1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận cuối kỳ Động cơ Đốt trong f1 Đề tài hệ thống nhiên liệu Động cơ xăng

68 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hệ Thống Nhiên Liệu Động Cơ Xăng
Tác giả Nhóm 3
Người hướng dẫn Ths. Cao Đào Nam
Trường học Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải
Chuyên ngành Cơ Khí
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 14,87 MB

Nội dung

- Lượng hỗn hợp xăng và không khí vào các xylanh phải đồng đềunhau 2.2 Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống nhiên liệu động cơ xăng a.. Nguyên lí làm việc của hệ thống nhiê

Trang 1

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ XĂNG

Giáo viên hướng dẫn : Ths CAO ĐÀO NAM

Nhóm thực hiện : NHÓM 3

Lớp: CO21

TP Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 12 năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC 2

LỜI NÓI ĐẦU 4

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ NHIÊN LIỆU XĂNG 5

1.1 Khái quát về nhiên liệu xăng 5

1.1.1 Khái niệm và nguồn gốc của xăng 5

1.1.2 Tính chất cơ bản của xăng 5

1.2 Hỗn hợp công tác của động cơ xăng 6

1.2.1 Khái niệm hỗn hợp 6

CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU 7

ĐỘNG CƠ XĂNG 7

2.1 Nhiệm vụ của hệ thống nhiên liệu động cơ ô tô 7

2.2 Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống nhiên liệu động cơ xăng 7

2.3 Quy trình yêu cầu kỹ thuật tháo lắp hệ thống nhiên liệu động cơ xăng 13

2.4 Tháo lắp hệ thống nhiên liệu động cơ xăng 14

2.5 Nhận dạng và kiểm tra bên ngoài các bộ phận và các chi tiết 14

CHƯƠNG 3: BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU 16

ĐỘNG CƠ XĂNG 16

3.1 Mục đích yêu cầu 16

3.2 Quy trình bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu động cơ xăng 16

3.3 Bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu động cơ xăng 16

3.3.1 Bảo dưỡng Lọc xăng: 16

3.3.2 Bảo dưỡng thùng chứa xăng: 17

3.3.3 Bảo dưỡng ống dẫn xăng: 17

3.3.4 Bảo dưỡng bộ chế hòa khí: 18

3.3.5 Bảo dưỡng hệ thống phun chính: 18

3.3.6 Bảo dưỡng hệ thống không tải: 19

3.3.7 Bảo dưỡng hệ thống hạn chế tốc độ: 19

3.3.8 Bảo duỡng thường xuyên 20

3.3.9 Bảo dưỡng định kỳ 20

CHƯƠNG 4: SỬA CHỮA BỘ CHẾ HÒA KHÍ 22

4.1 Nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại 22

4.2 Cấu tạo và nguyên lý làm việc của bộ chế hòa khí: 23

4.2.1 Bộ chế hòa khí đơn giản: 23

4.2.2 Các hệ thống chủ yếu của bộ chế hòa khí hiện đại: 24

4.2.3 Bộ chế hòa khí TOYOTA: 32

4.2.4 Bộ chế hòa khí K-88A ắp trên động cơ ZIN-130: 33

Trang 3

4.3 Hiện tượng nguyên nhân hư hỏng thường gặp đối với bộ chế hòa

khí 33

4.4 Quy trình và yêu cầu kỹ thuật sửa chữa bộ chế hòa khí: 34

4.5 Tháo lắp kiểm tra sửa chữa bộ chế hòa khí: 35

4.5.1 Tháo bộ chế hòa khi: 35

4.5.2 Lắp bộ chế hòa khí: 36

4.5.3 Phương pháp tìm mạch xăng trong bộ chế hòa khí: 36

4.5.4 Phương pháp kiểm tra sửa chữa bộ chế hòa khí 37

4.5.5 Kiểm tra điều chỉnh bộ chế hòa khí 40

CHƯƠNG 5: SỬA CHỮA THÙNG CHỨA XĂNG 45

VÀ ĐƯỜNG DẪN XĂNG 45

5.1 Nhiệm vụ yêu cầu của thùng chứa xăng và đường dẫn xăng 45

5.2 Cấu tạo thùng nhiên liệu và nguyên lý làm việc của đường dẫn xăng 45

5.3 Hiện tượng nguyên nhân sai hỏng và phương pháp kiểm tra sửa chữa thùng nhiên liệu và đường dẫn xăng 45

5.4 Kiểm tra sửa chữa thùng nhiên liệu và đường dẫn xăng 46

CHƯƠNG 6: SỬA CHỮA BƠM XĂNG 48

6.1 Bơm xăng kiểu cơ khí 48

6.1.1 Nhiệm vụ yêu cầu và phân loại bơm xăng kiểu cơ khí: 48

6.1.2 Cấu tạo và nguyên lí làm việc của bơm xăng kiểu cơ khí: 48

6.1.3 Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng, phương pháp kiểm tra, sửa chữa các sai hỏng của bơm xăng kiểu cơ khí 50

6.1.4 Quy trình và yêu cầu kỹ thuật tháo lắp bơm xăng cơ khí 51

6.1.5 Sửa chữa bơm xăng kiểu cơ khí 51

6.2 Bơm xăng bằng điện: 54

6.2.1 Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại của bơm xăng bằg điện: 54

6.2.2 Cấu tạo và nguyên lí làm việc của bơm xăng bằng điện: 54

6.2.3 Mạch điện điều khiển bơm xăng bằng điện 56

6.2.4 Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng, phương pháp kiểm tra, sửa chữa các sai hỏng của bơm xăng bằng điện 63

6.2.5 Quy trình và yêu cầu kỹ thuật tháo lắp bơm xăng bằng điện .63

6.2.6 Sửa chữa bơm xăng bằng điện 64

TÀI LIỆU THAM KHẢO 67

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

Hệ thống nhiêu liệu động cơ nói chung và hệ thống nhiêu liệu động cơ xăng nói riêng là một vấn đề cốt lõi trong không chỉ trong ngành ôtô mà nó cũng ảnh hưởng đến rất nhiều ngành khác Hiện nay đất nước ta thì càng ngày càng có nhiều ô tô được sử dụng, điều đó làm cho nguồn nhiêu liệu sử dụng cho ô tô như xăng, dầu diesel càng lúc càng tăng lên.

