1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giới thiệu công cụ Đánh giá nhân cách trắc nghiệm 16 nhân tố nhân cách của raymond cattell và ca thực hành Đánh giá nhân cách cho nghiệm thể, sử dụng trắc nghiệm 16 nhân tố pf

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giới Thiệu Công Cụ Đánh Giá Nhân Cách Trắc Nghiệm 16 Nhân Tố Nhân Cách Của Raymond Cattell Và Ca Thực Hành Đánh Giá Nhân Cách Cho Nghiệm Thể, Sử Dụng Trắc Nghiệm 16 Nhân Tố PF
Tác giả Raymond Bernard Cattell
Người hướng dẫn Tiến Sĩ Hồ Văn Dũng
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Tâm Lý Học
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 104,41 KB

Nội dung

LỜI NÓI ĐẦUTrong cuộc sống hiện đại, việc hiểu và phát triển nhân cách của mỗi cá nhân không chỉ là một yêu cầu mang tính cá nhân mà còn là yếu tố quyết định sự thành công và hài hòa tro

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Trong cuộc sống hiện đại, việc hiểu và phát triển nhân cách của mỗi cá nhân không chỉ là một yêu cầu mang tính cá nhân mà còn là yếu tố quyết định sự thành công và hài hòa trong xã hội Nhân cách – tập hợp các đặc điểm tâm lý, hành vi và giá trị – là cơ sở định hình con người trong cách ứng xử, giao tiếp, và đối mặt với thử thách cuộc sống

Nhân cách, với những sắc thái và chiều kích phong phú, là yếu tố cốt lõi quyết định sự khác biệt và giá trị riêng của mỗi cá nhân trong xã hội Việc hiểu và đánh giá nhân cách không chỉ là công việc của nhà tâm lý học mà còn là nhu cầu của giáo dục, quản lý, và chăm sóc sức khỏe, nhằm giúp cá nhân phát huy tiềm năng, định hình lối sống tích cực và xây dựng mối quan hệ hài hòa với cộng đồng Đánh giá nhân cách, do đó, đóng vai trò thiết yếu trong việc nhận diện và phát triển những đặc điểm tâm lý cơ bản, từ đó hỗ trợ con người đối diện hiệu quả với các thử thách và lựa chọn hướng đi phù hợp trong cuộc sống

Tiểu luận này ngoài việc giới thiệu sơ lược về khái niệm chung và mục tiêu của đánh giá nhân cách, thì còn giới thiệu công cụ đánh giá nhân cách trắc nghiệm 16 nhân tố nhân cách của Raymond Cattell và ca thực hành đánh giá nhân cách cho nghiệm thể, sử dụng trắc nghiệm 16 nhân tố PF Được phát triển dựa trên cơ sở phân tích nhân tố, công cụ này

là một phương pháp tiên phong giúp khám phá các yếu tố cơ bản cấu thành nhân cách Với khả năng phân tích, phân loại đa dạng, trắc nghiệm này mang lại cái nhìn rõ ràng, toàn diện về các nét tính cách của cá nhân – từ những xu hướng hành vi cơ bản đến các giá trị sâu sắc bên trong

Hy vọng rằng tiểu luận này sẽ đóng góp một phần nhỏ vào việc nâng cao hiểu biết và ứng dụng hiệu quả các phương pháp đánh giá nhân cách, đồng thời là lời tri ân chân thành gửi đến giảng viên thầy giáo Tiến sĩ Hồ Văn Dũng đã giảng dạy học phần Đánh giá nhân cách, cám ơn thầy vì sự đồng hành quý báu trong quá trình học tập

Trang 2

NỘI DUNG

I Khái niệm và nhiệm vụ của đánh giá nhân cách

I.1 Khái niệm chung về đánh giá nhân cách

Đánh giá nhân cách được hiểu là việc thu thập các thông tin về một nhân cách để xác định, nhận biết, lượng giá các dấu hiệu, các nét cơ bản, các mẫu hành vi, các trạng thái, các xu hướng phát triển của nhân cách, cũng như các vấn đề, lệch lạc có thể có ở nhân cách bằng cách sử dụng các công cụ đo lường tâm lý

