồng cốt, chiến lược trong
hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung
Trong bức thư gửi giáo viên, học sinh, cán bộ và thanh niên ngày 31/10/1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Đối với Đại học thì cần kết hợp lý luận khoa học với thực hành, ra sức học tập lý luận và khoa học tiên tiến của các nước bạn, kết hợp với thực tiễn của nước ta, để thiết thực giúp ích cho công cuộc xây dựng nước nhà Trung học thì cần đảm bảo cho học trò những tri thức phổ thông chắc chắn, thiết thực, thích hợp với nhu cầu và tiền đồ xây dựng nước nhà, bỏ những phần nào không cần thiết cho đời sống thực tế Tiểu học thì cần giáo dục các cháu thiếu nhi: Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, trọng của công”
Chính vì vậy, Đảng và nhà nước ta luôn coi giáo dục - đào tạo ở vị trí quan trọng và là ưu tiên hàng đầu Tại Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần XIII của
Đảng đã thể hiện sự nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò quan trọng của giáo dục và đào tạo và có những quan điểm chỉ đạo cụ thể, Văn kiện lần này nhấn mạnh: “Xây dựng
đồng bộ thể chế, chính sách để thực hiện có hiệu quả chủ trương giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt
để phát triển đất nước”
“Chú trọng hơn giáo dục đạo đức, nhân cách, năng lực sáng tạo và các giá trị cốt lõi, nhất là giáo dục tinh thần yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc, truyền thống
và lịch sử dân tôc, ý thức trách nhiệm xã hội cho các tầng lớp nhân dân, nhất là thế
hệ trẻ; giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc tốt đẹp của người Việt Nam; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc và bảo vệ vững chắc Tổ quốc
Trang 4Việt Nam xã hội chủ nghĩa Gắn giáo dục tri thức, đạo đức, thẩm mỹ, kỹ năng sống với giáo dục thể chất, nâng cao tầm vóc con người Việt Nam”
“Xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển giáo dục Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, “Lấy chất lượng và hiệu quả đầu ra làm thước đo Xây dựng và triển khai thực hiện lộ trình tiến tới miễn học phí đối với học sinh phổ thông, trước hết là đối với học sinh tiểu học và trung học cơ sở”
“chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, phát huy nhân tài; đào tạo nhân lực cho phát triển kinh tế tri thức”
Nhằm hiện thực hóa các quan điểm chỉ đạo của Đảng về giáo dục nói chung
và giáo dục tiểu học nói riêng đi vào đời sống và tổ chức thực thi có hiệu lực, hiệu quả thì UBND tỉnh Sơn La đã có nhiều nỗ lực trong giáo dục đào tạo
Tháng 02/2024, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã chính thức công nhận thành phố Sơn La là thành viên trong mạng lưới các thành phố học tập toàn cầu (là đơn vị thứ 5 trong toàn quốc đạt được danh hiệu này.)
Phổ cập giáo giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục trung học và xóa mù chữ đạt mức độ 2 Tỷ lệ học sinh cấp tiểu học hoàn thành chương trình môn học và chương trình rèn luyện đạt 98,54%
Bên cạnh những thành tựu nỗ lực đó thì vẫn còn rất nhiều hạn chế trong đó tại
xã Quang Huy, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La các cơ sở giáo dục tiểu học vẫn chưa được đảm bảo, thiếu cơ sở vật chất, điều kiện đảo bảo cho chất lượng dạy học chưa đạt yêu cầu
Vì Thế nhóm chúng mình chọn dự án “Nâng cao Cơ sở vật chất và chất lượng giáo dục tại Trường tiểu học Quang Huy, xã Quang Huy, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La” để phần nào hỗ trợ các em học sinh đảm bảo điều kiện vật chất đầy
