Sự cần thiết của quản trị trong các tổ chức được thể hiện qua nhiều vai trò, trong đó có việc đưa ra những vấn đề, công cụ đánh giá hiệu quả làm việc trong tổ chức.. Qua đó, đưa ra những
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ
MÔN QUẢN TRỊ HỌC
BÀI TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI: NHỮNG VẤN ĐỀ/CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ LÀM VIỆC TRONG DOANH NGHIỆP LỚP: 139-DS47.4
GIẢNG VIÊN: NGUYỄN HOÀNG PHƯỚC HIỀN
8 Hoàng Cao Quốc Việt 2253801012286
9 Phan Nguyễn Thanh Vy 2253801012291
10 Nguyễn Dương Hải Ý 2253801012296
TP Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 11 năm 2023
Trang 2MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ LÀM VIỆC TRONG DOANH NGHIỆP 4
1.1 Khái niệm, vai trò đánh giá hiệu quả làm việc trong doanh nghiệp 4
1.1.1 Khái niệm 4
A Hiệu quả công việc 4
B Hoạt động đánh giá hiệu quả công việc 4
1.1.2 Tiêu chí đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên 4
A Tiêu chí đánh giá hiệu quả công việc dựa trên thái độ 4
B Tiêu chí đánh giá hiệu quả công việc dựa trên năng lực 5
1.1.3 Vai trò của việc đánh giá hiệu quả công việc 6
1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá hiệu quả làm việc trong doanh nghiệp 7
1.2.1 Nhà lãnh đạo/ quản lý 7
1.2.2 Chuyên môn trong công việc 7
1.2.3 Định kỳ đánh giá và phản hồi 7
1.2.4 Công nghệ 8
1.3 Các vấn đề/công cụ tiêu biểu đánh giá hiệu quả làm việc trong doanh nghiệp9 1.3.1 Giống nhau: 10
1.3.2 Khác nhau: 10
CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ LÀM VIỆC TRONG DOANH NGHIỆP 12
2.1 Thực trạng hiện nay 12
2.2 Tích cực và tiêu cực 12
2.2.1 Mặt tích cực: 12
2.2.2 Mặt tiêu cực: 13
2.3 Số liệu thực tiễn 13
2.4 Nguyên nhân 16
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP, KINH NGHIỆM VÀ BÀI HỌC RÚT RA 18
3.1 Giải pháp 18
3.2 Bài học rút ra: 19
KẾT LUẬN 20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
Một trong những yếu tố đóng vai trò quyết định đối với sự hoạt động, phát triểncủa một tổ chức đó là hoạt động quản trị Nhằm giúp cho tổ chức hoạt động hiệu quả
và đạt được mục tiêu đề ra thì hoạt động quản trị đã hoạch định những công việc,hướng mọi người phối hợp hoạt động vì mục tiêu chung Sự cần thiết của quản trịtrong các tổ chức được thể hiện qua nhiều vai trò, trong đó có việc đưa ra những vấn
đề, công cụ đánh giá hiệu quả làm việc trong tổ chức
Để việc nghiên cứu hiệu quả hơn, trong đề tài này nhóm em tập trung nghiên cứutrong phạm vi của doanh nghiệp Thấy được tầm quan trọng trong việc quản lý, hoạtđộng, sự thống nhất, phát triển của doanh nghiệp Nhóm đã lựa chọn đề tài về nhữngvấn đề, công cụ đánh giá hiệu quả làm việc trong doanh nghiệp nhằm nghiên cứu sâuhơn xoay quanh những vấn đề này Qua đó, đưa ra những mục tiêu, phương pháp, thựctrạng, mặt tích cực, hạn chế của vấn đề
Trên cơ sở những vấn đề, công cụ đã được đặt ra, nhà quản trị có thể đánh giáhiệu quả làm việc trong doanh nghiệp một cách khách quan, thống nhất Bên cạnh đó,nhân sự sẽ chủ động hơn trong công việc, từ đó có thể tăng năng suất làm việc cũngnhư chất lượng, hiệu quả của công việc
