Bài học cho Việt Nam”.Nội dung đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về cải cách hành chính nhà nước Chương 2: Kinh nghiệm cải cách hành chính của một số quốc gia trên thếgiới Chư
Trang 1HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
PHÂN VIỆN HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
TẠI TỈNH QUẢNG NAM
TÊN ĐỀ TÀI: KINH NGHIỆM CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài tiểu luận này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:Ban giám hiệu Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia khu vực MiềnTrung đã tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, đa dạng các loại sách,tài liệuthuận lợi cho việc tìm kiếm, nghiên cứu thông tin
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn giảng viên bộ môn TS Đặng ThịĐào Trang đã tận tình giảng dạy, hỗ trợ, giúp đỡ chi tiết để đề tài của tôi có đủkiến thức và vận dụng chúng vào bài tiểu luận này Do chưa có nhiều kinhnghiệm làm đề tài cũng như những hạn chế về kiến thức, trong bài tiểu luậnchắc chắn sẽ có những sai sót Rất mong nhận được sự nhận xét, ý kiếnđónggóp, phê bình từ phía cô để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn Xin chânthànhcảm ơn
Họ và tên tác giả
Quảng Nam - 20242
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bài tiểu luận này là do bản thân thực hiện cùng sự hỗtrợ, tham khảo từ các tư liệu sách, báo, tạp chí, tài liệu trên mạng liên quan đến
đề tài nghiên cứu Từ đó, tôi đã tổng hợp thông tin và chỉnh sửa để hoàn thiệnbài nghiên cứu này Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình
Quảng Nam - 20243
Trang 4DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
4
Trang 5mình, em đã thực hiện đề tài: “Kinh nghiệm cải cách hành chính của một số quốc gia trên thế giới hiện nay Bài học cho Việt Nam”.
Nội dung đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về cải cách hành chính nhà nước
Chương 2: Kinh nghiệm cải cách hành chính của một số quốc gia trên thếgiới
Chương 3: Nhận xét từ công cuộc cải cách hành chính ở các nước và bàihọc cho Việt Nam
5
Trang 6NỘI DUNGCHƯƠNG 1:
CƠ SL LÝ LUẬN VỀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
1 Khái niệm nền hành chính nhà nước
Nền hành chính nhà nước là một thuật ngữ được sử dụng nhiều trong hoạtđộng quản lý nhà nước hiện nay Xét một cách chung nhất, nền hành chính nhànước là khái niệm được dùng để chỉ tất cả những yếu tố bảo đảm cho hoạt độnghành chính nhà nước được tiến hành, bao gồm hệ thống thể chế hành chính nhànước là nền tảng pháp lý cho hoạt động hành chính nhà nước, hệ thống các cơquan hành chính nhà nước hợp thành bộ máy hành chính nhà nước, đội ngũ cán
bộ, công chức làm việc trong bộ máy đó để thực thi công vụ và các nguồn nhânlực vật chất cần thiết để tiến hành hoạt động hành chính bao gồm công sở, côngsản và các nguồn lực tài chính khác
Nền hành chính của một quốc gia là một thể thống nhất, ở đó, các yếu tốcấu thành có một mối liên hệ gắn bó hữu cơ, chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau.Nền hành chính nhà nước được điều hành thống nhất bởi Chính phủ nhằm bảođảm tính hệ thống và ổn định trong phát triển kinh tế - xã hội Do đó, để nềnhành chính hoạt động tốt, hướng đến việc đạt được mục tiêu chung, cần đảm bảo
sự thống nhất, hài hòa, đồng bộ giữa các yếu tố cấu thành và các chủ thể hànhchính nhà nước ở các cấp trên cơ sở phân định rõ thẩm quyền, chức năng củachúng
2 Khái niệm cải cách và cải cách hành chính nhà nước
2.1 Khái niệm cải cách
Thuật ngữ "cải cách" được sử dụng phổ biến trong ngôn ngữ phương Tây
và phương Đông, được hiểu là một quá trình, một hoạt động có ý thức, có mụcđích làm thay đổi, cải biến những cái cũ theo hướng tốt hơn hoặc thay thế cái cũ
6
Trang 7bằng cái mới Theo cách hiểu chung nhất, cải cách là những thay đổi có tính hệthống và có mục đích nhằm làm cho một hệ thống hoạt động tốt hơn Cải cách
có thể diễn ra ở những cấp độ, mức độ khác nhau Cải cách còn được xem là
"Một biện pháp giải quyết những đòi hỏi của thực tiễn với mục tiêu rõ ràng,chương trình cụ thể và yêu cầu phải hoàn tất trong một thời gian nhất định"28
2.2 Khái niệm cải cách hành chính nhà nước
Theo Từ điển Luật học thì cải cách hành chính (CCHC) là một chủtrương, công cuộc có tính đổi mới nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạtđộng của nhà nước Theo quan điểm của Liên hiệp quốc thì CCHC là những nỗlực có chủ định nhằm tạo nên những thay đổi cơ bản trong hệ thống hành chínhnhà nước thông qua các cải cách có hệ thống hoặc thay đổi các phương thức đểcải tiến ít nhất một trong những yếu tố cấu thành hành chính nhà nước: thể chế,
cơ cấu tổ chức, nhân sự, tài chính công và tiến trình quản lý CCHC nhà nướcchính là hoạt động có ý thức và mục đích của con người nhằm hợp lý hóa, haykhắc phục các khiếm khuyết trong hoạt động hành chính nhà nước CCHC nhànước được hiểu là những thay đổi có tính hệ thống, lâu dài và có mục đích nhằmlàm cho hệ thống hành chính nhà nước hoạt động tốt hơn, thực hiện tốt hơn cácchức năng, nhiệm vụ của mình CCHC được xác định là hành vi có tính hướngđích của con người nhằm cải biến nền hành chính của một quốc gia theo hướnghoàn thiện hơn, đáp ứng được những yêu cầu nội tại từ chính bên trong nền hànhchính và những đòi hỏi từ xã hội, người dân và tổ chức
3 Mục đích và vai trò của cải cách hành chính nhà nước
3.1 Mục đích cải cách hành chính nhà nước
Thứ nhất, CCHC có mục đích lớn nhất là phục vụ người dân, tổ chức,doanh nghiệp tốt hơn Do đó, mức độ hài lòng của khách hàng là tiêu chí chính
để đánh giá hiệu quả CCHC của mỗi cơ quan bộ ngành, địa phương nói riêng và
cả nền hành chính nói chung
Thứ hai, CCHC nhằm mục đích thay đổi và làm hợp lý hóa bộ máy hànhchính, với mục đích tăng cường tính hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước.CCHC hướng tới mục đích chung nhất là làm cho hệ thống trở nên hiệu quả
7
Trang 8hơn, chất lượng các thể chế nhà nước đồng bộ, khả thi, đi vào cuộc sống, cơ chếhoạt động, chức năng, nhiệm vụ của bộ máy, chất lượng đội ngũ cán bộ, côngchức làm việc trong các cơ quan nhà nước đạt hiệu quả, hiệu lực cao hơn Thứ ba, CCHC có mục đích là xây dựng một nền hành chính côngchuyên nghiệp, hiện đại, vận hành thông suốt, hiệu quả, một nền hành chínhtrong sạch, vững mạnh, thống nhất, đồng bộ Giảm thủ tục hành chính, quy trìnhhóa, minh bạch hóa, siết chặt kỷ cương hành chính do đó trở thành nhiệm vụchính, cốt yếu của hoạt động này.
Thứ tư, CCHC hướng tới mục đích tăng cường khả năng thích ứng củanền hành chính trước những biến đổi không ngừng của bối cảnh bên trong vàbên ngoài Đồng thời, đây cũng là yêu cầu của một nền hành chính hiện đạitrong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa
3.2 Vai trò của cải cách hành chính nhà nước
Thứ nhất, CCHC nhà nước có vai trò quan trọng để đổi mới phương thứchoạt động của nền hành chính, từ nội dung, phương pháp, lề lối làm việc, thốngnhất từ trung ương tới địa phương
Thứ hai, CCHC thúc đẩy quá trình dân chủ, củng cố niềm tin của ngườidân, tăng cường sự tham gia của người dân vào hoạt động của hành chính nhànước nói riêng, hoạt động quản lý nhà nước nói chung
Thứ ba, CCHC giúp kiểm soát tốt hơn hoạt động hành chính nhà nước vốn là hoạt động có tính phức tạp, nhạy cảm
Thứ tư, CCHC có vai trò thúc đẩy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,công chức trong hệ thống hành chính nhà nước
Thứ năm, CCHC giúp nâng cao chất lượng dịch vụ công, đáp ứng ngàycàng tốt hơn nhu cầu của người dân, tổ chức
4 Tính tất yếu phải cải cách hành chính nhà nước
4.1 Những yếu tố tác động từ sự phát triển của kinh tế - xã hội
Một là, quả trình chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
8
Trang 9Cải cách hành chính hưởng tới việc nâng cao khả năng hoạt động của bộmáy hành chính để giúp cho quá trình quản lý xã hội của Nhà nước được tốthơn, trước hết là quản lý nền kinh tế, định hướng cho nền kinh tế phát triểntheo đúng định hướng của Nhà nước Mỗi nền kinh tế cần phải được quản lýtheo cách thức riêng Quản lý nhà nước đối với kinh tế là để cho nền kinh tếphát triển ổn định, theo đúng định hướng, khắc phục và giảm thiểu nhữngnhược điểm của cơ chế thị trường Sự phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiềuthành phần theo cơ chế thị trường, công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóatrong thời kỳ mới đòi hỏi Nhà nước, mà trực tiếp là nền hành chính phải hoànthiện thể chế và năng cao hiệu lực pháp lý theo cơ chế mới để đảm bảo cho đấtnước phát triển nhanh và bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa Đặc biệtphải điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính trong việcthực hiện chức năng quản lí nhà nước
Hai là, quá trình toàn cầu hoà và hội nhập quốc tế
Toàn cầu hoá là một quá trình khách quan có ảnh hưởng sâu rộng đến tất
cả các quốc gia Quá trình này khiến cho các quốc gia trên toàn thế giới trở nêngần nhau hơn, quan hệ với nhau chặt chẽ hơn và sự thẩm thấu, phụ thuộc vàonhau cũng nhiều hơn Các quốc gia đang đứng trước nhiều cơ hội nhưng cũngphải đối mặt với nhiều thách thức mới ở tầm quốc tế Hội nhập quốc tế là mộtđòi hỏi đối với các quốc gia để có thể tận dụng được cơ hội, đồng thời hạn chếnhững thách thức trong toàn cầu hoá để có thể phát triển Bộ máy hành chínhcủa các quốc gia phải vận động nhanh nhạy hơn để tăng cường khả năng cạnhtranh của quốc gia trong quá trình hội nhập và phân công lao động mang tínhtoàn cầu Điều đó đòi hỏi thể chế hành chính và đội ngũ cán bộ phải thích ứngvới pháp luật và thông lệ quốc tế, đồng thời giữ vững độc lập, tự chủ, bảo vệlợi ích quốc gia
Ba là, sự phát triển của khoa học công nghệ
Những ảnh hưởng của cách mạng kỹ thuật – công nghệ có ảnh hưởngtới mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có hoạt động quản lý Những biếnđổi này đặt ra trước nền hành chính truyền thống những thách thức mới Điều
9
Trang 10đó đòi hỏi phải cải cách nến hành chính, sắp xếp lại bộ máy, đổi mới phươngpháp quản lí nhân sự để theo kịp những tiến bộ chung của thế giới
Bốn là, đòi hỏi của công dân và xã hội đối với Nhà nước ngày càng cao
Công cuộc đổi mới đã đạt được nhiều thành tựu, nâng cao mức sống vànhận thức của người dân Trong bối cảnh đó, đòi hỏi của người dân đối với cáchoạt động của nhà nước ngày càng cao hơn Nhân dân đòi hỏi và mong muốnđược thực hiện quyền làm chủ hợp pháp một cách đầy đủ, được yên ổn sinhsống, làm ăn trong môi trường an ninh, trật tự và dân chủ, không bị phiền hà,sách nhiễu, được đảm bảo cung cấp các dịch vụ công một cách đầy đủ và cóchất lượng Điều đó đòi hỏi nhà nước phải phát huy dân chủ, thu hút sự thamgia của người dân vào quản lý nhà nước và phải công khai, minh bạch trongcác hoạt động của mình
4.2 Những yếu tố thuộc về nền hành chính nhà nước
Nền HCNN ở nước ta trong quá trình đổi mới vẫn còn tồn tại nhiều biểuhiện tiêu cực, chưa đáp ứng được những yêu cầu của cơ chế quản lý mới cũngnhu cầu của nhân dân trong điều kiện mới, hiệu lực, hiệu quả quản lý chưa cao,thể hiện trên các mặt:
- Chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của bộ máy hành chính trongnền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa được xác định thật rõ
và phù hợp, sự phân công, phân cấp giữa các ngành và các cấp chưa thật rànhmạch;
- Hệ thống thể chế hành chính chưa đồng bộ, còn chồng chéo và thiếuthống nhất, thủ tục hành chính trên nhiều lĩnh vực còn rườm rà, phức tạp, trật
tự, kỷ cương chưa nghiêm;
- Tổ chức bộ máy còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, phương thức quản lýhành chính vừa tập trung quan liêu lại vừa phân tán, chưa thông suốt, chưa cónhững cơ chế, chính sách tài chính thích hợp với hoạt động của các cơ quanhành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức làm dịch vụ công;
- Đội ngũ cán bộ, công chức còn nhiều điểm yếu về phẩm chất, tinh thầntrách nhiệm, năng lực chuyên môn, kỹ năng hành chính; phong cách làm việc
10
Trang 11chậm đổi mới; tệ quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu nhân dân còn diễn ra trongmột bộ phận cán bộ, công chức;
- Bộ máy hành chính ở các địa phương và cơ sở chưa thực sự gắn bó vớidân, không nắm chắc được những vấn đề nổi cộm trên địa bàn, lúng túng, bịđộng khi xử lý các tỉnh huống phức tạp
- Chế độ quản lý tài chính không phù hợp với cơ chế thị trường Việc sửdụng và quản lý nguồn tài chính công chưa chặt chẽ, lãng phí và kém hiệu quả
CHƯƠNG 2:
KINH NGHIỆM CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH L MỘT SỐ QUỐC
GIA TRÊN THẾ GIỚI HIỆN NAY 2.1 Cải cách hành chính ở Trung Quốc
Từ năm 2003 đến nay, Trung Quốc thực hiện nhiều bước cải cách hànhchính với mục tiêu đưa cải cách vào chiều sâu nhằm thực sự thay đổi chức năngcủa chính quyền theo phương châm: chuyển từ chính quyền vô hạn (cái gì cũnglàm) sang chính quyền hữu hạn (quản lý bằng pháp luật, chỉ làm những việcthuộc chức năng đích thực của quản lý hành chính nhà nước)
Trong lĩnh vực cải cách công vụ và công chức, Trung Quốc áp dụng rộngrãi hình thức thi tuyển với nguyên tắc là công khai, bình đẳng, cạnh tranh và tự
do, được nhân dân và bản thân công chức đồng tình Đối với cán bộ quản lý, khicần bổ sung một chức danh nào đó thì thực hiện việc đề cử công khai và tổ chứcthi tuyển Theo đánh giá của các cơ quan nghiên cứu Trung Quốc, đây là biệnpháp áp dụng yếu tố thị trường để cải cách cơ cấu đội ngũ cán bộ công chức.Một trong những biện pháp được Trung Quốc áp dụng để tinh giản biênchế có hiệu quả là phân loại cán bộ, công chức Hằng năm, cán bộ công chứcđược đánh giá và phân ra 3 loại: xuất sắc, hoàn thành công việc và không hoànthành công việc Công chức bị xếp vào loại thứ 3 đương nhiên bị thôi việc.Đặc biệt, phương thức, nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng để khaithác nguồn nhân lực cho bộ máy hành chính được cải cách, đổi mới cho phù hợp
11
Trang 12với thời kỳ hiện đại hóa đất nước Nội dung, chương trình đào tạo được phânthành 3 loại: đào tạo để nhận nhiệm vụ, áp dụng cho những đối tượng chuẩn bị
đi làm ở cơ quan nhà nước; đào tạo cho những người đang công tác trong cơquan nhà nước, chuẩn bị được đề bạt vào vị trí quản lý; bồi dưỡng các chứcdanh chuyên môn
Hiện nay, tổng số công chức của Trung Quốc vào khoảng 5 triệu người,trong đó 61% tốt nghiệp đại học trở lên Biện pháp quan trọng nhất để tinh giảnbiên chế là sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp; chuyển một bộ phận lớn các đơn vị
sự nghiệp công thành doanh nghiệp để xóa bỏ chế độ bao cấp
Để xây dựng nội dung và chỉ đạo quá trình cải cách hành chính, TrungQuốc thành lập Ủy ban cải cách cơ cấu trung ương trực thuộc Quốc vụ viện vàchịu trách nhiệm chung về chương trình cải cách hành chính ở Trung Quốc Chủnhiệm Ủy ban là Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban là Phó Chủ tịchnước và các thành viên Ủy ban có một Văn phòng giúp việc với biên chế 52người và có một số cán bộ hợp đồng, tổng số không quá 100
2.2 Cải cách hành chính ở Hàn Quốc
Từ một quốc gia nông nghiệp, kém phát triển trong thập kỷ 60 của thế kỷ
XX, chỉ sau hơn 30 năm, Hàn Quốc đã vươn lên trở thành một “con hổ châu Á”
và là một trong mười nền kinh tế phát triển nhất thế giới Mặc dù đã phát triểnvượt bậc, nhưng trong hàng thập kỷ, một số bất cập mang tính hệ thống đãkhông được giải quyết triệt để nên các bất cập đã trở thành các tác nhân gây rakhủng hoảng tài chính tiền tệ vào năm 1997 Khủng hoảng năm 1997 đã buộcHàn Quốc đối diện với một nhận thức thực tế là: các phương thức cũ trong điềuhành bộ máy nhà nước đã trở nên lạc hậu trong giai đoạn mới và cần có nhữngthay đổi cơ bản để vực lại nền kinh tế của đất nước Hàn Quốc đã khẩn trươngnghiên cứu những bài học kinh nghiệm quốc tế để xây dựng Chương trình cảicách khu vực công, nhằm khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chínhtiền tệ, tập trung trên bốn lĩnh vực chính: hợp tác, tài chính, lao động và khu vực
12
Trang 13công, trong đó xem việc tăng cường thúc đẩy cơ chế thị trường là nhiệm vụtrọng tâm.
Hàn Quốc đã thành lập Uỷ ban đặc trách trực thuộc Tổng thống, chịutrách nhiệm lập kế hoạch ngân sách, cải cách Chính phủ và đưa vào thử nghiệmnhiều ý tưởng cải cách mới, một trong số đó là chế độ lương, thưởng dựa theođánh giá chất lượng hoạt động của từng cá nhân (hoàn toàn trái với cơ chế trảlương dựa theo cấp bậc kiểu truyền thống), tiến hành giảm biên chế, từng bướcthực hiện việc thuê khoán dịch vụ công, mở rộng phạm vi hoạt động của khuvực tư…
Cải cách được tiến hành tại tất cả các đơn vị thuộc khu vực công, vớitrọng tâm là tái cơ cấu nhằm làm gọn nhẹ bộ máy, áp dụng nguyên tắc cạnhtranh và nguyên tắc chất lượng thực thi công việc, đã xây dựng một hệ thốngtiêu chí và đánh giá cải cách, theo đó các Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, theođịnh kỳ, phải nộp báo cáo cải cách hàng quý cho Ủy ban đặc trách Kết quả việcthực hiện nhiệm vụ cải cách của từng cơ quan sẽ là cơ sở để tính toán phân bổngân sách cho cơ quan này vào năm sau Đồng thời, việc phản hồi thông tin vàchế độ thưởng phạt minh bạch đã khuyến khích việc thực hiện sự cam kết đốivới cải cách…
Kết quả thu được từ quá trình cải cách rất khả quan Về thể chế, đã sửađổi các quy định của nhà nước để bảo đảm sự thích ứng với sự phát triển nhanhchóng của thị trường trên nguyên tắc giảm bớt sự can thiệp của nhà nước vàgiảm chi phí cho người dân Các lĩnh vực được cải cách về thể chế là quản lýhành chính, nhân sự, quản lý tài chính; quản lý doanh nghiệp công và quản lýlao động Cải cách tổ chức bộ máy hành chính, chú trọng phân cấp là vấn đềmấu chốt nhất Về cải cách công vụ và công chức, đã đưa yếu tố cạnh tranh vàochế độ tuyển dụng theo nguyên tắc minh bạch và công khai Ban hành cơ chếđánh giá công chức đi đôi với điều chỉnh chế độ tiền lương Đã xây dựng đượcmạng lưới hạ tầng thông tin thuộc loại tốt nhất trên thế giới, thiết lập xong hệthống xử lý công việc hành chính trong nội bộ các cơ quan hành chính thông
13