Để củng cố , nắm vững lý thuyết về nhiêu liệu động cơ và hệ thống nhiêu liệu động cơ, thì nhóm em đã chọn đề tài Hệ thống nhiêu liệu động cơ xăng Với đề tài này, nhóm chúng em rất kỳ vọng sẽ củng cố tốt hơn kiến thức của mình

Trong quá trình thực hiện tiểu luận của môn học này, em luôn được sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của Ths Cao Đào Nam Em xin chân thành cảm ơn Ths Cao Đào Nam đã giúp đỡ em để có thể hoàn thành tiểu luận môn học này một cách tốt nhất.

Nhóm thực hiện Nhóm 3

Trang 6

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ NHIÊN LIỆU XĂNG 1.1 Khái quát về nhiên liệu xăng

1.1.1 Khái niệm và nguồn gốc của xăng

Xăng là hỗn hợp của các hydrocarbon thể lỏng linh động và dễ cháy, có nguồn gốc từ dầu mỏ và được sử dụng làm nhiên liệu cho các động cơ đốt trong Xăng cũng được sử dụng làm dung môi cho dầu và chất béo Bắt nguồn từ một sản phẩm phụ của ngành công nghiệp dầu mỏ (dầu hỏa là sảnphẩm chính), xăng trở thành nhiên liệu được ưa dùng cho xe cộ bởi chúng sản sinh nhiều năng lượng trong buồng đốt và khả năng hòa trộn tốt với không khí

Xăng là một hỗn hợp phức tạp của hàng trăm hydrocarbon khác nhau, hầu hết là bão hòa và chứa từ 4 đến 12 nguyên tử carbon trong một phân tử.Xăng sử dụng trong xe cộ có nhiệt độ sôi chủ yếu ở dải nhiệt giữa 30 đến

200 độ C (85 – 390 độ F), hỗn hợp được điều chỉnh để phù hợp với điều kiện sử dụng theo độ cao và theo mùa Xăng máy bay có tỉ lệ của cả phần ítbay hơi và dễ bay hơi nhỏ hơn so với xăng sử dụng cho xe cộ

Trang 7

1.1.2 Tính chất cơ bản của xăng

- Xăng muốn cháy được trong máy thì phải bay hơi Xăng bay hơi thích

hợp thì sẽ cháy tốt trong máy Nếu xăng bay hơi không thích hợp, máy sẽ không phát huy được hết công suất, hao xăng nhiều và gặp phải những sự

cố kỹ thuật sau: Hiện tượng nghẹt xăng hay nút hơi, hiện tượng ngộp xăng (sặc xăng)

c Tính ổn định hóa học cao

- Khả năng giữ vững bản chất hóa học chống lại ảnh hưởng của môi trườngxung quanh gọi là tính ổn định hóa học của xăng Tính ổn định hóa học củaxăng bị ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố: nhiệt độ, diện tiếp xúc với không khí, độ sạch và khô của vật chứa, mức độ tồn chứa và thời gian tồn chứa Xăng có hàm lượng keo nhựa càng cao thì có tính ổn định hóa học càng thấp

1.2 Hỗn hợp công tác của động cơ xăng

1.2.1 Khái niệm hỗn hợp

- Hỗn hợp cháy là hỗn hợp hoà trộn giữa xăng và không khí

Yêu cầu tỷ lệ hỗn hợp cháy:

* Để đốt cháy hoàn toàn 1 kg xăng cần 15 kg không khí, nên tỷ lệ hỗn hợp 1/15 gọi là hỗn hợp trung bình, có tốc độ cháy khoảng 22 m/s  30 m/s

Hỗn hợp cháy có:

Tỷ lệ 1/15  1/13 gọi là hỗn hợp giàu hay đậm đặc

Tỷ lệ 1/13  1/8 gọi là hỗn hợp quá giàu hay quá đậm đặc

Tỷ lệ 1/15  1/ 17 gọi là hỗn hợp nghèo hay loãng

Tỷ lệ 1/18  1/21 gọi là hỗn hợp quá nghèo hay quá loãng

Hỗn hợp có tỷ lệ > 1/5; < 1/22 không cháy được

Trang 8

CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU

ĐỘNG CƠ XĂNG 2.1 Nhiệm vụ của hệ thống nhiên liệu động cơ ô tô

a Nhiệm vụ:

- Cung cấp hòa khí (hỗn hợp xăng và không khí) sạch, đồng đều về số lượng và thành phần vào các xylanh theo yêu cầu về tốc độ và tải trọng của máy

- Thải sạch khí cháy ra ngoài đảm bảo ô nhiễm môi trường cũng như gây

ồn ở mức thấp nhất

b Yêu cầu:

- Xăng và không khí phải được lọc sạch trước khi hòa trộn với nhau tạo thành hòa khí

- Hỗn hợp xăng và không khí được hòa trộn tốt dưới dạng sương

- Tỷ lệ hỗn hợp xăng và không khí phù hợp theo mọi chế độ làm việc của động cơ

- Lượng hỗn hợp xăng và không khí vào các xylanh phải đồng đềunhau

2.2 Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống nhiên liệu động

cơ xăng

a Sơ đồ cấu tạo: gồm

- Thùng chứa nhiên liệu

- Các đường ống dẫn nhiên liệu

- Hộp thu hồi hơi nhiên liệu (hộp than hoạt tính)

- Lọc nhiên liệu

- Bơm nhiên liệu

- Bộ chế hòa khí

Trang 9

b Nguyên lí làm việc của hệ thống nhiên liệu động cơ xăng

* Thùng chứa nhiên iệu: được chế tạo bằng tôn mỏng hoặc bằng cao su cứng Nó được đặt ở phía sau xe để tránh rò rỉ của nhiên liệu do va chạm Bên trong thùng được chia làm nhiều ngăn ăn thông với nhau để giảm sự dao động của nhiên liệu khi ô tô hoạt động

Lượng nhiên liệu chứa trong thùng phải đủ lớn để ô tô có thể hoạt động một quảng đường dài mà không cần phải tiếp nhiên liệu Ống nhiên liệu cung cấp ra bên ngoài được đặt cách đáy thùng từ 2 ÷ 3 cm để ngăn ngừa các cặn bẩn hoặc nước lẫn lộn trong nhiên liệu đi vào đường ống

* Các đường ống dẫn nhiên liệu

Ở các loại ôtô cũ chỉ có một đường ống dẫn nhiên liệu từ thùng chứa đến lọc nhiên liệu Ôtô ngày nay có 3 đường ống dẫn

- Đường ống dẫn chính nối từ thùng nhiên liệu đến lọc nhiên liệu

- Đường ống nhiên liệu hồi dẫn nhiên liệu từ bơm nhiên liệu hoặc từ bộ chếhòa khí trở về thùng nhiên liệu

