Vì thế các doanh nghiệp sữa Việt Nam nên tập trung hoàn thiện chiến lược lựa chọn, phân tích các thị trường hiện có và sử dụng toàn bộ cung cụ Marketing để có thể hướng sản phẩm của doan
Trang 3Hải Phòng, tháng 12 năm 2023
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay xu hướng người tiêu dùng sữa có nguồn gốc từ thực vật như sữa hạnh nhân, đậu nành, đậu phộng, hạt sen, không chỉ phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu mà thị trường Việt Nam cũng dần chiếm ưu thế Trước những hành vi, tiềm năng và xu hướng tiêu dùng sữa hữu cơ của khách hàng trên thị trường thì các công
ty sữa đang dần chủ động đầu tư trong lĩnh vực sản xuất, quảng
cáo, chăm sóc khách hàng, trong đó dòng sản phẩm sữa hữu cơ Koita được nhiều người tiêu dùng tin tưởng và sử dụng
Trong bối cảnh đặt chất lượng cuộc sống lên hàng đầu, các doanh nghiệp trong thị trường sữa cũng đang ngày càng cải thiện
Và Việt Nam là một nước với nền kinh tế ổn định, dân số đông đúc,
người dân ngày càng quan tâm tới chất lượng đời sống đã gián tiếp đưa những dòng sữa hữu cơ nhập khẩu vào thị trường nước nhà Qua đó ta thấy được mức quan trọng của vấn đề chính là phân
tích thị trường sâu rộng cho sản phẩm của mình Vì thế các doanh
nghiệp sữa Việt Nam nên tập trung hoàn thiện chiến lược lựa chọn, phân tích các thị trường hiện có và sử dụng toàn bộ cung cụ
Marketing để có thể hướng sản phẩm của doanh nghiệp đến khách
hàng Đặc biệt đảm bảo nguồn nhân lực Marketing cho đến các chiến lược Marketing sản phẩm, nhằm đạt mục tiêu của doanh nghiệp
Để có thể tồn tại và phát triển mạnh mẽ trong môi trường
khắc nghiệt này, sữa hữu cơ Koita đã, đang và sẽ tiếp tục phân
tích thị trường một cách cụ thể và cẩn trọng hơn để có thể xây
Trang 4dựng một chiến lược cạnh tranh của riêng mình Bên cạnh đó, sữa Koita cũng sẽ nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể mang lại những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng Qua đó có thế lấn thân vào trong thị trường sữa với nhiều sự cạnh tranh gay gắt Chính vì vậy, em đã quyết định nghiên cứu thị trường sản phẩm sữa hữu cơ Koita để xác định được vị thế của sản phẩm trên thị trường cạnh tranh hiện nay
Chương 1: Phân tích thị trường và chiến lược Marketing cho
sản phẩm
1.1 Phân tích thị trường
1.1.1 Nghiên cứu thị trường
1.1.1.1 Khái niệm
Theo quan điểm Marketing, mọi quyết định trong kinh doanh
đều bắt nguồn từ yêu cầu của thị trường và nhằm thỏa mãn nhu
cầu thị trường Vì vậy, nghiên cứu thị trường chính là bước đầu tiên quan trọng trong quá trình cung cấp một sản phẩm - dịch vụ mới
ra thị trường
Vậy nghiên cứu thị trường được hiểu là quá trình thu thập, lưu giữ và phân tích thông tin về khách hàng, đối thủ cạnh tranh
và thị trường một cách có hệ thống
Đây là bước vô cùng quan trọng, nếu làm tốt nó sẽ cung cấp
những thông tin cần thiết giúp nhà kinh doanh đưa ra các chiến lược phù hợp và mang lại hiệu quả cao; ngược lại nếu làm không tốt, nó sẽ cung cấp những thông tin sai lệch, không phản ánh đúng tình hình thực tế thị trường, từ đó có thể dẫn đến các quyết định sai lầm trong kinh doanh
Trang 51.1.1.2 Vai trò của nghiên cứu thị trường
