1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sự phát triển hệ thống ngân hàng tại việt nam xu hướng phát triển ngân hàng trong bối cảnh chuyển Đổi số

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 744,32 KB

Nội dung

Mở đầu1.1 Giới thiệu chung 1.1.1 Khái quát hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế Việt Nam Hệ thống ngân hàng của Việt Nam hiện nay là một phần quan trọng trong nền kinh tế quốc gia, đóng

Trang 1

Tài chính tiền tệ

Sự phát triển hệ thống ngân hàng tại Việt Nam

Xu hướng phát triển ngân hàng trong bối cảnh chuyển đổi số

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thuỳ Dung

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN

Trang 2

Mục Lục

1 Mở đầu

1.1.1 Khái quát hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế Việt Nam

1.2.1 Hiểu rõ tình hình kinh tế quốc gia

1.2.2 Đánh giá rủi ro và ổn định tài chính

1.2.3 Thúc đẩy và phát triển ngân hàng số 1.2.4 Tăng cường cạnh tranh và đổi mới

1.2.5 Tạo ra chính sách tài chính hợp lý

2 Sự hình thành và phát triển

a Giới thiệu chung

I Bối cảnh ra đời của ngân hàng Việt Nam

II Xu hướng phát triển ngân hàng trong bối cảnh chuyển đổi số

A.Ngân hàng số

B.Lợi ích của chuyển đổi số và ngân hàng

C.Hạn chế và giải pháp

3 Cuộc chiến khủng hoảng tài chính kinh tế năm 2008 trên thế giới và Việt Nam

4 Việt Nam sau cuộc khủng hoảng tài chính cách đây 16 năm

5 Xu hướng thay đổi và phát triển mạnh mẽ qua cách cải tiến trong bối cảnh chuyển đổi số

Kết luận tổng

6

1

Trang 3

1 Mở đầu

1.1 Giới thiệu chung

1.1.1 Khái quát hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế Việt Nam

Hệ thống ngân hàng của Việt Nam hiện nay là một phần quan trọng trong nền kinh tế quốc gia, đóng vai trò chủ chốt trong việc cung cấp dịch vụ tài chính và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế Hệ thống ngân hàng ở Việt Nam bao gồm nhiều thành phần và có sự phát triển đáng kể trong những năm gần đây Dưới đây là cái nhìn tổng quan về hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế Việt Nam:

 Ngân hàng nhà Nước

 Ngân hàng Thương Mại

 Ngân hàng Thương mại quốc doanh

 Ngân hàng Thương mại cổ phần

 Ngân hàng liên doanh và ngân hàng 100% vốn nước ngoài

 Ngân hàng hợp tác xã

 Tổ chức tín dụng khác

1.1.2 Khái quát ngân hàng số Việt Nam hiện nay.

Chuyển đổi số (digital transformation) trong ngành ngân hàng tại Việt Nam đang diễn ra mạnh

mẽ và trở thành một xu hướng quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả và trải nghiệm khách hàng Quá trình này bao gồm việc ứng dụng công nghệ số vào các hoạt động ngân hàng, từ việc quản lý nội bộ đến dịch vụ khách hàng Dưới đây là 1 trong những cái nhìn về chuyển đổi số

 Ứng dụng Công nghệ mới

 Tự động hoá và tinh giảm quy trình

 Dịch vụ khách hàng nâng cao

 Bảo mật và tuân thủ quy định

1.2 Tầm quan trọng của nghiên cứu trên

Việc nghiên cứu hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế Việt Nam và bối cảnh chuyển đổi số của các ngân hàng số Việt Nam hiện nay là điều vô cùng quan trọng để hiểu được nhiều khía cạnh như việc

1.2.1 Hiểu rõ tình hình kinh tế quốc gia

Ngân hàng đóng vai trò trung tâm trong nền kinh tế quốc gia Nghiên cứu hệ thống ngân hàng giúp hiểu được tình hình tài chính, khả năng thanh khoản và mức độ ổn định của nền kinh tế Điều này có ảnh hưởng lớn đến các chính sách kinh tế, đầu tư và phát triển quốc gia