- Đường ống chống ô nhiểm dẫn hơi nhiên liệu từ thùng nhiên liệu đến hộp than hoạt tính và ngược lại

Các đường ống dẫn nhiên liệu được cặp với nhau và bố trí dọc theo sườn xe

để tránh sự hư hỏng do sỏi đá trên mặt đường va chạm

* Hộp thu hồi hơi nhiên liệu (Hộp than hoạt tính)

Để tránh hơi nhiên liệu từ thùng nhiên liệu và buồng phao bộ chế hòa khí bay ra bên ngoài môi trường, các ôtô ngày nay được trang bị hệ thống thu hồi hơi nhiên liệu Phần chính là hộp than hoạt tính dùng để hấp thu hơi nhiên liệu, sau đó đưa lượng hơi nhiên liệu này đến đường ống nạp để vào buồng đốt khi động cơ hoạt động Điều này tránh được sự ô nhiểm môi sinh

và tiết kiệm nhiên liệu

Trang 10

Vỏ hộp than hoạt tính bằng cao su cứng, bên trong chứa các hạt than dùng

để hút hơi nhiên liệu Hộp than hoạt tính có 3 đường ống

- Đường ống nối với thùng nhiên liệu Đường này cho phép hơi nhiên liệu

có áp suất cao từ thùng nhiên liệu đến hộp than hoạt tính qua van một chiều

ở giữa Khi trong thùng nhiên liệu có độ chân không, van một chiều bên trái mở cho không khí và hơi nhiên liệu đi vào thùng nhiên liệu để cân bằng

áp suất

- Đường ống thứ hai nối đến bộ chế hoà khí thông qua một van điện bố trí ởbên ngoài Khi động cơ dừng, van mở cho phép hơi nhiên liệu từ buồng phao đến bộ thu hồi hơi nhiên liệu Khi động cơ hoạt động van điện đóng

- Đường ống nối từ hộp than hoạt tính đến bộ chế hòa khí: Khi động cơ hoạt động ở tốc độ thấp, không có độ chân không truyền đến hộp than hoạt tính do đường ống nằm ở phía trên cánh bướm ga Khi cánh bướm ga mở lớn hơn 10°, dưới tác dụng của độ chân không, không khí từ bên ngoài đi qua lọc bố trí bên dưới của hộp than hoạt tính, lượng không khí đi vào sẽ cuốn hơi nhiên liệu qua van một chiều bên phải để đến đường ống nạp

* Lọc nhiên liệu

Lọc nhiên liệu được bố trí giữa thùng nhiên liệu và bơm nhiên liệu Nó dùng để gạn lọc các bụi bẩn và nước lẫn lộn trong nhiên liệu Vỏ của lọc được làm bằng nhựa trong để dễ dàng quan sát và lọc làm bằng giấy đặc biệt

Trang 11

* Bơm nhiên liệu

Bơm nhiên liệu dùng để cung cấp nhiên liệu từ thùng chứa đến bộ chế hòa khí Bơm nhiên liệu có hai kiểu: Kiểu bơm cơ khí và kiểu bơm điện

- Loại dẫn động bằng cơ khí

- Loại bơm điện

Lượng nhiên liệu từ bơm cung cấp sẽ qua kẽ hở giữa rotor và stator của động cơ điện, dưới tác dụng của áp suất nhiên liệu làm van một chiều mở

và nhiên liệu được cung cấp vào hệ thống

* Bộ chế hòa khí

Bộ chế hoà khí dùng để cung cấp tỉ lệ nhiên liệu không khí phù hợp với mọi chế độ làm việc của động cơ Theo lý thuyết để đốt cháy 1kg nhiên liệu, cần phải cung cấp một khối lượng không khí là 14,7kg

Ở quá trình nạp không khí từ bên ngoài qua lọc gió, khi không khí qua ống khuếch tán thì tốc độ dòng khí tăng mạnh tạo độ chân không tại ống khuếchtán

Độ chân không này hút nhiên liệu từ buồng phao ra khỏi vòi phun chính để cung cấp cho động cơ

Trang 12

Lượng không khí nạp vào động cơ được điều khiển bởi bướm ga và cánh bướm ga được điều khiển bởi bàn đạp ga do người lái xe điều khiển Cánh bướm gió dùng để khởi động cơ, khi động cơ hoạt động bình thường bướm gió luôn mở tối đa

- Ống khuếch tán: Có 3 kiểu ống khuếch tán

+ Kiểu ống khuếch tán cố định

+ Kiểu ống khuếch tán có tiết diện thay đổi

+ Và kiểu dùng van không khí

- Cách bố trí bộ chế hòa khí

Có hai kiểu bố trí cơ bản: Kiểu đặt thẳng đứng và kiểu đặt nằm ngang Kiểuđặt đứng sử dụng phổ biến nhất, kiểu đặt ngang có ưu điểm là hạ thấp đượctrọng tâm của xe

Trang 13

- Số buồng hỗn hợp

Buồng hỗn hợp là khoảng không gian không khí và nhiên liệu di chuyển từ ống khuếch tán tới đầu ra của bộ chế hòa khí Tuỳ theo số lượng buồng hỗnhợp có trong bộ chế hoà khí mà người ta gọi bộ chế hoà khí một buồng hỗnhợp, hai buồng hỗn hợp và nhiều buồng hỗn hợp

Kiểu một buồng hỗn hợp được sử dụng trong các loại ôtô đời cũ Kiểu hai buồng hỗn hợp được sử dụng khá phổ biến hiện nay Còn kiểu nhiều buồnghỗn hợp phức tạp rất ít được sử dụng

- Hệ thống buồng phao

Buồng phao dùng để chứa một lượng nhiên liệu nhất định Chức năng của buồng phao dùng để giữ cho mực xăng trong bộ chế hoà khí là không đổi Nhiên liệu từ bơm cung cấp vào buồng phao làm phao nổi lên Khi mức nhiên liệu được xác định, van đóng kín trên bệ của nó

Khi lượng nhiên liệu trong buồng phao được tiêu thụ, mực xăng trong buồng phao giảm và van mở để bổ xung một lượng nhiên liệu cần thiết Mực xăng trong buồng phao được kiểm tra dễ dàng qua một mặt kính bố trí

ở hông buồng phao

Trang 14

Để tránh trường hợp van mở khi động cơ rung động, sự liên kết giữa cần phao với van phải qua sự điều khiển trung gian của một lò xo và một piston

