Văn hóa doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành giá trị cốt lõi, tạo động lực cho nhân viên, và duy trì sự bền vững của doanh nghiệp trong đài hạn.. Vì vậy, nghiên cứu
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TP.HÒ CHÍ MINH
KHOA KINH TE TAI NGUYEN VA MOI TRUONG
Trang 2MUC LUC
Phần mở đầu: 22: 222222222212222111222211122121112001111210111121011110111200 112.1 de 1
1 Tinh cap thiét ctta dé tain ccccccccccccceccscesscssessesseseessessessessesstestseteseeesevsees 1
2 Mục tiêu nghiên cứu L0 2211222221121 152212 11181151 ky 2
3 Đối tượng và phạp vỉ nghiên cứu -2s s2 1E x21 Ettxtrrrrrre 2
3.1 Đối tượng nghiên cứu - 5s SE E1 E271 11 E11 1 ng Hee 2
KP gì i0 20 0‹/(Iaaaii 2
4 Phương pháp nghiên cứu - - - 2 122211221111 111 1111815181111 x chen hờ 2
5 Kết cấu đề tài n2 21a 3
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về văn hóa doanh nghiệp và Mô hình Camerron và Robert Quinn (CYE) Q L2 1n vn TH ng TT T111 khen ng TH 11x kkh 4 I- Giới thiệu về văn hóa doanh nghiệp 5 ST EEEEEE 11x grrrgưyu 4
2 Khái niệm văn hóa doanh nghiệp 0 22 122112222221 ree 5
3 Biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp 22-2 SE 2E E E22 xe rrg 7
4 Các nhân tổ ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp - 5-5 ccscă¿ 10
5, Các cấp độ của văn hóa doanh nghiệp - 5 2s TS EcEEeEvExererxrret 12
6 Vai tro của văn hóa doanh nghiệp - Q0 222112211122 222 re 16 H- Mô hình Camerron và Robert Quinn (CVFE) Q.2 HH Hse 17
1 Bốn loại hình văn hóa theo mồ hình của Robert Quinn và Kim
LÊ ˆ).:1-v1): KXaAỌIỌIỌIắẮắú.Aaa
2 Bộ công cụ đo lường OCAIT Q L0 2221221121211 1122222122111 501111 reg 26 Chương 2: Phân tích văn hóa doanh nghiệp TH True MIlk -c c 2555: 29 I-_ Giới thiệu tông quan về TH True MiIk 2 SE xxx re 29
Trang 31 Vain hoa gia Gime ieee cccceccceccecseecseesesevessessssssesssssesevssessvseeesseseeesees 31
2 Văn hóa thứ bậc 5 S121 1122122122112 t1 re 35
3 Văn hóa thị trường . - L1 11 1 H111 TS 1110111111111 011 1111111 krgyu 38
4 Văn hóa sáng fạo L0 0 2 HT TH TT HT nen ke 4] HI- Danh gia van hoa doanh nghiép TH Truel Milk 00000000 0 43
1 DSM MAN eee ce ccecceccssesecesessecscssesevesessvssessscsessreecevsesseseevsecaeevenseees 43
Qo DIR YOU eae cece cccccccccsecesessessessecsesecssecevsersevsstsssesessecssssesesevsvsavsseeseeseees 44
3 Kết luận n2 2 HH Hye 45 Chương 3: Đề xuất giải pháp 5-5 SE E7 1 x2 2n tr gu 46 Phần kết luận - 2-22 E211 11211211 11211 11 1111 1 112111 ng nhau 48
Tài liệu tham khảo L0 2222112121 1121 1111 112111211111 1121120111111 1 10111 111k ệt 49
Trang 4PHU LUC HINH ANH
Hình 1: 3 cấp độ văn hóa doanh nghiệp của Edgar Schein Hình 2: Mô hình Camerron và Robert Quimn (CVF) Hình 3: Bộ công cụ đo lường OCAI - c c2
Trang 5Phan mé dau: - `
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các doanh nghiệp yêu cầu họ không chỉ chú trọng vào chất lượng sản phâm ma còn phải xây đựng và phát triển một văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ và phù hợp Văn hóa doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành giá trị cốt lõi, tạo động lực cho nhân viên, và duy trì sự bền vững của doanh nghiệp trong đài hạn Đặc biệt, ngành
công nghiệp sữa tại Việt Nam đã chứng kiến sự cạnh tranh khốc liệt không chỉ từ các
doanh nghiệp trong nước mà còn từ các tập đoàn quốc tế
TH True MIIk là một trong những thương hiệu nỗi bật trong ngành sữa tại Việt Nam, với định hướng phát triển bền vững và cam kết mang đến các sản phẩm chất lượng cao Việc nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp của TH True Milk không chỉ giúp hiệu rõ những yếu tố giúp công ty duy trì và phát triển mạnh mẽ mà còn mang lại bài học quý giá cho các doanh nghiệp khác trong cùng ngành
Mô hình Cameron và Quimn (Competing Values Framework - CVF) là một công
cụ hữu ích đề phân tích và đánh giá các khía cạnh của văn hóa doanh nghiệp, giúp xác định những điểm mạnh và điểm yếu trong quản trị văn hóa Ứng dụng mô hình này vào nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp của TH True Milk sẽ giúp làm rõ các yếu tố văn hóa
đã và đang tác động đến sự thành công của doanh nghiệp, từ đó đề xuất những chiến
lược cái thiện phù hợp
Vì vậy, nghiên cứu đề tài này không chỉ có ý nghĩa lý thuyết, giúp mở rộng hiểu biết về văn hóa doanh nghiệp theo một mô hình phân tích cụ thê, mà còn mang lại ý nghĩa thực tiễn quan trọng, đóng góp vào việc nâng cao hiệu quả quản trị và phát triển bền vững cho các doanh nghiệp trong ngành sữa và các lĩnh vực liên quan Đó là lý đo
nhóm chúng em làm về đề tài "Phân tích văn hóa doanh nghiệp của TH True Milk
qua mồ hình Cameron và Robert Quimn: Thực trạng và giải pháp phát triển"
Trang 62 Muc tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của nghiên cứu nay là phân tích văn hóa doanh nghiệp của TH True Milk théng qua m6 hinh Cameron va Quinn (Competing Values Framework - CVF)