Hoạt động đánh giá nhân cách bao gồm các thành phần:

- Mục tiêu đánh giá: Đánh giá nhằm mục đích nào? đánh giá sàng lọc các vấn đề tâm

lý hay đánh giá để nhận dạng, phân loại nhân cách, hay đánh giá ứng dụng cho hướng nghiệp, hôn nhân

- Các công cụ đánh giá: Các trắc nghiệm, các bảng kiểm kê, các thang đo

- Các nguyên tắc, các quy trình: Các nguyên tắc đánh giá nhân cách, các quy trình tiến hành các phương pháp, các trắc nghiệm

- Con người được đào tạo: Nắm vững các nguyên tắc đánh giá, có nền tảng kiến thức tâm lý học, kiến thức về đo lường tâm lý, có kỹ năng sử dụng trắc nghiệm tâm lý Các loại đánh giá:

- Đánh giá chính thức: Là đánh giá sử dụng các công cụ đã được chuẩn hóa, kết quả đánh giá cung cấp cho các nhiệm vụ chính thức: Đánh giá tâm thần, nghiên cứu

- Đánh giá không chính thức: Là đánh giá không theo tiêu chuẩn chặt chẽ kiểu chuẩn hóa mà theo các tiêu chuẩn tham khảo (Criterion - referenced testing) Thường diễn ra trong hoạt động, cung cấp các thông tin bổ trợ cho việc tổ chức hoạt động

I.2 Nhiệm vụ của đánh giá nhân cách

- Cung cấp các dữ liệu cho công tác tâm lý học trường học

- Cung cấp các dữ liệu cho công tác tư vấn tâm lý

- Cung cấp tư liệu cho chẩn đoán các rói loạn tâm thần và nhân cách

- Nghiên cứu động thái tâm lý trong quá trình điều trị

- Tham gia vào công atcs giám định tâm thần

- Tham gia vào các liệu pháp tâm lý và liệu pháp tâm lý xã hội

II Giới thiệu về trắc nghiệm CATTELL

II.1 Giới thiệu về trắc nghiệm

Trắc nghiệm 16 nhân tố nhân cách của Cattell được thiết kế vào những năm 1940, tác giả của trắc nghiệm này là Raymond Bernard Cattell (20/3/1905 – 2/2/1998), đến nay

có nhiều văn bản chỉnh sửa khác nhau

Trang 3

Trắc nghiệm được xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết phân tích nhân tố về nhân cách Theo đó nhân cách được tạo bởi ba nhân tố, trong đó có các nhân tố nguồn gốc và nhân tố bề mặt Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố, các nghiên cứu đã rút gọn được các nét và quy về các nhân tố cơ bản Ông là một trong những người đầu tiên sử dụng phương pháp phân tích nhân tố để rút lại còn 16 nhân tố 16 nhân tố này được coi là các chiều kích đầy đủ của một nhân cách Về nguyên tắc, có thể sử dụng 16 nhân tố này như một khung chung để nhận diện, phân loại, vì mỗi nhân cách đều có một điểm xác định nằm trên một phân bố của một chiều trong nhân cách Tổ hợp của các điểm trên các nhân tố đó sẽ tạo ra các nhân cách hết sức đa dạng với “bộ mặt” riêng của mình - được thể hiện trực quan trên thiết đồ nhân cách sau khi làm trắc nghiệm

16 nhân tố nhân cách

A : tâm thần “hướng nội” hay “hướng ngoại”

B: Năng lực trí tuệ thấp hay thông minh sáng dạ

C: Sức mạnh của “cái tôi”, tính ổn định của cảm xúc và khuynh hướng hoạt động tinh thần , thần kinh

E: Tham vọng quyền hành và khuynh hướng phục tùng

F: Lo lắng, bận tâm hay vô tư

G: Tính chất và sức mạnh của “cái siêu tôi”

