Trong thương mại quốc tế, vận tải biển đóng vai trò đặc biệt quan trọng, khoảng 80% hàng hóa xuất nhập khẩu được vận chuyển bằng đường biển do đặc thù ngành vận tải biển tạo ra những lợi
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA KINH TẾ
BÀI TIỂU LUẬN
MÔN HỌCTHỰC HÀNH KHAI THÁC CẢNG ĐƯỜNG THỦY
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC TẠI E – DEPOT TÂN BÌNH VÀ CẢNG
BÌNH DƯƠNG
Bình Dương, tháng 12 năm 2023
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA KINH TẾ
BÀI TIỂU LUẬN
MÔN HỌCTHỰC HÀNH KHAI THÁC CẢNG ĐƯỜNG THỦY
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC TẠI E – DEPOT TÂN BÌNH VÀ CẢNG
BÌNH DƯƠNG
Bình Dương, tháng 12 năm 2023
Trang 3(Cho điểm vào ô trống, thang điểm 10/10)
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên cho phép em được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới nhà Trường Đại học
Thủ Dầu Một - Khoa Kinh Tế - ngành Logistics và Quản Lý Chuỗi Cung Ứng đã
tạo điều kiện cho chúng em được tham gia chuyến đi thực tế tại E – Depot Tân
Bình và Cảng Bình Dương
Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng
cho quá trình nghiên cứu bài báo cáo mà còn là hành trang quý báu để em bước
vào đời một cách vững chắc và tự tin Tiếp theo em xin chân thành gửi lời cảm
ơn đến với các anh chị tại công ty đã giành thời gian chia sẻ những kiến thức,
kinh nghiệm thực tế cũng như đã tận tình trả lời tất cả những câu hỏi của chúng
em đặt ra Đặc biệt là thầy đã luôn đồng hành cùng đoàn chúng em trong suốt
chuyến đi Không chỉ dẫn đoàn mà các thầy còn chỉ bảo tận tình, hướng dẫn
chúng em khi đến từng doanh nghiệp
Trang 6Chuyển đi thực tế đã đem lại cho chúng em rất nhiều điều bổ ích và thuận
lợi Không chỉ học lý thuyết ở trên lớp mà sự kết hợp những buổi thực hành đã
giúp chúng em hiểu rõ hơn bài học, công việc mình phải làm những gì
Trong quá trình thực hiện bài tiểu luận, mặc dù đã rất cố gắng nhưng do
còn thiếu nhiều kinh nghiệm nên không tránh khỏi những sai sót Rất mong nhận
được sự góp ý và chỉ bảo thêm của thầy để nhóm em có thể xây dựng bài tiểu
luận ngày càng hoàn thiện hơn cả về nội dung lẫn hình thức
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
ii
Trang 7MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH
ẢNH v
DANH MỤC BẢNG BIỂU vi
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1.Lý do chọn đề tài 1
2.Mục tiêu của đề tài 2
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4.Phương pháp nghiên cứu 2
5.Kết cấu đề tài 3
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ THUYẾT 4
1.1 Khái quát chung về cảng biển 4
1.1.1 Khái niệm về cảng biển 4
1.1.2 Vai trò và chức năng của cảng biển 5
1.1.3 Phân loại cảng biển 6
1.2 Khái niệm Depot và một số khái niệm liên 6
Trang 8quan
1.2.1
Đảochuyển 7
1.3 Tổng quan về container và cảngcontainer 8
1.3.1
Khái niệmcontainer 8
1.3.2
Phân loạicontainer 8
1.3.3
Cảngcontainer 91.3.4 Các phương tiện xếp dỡ trong cảng
container 10
1.4 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả khai thác12
Trang 9container 1.4.1 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả khai thác container tuyến bãi hậu
Trang 10container 252.6.2 Thực trạng khai thác nguồn lực tài
chính 252.6.3 Thực trạng khai thác hệ
Trang 11kho 313.5.2 Diện tích bãi chứa
container 33
CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TẠI 35
Trang 12KHẢO 42
Trang 13DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1 Cảng Bình Dương 17
Hình 2.2 Sơ đồ Cảng Bình Dương 19
Hình 2.3 Quy trình hàng nhập tại Cảng 20
Hình 2.4 Quy trình hàng xuất tại Cảng 21
Hình 2.5 Biểu giá nâng hạ tại Cảng Bình Dương 23
Hình 2.6 Công ty Cổ phần Cảng Bình Dương hỗ trợ về tài chính cho Công ty Cổ phần Gemadept năm 2022 26
Hình 3.1 E - Depot Tân Bình 28
Trang 14DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Trang thiết bị Cảng Bình Dương 24
vi
Trang 15PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, vận tải đóng vài trò rất quan trọng, liên
kết các nền kinh tế, rút ngắn khoảng cách về không gian địa lý nhằm giảm chi
phí, giảm giá thành sản phẩm và thúc đẩy thương mại phát triển Trong thương
mại quốc tế, vận tải biển đóng vai trò đặc biệt quan trọng, khoảng 80% hàng hóa
xuất nhập khẩu được vận chuyển bằng đường biển (do đặc thù ngành vận tải biển
tạo ra những lợi thế cạnh tranh như phạm vi vận tải rộng, sức chuyên chở lớn và
chi phí vận chuyển thấp) Do vậy ngành vận tải biển trở thành ngành kinh doanh
dịch vụ tiềm năng
Việt Nam là nước có vị trí địa lý quan trọng trong khu vực châu Á, nằm
trong khu vực có mạng lưới vận chuyển hàng hóa bằng đường biển năng động
Bên cạnh đó, với hơn 3.260km đường bờ biển và các cảng biển sâu, Việt Nam có
tiềm năng lớn trong việc phát triển vận tải đường biển và các dịch vụ khác liên
Trang 16quan đến biển Vận tải đường biển đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự
phát triển Kinh tế - Xã hội của nước ta
Đặc biệt, sự phát triển của nền kinh tế thị trường đòi hỏi sự giao lưu hàng
hóá đáp ứng mọi nhu cầu của xã hội ngày càng tăng đã thúc đẩy việc đổi mới
phương pháp quản lí, đổi mới kỹ thuật Tuy nhiên do cơ chế quản lí cảng biển và
cơ sở hạ tầng cảng biển chưa thống nhất nên hiện nay hệ thống cảng biển Việt
Nam chưa thể phát triển đúng tầm của nó Hiện nay, cả nước có 45 cảng biển
đang hoạt động trong đó: 02 cảng biển loại IA (cảng cửa ngõ quốc tế); 12 cảng
biển loại I (cảng tổng hợp đầu mối khu vực); 18 cảng biển loại II (cảng tổng hợp
địa phương) và 13 cảng biển loại III (cảng dầu khí ngoài khơi) Tổng số bến cảng
của hệ thống cảng biển là 251 bến cảng với khoảng 88km chiều dài cầu cảng và
18 khu neo đậu, chuyển tải, tổng công suất thiết kế khoảng 543,7 triệu tấn
hàng/năm
Đồng thời, ngay trong khu vực Đông Nam Á mà Việt Nam là một thành
viên, có nhiều cảng rất phát triển, là cảng tầm cỡ thế giới như cảng Kaoshiung
(Đài Loan), Hồng Kông (Hong Kong), Port Klang (Malaysia),…Trong đó có
Trang 17cảng Singapore, là cảng đứng đầu thế giới về số lượng hàng hóa thông qua, và là
cảng trung chuyển hàng đầu khu vực
1
Trang 18Đây là một vấn đề cấp bách đối với Việt Nam để khai thác được lợi thế sẵn
có về cảng biển nước ta, phát triển kinh tế Nhất là trong thời kì hội nhập hiện
nay, việc phải sửa mình để phù hợp với thế giới càng là vấn đề quan trọng Do
vậy, việc tìm hiểu hoạt động khai thác cảng để đưa ra các giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả của hoạt động khai thác này là hết sức cần thiết Xuất phát từ lý do
trên nên nhóm chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác tại E – Depot
Tân Bình và cảng Bình Dương” làm đề tài tiểu luận.