Cu thé, nghiên cứu hướng đến các mục tiêu sau:
- Đánh giá hiện trạng văn hóa doanh nghiệp: Xác định các yếu tố cốt lõi và giá trị văn hóa doanh nghiệp đang được áp dụng tại TH True MIIk, từ đó làm rõ cầu trúc tô chức và phong cách quản lý
- Phân tích các khía cạnh văn hóa: Sử dụng mô hình CVF dé phan tich cac dac
điểm văn hóa của TH True Milk, bao gém các khía cạnh như sự hợp tac, d6i mdi, 6n định và kết quả, nhằm hiểu rõ những điểm mạnh và điểm yếu trong văn hóa doanh nghiệp
- Đề xuất giải pháp phát triển văn hóa doanh nghiệp: Dựa trên những phân tích về thực trạng văn hóa đoanh nghiệp, nghiên cứu sẽ đề xuất các giải pháp cải thiện và phát triển văn hóa đoanh nghiệp của TH True Milk, nhằm nâng cao hiệu quả quản trị và khả năng cạnh tranh của công ty trong ngành sữa
3 Đối tượng và phạp vỉ nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu: Văn hóa của doanh nghiệp TH True MIÏk
3.2 Phạm vi nghiên cứu
3.2.1 Không gian: Doanh nghiệp TH True MIk
3.2.2 Thời gian nghiên cứu: gian thực hiện báo cáo từ ngày 19/9/2024 đến ngày 19/10/2024
4 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp của TH True MIIk sẽ được thực hiện thông qua việc thu thập các số liệu thứ cấp và kết hợp với nhiều phương pháp phân tích khác nhau đề đảm bảo tính toàn diện và chính xác của kết quả Đầu tiên, số liệu thứ cấp sẽ được thu thập từ tài liệu doanh nghiệp, bao gồm các báo cáo tài chính, tài liệu chiến
Trang 7lược và các thông tin liên quan đến văn hóa đoanh nghiệp từ các nguồn công khai như website công ty và báo cáo thường niên Ngoài ra, nghiên cứu trước đây về văn hóa doanh nghiệp và mô hình Cameron và Quinn cũng sẽ được xem xét để cung cấp cơ sở
lý thuyết cho phân tích
Phương pháp thống kê sẽ được áp dụng đề phân tích số liệu thu thập được về hoạt
động văn hóa doanh nghiệp tại TH True Milk, bao gồm việc đánh giá các chỉ số hiệu suất và các yếu tô văn hóa hiện tại nhằm xem xét sự phủ hợp với mô hình Competing
Values Framework (CVF) Tiếp theo, phương pháp so sánh sẽ được sử dụng đề so sánh
các yếu tô văn hóa hiện tại của TH True MIiIk với các tiêu chí trong mô hình Cameron
va Quinn, qua d6 phan tich kết quả đạt được ở từng giai đoạn đề tìm ra những điểm khác biệt trong văn hóa tổ chức
Cuối cùng, từ những điểm khác biệt đã được xác định, phương pháp phân tích sẽ được áp dụng đề tìm ra những thiếu sót và du thừa trong chiến lược phát triển văn hóa doanh nghiệp của TH True Milk Từ đó, sẽ đề xuất các giải pháp cải thiện phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và sự phát triển bền vững của công ty
5 Kết cấu đề tài
Chương l: Cơ sở lý thuyết
Chương 2: Phân tích văn hóa doanh nghiệp cua TH True Milk
Chương 3: Giải pháp phát triển văn hóa doanh nghiệp cho TH True Milk
Trang 8Chương 1: Cơ sở lý thuyết về văn hóa doanh nghiệp và Mô hình
Camerron va Robert Quinn (CVF)
I-Giới thiệu về văn hóa doanh nghiệp
1.Khái niệm văn hóa
Từ “văn hóa” có rất nhiều nghĩa Trong tiếng việt, văn hóa được dùng theo nghĩa thông dụng đề chỉ học thức, lối sống Theo nghĩa chuyên biệt dé chỉ trình độ phát triển của một giai đoạn Trong khi theo nghĩa rộng, thì văn hóa bao gồm tất cả, từ những sản phâm tinh vi, hiện đại, cho đến tín ngưỡng, phong tục, lối sống
Theo Đại từ điển tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam - Bộ Giáo dục và đào tạo, do Nguyễn Như Ý chủ biên, Nhà xuất bản Văn hóa — Thông tin, xuất bản năm 1998, thì: "Văn hóa là những giá trị vật chất, tính thần do con người sáng
tạo ra trong lịch sử"
Trong Từ điền tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, do Nhà xuất bản Đà Nẵng và
Trung tâm Từ điện học xuất bản năm 2004 thì đưa ra một loạt quan niệm về văn hóa:
- Văn hóa là tổng thê nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử
- Văn hóa là một hệ thông hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con ngudi
sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con
người với môi trường tự nhiên xã hội
- Văn hóa là những hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống tinh than (nói tổng quát);
- Văn hóa là tri thức, kiến thức khoa học (nói khái quát):
- Văn hóa là trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh;
Trang 9được xác định trên cơ sở một tông thê những di vật có những đặc điểm giông nhau, ví
dụ Văn hóa Hòa Bình, Văn hóa Đông Sơn
Theo UNESCO: “Van hoa 1a tong thể sống động các hoạt động và sáng tạo trong
quá khứ và trong hiện tại Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ay đã hình thành nên một
hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiểu - những yêu tô xác định đặc tính riêng
^xx»»
của môi dân tộc”
Theo Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” Tóm lại, văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội Song, chính văn hóa lại tham g1a vào việc tạo nên con người và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội Văn hóa được truyền từ thê hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa Văn hóa được tái tạo và phát triên trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người Văn hóa là