H: Tính phản ứng với các tác động bên ngoài

I: Sự nhạy cảm của cảm xúc

L: Sự tin tưởng hay hoài nghi

M: Tính thực tiễn hay mơ mộng hão huyền

Và 6 yếu tố bổ sung là: N, O, Q1, Q2, Q3, Q4

1.Yếu tố A

“A-”: hướng nội Kín đáo, biệt lập, phê

phán, lạnh nhạt, kiên định

“A+”: hướng ngoại Thân mật, hiền lành, vô tư, giao thiệp rộng

1.1 Phê phán

1.2 Giữ ý kiến của mình

1.3 Lạnh nhạt

1.4 Chính xác, khách quan

1.5 Đa nghi 1.6 Quá lạnh nhạt (Đến thô

bạo)

1.7 Cáu kỉnh, buồn rầu

- Hiền lành, vô tư

- Sẵn sàng hợp tác

- Chú ý đến người khác

- Nhân hậu, cẩu thả

- Cả tin

- Dễ thích nghi, dễ bị chi phối

- Nhiệt tình

- Vui vẻ

2 Yếu tố B

Trang 4

“B-”: Trí tuệ thấp Không tập trung tư

tưởng, tối dạ “B+”: Trí tuệ cao Tập trung tư tưởng, sáng dạ 2.1 Năng lực trí tuệ thấp

2.2 Không có khả năng giải các bài tập

trừu tượng

- Năng lực trí tuệ cao

- Thông minh, sáng dạ

3 Yếu tố C

“C-”: “Cái tôi” yếu, cảm xúc không bền

vững Dễ bị ảnh hưởng của tình cảm, dễ

phiền muộn, hay thay đổi

“C+”: “Cái tôi” mạnh, cảm xúc bền vững Biết kiềm chế, bình thản, nhìn nhận sự vật tỉnh táo

3.1 Mất cân bằng tinh thần khi phiền

muộn

3.2 Dễ thay đổi trong các mối quan hệ,

hứng thú không bền vững

3.3 Dễ lo lắng, ưu tư

3.4 Không muốn trách nhiệm, dễ nhân

nhượng, từ chối công việc

3.5 Hay tranh luận

- Cảm xúc bền vững

- Bình thản

- Đánh giá thực tế theo tình huống, điều khiển hoàn cảnh

- Trốn tránh khó khăn

4 Yếu tố E

“E-”: Ngoan ngoãn, phục tùng Dịu

dàng, dễ bảo, hay giúp đỡ, nhã nhặn “E+”: Thích có ưu thế, thích quyền lực Kiên trì, tự tin, cứng rắn, bướng bỉnh,

hay gây sự

4.1 Ngoan ngoãn

4.2 Phục tùng

4.3 Ngoại giao, khách sáo

4.4 Dễ biểu lộ tình cảm

4.5 Dễ bảo

4.6 Dễ bối rối trước người lãnh đạo

4.7 Khiêm tốn

- Kiên trì

- Độc lập

- Thô bạo, hay thù oán

- Rầu rĩ

- Ương bướng

- Cương trực

- Đòi hỏi sự khâm phục

5 Yếu tố F

“F-”: Hay lo lắng Bình thản, im lặng,

nghiêm túc, ít nói “F+”: Vô tư Dễ phấn khởi, cẩu thả, không cẩn thận 5.1 Hay im lặng