2 Mục tiêu của đề tài
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về cảng biển, hoạt động khai thác cảng
- Phân tích, đánh giá ưu/nhược điểm của hoạt động khai thác tại Cảng Bình
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khai thác
cảng
Trang 193 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu : hiệu quả khai thác tại Cảng Bình Dương và E –
Depot Tân Bình
➢ Phạm vi nghiên cứu :
- Về nội dung : nghiên cứu về các vấn đề khai thác tại Cảng Bình Dương và
E –
- Về không gian: tại Cảng Bình Dương và E – Depot Tân Bình
- Về thời gian : từ ngày 14/10/2023 đến ngày 18/11/2023
4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập dữ liệu: Những thông tin và số liệu được sử dụng
trong bài
Trang 20được thu thập tại thực tiễn thông qua chuyến tham quan, các thông tin trên mạng
internet, sách báo và những tài liệu đã được học
- Phương pháp phân tích: Phân tích thực trạng hoạt động khai thác container
tại cảng thông qua những thông tin và số liệu thu thập được
- Phương pháp tổng hợp: nhằm tổng hơp lại những phân tích để đưa ra nhận
xét và
đánh giá về hiệu quả khai thác container tại Cảng Bình Dương và E – Depot Tân
Bình
2
Trang 215 Kết cấu đề tài
- Chương 1 : Cơ sở lý thuyết
- Chương 2: Phân tích hoạt động khai thác tại cảng Bình Dương
- Chương 3: Phân tích hoạt động khai thác tại E – Depot Tân Bình
- Chương 4: Giải pháp nâng cao hoạt động tại cảng
Trang 22CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ THUYẾT
1.1 Khái quát chung về cảng biển
1.1.1 Khái niệm về cảng biển
Cảng biển gắn liền với sự phát triển của ngành hàng hải Trước đây, cảng
biển chỉ được coi là nơi tránh gió to, bão lớn của các loại tàu bè nên trang thiết bị
của cảng lúc bấy giờ rất đơn giản và thô sơ Ngày nay, cảng biển không những là
nơi bảo vệ an toàn cho tàu biển trước các hiện tượng thiên nhiên bất lợi, mà còn
là một đầu mối giao thông, mắt xích quan trọng của cả quá trình vận tải Cảng
biển thực hiện nhiều chức năng và nhiệm vụ khác nhau, do đó kỹ thuật xây dựng,
trang thiết bị, cơ cấu tổ chức của cảng cũng rất khác nhau và ngày càng được
hiện đại hóa
Nếu xét riêng ở phương thức vận tải biển thì khái niệm cảng biển mang ý
nghĩa hẹp, cũng như với tàu hỏa người ta cần xây dựng các nhà ga, hay với vận
tải hàng không thì cần phải có sây bay chẳng hạn Vì thế, cảng biển được coi là
Trang 23nơi ra vào, neo đậu của tàu biển, là nơi phục vụ tàu và hàng hóa chuyên chở trên
tàu, với nhiệm vụ chính là cung cấp các phương tiện và dịch vụ cần thiết cho
việc dịch chuyển hàng hóa từ tàu lên các phương tiện vận tải nội địa và ngược lại
hay lên các tàu khác trong trường hợp chuyển tải
Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 định nghĩa cảng biển là khu vực bao gồm
vùng đất cảng và vùng nước cảng, được xây dựng kết cấu hạ tầng, lắp đặt trang
thiết bị cho tàu thuyền đến, rời để bốc dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực
hiện dịch vụ khác.[1]
Cảng biển có một hoặc nhiều bến cảng Bến cảng có một hoặc nhiều cầu
cảng Bến cảng bao gồm cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ,
hệthống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, luồng vào bến cảng và các
công trình phụ trợ khác Cầu cảng là kết cấu cố định thuộc bến cảng, được sử
dụng cho tàu biển neo đậu, bốc dỡ hàng hoá, đón, trả hành khách và thực hiện
các dịch vụ khác
Trang 24Nếu xét trên tổng thể của toàn bộ hệ thống thì vận tải là một tiến trình xuyên
suốt, gồm nhiều giai đoạn liên quan trong quá trình đưa hàng hóa từ điểm xuất
phát đến điểm đích
4
Trang 25và được so sánh như là sự kết hợp của các mắt xích tạo thành dây chuyền vận tải.