- Ống thông hơi buồng phao

Khi lọc gió bị bẩn, lượng không khí vào bộ chế hòa khí sẽ thiếu Nguyên nhân này làm hình thành độ chân không tại khoảng không gian sau lọc gió làm gia tăng độ chân không tại ống khuếch tán nên tăng lượng nhiên liệu cung cấp cho động cơ

Nếu bố trí ống thông khí với buồng phao, áp suất tại mặt thoáng buồng phao luôn bằng với áp suất sau lọc gió Điều này tránh được hiện tượng dư nhiên liệu khi lọc gió quá bẩn

2.3 Quy trình yêu cầu kỹ thuật tháo lắp hệ thống nhiên liệu động

cơ xăng

a Quy trình kỹ thuật tháo lắp hệ thống nhiên liệu động cơ xăng

- Quan sát và làm sạch bên ngoài các bộ phận

- Tháo rời theo cụm, bộ phận

- Kiểm tra các bộ phận đã tháo

Trang 15

- Lắp lại các bộ phận đã tháo lên động cơ

b Yêu cầu kỹ thuật tháo lắp hệ thống nhiên liệu động cơ xăng

- Đảm bảo về an toàn của hệ thống nhiên liệu

- Hiểu về nguyên lý hoạt động của hệ thống nhiên liệu

- Trình bày được qui trình tháo và lắp hệ thống nhiên liệu

- Kỹ năng thao tác trong quá trình thực hiện

2.4 Tháo lắp hệ thống nhiên liệu động cơ xăng

a Tháo hệ thống nhiên liệu động cơ xăng

- Làm sạch bên ngoài các bộ phận trong hệ thống nhiên liệu xăng

- Dùng bơm nước có áp suất cao rửa sạch bên ngoài các bộ phận, dùng khí

nén xịt sạch cặn bẩn và nước

* Tháo thùng xăng

- Tháo các đường ống dẫn xăng

- Tháo thùng xăng Chú ý đỡ cẩn thận không để rơi thùng xăng gây tai nạn

* Tháo bình lọc xăng

- Tháo các đường dẫn nhiên liệu từ thùng đến bầu lọc, từ bầu lọc đến bơm xăng

- Tháo bình lọc xăng

* Tháo bơm xăng

- Tháo các đường ống dẫn xăng

- Tháo bu lon bắt giữ bơm xăng với thân máy (quay cam lệch tâm về vị trí thấp để tháo)

- Tháo bơm xăng ra khỏi động cơ, nới đều hai bulon bắt chặt bơm với thân máy

* Tháo bộ chế hòa khí

- Tháo ống thông gió hộp trục khuỷu

- Tháo bầu lọc không khí Tháo đường ống dẫn xăng nối từ bơm xăng đến

bộ chế hòa khí

-Tháo các bu lông bắt chặt bộ chế hòa khí với ống nạp

* Tháo cụm ống xả, ống giảm thanh

- Tháo cụm ống xả, ống giảm thanh, tháo các bulông giữ ống xả và ống giảm thanh

- Tháo ống góp xả và đệm kín

2.5 Nhận dạng và kiểm tra bên ngoài các bộ phận và các chi tiết

a Làm sạch, nhận dạng và kiểm tra bên ngoài thùng xăng

- Làm sạch bên ngoài thùng xăng bằng dầu hỏa hoặc dầu điezen

- Kiểm tra thùng xăng bị nứt, thủng, móp méo

- Rửa sạch nắp đậy thùng xăng, dùng dầu hỏa để rửa, dùng khí nén thổi khô

b Làm sạch,kiểm tra bên ngoài bình lọc xăng

Trang 16

- Kiểm tra đệm làm kín không bị hở, ren đầu nối ống dẫn và ren ốc bắt giữ cốc lọc không bị chờn

- Dùng tay vặn vừa chặt ốc bắt giữ cốc lọc xăng

- Kiểm tra bên ngoài bầu lọc bị nứt, hở phải khắc phục hư hỏng

c Làm sạch, nhận dạng và kiểm tra bên ngoài bơm xăng

- Dùng dầu hỏa rửa sạch bên ngoài bơm xăng, dùng giẻ lau khô

- Kiểm tra bên ngoài bơm xăng: kiểm tra nắp, vỏ bơm bị nứt, hở

- Kiểm tra xiết chặt lại các vít: bắt chặt phần nắp với phần thân, phần thân với đế của bơm xăng (xiết đều, đối xứng các vít)

d Làm sạch, kiểm tra bên ngoài bầu lọc không khí

Dùng dầu điezen hoặc dầu hỏa rửa sạch bên ngoài bầu lọc không khí

- Kiểm tra bên ngoài bầu lọc: kiểm tra bầu lọc bị móp méo, hở phải khắc phục

- Kiểm tra xiết chặt lại ốc tai hồng bắt chặt nắp và thân bầu lọc không khí

- Vặn chặt đai kẹp các đầu ống nối tránh bị hở

e Làm sạch bên ngoài bộ chế hòa khí

- Dùng dầu hỏa rửa sạch bên ngoài bộ chế hòa khí

- Kiểm tra bên ngoài bộ chế hòa khí: Kiểm tra phần nắp và phần thân, phần

đế nứt, hở

- Kiểm tra xiết chặt lại các vít bắt chặt phần nắp với phần thân, phần thân với phần đế của bộ chế hòa khí (chú ý xiết đều đối xứng các vít)

- Kiểm tra sự chờn, hỏng ren của đầu nối ống để tránh rò rỉ xăng

- Kiểm tra đệm làm kín giữa bộ chế hòa khí và ống nạp nếu bị rách hỏng phải thay mới

f Làm sạch bên ngoài cụm ống xả và bình tiêu âm

- Làm sạch muội than, bụi bẩn bám trong ống xả và ống tiêu âm

- Kiểm tra bên ngoài ống tiêu âm bị nứt thủng móp méo phải sửa chữa

- Kiểm tra đệm làm kín của ống xả nếu hỏng phải thay

Trang 17

CHƯƠNG 3: BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU

ĐỘNG CƠ XĂNG 3.1 Mục đích yêu cầu

a Mục đích:

Bảo dưỡng nhằm ngăn chặn, duy trì trạng thái, kéo dài tuổi thọ của xe Bảo dưỡng ôtô, là công việc dự phòng được tiến hành bắt buộc sau một chu kỳ vận hành nhất định trong khai thác ôtô theo nội dung công việc đã quy địnhnhằm duy trì trạng thái kỹ thuật của ôtô

Giữ gìn hình thức bên ngoài

3.2 Quy trình bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu động cơ xăng

– Vệ sinh và làm sạch bên ngoài các bộ phận trong hệ thống nhiên liệu động cơ xăng