5.2 Ân cần

5.3 Hay băn khoăn, lo lắng

5.4 Không thích giao thiệp

5.5 Chậm chạp, cẩn thận

- Nói nhiều

- Vô tư

- Dễ biểu lộ tình cảm

- Sôi nổi, thoải mái

6 Yếu tố G

“G-”: “Siêu tôi” thấp, thiếu phù hợp với

các chuẩn mực đạo đức chung

“G+”: “Siêu tôi” cao, tính cách mạnh

Có lương tâm, tận tụy, kiên trì, hay dạy đời, già dặn, cân bằng

6.1 Hay thay đổi 6.2 Dễ bị nghi ngờ

6.3 Dễ từ bỏ các ý định của mình 6.4

Cẩu thả, lười

- Bền bỉ, quyết đoán - Được lòng tin - Nghiêm khắc về mặt tình cảm - Chững chạc

6.5 Độc lập 6.6 Dễ quên trách nhiệm - Tuân theo các mẫu chuẩn đạo đức - Có

lương tâm, có trác

Trang 5

7 Yếu tố H

“H-”: Ngượng ngùng, không cương

quyết Dè dặt, thận trọng, sợ sệt “H+”: Can đảm, Tháo vát, dũng cảm, kém nhạy cảm 7.1 Ngượng ngùng, rụt rè

7.2 Khó chịu khi có mặt người khác

7.3 Kiềm chế tình cảm

7.4 Cáu gắt

7.5 Cứng nhắc, nguyên tắc

7.6 Không quan tâm, rộng rãi

- Mạo hiểm, giao thiệp rộng

- Tích cực, thích quan tâm đến người khác giới

- Giàu cảm xúc, thích mơ mộng

- Hiền lành

- Tự phát, bộc phát

- Vô tư, không thấy hết nguy hiểm

- Vị tha

8 Yếu tố I

“I-”: Kém nhạy cảm Vô tình, khô khan,

không hy vọng hão huyền “I+”: Nhạy cảm Vị tha, mẫn cảm, phụ thuộc, quá cẩn thận 8.1 Khô khan, ít chờ đợi ở cuộc sống

8.2 Tự tin, dám chịu trách nhiệm

8.3 Nghiêm khắc (đến mức trơ tráo)

8.4 Có chút năng khiếu nghệ sỹ

8.5 Không hão huyền, phóng đại

8.6 Hành động thực tế và logic

8.7 Vững vàng

8.8 Không chú ý đến sức khỏe

- Hiếu động, bận rộn, thích mọi người chú ý đến mình

- Dễ bị ám ảnh, không vững vàng tìm kiếm sự đồng tình, giúp đỡ

- Hiền lành, mềm mỏng, nhẫn nhục

- Sành sỏi, kiểu cách, khoa trương, vờ vĩnh

- Phóng đại ngay cả khi nói chuyện với bản thân

- Hành động theo cảm tính

- Thay đổi - Hay nghị biện, lo lắng về sức khỏe

9 Yếu tố L

“L-”: Cả tin Yếu đuối, dễ buông thả “L+”: Hay nghi ngờ Ghen tuông, “tự

bảo vệ”, căng thẳng nội tâm 9.1 Cảm thấy mình vô dụng

9.2 Than phiền về những thay đổi

9.3 Không nghi kị

9.4 Dễ quên khó khăn

9.5 Dễ tha thứ, thông cảm, chịu đựng

9.6 Không để ý đến những nhận xét góp

ý

9.7 Dễ tính, hay nhân nhượng

- Ghen tuông

- Giáo điều

- Nghi kị

- Chú ý đến những thất bại

- Bạo ngược

- Đòi hỏi mọi thứ chịu trách nhiệm về những sai lầm

- Nóng tính

10 Yếu tố M

“M-”: Thực tế, bình dị, không phóng đại “M+”: Mơ mộng, lý tưởng hóa, giàu

tưởng tượng, hay lơ đãng 10.1 Dễ dàng giải quyết các vấn đề thực

tế

10.2 Làm theo hứng thú cá nhân mình

10.3 Đơn giản, lảng tránh những gì

không bình thường

- Say mê với các tư tưởng của mình

- Thích nghệ thuật và các học thuyết tôn giáo

- Say mê với các ảo tưởng bên trong

- Đỏng đảnh, dễ rút lui với các ý kiến

Trang 6

10.4 Dựa vào thực tế khách quan, vững

vàng trong đánh giá thực tại

10.5 Trung thực, bình thản, cứng rắn

chính đáng

- Dễ dàng khâm phục, không cân bằng

11 Yếu tố N

“N-”: Ngây thơ, đơn giản Thẳng thắn,

bộc trực, tự nhiên “N+”: Sắc sảo, láu lỉnh Kinh nghiệm, láu cá, lão luyện 11.1 Thẳng thắn nhưng không tế nhị

