1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận thực hành công tác Đội thiếu niên tiền phong hồ chí minh

22 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 2,1 MB

Nội dung

sự phát triển dần dần và đi tới sự phát triển một cách toàn diện về nhân cách, về lối sống, về nhận thức… chính là việc bảo đảm cho trẻ em có được các quyền cơ bản như quyền được có tên

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP

TIỂU LUẬN THỰC HÀNH CÔNG TÁC ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH

Trang 2

sự phát triển dần dần và đi tới sự phát triển một cách toàn diện về nhân cách, về lối sống, về nhận thức… chính là việc bảo đảm cho trẻ em có được các quyền cơ bản như quyền được có tên và quốc tịch; quyền được bảo vệ và chăm sóc; quyền không bị cách ly khỏi cha mẹ; quyền được chăm sóc sức khoẻ; quyền được học hành; quyền được sống trong môi trường lành mạnh; quyền được thông tin; quyền được giải trí; quyền được hội họp; quyền được bảo vệ chống lại sự ngược đãi…

Công ước quốc tế về quyền trẻ em năm 1989 là điều ước quốc tế đa phương phản ánh tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ quyền trẻ em cũng như sự quan tâm của các quốc gia đối với thế hệ trẻ Lần đầu tiên, Công ước về quyền trẻ em đã khái quát được các khía cạnh của quyền trẻ em và xác định rõ nghĩa vụ của các quốc gia trong việc bảo đảm quyền của trẻ

em và mỗi quan hệ giữa quyền trẻ em với quyền con người nói chung.

1 Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em (UNCRC)

1.1 Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em là gì?

Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em, hoặc UNCRC, (UNCRC) là cơ

sở cho tất cả các công việc của UNICEF Đây là tuyên bố đầy đủ nhất vềquyền trẻ em từng được tổ chức đưa ra và là hiệp ước quốc tế về quyền conngười được phê chuẩn rộng rãi nhất trong lịch sử

1.2 Điều gì làm Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền Trẻ em trở nên đặc biệt?

Trang 3

Công ước có 54 điều khoản bao gồm tất cả các khía cạnh của cuộc sốngcủa trẻ và đặt ra các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa màtất cả trẻ em ở khắp mọi nơi đều được hưởng Nó cũng giải thích cáchngười lớn và chính phủ phải làm việc cùng nhau để đảm bảo tất cả trẻ emđều có thể được hưởng tất cả các quyền của mình.

Công ước phải được nhìn nhận một cách tổng thể: tất cả các quyền của trẻ

em đều liên kết với nhau và không có quyền nào là quan trọng hơn quyềnkhác Quyền được nghỉ ngơi và vui chơi (Điều 31) và quyền tự do ngônluận (Điều 13) có tầm quan trọng như quyền được an toàn khỏi bạo hành(Điều 19) và quyền được giáo dục (Điều 28)

Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em cũng là hiệp ước nhân quyềnđược phê chuẩn rộng rãi nhất trên thế giới - thậm chí nó được các tổ chứcphi chính phủ chấp nhận, như Quân đội Giải phóng Nhân dân Sudan(SPLA), một phong trào nổi dậy ở Nam Sudan Tất cả các quốc gia thànhviên LHQ ngoại trừ Hoa Kỳ đã phê chuẩn Công ước Công ước có hiệu lựctại Việt Nam vào ngày 20 tháng 12 năm 1990

Có bốn điều trong công ước về quyền trẻ em được coi là đặc biệt Nhữngđiều này được coi là những "Nguyên tắc chung" và giúp diễn giải tất cả cácđiều khác, cũng như đóng vai trò cơ bản trong việc hiện thực hiện tất cả cácquyền trong Công ước dành cho tất cả trẻ em Cụ thể:

1 Không phân biệt đối xử (Điều 2)

2 Lợi ích tốt nhất của trẻ (Điều 3)

3 Quyền tồn tại và phát triển cuộc sống (Điều 6)

4 Quyền được lắng nghe (Điều 12)

1.3 Tầm quan trọng của Công ước và các quyền lợi cụ thể của trẻ em

Ngay trong phần Lời nói đầu của Công ước về quyền trẻ em năm 1989 đãnhắc lại khẳng định trong Tuyên ngôn thế giới về quyền con người mà Liênhợp quốc đã công bố rằng “trẻ em có quyền được chăm sóc và giúp đỡ đặc

Trang 4

biệt và tin tưởng rằng gia đình với tư cách là nhóm xã hội cơ bản và môitrường tự nhiên cho sự phát triển và hạnh phúc của tất cả các thành viêntrong gia đình, đặc biệt là trẻ em cầm có sự bảo vệ và giúp đỡ cần thiết để

có thể đảm đương đầy đủ trách nhiệm của mình trong cộng đồng và để pháttriển đầy đủ và hài hoà nhân cách của mình, trẻ em cần được lớn lên trongmôi trường gia đình, trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và cảmthông” Phần lời nói đầu của Công ước xác định lý do để bảo vệ các quyềntrẻ em là vì “do còn non nớt về thể chất và trí tuệ, trẻ em cần được chămsóc và bảo vệ đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý trước cũngnhư sau khi ra đời” Theo quy định của Điều 1 của Công ước thì trẻ em làngười có độ tuổi dưới 18, trừ trường hợp pháp luật áp dụng đối với trẻ em

đó có quy định độ tuổi sớm hơn Với khẳng định trong phần Lời nói đầu,các quốc gia thành viên tiếp tục khẳng định một cách cụ thể, chi tiết hơncác quyền của trẻ em, gồm các quyền cụ thể như:

1 Quyền về không phân biệt đối xử đối với trẻ em Nguyên tắc cơ bản

của Công ước là mọi trẻ em phải được hưởng quyền của mình dù là gái haytrai, giàu hay nghèo, khoẻ mạnh hay ốm đau, khuyết tật, đa số hay thiểu số,theo tôn giáo hay không tôn giáo…

2 Quyền được có họ tên và quốc tịch Trẻ em có quyền được đăng ký lập

tức khi sinh ra, và có quyền có họ tên và có quốc tịch ngay từ khi ra đời

3 Quyền được bảo vệ và chăm sóc Vì chưa đạt đến sự trưởng thành về

mặt thể chất và trí tuệ, trẻ em cần phải được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt,trước cũng như sau khi ra đời Các bậc cha mẹ là những người chịu tráchnhiệm chính trong việc nuôi nấng và giáo dục con cái của mình, cung cấpcho các em cơm ăn áo mặc Khi làm việc vắng nhà, chúng ta cần phải lothu xếp sao cho trẻ em luôn được người lớn có trách nhiệm trông nom,hoặc đưa các em đến nhà trẻ, trường học để các em được an toàn và chămsóc tốt

Trang 5

4 Quyền không bị cách ly khỏi cha mẹ Trong trường hợp trẻ sống riêng

với cha hoặc mẹ của mình, các em có quyền gặp gỡ với người cha hayngười mẹ mà các em không được sống chung Nếu vì một lý do nào đó màmột trong hai người đang ở nơi khác, trẻ em có quyền được biết nơi ở vàtình hình của cha, mẹ mình Khi cha mẹ không sống với con mình, họ cầnphải chu cấp cho các em một khoản tiền trợ cấp đảm bảo cho các em cuộcsống đầy đủ

5 Quyền được chăm sóc sức khoẻ Các bậc cha mẹ cần phải chăm sóc

sức khoẻ của con cái mình, giữ cho các em luôn sạch sẽ, được tiêm phòng

và trong trường hợp các em bị ốm đau, được đưa tới các trung tâm y tế, nơi

có điều kiện chăm sóc sức khoẻ cho các em

6 Quyền được học hành Trẻ em cần nhận được sự giáo dục cần thiết,

được giúp đỡ để phát triển tốt về thể chất, trí tuệ và xã hội, trở thành ngườicông dân có trách nhiệm và biết tôn trọng những quyền của người khác

7 Quyền trẻ em trong trường học Nghĩa vụ của thầy cô giáo là lên lớp

và giảng dạy tốt, khi uốn nắn trẻ em không được làm tổn hại đến các em,không được xúc phạm trẻ em Các bậc cha mẹ cần phối hợp với nhà trườngtrong việc giám sát để đảm bỏ điều này được thực hiện

8 Quyền được sống trong môi trường lành mạnh Trẻ em có quyền

được sống và hưởng một môi trường lành mạnh và tự nhiên Để có đượcđiều này, người lớn phải có trách nhiệm hướng dẫn và giáo dục các em biếtgiữ gìn thiên nhiên, nguồn nước, bầu không khí, cây cối và các loài vật

9 Quyền được giải trí Trẻ em có quyền được vui chơi, giải trí và tham

gia vào bất kỳ một hoạt động nào cần thiết cho sự hình thành và phát triểnnhân cách và thể chất của các em

10 Quyền được thông tin Trẻ em có quyền được đọc sách báo, xem các

chương trình truyền hình và nghe các chương trình phát thanh phù hợp với

Trang 6

lứa tuổi của các em Các bậc cha mẹ cần biết con cái mình đọc gì và xem

gì, để hướng dẫn các em tránh đọc và xem những điều làm cho các em sợhãi, nhầm lẫn hoặc làm hại đến các em

11 Quyền được tổ chức hội họp Trẻ em cũng có quyền được tự do kết

giao và tập hợp nhau theo những nhóm bạn cùng chung sở thích, cũng như

tổ chức những cuộc họp mang tính chất hoà bình

12 Quyền được tự do bày tỏ ý kiến Trong tất cả mọi quyết định có ảnh

hưởng đến trẻ em được đưa ra trong gia đình, trường học, toà án, bệnh việnhay tại bất kỳ một cơ quan nào khác, người lớn cần lắng nghe ý kiến của trẻ

em và làm những điều tốt nhất cho các em

13 Quyền được bảo vệ chống lại sự ngược đãi Không ai được phép làm

tổn hại đến trẻ em Nghĩa vụ của chúng ta là tôn trọng và bảo vệ các em.Không ai được ngược đãi trẻ em trai và gái về mặt thể chất, bằng ngôn ngữhoặc tình cảm, kể cả cha, mẹ, thầy cô giáo hay những người chăm sóc trẻ

Ai xâm hại về thể chất và tinh thần, làm tổn thương hoặc gây thương tíchcho một bé trai hay gái là người phạm tội

14 Quyền được bảo vệ chống lại sự lạm dụng tình dục Các bậc cha mẹ

có nghĩa vụ bảo vệ con cái của mình tránh mọi nguy cơ bị xâm hại tình dụcdưới mọi hình thức khác nhau (từ những lời nói bóng gió, những cái vuốt

ve mơn trớn, tiếp xúc bằng tay đến những sự phô diễn xấu xa và hành vicưỡng dâm) Không một ai, kể cả cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, anh em, họhàng, thầy cô giáo, hàng xóm, hay những người xa lạ với gia đình, có thểlạm dụng và xâm hại trẻ em về mặt tình dục

15 Quyền được nhận làm con nuôi Trẻ em vì một nguyên nhân nào đó

không có cha mẹ, đều có quyền có một gia đình và được nhận làm con nuôidưới hình thức hợp pháp Cấm mọi hành vi mua bán trẻ em Hãy nhớ rằngbuôn bán trẻ em là một tội ác

Trang 7

16 Quyền được nhận sự chăm sóc đặc biệt Những trẻ em không thể

nhìn, không thể nghe, phải dùng xe đẩy, nạng hay máy móc hỗ trợ; chậmphát triển hay có bệnh về mặt tinh thần, đều có quyền được mọi người yêuquý, chăm sóc, tôn trọng, được phục hồi chức năng và tạo điều kiện để làmviệc bởi vì các em có giá trị cho chính bản thân mình, tuỳ theo khả năngsẵn có của các em Các bậc cha mẹ cần phải tìm kiếm và nhận sự trợ giúpcũng như các thông tin cần thiết

17 Quyền được bảo vệ chống lại sự bóc lột Cấm lợi dụng trẻ em, buộc

các em đi làm ăn xin, hoặc làm việc vì lợi ích riêng của người lớn Đâychính là hình thức bóc lột trẻ em Không một ai có quyền làm điều đó, kể

cả các bậc cha mẹ

18 Quyền được bảo vệ khỏi bị bóc lột về kinh tế Trẻ em gái và trai từ

đủ 15 tuổi trở lên do nhu cầu cần phải lao động sớm, phải có chế độ làmviệc đặc biệt, chỉ làm những công việc nằm trong khả năng của mình, tạinơi không nguy hiểm và không độc hại Các em cần phải được lĩnh mộtkhoản tiền lương hợp lý để sử dụng cho nhu cầu của mình và phải có thờigian để các em học tập, vui chơi giải trí

19 Trẻ em và cuộc sống nội trú Vì một lý do nào đó mà trẻ em phải sống

nội trú trong bệnh viện hoặc trung tâm giáo dưỡng thì có quyền được đối

xử tốt, được giải thích vì sao các em ở đó và khi nào các em được ra, đượctôn trọng về mặt nhân phẩm, được thương yêu và tạo mọi cơ hội để pháttriển và nâng cao trình độ

20 Bảo vệ trẻ em chống mọi hình thức tra tấn và đối xử tàn tệ Cấm

mọi hành vi làm nhục, đối xử dã man và vô nhân đạo đối với trẻ em nhưđốt, trói, đánh đập bằng gậy gộc và những vật dụng khác Người lớn cónghĩa vụ phải bảo vệ các em và tố cáo với các nhà chức trách khi biết được

ai đó đang phạm tội ác này

Trang 8

21 Khi trẻ em có hành vi vi phạm pháp luật Luật pháp quy định, không

một trẻ em nào có thể bị bắt hay bị tạm giam, tạm giữ trong đồn cảnh sáthoặc nhà tạm giữ nếu chưa có quyết định tạm giam, tạm giữ của cơ quanNhà nước có thẩm quyền Không trẻ em nào có thể bị coi là có tội và phảichịu hình phạt khi chưa có phán quyết của Toà án

22 Bảo vệ trẻ em trước nạn ma tuý Các bậc cha mẹ hay người giám hộ

phải luôn cảnh giác, phải giáo dục và hướng dẫn trẻ em nhằm ngăn ngừaviệc các em tiêu thụ và sử dụng ma tuý, thuốc lá, rượu và bất kỳ sản phẩmnào khác làm hại đến sức khoẻ của các em

Có thể nói Công ước quyền trẻ em năm 1989 đã bao quát được tất cả cáckhía cạnh của quyền trẻ em Ngoài lời nói đầu, nội dung của Công ước gồm

3 phần với 54 điều khoản Đặc biệt trong Phần I, bên cạnh định nghĩa, cácnguyên tắc chung của việc bảo vệ quyền trẻ em, Công ước còn đề cập cácbiện pháp bảo vệ đối với trẻ em tị nạn, trẻ em trong khu vực có xung độtquân sự, trẻ em bị bóc lột và trẻ em thuộc dân tộc thiểu số

Để thực thi Công ước, Điều 43 của Công ước quyền trẻ em năm 1989 quyđịnh thành lập Uỷ ban về quyền trẻ em nhằm xem xét sự tiến bộ mà cácquốc gia thành viên đạt được trong việc thực hiện các nghĩa vụ mà họ đãcam kết thông qua các báo cáo định kỳ Đồng thời theo Điều 45, bên cạnh

Uỷ ban về quyền trẻ em thì các cơ quan chuyên môn, UNICEF và các tổchức khác thuộc Liên hợp quốc cũng có thẩm quyền giám sát, giúp đỡ cácquốc gia thành viên trong quá trình thực hiện Công ước

2 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

Luật trẻ em gồm 07 chương với 106 điều, bao gồm: Chương I - Những quyđịnh chung (từ Điều 1 đến Điều 11); Chương II - Quyền và bổn phận củatrẻ em (từ Điều 12 đến Điều 41), Chương III - Chăm sóc và giáo dục trẻ em(từ Điều 42 đến Điều 46); Chương IV - Bảo vệ trẻ em (từ Điều 47 đến Điều

Trang 9

73); Chương V - Trẻ em tham gia vào các vấn đề về trẻ em (từ Điều 74 đếnĐiều 78); Chương VI - Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục,gia đình, cá nhân trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em (từĐiều 79 đến Điều 102); Chương VII-Điều khoản thi hành (từ Điều 103 đếnĐiều 106).

Luật trẻ em năm 2016 có những nội dung và điểm mới cơ bản như sau:

1 Về tên gọi: Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được đổi thành

Luật Trẻ em; tên gọi mang tính chất khái quát, có phạm vi rộng, cho phépchứa đựng được đầy đủ hơn các nội dung hoạt động liên quan quyền trẻem

2 Khái quát nội dung

Chương I - Những quy định chung

- Về khái niệm trẻ em: Luật quy định “trẻ em là người dưới 16 tuổi”, quyđịnh này có nghĩa mở rộng đối tượng áp dụng của Luật không chỉ trẻ em làcông dân Việt Nam mà còn bao gồm cả trẻ em là người nước ngoài khôngphải công dân Việt Nam nhưng đang cư trú tại Việt Nam

- Về Giải thích từ ngữ: Luật đưa ra 11 khái niệm liên quan đến các quyđịnh trong Luật, đặc biệt là các khái niệm mới về bảo vệ trẻ em như: Chămsóc thay thế; Người chăm sóc trẻ em; xâm hại trẻ em, xâm hại tình dục trẻ

em, bạo lực trẻ em; bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em; giám sát việc thực hiện quyền trẻ

em

- Về trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt: Luật quy định 14 nhóm trẻ em có hoàncảnh đặc biệt, trong đó có bổ sung các nhóm mới như: trẻ em bị tổn hạinghiêm trọng về thể chất và tinh thần do bị bạo lực; trẻ em bị bóc lột; trẻ

em bị mua bán; trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bệnh phải điều trị dàingày thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo; trẻ em di cư, trẻ em lánh nạn, tịnạn chưa xác định được cha mẹ hoặc không có người chăm sóc

Trang 10

- Về nguyên tắc thực hiện quyền trẻ em: Luật quy định “Khi xây dựngchính sách, pháp luật tác động đến trẻ em, phải xem xét ý kiến của trẻ em

và của các cơ quan, tổ chức có liên quan; bảo đảm lồng ghép các mục tiêu,chỉ tiêu về trẻ em trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốcgia, ngành và địa phương”

- Về những hành vi bị nghiêm cấm: Luật quy định cụ thể và bổ sung về cáchành vi bị nghiêm cấm như tước đoạt quyền sống của trẻ em; cản trở trẻ emthực hiện quyền và bổn phận của mình; công bố, tiết lộ thông tin về đờisống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em; không thực hiện trách nhiệm hỗtrợ trẻ em có nguy cơ hoặc đang trong tình trạng nguy hiểm,…

- Về nguồn lực: Luật quy định rõ việc ưu tiên nguồn lực để thực hiện quyềntrẻ em và bảo vệ trẻ em, bao gồm cả nguồn tài chính và nguồn nhân lực.Tháng hành động vì trẻ em vào tháng 6 hằng năm và Quỹ Bảo trợ Trẻ emcũng được quy định trong Luật để thúc đẩy phong trào toàn dân chăm sóc,giáo dục và bảo vệ trẻ em và vận động nguồn lực cho trẻ em

3 Chương II - Quyền và bổn phận của trẻ em (điều 12 đến điều 46).

Luật quy định 25 nhóm quyền của trẻ em như quyền sống; quyền bí mậtđời sống riêng tư; quyền được sống chung với cha, mẹ; quyền được chămsóc thay thế và nhận làm con nuôi; quyền được bảo vệ để không bị xâm hạitình dục, không bị bóc lột sức lao động, không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc,không bị mua, bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạn; quyền được đảm bảo ansinh xã hội; quyền được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội;quyền của trẻ em không quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn… Các bổn phậncủa trẻ em đối với gia đình, nhà trường, cộng đồng, đất nước và chính bảnthân các em được quy định cụ thể trong Luật phù hợp với chế định về nghĩa

vụ công dân của Hiến pháp năm 2013, Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên,nhi đồng và phù hợp với yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng con người Việt Namtrong bối cảnh mới

Trang 11

4 Chương III - Chăm sóc và giáo dục trẻ em: Luật quy định tổng quát về

chính sách của nhà nước để bảo đảm về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em;chăm sóc sức khỏe; giáo dục; bảo đảm điều kiện vui chơi, giải trí, hoạtđộng văn hóa, nghệ thuật, thể thao, du lịch và thông tin, truyền thông chotrẻ em Đây là căn cứ quan trọng để xây dựng, thực hiện các chính sách vềquyền trẻ em trong thực tế

5 Chương IV- Bảo vệ trẻ em (Điều 42 đến Điều 46)

Nội dung các điều quy định về bảo vệ trẻ em trong Luật trẻ em hầu nhưhoàn toàn mới so với Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004.Luật trẻ em quy định cụ thể các nội dung về ba cấp độ bảo vệ trẻ em(phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp) và trách nhiệm thực hiện; cơ sở cung cấpdịch vụ bảo vệ trẻ em; chăm sóc thay thế; các biện pháp bảo vệ trẻ emtrong quá trình tố tụng, xử lý vi phạm hành chính, phục hồi và tái hòa nhậpcộng đồng Các biện pháp phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp được quy định cụthể, cùng với trách nhiệm thực hiện của các cơ quan, tổ chức, gia đình, cánhân trong việc bảo vệ trẻ em Luật quy định các loại hình cơ sở cung cấpdịch vụ bảo vệ trẻ em ở cả ba cấp độ, không chỉ dừng lại ở việc can thiệpđối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt Tại điều 53 quy định cụ thể tráchnhiệm của người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã Quy định về chăm sócthay thế nhằm đảm bảo trẻ em được sống trong môi trường gia đình vàđược chăm sóc thay thế khi bị mất môi trường gia đình hoặc không thểsống cùng cha đẻ, mẹ để vì sự an toàn và lợi ích tốt nhất của trẻ em Tạimục 4 Chương IV quy định các biện pháp bảo vệ trẻ em trong quá trình tốtụng, xử lý vi phạm hành chính, phục hồi và tái hòa nhập cộng đồng Nộidung này được xây dựng trên cơ sở hệ thống hóa các nguyên tắc áp dụngđối với người chưa thành niên trong quá trình tố tụng và xử lý vi phạmhành chính được quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành, đồng thời

bổ sung các nguyên tắc được quy định tại Công ước của Liên hợp quốc về

Ngày đăng: 24/12/2024, 16:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w