trỉnh độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình
thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chat va tinh thần mà do cơn người tạo ra
2,Khái niệm văn hóa doanh nghiệp
Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ giá trị văn hoá được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, từ đó trở thành quy tắc, tập quán quen thuộc ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp đồng thời chi phối tình cảm, cách suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của đoanh nghiệp trong việc theo đuôi và thực
hiện các mục đích
Trang 10Văn hóa doanh nghiệp có những đặc trưng cụ thê riêng biệt Trước hết, văn hóa doanh nghiệp là sản phâm của những người cùng làm trong một doanh nghiệp và đáp ứng nhu câu giá trị bền vững Nó xác lập một hệ thông các giá trị được mọi người trong doanh nghiệp chia sẻ, chấp nhận, đề cao và ứng xử theo các giá trị đó Văn hóa doanh nghiệp góp phân tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp và được coi là truyền thống của riêng mỗi doanh nghiệp
Đề dễ hình dung, chúng ta có thê hiểu văn hóa của doanh nghiệp giống như “cá tính” của doanh nghiệp đó Ở mỗi cá nhân, cá tính giúp phân biệt người này với người khác, “văn hóa” cũng chính là bản sắc riêng giúp một doanh nghiệp không thê lẫn với doanh nghiệp khác dù có cùng hoạt động trong một lĩnh vực và cung cấp những sản phâm tương tự ra thị trường Văn hóa doanh nghiệp có ba nét đặc trưng, đó là:
- Tính nhân sinh tức là gắn với con người Tập hợp một nhóm người cùng làm việc với nhau trong tô chức sẽ hình thành nên những thói quen, đặc trưng của đơn vị
đó Do đó, văn hóa doanh nghiệp có thể hình thành một cách “tự phát” hay “tự giác” Theo thời gian, những thói quen này sẽ dần càng rõ ràng hơn và hình thành ra “cá tính” của đơn vị Nên, một doanh nghiệp, đù muốn hay không, đều sẽ dan hình thành văn hóa của tô chức mình Văn hóa doanh nghiệp khi hình thành một cách tự phát có thé phù hợp với mong muốn và mục tiêu phát triển của tổ chức hoặc không Chủ động tạo
ra những giá trị văn hóa mong muốn là điều cần thiết nêu doanh nghiệp muốn văn hóa thực sự phục vụ cho định hướng phát triển chung, góp phần tạo nên sức mạnh cạnh tranh của mình
- Tính giá trị: Không có văn hóa doanh nghiệp “tốt” và “xấu” (cũng như cá tính, không có cá tính tốt và cá tính xấu), chỉ có văn hóa phù hợp hay không phù hợp (so với
định hướng phát triển của doanh nghiệp) Giá trị là kết quả thâm định của chủ thể đối
với đối tượng theo một hoặc một số thang độ nhất định; và những nhận định này được
thê hiện ra thành “đúng - sai”, “tốt - xấu”, “đẹp - xâu” , nhưng hàm ý của “sai” của
“xấu”, về bản chất, chỉ là “không phù hợp” Giá trị cũng là khái niệm có tính tương
Trang 11đối, phụ thuộc vào chủ thể, không gian và thời gian Trong thực tế, người ta hay áp đặt giá trị của mình, của tô chức mình cho người khác, đơn vị khác, nên đễ có những nhận định “đúng - sai” về văn hóa của một doanh nghiệp nào đó
- Tính ôn định: Cũng như cá tính của mỗi con người, văn hóa doanh nghiệp khi
đã được định hình thì “khó thay đôi” Qua thời gian, các hoạt động khác nhau của các
thành viên doanh nghiệp sẽ giúp các niềm tin, giá trị được tích lũy và tạo thành văn
hóa Sự tích lũy các giá trị tạo nên tính ôn định của văn hóa
3.Biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp
Văn hoá doanh nghiệp được biều hiện dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng
thường hướng tới việc hình thành một tập hợp các khuôn mẫu hành vi được áp dụng trong các mỗi quan hệ xã hội Những khuôn mẫu hành vi này có thê được sử dụng để phản ánh bản sắc văn hoá doanh nghiệp Văn hoá doanh nghiệp của một doanh nghiệp
tồn tại dưới 2 hình thức là trực quan và phi trực quan
3.1Các biểu hiện trực quan của văn hoá doanh nghiệp
- Đặc điểm: Bao gồm những kiến trúc đặc trưng của một tổ chức gồm kiến trúc
ngoại thất và kiến trúc nội thất bởi nó thể hiện hình ảnh và bộ mặt của công ty trong
mối giao tiếp xã hội Các doanh nghiệp hiện nay đều xây dựng những công trình phức tập về kiến trúc, đồ sộ về quy mô với mong muốn gây ấn tượng đối với mọi người về
sự khác biệt mình Đó cũng chính là biểu tượng hình ảnh, thể hiện tính cách và bản sắc riêng của công ty Một số thiết kế nội thất ví dụ như lối đi, không gian làm việc hay
thậm chí là cây xanh, khu vực vệ sinh đều được thiết kế cho dễ sử dụng, nhiều tiện ích
và không quên tạo ấn tượng thiện trí cùng sự quan tâm
- Nghĩ lỄ, các hoạt động tập thể: Là những hoạt động được dự kiến từ trước và chuẩn bị kỹ lưỡng dưới các hoạt động, sự kiện văn hoá — xã hội chính thức, nghiêm trang, tình cảm được thực hiện định kỳ hay thất thường nhằm thắt chặt mối quan hệ tô