Đối với doanh nghiệp đang hoạt động ổn định, việc nghiên cứu thị trường giúp doanh nghiệp hiểu rõ thị trường và đối thủ cạnh tranh, dự báo được sự thay đổi của thị trường và nhu cầu khách hàng, qua đó có thể đề ra các biện pháp kịp thời đối phó với
những thay đổi đó
Đối với một doanh nghiệp đang trong quá trình khởi sự, việc nghiên cứu thị trường giúp doanh nghiệp có sự hiểu biết cần thiết
về một thị trường cụ thể với cả 5 yếu tế cấu thành như: Sản phẩm
- dịch vụ, cung - cầu, giá cả, phương thức cung ứng và thanh toán
Trong đó, sự hiểu biết về sản phẩm - dịch vụ và giá cả là điều kiện
giúp doanh nghiệp tìm được những khoảng trống trên thị trường để cung cấp sản phẩm, dịch vụ của mình với sự khác biệt cần thiết
Sự hiểu biết về tương quan cung cầu giúp doanh nghiệp quyết
định quy mô doanh nghiệp và năng lực sản xuất Sự khác biệt trong phương thức cung ứng và thanh toán sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
1.1.2 Phân đoạn thị trường
1.1.2.1 Khái niệm
Phân đoạn thị trường là việc phân chia thị trường thành các bộ phận khác nhau căn cứ vào các tiêu thức phân đoạn nhất định, sao cho củng một đoạn thị trường khách hàng đều có cùng một đặc điểm tiêu dùng như nhau đối với sản phẩm Phân đoạn thị trường là cho thị trường từ chỗ khổng đồng nhất trở thành những đoạn thị trường đồng nhất
1.1.2.2 Mục đích phân đoạn thị trường
Mục đích của việc phân đoạn thị trường là chia thị trường tổng thành những thị trường nhỏ hơn với những khách hàng có
Trang 6chung nhu cầu Việc nhận biết các đoạn thị trường này giúp doanh nghiệp tạo ra sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách
hàng cụ thể Đề kinh doanh có hiệu quả, duy trì và phát triển được thị phân,
từng doanh nghiệp phải tìm ra những đoạn thị trường mà ở đó họ có khả năng đáp
ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng tối hơn các đối thủ khác
1.1.2.3 Các tiêu thức phân đoạn thị trường
Có rất nhiều tiêu thức để phân đoạn thị trường Người làm Marketing phải
nghiên cứu, thử nghiệm để đưa ra tiêu thức phân đoạn thích hợp Có thể sử dụng một tiêu thức hoặc phối hợp nhiều tiêu thức để phân đoạn thi trường
Đầu tiên là phân đoạn thị trường theo địa lý: Chia thị trường thành những đơn vị địa lý khác nhau như châu lục, quốc gia, vung, mién, tinh, thanh phố Điều quan trọng là phải thấy được sự khác biệt nhu cầu của khách hàng giữa vùng này với vùng khác
Thứ hai là phân đoạn thị trường theo yếu tổ nhân khâu học: Thường phân đoạn dựa vào các đặc điểm như tuổi tác, giới tính, quy mô gia đình, mức thu nhập, nghé nghiép, học vắn, Đây là những đặc điểm phỏ biến thường tác động mạnh mẽ tới thái độ, mong muôn, sở thích của khách hàng
Thứ ba là phân đoạn thị trường theo yếu tố tâm lý: Do những người thuộc cùng nhóm nhân khâu học cũng có thể có những đặc điểm tâm lý khác nhau, khách hàng cũng được chia thành những nhóm khác nhau căn cứ vào tầng lớp xã hội, lỗi sống hay nhân cách Ví dụ: Khách hàng có lối sông truyền thống, lối sống hiện dai
Cuối củng đó là phân đoạn thị trường theo hành vi: Dựa trên căn cứ là trình
độ hiểu biết, thái độ, cách sử dụng và phản ứng đối với sản phẩm Nhiều nhà
