1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý, sử dụng con dấu và thiết bị lưu khóa bí mật

29 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý, Sử Dụng Con Dấu Và Thiết Bị Lưu Khóa Bí Mật
Trường học Phân Viện Học Viện Hành Chính Quốc Gia Tại Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản Lý Văn Bản và Lập Hồ Sơ Điện Tử
Thể loại bài tập đánh giá giữa kỳ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 885,64 KB

Nội dung

con dấu và thiết bị lưu khóa bí mật, cách sử dụng và quản lý con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật,phân loại con dấu, ý nghĩa con dấu, thực trạng sử dụng quản lý con dấu hiện nay

Trang 1

PHÂN VIỆN HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA KHOA HỌC HÀNH CHÍNH VÀ TỔ CHỨC NHÂN SỰ

Đề tài: QUẢN LÝ, SỬ DỤNG CON DẤU

VÀ THIẾT BỊ LƯU KHOÁ

BÀI TẬP ĐÁNH GIÁ GIỮA KỲ

Học phần: Quản Lý Văn Bản và Lập Hồ Sơ Điện Tử

Mã phách:

Tp Hồ Chí Minh – 2024

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CON DẤU VÀ THIẾT BỊ LƯU KHÓA BÍ MẬT 2

1.1 Khái niệm 2

1.1.1 Khái niệm về con dấu 2

1.1.2 Khái niệm về thiết bị lưu khóa bí mật 2

1.2 Phân loại con dấu và thiết bị lưu khoá bí mật 3

1.2.1 Phân loại con dấu 3

1.2.1.1 Dấu trong cơ quan nhà nước 3

1.2.1.2 Dấu trong các cơ quan tổ chức Đảng, đoàn thể 6

1.2.1.3 Dấu trong các tổ chức chính trị - xã hội – nghề nghiệp, tổ chức phi chính phủ 9

1.2.2 Phân loại thiết bị lưu khóa bí mật 11

1.3 Ý nghĩa 13

1.3.1 Ý nghĩa con dấu 13

1.3.2 Ý nghĩa thiết bị lưu khóa bí mật 14

1.4 Nguyên tắc 14

1.5 Trách nhiệm 16

1.5.1 Trách nhiệm quản lý 16

1.5.2 Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng con dấu 17

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG CON DẤU Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 18

2.1 Thực trạng về sử dụng con dấu 18

2.2 Thực trạng về thiết bị lưu khóa bí mật ( chữ ký số ) 20

Trang 3

Chương 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN

LÝ VÀ SỬ DỤNG CON DẤU Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 20

3.1 Hạn chế 20

3.1.1 Hạn chế về việc sử dụng con dấu 20

2.1.2 Hạn chế về việc sử dụng thiết bị lưu khóa bí mật 21

3.2 Giải pháp 21

3.2.1 Giải pháp về thực trạng sử dụng con dấu 21

3.2.2 Giải pháp về thực trạng sử dụng thiết bị lưu khóa bí mật 22

KẾT LUẬN 24

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 26

Trang 4

Trong bối cảnh hiện nay, việc nghiên cứu về quản lý, sử dụng con dấu và thiết bị lưu khoá

bí mật ở Việt Nam là cực kỳ cần thiết và có ý nghĩa Điều này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về

hệ thống pháp lý hiện hành, quy trình và cơ chế quản lý, sử dụng các công cụ này Nghiên cứu cũng đóng góp vào việc đề xuất các cải tiến, giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng con dấu và thiết bị lưu khoá bí mật, từ đó đảm bảo sự an toàn và bảo mật thông tin, tài sản của các cơ quan tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân

Ở bài tập này, chúng em sẽ tập trung nghiên cứu về quản lý, sử dụng con dấu và thiết bị lưu khoá bí mật ở Việt Nam dựa trên các cơ sở pháp lý hiện hành Chúng em sẽ xem xét các quy định, quy trình và cơ chế quản lý của chính phủ và các cơ quan chức năng liên quan Chúng

em cũng sẽ phân tích các thách thức và cơ hội mà việc quản lý, sử dụng con dấu và thiết bị lưu khoá bí mật đang đối mặt, đồng thời đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý

và sử dụng các công cụ này

Hy vọng rằng tập này sẽ đóng góp vào việc nâng cao nhận thức và hiểu biết về quản lý, sử dụng con dấu và thiết bị lưu khoá bí mật ở Việt Nam Chúng em cũng hy vọng rằng nghiên cứu này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích và gợi ý cho các cơ quan,tổ chức, doanh nghiệp

và cá nhân trong việc áp dụng và tuân thủ các quy định, quy trình và cơ chế quản lý liên quan đến việc sử dụng con dấu và thiết bị lưu khoá bí mật