1.2.2 Đánh giá rủi ro và ổn định tài chính

Việc phân tích hệ thống ngân hàng giúp phát hiện và đánh giá các rủi ro tài chính như nợ xấu, sự không ổn định trong hệ thống, hoặc khả năng đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế Điều này giúp các nhà quản lý và cơ quan chức năng có các biện pháp phòng ngừa và khắc phục kịp thời

1.2.3 Thúc đẩy và phát triển ngân hàng số

Sự xuất hiện của ngân hàng số thúc đẩy sự cạnh tranh trong ngành ngân hàng Nghiên cứu các

mô hình ngân hàng số giúp các ngân hàng truyền thống cải tiến dịch vụ, áp dụng công nghệ mới

và cung cấp các sản phẩm tài chính phù hợp hơn với nhu cầu của khách hàng

2

Trang 4

1.2.4 Tăng cường cạnh tranh và đổi mới

Sự xuất hiện của ngân hàng số thúc đẩy sự cạnh tranh trong ngành ngân hàng Nghiên cứu các

mô hình ngân hàng số giúp các ngân hàng truyền thống cải tiến dịch vụ, áp dụng công nghệ mới

và cung cấp các sản phẩm tài chính phù hợp hơn với nhu cầu của khách hàng

1.2.5 Tạo ra chính sách tài chính hợp lý

Các nhà hoạch định chính sách cần thông tin chính xác và cập nhật về hệ thống ngân hàng để đưa ra các quyết định về quy định, giám sát và hỗ trợ ngành ngân hàng Nghiên cứu hệ thống ngân hàng giúp hình thành các chính sách hiệu quả và cân bằng giữa sự phát triển và sự ổn định

 Tóm lại việc nghiên cứu hệ thống ngân hàng và ngân hàng số không chỉ giúp cải thiện sự hiểu biết về tình hình tài chính và kinh tế còn đóng vai trò quan trọng trong việc định hình các chính sách, thúc đẩy mới và phát triển kinh tế bền vững.

3

Trang 5

2 Sự hình thành và phát triển

a Giới thiệu chung

i Bối cảnh ra đời của ngân hàng Việt Nam

Trong bối cảnh Việt Nam vẫn thuộc sự đô hộ của thực dân Pháp nên lịch sử thành lập Ngân hàng Việt Nam có 4 giai đoạn:

- Bắt đầu từ những ngày trước Cách Mạng tháng 8, mở đầu của ngân hàng Việt Nam

là 1 ngân hàng vẫn thuộc sự quản lý của thuộc địa phong kiến Pháp Khi mà ta vẫn thuộc địa nửa phong kiến dưới sự thống trị của thuộc dân Pháp Hệ thống tiền tệ, tín dụng ngân hàng được thiết lập và hoạt động chủ yếu phục vụ chính sách thuộc địa của Pháp ở Việt Nam Trong suốt thời kỳ thuộc địa, chính phủ Pháp đã toàn quyền phát triển sắp đặt hệ thống tiền tệ tín dụng và bảo hộ thông qua “ngân hàng Đông Dương”

 Thực chất rằng ngân hàng Đông Dương hoạt động với tư cách là một ngân hàng phát hành trung ương, đồng thời là một ngân hàng kinh doanh đa năng bao gồm các nghiệp vụ ngân hàng thương mại và nghiệp vụ đầu tư

- Với ý chí và quyết tâm từng bước hướng tới xây dựng nền tiền độc lập, tự chủ, công

cụ quan trọng của chính quyền để xây dựng nền tiền độc lập, tự chủ, công cụ quan

trọng của chính quyền để xây dựng và bảo vệ đất nước Vậy nên sau cách Mạng tháng 8, nhiệm vụ này dần trở thành hiện thực khi bước sang những năm 1950, cuộc

kháng chiến chống Pháp ngày một tiến mạnh và có những chiến thắng vẻ vang trên khắp chiến trường Sự chuyển biến của cục diện Cách Mạng đòi hỏi các công tác kinh

tế, tài chính phải được củng cố và phát triển theo yêu cầu mới

- Ngày 6/5/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 15/SL thành lập ngân hàng Quốc Gia Việt Nam với các nhiệm vụ chủ yếu là: Quản lý việc phát hành giấy

bạc và tổ chức lưu thông tiền tệ, quản lý Kho bạc nhà Nước và thực hiện chính sách tín dụng để phát triển sản xuất, phối hợp với mậu dịch để quản lý tiền tệ và đấu tranh tiền tệ với địch