– Hiệu chỉnh các hệ thống đạt yêu cầu kỹ thuật

– Tháo rời các bộ phận trong hệ thống nhiên liệu động cơ xăng

– Thay thế các chi tiết, bộ phận bị hư hỏng trong hệ thống nhiên liệu động

cơ xăng

– Lắp các chi tiết, bộ phận trong hệ thống nhiên liệu động cơ xăng – Kiểm tra và vận hành sau khi thay thế các chi tiết trong hệ thống nhiên liệu động cơ xăng

3.3 Bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu động cơ xăng

3.3.1 Bảo dưỡng Lọc xăng:

Đệm làm kín: Nên thay mới đệm khi bảo dưỡng hay khi sửa chữa Đệm

bị rách, giản dài thì thay mới

Trang 18

- Phần tử lọc: Đối với lọc giấy thay mới theo hướng dẩn nhưng có thể thay sớm hơn nếu bị bẩn nhiều Đối với đệm kim loại khi bảo dưỡng cần thiết mới tháo rời và không được làm biến dạng các tấm kim loại Đối với đệm làm bằng gốm hay bột kim loại nếu bị nứt vỡ thì thay mới, nếu bị bẩn

có thể làm sạch bằng khí nén và xăng

3.3.2 Bảo dưỡng thùng chứa xăng:

- Kiểm tra sự ăn mòn thùng chứa: Có thể kiểm tra độ dày thùng chứa bằng thiết bị siêu âm Cần chú ý các vị trí bị cọ xát, rỉ sét, các mối hàn Nếu có ít

vị trí mòn khuyết có thể khắc phục bằng cách hàn đắp, nếu nhiều phải thay mới

- Nắp thùng chứa: Nắp phải bảo đảm không có hiện tượng bám bụi ẩm xung quanh, nếu có cần thay mới các đệm làm kín

- Bộ đo mức xăng thùng chứa: Cần kiểm tra kết hợp với đồng hồ bào để xác định mức tối đa và mức tối thiểu

3.3.3 Bảo dưỡng ống dẫn xăng:

Đối với ống cao su: Dùng tay uốn ống qua lại, nếu thấy có vết nứt phải thay ống mới Đầu ống không được rách và dùng tay ấn vào đầu nối phải hơi nặng tay mới dùng tiếp được

Đối với ống bằng kim loại: Các đai giữ phải có đủ đệm nhựa hoặc cao su Đầu ống phải kín trong quá trình làm việc, nếu bị hở phải sửa lại hoặc thêmđệm đầu mối ghép Việc sửa chữa loe đầu ống được thực hiện theo các bước như sau:

Trang 19

3.3.4 Bảo dưỡng bộ chế hòa khí:

- Tháo và kiểm tra chi tiết:

+ Đậu xe ô tô trên mặt bằng xưởng bằng phẳng, cài thắng tay, tắt công tắc máy, mở nắp ca pô, tháo lọc gió, lấy lọc không khí ra khỏi bộ chế hòa khí, tháo dây ga, tháo rắc co đường ống nhiên liệu, tháo các đường ống chân không, tháo các dây điện kết nối với BCHK, tháo BCHK ra khỏi động cơ + Làm vệ sinh BCHK bằng xăng

+ Tháo rả chi tiết BCHK

+ Làm sạch các chi tiết BCHK

+ Thay thế các ron hư hỏng

- Lắp bộ chế hòa khí và điều chỉnh không tải:

+ Quy trình lắp ngược quy trình tháo

+ Điều chỉnh chạy không tải

* Điều kiện cần thiết khi hiệu chỉnh chạy không tải:

- Các bộ phận của hệ thống đánh lửa cần phải làm việc tốt

- Các hệ thống nhiên liệu làm việc tốt

- Động cơ đạt nhiệt độ bình thường (80 ÷ 90) C 0

* Các bước và phương pháp hiệu chỉnh:

- Mở bướm gió, vặn nhẹ vít chỉnh bướm ga vào để cho tốt độ quay của động cơ cao lên nhưng giới hạn là giữ cho động cơ không tắt máy

3.3.5 Bảo dưỡng hệ thống phun chính:

- Tháo BCHK ra khỏi động cơ

- Tháo rả BCHK chi tiết của hệ thống phun chính

- Làm sạch các chi tiết

Trang 20

- Lắp ngược lại quy trình tháo.

Bảo dưỡng:

Làm sạch: Ngâm các chi tiết của hệ thống phun chính trong xăng, rửa sạch, thổi khô, thông sạch các mạch xăng, mạch không khí của hệ thống phun chính

3.3.6 Bảo dưỡng hệ thống không tải:

- Tháo BCHK ra khỏi động cơ

- Tháo rả BCHK chi tiết của hệ thống không tải

- Tháo BCHK ra khỏi động cơ

- Tháo rả BCHK chi tiết có phần cơ cấu hạn chế tốc độ, lấy cơ cấu hạn chế tốc độ ra

Trang 21

3.3.8 Bảo duỡng thường xuyên

Bảo dưỡng hàng ngày do lái xe, phụ xe hoặc công nhân trong trạm bảo dưỡng chịu trách nhiệm và được thực hiện trước hoặc sau khi xe đi hoạt động hàng ngày, cũng như trong thời gian vận hành Nếu kiểm tra thấy tìnhtrạng xe bình thường thì mới được chạy xe Nếu phát hiện có sự không bìnhthường thì phải tìm và xác định rõ nguyên nhân Ví dụ: Khó khởi động, máy nóng quá, tăng tốc kém, hệ thống truyền lực quá ồn hoặc có tiếng va đập, hệ thống phanh, hệ thống lái không trơn tru, hệ thống đèn, còi làm việc kém hoặc có trục trặc

Phương pháp tiến hành kiểm tra chủ yếu là dựa vào quan sát, nghe ngóng, phán đoán và dựa vào kinh nghiệm tích luỹ được