đủ, an tâm cho việc học tập cũng như giúp các thầy/cô giáo có điều kiện tốt nhất cho công việc giảng dạy của mình đó là lý do mà nhóm chúng tôi chọn đề tài này
2 Mục tiêu của đề án
2.1 Mục tiêu chung
Trang 5Đề án này là tạo ra một môi trường học tập hiện đại, đầy đủ tiện nghi và chất lượng cao cho học sinh Trường Tiểu học Quang Huy, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường và của địa phương
2.2 Mục tiêu cụ thể
Cải thiện cơ sở vật chất:
- Xây dựng mới hoặc nâng cấp các phòng học, phòng chức năng (thư viện, phòng thí nghiệm, phòng tin học) đảm bảo đủ tiêu chuẩn và hiện đại
- Trang bị đầy đủ các thiết bị dạy học hiện đại như: bảng tương tác, máy chiếu, máy tính, sách báo, đồ dùng dạy học
- Cải tạo sân trường, khu vực vui chơi, tạo không gian xanh, sạch đẹp, an toàn cho học sinh
Đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh:
- Tạo điều kiện cho học sinh được tiếp cận với nhiều nguồn kiến thức, thông tin
- Đảm bảo sự bình đẳng trong cơ hội học tập cho tất cả học sinh
Nâng cao uy tín của nhà trường:
- Tăng cường sự hài lòng của phụ huynh, học sinh và cộng đồng đối với chất lượng giáo dục của nhà trường
- Góp phần xây dựng một ngôi trường tiêu biểu của địa phương
3 Đối tượng thụ hưởng
3.1 Đối tượng thụ hưởng trực tiếp
Học sinh tại trường Tiểu học Quang Huy: Các em học sinh là đối tượng thụ
hưởng trực tiếp nhất của đề án Việc cải thiện cơ sở vật chất và chất lượng dạy học
sẽ mang đến cho các em môi trường học tập an toàn, hiện đại và thuận lợi, giúp nâng cao khả năng tiếp thu kiến thức và phát triển toàn diện
Giáo viên và cán bộ nhà trường: Đề án sẽ hỗ trợ giáo viên và cán bộ trường
có điều kiện tốt hơn trong việc giảng dạy và quản lý.Trang thiết bị giảng dạy đầy đủ,
cơ sở vật chất tốt sẽ giúp giáo viên dễ dàng áp dụng các phương pháp dạy học hiện đại và hiệu quả hơn
3.2 Gián tiếp
Trang 6Phụ huynh học sinh: Phụ huynh sẽ gián tiếp được hưởng lợi từ đề án vì con
em họ có điều kiện học tập tốt hơn, từ đó giảm bớt lo lắng về chất lượng giáo dục và tương lai của con cái
Cộng đồng địa phương: Việc nâng cao chất lượng giáo dục tại địa phương
sẽ góp phần tạo ra những công dân có kiến thức và kỹ năng tốt hơn, qua đó thúc đẩy
sự phát triển bền vững cho cộng đồng trong tương lai
4 Đối tác tham gia
4.1 Các Tổ Chức Chính Phủ và Phi Chính Phủ
UBND xã Quang Huy và UBND huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La cùng các cấp chính quyền địa phương có thể hỗ trợ về mặt đất đai, thủ tục hành chính và huy động
sự tham gia của cộng đồng
Các quỹ từ thiện: Các quỹ từ thiện trong và ngoài nước có thể tài trợ cho các
dự án giáo dục, đặc biệt là ở các vùng khó khăn
Trang 75 Tính khả thi của dự án
Dự án được tiến hành thực hiện bởi 10 tình nguyện viên, đảm bảo đồng hành
đến khi kết thúc dự án
Tiềm năng kinh tế của nhóm đạt mức 5 tỷ, đạt 62,5%
Vốn thu hút từ các nhà đầu tư và mạnh thường quân đạt 3 tỷ, đạt 37,5%%
Tỷ lệ ủng hộ của người dân đạt 100%
6 Dự trù kinh phí
6.1 Xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất
Xây dựng phòng học mới và nâng cấp phòng học hiện tại: Khoảng 10 phòng
học cần được xây mới, mỗi phòng học có diện tích 50 - 60 m², đạt tiêu chuẩn về ánh sáng, thông gió và độ an toàn, 500 triệu đồng/phòng học
Xây dựng phòng chức năng: bao gồm 3 phòng (thư viện, phòng tin học,