Khi nghiên cứu chúng em đã tiếp cận đề tài thông qua những phương pháp cụ thểnhư hệ thống hóa các biện pháp, phân tích những cơ sở lý luận trong tổ chức hoạt độngquản lý của doanh nghiệp, dựa trên các cơ sở thực tiễn, kế thừa quan điểm, thành tựunghiên cứu của những cá nhân có kinh nghiệm
Nội dung cơ bản của tiểu luận có ba chương bao gồm:
Chương I: Cơ sở lý luận
Chương II: Thực trạng và đánh giá
Chương III: Giải pháp, kinh nghiệm và bài học
Trang 4CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ LÀM VIỆC TRONG
DOANH NGHIỆP
1.1 Khái niệm, vai trò đánh giá hiệu quả làm việc trong doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm
A Hiệu quả công việc
- Hiệu quả công việc hay hiệu quả làm việc trong doanh nghiệp được hiểu là khảnăng hoàn thành nhiệm vụ được giao của mỗi nhân viên trong doanh nghiệp đó
- Hiệu quả công việc sẽ phụ thuộc vào hoàn cảnh, thời gian cùng những yếu tố tácđộng xung quanh mỗi nhân viên
- Từng doanh nghiệp sẽ có một số chỉ tiêu hiệu quả công việc riêng cho từng nhân
sự, làm cơ sở cho việc đánh giá
B Hoạt động đánh giá hiệu quả công việc
- Đánh giá hiệu quả công việc là hoạt động đánh giá một cách có hệ thống quátrình làm việc, mức độ hiệu quả và năng suất làm việc của một cá nhân, bộ phậnhoặc toàn bộ doanh nghiệp dựa trên những tiêu chí nhất định
- Hoạt động này thường được lập kế hoạch rõ ràng và triển khai một cách minhbạch, công bằng, giúp mỗi cá nhân trong doanh nghiệp ngày càng hoàn thiệnbản thân và cho ra hiệu quả công việc tốt nhất
- Đây là một trong những công việc thường niên mà các nhà quản trị doanhnghiệp thường áp dụng trong một khoảng thời gian cụ thể như hàng tháng, hàngquý hoặc hàng năm
1.1.2 Tiêu chí đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên
A Tiêu chí đánh giá hiệu quả công việc dựa trên thái độ
Chúng ta vẫn thường nghe câu “Thái độ hơn trình độ”, điều này phần nào nóilên tầm quan trọng của thái độ nhân viên trong công việc Do đó để đánh giá hiệuquả làm việc thì trước hết người quản lý phải xem xét thái độ của nhân viên qua cáctiêu chí sau đây:
- Có trách nhiệm, cầu tiến, nhiệt huyết trong công việc:
+ Tinh thần trách nhiệm khiến họ dám chịu trách nhiệm cho mọi hành độngcủa bản thân
+ Sự cầu tiến là động lực để nhân viên muốn cố gắng hoàn thiện bản thân.+ Nhiệt huyết giúp họ luôn tạo những cảm hứng làm việc với một thái độ hăngsay, cống hiến
Khi nhân viên cầu tiến, nhiệt tình thì họ luôn cố gắng hoàn thành công việcđến nơi đến chốn và đạt được kết quả tốt
- Ham học hỏi, không ngừng nỗ lực:
Too long to read on your phone? Save to
read later on your computer
Save to a Studylist
Trang 5+ “Không ai sinh ra đã là người thành công”, vì vậy để quá trình làm việc đạthiệu quả, nhân viên phải chủ động tìm kiếm dữ liệu, học hỏi thêm từ đồngnghiệp, từ sếp, từ bên ngoài rất nhiều Và khi nhân viên đó ham học hỏi, nỗlực không ngừng thì có thể xây dựng thêm những ý kiến đóng góp hiệu quảcho nhà quản trị.
- Cẩn trọng, nguyên tắc:
+ Một nhân viên cẩn trọng luôn làm việc một cách kỹ lưỡng, cẩn thận từ số liệucho đến các bước làm việc Từ đó sẽ giảm thiểu sai sót trong công việc vàmang đến kết quả cao
+ Trong khi đó, sự nguyên tắc sẽ khiến nhân viên tuân theo những quy địnhcủa công ty, làm việc theo hệ thống, khoa học và đúng chừng mực
- Thái độ tôn trọng đồng nghiệp và khách hàng:
+ Với đồng nghiệp, cần lắng nghe và tạo điều kiện cho mọi người cùng bày tỏquan điểm, xây dựng hiệu quả công việc
+ Với khách hàng cần tôn trọng, lắng nghe ý kiến và hỗ trợ nhiệt tình nhất.+ Khi nhân viên có thái độ tốt với đồng nghiệp và khách hàng thì nhân viên đó
sẽ tạo được mối quan hệ tốt, từ đó nâng cao hiệu quả công việc
B Tiêu chí đánh giá hiệu quả công việc dựa trên năng lực
Bên cạnh thái độ, năng lực làm việc chính là yếu tố cốt lõi để nhà quản lý có thểđánh giá kết quả làm việc của một nhân viên Tiêu chí này sẽ bao gồm:
- Kỹ năng làm việc nhóm và làm việc độc lập:
+ Điều đầu tiên, trong quá trình làm việc, nhân viên phải có năng lực làm việc
cá nhân để tự hoàn thành được nhiệm vụ công việc của mình, như là sự tậptrung, khả năng phân tích công việc, tổng hợp, báo cáo để hoàn thành côngviệc của riêng của mình
+ Ngoài ra, ở bất kỳ tổ chức nào thì kỹ năng làm việc nhóm cũng rất quantrọng, vì khối lượng công việc lớn và có thể phức tạp nên chỉ một cá nhân thìkhó hoàn thành tốt công việc Khả năng làm việc nhóm giúp đồng nghiệpđoàn kết với nhau hơn và phấn đấu vì một mục tiêu chung
- Kỹ năng quản lý thời gian:
Nếu không có kỹ năng quản lý thời gian, người nhân viên sẽ bị loay hoay với khốilượng công việc mỗi ngày và khả năng cao họ sẽ khiến công việc bị tồn đọng vàkhó để hoàn thành công việc trước kỳ hạn
- Kinh nghiệm làm việc và khả năng xử lý vấn đề phát sinh:
+ Kỹ năng chuyên môn giúp cho người nhân viên có tầm nhìn sâu hơn vớiphần công việc họ đang đảm nhận, từ đó cho kết quả làm việc hiệu quả hơn.Đây cũng là mục tiêu của các nhân viên trong quá trình làm việc, họ luônmuốn học hỏi thêm các kinh nghiệm làm việc từ những người đi trước cũngnhư đi học các khóa nâng cao
+ Trong công việc không thể tránh khỏi những tình huống phát sinh ngoài dựkiến, lúc này rất cần người nhân viên có những kỹ năng xử lý tình huốngphát sinh Khả năng xử lý tình huống phát sinh giúp nhân viên không bị động
và bối rối trong công việc, tránh xảy ra những sai sót không đáng có Điềunày thể hiện sự nhanh trí, khả năng thích ứng và giải quyết tình huống củamột nhân viên
- Hiệu suất công việc:
Trang 6Hiệu suất công việc phản ánh tỷ lệ hoàn thành công việc của nhân viên trong mộtđơn vị thời gian nhất định Những nhân viên vượt chỉ tiêu là người có thể hoànthành công việc một cách xuất sắc, ngoài kỳ vọng và có những tố chất để pháttriển trong công việc.
1.1.3 Vai trò của việc đánh giá hiệu quả công việc
Đội ngũ nhân viên trong bất kì doanh nghiệp nào đều có vai trò quan trọng, là nềntảng, bộ phận “nòng cốt” quyết định sự phát triển hay thụt lùi của công ty Do đó,việc đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên trong doanh nghiệp là hoạt độngquan trọng, không thể thiếu trong quá trình phát triển doanh nghiệp Hoạt động nàygóp phần khắc phục được hạn chế và phát huy hết điểm mạnh, bổ sung kiến thứcchuyên môn, trau dồi kỹ năng nghiệp vụ và cống hiến cho doanh nghiệp nhiều hơn,
+ Bên cạnh đó, kết quả đánh giá còn tạo sự so sánh giữa các nhân viên, giúpcho nhân viên có động lực phát triển, làm việc đạt hiệu quả hơn cho kỳ đánhgiá tiếp theo
+ Ngoài ra hoạt động này còn tạo cho nhân viên cơ hội chia sẻ, trao đổi thôngtin với các cấp quản lý và tự trau dồi thêm chuyên môn thông qua học hỏihoặc đào tạo
- Thứ hai, giúp nhân viên hiểu làm thế nào để có thể làm việc tốt hơn:
+ Khi người quản lý nắm bắt và chỉ rõ được hiệu quả công việc của nhân viêncũng như những thiếu sót trong đó sẽ giúp cho nhân viên nhìn nhận rõ rànghơn về năng lực và thái độ của mình trong công việc, từ đó nhân viên ấy sẽhoàn thiện bản thân và đạt được kết quả tốt hơn trong những công việc tiếptheo, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển và tiến tới mục tiêu chung
+ Từ bảng đánh giá hiệu quả công việc theo tiêu chí của công ty, nhân viên cóthể thấy rõ bản thân đang làm tốt tiêu chí nào và chưa tốt ở tiêu chí nào, từ
đó có thể cải thiện bản thân để tăng hiệu quả cho công việc
- Thứ ba, giúp doanh nghiệp đánh giá khách quan về nhân viên, đảm bảo đúngngười đúng vị trí:
Dựa trên hiệu quả làm việc của mỗi nhân viên trong doanh nghiệp, nhà quản lý dễdàng xác định được thế mạnh của mỗi người, giúp tái phân bổ nguồn nhân lực mộtcách phù hợp, giúp công việc chung được thực hiện theo đúng tiến độ cũng nhưđảm bảo nguồn kinh phí dự trù
- Thứ tư, giúp doanh nghiệp vươn lên trong môi trường cạnh tranh gay gắt:Hiện nay số lượng doanh nghiệp trên thị rất nhiều, vì vậy việc cạnh tranh là khôngthể tránh khỏi Để phát triển trong môi trường này thì doanh nghiệp trước hết phải
có đội ngũ nhân viên hùng mạnh Và hoạt động đánh giá hiệu quả công việc giúp
Trang 7mỗi nhân viên, mỗi thành tố quan trọng của doanh nghiệp, nhìn nhận rõ hướng pháttriển của bản thân để đi đến mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Vì vậy, công ty nên tổ chức đánh giá hiệu quả công việc thường xuyên để tìmhiểu điểm mạnh, điểm yếu của nhân viên và có chế độ thưởng, phạt từ kết quả củaquá trình đánh giá Từ đó nhà quản lý có thể lên kế hoạch sắp xếp, công việc, hướngdẫn đào tạo chuyên sâu cho nhân viên và phát triển doanh nghiệp
1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá hiệu quả làm việc trong doanh nghiệp 1.2.1 Nhà lãnh đạo/ quản lý
* Ưu điểm:
Nhà lãnh đạo/quản lý sẽ theo dõi được hiệu suất làm việc của nhân viên trong mộtgiai đoạn cụ thể Giúp cung cấp cho nhà quản lý căn cứ để xác định các vấn đề cầncải thiện Từ đó, kết quả đánh giá từ hiệu quả có thể được sử dụng để xây dựngchiến lược phát triển, hướng hành động cho công ty
* Nhược điểm:
- Dễ đánh giá dựa trên ý kiến chủ quan sẽ cho ra kết quả đánh giá khác nhau tùythuộc vào mỗi nhà lãnh đạo/quản lý, dễ xảy ra trường hợp thiên vị, nhầm lẫn vàkhông công bằng
- Thường được nhắc đến là có thể tạo ra áp lực, tâm lý cho nhân viên nếu đánh giáquá cao hay quá thấp so với khả năng, nguồn lực nhân viên có thể thực hiện 1
1.2.2 Chuyên môn trong công việc
Bởi vì nhân viên đã được xác định được rõ mục tiêu chuyên môn cần thực hiện ngay từ đầu và nỗ lực đạt được mục tiêu đó nên yếu tố chuyên môn rõ ràng sẽ giúp nhà quản lý dễ dàng đánh giá được nhân viên đó có thực sự đạt được mục tiêu đề
ra, đạt được hiệu quả công việc hay không Mục tiêu của nhân viên có sự liên kết với mục tiêu của công ty Do đó, hiệu quả công việc nhân viên đạt được cũng có giá trị cộng hưởng, giúp tạo nên hiệu quả công việc chung toàn công ty 2
1.2.3 Định kỳ đánh giá và phản hồi
Việc định kỳ đánh giá và phản hồi sẽ không những giúp người đánh giá dễdàng theo dõi hiệu suất làm việc mà còn giúp doanh nghiệp vận hành một cách trơntru hơn Bởi vì trong quá trình đánh giá hiệu suất, việc phác thảo các tiêu chí vàcách đánh giá nhân viên sẽ được sử dụng để đánh giá hiệu suất là rất quan trọng nêndoanh nghiệp:
- Cần xác định chính xác nhiệm vụ của nhân viên đó, không chỉ đơn giản là liệt kêcác công việc mà họ phải làm và phải đảm bảo rằng nhiệm vụ của nhân viên phùhợp với mục tiêu chiến lược của tổ chức và đóng góp vào sự phát triển của côngviệc
- Cần xác định chu kỳ đánh giá phù hợp Chu kỳ này có thể theo hàng tháng, hàngquý, hoặc hàng năm, tùy thuộc vào tình hình thực tế của tổ chức Việc xác định chu
Trang 8https://blog.okrs.vn/kien-kỳ đánh giá phù hợp, có mốc thời gian nhất định sẽ giúp nhà lãnh đạo đánh giá mộtcách kỹ càng hơn, dễ dàng trong việc tìm kiếm, xem xét đánh giá, so sánh từ những
tư liệu cũ với tư liệu mới trong lúc đánh giá
Thực hiện phản hồi với nhân viên (hay còn gọi là feedback) thì cần thiết và
vô cùng quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả làm việc Nhà lãnh đạo sau khiđánh giá nhân viên, bắt đầu tổng kết, tìm ra các điểm yếu, điểm mạnh của nhân viên
và tiếp đó feedback, việc feedback không những tốt cho nhân viên mà còn giúp nhàlãnh đạo/quản lý có thể lọc ra được hoặc phân chia những nhân viên giống nhau thìcùng một nhóm để dễ quản lý, tìm hiểu và khai thác điểm mạnh của họ một cách tối
đa 3
1.2.4 Công nghệ
Ví dụ: phần mềm chấm công AI, phần mềm chấm công QR code,
Phần mềm chấm công AI
AI là viết tắt của cụm từ Artificial Intelligence (trí tuệ nhân tạo)
Phần mềm chấm công tích hợp công nghệ camera AI nhận diện khuôn mặt thôngminh Sử dụng thuật toán cao cấp ghi lại dữ liệu chính xác tuyệt đối Kiểm soátnhân sự bằng hệ thống công nghệ chuyên dụng và hoàn toàn tự động Phần mềmchấm công AI là giải pháp chấm công tối ưu nhất, quản lý nhân sự tiện lợi nhất hiệnnay
Phần mềm lưu trữ thông tin chi tiết của từng nhân sự trên hệ thống Điều này đặcbiệt có lợi với các công ty, doanh nghiệp có số lượng nhân sự lớn
* Chức năng của phần mềm:
- Quản lý nghỉ phép, đi muộn, đổi ca:
Việc check nghỉ phép, đi muộn, tăng ca hay đổi ca với cả nhà quản lý vànhân sự đều rất khó khăn nếu làm truyền thống Vì vậy nếu sử dụng phần mềm AIcác yêu cầu về nghỉ phép, tăng ca, đổi ca,… được quản lý rõ ràng, hệ thống giúpnhà quản lý dễ dàng quản lý hơn
- Báo cáo tổng quan và chi tiết ngày, thời gian làm:
Trong phần báo cáo tổng quan, hệ thống tự động báo cho người dùng biết: sốngày công, ngày nghỉ không công, số ngày nghỉ làm, số phép còn lại trong năm, Trong mục báo chi tiết, phần mềm báo cáo chi tiết cho người dùng tổng giờ làm,giờ tiêu chuẩn, chi tiết về ca làm việc Nếu có bất kỳ thắc mắc nào từ nhân sự,người quản lý có thể dễ dàng giải đáp với dữ liệu được ghi nhận
* Đối tượng sử dụng
Nhà quản lý: Dễ dàng theo dõi, kiểm soát nhân sự từng chi nhánh Việc xuấtbáo cáo công, hệ thống ca làm việc, khen thưởng/kỷ luật, số lượng nhân sự ra vàotheo thời gian thực… Nhà quản lý có thể tiết kiệm tối đa thời gian để thực hiện cáccông việc liên quan đến quản lý nhân sự
Nhân viên: Phần mềm thực hiện chấm công trên thiết bị di động tiện lợi Tất
cả thông tin người dùng, đơn từ, trạng thái gửi đơn, báo cáo ngày công… được
3
“Cách đánh giá nhân viên định kỳ công tâm- công bằng- minh bạch”,
https://tuyendung.topcv.vn/bai-viet/cach-danh-gia-nhan-vien-dinh-ky/, truy cập ngày 12/10/2023.
Trang 9đồng bộ để nhân viên cập nhật hàng ngày, hàng giờ Từ đó, bạn có thể đưa ra thắcmắc kịp thời tới HR
* Ưu điểm của phần mềm:
+Tiết kiệm thời gian
+ Hạn chế tình trạng quên chấm công
+ Nâng cao tính an toàn
+ Quản lý tiện lợi
+ Đảm bảo tính chính xác 4
Ưu điểm khi áp dụng các công nghệ:
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc đánh giá hiệu quả công việc củadoanh nghiệp làm thay đổi chức năng của người quản lý, chức năng của một sốphòng ban được tự động hóa, công tác quản lý hồ sơ nhân sự, theo dõi, chấm công,tính lương, đánh giá KPI… trở nên linh hoạt hơn, nhanh chóng hơn, hiệu quả hơn
và tiết kiệm chi phí hơn
- Hệ thống quản trị nhân sự hiện đại tự động thiết lập KPI cho từng nhân viên tươngứng với vị trí cụ thể với bộ chỉ tiêu, hệ số đánh giá, tỷ lệ quy đổi, đơn vị tính… mộtcách chi tiết và minh bạch, còn giúp nâng cao trải nghiệm của người lao động tạinơi làm việc
Lợi ích đối với người quản lý nhân sự
- Tổng hợp, lưu trữ, tìm kiếm thông tin nhân sự nhanh chóng, chính xác vì mọi thứ
đã được đồng bộ hóa
- Tiết kiệm thời gian vì đã loại bỏ những quy trình rườm rà, không cần thiết
- Tiết kiệm khoản chi phí dành cho hoạt động tuyển dụng nhân sự
- Thực hiện quy trình xử lý công nợ hàng tháng dễ dàng, chính xác hơn
- Đánh giá KPI, ghi nhận năng lực làm việc của mỗi cá nhân khách quan.5
Nhược điểm khi áp dụng công nghệ: Công nghệ mới nên có thể nhiều lỗi, mất
dữ liệu, nếu bảo mật không cao thì dễ bị xâm nhập, gây ảnh hưởng đến quá trìnhđánh giá hiệu quả công việc của nhân viên
1.3 Các vấn đề/công cụ tiêu biểu đánh giá hiệu quả làm việc trong doanh nghiệp
Trong tất cả các phương pháp thì phương pháp tiêu biểu như KPI, OKR vàOGSM sẽ được dùng để đánh giá hiệu quả làm việc trong doanh nghiệp phổ biếnnhất hiện nay Lựa chọn đúng phương pháp đánh giá phù hợp sẽ cho ra kết quả đánhgiá chính xác, khách quan, tiết kiệm thời gian Từ đó, nhà quản lý và người đánh giá
sẽ hiểu rõ năng lực làm việc của nhân viên và có căn cứ để hoạch định chiến lược,thiết lập hành động, mục tiêu tiếp theo cho nhân viên một cách phù hợp 6
https://acheckin.vn/quan-tri-nhan-su/tai-sao-quan-6 “TOP 7 phương pháp đánh giá thực hiện công việc HIỆU QUẢ”,
https://blog.okrs.vn/kien-thuc-quan-tri/phuong-phap-danh-gia-thuc-hien-cong-viec.html truy cập ngày 10/10/2023.
Trang 101.3.1 Giống nhau:
- KPI và OKR và OGSM đều dùng để đánh giá quá trình thực hiện và hiệu quả
công việc
- Mô hình dễ thực hiện, có thể trình bày một kế hoạch chiến lược ngắn gọn;
phải rõ ràng và có thể đo lường được
- Người dùng có thể sử dụng ứng dụng theo quy mô công ty, tập đoàn hoặc
phòng ban, nhóm, cá nhân
- Dựa trên kết quả đánh giá, phương pháp này hỗ trợ quản trị doanh nghiệp
thông qua việc sắp xếp nhân sự thực hiện nhiệm vụ xác định
1.3.2 Khác nhau:
Tiêu chí KPI (Key Performance
Indicator) ORK Objective and Key Results) ( OGSM
Khái
niệm KPI là phương pháp đánhgiá hiệu quả công việc
dựa trên chỉ số đánh giá
thực hiện công việc Các
chỉ số này sẽ cần liên kết
nhau góp phần giúp các
nhân viên thực hiện, đạt
được mục tiêu chung 7
OKR là một phương pháp quản lý mục tiêu được thiết kế để sắp xếp nhóm và thúc đẩy sự tham gia vào chiến lược thông qua các mục tiêu
có ý nghĩa, có thể đo lường được 8
Công cụ OGSM chủ yếu tập trung vào 4 yếu tố chính: Objectives (Mục tiêu chính), Goals (Cột mốc nhắm tới), Strategies(Chiến lược) và Measurements (Đo lường)
Ưu điểm - Thường được thiết lập
với các chỉ số cụ thể nên
kết quả đánh giá cũng rất
rõ ràng
- Giúp nhà quản lý theo
dõi được hiệu suất làm
việc của nhân viên trong
từng giai đoạn
- Giúp tổ chức không hiểu sai về phương hướng cho nhóm đặt mụctiêu của riêng họ, liên kếtvới mục tiêu chung
- Có khả năng thích ứng với thế giới thay đổi trong tích tắc là quan trọng đối với việc phân phối chiến lược
- Nhờ cách tiếp cận trực diện, OGSM cho phép tạo một kế hoạch trong một trang ngắn gọn, súc tích, có tính ổn định
- Các thành viên đều tham gia vào việc tạo ra
kế hoạch, dễ dàng thông tin cho nội bộ
- Việc dàn trải sự tập trung quá nhiều sẽ khiến chiến lược không thực sự
đo lường được các vấn đề
7 “TOP 7 phương pháp đánh giá thực hiện công việc HIỆU QUẢ”,
https://blog.okrs.vn/kien-thuc-quan-tri/phuong-phap-danh-gia-thuc-hien-cong-viec.html, truy cập ngày
Trang 11chủ quan.
- Có thể tạo ra áp lực,
tâm lý cho nhân viên nếu
KPI vượt quá nhiều so
với khả năng, nguồn lực
nhân viên có thể thực
hiện
sàng cộng tác hoặc xung đột nội bộ ngầm xảy ra thì sẽ là thất bại 9
quan trọng
- Dành quá nhiều thời gian để viết chiến lược hay kế hoạch mà thay vào đó hãy tập trung vào việc thực hiện và đo lường hiệu suất