Yêu cầu thời gian kiểm tra phải ngắn

3.3.9 Bảo dưỡng định kỳ

Bảo dưỡng định kỳ do công nhân trong trạm bảo dưỡng chịu trách nhiệm

và được thực hiện sau một chu kỳ hoạt động của ôtô được xác định bằng quãng đường xe chạy hoặc thời gian khai khác Công việc kiểm tra thông thường dùng thiết bị chuyên dùng Phải kết hợp với việc sửa chữa nhỏ và thay thế một số chi tiết phụ như séc măng, rà lại xupáp, điều chỉnh khe hở nhiệt, thay bạc lót, má phanh, má ly hợp Tuy nhiên, công việc chính vẫn

là kiểm tra, phát hiện ngăn chặn hư hỏng

Trang 22

* Bảo dưỡng định kỳ cấp 1 Kiểm tra xem xét bên ngoài độ kín khít các chỗnối của hệ thống nhiên liệu, nếu có hư hỏng phải khắc phục Kiểm tra sự liên kết giữa cần bàn đạp với trục bướm ga, của dây cáp với cần bướm gió,

sự hoạt động của cơ cấu độ mở và đóng hoàn toàn của bướm ga và bướm gió Kiểm tra bàn đạp của cơ cấu dẫn động ga phải dịch chuyển đều và nhẹ nhàng về cả hai phía

Nếu ô tô hoạt động trên đường nhiều bụi phải tháo rời bầu lọc không khí vàthay dầu ở bầu lọc

* Bảo dưỡng định kỳ cấp 2 Kiểm tra độ kín của thùng xăng và chỗ nối của ống dẫn hệ thống nhiên liệu, bắt chặt bộ chế hoà khí, bơm xăng nếu cần thiết thì khắc phục hư hỏng Kiểm tra sự liên kết của cần kéo với cần bướm

ga và của dây cáp với bướm gió, sự hoạt động của cơ cấu dẫn động, độ mở

và đóng hoàn toàn của bướm ga và bướm gió Dùng áp kế kiểm tra sự làm việc của bơm xăng (không cần tháo bơm xăng khỏi động cơ) Kiểm tra mứcxăng trong buồng phao của bộ chế hoà khí Rửa bầu lọc không khí và thay dầu ở bầu lọc

* Bảo dưỡng theo mùa Trong một năm hai lần tháo bộ chế hoà khí ra khỏi động cơ rửa sạch kiểm tra các cụm và các chi tiết của bộ chế hoà khí, kiểm tra jích lơ bằng thiết bị chuyên dùng

Tháo rời bơm xăng, lau chùi kiểm tra tình trạng các chi tiết sau khi lắp xong kiểm tra bằng thiết bị chuyên dùng Mỗi năm hai lần xả cặn bẩn ra khỏi thùng xăng và cọ rửa thùng xăng trước khi cho xe hoạt động vào mùa đông

Khi kiểm tra bơm xăng cần căn cứ vào áp suất tối đa do bơm tạo nên, năng suất của bơm, độ kín khít của các van, thông số đó đợc kiểm tra trên thiết bịcuyên dùng Kiểm tra bộ chế hoà khí, kiểm tra độ kín của van kim, bề mặt lắp ghép, mức xăng trong buồng phao Nếu mức xăng trong buồng phao cao quá mức quy định do van kim bị hở cần phải sửa chữa và điều chỉnh

Trang 23

CHƯƠNG 4: SỬA CHỮA BỘ CHẾ HÒA KHÍ 4.1 Nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại

a Nhiệm vụ: Dùng để cung cấp một tỉ lệ không khí nhiên liệu phù hợp với mọi chế độ làm việc của động cơ

b Yêu cầu:

Phải cung cấp đầy đủ nhiên liệu cho động cơ hoạt động Theo lý thuyết, để đốt cháy 1kg nhiên liệu cần phải cung cấp một khối lượng không khí là 14,7kg

Trang 24

- Theo số buồng hỗn hợp: kiểu một buồng, kiểu hai buồng.

4.2 Cấu tạo và nguyên lý làm việc của bộ chế hòa khí:

Dòng khí nạp đi ngang chỗ co hẹp nhất của họng khếch tán, tốc độ dòng khí tăng tạo độ chân không lớn sẽ hút xăng từ buồng phao qua zichlơ xăng phun vào họng khếch tán và nạp vào xy-lanh

4.2.1 Bộ chế hòa khí đơn giản:

 Cấu tạo:

Trang 25

Bộ chế hoà khí cơ bản là bộ chế hoà khí chỉ có một vòi phun xăng Trong

đó một đầu vòi phun được đặt trong buồng phao và đầu còn lại đặt tại họng khuếch tán Khi có dòng khí đi qua họng khuếch tán thì xăng sẽ được hút rakhỏi buồng phao để hòa trộn với không khí tạo thành hổn hợp

 Nguyên lý làm việc:

Khi động cơ làm việc, kỳ nạp piston hút không khí qua bầu lọc vào họng khuếch tán của bộ chế hòa khí Vòi phun được đặt tại tiết diện lưu thông nhỏ nhất của họng khuếch tán là nơi có độ chân không lớn nhất Xăng từ buồng phao qua ziclơ được dẫn tới vòi phun Nhờ có độ chân không ở họngkhuếch tán, nhiên liệu được hút ra khỏi vòi phun và được xé thành những hạt nhỏ hòa trộn với không khí (hòa khí) nạp vào xy-lanh qua xu-pap nạp Phía dưới họng khuếch tán còn có bướm ga dùng để điều chỉnh lượng hòa khí nạp vào xylanh động cơ.Khi bướm ga mở nhỏ lượng lượng khí nạp

ít, độ chân không nhỏ lượng xăng hút ra ở vòi phun ít Khi bướm ga mở càng lớn thì lượng xăng phun ra ở vòi phun càng tăng tăng lên Khi bướm

ga đóng gần kín thì xăng không phun ra khỏi vòi phun được do độ chân không nhỏ

Ở bộ chế hòa khí đơn giản không đáp ứng được yêu cầu làm việc của động

Chế độ gia tốc: Cần cung cấp một lượng hòa khí đậm hơn.

4.2.2 Các hệ thống chủ yếu của bộ chế hòa khí hiện đại:

Trang 26

(1) Buồng phao: Buồng phao có nhiệm vụ ổn định mức xăng trong buồng

phao nhằm giúp cho các hệ thống khác trên bộ chế hòa khí làm việc phù hợp với các chế độ làm việc của động cơ

Buồng phao có các bộ phận sau:

– Phao xăng được đặt trong buồng phao, phao xăng kết hợp với van kim ổnđịnh mức xăng trong buồng phao khi động cơ làm việc ở nhiều chế độ tốc

độ khác nhau Khi mức xăng thấp hơn qui định, phao đi xuống làm van kim

mở, xăng được bơm xăng đẩy vào buồng phao Van kim sẽ đóng kín lại khimức xăng trong buồng phao đạt mức qui định

– Lọc xăng: Lọc xăng gắn trên bộ chế hòa khí thường làm bằng vải sợi tổng hợp Lọc xăng có nhiệm vụ giữ lại các cặn bẩn nhằm nâng cao khả năng làm kín cho van kim và chống mòn cho các bộ phận của bộ chế hòa khí