Marketins cho rằng, xuất phát từ hành vi là cách tốt nhất đề tìm hiểu và đáp ứng nhu cầu khách hàng Phân đoạn thị trường theo hành vị đặc biệt chú ý đến lý do
Trang 7mua hàng, lợi ích khách hàng tìm kiếm từ sản phâm, mức độ sử dụng, mức độ trung
Khi mô tả thị trường mục tiêu cần tập trune vào một sô nội dung sau:
Thứ nhất, cần làm rõ sự khác biệt giữa phân khúc (nhóm nhó thị tường) mà doanh nghiệp đã lựa chọn với các phân khúc (nhóm nhỏ thị trường) khác Sự khác
biệt nảy chính là tiêu chí để phân đoạn thị trường ở trên
Thứ hai, mô tả thị trường mục tiêu cụ thê về mặt địa lí nếu như không dùng tiêu chí nào để phân đoạn thị trường
Thứ ba, xác định độ lớn của thị trường mục tiêu trong tong thé thi trường Có thê ước lượng một con số tương đối hoặc qua số lượng khách hàng trong thị trường mục tiêu của doanh nghiệp
1.1.3.2 Khách hàng mục tiêu
Phác họa chân dung khách hàng mục tiêu ka bước thứ hai trong quá trình cụ thê hóa ý tưởng kinh doanh Việc phác họa này càng cụ thé, chi tiết sẽ cảng có ích trong việc xác định nhu cầu của từng nhóm khách hàng Từ đó doanh nghiệp có thé
mở rộng hoặc thu hẹp các nhóm đối tượng mục tiêu với những đặc điểm nhu cầu cụ
thé
Đâu tiên, cần lập danh sách khách hàng mục tiêu Khách hàng mục tiêu có thê là cá nhân, tô chức Đôi với khách hàng cá nhân cân miêu tả cụ thê họ là ai,
Trang 8sông ở khu vực nảo, họ thường mua ở đâu Đôi với khách hàng là tô chức, cân phải
làm rõ đặc điểm của tô chức, địa bản hoat động, cách thức mua hàng
Thứ hai, xác định mức giá hiện tại mà họ đang chỉ trả và khoảng p1á mà khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp sẵn sàng chí trả dé sử dụng sản phâm, dịch
vụ
Thứ ba, xác định khối lượng hàng mua và tần suất mua hàng, tần suất này có thê thay đổi phục thuộc nào những yếu tô nào Điều này rất quan trọng để xác định chính xác hơn độ lớn của thị trường mục tiêu
Thứ tư, mô tả nhụ câu của khách hàng mục tiêu đôi với sản phâm về chât lượng, mẫu mã, kiêu dáng Ngoài ra cũng cân xác định phương thức thanh toán, vận chuyền, dịch vụ sau mua hàng
Thứ năm, xác định hành vị, mục đích mua hàng, lợi ích khách hàng tìm kiếm
từ sản phẩm Qua đó xác định xem doanh nghiệp chỉ nên cung cấp sản phẩm cốt lõi
hay có thêm các sản phâm, dịch vụ kèm theo
1.2 Chiến lược Marketing cho sản phẩm
1.2.1 Khái niệm
Theo Philip Kotler chiến lược là hệ thống luận điểm logic, hợp
lý, làm căn cứ chỉ đạo một đơn vị tổ chức tính toán cách giải quyết những nhiệm vụ Marketing của mình Nó bao gồm các chiến lược
cụ thể đối với các thị trường mục tiêu, đối với phức hệ Marketing
và mức chỉ phí cho Marketing
1.2.2 Quy trình các bước xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm
Bước 1: : Xác định thị trường mục tiêu
Bước đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất khi xây dựng một chiến lược Marketing cho sản phẩm mới đó chính là doanh nghiệp
Trang 9phải xác định thị trường mục tiêu một các cụ thể, rõ ràng Việc phân khúc tiếp thị cực kì quan trọng bởi vì không phải sản phẩm nào cũng có thể đáp ứng được toàn bộ nhu cầu mà khách hàng mong muốn Với việc phân tích nhân khẩu học, doanh nghiệp sẽ
xác định được tâm lý, tính cách và hành vi mua sắm của khách
hàng
Bước 2: Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Bằng cách phân tích SWOT, doanh nghiệp sẽ biết được mình
đang ở đâu trên thị trường cũng như nắm bắt được cách mà đối thủ cạnh tranh của mình đang triển khai tiếp thị sản phẩm của họ
Khi đã biết được đối thủ cạnh tranh của mình là ai, doanh nghiệp cần phân tích các tài liệu về tiếp thị của họ từ nội dung, hình thức quảng cáo cho đến chiến lược Marketing, từ đó đánh giá
ưu nhược điểm của mình và xây dựng các chiến lược tiếp thị sản
phẩm hiệu quả hơn
Bước 3: Đặt mục tiêu cho sản phẩm
Khi tiến hành tiếp thị sản phẩm ra ngoài thị trường, doanh nghiệp cần đặt mục tiêu về thị phần và doanh thu mà mình sẽ chiếm được trong khoảng vài năm tới là như thế nào Việc đặt mục tiêu cần lưu ý về tính khả thi và khả năng thực hiện được để quá trình xây dựng chiến lược Marketing một cách hiệu quả, dễ dàng hơn
Bước 4: Lựa chọn kênh truyền thông
Sau khi đã có một kế hoạch triển khai mục tiêu một cách cụ thể, bước tiếp theo là cần lựa chọn kênh truyền thông để quảng bá sản phẩm của mình đến với đối tượng khách hàng tiềm năng Dựa
Trang 10vào phân tích thị trường và khách hàng, doanh nghiệp sẽ biết được nhóm khách hàng mà mình cần tập trung đến từ đâu và họ mong muốn gì, từ đó chọn được kênh phù hợp cho chiến lược Marketing
sản phẩm mới của mình
Bước 5: Thiết lập ngân sách Marketing
Với mỗi một chiến lược Marketing, doanh nghiệp cần phải xây dựng được ngân sách phù hợp nhằm mục đích tiết kiệm tối đa ngân sách chỉ trả mà vẫn mang lại giá trị cao cho tổ chức
Bước 6: Triển khai chiến lược và theo dõi
Khi triển khai chiến lược Marketing cho sản phẩm mới, doanh nghiệp cần đưa ra chỉ tiêu để đo lường kết quả thực hiện theo từng giai đoạn để nắm bắt rõ ràng nhất công việc mà mình thực hiện có mang lại giá trị cho doanh nghiệp hay không Một số công việc mà doanh nghiệp cần thực hiện ở giai đoạn này bao gồm: Thu thập phản ứng và ý kiến của khách hàng, đánh giá các mục tiêu KPI với kết quả đạt được, đo lường hiệu quả chiến dịch Marketing và đưa
ra những phương án điều chỉnh cho phù hợp
1.2.3 Lợi ích của việc xây dựng chiến lược Marketing cho sản
phẩm
Để phát triển một sản phẩm mới đòi hỏi doanh nghiệp phải
bỏ ra rất nhiều thời gian để nghiên cứu thị trường và phân tích tâm
lý của khách hàng, từ đó xây dựng ra những tính năng sản phẩm
nhằm đáp ứng nhu cầu mà khách hàng quan tâm Lúc này, điều
mà doanh nghiệp cần chính là một chiến lược tiếp thị sản phẩm mới ra ngoài thị trường hiệu quả
Trang 11Lợi ích đầu tiên đó là nâng cao vị thế thương hiệu Một sản
phẩm có thể đáp ứng được mong muốn, yêu cầu từ khách hàng
vậy thì khi tiếp thị chúng đến được tau khách hàng thì uy tín của doanh nghiệp sẽ được nâng cao một cách rõ rệt, từ đó mang lại những giá trị lợi nhuận cho doanh nghiệp trong tương lai
Lợi ích thứ hai đó là tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng Một chiến lược Marketing cho sản phẩm mới hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu mà mình đang hướng đến
Khi đã có thể tiếp cận nhiều khách hàng thông qua chiến
lược tiếp thị, truyền thông, doanh nghiệp sẽ có thể gia tăng hoạt động bán hàng của tổ chức từ đó đạt được hiệu quả cao trong doanh thu
Chương 2: Phân tích thị trường và lập kế hoạch Marketing
của sữa hữu cơ Koita
2.1 Tổng quan về sản phẩm
2.1.1 Giới thiệu sản phẩm sữa hữu cơ Koita
Sữa Koita là thương hiệu sữa hữu cơ được sản xuất tại nước Ý
và được nhập khẩu chính ngạch bởi công ty Bgroup Người sáng lập Koita đã đi đến Bờ Đông, Trung Tây và Bờ Tây của Mỹ, Anh, khắp châu Âu và thậm chí cả khu vực Trung Đông để tìm nơi sản
xuất loại sữa hữu cơ cao cấp chất lượng nhất và cuối cùng họ đã
chọn nước Ý Được ra mắt từ năm 2013 và hiện đang có mặt tại 11 nước, Koita luôn nỗ lực làm việc để mang đến sự hài lòng cho khách hàng
Trang 12
“Sữa tươi hữu cơ Koita đến từ đàn bò ăn cỏ hạnh phúc, được sản xuất trên vùng đất nông nghiệp tươi tốt màu mỡ của Ý, với vị ngon lành và giàu dinh dưỡng!” Sữa tươi Koita được sản xuất theo quy trình chứng nhận hữu cơ nghiêm ngặt của Châu Âu (EU Organic) - một trong những cơ quan chứng nhận đáng tin cậy trên
thế giới Được sản xuất từ sữa bò tươi nguyên chất từ đàn bò ăn cỏ
- được chăn thả tự do trong môi trường tự nhiên trên trang trại hữu
cơ tại Ý và được đối nhân xử đạo hơn
Sữa tươi Koita hoàn toàn không dùng bột sữa, không chất bảo quản nhân tạo, không có thuốc trừ sâu độc hại, không hormone tăng trưởng và không có kháng sinh tổng hợp Trong khi
đó, sữa tươi hữu cơ Koita cũng giàu dinh dưỡng và đặc biệt còn được bổ sung thêm Vitamin A và Vitamin D3, Vitamin nhóm B đặc biệt B12 giúp hình thành tế bào máu, giúp sản xuất năng lượng, hỗ trợ hệ miễn dịch, tim mạch, tổng hợp DNA và tốt cho hệ thần kinh trung ương Hơn thế, hàm lượng khoảng 35% canxi, 10% sắt trong
Trang 13sữa bổ sung tốt cho cơ thể mỗi ngày cùng với hàm lượng chất xơ
góp phần cải thiện đường tiêu hóa Ngoài ra, sữa Koita thân thiện
với môi trường hơn theo nhiều cách, như đóng gói bằng giấy
TetraPark chứ không phải bằng nhựa, không dùng ống hút nhựa,
và trang trại hữu cơ tại Ý sử dụng ít nước hơn so với các trang trại nhân tạo khác
2.1.2 Giá trị mang lại cho cộng đồng
Những người sáng lập Koita chia sẻ: Một phần lợi nhuận của
họ sẽ chia sẻ cho các tổ chức phi lợi nhuận ở địa phương Vì vậy, một phần trong số tiền của mỗi khách hàng mua sữa Koita sẽ được
chuyển đến các tổ chức từ thiện khác nhau
“Eat good - Feel good - Do good” là kim chỉ nam xuyên suốt
quá trình hình thành và phát triển của Koita Tạm hiểu là khi chúng
ta ăn những gì ngon và lành mạnh, chúng ta sẽ cảm thấy khỏe
khoắn, cảm thấy tốt và từ đó làm những điều tốt đẹp và có giá trị
Trang 14cho cuộc sống Vì vậy, bằng cách giữ cho gia đình bạn khỏe mạnh với sữa Koita, bạn cũng sẽ tự động giúp các gia đình khó khăn
khác có thể làm điều tương tự Từ đó Koita hi vọng sẽ mang đến
niềm vui và hạnh phúc cho tất cả mọi người qua từng giọt sữa Koita rất chú trọng đến bảo vệ môi trường Chính vì vậy, bao
bì sữa Koita là bao bì TetraPark, hoàn toàn có thể tái chế được, phân hủy nhanh, đồng thời không sử dụng ống hút nhựa cũng giảm bớt một lượng lớn rác thải nhựa ra môi trường Koita mong muốn mỗi lần uống sữa hữu cơ Koita, bạn sẽ cảm thấy tự hào vì mình đang góp một phần quan trọng trong chiến dịch bảo vệ môi trường
2.2 Phân tích thị trường
2.2.1 Xác định thị trường mục tiêu của sữa Koita
Sữa Koita có thể lựa chọn một thị trường mục tiêu chủ yếu
dựa trên các đặc điểm của sản phẩm và giá trị thương hiệu Hầu hết những người sử dụng sữa hữu cơ Koita đều là những người tiêu dùng quan tâm đến vấn đề sức khỏe Chất dinh dưỡng và sự thơm
ngon mà sữa hữu cơ đem lại là chìa khóa chạm vào tâm lý mua hàng của người tiêu dùng Bên cạnh đó những người có hứng thú
với những sản phẩm từ hữu cơ, quan tâm đến nguồn gốc của sản
phẩm cũng là nhóm khách hàng mà Koita hướng đến Hay những phụ huynh quan tâm đến dinh dưỡng của con trẻ, những người tiêu dùng thích thú với những sản phẩm đa dạng, những nhóm khách hàng thành đạt và quan tâm đến thương hiệu Koita với mong muốn đem lại những sản phẩm thật sự an toàn và bổ dưỡng tới người tiêu dùng và mong muốn trở thành thương hiệu sữa hữu cơ tốt nhất tại thị trường Việt Nam
Trang 152.2.2 Khách hàng tiềm năng
Như rất nhiều tập đoàn lớn, khách hàng tiềm năng của Koita được phân thành khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp
2.2.2.1 Khách hàng cá nhân
Trong một thị trường đã quá nhiều đối thủ thì ngay từ đầu Koita phải xác định được sự khác biệt của mình nằm ở đâu, Koita
hướng tới những người quan tâm và có nhu cầu đối với sữa sạch,
sản phẩm từ thiên nhiên và chất lượng như: Những người phụ nữ quan tâm đến sức khỏe gia đình, các gia đình có mức thu nhập khá trở lên và đặc biệt là trẻ em Với đối tượng cụ thể như vậy, Koita cũng xây dựng được thương hiệu phát triển theo hướng sang trọng
và hiện đại Để đạt được kết quả đó, Koita đã xây dựng một chiến lược dài hơi, luôn thay đổi, cập nhật để phù hợp với xu hướng của người tiêu dùng Sản phẩm không chỉ đạt yêu cầu về hương vị mà
còn phải đảm bảo giá trị dinh dưỡng đạt chuẩn
2.2.2.2 Khách hàng doanh nghiệp
Về khách hàng mục tiêu doanh nghiệp của Koita có phần
phong phú hơn Đầu tiên, Koita cung cấp sản phẩm cho những cửa hàng đại lý, các siêu thị phân phối các sản phẩm của Koita Nhưng
so với nhóm khách hàng tiêu thụ thì nhóm khách hàng này Koita
có những cam kết, hợp đồng về giá bán, phần trăm lời lãi, thưởng
hoa hồng,
2.2.3 Đối thủ cạnh tranh
2.2.3.1 Các đối thủ cạnh tranh trong ngành
Trang 16Ngày nay không ít các doanh nghiệp sữa đã có mặt lâu đời tại Việt Nam như Vinamilk, TH True Milk, càng ngày càng đang bước chân vào con đường phát triển sữa hữu cơ và sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là điều không thể tránh khỏi Sữa hữu cơ
Koita luôn phấn đấu để tạo ra nhiều dòng sản phẩm mới chiếm ưu
2GAM
thể trong thị trường sữa Việt Nam
Thương hiệu sữa hữu cơ Horizon Organic - đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Koita Đây là thương hiệu sữa hữu cơ đầu tiên tại Mỹ,
với hơn 25 năm đi đầu và phát triển, liên kết với 700 trang trại,
khẳng định vị thế quan trọng của ngành sữa hữu cơ Mỹ Sản phẩm của Horizon Organic có chứng nhận hữu cơ của tổ chức uy tín nhất thế giới là Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ USDA Được đóng gói trong bao
bì tiên tiến giúp giữ nguyên dưỡng chất và vị thơm ngon của sữa
Tuy nhiên sản phẩm chưa đẩy mạnh công tác truyền thông ở thị
trường Việt Nam, độ nhận diện sản phẩm còn hạn chế Với mức giá
Trang 17trung bình khoảng 56.000VNĐ/hộp 236ml và được phân phối tại
hầu hết các siêu thị Coopmart, Vinmart hay các trang thương mại
điện tử như Lazada, Shopee, Horizon là thương hiệu sữa được nhiều người tin tưởng ở thị trường nước ngoài
j ngọt từ sữa hữu cơ tự nhiên,
khỏe thanh nhẹ từ thiên nhiên
Organic Daioni là nhãn hiệu sữa hữu cơ đạt chứng nhận tiêu
chuẩn Organic của Anh Quốc Sản phẩm được thu hoạch từ đàn bò
hạnh phúc chăn thả trên cánh đồng màu mỡ, khí hậu trong lành ở miền Tây xứ Wales mang lại dòng sữa tươi sạch, dinh dưỡng Daioni được chứng nhận bởi tổ chức chứng nhận hữu cơ có thẩm
quyền lớn nhất của Liên minh Châu Âu - The Soil Với mức giá
trung bình khoảng 38.000VNĐ/hộp 200ml thì đây là mức giá tương
đối cao Đây là thương hiệu được nhiều người tin dùng từ sớm và
được yêu thích ở các trường học nước ngoài Truyền thông tương đối tốt so với các đối thủ cạnh tranh, tuy nhiên chưa được liên tục,
độ nhận diện sản phẩm trong lòng người tiêu dùng vẫn còn thấp
Trang 18JIIIIIIIlI
Vinamilk là thương hiệu sữa lớn ở Việt Nam với lịch sử ohast triển bền vững trong hàng chục năm và luôn nỗ lực cải thiện
nguồn cung để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng Là
doanh nghiệp tiên phong nên Vinamilk đang có lợi thế hơn các đối thủ cạnh tranh trong ngành, khi mà Vinamilk sở hữu một hệ thống
nhà máy đạt tiêu chuẩn quốc tế và đã cho ra mắt nhiều sản phẩm cao cấp phù hợp với nhu cầu của thị trường Vinamilk đang là cái
tên chiếm lĩnh phần lớn thị trường sữa trong nước với đa dạng các
mặt hàng sản phẩm Có thể nới Vinamilk đang là đối thủ cạnh
tranh lớn nhất đối với Koita, khi Vinamilk đã cho ra mắt dòng sữa tươi hữu cơ Một lốp 4 hộp sữa với dung tích 180ml chỉ có giá dao động trong khoảng 35.000 - 50.000VNĐ - một mức giá người dân hoàn toàn có thể chỉ trả được mà không cần phải đắn đo so với mức giá của Koita khoảng 50.000VNĐ/hộp 200ml và khoảng 85.000 - 100.000VNĐ/hộp 1L
2.2.3.2 Các sản phẩm thay thế
Trang 19Những đồ uống, sản phẩm tốt cho sức khỏe, lành mạnh và giàu chất dinh dưỡng bao gồm rất nhiều loại đồ uống với nhiều
mùi vị khác nhau những đều có nguồn gốc hữu cơ, thực vật, nguyên liệu tự nhiên có lợi cho sức khỏe như: nước uống trái cây nguyên chất, trà detox, sinh tố, sữa giàu protein từ thực vật hay smoothie, ngũ cốc dinh dưỡng cũng là đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn của sữa hữu cơ Koita
2.2.4 Xu hướng thị trường hiện nay
Xu hướng tiêu dùng xanh thúc đẩy sự phát triển của thị trường sữa hữu cơ Những người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, do đó họ lựa chọn những sản phẩm
có nguồn gốc thực vật thay vì động vật Sữa hữu cơ có nhiều lợi ích cho hệ miễn dịch, hệ tim mạch, hệ tiêu hóa Sự phát triển của thời đại ngày càng mạnh mẽ, người tiêu dùng càng nhận thức rõ hơn
về tầm quan trọng của dinh dưỡng và tác động của chế độ ăn uống đến sức khỏe Họ lựa chọn những sản phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao và lành mạnh cho sức khỏe Với sự đa dạng hóa trong sản phẩm sữa hữu cơ Koita, thị trường sữa ngày càng trở nên phong phú Người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn, tạo ra sự kích thích mua hàng