 Sự ra đời của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam là một bước ngoặt lịch

sử, là kết quả nối tiếp của quá trình đấu tranh xây dựng hệ thống tiền tệ, tín dụng độc lập, tự chủ, đánh dấu bước phát triển mới, thay đổi về chất trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng ở nước ta.

- Ngày 26/10/1961, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng

Nhà nước Việt Nam (NHNN): đây có lẽ là một trong những thời kỳ đổi mới của nhà

nước Việt Nam những cũng là thời kỳ khó khăn nhất vì thời điểm này ta vẫn còn chiến tranh với 2 đế quốc tàn bạo nhất và sau đó ta cũng đối mặt với giai đoạn khôi phục kinh tế sau chiến tranh (1975-1985) Thời điểm này NHNN Việt Nam đã thực hiện thanh lý hệ thống ngân hàng của chế độ cũ ở miền Nam Ngoài ra, ta còn thu hồi tiền cũ của 2 miền Bắc-Nam để bắt đầu phát hành loại tiền mới của nước Cộng hoà

Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

4

Trang 6

 Trong giai đoạn này, hệ thống Ngân hàng Nhà nước về cơ bản vẫn hoạt động như là một công cụ ngân sách, chưa thực hiện các hoạt động kinh doanh tiền tệ theo nguyên tắc thị trường.

ii Xu hướng phát triển ngân hàng trong bối cảnh chuyển đổi số

A Ngân Hàng Số (Digital Banking):

Dịch vụ toàn diện trực tuyến: Ngân hàng số cho phép khách hàng thực hiện tất cả các giao dịch tài chính từ bất kỳ đâu thông qua nền tảng trực tuyến hoặc ứng dụng di động

Lợi ích: Tiện lợi, tiết kiệm thời gian và chi phí cho cả ngân hàng và khách hàng Một trong những ngân hàng thương mại đang có những hướng đi theo xu hướng trong bối cảnh chuyển đổi số:

Vietcombank (VCB)

Tp bank (TPB)

Ocean Bank

Military Bank (MBBank)

Việc các ngân hàng đều đi theo xu hướng chuyển đổi số hiện nay được cho là bước đi hoàn toàn đúng đắn, khi mà công nghệ càng ngày càng phát triển, trí tuệ nhân tạo ngày càng được hình thành và đó còn là sự hồi phục hậu COVID 19 đã khiến tê liệt nền kinh tế dẫn tới thói quen và cách hoạt động của con người thay đổi nhiều hơn trong xã hội hiện nay Việc mà chỉ cần một chiếc smartphone có truy cập được mạng lưới internet đang được phủ kín toàn quốc, mọi người luôn muốn có thể làm bất cứ việc gì tiện lợi, nhanh chóng cũng như an toàn bảo mật nhất Trong

đó, những sự thay đổi của các ngân hàng đang được thể hiện hành động như:

- Ứng Dụng Công Nghệ Tài Chính (Fintech): Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) với chiến lược tập trung đẩy mạnh mảng dịch vụ ngân hàng số hiện đại, đã tích cực hợp tác với các đối tác fintech lớn và có uy tín tại Việt Nam như VnPay, Napas, Payoo, Bankplus, Momo để triển khai các giải pháp thanh toán và giao dịch ngân hàng trực tuyến

- AI trong dịch vụ khách hàng: Chatbots và trợ lý ảo hỗ trợ khách hàng 24/7, giảm bớt khối lượng công việc cho nhân viên và cải thiện trải nghiệm khách hàng