11.2 Có đầu óc trừu tượng

11.3 Giao tiếp rộng, biểu lộ tình cảm

11.4 Tự nhiên, trực tiếp

11.5 Thẩm mỹ bình thường

11.6 Không có kinh nghiệm phân tích

nguyên nhân

11.7 Bằng lòng với những cái đã có

11.8 Tin mù quáng vào bản chất vốn có

của con người

- Thanh lịch, biết cách cư xử trong xã hội - Có đầu óc chính xác

- Ít bộc lộ tình cảm

- Điệu bộ

- Sành sỏi, thẩm mỹ

- Sáng suốt chu đáo trong quan hệ với mọi người

- Hám danh vọng, khó tin tưởng

- Thận trọng, hay đi tắt

12 Yếu tố O

“O-”: Cẩu thả, tự tin Quá tự tin, ôn hòa,

tử tế “O+”: Cảm thấy tội lỗi Đầy sợ hãi, lo âu,có nhiều linh cảm, tự buộc tội, không tin

vào bản thân

12.1 Tự tin hoặc quá tự tin

12.2 Vui vẻ, yêu đời

12.3 Chan hòa, bình thản

12.4 Không thích sự đồng tình hoặc

khen ngợi của mọi người

12.5 Vô tư

12.6 Mạnh mẽ

12.7 Không sợ hãi

12.8 Không quá suy nghĩ đắn đo

- Lo lắng, băn khoăn

- U sầu, dễ khóc

- Tự ái, dễ theo cảm tính

- Ý thức trách nhiệm cao, nhạy cảm với phản ứng của mọi người

- Tất bật, chi li

- Hay nghi bệnh

- Có các triệu chứng sợ hãi

- Cô đơn, u sầu,

13 Yếu tố Q1

“Q1-”: Bảo thủ Có các quan điểm bảo

thủ, chịu đựng các khó khăn sẵn có,

chấp nhận “sự thử thách của thời gian”,

nghi kị những người mới

“Q1”: Cấp tiến Thích thí nghiệm, tự do chủ nghĩa, thích lí giải, biết nhiều

14 Yếu tố Q2

“Q2-”: Phụ thuộc vào nhóm, hiểu biết xã

hội ít, cầu sự giúp đỡ của người khác “Q2+”: Độc lập tự chủ, nhanh trí, có thể làm người chỉ huy, không cần sự giúp đỡ

15 Yếu tố Q3

“Q3-”: Ý kiến riêng kém, tự kiểm tra

yếu, cẩu thả, không chính xác, dựa vào

cảm tính, thiếu trách nhiệm

“Q3+”: Ý kiến riêng cao, sĩ diện, chính xác, có ý chí, có thể tự điều khiển bản thân, hành động theo kế hoạch định trước, chỉ huy có hiệu quả

16 Yếu tố Q4

“Q4-”: Mức độ căng thẳng nội tâm thấp,

yếu đuối, chịu đựng, chậm chạp, điềm

“Q4+”: Căng thẳng nội tâm cao, chững chạc, sôi nổi, mạnh mẽ, tích cực, dễ cáu

Trang 7

tĩnh, không cáu gắt giận, không quen mệt mỏi

II.2 Mục đích trắc nghiệm

Ban đầu, 16PF được thiết kế để đo nhân cách bình thường, nhằm phân loại, nhận diện nhân cách Hiện nay, trắc nghiệm này được coi là một trong hai trắc nghiệm nhân cách khách quan phổ biến và được dùng nhiều nhất Trắc nghiệm được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau: dùng cho tham vấn (hôn nhân, nghề nghiệp), dùng cho tuyển dụng nhân sự các nghề khác nhau, dùng cho nghiên cứu và đánh giá lâm sàng