phòng thí nghiệm) Mỗi phòng chức năng sẽ được trang bị đầy đủ các thiết bị học tập và dạy học hiện đại, chi phí ước tính khoảng 500 triệu đồng/phòng
Cải tạo sân trường và khu vui chơi: Cải tạo 2 sân trường để đảm bảo an toàn
và tạo không gian vui chơi cho học sinh, chi phí khoảng 200 triệu đồng
Mua sắm trang thiết bị dạy học:
- Bảng tương tác, máy chiếu và máy tính: Bao gồm 3 thiết bị học tập hiện đại dao động 100 triệu đồng cho mỗi bộ thiết bị
25%
37%
13%
25%
Biểu đồ 1 Tính khả thi của dự án
Tiềm năng kinh tế của nhóm đạt mức 2 tỷVốn thu hút của các nhà đầu tư đạt mức 3 tỷMạnh thường quân 1 tỷNgân sách địa phương 2 tỷ
Trang 8- Sách, đồ dùng học tập: Chi phí cho sách và các dụng cụ học tập cần thiết cho 10 lớp học ước tính khoảng 20triệu đồng/lớp
- Xây dựng hệ thống vệ sinh và nước sạch: Bao gồm 4 hệ thống cấp nước cho học sinh và giáo viên, chi phí khoảng 150 triệu đồng 1 máy
Xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất
Cải tạo sân trường và khu vui chơi 200 triệu
Bảng tương tác, máy chiếu và máy tính 300 triệu
Trang 9Rà soát và cập nhật thiết kế: Đảm bảo thiết kế phù hợp với kinh phí, tiêu chuẩn xây dựng và nhu cầu thực tế của nhà trường
Lập kế hoạch chi tiết: Xác định rõ các hạng mục công việc, thời gian thực hiện, nguồn lực cần thiết cho từng hạng mục
Lập kế hoạch tài chính: Phân bổ chi tiết kinh phí cho từng hạng mục, lập bảng
dự toán chi tiêu
− Nâng cấp sân trường: San lấp, trồng cây xanh, lắp đặt các thiết bị vui chơi
− Cải tạo thư viện: Sắp xếp lại sách, bổ sung sách mới, trang bị bàn ghế, tủ sách
− Xây dựng các công trình phụ: Nhà xe, nhà kho, cổng trường
− Lắp đặt thiết bị: Bàn ghế, bảng viết, máy chiếu, thiết bị phòng thực hành (nếu có)
− Hoàn thiện cảnh quan: Trồng cây xanh, làm hàng rào, trang trí khuôn viên
Trang 10Các hoạt động đồng hành:
Chuẩn bị nghiệm thu: Kiểm tra chất lượng công trình trước khi bàn giao
Giai đoạn Hoàn thiện và bàn giao (một tháng)
Tuần 1-2:
Hoàn thiện các hạng mục còn lại
Nghiệm thu công trình: Đánh giá chất lượng công trình, so sánh với thiết kế ban đầu
Lập biên bản nghiệm thu
Tuần 3-4:
Bàn giao công trình: Tổ chức lễ bàn giao, nghiệm thu chính thức
Đánh giá tổng kết dự án: Đánh giá hiệu quả của dự án, rút ra bài học kinh nghiệm
Trang 11PHẦN II NỘI DUNG 2.1 Khái quát về xã Quang Huy, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La
2.1.2 Dân cư và văn hóa
Có trên 30% dân số là người dân tộc thiếu số ở miền núi
Quy mô dân số: 9.163 người (đạt 916,3% so với tiêu chuẩn)
Số dân là người dân tộc thiểu số: 8.757 người, chiếm tỷ lệ 95,6% Gồm 5 dân tộc chủ yếu: Thái, Mường, Kinh, Dao, Mông cùng sinh sống
Quang Huy là xã trung tâm của vùng lúa Phù Yên, được cho là một trong những cái nôi của văn hóa Mường Tấc Hiện nay, Quang Huy có trên 30 hộ gia đình duy trì các nghề truyền thống, như dệt thổ cẩm, bó chổi chít và các sản phẩm từ mây tre đan
2.1.3 Kinh tế
Năm 2023, xã Quang Huy được công nhận là xã đạt chuẩn nông thôn mới, và
là xã thứ 4 của huyện Phù Yên về đích nông thôn mới Thống kế cùng năm 2023, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 33 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo ở mức 9,67%
Nền kinh tế của xã Quang Huy chủ yếu dựa vào nông nghiệp và chăn nuôi, với cây lúa nước, ngô, khoai, sắn là những cây trồng chủ đạo Một số vùng trong xã còn phát triển trồng các loại cây ăn quả như xoài, mận, và cây công nghiệp như chè Tuy nhiên, do địa hình đồi núi và cơ sở hạ tầng chưa phát triển đầy đủ, kinh tế ở đây vẫn còn gặp nhiều khó khăn