- Bảo Mật và An Ninh Mạng:Xác thực sinh trắc học: Công nghệ như nhận diện vân tay

và khuôn mặt nâng cao bảo mật truy cập vào dịch vụ ngân hàng

- Giải pháp mã hóa: Mã hóa dữ liệu giao dịch và thông tin khách hàng để bảo vệ các cuộc tấn công mạng

- Tự động hóa quy trình: giúp giảm thiểu công việv thủ công, tăng hiệu suất và giảm chi phí

- Tối ưu hóa hiệu suất: RPA giúp các ngân hàng cải thiện tốc độ xử lý và giảm sai sót

5

Trang 7

 Chuyển đổi số đang tạo ra những thay đổi sâu rộng trong ngành ngân hàng, mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức Sự phát triển của ngân hàng số, ứng dụng công nghệ tiên tiến, và cải thiện trải nghiệm khách hàng đang định hình lại cách mà các dịch vụ tài chính được cung cấp và tiêu thụ.

B Lợi ích của chuyển đổi số và ngân hàng

- Cải thiện hiệu quả hoạt động: Tăng cường hiệu quả quy trình và giảm chi phí thông qua tự động hóa và công nghệ số.

- Tăng cường trải nghiệm khách hàng: Cung cấp dịch vụ nhanh chóng, thuận tiện và cá nhân hóa, từ đó nâng cao sự hài lòng và giữ chân khách hàng.

- Tạo ra cơ hội mới: Khuyến khích đổi mới và sáng tạo trong các sản phẩm

và dịch vụ tài chính, mở rộng cơ hội kinh doanh và thị trường.

C Hạn chế và giải pháp

Hạn chế:

o Bảo mật và rủi ro mạng: Nguy cơ từ các cuộc tấn công mạng và vi phạm bảo mật dữ liệu.

o Chi phí đầu tư công nghệ: Đầu tư vào công nghệ và đào tạo nhân viên có thể đòi hỏi chi phí lớn.

Giải pháp

o Tăng cường bảo mật: Áp dụng các biện pháp bảo mật tiên tiến và đào tạo nhân viên về an ninh mạng.

o Đầu tư hiệu quả: Xây dựng kế hoạch đầu tư công nghệ hợp lý và từng bước chuyển đổi để tối ưu hóa chi phí.

6

Trang 8

3 Cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế năm 2008 trên thế giới và Việt Nam

 Về thế giới

- Để nhắc tới khủng hoảng tài chính trên toàn thế giới, có lẽ hiếm ai không thể nhắc tới cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 khi mà 3 cường quốc thế giới lúc bấy giờ là Mỹ, Nhật, và khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (eurozone) vào suy thoái Đây là lần đầu tiên mà cả 3 ông lớn của toàn thế giới rơi vào trạng thái suy thoái kinh tế từ năm 1945 tới nay

- 10000 tỷ USD, 30 triệu người bị mất việc, 50 triệu người quay lại chuẩn dưới nghèo

là những con số không biết nói dối về cái giá phải trả cho cuộc khủng hoảng 2008

- Sự đổ vỡ dây chuyền trong ngành tài chính Mỹ ở thời kỳ đỉnh điểm giữa tháng 9/2008 đã lan qua Đại Tây Dương, tới châu Âu, và gây ra những cơn “dư chấn” ở châu Á Sau nỗi hoảng sợ của cả thế giới là trạng thái đóng băng tín dụng gần như trên phạm vi toàn cầu Các ngân hàng trước kia dễ dãi trong việc cho vay bao nhiêu, thì tới nay, họ lại dè dặt bấy nhiêu Tình trạng đóng băng tín dụng - vốn là “nguồn nhựa sống” của nền kinh tế - đang là một trong những mối đe dọa lớn nhất hiện nay của kinh tế thế giới

- Thống kê của hãng tin tài chính Bloomberg cho thấy, từ khi khủng hoảng tài chính bắt đầu tới nay, các tập đoàn tài chính lớn nhất thế giới đã cắt giảm khoảng 240.000 việc làm và báo lỗ cùng thâm hụt tài sản hơn 1.000 tỷ USD