Trong dây chuyền đó, cảng biển trở thành đầu mối trung chuyển toàn diện và
thuận lợi giữa vận tải biển và vận tải nội địa, đôi khi là giữa các tàu viễn dương
và các tàu chạy ven bờ hay tàu tiếp vận Nó được khái niệm như là một mắt xích
quan trọng, quyết định nhiều nhất đến chất lượng của toàn bộ hệ thống Như vậy,
cảng biển là đầu mối kinh doanh lớn, bao gồm nhiều công trình và kiến trúc, bảo
đảm cho tàu thuyền neo đậu an toàn, nhanh chóng và thuận lợi thực hiện công
việc chuyển giao hàng hóa, hành khách từ các phương tiện giao thông trên đất
liền sang các tàu thuyền và ngược lại, bảo quản và gia công hàng hóa, phục vụ
tất cả các nhu cầu cần thiết của tàu neo đậu trong cảng Ngoài ra, cảng biển còn
là trung tâm phân phối, trung tâm công nghiệp, trung tâm thương mại, trung tâm
dịch vụ, trung tâm cư dân của cả một vùng, địa phương
Cần nhấn mạnh rằng cảng biển đề cập ở đây là cảng được xây dựng phục
vụ cho lợi ích công cộng, trái ngược với các cơ sở vật chất khác chỉ phục vụ cho
các lợi ích cá nhân (như cảng của một nhà máy công nghiệp) Sự cạnh tranh giữa
các cảng là một yếu tố được xem như là những cách thức khi so sánh với những
cơ sở vật chất khác Sự cạnh tranh này xảy ra khi có nhiều hơn một cảng phục vụ
Trang 26và tất nhiên các cảng này cung cấp những dịch vụ với chất lượng và giá phí khác
nhau
1.1.2 Vai trò và chức năng của cảng biển
1.1.2.1 Vai trò của cảng biển
Là đầu mối giao thông đảm bảo cho tàu thuyền neo đậu an toàn, nhanh
chóng và thuận tiện, đảm bảo cho việc xếp dỡ hàng hóa và vận chuyển hành
khách Bảo quản và lưu giữ hàng hóa, gia công, phân loại hàng hóa, thực hiện
các thủ tục pháp chế về quản lý nhà nước và các dịch vụ hàng hải phục vụ các
tàu thuyền
1.1.2.2 Chức năng của cảng biển
- Chức năng vận tải: cảng biển là một mắt xích (một khâu) của hệ thống vận
tải, chính vì vậy nó có chức năng vận tải Với chức năng này hoạt động của cảng
biển phải nhằm góp phần đạt được các mục tiêu chung của vận tải:
Trang 27• Giảm giá thành vận tải của toàn bộ hệ thống;
5
Trang 28• Đảm bảo cho quá trình vận tải an toàn, nhanh chóng.
- Chức năng thương mại, công nghiệp: các nước tiên tiến hay ngay cả các
nước kém phát triển sớm hay muộn cũng sẽ nhận ra được những thuận lợi trong
hoạt động công nghiệp và thương mại do cảng biển mang lại, cảng còn hỗ trợ
nhập khẩu và tăng cường xuất khẩu Tuy nhiên sự hỗ trợ này không chỉ do các
cảng biển, mà còn có cả các cảng khô (inland port)
1.1.3 Phân loại cảng biển
- Phân theo mục đích sử dụng [2]
• Cảng tổng hợp (cho địa phương và quốc gia): là các cảng thương mại giao
nhận nhiều loại hàng hoá Cảng hàng hoá được chia làm 3 loại: cảng loại A hay
còn gọi là các cảng nước sâu, cảng loại B, cảng loại C
• Cảng chuyên dụng: là các cảng giao nhận chủ yếu một loại hàng hoá (xi
măng, than , xăng dầu…) phục vụ cho đối tượng riêng biệt (cung cấp nguyên
Trang 29liệu, phân phối sản phẩm của nhà máy hoặc các khu công nghiệp dịch vụ sữa
chữa tàu thuyền…), bao
gồm cảng chuyên dụng hàng rời, cảng chuyên dụng dầu, cảng chuyên dụng công
nghiệp
• Cảng trung chuyển quốc tế: là những cảng chuyên làm nhiệm vụ chuyển
tàu hoặc trung chuyển hàng quốc tế và một phần nhỏ lượng hàng giao nhận nội
địa
- Phân theo quy mô và mức độ quan trọng [2]
• Cảng biển loại I: là cảng biển đặc biệt quan trọng có quy mô lớn, phục vụ
cho việc phát triển kinh tế – xã hội của cả nước hoặc liên vùng
• Cảng biển loại II: là cảng biển quan trọng, có qui mô vừa, phục vụ cho
việc phát triển kinh tế – xã hội của vùng và địa phương
Trang 30• Cảng biển loại III: là cảng biển có qui mô nhỏ, phục vụ cho hoạt động của
doanh nghiệp
1.2 Khái niệm Depot và một số khái niệm liên quan
Depot trong khái niệm phổ thông nghĩa là kho chứa hàng Trong lĩnh vực
vận tải biển, depot là khái niệm chỉ nơi lưu trữ container, là bãi để xếp container
chờ xếp lên phương tiện vận tải, hoặc để xếp container sau khi được dỡ khỏi
phương tiện vận tải, và
6
Trang 31là nơi tập kết container xuất khẩu lên tàu hoặc container nhập khẩu từ tàu về giao
cho khách hàng
Depot được nhận dạng theo 3 khía cạnh:
- Thứ nhất: về không gian hoạt động, Depot có nghĩa là miền hậu phương
(mở
rộng) tiếp sức cho quá trình sản xuất kinh doanh của miền tiền phương (miền
chính)
- Thứ hai: về mặt công nghệ khai thác Container, Depot là điểm san tải bớt
lượng container rỗng quá tải tại khu vục Cảng chính nhằm tăng khả năng thông
qua tại Cảng chính
- Thứ ba: về bản chất hoạt động Depot là địa chỉ tập trung các tác nghiệp
liên quan
Trang 32đến thu gom, tập kết, phân loại và xuất nhập container (rỗng) Tạo dịch vụ quay
vòng cho vận tải, vệ sinh, sửa chữa và bảo quản container thì được xem là
Container Depot
1.2.1 Đảo chuyển
Khái niệm này chỉ sự di dời container trong khu vực depot phục vụ dọn
bãi đảm bảo depot có hiệu suất khai thác tối ưu hoặc di dời các container khác để
chọn lấy container xuất lên tàu hoặc container cấp chỉ định số theo yêu cầu của
hãng tàu Đây cũng là hoạt động gây tốn kém chi phí của depot
Ví dụ: đảo chuyển để lấy container chỉ định số khi khách hàng của hãng
tàu đến lấy container được chỉ định mà vị trí của container khó lấy ra (bị chồng
lên bởi nhiều container khác, nằm phía trong…) mà muốn cấp container thì phải
tiến hành dỡ các container khác ra, sau khi cấp container chỉ định xong phải tiến
hành chuyển các container đã dỡ ra về vị trí cũ