Trang 5

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CON DẤU VÀ THIẾT BỊ LƯU KHÓA BÍ MẬT 1.1 Khái niệm:

1.1.1 Khái niệm về con dấu

Dấu là một vật thể được khắc nổi hoặc chìm nhằm mục đích tạo ra một hình thể cố định trên các văn bản để khẳng định giá trị của văn bản cũng như sự xác nhận của cơ quan sử dụng con dấu đó

Dấu là thành phần thể hiện vị trí pháp lý và khẳng định giá trị pháp lý đối với các văn bản của các cơ quan, tổ chức và các chức danh nhà nước

Khái niệm con dấu đã được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 99/2016/NĐ-CP

về Quản lý và sử dụng con dấu của Chính phủ Theo đó, con dấu là phương tiện đặc biệt do

cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký, quản lý, được sử dụng để đóng trên văn bản, giấy

tờ của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước

1.1.2 Khái niệm về thiết bị lưu khóa bí mật

Thứ nhất, căn cứ theo khoản 5 Điều 2 Quy chế quản lý, sử dụng chứng thư số, chữ ký số của Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 2104/QĐ-BTC năm 2020 thì thiết bị lưu khóa

bí mật được quy định như sau:

Thiết bị lưu khóa bí mật là thiết bị vật lý chứa chứng thư số và khóa bí mật tương ứng với chứng thư số được cấp cho thuê bao; bao gồm các dạng thiết bị sau: etoken (thiết bị dạng thẻ USB), smartcard (thẻ thông minh), SIM PKI (thẻ SIM điện thoại), HSM (thiết bị ký số chuyên dụng cho tổ chức, từ viết tắc của Hardware Security Module)

Thứ hai, căn cứ theo khoản 12 Điều 3 Thông tư số 41/2017/TT-BTTTT về quy định sử dụng chữ ký số cho văn bản điện tử trong cơ quan nhà nước do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành thì thiết bị lưu khóa bí mật được quy định như sau:

Thiết bị lưu khóa bí mật là thiết bị vật lý chứa khóa bí mật và chứng thư số của thuê bao

Trang 6

Thứ ba, căn cứ theo khoản 21 Điều 130/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số thì thiết bị lưu khóa bí mật được quy định như sau: Thiết bị lưu khóa bí mật là thiết bị vật lý chứa thư số và khóa bí mật của thuê bao

Thứ tư, căn cứ theo khoản 4 Điều 3 Thông tư 67/2018/TT-BTC hướng dẫn việc quản lý, vân hành, trao đổi và khai thác thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công do Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành thì lưu khóa bí mật được quy định như sau:

Thiết bị lưu khóa bí mật (eToken) là thiết bị điện tử dùng để lưu trữ chứng thư số và khóa

bí mật của người sử dụng

1.2 Phân loại

1.2.1 Phân loại con dấu:

1.2.1.1 Dấu trong các cơ quan nhà nước

* Các cơ quan, tổ chức sử dụng con dấu có hình Quốc huy

Theo quy định tại Điều 7, Nghị định số: 99/2016/NĐ-CP, ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ thì các cơ quan, tổ chức và các chức danh nhà nước sau đây được phép sử dụng con dấu có hình Quốc huy:

1 Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Tổng thư ký Quốc hội

2 Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng bầu cử Quốc gia, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, cơ quan của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán nhà nước, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

3 Chính phủ, các bộ; cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Tổng cục hoặc đơn vị tương đương Tổng cục

4 Văn phòng Chủ tịch nước

5 Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương,

Trang 7

Tòa án quân sự trung ương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực

6 Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân, dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Viện kiểm sát nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, Viện kiểm sát quân sự trung ương, Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương, Viện kiểm sát quân sự khu vực