 Về Việt Nam

- Kết thúc năm 2007 với những thành công nhất định như thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đạt kỷ lục 17,8 tỉ USD và tăng trưởng kinh tế đạt 8,4% Thị trường chứng khoán có cả một năm thăng hoa với chỉ số Vn-Index thường xuyên ở trên ngưỡng

1000 điểm kể từ nửa cuối tháng 1/2007 đến tháng 11/2007 Xen giữa là giai đoạn giảm nhẹ trong tháng 8 và 9/2007 Đến cuối 2007, VN-Index vẫn đạt trên 900 điểm Bởi vậy kết thúc với thành quả mức nhập siêu tăng gấp 2,5 lần so với năm 2006 và chỉ số lạm phát lần đầu trở lại với 2 con số sau hơn thập kỷ từ 1995 đã không thực sự khiến các nhà kinh tế trên thế giới lo âu

- Vào thời điểm đó, bất động sản – tín dụng Mỹ bắt đầu sụt giá đã khiến vỡ bong bóng

nổ toàn cầu, cuộc khủng hoảng toàn cầu bắt đầu

i Tăng trưởng kinh tế giảm

Sự Sụt Giảm Tăng Trưởng: Việt Nam chứng kiến sự suy giảm trong

tốc độ tăng trưởng kinh tế do ảnh hưởng của khủng hoảng toàn cầu Tăng trưởng GDP giảm từ mức cao trước khủng hoảng xuống mức thấp hơn, ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất và tiêu dùng

ii Lạm phát cao

Tăng lạm phát: Cuộc khủng hoảng đã làm gia tăng lạm phát ở Việt

Nam, đạt mức cao nhất vào năm 2008 Lạm phát gây cao áp lực lên chi phí sinh hoạt và giảm sức mua của người tiêu dùng, làm giảm nhu cầu tiêu dùng và đầu tư

7

Trang 9

iii Khó khăn trong ngành ngân hàng

Tăng nợ xấu: ngành ngân hàng phải đối mặt với sự gia tăng nợ xấu do

các khoản vay không được thanh toán Nợ xấu gia tăng đã gây áp lực lên tình hình tài chính của các ngân hàng và tạo ra rủi ro cho sự ổn định của hệ thống ngân hàng

 Khó khăn trong tín dụng: Các ngân hàng gặp khó khăn trong việc cung cấp tín dụng do sự giảm sút trong chất lượng tài sản và sự thiếu hụt vốn Điều này làm giảm khả năng cho vay và ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng của các doanh nghiệp và nền kinh tế

iv Sụt giảm thị trường chứng khoán

Sụt giảm chỉ số chứng khoán: Thị trường chứng khoán Việt Nam

cũng bị ảnh hưởng nặng nề VN-Index giảm mạnh vào năm 2008, làm mất giá trị tài sản của nhiều nhà đầu tư và ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của các công ty niêm yết

v Ảnh hưởng đến xuất khẩu và đầu tư

Giảm xuất khẩu: Cuộc khủng hoảng toàn cầu đã làm giảm nhu cầu

xuất khẩu từ Việt Nam, gây áp lực lên các ngành xuất khẩu chủ lực như dệt may, giày dép và đồ gỗ

 Giảm đầu tư nước ngoài: Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cũng bị giảm sút do sự bất ổn toàn cầu và giảm niềm tin của nhà đầu tư

vi Chính sách kinh tế và ngân hàng

Can thiệp chính phủ: Chính phủ Việt Nam đã phải can thiệp để ổn

định nền kinh tế, bao gồm việc thực hiện các chính sách tài khóa và tiền tệ để kiểm soát lạm phát và hỗ trợ hệ thống ngân hàng