II BÁO CÁO KẾT QUẢ TRẮC NGHIỆM CATTELL

NỘI DUNG

1 Thông tin về nghiệm thể

2 Mục đích của việc làm trắc nghiệm

3 Các bước của việc làm trắc nghiệm

4 Tuyên bố về chuẩn hóa của trắc nghiệm

5 Đánh giá về các yếu tố của nghiệm thể

6 Kết quả trắc nghiệm và diễn giải

7 Những điểm cần lưu ý

1 Thông tin về nghiệm thể

Họ và tên: Mai Phương Th

Ngày sinh:18/5/2007

Giới tính: Nữ

Nghề nghiệp: Học sinh THPT

Tuổi: 17

Dân tộc: Kinh

Tiếng mẹ đẻ: Tiếng Việt

Ngôn ngữ hướng dẫn: Tiếng Việt

Ngày làm tắc nghiệm: 10/9/2024

Ngày báo cáo:17/9/2024

2 Mục đích của việc làm trắc nghiệm

Nhận biết được nhân cách tổng thể theo 16 yếu tố nhân cách của Cattell đề xuất, từ đó

có cách tiếp cận phù hợp

3 Các bước của việc làm trắc nghiệm

- Chuẩn bị trắc nghiệm 16 yếu tố nhân cách của Cattell

Trang 8

- Nghiệm viên nêu lý do, mục đích làm trắc nghiệm theo quy trình chuẩn

- Nghiệm thể thực hiện trắc nghiệm Nghiệm viên quan sát

- Tính điểm và diễn giải kết quả trắc nghiệm

4 Tuyên bố về chuẩn hóa của trắc nghiệm

Trắc nghiệm 16PF nhân cách của Cattell chưa được chuẩn hóa trên mẫu chuẩn các

nghiệm thể Việt Nam, vì vậy kết quả đánh giá đối với nghiệm thể cần được xem xét kết

hợp với nhiều nguồn thông tin khác nhau về nghiệm thể

5 Đánh giá về các yếu tố của nghiệm thể

- Hoàn cảnh gia đình: Bố mẹ ly hôn, ở với mẹ và người đỡ đầu Mẹ buôn bán nhỏ,

kinh tế gia đình thu nhập mức trung bình, nghiệm thể được mẹ và người đỡ đầu

chăm sóc, quan tâm

- Lịch sử học hành: Hiện đang là học sinh lớp 11 trường THPT Gia Hội, thành phố

Huế Năm lớp 10 kết quả học tập đạt học lực khá và hạnh kiểm tốt Dựa vào kết

quả học tập cũng như nhận xét của nghiệm thể và bản thân nghiệm thể là một

người có học lực khá, ngoan

- Các yếu tố văn hóa: nghiệm thể là người dân tộc Kinh, gia đình nghiệm thể có sự

chuyển đổi chỗ ở từ lúc nghiệm thể sinh ra, hiện nay gia đình nghiệm thể đang

sống tại khu chung cư Phú Hậu, thuộc thành phố Huế, nơi đây là khu tái định cư

của những hộ dân trước đây sinh sống ở ven bờ sông Gia Hội và dân cư vạn đò

trên sông Hương nên đa số trình độ dân trí khá thấp, người dân chủ yếu làm nghề

lao động, đạp xích lô, không có sự khác biệt văn hóa vùng miền nổi bật nào so với

các vùng đồng bằng khác ở miền Trung Việt Nam

6 Kết quả trắc nghiệm và diễn giải

Trắc nghiệm 16 yếu tố của Cattell gồm 187 câu hỏi, mỗi câu hỏi sẽ có 3 đáp án trả lời

a, b, c Nghiệm thể sẽ chọn một đáp án duy nhất trong mỗi câu hỏi và lần lượt trả lời

tất cả các câu hỏi với khoảng thời gian trung bình là 1 phút cho 2 đến 3 câu hỏi

Bảng 1 : Kết quả của nghiệm thể sau khi trả lời

Điểm chuẩn

(Sten)