7 Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp

8 Cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp, cơ quan quản lý thi hành án thuộc

Bộ Quốc phòng, cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh, cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện,

cơ quan thi hành án quân khu và tương đương

9 Đại sứ quán, Phòng Lãnh sự thuộc Đại sứ quán, Tổng Lãnh sự quán, Lãnh sự quán, Tổng Lãnh sự danh dự, Lãnh sự danh dự, Phái đoàn thường trực, Phái đoàn, Phái đoàn quan sát viên thường trực và cơ quan có tên gọi khác thực hiện chức năng đại diện của Nhà nước Việt Nam tại tổ chức quốc tế liên Chính phủ hoặc tại vùng lãnh thổ nước ngoài

10 Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Ủy ban Biên giới quốc gia, Cục Lãnh sự, Cục Lễ tân Nhà nước, Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc Bộ Ngoại giao

11 Cơ quan khác có chức năng quản lý nhà nước và được phép sử dụng con dấu có hình Quốc huy theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này

* Các cơ quan, tổ chức sử dụng con dấu không có hình Quốc huy

Theo Điều 8 của Nghị định Số: 99/2016/NĐ-CP, ngày 01 tháng 07 năm 2016 thì Các Cơ quan, tổ chức dưới đây được sử dụng con dấu không có hình Quốc huy:

1 Cơ quan, tổ chức thuộc cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội (trừ các cơ quan quy định tại Điều 7 Nghị định này), Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán nhà nước, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

2 Cơ quan thuộc hệ thống tổ chức của bộ, ngành trung ương tại địa phương

Trang 8

3 Cơ quan, tổ chức thuộc cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân quận, huyện, thị

xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, Tòa án quân sự trung ương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực

4 Cơ quan, tổ chức thuộc cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Viện kiểm sát nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, Viện kiểm sát quân sự trung ương, Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương, Viện kiểm sát quân sự khu vực

5 Cơ quan điều tra của Công an nhân dân, cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân, cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao

6 Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an; cơ quan quản lý thi hành án hình

sự thuộc Bộ Quốc phòng; trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an; trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng; trại giam thuộc quân khu; trại tạm giam cấp quân khu; trại tạm giam thuộc Công an cấp tỉnh; cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh; cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện; cơ quan thi hành án hình sự quân khu và tương đương

7 Ban chỉ huy quân sự bộ, ngành trung ương; tổ chức chỉ huy quân sự cơ sở

8 Văn phòng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

9 Cơ quan chuyên môn, tổ chức sự nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện

10 Cơ quan thuộc hệ thống tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức

xã hội - nghề nghiệp, tổ chức tôn giáo, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, tổ chức phi chính phủ được

cơ quan có thẩm quyền thành lập hoặc cấp giấy phép hoạt động

11 Tổ chức nước ngoài không có chức năng ngoại giao hoạt động hợp pháp tại Việt Nam

Trang 9

12 Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập, hoạt động theo các luật: Công chứng, luật sư, giám định tư pháp, kinh doanh bảo hiểm, chứng khoán, hợp tác xã

13 Tổ chức trực thuộc doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật

14 Ủy ban bầu cử ở cấp tỉnh, Ủy ban bầu cử ở cấp huyện, Ủy ban bầu cử ở cấp xã; Ban bầu cử đại biểu Quốc hội, Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã; Tổ bầu

cử

15 Tổ chức khác được cơ quan có thẩm quyền thành lập hoặc cấp giấy phép hoạt động và được phép sử dụng con dấu theo quy định tại Điều 5 Nghị định này

1.2.1.2 Dấu của các cơ quan tổ chức đảng đoàn thể

* Cơ quan sử dụng dấu hình tròn

Con dấu của các cơ quan, tổ chức theo quy định tại các văn bản hướng dẫn của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền đều có dạng hình tròn

* Cơ quan sử dụng dấu hình chữ nhật

- Con dấu có hình Quốc huy:

a Loại con dấu có đường kính 42 mm bao gồm: con dấu của Uỷ ban Thừơng vụ Quốc hội, chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

b Loại con dấu có đường kính 40mm bao gồm: con dấu của Chủ tịch Quốc hội, Chính phủ, Thủ tứơng Chính phủ nước công hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

c Loại con dấu có đường kính 38 mm bao gồm: con dấu của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, các

Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

Trang 10

d Loai con dấu có đường kính 37 mm bao gồm: con dấu của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Đoàn đại biểu Quốc hội, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; Viện kiểm sát quân sự Trung ương, Toà án quân sự Trung ương; Đại sứ quán, cơ quan Lãnh sự, phái đoàn đại diện thường trực bên cạnh các tổ chức quốc tế liên chính phủ của Việt Nam tại nước ngoài;