1.2.2 BAT
Trang 33Là bảng số giao cho xe khi vào cảng, dùng để liên lạc giữa lái xe và
phương tiện nâng hạ Khi ra cổng phải trả lại Gate-out Mỗi xe khi vào cổng
được cấp 1 BAT
1.2.3 EIR
Equiqment Interchange Receipt, phiếu giao nhận container
Là chứng từ giao nhận container giữa cảng và khách hàng
7
Trang 34Với container hạ: 01 liên
Với container giao nguyên: 02 liên
1.2.4 Phiếu xuất/ nhập bãi
Là giấy cấp cho khách hàng khi đăng ký trước dựa trên lệnh (Order) của
hãng tàu mà khách hàng cung cấp Lái xe sẽ dùng giấy này để vào cảng giao/
nhận container
Mỗi container sử dụng 01 giấy
1.3 Tổng quan về container và cảng container
1.3.1 Khái niệm container
Container là một công cụ chứa hàng, khối hộp chữ nhật, được làm bằng gỗ
hoặc bằng kim loại, có kích thước tiêu chuẩn hóa, dùng được nhiều lần và có sức
chứa lớn
Trang 35Theo Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO), Container là một công cụ vận tải
(Article of Transport) có các đặc điểm sau đây:
• Có hình dáng cố định và bền chắc để dùng được nhiều lần
• Được thiết kế đặc biệt để thuận tiện cho việc xếp hàng vào, dỡ hàng ra,
cho việc vận chuyển bằng các phương thức vận tải khác nhau
• Có cấu tạo đặc biệt để thuận tiện cho việc bốc, dỡ và chuyển tải
• Có dung tích bên trong không ít hơn 1m3
1.3.2 Phân loại container
- Theo mục đích sử dụng:
• Container bách hóa
• Container bảo ôn: container lạnh, container cách nhiệt, container thông gió
Trang 36• Container đặc biệt: container chở súc vật, container hàng khô rời,
container bồn, container mái mở, container mặt bằng
Trang 37- Theo vật liệu:
Container được chế tạo từ 2 vật liệu chở lên như hợp kim nhôm hoặc thép
không
rỉ, thép thường hoặc thép cao cấp, gỗ thanh hoặc gỗ dán, nhựa tổng hợp hoặc
nhựa gia cố sợi thủy tinh ( FRP – Fibre glass reinforced plastic )
❖Đơn vị tính của container trong vận tải hàng hóa
Container hóa là một yếu tố quan trọng của cuộc cách mạng trong
logistics, đã góp phần làm thay đổi diện mạo của ngày vận tải trong thế kỷ 20
Malcolm McLean được cho là người đầu tiên phát minh ra container trong
Trang 38những năm 1930 ở New Jersey, ông thành lập tập đoàn Sea – Land trong những
năm 1950
Sức chứa container của tàu, cảng … được đo theo TEU (twenty foot
equivalent units) tức đơn vị tương đương với 1 container 20 feet
TEU là đơn vị đo hàng hóa được container hóa tương đương với một
container tiêu chuẩn 20 feet tương đương với thể tích 39m3
Container 40 feet cũng như container 45 feet cũng được tính tương đương
là 2 TEU 2 TEU được quy định như là 1 FEU (forty foot equivalent unit)
1.3.3 Cảng container
1.3.3.1 Khái niệm cảng container
Cảng container (container terminal) có thể chỉ là một bến nằm trong địa
phận của một cảng tổng hợp, cũng có thể là một khu cảng riêng biệt được thiết
kế cho việc tiếp nhận, xếp dỡ hàng container Điểm khác biệt căn bản giữa cảng
Trang 39container và các cảng tổng hợp là ở quy hoạch mặt bằng, trang thiết bị và quy
trình quản lý, khai thác
Cảng container là cơ sở vật chất kỹ thuật không thể thiếu trong toàn bộ hệ
thống chuyên chở container, có tác dụng rút ngắn thời gian bốc dỡ hàng tại khu
cảng, góp phần đẩy nhanh quá trình chuyên chở và nâng cao hiệu quả kinh tế
9
Trang 401.3.3.2 Các tiêu chí chính của cảng container