Trang 9

Bảng 2: Thiết đồ nhân cách

Điểm

Nhân tố

A

B

C

E

F

G

H

I

L

M

N

O

Q1

Q2

Q3

Q4

Diễn giải kết quả:

Trang 10

Điểm chuẩn của mỗi yếu tố được quy ra từ điểm thô khi so sánh với bảng điểm chuẩn theo từng lứa tuổi 16 – 18, giới tính nữ

 Nhìn vào kết quả thu được, ta thấy:

- Yếu tố A : có điểm chuẩn là 9 (nằm trong khoảng từ 7 đến 10) cho thấy nghiệm thể

là một cá nhân có xu hướng “hướng ngoại” cao Điểm số của yếu tố A cũng cho ta thấy được nghiệm thể là người thân thiện, hiền lành, vô tư, nhiệt tình, giao thiệp rộng, vui vẻ, chú ý đến người khác, dễ thích nghi nhưng cũng dễ bị chi phối và cả tin

- Yếu tố B có điểm chuẩn là 6 cho thấy nghiệm thể là người có trí tuệ khá cao, tập

trung tư tưởng, sáng dạ

- Yếu tố C có điểm chuẩn là 3 cho thấy nhiệm thể có “cái tôi” yếu, cảm xúc không

bền vững Mất cân bằng tinh thần khi phiền muộn, dễ thay đổi trong các mối quan hệ,

có hứng thú không bền vững hay tranh luận, hay rơi vào trạng thái lo lắng, ưu tư

- Yếu tố E có điểm chuẩn là 5 cho thấy nghiệm thể ở mức cân bằng giữa ngoan

ngoãn phục tùng, dịu dàng với việc thích có ưu thế, giữa sự dịu dàng và ương bướng, hay gây sự

- Yếu tố F có điểm chuẩn là 6 là mức độ cân bằng giữa sự lo lắng và vô tư nhưng có

xu hướng thiên về sự vô tư, nói nhiều, dễ biểu lộ tình cảm

- Yếu tố G có điểm chuẩn là 2 cho thấy nghiệm thể có cái “Siêu tôi” thấp, thiếu phù

hợp với các chuẩn mực đạo đức chung, hay thay đổi, dễ từ bỏ các ý định của mình, độc lập, dễ bị nghi ngờ

- Yếu tố H có điểm chuẩn là 3 cho thấy nghiệm thể là người hay ngượng ngùng,

không cương quyết, dè dặn, sợ sệt, cáu gắt

- Yếu tố I có điểm chuẩn là 8 cho thấy nghiệm thể có sự nhạy cảm, vị tha, phụ thuộc

và mẫn cảm, thích mọi người chú ý đến mình, dễ bị ám ảnh, không vững vàng tìm kiếm sự đồng tình giúp đỡ, hiền lành, hành động theo cảm tính

- Yếu tố L có điểm chuẩn là 7 cho thấy hay nghi ngờ, căng thẳng nội tâm, chú ý đến

những thất bại, ghen tuông, đòi hỏi mọi người chịu trách nhiệm về những sai lầm

- Yếu tố M có điểm chuẩn là 6 cho thấy nghiệm thể cân bằng giữa thực tế và sự mơ

mộng nhưng có xu hướng thiên về thực tế, đỏng đảnh, dễ rút lui với các ý kiến chính đáng, thích nghệ thuật

- Yếu tố N có điểm chuẩn là 7 cho thấy sự sắc sảo, thanh lịch, biết cách cư xử trong

lớp học, ít biểu lộ tình cảm, có gu thẩm mỹ tốt

- Yếu tố O có điểm chuẩn là 7 cho thấy nghiệm thể có xu hướng cảm thấy tội lỗi, đầy

sợ hãi, lo âu, có nhiều linh cảm Là người dễ tự ái, dễ theo cảm tính, dễ khóc, buồn

bã nhưng có ý thức trách nhiệm rất cao và nhạy cảm trước phản ứng của mọi người

Ngày đăng: 24/12/2024, 09:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w