đ Loại con dấu có đường kính 36 mm bao gồm: con dấu của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện, viện kiểm sát quân sự quân khu, Toà án quân sự quân khu; cục thi hành án; Cục Lãnh sự, Vụ Lễ Tân; Uỷ ban người Việt Nam ở nước ngoài, Sở Ngoại vụ Tp Hồ Chí Minh thuộc Bộ Ngoại giao

e Loại con dấu có đường kính 35 mm bao gồm: con dấu của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp xã; Phòng thi hành án, phòng công chứng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Viện kiểm sát quân sự khu vực, Toà án quân sự khu vực, Phòng thi hành án quân khu; Đội thi hành án cấp huyện và Phòng lãnh sự thuộc Đại sứ quán;

f Đối với các trường hợp được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập và cho phép sử dụng con dấu cò hình Quốc huy quy định tại khoản 12 điều 3 Nghị định số 58/2001/NĐ-CP thì tuỳ theo từng cơ quan, tổ chức Bộ Công an quy định cụ thể kích thước cho phù hợp

- Loại con dấu không có hình Quốc huy:

a Con dấu của các cơ quan chuyên môn, tổ chức sự nghiệp

Loại con dấu có đường kính 37 mm bao gồm: con dấu của Tổng cục trực thuộc Bộ;

Loại con dấu có đường kính 36 mm bao gồm: con dấu cấp Cục (kể cả Cục thuộc tổng cục Trực thuộc Bộ), Học viện, Viện, trường đại học, trường cao đẳng và các tổ chức sự nghiệp khác trực thuộc Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao;

Loại con dấu có đường kính 34 mm bao gồm: con dấu của cơ quan chuyên môn, tổ chức

sự nghiệp trực thuộc UBND cấp tỉnh; các đơn vị trực thuộc cấp Cục, Viện, Trường thuộc Bộ,

cơ quan ngang bộ;

Trang 11

Loại con dấu có đường kính 32 mm bao gồm: con dấu của cơ quan chuyên môn, tổ chức

sự nghiệp trực thuộc UBND cấp huyện, các đơn vị trực thuộc cơ quan chuyên môn, tổ chức

Loại con dấu có đường kính 34 mm bao gồm con dấu của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, Hội quần chúng, tổ chức phi chính phủ cấp huyện và các đơn vị trực thuộc cấp tỉnh;

Loại con dấu có đừơng kính 30 mm bao gồm: con dấu của các tổ chức Hội cấp xã * Con dấu trong hệ thống tổ chức mặt trận Tổ quốc Việt nam

- Con dấu uỷ ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt nam có đường kính 40 mm

- Con dấu uỷ ban Uỷ ban Mặt trận tổ quốc cấp tỉnh và các đơn vị trực thuộc Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt nam có đường kính 37 mm

- Con dấu uỷ ban Mặt trận tổ quốc cấp huyện có đường kính 36 mm

- Con dấu uỷ ban Mặt trận tổ quốc cấp xã có đường kính 35 mm

Trang 12

c Con dấu của các tổ chức kinh tế

Loại con dấu có đường kính 36 mm bao gồm: con dấu của doanh nghiệp Nhà nước; doanh nghiệp đoàn thể; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Công ty cổ phần; Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân; Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, Quỹ tín dụng nhân dân và các tổ chức kinh tế tập thể khác;

Loại con dấu có đừơng kính 34 mm bao gồm: con dấu Chi nhánh, Vănphòng đại diện của doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp đoàn thể, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân; Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã; các đơn vị sự nghiệp thuộc doanh nghiệp Nhà nứơc;

Loại con dấu có đường kính 32 mm bao gồm: con dấu của các tổ chức kinh tế trực thuộc doanh nghiệp Nhà nứơc hạch toán nội bộ không được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

- Đường chỉ:

1 Con dấu của các cơ quan, tổ chức nêu trên và con dấu của các tổ chức chính trị - xã hội đều có hai đường chỉ, đường chỉ ngoài là 2 đường tròn sát nhau, đường tròn phía ngoài nét đậm, đường tròn phía trong nét nhỏ; đường chỉ trong là 1 đường tròn nét nhỏ

2 Con dấu của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng chính phủ đường tròn phía ngoài của đường chỉ ngoài khắc theo hình răng cưa 3 Con dấu của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, Hội quần chúng, tổ chức phi chính phủ đường chỉ ngoài

có một đường tròn nét đậm, đường chỉ trong là một đường tròn nét nhỏ

- Khoảng cách giữa đường chỉ ngoài và đường chỉ trong như sau:

1 Loại con dấu có đường kính 38 mm - 42 mm là 6 mm

2 Loai con dấu có đường kính từ 35 mm - 37 mm là 5 mm;

3 Loại con dấu có đường kính từ 30 mm - 34 mm là 4 mm

1.2.1.3 Dấu trong các tổ chức chính trị- xã hội-nghề nghiệp, tổ chức phi chính phủ

* Con dấu của cơ quan chuyên môn

Trang 13

Con dấu của cơ quan chuyên môn trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện;

- Vành ngoài phía trên khắc tên nước, có hai ngôi sao năm cánh ở đầu và cuối dòng chữ này;

- Vành ngoài phía dưới khắc tên Bộ; tên cơ quan ngang Bộ; cơ quan thuộc Chính phủ; hoặc tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Đối với cơ quan chuyên môn cấp huyện thì vành ngoài phía dưới khắc tên quận, huyện thành phố hoặc thị xã kèm theo tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Giữa dấu khắc tên cơ quan dùng dấu

* Con dấu của các tổ chức sự nghiệp

- Con dấu của các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao; con dấu các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Tổng cục, Cục thuộc Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; con dấu các

tổ chức sự nghiệp thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện:

- Đối với tổ chức có một cấp quản lý:

Xung quanh vành ngoài con dấu khắc tên cơ quan quản lý trực tiếp, có một ngôi sao năm cánh ở giữa phía dưới dòng chữ này;

Giữa dấu khắc tên tổ chức dùng dấu

- Đối với tổ chức có hai cấp quản lý

Vành ngoài phía trên con dấu khắc tên cơ quan quản lý cấp trên; có hai ngôi sao năm cánh

ở đầu và cuối dòng chữ này;

Vành ngoài phía dưới khắc tên cơ quan quản lý trực tiếp;

Giữa dấu khắc tên tổ chức dùng dấu

- Con dấu của tổ chức sự nghiệp trực thuộc cơ quan chuyên môn cấp huyện (thuộc phòng, ban, chi cục)

Trang 14

Vành ngoài phía trên con dấu khắc tên cơ quan quản lý trực tiếp, có hai ngôi sao năm cánh

ở đầu và cuối dòng chữ này;

Vành ngoài phía dưới con dấu khắc tên quận hoặc huyện hoặc thị xã hoặc thành phố thuộc tỉnh kèm theo tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đóng trụ sở; - Giữa dấu khắc tên

tổ chức dùng dấu

1.2.2 Phân loại thiết bị lưu khoá bí mật:

- Phân loại theo chữ ký số:

Căn cứ khoản 1 Điều 22 Luật 20/2023/QH15 của Quốc hội về Giao dịch điện tử:

1 Chữ ký điện tử được phân loại theo phạm vi sử dụng bao gồm:

a) Chữ ký điện tử chuyên dùng là chữ ký điện tử do cơ quan, tổ chức tạo lập, sử dụng riêng cho hoạt động của cơ quan, tổ chức đó phù hợp với chức năng, nhiệm vụ;

b) Chữ ký số công cộng là chữ ký số được sử dụng trong hoạt động công cộng và được bảo đảm bởi chứng thư chữ ký số công cộng;

c) Chữ ký số chuyên dùng công vụ là chữ ký số được sử dụng trong hoạt động công vụ và được bảo đảm bởi chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ

Căn cứ theo khoản 11 Điều 2 Quyết định số 2140/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về Quy chế quản lý, sử dụng chứng thư số, chữ ký số

Chữ ký số được phân loại tương ứng với chứng thư số, gồm: “chữ ký số cá nhân”, “chữ ký

số cơ quan, tổ chức”, “chữ ký chuyên dùng”, “chữ ký số chuyên dùng chính phủ”, “chữ ký số công cộng”, “chữ ký số nước ngoài”

- Phân loại theo chứng thư số:

Căn cứ theo khoản 6 Điều 2 Quyết định số 2140/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về Quy chế quản lý, sử dụng chứng thư số, chữ ký số

6 “Chứng thư số” là một dạng chứng thư điện tử do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp nhằm cung cấp thông tin định danh cho khóa công khai của một cơ quan, tổ

Ngày đăng: 26/12/2024, 22:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w