2.1.4 Cơ sở hạ tầng và giáo dục
Trang 12Giao thông của xã chủ yếu là đường liên thôn, liên xã, đa phần là đường đất, gây khó khăn trong việc đi lại, nhất là vào mùa mưa
Hệ thống trường học từ cấp mầm non đến trung học cơ sở đã được xây dựng, tuy nhiên, điều kiện giảng dạy và học tập còn hạn chế về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên
2.1.5 Tiềm năng phát triển
Với điều kiện tự nhiên thuận lợi cho nông nghiệp và chăn nuôi, xã Quang Hụy có tiềm năng để phát triển các mô hình nông nghiệp bền vững, kết hợp với du lịch sinh thái gắn với văn hóa bản địa Các dự án phát triển giao thông và cơ
sở hạ tầng cũng có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối kinh tế và văn hóa với các vùng lân cận
2.2.1 Chính sách vi mô
Thông báo kết luận số 544/TB-SGDĐT ngày 16/9/2019 của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo sau hội nghị và đã được tập trung tham mưu với Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của nhiệm kỳ 2020-2025 và triển khai quyết liệt, cụ thể trong toàn ngành giáo dục
và đào tạo tỉnh Sơn La trong 2 năm học vừa qua
Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 21/01/2021 của Ban Chấp hành đảng bộ tỉnh
về việc phát triển nguồn nhân lực tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 đã xác định khâu đột phá đầu tiên để phát triển giáo dục tại địa bản tỉnh Sơn La
Quyết định số 1860/QĐ-UBND phê duyệt đầu tư tăng cường cơ sở vật chất cho giáo dục tiểu học giai đoạn 2021-2025
2.2.2 Chính sách vĩ mô
Quyết định số 72-QĐ/TW ngày 18/7/2022 của Bộ Chính trị giai đoạn
2022-2026 cho các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn trong đó có tỉnh Sơn La
Luật Giáo dục năm 2019
Trang 13Nghị định số 57/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, HS, SV các DTTS rất ít người
Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ
sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo
Kế hoạch số 29/KH-BGDĐT ngày 11/01/2021 về việc kết nối nguồn lực xã hội xây dựng trường học an toàn, thân thiện giai đoạn 2021-2025
Đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
2.3.1 Ưu điểm
Huyện Phù Yên hiện có 69 đơn vị trường học các cấp, với trên 35.000 học sinh và hơn 2.000 cán bộ, giáo viên Theo khảo sát từ các đợt kiểm tra chất lượng giáo dục, có sự chênh lệch tương đối lớn giữa các xã vùng trung tâm có điều kiện thuận lợi và các xã vùng sâu, vùng xa Vì vậy, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện đã chỉ đạo các trường học đánh giá năng lực của giáo viên và khả năng tiếp thu của học sinh, từ đó, đưa ra những điều chỉnh hợp lý trong chương trình học phù hợp với từng địa bàn
Trong năm 2023, toàn huyện đã có 60 giáo viên được đi đào tạo chuyên môn đại học và sau đại học; trên 100 giáo viên được đào tạo lý luận chính trị Hiện nay, 80% số giáo viên có trình độ đạt chuẩn trở lên
Tại các trường học, ngay từ đầu năm học đã tổ chức đánh giá chất lượng học sinh Trên cơ sở đó, phân công giáo viên dạy phụ đạo cho học sinh có học lực trung bình và học lực yếu, giúp các em củng cố, bổ sung những kiến thức, từng bước nâng cao lực học Đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”; tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi; thi làm đồ dùng dạy học Khuyến khích giáo viên phát huy sáng kiến kinh nghiệm giảng dạy gắn với cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” Đa dạng hình thức giảng dạy theo hướng mở, linh hoạt,