– Ống thông hơi buồng phao: Đây là một ống rỗng nối từ buồng phao đến vùng phía trên họng khuếch tán ống thông hơi buồng phao có nhiệm vụ ổn định áp suất không gian phía trên buồng phao Việc ổn định này sẽ giúp cho sự hoạt động của các hệ thống khác trên bộ chế hòa khí được ổn định

(2) Hệ thống phun chính:

Hệ thống phun chính có nhiệm vụ cung cấp khí hổn hợp cho động cơ cho hầu hết các chế độ làm việc của động cơ: Tải thấp, tải trung bình, toàn tải, gia tốc, khởi động

 Cấu tạo:

Trang 27

 Nguyên lý làm việc:

Khi bướm ga mở lớn, độ chân không ngang họng khếch tán lớn xăng

được hút từ từ buồng phao qua ziclơ xăng chính và được phun vào họng khuếch tán qua vòi phun chính nạp vào buồng đốt Khi bướm ga mở càng lớn thì lượng khí nạp càng tăng như vậy độ chân không ngang họng khếch tán càng tăng, do đó lượng xăng phun ra ở vòi phun càng nhiều, như vậy lượng hỗn hợp nạp vào xy-lang cũng tăng theo

Hệ thống phun chính chỉ có thể cung cấp khí hỗn hợp đảm bảo cho động cơ tiết kiệm xăng ở chế độ tải nhỏ và phụ tải trung bình Để tiết kiệm được nhiên liệu hệ thống phun chính có kết cấu đặc biệt gồm các loại sau:

- Hệ thống phun chính điều chỉnh độ chân không sau ziclơ xăng chính

- Hệ thống phun chích điều chỉnh tiết diện lưu thông của ziclơ xăng chính

- Giảm độ chân không ở họng khếch tán

(3) Hệ thống phun chính điều chỉnh tiết diện lưu thông của ziclơ xăng chính:

 Cấu tạo: Hệ thống phun chính điều chỉnh tiết diện lưu thông ở ziclơ

xăng chính như hình vẽ

Trang 28

 Nguyên lý làm việc:

Khi bướm ga mở nhỏ qua cần dẫn động kim định lượng sẽ nằm ở vị trí thấp, tiết diện lưu thông của ziclơ xăng nhỏ hạn chế lượng xăng vào mạch xămg chính Khi bướm ga mở lớn, kim định lượng đi lên, tiết diện lưu thông của gíclơ xăng sẽ lớn hơn làm tăng lượng xăng vào mạch xăng chính,

do đó lượng xăng phun ra ở vòi phun chíng cũng tăng tương ứng với vị trí của bàn đạp ga

Lổ khí phụ có nhiệm vụ tạo bọt khí cho nhiên liệu trước khi phun ra khỏi vòi phun, đặc điểm này sẽ giúp cho chất lượng hổn hợp khí tốt hơn Các hệ thống trên không thể đảm bảo cho động cơ phát ra công suất cực đại khi mở hết bướm ga, không thể giúp cho động cơ dễ khởi động và làm việc ổn định ở chế độ không tải Vì vậy ngoài hệ thống phun chính, bộ chế hòa khí còn cần có thêm các hệ thống, cơ cấu phụ như hệ thống không tải,

hệ thống làm đậm, hệ thống gia tốc, cơ cấu khởi động dể cho động cơ làm việc ổn định ở mọi chế độ và có tính kinh tế nhất

(4) Hệ thống không tải:

Hệ thống không tải có nhiệm vụ cung cấp một lượng hổn hợp với tỉ lệ phù hợp giúp cho động cơ làm việc ổn định ở tốc độ thấp không có phụ tải bên ngoài

 Cấu tạo:

 Nguyên lý làm việc:

Trang 29

Khi động cơ làm việc ở chế độ không tải, bướm ga đóng gần kín làm cho

độ chân không ở phía dưới bướm ga lớn theo đường ống không tải xăng hút

từ buồng phao qua ziclơ xăng không tải đi vào các đường ống hòa trộn với không khí được hút vào qua ziclơ không khí Hỗn hợp xăng và không khí theo đường ống, qua lỗ phun không tải phun vào không gian phía dưới bướm ga

Để điều chỉnh lượng xăng cung cấp cho động cơ làm việc ở chế độ không tải, xoay vít điều chỉnh sẽ làm thay đổi tiết diện của lỗ phun không tải

(5) Hệ thống chuyển tiếp:

Hệ thống chuyển tiếp có nhiệm vụ cung cấp hổn hợp khí cho động cơ khi chuyển từ chế độ không tải sang có tải Ở một số bộ chế hòa khí đời mới lỗ chuyển tiếp còn có nhiệm vụ giúp động cơ làm việc ở chế độ cầm chừng nhanh

Phía trên lỗ không tải có thêm từ 1 2 lổ, các lổ này được gọi là lổ chuyển tiếp Khi động cơ làm việc ở tốc độ không tải các lổ chuyển tiếp nằm trên bướm ga, các lỗ chuyển tiếp chỉ bổ sung không khí vào mạch xăng không tải

Khi bướm ga mở lớn dần bướm ga nằm trên lỗ chuyển tiếp Hòa khí được phun ra cả ở lổ phun không tải và lổ chuyển tiếp, lượng hòa khí phun ra tăng lên Như vậy lượng hòa khí nạp vào xy-lanh tăng

Hệ thống sẽ phun giảm dần khi bướm ga mở càng lớn độ chân không ngang bướm ga càng giảm và xăng được phun ra ở vòi phun chính

(6) Hệ thống gia tốc:

Đôi lúc cần tăng ga đột ngột để tăng nhanh tốc độ của xe Khi bướm ga

mở nhanh lượng không khí nạp vảo xy-lanh tăng nhưng do lực quán tính của xăng lớn nên lượng xăng hút ra khỏi vòi phun chính tăng ít, vì vậy hỗn hợp nạp vào xy-lanh loãng khó cháy, dộng cơ bị khựng và có thể tắc máy

Để khắc phục nhược điểm trên, trong bộ chế hòa khí cần phải trang bị

Trang 30

thêm í hệ thống gia tốc nhằm cung cấp thêm một lượng xăng làm hỗn hợp đậm thêm khi tăng tốc động cơ

Bơm gia tốc có hai loại: Loại piston và loại cơ khí, có thể dẫn động bằng chân không hoặc cơ khí Loại dẫn động bằng chân không có khuyết điểm làtác dụng chậm không kịp thời do đó nên ít sử dụng rộng rãi

Ở các bộ chế hòa khí hai họng có hai bơm gia tốc trong đó bơm gia tốc phụ trợ dẫn động bằng chân không, nhằm cung cấp thêm một lượng xăng nhiệt độ động cơ còn thấp hơn 68 C, đường chân không được đóng mở o

bằng van

nhiệt

 Hệ thống gia tốc kiểu piston dẫn động bằng cơ khí:

Hệ thống gia tốc kiểu piston, dẫn động bằng cơ khí có cấu tạo như Hình 3.8 Nguyên lý làm việc như sau: Khi mở nhanh bướm ga, qua cơ cấu dẫn động đẩy piston đi xuống làm cho nhiên liệu trong không gian phía dưới piston bị nén, van thoát mở xăng được phun ra ở vòi phun gia tốc đặt phía trên họng khếch tán Nếu mở bướm ga từ từ thì nhiên liệu qua các khe

hỡ giữa piston xylanh và van bi trở về buồng phao Tuy nhiên, hệ thống giatốc dẩn động bằng cơ giới có một nhược điểm là sau một lần gia tốc, nếu cần gia tốc tiếp thì bướm ga phải đóng bớt lại để nạp nhiên liệu cho bơm,

do đó tốc độ của xe sẽ bị giảm

(7) Hệ thống làm đậm:

Bộ chế hòa khí thường được chế tạo để động cơ luôn chạy ở chế độ tiết kiệm Nên khi bướm ga mở lớn thì hỗn hợp sẽ loãng, động cơ không phát huy hết công suất Vì vậy bộ chế hòa khí có thêm hệ thống làm đậm hay còn gọi là tiết kiệm để động cơ phát huy được hết công suất khi động cơ làm việc ở chế độ toàn tải

Hệ thống làm đậm có nhiệm vụ cung cấp thêm xăng khi động cơ chạy ở

Trang 31

chế độ toàn tải, đảm bảo cho động cơ phát ra công suất cực đại Có hai phương pháp dẫn động van làm đậm: Dẫn động bằng cơ khí và dẫn động bằng chân không không sử dụng độ chân không phía sau bướm ga

mở lớn hơn 80%, độ chân không dưới bướm ga giảm piston đi xuống tì vàovan làm đậm, như vậy van làm đậm mở bổ xung thêm một lượng xăng choamạch xăng chính do đó lượng xăng phun ra ở vòi phun chính tăng lên làm hỗn hợp đậm hơn giúp cho động cơ có thể phát ra công suất lớn nhất

(8) Hệ thống khởi động:

Lúc khởi động, số vòng quay của động cơ rất nhỏ, nên tốc độ không khí

đi qua họng khuếch tán ít, nhiên liệu phun ít và chất lượng phun kém Mặt khác động cơ lạnh nên nhiên liệu khó bốc hơi dể tạo thành màng nhiên liệu trên thành đường ống nạp, do đó hỗn hợp đưa vào xylanh rất loãng động cơkhó khởi động Để khắc phục hiện tượng này, người ta bố trí hệ thống khởi động Trong bộ chế hòa khí trang bị hệ thống khởi động bằng bướm gió

Trang 32

hoặc bằng mạch xăng riêng Nhưng hệ thống khởi động bằng bướm gió là thông dụng nhất.

 Hệ thống khởi động bằng bướm gió:

Hệ thống khởi động bằng bướm gió có cấu tạo như hình 3.10 Nguyên lý làm việc như sau:

Khi khởi động động cơ, bướm gió được đóng kín, qua cần nối liên quan bướm ga hé mở Do đó độ chân không ở họng khuếch tán và dưới bướm ga lớn, xăng sẽ được hút từ vòi phun chính và lỗ không tải Để tránh cho hỗn hợp quá đậm khi động cơ đã làm việc, người ta bố trí một van 1 chiều trên bướm gió Nên khi động cơ nổ chưa kiệp mở bướm gió, sức hút của piston lớn van 1 chiều mở ra bổ xung thêm một lượng không khí làm hỗn hợp loãng nhằm tránh hiện tượng ngộp xăng động cơ chết máy

Ở các số bộ chế hòa khí hiện nay, việc đóng mở bướm gió một cách tự động bằng cơ cấu tự mở bướm gió

 Hệ thống khởi động có cơ cấu tự mở bướm gió:

 Cấu tạo:

Trang 33

 Nguyên lý làm việc:

Trục bướm gió lắp với lò xo nhiệt bằng đòn nối nên bướm gió ở vị trí thường đóng Khi khởi động mạch xăng chính và không tải cung cấp nhiên liệu như trên

Khi động cơ đã nổ nhờ dộ chân không dưới bướm ga lớn, piston sẽ kéo

lò xo làm bướm gió hé mở để tránh ngộp xăng Động cơ làm việc ở chế độ hâm nóng, đến khi hơi nóng từ đường ống thải sẽ được dẩn tới bộ chế hòa khí, sấy nóng lò xo làm lò xo co lại bướm gió sẽ mở dần theo nhiệt độ của động cơ đến khi bướm gió mở hoàn toàn Ngoài ra còn có cơ cấu tự mở bướm gió bằng điện hay loại hỗn hợp

4.2.3 Bộ chế hòa khí TOYOTA:

 Đặc điểm:

– Bộ chế hòa khí hai họng hút xuống Họng sơ cấp cung cấp nhiên liệu khi động cơ làm việc ở chế độ không tải và trung bình, họng thứ cấp cùng với mạch sơ cấp cung cấp nhiên liệu khi động cơ làm việc ở chế độ tải lớn và toàn tải

– Hệ thống không tải được bố trí ở mạch có van solenoid Khi tắc máy van đóng mạch không tải nhằm tránh hiện tượng tự cháy, hòa khí nạp vào xylanh qua mạch không tải khi nhiệt độ cao tự cháy mà không có đánh lửa– Hệ thống phun chính điều chỉnh độ chân không sau ziclơ xăng chính – Hệ thống gia tốc kiểu piston, dẫn động bằng cơ khí Vòi phun gia tốc bố trí ở họng sơ cấp

– Hệ thống làm đậm dẫn động bằng chân không

– Hệ thống khởi động bằng bướm gió có cơ cấu mở tự động

– Cơ cấu mở bướm ga thứ cấp bằng chân không, lấy chân không ở dưới họng khếch tán sơ và thứ cấp

Trang 34

4.2.4 Bộ chế hòa khí K-88A ắp trên động cơ ZIN-130:

Ngày đăng: 24/12/2024, 16:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w