chức và vì lợi ích của những người tham dự Người quản lý có thê sử dụng lễ nghi để
Trang 12như một cơ hội quan trọng đề giới thiệu về những giá trị mà tổ chức coi trọng ví dụ như nêu gương, khen thưởng cho nhân viên đạt kết quả xuất sắc
- Ngôn ngữ, khâu ngữ: Nhiều tô chức, doanh nghiệp đã sử dụng những câu chữ
đặc biệt, khẩu hiệu, ví von, ân đụ hay một sắc thái ngôn từ dé truyén tải một ý nghĩa cu
thê đến nhân viên của mình và những người xung quanh
3.2Các biểu hiện phi trực quan của văn hoá doanh nghiệp
- Giá trị, niềm tin và thái độ: Về bản chất, giá trị là khái niệm liên quan đến chuẩn
mực đạo đức và cho biết con người cho rằng họ cần phải làm gì Những cá nhân và tô chức đánh giá cao tính trung thực, nhất quán và sự cởi mở cho rằng họ cần hành động
một cách thật thà, kiên định và thăng thắn Niềm tin là khái niệm đề cập đến việc mọi
người cho rang thé nao la dung, thé nao là sai Niềm tin của những người lãnh đạo dần dân được chuyền hóa thành niềm tin của tập thé thông qua những giá trị Thái độ được định nghĩa là một thói quen tư đuy theo kinh nghiệm đề phản ứng theo một cách nhất
quan mong muốn hoặc không mong muốn đối với sự vật, hiện tượng Thái độ được
hình thành theo thời gian từ những phán xét và những khuôn mẫu điền hình, thay vì từ những sự kiện cụ thê; thái độ con người là tương đối ôn định và có những ảnh hưởng lâu dài đến động cơ của người lao động
- Giá trị cốt lõi: Là những phẩm chất cao quý nhất trong doanh nghiệp Giá trị cốt
lõi không thay đôi theo thời gian Là thước đo mọi hành vi, là nền táng, là những điều
“luật bất thành văn” ăn sâu vào trong tiềm thức, ngắm vào máu các thành viên và được
thực hiện qua các hành vĩ hằng ngày Gia tri cốt lõi thực sự thể hiện sự khác biệt của
doanh nghiệp Trong bảng giá trị của doanh nghiệp phải thê hiện được những mong muốn tốt đẹp của lãnh đạo đồng thời phải thê hiện các giá trị đã hình thành từ lâu trong mỗi thành viên của doanh nghiệp, đã được tu luyện và giữ vững trong thời gian khá dai
Trang 13mệnh Sứ mệnh của doanh nghiệp trả lời cho câu hỏi: Tại sao ta lập doanh nghiệp? Mục đích lâu dài của nó? Doanh nghiệp làm gì đề tổn tại và phát triển? Khi sứ mệnh được tuyên bố một cách rõ ràng thì các thành viên sẽ đễ đàng hơn trong việc ra quyết định, cùng doanh nghiệp đi đúng hướng và thực hiện được sứ mệnh của nó Khi nhân viên hiểu hết về sứ mệnh của doanh nghiệp sẽ có sự tin tưởng hơn vào con đường mà mình đang đồng hành, thấy rõ ý nghĩa của công việc mình đang thực hiện Chỉ có sứ mệnh rõ ràng, lâu dài thì doanh nghiệp mới trường tồn được Tầm nhìn là bức tranh lý tưởng của doanh nghiệp trong tương lai Tầm Nhìn là kết quả của việc thực hiện sứ mệnh nếu như không có bắt cứ khó khăn trở ngại nào
- Lịch sử phát triển và thuyền thông văn hoá: Là nền tảng cho sự hình thành và phát triển văn hóa trong doanh nghiệp, thông qua sự hình thành và lịch sự phát triển của doanh nghiệp chúng ta hiểu được đây đủ quá trình hình thành, vận động và thay đối các giá trị văn hóa trong doanh nghiệp, những nguyên nhân và ảnh hưởng của chúng tới quá trình phát triển, vận động và thay đổi các giá trị văn hóa trong doanh nghiệp “Thực tế cho thay, những tô chức có lịch sử phát triển lâu đời và bề dày truyền thống thường khó thay đổi về tổ chức hơn những tổ chức mới, non trẻ, chưa định hình
rõ phong cách hay đặc trưng văn hóa” Những truyền thống, tập quán, nhân tố văn hóa
đã định hình và xuất hiện trong lịch sử vừa là chỗ dựa, nhưng cũng có thể trở thành
những “rào cản tâm lý” không đễ vượt qua trong việc xây dựng và phát triển những đặc trưng văn hóa mới
- Triết lý kinh doanh: Triết lý kinh doanh thé hiện hình ảnh của doanh nghiệp
trong ngành và trong xã hội và nó có ý nghĩa như mục tiêu phát triển xuyên suốt, có ý nghĩa định hình cho doanh nghiệp trong cả thời kỳ phát triển lau dai Thông qua triết ly
kinh doanh, doanh nghiệp tôn vĩnh một hệ giá trị chủ đạo, xác định nen tang cho sw
phat trién, gắn kết mọi người và cho khách hàng biết đến doanh nghiệp Hiểu theo một
cách khác, triết lý kinh doanh của doanh nghiệp là một tín điều, nhắc nhở các thành
viên về tinh thần, giá trị xã hội nhân văn xuyên suốt mọi hoạt động kinh doanh của
Trang 14doanh nghiệp, tổ chức đó Đồng thời, triết lý kinh doanh còn là sự liên hệ giữa doanh
nghiệp với môi trường kinh doanh bên ngoài, là sử mệnh nhiệm vụ và phương thức
thực hiện sứ mệnh của doanh nghiệp, là mục tiêu và phương thức đạt mục tiêu của doanh nghiệp Nó trở thành quan niệm ăn sâu vào tiềm thức của mỗi thành viên và định hướng hoạt động của mỗi thành viên Vì vậy triết lý kinh doanh trở thành giá trị văn hóa vô hình điền hình trong doanh nghiệp phải có thời gian hình thành truyền từ đời này sang đời khác
4.Các nhân tổ ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp
4.1Văn hoá dân tộc
Văn hóa doanh nghiệp là một nên tiêu văn hóa nằm trong văn hóa dân tộc Mọi cá
nhân trong nên văn hóa doanh nghiệp đều chịu tác động của các gia tri văn hóa dân tộc Vậy nên văn hóa dân tộc phản chiều lên văn hóa doanh nghiệp là điều tất yêu Mỗi cá nhân thuộc giới tính, văn hóa, dân tộc với các bản sắc văn hóa khác nhau hình thành cho họ các nền tảng suy nghĩ, học hỏi và phản ứng khác nhau Khi tập hợp chung lại trong tô chức, những nét nhân cách này sẽ được tông hợp tạo nên một phần văn hóa doanh nghiệp Vì vậy, văn hóa ở mỗi nước, mỗi vùng miền sẽ có những đặc trưng khác
nhau tùy thuộc vào sự phát triển, trình độ và lịch sử của khu vực đó Chủ doanh
nghiệp sẽ dựa trên mức độ đa dạng văn hóa trong công ty cũng như những giá trị đang
có đề xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho phù hợp
Uu thế nỗi bật của văn hóa Việt Nam có thẻ kê đến như: Coi trọng tư tưởng nhân
bản; Chuộng sự hài hòa; Tĩnh thần cầu thi; Ý chí phần đầu tự lực, tự cường Tuy
nhiên cũng có không ít những hạn chế như: thói quen thủ cựu và tôn sùng kinh nghiệm,
không dám đôi mới, đột phá khiến cho doanh nghiệp gặp không ít trở ngại Điều này
đặt ra bài toán cho Ban lãnh đạo là làm sao xây dựng văn hóa doanh nghiệp giúp nhân viên phát huy ưu điểm và khắc phục những hạn chế vốn có Trong thời buổi toàn cầu hóa đòi hỏi việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp phải có tính toán phù hợp, lựa chọn
Trang 15sáng suốt để xây dựng các yêu tô văn hóa doanh nghiệp phù hợp với bản sắc văn hóa
Việt Nam
4.2Yếu tố hội nhập
Xu thể toàn cầu hóa trong thời kỳ hội nhập WTO khiến các doanh nghiệp cần có
sự tích cực, chủ động xây dựng cho mình một nên văn hóa mở, vừa có sự kế thừa văn
hóa dân tộc vừa phải giao thoa với văn hóa quốc tế nhằm đưa doanh nghiệp lên một tầm cao mới phù hợp Việc xây đựng và phát triển các giá trị văn hóa doanh nghiệp chịu tác động không nhỏ trong môi trường hội nhập Bản thân doanh nghiệp đó cần thay đôi, cập nhật thường xuyên về tư tưởng, phương châm hoạt động, kinh doanh mới
phù hợp hơn, tiễn bộ hơn Nó bắt buộc doanh nghiệp phải thay đôi đề tồn tại ví dụ như
sự thay đôi trong tư duy của ban lãnh đạo, ý thức của nhân viên hay giá trị cốt lõi của doanh nghiệp
4.3Lịch sử hình thành và truyền thống của doanh nghiệp
Nếu như doanh nghiệp có lịch sử sử và truyền thông tốt đẹp, bền vững thì việc
phát triển các văn hoá được coi như một điểm tựa vững chắc hơn, tạo điều kiện thuận
lợi cho quá trình phát triển Việc xây đựng, phát huy các yêu tô văn hoá phải dự trên tinh thần kế thừ những tỉnh hoa của nền văn hoá truyền thống của doanh nghiệp Phong
cách, những hành động, y chi, tinh than, thai độ làm việc của ban lãnh đạo tạo nên giá
trị cốt lõi của văn hoá doanh nghiệp Nó do ban lãnh đạo đầu tư, xây dựng và phát
triển Nếu ban lãnh đạo tiễn bộ, có tầm nhìn xa thì văn hoá doanh nghiệp sẽ phát triển
và ngược lại
4.4Mô hình, cơ cầu tổ chức của doanh nghiệp
Mỗi một ngành nghề kinh doanh sẽ có nét văn hoá kinh kinh đoanh riêng vì thế
mà mỗi doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một nét văn hoá hợp với ngành nghề kinh doanh đảm bảo được những nét đặc trưng riêng cho mình Đồng thời phải có quy định riêng biệt trong sự phát triển văn hoá đoanh nghiệp tương ứng với mô hình tô
Trang 16chức Chính vì vậy, việc xây dựng và phát triển các giá trị văn hoá doanh nghiệp luôn
bị phụ thuộc vào các mô hình, cơ cầu tổ chức, nhân viên, đặc thù ngành nghề kinh doanh,
4.5Mục tiêu chiến lược và sứ mệnh của doanh nghiệp
Là hai yếu tô quyết định phương hướng phát triển của văn hoá doanh nghiệp đến việc hình thành một kiêu văn hoá mới hoặc làm thay đôi cơ bản các yếu tô văn hoá đã lỗi thời Bên cạnh đó tính minh bạch trong doanh nghiệp cũng là nhân tô cơ bản ảnh hưởng tới sự phát triển văn hoá doanh nghiệp, tính mạnh yếu của doanh nghiệp
5 Các cấp độ của văn hóa doanh nghiệp
Cấp độ văn hóa của doanh nghiệp được hiểu là mức độ mà các hiện tượng văn
hóa có thê được nhìn thấy thông qua góc nhìn của các thành viên bên trong hoặc người quan sát bên ngoài tổ chức Đây là định nghĩa được nêu trong cuốn sách Văn hóa tô chức & Lãnh đạo (Organizational Culture and Leadership — An ban thứ 5) của Học giả nồi tiếng Edgar H Schein
Schein là Giáo sư, học giá & chuyên gia về lĩnh vực phát triển văn hóa doanh nghiệp Ông đã từng xuất bản nhiều đầu sách liên quan đến chuyên môn của mình Trong đó, cuốn sách “Văn hóa tô chức & Lãnh đạo” đề cập đến các cấp độ văn hóa doanh nghiệp đã làm nên sự thay đổi lớn cho phương pháp quản lý của các doanh nghiệp trên toàn cầu
Trang 17ODCHISK
3 CAP 80 VAN HOA CUA EDGAR SCHEIN
BIỂU HIỆN HỮU HÌNH GIA TRI CHIA SE
NIỂH TIN NGẦH ĐỊNH HAY CAC GIA BINH CAN BAN
Thiết kế dựa then Edgar Schein
Hình 1: 3 cấp độ văn hóa doanh nghiệp của Edear Schein
Schein là cựu giáo sư tại Đại học Quản lý MIT Sloan (Mỹ) Ông đã đề cập đến một mô hình văn hóa có 3 cấp độ, được sử dụng đề phân tích (và thay đối) văn hóa doanh nghiệp dựa trên “khả năng quan sát” Các cấp độ này bao gồm biều hiện hữu hình — được nhìn thấy và những giả định sâu sắc — được vô thức công nhận Giữa chúng là nhiều niềm tin, giá trị, chuẩn mực, quy tắc hành xử được các thành viên trong
tô chức tán thành, sử dụng như một cách đề mô tả văn hóa của chính họ và của tập thể
3 cấp độ văn hóa của doanh nghiệp mà ông Edgar Schein gợi ý được liệt kê từ
“dễ thấy nhất” đến “ít thấy nhất”, bao gồm:
Cấp độ 1 - Cấu trúc hữu hình của doanh nghiép (Artifacts)
Định nghĩa: Cấp độ đầu tiên trong mô hình văn hóa của Schein là những tạo tác (artifacts) có thé nhìn thấy và cảm nhận rõ rệt Đó là những biêu hiện bề mặt hay cầu trúc hữu hình ám chỉ nền văn hóa của tô chức như: đỗ vật, trang phục của nhân viên, kiến trúc của không gian làm việc, ngôn ngữ, cách tương tác giữa các thành viên, các
ân phâm truyện thông, câu chuyện lịch sử, v.vv
13
Trang 18điện cho sự táo bạo của chính doanh nghiệp này
Quy định về trang phục của I[BM (đã phát triển qua nhiều năm) luôn trang trong, lịch sự nhưng thê hiện tính chất “quan liêu” của tập đoàn này Đặc điểm: Cấu trúc hữu hình của văn hóa doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi ngành nghè, lĩnh vực kinh doanh
và quan điểm của người lãnh đạo Chúng rất dễ thay đôi và it thé hiện được các giá trị,
Zz A
cốt lõi của doanh nghiệp
Ưu điểm: Những cấu trúc hữu hình rất dé nhận biết
Nhược điểm: Các biểu hiện hữu hình của văn hóa doanh nghiệp rất khó giải mã nếu bạn không tìm hiểu sâu về ý nghĩa hoặc ngữ cảnh của chúng Ý nghĩa của cấu trúc hữu hình đôi khi mang tính chủ quan do người quan sát tự gán lên chúng những ý nghĩa mà tô chức không hề mong muôn
Cấp độ 2 —- Những giá trị được tuyên bố, chấp nhận (Espoused Values)
Định nghĩa: Cấp độ thứ hai trong văn hóa doanh nghiệp là những gì mà doanh nghiệp tự nói về chính mình, bao gồm lý tưởng, mục tiêu, giá trị, nguyện vọng, hệ tư tưởng, triết lý, chiến lược, v.vv Những nội dung này được truyền đạt tới toàn bộ đội
ngũ nhân viên và là kim chỉ nam đề họ noi theo
Ví dụ: Luận điểm “Lương y như từ mẫu” (Thầy thuốc như mẹ hiền) được Chủ
tịch Hồ Chí Minh nhiều lần khăng định để nhắc nhở các cán bộ nhân viên ngành y về
đạo đức gốc rễ của mình Luận điểm này đã trở thành phương châm hoạt động của tất
cả các cơ sở y tế, bệnh viện và phòng khám trên toàn Việt Nam
Đặc điểm: Những giá trị và niềm tin được tuyên bồ này ảnh hưởng đến việc xây dựng hoặc định hình giá trị cốt lõi của doanh nghiệp Chúng có thê phù hợp hoặc
Trang 19không phù hợp với văn hóa cấp độ 1 va 3 Nhu Schein da dé cap trong cuén sach cua mình, bạn có thê chia nhỏ những phương châm này thành:
- Những điều chỉ phù hợp với các giả định được công nhận — cấp độ 3, dùng để định hướng hiệu quả các hoạt động trong doanh nghiệp;
- Những điều là một phần của hệ tư tưởng hoặc triết lý của tổ chức, ding dé tao ra
biểu hiện bề mặt — cấp độ I của văn hóa doanh nghiệp;
- Những điều được nói ra chỉ dé hợp lý hóa nền văn hóa về mặt lý thuyết, thực tế không đồng bộ với cả cấp độ 1 va 3;
- Những điều chỉ là khát vọng của các thành viên đối với tương lai của tô chức
Ưu điểm: Lớp văn hóa thử hai có thê được lan truyền dễ dàng trong tô chức, theo
xu hướng từ đội ngũ quản lý câp cao đên nhân viên cập dưới
Nhược điểm: Nếu hành động của đội ngũ quản lý cấp cao đi ngược lại các giá trị
được tuyên bồ thì khó có thê được các thành viên khác của doanh nghiệp chấp nhận
Cấp độ 3 — Quan điểm chung được hiển nhiên công nhận (Implicit Assumptions) Định nghĩa: Cấp độ thứ ba của văn hóa doanh nghiệp hiểu đơn giản là “luật bất thành văn” Chúng là những quan điểm hay giả định ngầm hiểu của các thành viên về văn hóa của tô chức Chúng được công nhận, tin tưởng một cách hiển nhiên và được thực thi một cách vô thức như thói quen mà không cần phải nói ra
Ví dụ: Nhân viên của Facebook cảm thấy được đánh giá cao và đáng tin cậy vì họ
được trao quyền tự chủ trong công việc, được tự do nói lên suy nghĩ của mình và được
khuyến khích giao tiếp với cấp trên Những niềm tin này đã được ban lãnh đạo cấp cao
của Facebook nuôi dưỡng, đặc biệt là thông qua chính sách cời mở, mình bạch của
CEO Zuckerberg
Trang 20Đặc điểm: Những giá định này sâu sắc đến mức mọi người không thực sự nhận thức được Chúng chi phối các cầu trúc hữu hình ở cấp độ 1 và có thể phù hợp hoặc không phù hợp với các giá trị được tuyên bồ ở cấp độ 2
Ưu điểm: Những giá định ngầm hiểu có tác động mạnh mẽ đến văn hóa của tô chức, được coi là “tài sản” quý giá của doanh nghiệp nều được hình thành từ những giá
trị tốt đẹp
Nhược điểm: Cấp độ 3 biều hiện ra bằng các hành vi mang tính tiềm thức (vô thức) nên các thành viên mới rất khó học theo Bản thân các giả định ngầm hiểu này cũng rất
khó thay đối Kê cả khi chúng buộc phải bị thay đối đề đem lại lợi ích cho doanh
nghiệp, thì các thành viên cũng không có xu hướng nghĩ đến chúng
6 Vai trò của văn hóa doanh nghiệp
Thứ nhất là: Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Văn hoá doanh
nghiệp mạnh mẽ tạo được sự thông nhất, giảm thiêu được rủi ro, tăng cường phối hợp
và giám sát, thúc đây động cơ làm việc cho mọi thành viên, tăng hiệu suất và hiệu quả
doanh nghiệp Từ đó tăng sức mạnh cạnh tranh và khả năng hoàn thành của doanh nghiệp trên thị trường
Thứ hai là: Tạo ra bản sắc riêng cho doanh nghiệp Sự khác nhau giữa các doanh nghiệp qua sự phát triển giá trị văn hoá giúp cho doanh nghiệp tạo nên tên tuôi của minh
Thứ ba là: Gia tri van hoá doanh nghiệp thực hiện vai trò của minh đối với các
hoạt động của doanh nghiệp Cụ thể:
- Các giá trị văn hoá làm giảm mâu thuẫn, xây dựng mối đoàn kết Nó được miêu
tả như “chất kết dính” để kết nối các thành viên trong doanh nghiệp với nhau Việc tạo
Trang 21ra văn hoá chung sẽ tạo ra sự thống nhất quan điểm, lợi ích chung cho hành động của các thành viên
- Các giá trị văn hoá thúc đây sự thống nhất trong nhận thức tạo thuận lời trong phối hợp và kiểm soát Đặc biệt là trong việc giải quyết gặp phải những thực tế phức tạp nguyên nhân do sự khác nhau về văn hoá địa phương thì văn hoá đoanh nghiệp sẽ
có tác dụng dé phạm vi hoá sự lựa chọn
- Các giá trị văn hoá đóng vai trò quan trọng thúc đây động cơ làm việc cho các thành viên trong doanh nghiệp Đồng thời tăng cường uy tín cho doanh nghiệp hình thành trong quá trình thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp, tạo nên giá trị doanh nghiệp, đạo đức doanh nghiệp, quản lý doanh nghiệp và thương hiệu doanh nghiệp
=> Như vậy, văn hoá doanh nghiệp có vai trò cực kỳ quan trọng Nó luôn tạo ra niềm tin cho mỗi người làm việc trong môi trường đó Nó là sợi dây gắn kết giữa những con người trong cùng doanh nghiệp, tạo ra tiếng nói chung giữa các thành viên,
và nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
I-Mô hình Camerron và Robert Quinn (CVE)
Được phát triển từ những năm 1980, mô hình văn hóa doanh nghiệp của Robert Quïnn và Kim Cameron được xây đựng dựa trên lý thuyết khung giá trị cạnh tranh, so sánh mức độ phân cực của doanh nghiệp theo hai trục chính: (1) hướng nội so với
hướng ngoại; (2) ôn định, kiểm soát so với linh hoạt, thích ứng
Mô hình này khá cơ bản nhưng bao quát gần như toàn bộ các đặc điểm chung về văn hóa tổ chức trong các doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực khác nhau; đã được áp dụng cho hơn 10.000 tô chức trên toàn câu; giúp rất nhiều doanh nghiệp thành công trong quá trình chuyển đôi chiến lược, văn hóa, tái cầu trúc, M&A Đây cũng là mô hình được nhiều nhà quản trị và nghiên cửu văn hóa doanh nghiệp tham khảo, phát triển thành những mô hình văn hóa công ty mới hơn sau này
Trang 22Dựa trên việc đánh giá 6 yếu tố (Đặc trưng nỗi trội của tổ chức, Đặc trưng nhân viên, Chiến lược phát triển, Phong cách lãnh đạo, Chất keo gắn kết và Định nghĩa về thành công tại tô chức đó), mô hình này phân chia văn hóa doanh nghiệp thành bốn loại hình cơ bản, gồm: Văn hóa Gia đình (Clan culture); Văn hóa Thử bậc (Hierarchy culture); Van hóa thị trường (Market culture); Văn hóa Sáng tao (Adhocracy culture)
Flexibility and freedom to act
Stability and control
Hinh 2: M6 hinh Camerron va Robert Quinn (CVF)
Trang 231.Bốn loại hình văn hóa theo mô hình cua Robert Quinn va Kim Cameron 1.IVăn hóa gia đình
Văn hóa Gia đình nằm ở trục Hướng nội và Linh hoạt, thích ứng Đặc trưng nỗi bật của loại hình văn hóa này là ưu tiên sự linh hoạt, thích ứng và hướng vào bên trong
tô chức Đây là một môi trường làm việc thân thiện và đoàn kết, đề cao văn hoá “thuộc
về”, khuyến khích mọi người chia sẻ nhiều hơn về bản thân mình Đặc biệt, Văn hoá
Gia đình chủ trọng đáp ứng nhu cầu của các thành viên tô chức, thúc đây tinh thần gắn kết đội nhóm và sự tham gia tích cực hướng đến mục tiêu chung
Tại các doanh nghiệp có văn hóa Gia đình nỗi trội, các nhóm cam kết với cộng
đồng của họ và làm việc đề nuôi dưỡng một nhóm các cá nhân được trao quyên Các
nhóm cộng tác rất linh hoạt và tập trung vào nội bộ Không gian làm việc mở, cho phép
các nhóm kết nối theo lịch trình hoặc ngẫu hứng
Các đặc trưng của Văn hóa Gia đình
Gần gũi như một gia đình;
— Lãnh đạo thân thiện, gan gũi, hỗ trợ;
~ Nhân viên có tinh thần đồng đội cao, tin tưởng, gắn kết;
— Gan két bằng tình cảm, sự chân thành và truyền thống tốt dep;
-_ Chiến lược dựa vào xây dựng đội ngũ, tuyển dụng, dao tạo, phát triển con người;
- Thành công nghĩa là tỉnh thần đồng đội, sự gắn kết
Ưu _— nhược điểm của Văn hóa Gia đình:
- Ưu điểm: Cải thiện khả năng làm việc nhóm, sự tương tác/ràng buộc, giao tiếp, tin tưởng giữa các nhân viên và cảm giác gắn bó với tô chức
-_ Nhược điểm: Giảm khả năng mở rộng các lựa chọn, giảm tính cạnh tranh và ra
quyết định chậm (do tìm kiếm sự đồng thuận)
Trang 24Văn hóa Gia đình phù hợp với doanh nghiệp nào?
Văn hoá Gia đình phù hợp với các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe, giáo dục, một số cơ quan chính phủ, cũng như các tô chức phi lợi nhuận Loại hình văn hóa này cũng thích hợp với các ngành kinh doanh vừa đòi hỏi
sự sáng tạo thay đôi liên tục về sản phâm, dịch vụ, vừa yêu cầu sự tương tác cao giữa các thành viên trong doanh nghiệp
Walt Disney, Zappos là những doanh nghiệp điện hình mang đặc trưng rõ nét của văn hóa gia đình Walt Disney được biết đến với văn hóa “Không thê có một ngày tồi tệ”, “chỉ có những ngày vui vẻ” khi tiếp xúc với khách hàng và sự quan tâm đến
những chỉ tiết nhỏ nhất
Zappos cũng là doanh nghiệp chú trọng, quan tâm đến yêu tô con người, cụ thể: Tat cả nhân viên của Zappos đều làm việc tại trung tâm chăm sóc khách hàng trong 2 tuần đầu tiên; Zappos phỏng vấn người lái xe để đánh giá ứng viên; và trả 2.000 USD
cho nhân viên mới nếu họ thôi việc sau ngày dau di lam dé đảm báo lựa chọn được những nhân viên thực sự đam mê công việc
1.2Văn hóa thứ bậc
Văn hóa Thứ bậc nằm ở trục Hướng nội và On định, kiểm soát Theo đó, loại
hình văn hóa này tập trung vào sự kiểm soát và hướng vào bên trong tô chức Môi trường làm việc được tổ chức quy củ và duy trì một tô chức hoạt động trơn tru, đúng quy cách là điều quan trọng nhất của văn hóa này
Quy trình chính là công cụ dẫn dắt mọi người làm việc Các lãnh đạo thường tự
hào họ là những nhà tô chức và điều phối công việc theo định hướng kết quả tốt Những văn bản về chính sách và các quy định nghiêm túc là chất gắn kết công ty lại
Trang 25được thực thi thông suốt và đầy đủ Những tổ chức có văn hóa này định nghĩa thành
công là chuyển tai sy tin cậy, các kế hoạch được thực hiện suôn sẻ và có chỉ phí thấp
Quản lý nhân sự phải bảo đám sự chắc chắn về công việc và không có gì bất ngờ xảy
Ta
Không gian làm việc của các doanh nghiệp mang đặc trưng văn hóa Thứ bậc cao thường mang lại mức độ tập trung cao hơn cho công việc và hỗ trợ mong muốn cộng tác theo kế hoạch
Các đặc trưng của Văn hóa Thứ bậc:
-_ Nghiêm ngặt, kỷ luật, kiểm soát theo chuẩn mực quy trình;
—_ Lãnh đạo chú trọng quy trình, hệ thống, kết nỗi trong nội bộ;
—_ Nhân viên phân cấp bậc rõ ràng trong nội bộ, thích sự ôn định;
Gắn kết bằng sự ôn định, rõ ràng, minh bạch về chính sách, quyền hạn, trách nhiệm;
—_ Chiến lược đựa vào sự phát triển bền vững, ôn định, chú trọng kiểm soát chất
lượng:
-_ Thành công nghĩa là hệ thống nội bộ tốt, phối hợp nhịp nhàng, chi phi thấp
Ưu -— nhược điểm của Văn hóa Thứ bậc:
-_ Ưu điểm: Khả năng quản lý rủi ro, bền vững và ôn định kinh doanh, cải thiện
hiệu quả nội bộ, giảm mâu thuẫn;
- Nhược điểm: Quá tập trung vào luật lệ, quy tắc có thé dẫn đến quan liêu, cứng nhắc và thiêu nhân văn; Quá chú trọng truyền thống sẽ giảm tính cá nhân, giảm
sức sáng tạo và hạn chế tính nhạy bén của tô chức
Văn hóa Thứ bậc phù hợp với doanh nghiệp nào?
Trang 26Văn hoá này phô biến tại các cơ quan quản lý nhà nước, bệnh viện, hàng không, ngân hàng và bảo hiêm, nhà máy
Một số doanh nghiệp điển hình có mô hình văn hóa này có thê kê đến hãng ô tô
Ford (Ford xây dựng 17 cấp độ quản lý đề nhân viên hiểu rõ trách nhiệm của mình cũng như biết được ai là người chịu trách nhiệm chính trong từng hạng mục công việc) hay hãng bán lẻ Walmart (ngoại trừ CEO, tất cả nhân viên sẽ đều có quản lý, giám sát trực tiếp: các chỉ thị và nhiệm vụ đến từ các cấp cao nhất — Ban điều hành xuống tới các quản lý cấp trung và sau đó là các nhân viên)
1.3Văn hóa thị trường
Văn hóa Thị trường nằm ở trục Hướng ngoại và On định, kiểm soát Điểm nổi
trội của văn hóa này là tô chức có định hướng dựa trên kết quả sau cùng, quan tâm lớn
nhất là tập trung hoàn thành công việc một cách hiệu quá Nhân sự có tinh thần cạnh
tranh hướng đến mục tiêu Các lãnh đạo theo văn hóa này vừa là người dẫn dắt, nhà sản xuất và người cạnh tranh cùng một lúc Họ rất quyết liệt và đòi hỏi cao
Chất liệu đề gắn kết tổ chức ở những công ty có văn hóa thị trường đó là sự chiến thắng Danh tiếng và thành công là trọng tâm quan trọng nhất đối với văn hóa này Ở đây định nghĩa về thành công là thị phan va thi trường chi phối của công ty Cạnh tranh
về giá và dẫn đầu thị trường là điều rất quan trọng
Các tô chức đi theo văn hóa này đánh giá cao cường độ cạnh tranh, hành động ngay lập tức và được thúc đây đề đạt được kết quả nhanh chóng và có lợi Các đội cạnh tranh tuân theo ký luật cần thiết đề đầy nhanh kết quả Không gian làm việc của họ hướng đến hành động và mang lại cho người sử dụng sự kết hợp giữa làm việc nhóm
và làm việc cả nhân