Cải cách ngành ngân hàng: Các biện pháp cải cách đã được triển

khai để xử lý nợ xấu và tăng cường giám sát hệ thống ngân hàng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã có các bước để cải cách hệ thống ngân hàng và nâng cao khả năng quản lý rủi ro

vii Tác động đến Niềm tin và Tâm lý thị trường

Suy giảm niềm tin: Khủng hoảng tài chính đã làm giảm niềm tin của

người tiêu dùng và nhà đầu tư vào hệ thống tài chính và nền kinh tế

Sự không chắc chắn về tương lai đã ảnh hưởng đến quyết định đầu tư

và tiêu dùng

 Cuộc khủng hoảng tài chính 2008 đã tác động trực tiếp lên toàn bộ nền kinh tế

thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng Các vấn đề như lạm phát cao, nợ xấu tăng, giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế và sụt giảm thị trường chứng khoán đã tạo

ra nhiều thách thức cho nền kinh tế và ngành ngân hàng Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng cũng đã thúc đẩy các cải cách cần thiết trong hệ thống ngân hàng và chính sách kinh tế, giúp nền kinh tế Việt Nam hồi phục và phát triển mạnh mẽ hơn trong những năm sau đó.

4 Việt Nam sau cuộc khủng hoảng tài chính cách đây 16 năm

8

Trang 10

Việc để hồi phục lại sau năm 2008 là vô cùng khó khăn nhưng ta đã thực sự đi đúng hướng và từng bước khẳng định vị thế của nền kinh tế đang phát triển trên bản đồ thế giới nhằm thu hút và thay đổi cái nhìn hoàn toàn khác của các nhà đầu tư trên toàn thế giới

i Tăng trưởng GDP dự kiến ở mức 6.0% - 6.5%, con số khá khiêm

tốn so với thời kỳ khủng hoảng nhưng bù lại ổn định hơn khá nhiều nhờ sự phục hồi đại dịch COVID 19 và các chính sách hỗ trợ kinh tế

ii Lạm phát đã giảm đáng kể từ năm 2008 và dự kiến duy trì ở mức

3.0% - 4.0%, nhờ vào sự quản lý hiệu quả của chính phủ và các biện pháp kiểm soát giá cả

iii Tỷ lệ thất nghiệp duy trì ở mức thấp nhờ vào sự phục hồi kinh tế

và sự phát triển của các ngành công nghiệp mới

iv Thị trường chứng khoán dự kiến sẽ ổn định hoặc tăng trưởng

nhờ vào sự phục hồi kinh tế và sự gia tăng niềm tin của nhà đầu tư

v Đầu tư và xuất khẩu phục hồi mạnh mẽ nhờ việc ta đã có những

được những hiệp định thương mại tự do (FTA) với các đối tác lớn, thúc đẩy xuất khẩu và thu hút các nhà đầu tư nước ngoài

vi Công nghệ đổi mới công nghệ thông tin và ngân hàng số đã phát

triển mạnh mẽ, với sự gia tăng trong việc sử dụng dịch vụ trực tuyến và công nghệ tài chính (fintech)

vii Chính sách kinh tế tập trung vào sự phục hồi sau đại dịch, phát

triển bền vững, và tăng cường tính cạnh tranh toàn cầu

Kết Luận

So sánh tổng quan:

Tăng Trưởng GDP: Cả năm 2008 và 2024 đều chứng kiến sự tăng trưởng GDP, nhưng

năm 2008 ghi nhận mức tăng trưởng cao hơn trước khi khủng hoảng tác động Năm 2024, tăng trưởng GDP ổn định hơn nhưng thấp hơn mức cao trong năm 2008

Lạm Phát: Lạm phát năm 2008 cao đáng kể do tăng giá thực phẩm và năng lượng, trong

khi năm 2024 lạm phát được kiểm soát tốt hơn nhờ chính sách điều hành hiệu quả

Thị Trường Lao Động: Tỷ lệ thất nghiệp thấp trong cả hai thời kỳ, nhưng năm 2024 có

cải thiện hơn nhờ sự phục hồi kinh tế

Thị Trường Chứng Khoán: Thị trường chứng khoán năm 2008 trải qua sự sụt giảm

mạnh, trong khi năm 2024 dự kiến duy trì sự ổn định hoặc tăng trưởng nhờ vào môi trường kinh tế tích cực

Những so sánh này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự thay đổi trong nền kinh tế qua các thời kỳ khác nhau và cung cấp cái nhìn về những tiến bộ và thách thức trong quản lý kinh tế

Dưới đây là bảng so sánh qua năm 2008 với 2024

9

Ngày đăng: 23/12/2024, 17:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN