Xã hội ngày càng phát triển cùng với đó các vấn đề mang tính nhân đạo luôn được nhà nước quan tâm vì đó thể hiện rõ bản chất Nhà nước của dân, do dân, vì dân.Ở nhà nước thì sự công bằng
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
Trang 2MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 PHẦN NỘI DUNG
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU
Luật hình sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam , bao gồm hệ thống những quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm xác định những hành vi nguy hiểm cho xã hội nào là tội phạm, đồng thời quy định những biện pháp chế tài gọi là hình phạt cần áp dụng đối với những người phạm tội ấy
Xã hội ngày càng phát triển cùng với đó các vấn đề mang tính nhân đạo luôn được nhà nước quan tâm vì đó thể hiện rõ bản chất Nhà nước của dân, do dân, vì dân.Ở nhà nước thì sự công bằng , minh bạch luôn được đưa lên hàng đầu nhưng cho cùng pháp luật cũng vì con người mà hướng tới mục đích cao nhất là đem lại lợi ích và công lý cho con người vì vậy pháp luật luôn mang tính nhân đạo sâu sắc, ngiêm minh mà chí tình đạt lí.Vì vậy mà trong suốt những năm qua nhà nước
đã không ngừng thay đổi, hoàn thiện để những nguyên tắc về nhân đạo có thể tối
ưu nhất
Nguyên tắc nhân đạo là mang tính khoan hồng giảm nhẹ tội trạng với những người tự thú, thật thà khai báo, tố giác đồng bọn, lập công chuộc tội, ăn năn, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại.Vì Luật hình sự không có mục đích hạthấp bất kì cá nhân nào mà nhằm tạo điều kiện để học trở thành người sống có íchcho xã hội Tuy nhiên trong bộ Luật hình sự của Việt Nam hiện nay vẫn có hình phạt tử vẫn khiến cho nhiều người hoài nghi về tính toàn diện của nguyên tắc nhân đạo gây ra nhiều ý kiến mẫu thuẫn về vấn đề nhạy cảm này.Trong bộ Luật hình sự những nguyên tắc nhân đạo là điều cần thiết vì trong xu thế hội nhập kinh
tế quốc tế, việc Việt Nam tham gia vào các cam kết quốc tế, buộc chúng ta phải chỉnh sửa các chính sách pháp luật sao cho phù hợp với xu thế chung của thế giới
Trang 4trong đó có việc mở rộng tự do dân chủ và cắt giảm các tội tử hình.Nước ta là một nước được thế giới quan tâm nên lấy nguyên tắc nhân đạo làm nguyên tắc cơbản của Luật hình sự là bước tiến mới để thới giới có cái nhìn thiện cảm hơn đối với chúng ta.Vậy có bao nhiêu những nguyên tắc nhân đạo trong bộ Luật hình sự
và áp dụng nó như thế nào đang là vấn đề quan tâm của toàn xã hội.Do đó bài tiểu luận dưới đây em xin được tìm hiểu về vấn đề : Nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự Việt Nam
Đối tượng nghiên cứu: Nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự Việt Nam, các nguyên tắc cụ thể
Phương pháp nghiên cứu: - Để có thể phân tích,nghiên cứu về đối tượng là “ NGUYÊN TẮC NHÂN ĐẠO TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM” em đã sử dụng một số phương pháp như: phân tích, nghiên cứu tài liệu về một số lý thuyết,
so sánh, phương pháp tổng hợp và phân tích lý thuyết,
PHẦN NỘI DUNG
I.Một số vấn đề lý luận về nguyên tắc nhân đạo
1.1 Khái niệm nhân đạo
Nguyên tắc nhân đạo là một trong những nguyên tắc cơ bản và quan trọng của pháp luật hình sự nhằm đảm bảo tính nhân văn, bảo vệ những quyền tối thiểu của con người Nguyên tắc nhân đạo là cách thể chế hóa quan điểm vì con người của nhà nước Việt Nam, quan điểm bao dung coi giáo dục thuyết phục nhân cách trong con người là chủ yếu luôn hướng tới những giá trị cốt lõi vì nhân
dân .Trong luật hình sự nguyên tắc này thể hiện sự thấm nhuần tư tưởng pháp luật vì con người :
Trang 5“ con người là trung tâm của mọi đường lối chính sách và pháp luật.Nó không chỉ
là phương tiện bảo đảm tính mạng, sức khỏe của con người mà còn tạo ra mọi điều kiện để mỗi người tự mình xây dựng một cuộc sống hạnh phúc.Khi quy địnhtrách nhiệm pháp lý, pháp luật không có mục đích gây đau đớn về mặt thể xác hay hạ thấp nhân phẩm danh dự của cá nhân mà mong muốn giáo dục con người trở về vơi cuộc sống lương thiện,phương pháp tác động cảu pháp luật lên đời sống xã hội là lấy giáo dục thuyết phục là chủ yếu
Nguyên tắc nhân đạo thể hiện bản chất nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân của Nhà nước Việt Nam.Thể hiện tư tưởng vì con người của định hướng
đi lên nhà nước xã hội chủ nghĩa
Nguyên tắc này là sự thể chế hóa điều 71 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo vệ tính mạng sức khỏe danh dự và nhân phẩm
Không ai bị bắt nếu như không có quyết định của tòa án nhân dân,quyết định hay phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang.Việc bắt
và giam giữ phải đúng pháp luật
Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xâm phạm danh dự, nhân phẩm của công dân”
Như vậy nguyên tắc nhân đạo là nguyên tắc quan trọng của pháp luật hình sự nhằm đảm bảo tính nhân văn, bảo vệ những quyền tối thiểu của con người dù trong bất
cứ hoàn cảnh nào
1.2 Mối liên hệ giữa nhân đạo và pháp luật
Nhân đạo có mối liên hệ mật thiết và đan xen lẫn nhau đối với các giá trị xã hội khác như công bằng, bình đẳng , dân chủ được coi là yếu tố khổng thể thiếu của
Trang 6nhân đạo ngoài ra còn có mối liên hệ mật thiết với pháp luật.Pháp luật ta vẫn thường hiểu là những quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung do nhà nước ban hànhhoặc thừa nhận và được đảm bảo thực hiện, thể ý ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, điều đó còn được quy định bởi cơ sở kinh tế- xã hội, đó là những yếu tố điều chỉnh những quan hệ xã hội nhằm tạo ra trật tự ổn định trong xã hội.Ởpháp luật thì vai trò được thể hiện trong chức năng như chức năng điều chỉnh, chức năng giao tiếp và chức năng bảo vệ các quan hệ xã hội.Nhân đạo và pháp luật cùng là những giá trị xã hội có quan hệ mật thiết với nhau mối liên hệ đó được giải thích là:
Thứ nhất,quan hệ trong sản xuất là nhân tố chi phối cơ bản nhất, nên cá nhân đạo lẫn pháp luật đều có nội dung vật chất do phương thức sản xuất tương ứng quyết định đến Điều đó cho phép lý giải các mối quan hệ bản chất giữa nhân đạo và pháp luật và lý giải vì sao mà pháp luật trước đây không có tính nhân đạo thực sự
và vì sao mà pháp luật hiện nay có bản chất nhân đạo sâu sắc
Thứ hai,tồn tại trong một xã hội nhất định với tính cách là nhân tố quan trọng điều chỉnh các quan hệ xã hội đó, cả pháp luật và nhân đạo đều hướng tới một mục đích là mang lại lợi ích cho người dân mà trước hết là lợi ích của giai cấp thống trị về kinh tế và chính trị trong xã hội đó Khi mà lợi ích của giai cấp thốngtrị trong xã hội phù hợp với lợi ích của các giai cấp và tầng lớp khác trong xã hội, đặc biệt là phù hợp đối với lợi ích của đông đảo nhân dân lao động , thì cả nhân đạo lẫn pháp luật mới trở thành những đại lượng chung cho những trường hợp riêng cụ thể, từ đó mới trở thành chuẩn mực chung cho mọi thành viên trong
xã hội Vì vậy, để xác lập nên hệ tư tưởng nhân đạo, giai cấp thống trị chẳng những phải biểu hiện lợi ích của mình thành lợi ích chung của toàn xã hội mà cònphải gắn cho hệ tư tưởng của mình một hình thức phổ biến Chính đặc điểm cho phép lý giải vì sao mà trong xã hội hiện nay, nhân đạo và pháp luật là những phương tiện hữu hiệu điều chỉnh các quan hệ xã hội vốn rất đa dạng và phức tạp
Trang 7Từ một góc độ khác, bởi là những bộ phận cấu thành của hệ tư tưởng thống trị ,
cả nhân đạo lẫn pháp luật đều có những vai trò quan trọng tác động đến nhận thức, tư duy, tình cảm và hành vi của mọi người trong xã hội.Để thực hiện được đầy đủ những vai trò đó thì cả nhân đạo lẫn pháp luật phải được dựa trên nền tảng
tư tưởng coi con người là giá trị cao nhất, coi mục đích của tiến bộ xã hội là ngày càng thỏa mãn nhiều hơn nhu cầu và lợi ích chính đáng của con người
Thứ ba, tồn tại trong một xã hội nhất định với tính cách là những nhân tố quan trọng điều chỉnh các quan hệ xã hội, cả nhân đạo và pháp luật đều gắn liền với lợiích mà trước hết là lợi ích của giai cấp thống trị về kinh tế và chính trị trong xã hội đó.Cũng như những cặp phạm trù: thiện-ác, tốt-xấu, công bằng-bất công bằng, bình đẳng-bất bình đẳng, nhân đạo và mặt đối lập của nó là vô nhân đạo, từ lâu đã trở thành những tiêu chí để đánh giá hành vi của con người.Khi nhà nước
và pháp luật ra đời , những tiếu chí đó còn được dùng để đánh giá nội dung và bản chất của pháp luật mà nhà nước ban hành.Pháp luật là những quy tắc xử sự đãđược chuẩn hóa cho toàn thê xã hội.Trong khi đó, ngoài phạm vi đã được nâng lên thành luật, nhân đạo còn tồn tại ở nhiều hình thức khác , vì vậy nó còn có thể
hộ trợ cho pháp luật trong những trường hợp hoặc lĩnh vực không thể hay không cần thiết phải điều chỉnh.Chính sự cùng tồn tại nhân đạo và pháp luật có tác dụng
hỗ trợ lẫn nhau khiến cho các quan hệ xã hội vốn rất đa dạng và phức tạp phát triển lành mạnh, có trật tự theo hướng đã xác định từ trước
Thứ tư, pháp luật là phương tiện để ghi nhận và thực hiện nhân đạo hiệu quả nhất.Pháp luật không thể là hình thức tồn tại duy nhất của nhân đạo.Ngoài pháp luật ra, nhân đạo còn được thể hiện thông qua các hình thức khác nhau như đạo đức, chính trị, tôn giáo, tập quán, Mỗi hình thức tồn tại của nhân đạo có đặc trưng và phương thức tác động của mình tới các quan hệ xã hội trong sự hỗ trợ nhau của chúng.Bởi hình thức thể hiện rất đa dạng, bởi những phạm vi diện rộng
Trang 8và bởi những thuộc tính của mình, pháp luật luôn là phương tiện ghi nhận và thựchiện nhân đạo hiệu quả nhất
Trong thời buổi toàn cầu hóa hiện nah, nhiều giá trị nhân đạo đã mang tính bắt buộc chung.Nó thể hiện bởi trong các điều ước quốc tế phổ biến về nhân quyền Những giá trị nhân đạo đó đã tác động sâu sắc tới pháp luật quốc gia, đặc biệt quốc gia có những chuẩn mực nhân đạo thấp hơn chuẩn mực chung.Tuy nhiên hiện nay vẫn còn những giá trị nhân đạo ở các quốc gia còn khác nhau và thậm chí có điểm trái ngược nhau.Điều này chỉ có thể giải thích được khi chúng
ta thấy được rằng cơ sở kinh tế hạ tầng mà cốt lõi quyết định là lực lượng sản xuất của các quốc gia còn chênh lệch nhau.Do vậy, chúng ta có thể hiểu được vì sao có quốc gia đã xóa bỏ hoàn toàn hình phạt tử hình, cũng có những quốc gia vẫn duy trì nó.Tuy nhiên, chuẩn mực nhân đạo của mỗi quốc gia còn tùy thuộc vào tổng thể các yếu tố khác, song cơ sở kinh tế hạ tầng mà cốt lõi là lực lượng sản xuất của quốc gia đó
chính là yếu tố then chốt, quyết định
1.3 Mục đích, ý nghĩa
Nguyên tắc nhân đạo là một trong những nguyên tắc cơ bản và quan trọng của
Bộ luật Hình sự Mục đích của quy định nguyên tắc nhân đạo trong Luật hình sự
là nhằm bảo đảm những lợi ích tối thiểu của công dân , bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về danh dự, nhân phẩm và tính mạng của công dân
Nguyên tắc nhân đạo là cách thể chế hóa quan điểm chính sách vì con người của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quan điểm bao dung coi giáo dụcthuyết phục nhân cách trong con người là chủ yếu
Trang 9Công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam Dù phạm tội thì họ vẫn là công dân Việt Nam, vẫn là thành viên của xã hội Vì vậy, khi xem xét hành vi phạm tội của họ, Nhà nước luôn chú ý đến nhiều khía cạnh như độ tuổi, tình trạngsức khỏe, tình trạng bản thân khi phạm tội như mang thai, hoàn cảnh gia đình đang gặp khó khăn đặc biệt để xác định mức hình phạt phù hợp, điều đó xuất phát
từ đạo đức, truyền thống dân tộc Việt Nam và được thấm nhuần trong nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa của Luật Hình sự Việt Nam
Nguyên tắc nhân đạo tạo điều kiện cho người phạm tội tự cải tạo, có cơ hội để sớm hòa nhập vào cộng đồng như: quy định về miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, án treo và một số hình phạt không tước quyền tự do như hình phạt cảnh cáo
Suy cho cùng thì pháp luật vẫn luôn phải công bằng , minh bạch nhưng cũng cần những chính sách để khoan hồng, giảm nhẹ tội tùy vào tình hình vụ án sao cho thấu tình đạt lí Họ sai thì họ phải chịu trách nghiệm trước pháp luật nhưng không vì thế mà họ mất đi nhân phẩm, danh dự và những lợi ích tối thiểu của công dân vì ta chỉ đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại.Nếu biết ăn năn ,chấp hành tốt thì hoàn toàn có thể giảm nhẹ tội hoặc dựa vào những khía cạnh khác có thể nhận được sự khoan hồng của pháp luật
II Nội dung và biểu hiện của nguyên tắc nhân đạo trong Luật hình sự
2.1 Nội dung của nguyên tắc nhân đạo trong Luật hình sự
Tính nhân đạo trong pháp luật hình sự thể hiện ở việc áp dụng hình phạt đối với người phạm tội với mục đích chủ yếu nhằm: cải tạo, giáo dục họ trở thành người
Trang 10có ích cho xã hội và giúp cho công tác phòng ngừa tội phạm trong xã hội nói chung Mặt khác, khi xem xét dưới góc độ là tội phạm, pháp luật cũng xét đến tổng thể các khía cạnh khác như: độ tuổi, tình trạng sức khỏe, tình trạng bản thân khi phạm tội như mang thai, hoàn cảnh gia đình đang gặp khó khăn đặc biệt để xác định mức hình phạt phù hợp nhất Theo quy định tại Bộ luật hình sự (BLHS)
2015 được sửa đổi, bổ sung 2017 đã có nhiều quy định tạo điều kiện cho người phạm tội tự cải tạo, có cơ hội để sớm hòa nhập vào cộng đồng thể hiện ở những điều sau :
-Gồm 7 trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự:
Theo đó, tại Chương IV BLHS có quy định 07 trường hợp người thực hiện hành
vi phạm tội được loại trừ trách nhiệm hình sự sau đây:
+Sự kiện bất ngờ (Điều 20)
Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp khôngthể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì khôngphải chịu trách nhiệm hình sự
+ Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự (Điều 21)
Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần,một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi củamình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự
Trang 11Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
2 Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành
Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm
2 Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự
+ Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội (Điều 24),
1 Hành vi của người để bắt giữ người thực hiện hành vi phạm tội mà không còn cách nào khác là buộc phải sử dụng vũ lực cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắtgiữ thì không phải là tội phạm
2 Trường hợp gây thiệt hại do sử dụng vũ lực rõ ràng vượt quá mức cần thiết, thì người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm hình sự
+ Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ (Điều 25),
Trang 12Hành vi gây ra thiệt hại trong khi thực hiện việc nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụngtiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới mặc dù đã tuân thủ đúng quy trình, quy phạm, áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa thì không phải là tội phạm.
Người nào không áp dụng đúng quy trình, quy phạm, không áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa mà gây thiệt hại thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.+ Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc cấp trên (Điều 26)
Người thực hiện hành vi gây thiệt hại trong khi thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên trong lực lượng vũ trang nhân dân để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh nếu đã thực hiện đầy đủ quy trình báo cáo người ra mệnh lệnh nhưng người ra mệnh lệnh vẫn yêu cầu chấp hành mệnh lệnh đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự Trong trường hợp này người ra mệnh lệnh phải chịu trách nhiệm hình sự
Quy định này không áp dụng đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều
421, khoản 2 Điều 422 và khoản 2 Điều 423 của Bộ luật này
– Miễn truy cứu trách nhiệm hình sự với những trường hợp sau:
Theo quy định tại Điều 29, người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự trong 3 trường hợp:
+ Thứ nhất, khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình
mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa
+ Thứ hai, khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Trang 13+ Thứ ba, người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng
do vô ý gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác và được người bị hại hoặc người đại diện của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, có thể được miễn trách nhiệm hình sự
– Người từ 75 tuổi trở lên không bị tử hình:
Theo Điều 40, hình phạt tử hình sẽ không áp dụng với người từ 75 tuổi trở lên khigây án hoặc xét xử Phạm nhân ở độ tuổi này cũng không bị thi hành án tử hình
– Về tha tù trước hạn:
+ Theo Điều 66, người đang chấp hành án phạt tù có thể được tha tù trước thời hạn khi có đủ các điều kiện như: phạm tội lần đầu; có nhiều tiến bộ, có ý thức cải tạo tốt; có nơi cư trú rõ ràng; đã chấp hành xong hình phạt bổ sung là hình phạt tiền, án phí và các nghĩa vụ bồi thường dân sự; đã chấp hành được ít nhất là một phần hai mức thời hạn tù đối với hình phạt tù có thời hạn hoặc ít nhất 15 năm đối với tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn…
+ Ngoài ra, trường hợp người phạm tội là thương binh, bệnh binh, thân nhân gia đình liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng, người đủ 70 tuổi trở lên, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi đã chấp hành ít nhất một phần ba hình phạt tù có thời hạn hoặc ít nhất
12 năm đối với tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn cũng được áp dụng chính sách khoan hồng này