Khu trưng bày lịch sử của sự sốngKhu trưng bày lịch sử của sự sống trưng bày các mẫu hóa thạch tiêu biểu cho 4thời kỳ phát triển địa chất trên Trái đất bao gồm: Thời kỳ tiền Cambri 4.500
Trang 1Đại học Quốc gia Hà Nội Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
-*** -BÀI THU HOẠCH THAM QUAN BẢO
TÀNG THIÊN NHIÊN
MÔN: KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG
Giảng viên : Ngô Văn Liêm Sinh viên : Vũ Yến Hoa
Lớp: K66 Khoa học Dữ liệu
Hà Nội - 2023
Trang 2I Khu trưng bày lịch sử của sự sống
Khu trưng bày lịch sử của sự sống trưng bày các mẫu hóa thạch tiêu biểu cho 4thời kỳ phát triển địa chất trên Trái đất bao gồm: Thời kỳ tiền Cambri (4.500 -
541 triệu năm trước), thời kỳ Đại cổ sinh (541 - 252 triệu năm trước), thời kỳĐại trung sinh (252 - 66 triệu năm trước) và thời kỳ Đại tân sinh (66 triệu nămđến ngày nay)
1 Tiền Cambri (4,5 tỷ năm - 541 triệu năm)
Kéo dài khoảng 4 tỷ năm, nhưng trên lãnh thổ Việt Nam chưa phát hiện racác di tích của sự sống; chỉ phát hiện ra các đá magma và đá biến chất cótuổi từ 2,9 tỷ năm - 2,5 tỷ năm
Trang 32 Đại cổ sinh (541 - 252 triệu năm)
Kéo dài 289 triệu năm với hệ động vật biển phát triển rực rỡ nhất, bao gồm 6 kỷ:Cambri (541 - 485 triệu năm), Ordovic (485 - 443 triệu năm), Silur (443 - 419triệu năm), Divon (419 - 359 triệu năm), Carbon (359 - 299 triệu năm) và Permi(299 - 252 triệu năm)
2.1 Kỉ Cambri:
Đây là khoảng thời gian bùng nổ của sự phát triển sinh vật, kéo dài khoảng
30 triệu năm, gọi là thời kì bùng nổ Cambri Ở dưới biển, các loại động vậtphức tạp hơn xuất hiện, điển hình nhất là bọ ba thùy và các họ hàng của nó.Ngoài ra đây là lần đầu tiên có sự xuất hiện của động vật săn mồi, nhữngloài trực tiếp tấn công loài khác lam thức ăn thay vì ăn thực vật nhỏ hay cácxác chết trôi nổi Chẳng hạn như trong hình dưới là một con Anomalocarisđang chuẩn bị hạ sát con mồi của mình là 1 con bọ ba thùy
2.2 Kỉ Ordovic:
Đại dương xâm chiếm toàn bộ phần Bắc của Trái đất và sự phát triển sinhvật tập trung ở lục địa phía Nam là Gondwana Đây là thời kì phát triểnmạnh mẽ của các sinh vật thân mềm và đặc biệt là sự bùng nổ của loài cá
Trang 4Các loài cá đầu tiên xuất hiện chúng thống trị đại dương suốt từ thời kì nàytới kỉ Silur.
độ cao của oxy trong không khí
Trang 5Một loài cá mang tên Tetrapods.
là Hylonomus và Paleothyris
Trang 6Một con Hylononus.
Các cây lớn chết đi tạo thành than đá, trong khi đó lại một thế hệ cũng khôngkém phần to lớn xuất hiện thay thế, đó là những cụm rêu cao tới 30m, nhữngcây cỏ đuôi ngựa và dương xỉ cao trên 15m, chúng tràn ngập khắp lục địaGondwana
2.6 Kỉ Permi:
Từ 286 đến 248 triệu năm trước, Trái đất bước vào thời kì cuối cùng của đại
cổ sinh Paleozoic, đó là kỉ Permi (Permian) Đây là thời kì rất quan trọngtrong sự phát triển của động vật Một số loài bò sát tiến hóa thành các giaiđoạn đầu của động vật có vú, chẳng hạn như loài therapsids trong hình dưới
đã tiến hóa từ loài Dimetrodon, nó đã có khuôn mặt và hàm răng rất giốngcác loài động vật có vú ngày nay, nó cũng là một trong những kẻ săn mồiđáng sợ của thời Permi Tuy nhiên, thật đáng tiếc, động vật có vú đã khôngphát triển dễ dàng như vậy, loài therapsids cùng rất nhiều loài động vật (chủyếu là bò sát) thời đó đã là nạn nhân của thảm họa tuyệt chủng khủng khiếpnhất trong lịch sử Trái đất: đại tuyệt chủng Permi
Loài Therapsids
Trang 7
Xác Huệ biển Permi giữa
Trang 8Hệ động vật biển cuối cùng của kỉ Permi
3 Đại Trung sinh (252 - 66 triệu năm)
Kéo dài 186 triệu năm gồm 3 kỷ: Trias (252 - 201 triệu năm), Jura (201 - 145 triệu năm) và Creta (145 - 66 triệu năm) Trung sinh được mệnh danh là đại của
Bò sát khổng lồ chiếm lĩnh cả trên không, trên lục địa và dưới biển Thời đại củanhững câu chuyện kỳ thú về các loài Khủng long
3.1 Kỉ Trias:
Nơi đánh dấu sự bắt đầu của cái mà người ta gọi là triều đại của khủng long.Đây là thời kì phát triển hưng thịnh nhất trong lịch sử của loài bò sát Tổ tiêncủa động vật có vú như những con Cynodonts vẫn tiếp tục tồn tại và duy trìcho sự bùng nổ của động vật có vú và kết quả cuối cùng là chúng ta sau này
Con Cynodonts
Tuy nhiên vào thời kì Trias này, các động vật có vú và cả các loài cá đều tỏ
ra hết sức lép vế so với sự thống trị của khủng long Chúng có mặt ở khắpnơi với kích thước từ nhỏ tới lớn, và ở đủ dạng sống Trong khi ở đáy đạidương, những kẻ thống trị là Ichthyosaurus hay là Nothosaurus trong mộtthời gian dài, thì trên mặt đất khủng long còn thịnh vượng hơn Chúng chia
ra làm 3 nhóm chính là theropods (các loài săn mồi như T-rex, Coelophysishay Allosaurus), nhóm sauropod gồm những con thằn lằn cổ dài nhưApatosaurus, Mamenchisaurus và cuối cùng là nhóm ornithischian gồm cácloài như Triceratops (khủng long 3 sừng), Stegosaurus (khủng long áo giáp)hay cả những con Iguanodon như bạn từng thấy trong bộ phim nổi tiếngDinosaur của Walt Disney Hình dưới là một con T-rex (Tyranosaurus Rex),loài khủng long săn mồi nổi tiếng nhất của kỉ Trias
Trang 9Khủng long bạo chúa T-Rex.
Động vật và thực vật kỷ Trias
Trang 10Trong khi đó trên mặt đất các loài bò sát vẫn tiếp tục phát triển Đến giữa kỉJura chúng đã thống trị cả trên không, mặt đất và đại dương với số lượng cácloài tăng lên rất nhiều so với thời kì Trias Dưới đại dương, nhữngcon plesiosaurs xuất hiện và cai trị đáy biển.
Một con Plesiosaurs
Trong khi đó thống trị bầu trời là pterosaurs, những con thằn lằn có cánh.Tuy nhiên chúng lại không phải tổ tiên của loài chim sau này Loài chimngày nay đã bắt đầu cũng chính từ kỉ Jura, một loài khủng long ăn thịt trênmặt đất đã tiến hóa, mọc thêm lông vũ trở thành một loài chuyển tiếp giữa
bò sát và chim Những con Archaeopteryx mới chính là tổ tiên của loài chimngày nay
Con Archaeopteryx - tổ tiên của loài chim ngày nay
Trang 11Động vật có vú thời kì này chỉ là những con thú nhỏ như những con chuộtngày nay, chúng phải sống trong sự lẩn trốn để thoát khỏi sự săn đuổi củaloài khủng long.
Chim Thủy tổ kỷ Jura
3.3 Kỉ Creta:
Điểm đáng nói nhất của thời kì này chính là sự xuất hiện của các loài cây cóhoa, được côn trùng thụ phấn, thay thế cho thế hệ cây cũ gồm chủ yếu làdương xỉ và các cây lá kim Các loài khủng long đã không còn phát triểnthịnh vượng như trước do sự thay đổi của thảm thực vật như vậy Tuy nhiênchúng vẫn là những kẻ cai trị bất bại cho đến tận thời điểm 65 triệu nămtrước
Kỉ Creta Cúc đá tại Nhật Bản
4 Đại Tân sinh (66 triệu năm - ngày nay)
Kéo dài 66 triệu năm, gồm 3 kỷ: Paleogen (66 - 23 triệu năm), Neogen (23 - 2,5triệu năm) và Đệ tứ (2,5 triệu năm trước - ngày nay) Tân sinh là đại của Độngvật có vú và sự xuất hiện của loài Người (Homo)
Trang 12Hóa thạch động vật kỉ Paleogen
Hệ động vật kỉ Đệ tứ
II Khu trưng bày lịch sử quá trình tiến hóa của loài người
Tiếp theo là khu vực trưng bày lịch sử tiến hóa của loài người Con người đượchình thành từ một nhóm linh trưởng hình người, đại diện là vượn người Phương
Trang 13Nam - tiến hóa khoảng 4 triệu năm trước Bước phát triển tiến hóa tiếp theo là
sự xuất hiện những dạng người cổ, tiến hóa từ vượn người Phương Nam nhưngười Khéo léo (xuất hiện khoảng 2 triệu năm trước) và người Đứng thẳng (xuấthiện khoảng 1,8 triệu năm trước) Từ khoảng 500.000 - 250.000 năm trước,người Đứng thẳng đã tiến hóa thành người Hiện đại Các chủng người Hiện đạiđược biết đến là người Hai-đen-béc, người Nê-an-đéc-than và người Khônngoan (chủng người còn tồn tại và phát triển cho đến ngày nay, xuất hiệnkhoảng 200.000 năm trước)
Hiện nay trên Trái Đất, loài Người được chia thành 5 nòi người cơ bản: nòiCaucasoid, nòi Mongoloid, nòi Negroid, nòi Australoid, nòi Indianoid hoặcAmericanoid
III Khu trưng bày tiêu bản xương động vật và thế giới động vật
Trang 14Tiến hóa của động vật có xương sống
Động vật có xương sống:
- Động vật xương sống bắt đầu xuất hiện khoảng 455 triệu năm trước
- Khởi nguồn từ cá không hàm có xương sống
- Lưỡng cư (xuất hiện 370 triệu năm trước)
- Bò sát (xuất hiện 300 triệu năm trước)
- Chim (xuất hiện 150 triệu năm trước)
- Thú (xuất hiện 200 triệu năm trước)
Trang 15Đà điểu châu Phi thu tại vườn thú Hà Nội
IV Khu trưng bày côn trùng
Khu trưng bày côn trùng gây ấn tượng mạnh với bất kỳ khách tham quan nàokhi đến đây bởi bộ sưu tập côn trùng có quy mô lớn nhất Việt Nam với hàngtrăm loại côn trùng được xếp theo bộ, nhiều bộ côn trùng xuất hiện cách ngàynay khoảng 400 triệu năm như bộ cánh phấn, chuồn chuồn, bọ ngựa, bọ que…
Các bộ côn trùng:
- Chuồn chuồn: có mắt kép thật đặc biệt, với hàng chục ngàn thấu kínhbao phủ khắp đầu, giúp chúng có tầm nhìn rộng để phát hiện con mồi và kẻthù
- Ve sầu: được biết đến với khả năng tạo âm thanh inh ỏi, suốt mùa hè của
ve đực Hầu hết ve sầu có vòng đời 2-5 năm, đặc biệt có loài đến 17 năm
Trang 16Ve sầu vòi thu ở Hà Giang
- Cánh thẳng: gồm các loài châu chấu, cào cào, dế và muỗm Nhiều loàihay phát ra tiếng kêu inh ỏi bằng cách cọ xát cánh vào nhau hay vào chân
Châu chấu thu ở Vĩnh Phúc
Trang 17- Bộ cánh cứng là bộ có nhiều loài nhất trong Lớp côn trùng, rất đa dạng vềhình thái, màu sắc, kích thước và nơi sống, hơn 350.000 loài trên thế giới Kíchthước cơ thể 0.5 – 200mm, có đôi cánh trước hóa cứng che chở cho cánh saubằng chất màng và mặt trên cơ thể Phần lớn bọ cánh cứng ăn thực vật, cũng cónhiều loài ăn động vật, tấn công các loại côn trùng nhỏ khác, có các loài ăn cácchất hữu cơ và xác nát và xác động thực vật Cánh cứng điển hình và quen thuộcnhất là Cặp kim, Bọ hung, Xén tóc.
2 Côn trùng cánh vẩy
- Bộ cánh vẩy bao gồm Bướm (Rhopalocera) chiếm 11% và Ngài hay còngọi là Bướm đêm(Heterocera) chiếm 89% Côn trùng cánh vẩy rất đa dạng
và phong phú, với hơn 170.000 loài trên thế giới
- Màu sắc cánh được hình thành từ các lớp vảy phấn, như những “viênngói” xếp trên cánh, vì thế chúng có tên côn trùng cánh vảy
- Quá trình sinh trưởng phát triển của chúng từ lúc trứng nở, sâu non,nhộng đến trưởng thành, có nhiều thay đổi phức tạp về hình thái bên ngoài
và các cơ quan bên trong, đó là biến thái hoàn toàn
Trang 18V Khu trưng bày sinh vật biển
Khu trưng bày sinh vật biển tái hiện sinh động, chân thực thế giới dưới lòng đại dương qua các tiêu bản của các loài cá (một số loài cá quý hiếm như tiêu bản cá mặt trăng…), các mẫu san hô, vỏ ốc…
Vỏ trai, ốc
Trang 19Một số mẫu cá thu được ở Khánh Hòa
Một số mẫu san hô thu được ở Hoàng Sa và Trường Sa
VI Khu trưng bày bò sát, lưỡng cư
Tại bảo tàng thiên nhiên Việt Nam có trưng bày tiêu bản thằn lằn bay Đông Dương, xương khủng long Velociraptor được mệnh danh là “ Kẻ cắp tốc độ” có nguồn gốc từ Mông Cổ
Trang 20Xương khủng long Velociraptor
Bọ cạp:
Bọ cạp là động vật không xương sống thuộc lớp Hình nhện, có 8 chân, cơthể chia ra làm 2 phần: đầu ngực và bụng, phía đuôi có chứa nọc độc Bọ cạpmới sinh bám trên lưng mẹ cho tới khi lột xác, sau 5-7 lần lột xác, bọ cạpmới trưởng thành Thức ăn của chúng là các loài động vật không xương sốngnhỏ như côn trùng Bọ cạp có thể dùng nọc độc để giết người, tuy nhiên nó
có thể gây ra các phản ứng khác như đau, tê cứng hay sưng phồng
Trang 21VII Khu trưng bày nấm và thực vật
Cây tiến hóa sinh giới thể hiện tóm gọn lịch sử 3,6 tỷ năm phát triển của sự sốngvới 5 giới sinh vật: Nhân sơ, Nguyên sinh, Động vật, Thực vật và Nấm
1 Giới Nhân sơ:
Hình thành cách ngày nay khoảng 3,6 tỷ năm với các cá thể đơn bào, chưa
có nhân chuẩn HÌnh thức dinh dưỡng là hấp thụ Ví dụ: virus, vi khuẩn vàtảo lam
2 Giới Nguyên sinh:
Hình thành cách ngày nay khoảng 2,5 tỷ năm với các cá thể đơn bào hoặc đabào, có nhân chuẩn Hình thức dinh dưỡng là hấp thụ, dị dưỡng hoặc hoạidưỡng Ví dụ: Amip, trùng đế giày, nấm nhày
3 Giới Động vật (màu đỏ):
Gồm các cá thể đa bào, có nhân chuẩn, được chia làm 2 nhóm động vật cóxương sống và động vật không xương sống
4 Giới Thực vật (màu xanh):
Gồm các cá thể đa bào, có nhân chuẩn, được chia thành các ngành chính làTảo, Rêu, Quyết (Dương xỉ), Hạt trần (thông, tuế, ), Hạt kín (ngô, đậu,…).Hình thức dinh dưỡng là tự dưỡng quang hợp
Trang 22- Cỏ bút tháp: thân rỗng có đốt, có khả năng quang hợp, có thân rễ ngầm,sinh sản bằng bào tử.
- Thạch tùng: Có mạch cổ, các lá chỉ có 1 gân, sinh sản bằng bào tử
- Hạt trần: Có hạt, hạt tiếp xúc trực tiếp với môi trường, thụ phấn chủ yếunhờ gió
Một số mẫu thực vật
Mẫu nấm cổ Linh Chi được sưu tầm về từ Ninh Bình