Nguồn kinh phí quản lý hành chính để thực hiện chế độ tự chủ Kinh phí quản lý hành chính giao cho cơ quan thực hiện chế độ tự chủ từ các nguồn sau: - Ngân sách Nhà nước cấp; - Các khoản
Trang 1LỜI CAM ÐOAN Tác giả xin cam đoan đề tài “Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý
tài chính tại Kho bạc Nhà nước Hải Phòng” là đề tài nghiên cứu của tác
giả Những kết quả và các số liệu trong luận văn hoàn toàn trung thực và có
nguồn gốc rõ ràng, các kết quả nghiên cứu là quá trình lao động của tác giả
Hải Phòng, ngày tháng năm 2018
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Kim Oanh
Trang 2LỜI CẢM ƠN Trong quá trình chương trình cao học và viết luận văn, tác giả đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy, cô trường Đại học Hải Phòng
Trước tiên, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS TS Phạm Văn Cương, đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tác giả hoàn thành luận văn
Tác giả xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy, cô đã giảng dạy tại trường Đại học Hải Phòng, những người đã truyền đạt cho tác giả những kiến thức hữu ích về chuyên ngành, làm cơ sở cho tác giả thực hiện tốt luận văn này
Tác giả xin gửi lời cảm ơn tập thể cán bộ công chức KBNN Hải Phòng
đã nhiệt tình hợp tác, cung cấp thông tin thực tế về cơ cấu tổ chức, công tác nghiệp vụ…; Phòng Quản lý Sau đại học đã nhiệt tình giúp đỡ tác giả hoàn thiện hồ sơ bảo vệ luận văn
Cuối cùng, tác giả xin gửi lời biết ơn tới gia đình, bạn bè đã luôn ủng
hộ, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn này
Hải Phòng, ngày tháng năm 2018
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Kim Oanh
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CAM ÐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1:LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH 3
TẠI CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 3
1.1 Lý luận chung về cơ quan hành chính Nhà nước 3
1.1.1 Khái niệm cơ quan hành chính Nhà nước 3
1.1.2 Đặc điểm của cơ quan hành chính Nhà nước 4
1.1.3 Nguồn kinh phí quản lý hành chính của cơ quan hành chính Nhà nước 5
1.2 Cơ chế quản lý tài chính tại các cơ quan hành chính Nhà nước 6
1.2.1 Mục tiêu thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm 6
1.2.2 Nội dung chi kinh phí giao thực hiện chế độ tự chủ 7
1.2.3 Nội dung chi kinh phí giao thực hiện chế độ không tự chủ: 13
1.3 Qui trình quản lý tài chính trong các cơ quan hành chính Nhà nước. 14
1.3.1 Về lập dự toán: 14
1.3.2 Về thẩm tra, phân bổ và giao dự toán chi NSNN 14
1.3.4 Về hạch toán kế toán: 15
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính trong các cơ quan hành chính Nhà nước. 15
1.4.1 Nhân tố bên ngoài 15
1.4.2 Nhân tố bên trong 17
1.5 Sự cần thiết phải quản lý tài chính đối với các cơ quan hành chính Nhà nước 18
1.6 Một số kinh nghiệm của KBNN các tỉnh về quản lý tài chính 19
1.6.1 Kinh nghiệm quản lý tài chính tại Kho bạc Nhà nước Hà Nội 19
1.6.2 Kinh nghiệm quản lý tài chính tại Kho bạc Nhà nước Quảng Ninh 19
1.6.3 Bài học vận dụng về quản lý tài chính cơ quan hành chính Nhà nước đối với KBNN Hải Phòng. 20
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH 22
TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC HẢI PHÒNG 22
2.1 Tổng quan về KBNN Hải Phòng 22
2.1.1 Khái quát về Kho bạc Nhà nước Hải Phòng 22
Trang 42.1.2 Cơ cấu tổ chức của KBNN Hải Phòng 23
2.1.3 Chỉ tiêu biên chế của KBNN Hải Phòng 24
2.2 Quản lý và sử dụng kinh phí hoạt động tại KBNN Hải Phòng 25
2.2.1 Cơ sở pháp lý của công tác quản lý tài chính tại KBNN Hải Phòng 25
2.2.2 Mô hình quản lý tài chính tại KBNN Hải Phòng 26
2.2.3 Quản lý và sử dụng kinh phí hoạt động tại KBNN Hải Phòng 27
2.2.4 Quản lý, sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi 34
2.2.5 Lập, phân bổ, giao dự toán, quyết toán thu, chi ngân sách 38
2.3 Đánh thực trạng công tác quản lý tài chính tại KBNN Hải Phòng giai đoạn 2013 - 2017 39
2.3.1 Những kết quả đạt được 39
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 47
CHƯƠNG 3. 53
MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC 53
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2018 - 2022 53
3.1 Mục tiêu phát triển KBNN Hải Phòng trong thời gian tới 53
3.2 Một số biện pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Kho bạc Nhà nước Hải Phòng giai đoạn 2018 - 2022 55
3.2.1 Đổi mới quy trình lập, phân bổ dự toán, quyết toán kinh phí NSNN 56
3.2.2 Xây dựng, ban hành tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 58
3.2.3 Nâng cao ý thức tự chủ tài chính và kiện toàn tổ chức bộ máy 58
3.2.4 Tăng cường vai trò chủ động sáng tạo và quản lý tài chính 60
3.2.5 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ 61
3.2.6 Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và tin học hóa công tác quản lý tài chính 61
3.3 Kiến nghị với Kho bạc Nhà nước (Cơ quan quản lý cấp trên) 62
KẾT LUẬN 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
Trang 6DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ
2.4 Tình hình chi từ nguồn kinh phí tăng thu, tiết
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới và hoàn thiện thể chế kinh tế theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần lần thứ XII của Đảng, cơ chế quản lý hiện hành đối với cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp đã bộc lộ những hạn chế lớn cần được khắc phục, đặc biệt là cơ chế quản lý tài chính và biên chế Quản lý tài chính là một bộ phận một khâu của quản lý kinh tế xã hội và là khâu quản lý mang tính tổng hợp Quản lý tài chính được coi là hợp lý có hiệu quả nếu nó tạo
ra một cơ chế quản lý thích hợp, có tác động tích cực tới quá trình kinh tế xã hội theo các phương hướng phát triển đã được hoạch định Việc quản lý, sử dụng nguồn tài chính ở các đơn vị sự nghiệp có liên quan trực tiếp đến hiệu quả kinh
tế xã hội do đó phải có sự quản lý, giám sát, kiểm tra nhằm hạn chế, ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng trong khai thác và sử dụng nguồn lực tài chính đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài chính
Trong những năm qua Kho bạc Nhà nước Hải Phòng đã đạt được nhiều thành tích trong công tác quản lý tài chính Tuy nhiên, công tác này vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập do nhiều nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó, cùng với kinh nghiệm trong công tác quản lý tài chính tôi đã chọn đề tài “Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Kho bạc Nhà nước Hải Phòng" để nghiên cứu Kết quả của việc nghiên cứu này ngoài ý nghĩa về mặt lý luận, còn có ý nghĩa về mặt thực tiễn sẽ góp phần hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Kho bạc Nhà nước Hải Phòng trong giai đoạn 2018 - 2022
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý tài chính tại Kho bạc Nhà nước Hải Phòng giai đoạn 2013-2017, luận văn đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Kho bạc Nhà nước Hải Phòng giai đoạn 2018 - 2022
Trang 83 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác quản lý tài chính tại KBNN Hải Phòng
Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Tình hình thực hiện công tác quản lý tài chính tại KBNN Hải Phòng giai đoạn 2013 - 2017 Các biện pháp đề xuất hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Kho bạc Nhà nước Hải Phòng giai đoạn 2018
- 2022
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử tổng hợp, thống kê, so sánh, phân tích, kết hợp với khảo cứu thực tiễn và các tài liệu khác có liên quan
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Về lý luận: Luận văn hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về quản
lý tài chính tại Kho bạc Nhà nước
Về thực tiễn: Luận văn phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính tại Kho bạc Nhà nước Hải Phòng giai đoạn 2013 - 2017, từ đó chỉ rõ những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng nói trên Đồng thời, đề xuất phương hướng và một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Kho bạc Nhà nước Hải Phòng giai đoạn 2018 - 2022
6 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết câu thành 3 chương sau đây:
Chương 1: Lý luận chung về quản lý tài chính tại cơ quan hành chính Nhà nước; Chương 2: Thực trạng công tác quản lý tài chính tại Kho bạc Nhà nước Hải Phòng giai đoạn 2013 - 2017;
Chương 3: Một số biện pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Kho bạc Nhà nước Hải Phòng giai đoạn 2018 - 2022
Trang 9CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 1.1 Lý luận chung về cơ quan hành chính Nhà nước
1.1.1 Khái niệm cơ quan hành chính Nhà nước
- Cơ quan hành chính Nhà nước là một cơ quan trong hệ thống các cơ quan Nhà nước, được thành lập theo quy định của pháp luật (Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh) có tổ chức và hoạt động theo quyết định của pháp luật; sử dụng quyền lực Nhà nước thực thi chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định;
- Cơ quan hành chính Nhà nước là một loại cơ quan thuộc quyền lực Hành pháp, được lập ra để thực thi pháp luật do cơ quan quyền lực Nhà nước ban hành Thẩm quyền của chúng chỉ giới hạn trong phạm vi chấp hành, điều hành
và chịu sự giám sát của cơ quan quyền lực cùng cấp;
- Hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước mang tính thường xuyên, liên tục và tương đối ổn định, là cầu nối trực tiếp nhất đưa đường lối, chính sách, pháp luật vào cuộc sống
- Tổ chức của cơ quan hành chính Nhà nước có mối quan hệ trực thuộc theo một thứ bậc chặt chẽ (quan hệ mệnh lệnh) tạo thành một hệ thống thống nhất từ trung ương xuống các cấp ở địa phương;
- Chức năng quan trọng và chủ yếu của Cơ quan hành chính Nhà nước là quản lý, điều hành các lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội một cách độc lập tương đối trong phạm vi một quốc gia hay một địa phương nhất định
Cơ quan hành chính Nhà nước là thuật ngữ được sử dụng khi nói về "một
bộ phận (cơ quan) cấu thành của bộ máy hành chính Nhà nước, được sử dụng quyền lực Nhà nước để thực hiện chức năng quản lý, điều hành (chức năng hành pháp) đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội"
Trang 101.1.2 Đặc điểm của cơ quan hành chính Nhà nước
Cơ quan hành chính Nhà nước là một loại cơ quan Nhà nước, là một bộ phận cấu thành bộ máy Nhà nước Do vậy, cơ quan hành chính Nhà nước cũng mang đầy đủ các đặc điểm chung của các cơ quan Nhà nước Cụ thể:
Một là, cơ quan hành chính Nhà nước hoạt động mang tính quyền lực Nhà nước, được tổ chức và hoạt động trên nguyên tắc tập trung dân chủ Tính quyền lực Nhà nước thể hiện ở chỗ: Cơ quan hành chính Nhà nước là một bộ phận của
bộ máy Nhà nước; cơ quan hành chính Nhà nước nhân danh Nhà nước khi tham gia vào các quan hệ pháp luật nhằm thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý Hai là, mỗi cơ quan hành chính Nhà nước đều hoạt động dựa trên những quy định của pháp luật, có chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền nhất định và có những mối quan hệ phối hợp trong thực thi công việc được giao Hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước có cơ cấu, tổ chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định
Chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của cơ quan hành chính Nhà nước do pháp luật quy định, đó là tổng thể những quyền và nghĩa vụ cụ thể mang tính quyền lực, được Nhà nước trao cho để thực hiện nhiệm vụ, chức năng của mình,
cụ thể: Các cơ quan Nhà nước tổ chức và hoạt động trên cơ sở pháp luật và để thực hiện pháp luật Trong quá trình hoạt động có quyền ban hành các quyết định hành chính thể hiện dưới hình thức là các văn bản pháp quy và các văn bản
cá biệt; được thành lập theo quy định của Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh hoặc theo quyết định của cơ quan hành chính Nhà nước cấp trên; được đặt dưới sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quyền lực Nhà nước cùng cấp và báo cáo hoạt động trước cơ quan quyền lực Nhà nước cùng cấp; có tính độc lập và sáng tạo trong tác nghiệp điều hành nhưng theo nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc quyền lực phục tùng
Ba là, về mặt thẩm quyền thì cơ quan hành chính Nhà nước được quyền đơn phương ban hành văn bản quy phạm pháp luật hành chính và văn bản đó có
Trang 11hiệu lực bắt buộc đối với các đối tượng có liên quan; cơ quan hành chính Nhà nước có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với các đối tượng chịu sự tác động, quản lý của cơ quan hành chính Nhà nước
1.1.3 Nguồn kinh phí quản lý hành chính của cơ quan hành chính Nhà nước Nguồn kinh phí để duy trì hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước chủ yếu là từ Ngân sách Nhà nước cấp Ngoài ra, các cơ quan hành chính Nhà nước còn được phép thu và để lại sử dụng một số khoản thu phí, lệ phí, thu khác… để bổ sung nguồn kinh phí nhưng chủ yếu vẫn do Nhà nước cấp kinh phí Cụ thể:
a) Kinh phí Ngân sách Nhà nước cấp, gồm:
- Kinh phí hoạt động thường xuyên: Là kinh phí chi cho các hoạt động mang tính thường xuyên, bao gồm:
+ Chi thanh toán cho cá nhân: tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, các khoản đóng góp theo lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn), phúc lợi tập thể, tiền thưởng và các khoản thanh toán khác cho cá nhân theo quy định
+ Chi nghiệp vụ chuyên môn: thanh toán dịch vụ công cộng, vật tư văn phòng, thông tin, tuyên truyền, liên lạc, hội nghị, công tác phí, chi cho các đoàn
đi công tác nước ngoài và các đoàn khách nước ngoài vào Việt Nam, chi phí thuê mướn, chi nghiệp vụ chuyên môn…
+ Chi mua sắm tài sản, sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng thường xuyên cơ sở vật chất, Nhà cửa, máy móc thiết bị…
+ Chi phí khác có tính chất thường xuyên
- Kinh phí hoạt động không thường xuyên: Là những khoản chi không mang tính thường xuyên, phục vụ nhiệm vụ của cơ quan hành chính Nhà nước, theo sự phê duyệt của cơ quan quản lý cấp trên, gồm:
+ Chi mua sắm, chi sửa chữa lớn tài sản cố định;
Trang 12+ Chi thực hiện các nhiệm vụ có tính chất đột xuất được cấp có thẩm quyền giao; + Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;
+ Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước;
+ Kinh phí thực hiện tinh giản biên chế;
+ Kinh phí nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp Ngành;
+ Kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
+ Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ không thường xuyên khác
b) Các khoản phí, lệ phí được để lại đơn vị: Mức thu phí, lệ phí, tỷ lệ nguồn thu được để lại sử dụng cho đơn vị, nội dung chi được thực hiện theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
c) Các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật: Thu từ viện trợ, vay, kinh phí ủng hộ của cá nhân, tổ chức khác
1.2 Cơ chế quản lý tài chính tại các cơ quan hành chính Nhà nước
1.2.1 Mục tiêu thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm
Thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm phải đảm bảo các mục tiêu sau: Một là, tạo điều kiện cho các cơ quan chủ động trong việc sử dụng biên chế
và kinh phí quản lý hành chính một cách hợp lý nhất để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao
Hai là, thúc đẩy việc sắp xếp, tổ chức bộ máy tinh gọn, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng lao động, kinh phí quản lý hành chính
Ba là, nâng cao hiệu suất lao động, hiệu quả sử dụng kinh phí quản lý hành chính, tăng thu nhập cho cán bộ, công chức
Bốn là, thực hiện quyền tự chủ đồng thời gắn với trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị và cán bộ, công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật
Trang 131.2.2 Nội dung chi kinh phí giao thực hiện chế độ tự chủ
1.2.2.1 Nguồn kinh phí quản lý hành chính để thực hiện chế độ tự chủ
Kinh phí quản lý hành chính giao cho cơ quan thực hiện chế độ tự chủ từ các nguồn sau:
- Ngân sách Nhà nước cấp;
- Các khoản phí, lệ phí được để lại theo chế độ quy định;
- Các khoản thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật
1.2.2.2 Xác định kinh phí để giao thực hiện chế độ tự chủ:
Kinh phí quản lý hành chính của các cơ quan thực hiện chế độ tự chủ được xác định và giao hằng năm cụ thể như sau:
- Kinh phí NSNN cấp: Mức kinh phí NSNN cấp thực hiện chế độ tự chủ được xác định trên cơ sở chỉ tiêu biên chế được cấp có thẩm quyền giao, kể cả biên chế dự bị (nếu có), định mức phân bổ dự toán chi NSNN tính trên biên chế, các khoản chi hoạt động nghiệp vụ đặc thù theo chế độ quy định và tình hình thực hiện dự toán năm trước
Định mức phân bổ dự toán chi NSNN cho các Bộ, cơ quan trung ương do Thủ tướng Chính phủ quyết định Định mức phân bổ NSNN đối với các cơ quan thuộc các Bộ, các cơ quan Trung ương do Bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan trung ương quy định trên cơ sở cụ thể hóa định mức phân bổ dự toán chi ngân sách do Thủ tướng Chính phủ quyết định
Định mức phân bổ dự toán chi NSNN đối với cơ quan thuộc địa phương do Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định
- Phần thu phí, lệ phí được để lại để trang trải chi phí thu và các khoản thu khác:
+ Trường hợp cơ quan thực hiện chế độ tự chủ được cấp có thẩm quyền giao thu phí, lệ phí thì việc xác định mức phí, lệ phí được trích để lại bảo đảm hoạt động phục vụ thu căn cứ vào các văn bản do cơ quan có thểm quyền quy định (trừ số phí, lệ phí được để lại để mua sắm tài sản cố định và các quy định khác, nếu có);
Trang 14+ Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật (nếu có)
1.2.2.3 Điều chỉnh kinh phí quản lý hành chính được giao thực hiện chế độ tự chủ:
- Kinh phí quản lý hành chính giao thực hiện chế độ tự chủ được điều chỉnh trong các trường hợp:
+ Do điều chỉnh nhiệm vụ của cấp có thẩm quyền;
+ Do điều chỉnh biên chế hành chính theo quyết định của cấp có thẩm quyền; + Do Nhà nước thay đổi chính sách tiền lương, thay đổi định mức phân bổ dự toán NSNN, điều chỉnh tỷ lệ phân bổ NSNN cho lĩnh vực quản lý hành chính
- Khi có phát sinh các trường hợp làm thay đổi mức kinh phí NSNN giao
để thực hiện chế độ tự chủ; cơ quan thực hiện chế độ tự chủ có văn bản đề nghị
bổ sung, điều chỉnh dự toán kinh phí, giải trình chi tiết các yếu tố làm tăng, giảm
dự toán kinh phí gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (trường hợp không phải là đơn vị dự toán cấp I) xem xét tổng hợp dự toán của các đơn vị cấp dưới trực thuộc gửi đơn vị dự toán cấp I Cơ quan ở Trung ương và địa phương (đơn vị dự toán cấp I) xem xét dự toán do các đơn vị trực thuộc lập, tổng hợp và lập dự toán chi NSNN thuộc phạm vi quản lý gửi cơ quan tài chính cùng cấp để trình cấp có thẩm quyền quyết định
1.2.2.4 Nội dung chi kinh phí giao thực hiện chế độ tự chủ:
- Các khoản chi thanh toán cho cá nhân: Tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, các khoản đóng góp theo lương, tiền thưởng, phúc lợi tập thể và các khoản thanh toán khác cho cá nhân theo quy định;
- Chi thanh toán dịch vụ công cộng, chi phí thuê mướn, chi vật tư văn phòng, thông tin, tuyên truyền, liên lạc;
- Chi hội nghị, công tác phí trong nước, chi các đoàn đi công tác nước ngoài và đón các đoàn khách nước ngoài vào Việt Nam;
- Các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn;
- Các khoản chi đặc thù của ngành, chi may sắm trang phục (theo quy định của cơ quan có thẩm quyền);
- Chi mua sắm tài sản, trang thiết bị, phương tiện, vật tư, sửa chữa thường xuyên TSCĐ (ngoài kinh phí mua sắm và sửa chữa TSCĐ có giá trị lớn mà kinh
Trang 15phí được giao không đáp ứng được);
- Các khoản chi có tính chất thường xuyên khác;
- Các khoản chi phục vụ cho công tác thu phí và lệ phí theo quy định
1.2.2.5 Sử dụng kinh phí được giao để thực hiện chế độ tự chủ:
Trong phạm vi được giao, thủ trưởng cơ quan thực hiện chế độ tự chủ có quyền hạn và trách nhiệm:
- Chủ động bố trí, sử dụng kinh phí theo các nội dung, yêu cầu công việc được giao cho phù hợp để hoàn thành nhiệm vụ, bảo đảm tiết kiệm và có hiệu quả;
- Được quyết định mức chi cho từng nội dung công việc phù hợp với đặc thù của cơ quan nhưng không được vượt quá chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định (trong trường hợp quy định khung mức chi thì không được vượt quá mức chi cụ thể do Bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan ở Trung ương hoặc Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định);
- Được quyết định sử dụng toàn bộ kinh phí tiết kiệm được theo quy định của cơ quan có thẩm quyền;
- Được chuyển kinh phí giao tự chủ cuối năm chưa sử dụng hết sang năm sau tiếp tục sử dụng (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác);
- Sử dụng các khoản phí, lệ phí được để lại theo đúng nội dung chi, không được vượt quá mức chi do cơ quan có thẩm quyền quy định
1.2.2.6 Sử dụng kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được:
- Kết thúc năm ngân sách, sau khi đã hoàn thành các nhiệm vụ công việc được giao, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ có số chi thực tế thấp hơn dự toán kinh phí quản lý hành chính được giao thực hiện chế độ tự chủ thì phần chênh lệch này được xác định là kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được
Khoản kinh phí đã được giao nhưng chưa hoàn thành công việc trong năm phải được chuyển sang năm sau để hoàn thành công việc đó, không được xác định là kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được
- Kinh phí tiết kiệm được sử dụng cho các nội dung sau:
+ Bổ sung thu nhập cho CBCC theo hệ số tăng thêm quỹ tiền lương nhưng
Trang 16tối đa không vượt quá 1,0 (một) lần so với mức tiền lương cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy định;
+ Chi khen thưởng cho tập thể và cá nhân có thành tích;
+ Chi cho các hoạt động phúc lợi trong cơ quan;
+ Chi trợ cấp khó khăn đột xuất cho người lao động kể cả những trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức;
+ Chi thêm cho người lao động khi thực hiện tinh giản biên chế;
+ Trường hợp xét thấy khả năng kinh phí tiết kiệm không ổn định, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ có thể trích một phần số tiết kiệm được để lập Quỹ dự phòng ổn định thu nhập
Thủ trưởng cơ quan thực hiện chế độ tự chủ quyết định việc sử dụng kinh phí tiết kiệm theo các nội dung nêu trên sau khi thống nhất với tổ chức công đoàn và được công khai trong toàn cơ quan
- Cuối năm kinh phí tiết kiệm chưa sử dụng hết được chuyển sang năm sau tiếp tục sử dụng
1.2.2.7 Chi trả thu nhập tăng thêm cho CBCC
- Cách xác định: Trong phạm vi nguồn kinh phí tiết kiệm được, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ được áp dụng hệ số tăng thêm quỹ tiền lương tối đa không quá 1,0 (một) lần so với mức tiền lương cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy định để trả thu nhập tăng thêm cho CBCC Quỹ tiền lương trả thu nhập tăng thêm được xác định theo công thức:
QTL = Lmin x K1 x (K2 + K3) x L x 12 tháng Trong đó:
QTL: Là Quỹ tiền lương, tiền công của cơ quan được phép trả tăng thêm tối đa trong năm;
Lmin: Là mức tiền lương tối thiểu chung (đồng/tháng) hiện hành do nhà nước quy định;
K1: Là hệ số điều chỉnh tăng thêm mức tiền lương tối thiểu của đơn vị được xác định theo kết quả công việc (tối đa không quá 1,0 lần);
K2: Là hệ số lương cấp bậc chức bình quân của cơ quan;
Trang 17L3: Là hệ số phụ cấp lương bình quân của cơ quan;
Hệ số phụ cấp lương bình quân để xác định quỹ tiền lương, tiền công trả thu nhập thăng thêm tối đa nêu trên bao gồm các khoản phụ cấp tính theo lương tối thiểu và các khoản phụ cấp tính theo lương cấp bậc, chức vụ của các đối tượng được hưởng được trả hàng tháng cùng với tiền lương tháng theo quy định Không bao gồm các loại phụ cấp không được xác định trả cùng với trả tiền lương hàng tháng như: Phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ, phụ cấp trực
L: Là số biên chế bao gồm cả số lao động hợp đồng trả lương theo thang bảng lương do nhà nước quy định
Quỹ tiền lương, tiền công năm của cơ quan để tính trả thu nhập tăng thêm nêu trên không bao gồm khoản tiền công trả theo hợp đồng vụ việc
- Trả thu nhập tăng thêm:
Việc trả thu nhập tăng thêm cho từng người lao động bảo đảm theo nguyên tắc gắn với chất lượng và hiệu quả công việc; người nào, bộ phận nào có thành tích đóng góp để tiết kiệm chi, có hiệu suất công tác cao thì được trả thu nhập tăng thêm cao hơn Mức chi trả cụ thể do Thủ trưởng cơ quan quyết định sau khi thống nhất ý kiến với tổ chức công đoàn cơ quan
- Tạm chi trước thu nhập tăng thêm:
Để động viên CBCC phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; căn cứ tình hình thực hiện của quý trước, nếu xét thấy cơ quan
có khả năng tiết kiệm được kinh phí; Thủ trưởng cơ quan căn cứ vào số kinh phí
có thể tiết kiệm được để quyết định tạm chi trước thu nhập tăng thêm cho CBCC trong cơ quan theo quý Mức tạm chi hàng quý tối đa không quá 60% quỹ tiền lương một quý của cơ quan
Quý IV hàng năm, sau khi xác định chính xác số kinh phí tiết kiệm được sẽ xem xét điều chỉnh lại chi trả thu nhập tăng thêm cho CBCC, bảo đảm không vượt quá số kinh phí thực tế tiết kiệm được trong năm Trường hợp cơ quan đã chi quá
số tiết kiệm, sẽ phải giảm trừ vào số tiết kiệm được của năm sau
1.2.2.8 Xây dựng và thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ
- Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế quản lý sử dụng tài sản công do thủ
Trang 18trưởng cơ quan thực hiện chế độ tự chủ ban hành sau khi có ý kiến tham gia của
tổ chức công đoàn cơ quan và phải được công khai trong toàn cơ quan, phải gửi đến KBNN nơi cơ quan mở tài khoản giao dịch để kiểm soát chi theo quy định,
cơ quan quản lý cấp trên (đối với cơ quan thực hiện chế độ tự chủ là đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc) hoặc cơ quan tài chính cùng cấp (đối với cơ quan thực hiện chế độ tự chủ không có đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc) để thoi dõi, giám sát
- Việc xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế quản lý sử dụng tài sản công cần tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực sau:
+ Cử cán bộ đi công tác trong nước, chế độ thanh toán tiền công tác phí, tiền thuê chỗ nghỉ, khoán thanh toán công tác phí cho những trường hợp thường xuyên phải đi công tác;
+ Quản lý, phân bổ kinh phí, sử dụng văn phòng phẩm trong các Vụ, Cục, Phòng, Ban thuộc cơ quan;
+ Quản lý, sử dụng và phân bổ kinh phí thanh toán tiền cước sử dụng điện thoại công vụ tại cơ quan cho từng đầu máy điện thoại hoặc từng đơn vị trong cơ quan; Tiêu chuẩn, định mức sử dụng, thanh toán cước phí điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động đối với các cán bộ lãnh đạo trong cơ quan
+ Quản lý, sử dụng và phân bổ kinh phí sử dụng ôtô, xăng dầu
+ Quản lý và sử dụng máy điều hòa nhiệt độ, sử dụng điện thắp sáng…
- Khi xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế quản lý sử dụng tài sản công, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ phải căn cứ vào chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, tình hình thực hiện của các Vụ, Cục, Phòng, Ban trong thời gian qua, khả năng nguồn kinh phí được giao để quy định Mức chi, chế độ chi, tiêu chuẩn định mức trong Quy chế chi tiêu nội bộ không được vượt quá chế độ, định mức, tiêu chuẩn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành
- Trường hợp Quy chế chi tiêu nội bộ cơ quan xây dựng vượt quá chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyền ban hành thì cơ quan quản lý
Trang 19cấp trên hoặc cơ quan tài chính có trách nhiệm yêu cầu cơ quan ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ điều chỉnh lại cho phù hợp
- Thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ, cơ quan phảo bảo đảm có chứng từ, hóa đơn hợp pháp, hợp lệ theo quy định
1.2.3 Nội dung chi kinh phí giao thực hiện chế độ không tự chủ:
Ngoài kinh phí quản lý hành chính giao để thực hiện chế độ tự chủ, hàng năm cơ quan thực hiện chế độ tự chủ còn được NSNN bố trí kinh phí thực hiện chế độ không tự chủ để thực hiện một số nhiệm vụ theo quyết định của cơ quan
có thẩm quyền giao, gồm:
a) Chi sửa chữa lớn, mua sắm TSCĐ, gồm:
- Kinh phí để mua các TSCĐ có giá trị lớn, kinh phí sửa chữa lớn TSCĐ
mà kinh phí thường xuyên không đáp ứng được;
- Kinh phí thực hiện đề án trang cấp trang thiết bị và phương tiện làm việc được cấp có thẩm quyền phê duyệt (nếu có)
b) Chi đóng niêm liễn cho các tổ chức quốc tế, vốn đối ứng các dự án theo hiệp định (nếu có)
c) Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao:
- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao sau thời điểm cơ quan đã được giao kinh phí thực hiện chế độ tự chủ;
- Kinh phí bố trí để thực hiện các nhiệm vụ đặc thù: Kinh phí hỗ trợ, bồi dưỡng, phụ cấp cho tổ chức, cá nhân ngoài cơ quan theo quy định;
- Kinh phí tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế lớn được bố trí kinh phí riêng d) Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
đ) Kinh phí thực hiện tinh giản biên chế
e) Kinh phí đào tạo CBCC
g) Kinh phí nghiên cứu khoa học
h) Vốn đầu tư XDCB theo dự án được duyệt
Việc phân bổ, quản lý, sử dụng các khoản kinh phí và vốn đầu tư xây dựng
Trang 20cơ bản được giao nêu trên thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước 1.3 Qui trình quản lý tài chính trong các cơ quan hành chính Nhà nước 1.3.1 Về lập dự toán:
Hàng năm, căn cứ vào các văn bản hướng dẫn lập dự toán của Bộ Tài chính
và hướng dẫn của cơ quan quản lý cấp trên, căn cứ vào tình hình thực hiện nhiệm vụ của năm trước và dự kiến cho năm kế hoạch, cơ quan thực hiện chế độ
tự chủ lập dự toán ngân sách theo đúng quy định, trong đó xác định và thể hiện
rõ dự toán chi ngân sách quản lý hành chính đề nghị giao thực hiện chế độ tự chủ và dự toán chi ngân sách giao không thực hiện chế độ tự chủ; có thuyết minh chi tiết theo nội dung công việc, gửi cơ quan chủ quản cấp trên hoặc cơ quan tài chính cùng cấp Cơ quan chủ quản cấp trên tổng hợp gửi cơ quan tài chính cùng cấp
1.3.2 Về thẩm tra, phân bổ và giao dự toán chi NSNN
Căn cứ dự toán chi ngân sách được cấp có thẩm quyền giao, cơ quan chủ quản cấp trên (đơn vị dự toán cấp I) phân bổ và giao dự toán chi NSNN cho các
cơ quan thực hiện chế độ tự chủ chi tiết theo hai phần: Phần dự toán chi NSNN giao thực hiện chế độ tự chủ và phần dự toán chi NSNN giao không thực hiện chế độ tự chủ
Đối với cơ quan không có đơn vị dự toán trực thuộc, căn cứ vào dự toán chi ngân sách được cấp có thẩm quyền giao, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ phân
bổ dự toán được giao theo hai phần: Phần dự toán chi NSNN giao thực hiện chế
độ tự chủ và phần dự toán chi NSNN giao không thực hiện chế độ tự chủ, gửi cơ quan tài chính cùng cấp để thẩm tra theo quy định
Dự toán chi NSNN để thực hiện chế độ tự chủ được giao và phân bổ vào một nhóm mục chi của mục lục NSNN – nhóm mục các khoản chi khác Dự toán chi ngân sách giao không thực hiện chế độ tự chủ được giao và phân bổ vào
4 nhóm mục chi theo quy định hiện hành
Khi rút dự toán từ KBNN, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ phải ghi rõ nội
Trang 21dung chi thuộc nguồn kinh phí được giao thực hiện chế độ tự chủ
1.3.4 Về hạch toán kế toán:
Đối với các khoản chi thực hiện chế độ tự chủ được hạch toán vào các mục chi của mục lục NSNN theo quy định hiện hành Khoản chi trả thu nhập tăng thêm cho CBCC hạch toán vào mục 6400 – Các khoản thanh toán cho cá nhân; khoản chi khen thưởng, hạch toán vào Mục 6200 – Tiền thưởng; khoản chi phúc lợi và trợ cấp thêm ngoài những chính sách chung cho những người tự nguyện
về nghỉ việc trong quá trình tổ chức sắp xếp lại lao động, hạch toán vào mục
vị
1.4.1 Nhân tố bên ngoài
- Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đối với các cơ quan HCNN
và sự nhận thức đổi mới cơ chế quản lý của nhà nước trong từng giai đoạn: Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng phát triển nền hành chính, đẩy mạnh cải cách nền hành chính nói chung và đổi mới cơ chế quản lý tài chính nói riêng Điều đó thể hiện ở các Nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về vấn đề này, qua đó các cơ chế quản lý đối với hoạt động của cơ quan HCNN đều được cải tiến cho phù hợp với tình hình mới
- Chính sách kinh tế - xã hội: Đây chính là tổng thể các quan điểm, tư
Trang 22tưởng, giải pháp công cụ mà nhà nước sử dụng để tác động lên các chủ thể kinh
tế - xã hội nhằm giải quyết các vấn đề chính sách, thực hiện những mục tiêu nhất định theo định hướng mục tiêu tổng thể của Nhà nước
Mỗi chính sách được xây dựng nhằm vào một mục tiêu cụ thể Thông qua công cụ này Nhà nước định hướng hành vi của các chủ thể kinh tế xã hội để cùng hướng tới mục tiêu chung, xác định những chỉ dẫn chung, vạch ra phạm vi hoặc giới hạn cho quá trình ra quyết định của các chủ thể kinh tế - xã hội Qua
đó hướng suy nghĩ và hành động của mọi thành viên vào thực hiện mục tiêu chung Đồng thời, định hướng việc huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực
để giải quyết các vấn đề một cách kịp thời và có hiệu quả
Hoạt động tài chính ở các cơ quan HCNN không chỉ chịu sự chi phối bởi bản thân hoạt động của con người chịu trách nhiệm tổ chức các hoạt động tài chính mà còn chịu sự chi phối bởi môi trường kinh tế - xã hội khách quan Nó sẽ được phát triển hay thu hẹp tùy thuộc vào quan điểm khuyến khích hoặc hạn chế của chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước
- Cơ chế quản lý tài chính: Đây là hệ thống các hình thức, phương pháp, biện pháp tác động lên các hoạt động tài chính phát sinh và phát triển trong quá trình hoạt động ở một cơ quan, đơn vị, lĩnh vực kinh tế xã hội hay toàn bộ nền kinh tế quốc dân nhằm đảm bảo cho hoạt động tài chính vận động và phát triển đạt được những mục tiêu đã định Cụ thể hơn, cơ chế quản lý tài chính có thể hiểu là hệ thống các nguyên tắc, luật định, chính sách về quản lý tài chính và mối quan hệ tài chính giữa các đơn vị có liên quan
Cơ chế quản lý tài chính có vai trò quan trọng đối với hoạt động của các cơ quan HCNN, nó có tác động quyết định đến phương thức tồn tại và vận động của các hoạt động tài chính trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của
cơ quan, đơn vị Sự tác động đó diễn ra theo hai hướng tích cực và tiêu cực Nếu
cơ chế đó phù hợp, hỗ trợ, bổ sung cho nhau, phát huy mặt tích cực, hạn chế khuyết điểm thì nó sẽ thúc đẩy hoạt động quản lý phát triển Ngược lại, nếu cơ
Trang 23chế đó mâu thuẫn, không phù hợp thì nó sẽ trở thành nhân tố kìm hãm, triệt tiêu
sự phát triển của hoạt động quản lý trong cơ quan, đơn vị
Đối với cơ quan HCNN, vai trò của cơ chế quản lý tài chính thể hiện ở một
số nội dung sau:
+ Cơ chế quản lý tài chính có vai trò quan trọng trong việc cân đối giữa việc hình thành, tạo lập và sử dụng nguồn lực tài chính nhằm đáp ứng các yêu cầu hoạt động của đơn vị Việc xây dựng một cơ chế phù hợp với loại hình hoạt động của đơn vị có tác động đến vấn đề tập trung nguồn lực tài chính, tính linh hoạt, chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị
+ Cơ chế quản lý tài chính góp phần tạo hành lang pháp lý cho quá trình tạo lập và sử dụng các nguồn tài chính Mặc khác, cơ chế quản lý tài chính quy định khung pháp lý về mô hình tổ chức, hoạt động của đơn vị
1.4.2 Nhân tố bên trong
- Sự nhận thức của đơn vị về công tác quản lý tài chính và trình độ của người quản lý trong đơn vị
Cơ chế quản lý tài chính sẽ phát huy tốt hay hạn chế sự phát triển của đơn
vị tùy thuộc vào năng lực, trình độ của người vận dụng nó - người quản lý Ở tầm vĩ mô, trình độ của nhà hoạch định chính sách, những nhà xây dựng luật pháp là nhân tố chính tác động tới cơ chế quản lý tài chính Đối với đơn vị công tác quản lý tài chính hiệu quả hay không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người lãnh đạo, người làm công tác quản lý tài chính
- Hệ thống kiểm tra, kiểm soát trong đơn vị như: thanh tra, kiểm tra tài chính đặc biệt là hệ thống kiểm toán nội bộ bao gồm: môi trường kiểm toán, hệ thống kế toán, các thủ tục kiểm toán và các loại kiểm toán Hệt hống kiểm toán nội bộ tốt, phát huy được hiệu quả có vai trò rất quan trọng đến hoạt động quản lý tài chính của đơn vị, thể hiện ở một số khía cạnh sau: + Hệ thống kiểm toán nội bộ giám sát và đảm bảo tin cậy số liệu của kế toán giúp cho các nhà quản lý có được thông tin chính xác trong việc đưa ra các
Trang 24quyết định về điều chỉnh, quản lý và quản trị của đơn vị mình
+ Hệ thống kiểm toán nội bộ giúp phát hiện kịp thời những rắc rối trong hoạt động quản lý tài chính của đơn vị để giúp cho các thủ trưởng đơn vị có được các xử lý thích hợp
+ Hệ thống kiểm toán nội bộ ngăn chặn các sai phạm có khả năng xảy ra trong công tác quản lý tài chính làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của cơ quan, đơn vị
1.5 Sự cần thiết phải quản lý tài chính đối với các cơ quan hành chính Nhà nước Thứ nhất, như đã trình bày ở trên, nguồn kinh phí đảm bảo hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước chủ yếu là từ NSNN NSNN là công cụ tài chính quan trọng của Nhà nước Quản lý chi NSNN là yêu cầu bắt buộc nhằm đảm bảo các khoản chi NSNN được thực hiện tiết kiệm, hợp lý tho đúng chính sách, chế
độ, phục vụ tốt cho việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong từng thời ký Do vậy, quản lý tài chính đối với các cơ quan hành chính Nhà nước, chủ yếu là quản lý chi NSNN tại các cơ quan hành chính Nhà nước là điều kiện cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động, tránh tình trạng lãng phí, thất thoát trong bố trí và sử dụng ngân sách, thực hiện công khai, minh bạch NSNN
Thứ hai, quản lý tài chính của cơ quan hành chính Nhà nước có vai trò cân đối giữa việc hình thành, tạo lập và sử dụng các nguồn lực tài chính nhằm đáp ứng các yêu cầu hoạt động (các khoản chi) của cơ quan đó Nguồn lực tài chính
là nền tảng, là cơ sở để đảm bảo việc thực hiện nhiệm vụ, tăng cường cơ sở vật chất và góp phần quan trọng để cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người lao động Quản lý tài chính hiệu quả sẽ góp phần đảm bảo nguồn tài chính cần thiết để các cơ quan hành chính Nhà nước thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao theo đúng đường lối, chính sách, chế độ của Nhà nước, đồng thời nâng cao hiệu quả công tác của mỗi cán bộ, công chức
Thứ ba, quản lý tài chính đối với các cơ quan hành chính Nhà nước góp phần tuân thủ hành lang pháp lý đối với quá trình tạo lập và sử dụng nguồn tài
Trang 25chính; nó được xây dựng trên quan điểm thống nhất và hợp lý, từ việc xây dựng các định mức, tiêu chuẩn, lập kế hoạch đến các quy định về cấp phát, kiểm tra, kiểm soát quá trình chi tiêu tài chính, nhằm đạt được mục tiêu của kinh tế vĩ mô 1.6 Một số kinh nghiệm của KBNN các tỉnh về quản lý tài chính
1.6.1 Kinh nghiệm quản lý tài chính tại Kho bạc Nhà nước Hà Nội
Kho bạc Nhà nước Hà Nội là một đơn vị có địa bàn hoạt động rộng, doanh số thu chi lớn, gồm Văn phòng và 30 quận huyện, thị xã, số biên chế được giao là 1.024 cán bộ KBNN Hà Nội đã phân cấp nhiệm vụ chi thường xuyên như tiền điện, nước , điện thoại, thuê mướn … và mua sắm công cụ dụng
cụ cho KBNN quận huyện Việc phân cấp như vậy đã giảm tải công việc tập trung tại KBNN tỉnh, tạo tính chủ động cho KBNN trực thuộc, giúp cho công tác quản lý tài chính tại KBNN Hà Nội rõ ràng, công khai, minh bạch
- Giao cho lãnh đạo KBNN cấp tỉnh và các KBNN trực thuộc thực hiện mua sắm công cụ, dụng cụ lâu bền, sửa chữa tài sản số định ở mức phát sinh thường xuyên để duy trì tính chủ động, đảm bảo phục vụ kịp thời các yêu cầu hoạt động tại các KBNN trực thuộc mà tiết kiệm chi phí luân chuyển tài sản từ tỉnh về các đơn vị
1.6.2 Kinh nghiệm quản lý tài chính tại Kho bạc Nhà nước Quảng Ninh
Nâng cao hiểu biết về pháp luật liên quan đến quản lý NSNN và các quy định trong công tác kiểm soát chi Ngay từ khi Luật NSNN có hiệu lực và các chế độ về quản lý chi được ban hành, KBNN Quảng Ninh đã tổ chức triển khai đến toàn thể cán bộ công chức thuộc KBNN Quảng Ninh Đồng thời phối hợp với Kho bạc Nhà nước mở các lớp nâng cao nghiệp vụ cho CBCC, tổ chức triển khai Luật NSNN và các văn bản liên quan cho các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN
- Nghiên cứu ứng dụng chương trình với phương pháp thủ công để kiểm tra kịp thời phát hiện những sai sót, những giao diện đã đáp ứng yêu cầu nhưng còn chưa phù hợp của chương trình ứng dụng, kịp thời cho đội hỗ trợ của KBNN xử lý Những khoản thanh toán trước đây khi thực hiện in chứng từ bằng
Trang 26phương pháp thủ công phải mất thời gian thì hiện nay chỉ mất vài phút với sự hỗ trợ của chương trình
Công tác quản lý tài chính nội bộ: Kho bạc Nhà nước Quảng Ninh luôn chú trọng bố trí cán bộ làm kế toán nội bộ đồng đều về trình độ chuyên môn Hàng quí tổ chức giao ban kế toán nội bộ đánh giá công tác chi tiêu tài chính, phổ biến chế độ tiêu chuẩn định mức mới thay đổi, giải đáp tháo gỡ khó khăn vướng mắc kịp thời cho KBNN trực thuộc Qua đó công tác quản lý tài chính nội bộ luôn được thống nhất một chế độ chi tiêu áp dụng cho toàn tỉnh
1.6.3 Bài học vận dụng về quản lý tài chính cơ quan hành chính Nhà nước đối với KBNN Hải Phòng
Kinh phí sử dụng tại các cơ quan HCNN chủ yếu là kinh phí từ NSNN Do vậy, quản lý tài chính cơ quan HCNN chủ yếu là quản lý chi NSNN đảm bảo sử dụng hiệu quả, tiết kiệm
Kinh nghiệm thực tế về quản lý tài chính tại KBNN Hà Nội và KBNN Quảng Ninh Từ đó, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho công tác quản
lý tài chính tại KBNN Hải Phòng như sau:
Thứ nhất, Cần có sự thống, chỉ đạo và điều hành để chủ động triển khai đồng bộ có hiệu quả công tác quản lý tài chính Nghiên cứu chế độ, bổ sung qui chế chi tiêu nội bộ kịp thời để áp dụng thống nhất trong toàn tỉnh
Thứ hai, Thực hiện phân công nhiệm vụ cho công chức theo hướng chuyên môn, hiệu quả Vừa phân công đảm nhiệm theo lĩnh vực, đồng thời phân công quản lý, kiểm soát theo đơn vị Sự phân công này tạo điều kiện cho mỗi cá nhân nắm bắt toàn diện các nghiệp vụ liên quan theo diện rộng, nhưng vẫn có điều kiện chuyên môn hóa sâu hơn trong lĩnh vực được phân công Mỗi công chức đều phải có kế hoạch thực hiện chi tiết định kỳ và thường xuyên, thảo luận, trao đổi kinh nghiệm
Thứ ba, Phối kết hợp với Văn phòng hướng dẫn nghiệp vụ cho KBNN quận huyện qua các buổi hội nghị giao ban hàng quí Trao đổi vướng mắc cần tháo gỡ từ
Trang 27đó có biện pháp giải quyết kịp thời, hợp lý, đúng chế độ tiêu chuẩn định mức theo qui đinh
Thứ tư, Định kỳ tổ chức công tác tự kiểm tra, kiểm soát nội bộ nhằm kịp thời phát hiện sai sót xảy ra trong quá trình thực hiện
Tóm lại: Từ cơ sở lý luận về quản lý tài chính nội bộ tại các cơ quan HCNN được trình bày ở trên, có thể thấy, hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại các cơ quan HCNN là một yêu cầu bắt buộc và cần thiết nhằm đảm bảo xây dựng được cơ chế quản lý, sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn kinh phí NSNN tại các cơ quan này để từ đó thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao theo đúng đường lối, chính sách, chế độ của Nhà nước Quản lý tài chính hiệu quả sẽ góp phần đảm bảo duy trì hoạt động và tăng cường công tác quản lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước, tránh tình trạng lãng phí, thất thoát trong bố trí và sử dụng ngân sách, thực hiện công khai minh bạch NSNN
Trang 28CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC HẢI PHÒNG 2.1 Tổng quan về KBNN Hải Phòng
2.1.1 Khái quát về Kho bạc Nhà nước Hải Phòng
Lịch sử và quá trình phát triển của KBNN Hải Phòng:
Cùng với quá trình đổi mới của đất nước, Kho bạc Nhà nước (KBNN) ra đời là một dấu ấn hết sức quan trọng trong tiến trình đổi mới cơ chế quản lý tài chính nói riêng và quản lý kinh tế nói chung Ngày 21/3/1990, Bộ trưởng bộ Tài chính ra quyết định số 185 TC/QĐ/TCCB về việc thành lập hệ thống Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính trong đó Chi cục kho bạc Nhà nước Hải Phòng là đơn vị thành viên của Cục kho bạc Nhà nước Trung ương từ ngày 01/4/1990 Và nay là Kho bạc Nhà nước Hải Phòng
Qua 27 xây dựng và trưởng thành, đổi mới và phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước sự chỉ đạo của Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước, cấp ủy, chính quyền các cấp và sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan liên quan ở Trung ương và địa phương, băng sự phấn đấu lỗ lực không mệt mỏi của các thế hệ cán
bộ công chức Kho bạc Nhà nước Hải Phòng đã có những bước phát triển, nhanh, toàn diện và bền vững cùng với hệ thống KBNN góp phần vào sự nghiệp đổi mới và lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia thông qua những kết quả cụ thể trong việc tập trung nhanh, đầy đủ nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu của Chính phủ, thực hiện các chính sách xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng; Huy động một lượng vốn lớn cho đầu tư phát triển; Kế toán, thông tin Kho bạc Nhà nước đã đảm bảo cung cấp thông tin chính xác về tình hình thu chi ngân sách phục vụ sự chỉ đạo điều hành của các cơ quan trung ương và chính quyền địa phương, góp phần đắc lực vào việc nâng cao chất lượng quản lý, hiệu quả sử dụng ngân sách Nhà nước Những năm qua, KBNN Hải Phòng đã thể hiện tốt vai trò là một công cụ quản lý tài chính của Nhà nước,
Trang 29góp phần đắc lực phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố cũng như công cuộc đổi mới xây dựng và phát triển đất nước
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của KBNN Hải Phòng
Kho bạc Nhà nước được tổ chức thành hệ thống ngành dọc từ Trung ương đến địa phương Tại KBNN Hải Phòng được tổ chức từ tỉnh đến huyện theo đơn
vị hành chính của Thành phố, đảm bảo theo nguyên tắc tập trung, thống nhất, có
cơ cấu tổ chức như sau:
a) Cơ quan KBNN Hải Phòng: gồm 7 phòng nghiệp vụ
Trang 30Việc qui định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thực hiện theo Quyết định số1357/QĐ-BTC ngày 19/7/2017 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính
Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy của KBNN Hải Phòng
Về mô hình tổ chức của KBNN Hải Phòng được tổ chức theo Quyết định
số 1339/2015/QĐ/BTC của Bộ trưởng bộ Tài chính về việc qui định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN tỉnh
2.1.3 Chỉ tiêu biên chế của KBNN Hải Phòng
Chỉ tiêu biên chế lao động của Kho bạc Nhà nước Hải Phòng được KBNN
KHO BẠC NHÀ NƯỚC HẢI PHÒNG
Văn
Phòng
Phòng
Kế toán Nhà nước
Phòng Kiểm soát chi
Phòng
Tổ chức cán bộ
Phòng Thanh tra - Kiểm tra
Phòng Tài vụ
Phòng Tin học
Kho bạc Nhà nước quận, huyện
Trang 31giao tương đối ổn định qua các năm Kho bạc Nhà nước Hải Phòng từng bước tổ chức sắp xếp trên cơ sở xác định vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao theo đúng quy định của pháp luật Biên chế lao động của KBNN Hải Phòng diễn biến từ năm 2013 - 2017 thông qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.1 Chỉ tiêu biên chế lao động của KBNN Hải Phòng từ năm 2013 -
2.2 Quản lý và sử dụng kinh phí hoạt động tại KBNN Hải Phòng
2.2.1 Cơ sở pháp lý của công tác quản lý tài chính tại KBNN Hải Phòng
Quản lý tài chính trong hệ thống KBNN nói chung và quản lý tài chính tại KBNN Hải Phòng nói riêng có rất nhiều văn bản pháp luật được ban hành làm cơ
sở pháp lý để áp dụng cho hoạt động tài chính Trước tiên phải kể đến Luật NSNN, Luật Kế toán, Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí
Ngoài các văn bản chế độ định mức chung của Nhà nước về quản lý tài chính; chính phủ, Bộ Tài chính, KBNN, KBNN Hải Phòng đã ban hành Qui chế quản lý tài chính và Qui chế chi tiêu và một số định mức chi nội bộ tại KBNN Hải Phòng cụ thể:
Trang 32- Quyết định số 2345/QĐ-BTC ngày 11/7/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chớnh và cỏc văn bản hướng dẫn hiện hành của Nhà nước và Bộ Tài chớnh
- Quyết định số 101/2008/QĐ-TTg ngày 18/7/2008 của Thủ tướng Chớnh phủ về việc ban hành cơ chế quản lý tài chớnh và biờn chế đối với hệ thống KBNN
- Quyết định số 111/QĐ-BTC ngày 15/01/2009 của Bộ Trưởng Bộ Tài chớnh về việc ban hành Quy chế quản lý tài chớnh và biờn chế đối với cỏc đơn vị thuộc hệ thống KBNN
- Quyết định số 67/QĐ-KBNN ngày 21/01/2009 của Tổng Giỏm đốc KBNN về việc ban hành quy chế cụng khai, dõn chủ thực hiện cơ chế quản lý tài chớnh và biờn chế trong hệ thống KBNN
- Quyết định số 1297/QĐ-KBNN ngày 25/12/20013 của Tổng Giỏm đốc KBNN về việc ban hành Quy chế xếp loại lao động thỏng trong hệ thống KBNN
- Quyết định số 1295/QĐ-KBNN ngày 25/12/2013 của Tổng Giỏm đốc KBNN về việc ban hành Quy chế quản lý tài chớnh đối với cỏc đơn vị thuộc hệ thống KBNN
- Quyết định số 77/QĐ-KBNN ngày 25/01/2014 của Tổng Giỏm đốc KBNN về việc ban hành Quy chế chi tiờu và một số định mức chi nội bộ đối với cỏc đơn vị thuộc hệ thống KBNN
- Quyết định số 384/QĐ-KBHP ngày 31/12/2014 của Giỏm đốc KBNN Hải Phũng về việc ban hành Quy chế quản lý tài chớnh đối với KBNN Hải Phũng
- Quyết định số 385/QĐ-KBHP ngày 31/12/2014 của Giỏm đốc KBNN Hải Phũng về việc ban hành Quy chế chi tiờu và một số định mức chi nội bộ đối với KBNN Hải Phũng
2.2.2 Mụ hỡnh quản lý tài chớnh tại KBNN Hải Phũng
Trước đõy cụng tỏc quản lý tài chớnh tại KBNN Hải Phũng hoạt động theo
mụ hỡnh tổ chức bộ mỏy kế toỏn nội bộ phõn tỏn: KBNN tỉnh là đơn vị sự toỏn cấp 2 thuộc KBNN, KBNN quận huyện là đơn vị dự toỏn cấp 3 thuộc KBNN Hải Phũng Mụ hỡnh tổ chức bộ mỏy phõn tỏn cồng kềnh, việc lập, phõn bổ dự
Trang 33toán, điều chỉnh dự toán, lập báo cáo quyết toán, thẩm định xét duyệt quyết toán đều phải tuân thủ các nguyên tắc yêu cầu và các bước qui định về trình tự thủ tục
để đảm bảo đáp ứng yêu cầu quản lý mất nhiều nhân lực, đầu tư nhiều thời gian, chi phí dẫn đến lãng phí nguồn nhân lực và nguồn tài chính hiệu quả chưa cao
Từ ngày 01/01/2015 cùng với sự đổi mới cơ chế quản lý tài chính của hệ thống Kho bạc Nhà nước KBNN Hải Phòng hoạt động theo mô hình tổ chức bộ máy kế toán nội bộ tập trung KBNN Hải Phòng là đơn vị dự toán cấp 3, KBNN quận huyện là đơn vị dự toán phụ thuộc KBNN quận huyện làm nhiệm vụ thu nhận chứng từ ghi chép sổ sách phục vụ cho nhu cầu quản lý của đơn vị, lập báo cáo và chuyển chứng từ về KBNN Hải Phòng để kiểm tra kiểm soát, ghi sổ kế toán và thực hiện báo cáo định kỳ Việc lập, phân bổ dự toán, điều chỉnh dự toán, lập báo cáo quyết toán tập trung tại KBNN Hải Phòng nhanh, chính xác có khả năng cung cấp thông tin cho các cấp lãnh đạo KBNN Hải Phòng điều hành kịp thời, chính xác nguồn tài chính
2.2.3 Quản lý và sử dụng kinh phí hoạt động tại KBNN Hải Phòng
Bảng 2.2 Cơ cấu nguồn kinh phí hoạt động của KBNN Đơn vị: Triệu đồng
A Tổng nguồn kinh phí 53.681 56.545 68.892 67.177 72.113 63.681
I Nguồn kinh phí khoán 43.031 45.978 52.490 56.052 60.871 51.684
1 Nguồn NSNN 16.551 17.118 19.089 21.032 22.772 19.312
2 Nguồn thu sự nghiệp 26.480 28.860 33.401 35.020 38.099 32.972
II Nguồn kinh phí không khoán 10.650 10.567 16.402 11.125 11.242 11.997
1 Nguồn kinh phí XDCB 10.000 10.000 15.000 10.000 10.000 11.000
2 Nguồn kinh phí mua sắm sửa
chữa TSCĐ và đào tạo 450 567 902 825 942 737
3 Nguồn ngân sách địa phương
(Nguồn: Phòng Tài vụ - KBNN Hải Phòng)
Trang 34Từ bảng trên ta thấy, nguồn kinh phí thu sự nghiệp của KBNN Hải Phòng chiếm tỷ trọng lớn so với nguồn NSNN cấp Nguồn NSNN cấp chỉ đảm bảo trả lương cơ bản cho CBCC toàn hệ thống KBNN (hệ số 1) Đây chính là đặc điểm riêng, khác biệt của cơ chế tài chính hoạt động nội bộ của hệ thống KBNN nói chung và KBNN Hải Phòng nói riêng so với cơ chế tài chính của cơ quan hành chính Nhà nước
a) Nguồn kinh phí khoán bao gồm:
- Nguồn NSNN giao đảm bảo chi một lần tiền lương, tiền công, phụ cấp lương và các khoản đóng góp theo chế độ qui định trên cơ sở chỉ tiêu biên chế được KBNN giao
- Nguồn thu sự nghiệp để chi phí nghiệp vụ chuyên môn, phần tăng thu tiết kiệm chi ngoài trích lập các quỹ theo qui định còn lại chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ công chức tối đa 0,8 lần mức lương Mặc dù dự toán được giao hàng năm của KBNN Hải Phòng so với sàn lương tăng và số biên chế tăng đều giảm dần Nhưng KBNN Hải Phòng vẫn đảm bảo bảo số kinh phí tiết kiệm để chi bổ sung thu nhập cho cán bộ công chức tối đa 0,8 lần, do công tác quản lý tài chính luôn hiệu quả và tiết kiệm
b) Nguồn kinh phí không khoán bao gồm:
- Nguồn xây dựng cơ bản: Nguồn kinh phí này hàng năm chủ yếu để xây dựng trụ sở và sửa chữa lớn nhà cửa, vật kiến trúc Năm 2013 đến năm 2015 xây dựng trụ sở KBNN Hải Phòng, năm 2016 đến năm 2017 xây dựng trụ sở KBNN Dương Kinh
- Nguồn mua sắm sửa chữa tài sản và đào tạo KBNN cấp ngoài tài sản mua sắm tập trung tại KBNN, chủ yếu trang bị tài sản chuyên dùng như máy đếm tiền, máy soi tiền, máy hút ẩm kho tiền và hệ thống camera giám sát
- Nguồn địa phương hỗ trợ hàng năm phụ thuộc vào số thu lệ phí được trích lại cho các đơn vị phối hợp thu, nguồn kinh phí này dùng để chi phí nghiệp
vụ chuyên môn như : Công tác tuyên truyền, hội nghị khách hàng, mua sách báo
Trang 35nghiệp vụ chuyên môn
2.2.3.1 Nội dung phân cấp quản lý và sử dụng nguồn kinh phí tại KBNN Hải Phòng a) Quản lý chi thường xuyên tại cơ quan KBNN Hải Phòng (Tại KBNN tỉnh)
- Chi thanh toán cá nhân: Tiền lương; tiền công; phụ cấp lương; các khoản đóng góp (gồm: Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn), chi phụ cấp độc hại, dân quân tự vệ, phụ cấp cựu chiến binh, phụ cấp kho quỹ, văn thư lưu trữ, làm đêm thêm giờ, chi các khoản thanh toán cho cá nhân và các khoản chi khác theo chế độ Nhà nước quy định
Mức chi tiền lương, tiền công đối với công chức bình quân toàn hệ thống KBNN là 1,8 lần mức lương đối với cán bộ, công chức, viên chức do Nhà nước quy định (gồm lương ngạch, bậc, chức vụ và các loại phụ cấp, trừ phụ cấp làm đêm, thêm giờ) Việc phân phối tiền lương cho CBCC tại KBNN Hải Phòng được quy định cụ thể như sau:
+ Tiền lương theo chế độ Nhà nước quy định (1 lần lương) và các khoản đóng góp theo lương: thực hiện theo chế độ tiền lương hiện hành của Nhà nước + Tiền lương theo kết quả công việc (phần tiền lương 0,8 lần) được phân phối như sau:
* Mức 0,6 lần tiền lương: Hàng tháng, các đơn vị thực hiện chi cho cán bộ công chức với mức 0,6 lần tiền lương ngạch bậc, chức vụ, phụ cấp lương
* Phần còn lại của tiền lương theo kết quả công việc (mức tiền lương 0,8 lần trừ đi mức tiền lương 0,6 lần đã thanh toán cho công chức) trên cơ sở kết quả bình xét A, B, C của từng tháng Tiêu thức bình xét A, B, C thực hiện theo qui định của Tổng Giám đốc KBNN về việc ban hành Quy chế xếp loại lao động tháng và qui chế chi tiêu nội bộ được phân phối như sau:
L = Q – T (2.1) Trong đó: L là Kinh phí tiền lương theo kết quả công việc tháng được phân phối theo A, B, C
Q là Quỹ tiền lương tháng theo mức 0,8 lần
T là Số thực thanh toán tiền lương theo mức 0,6 lần
- Chi quản lý hành chính: Chi thanh toán dịch vụ công cộng; vật tư văn phòng; thông tin, tuyên truyền, liên lạc; hội nghị; công tác phí; sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên tài sản cố định và các khoản chi hành chính khác
- Chi hoạt động nghiệp vụ: Mua sắm vật tư, hàng hoá dùng cho chuyên môn nghiệp vụ; thiết bị an toàn kho quỹ, thiết bị kiểm đếm; ấn chỉ các loại; trang phục, bảo hộ lao động; các khoản chi nghiệp vụ kiểm đếm, đảo kho, điều
Trang 36chuyển, bảo vệ an toàn kho, tiền, vàng bạc, đá quý, ngoại tệ; bảo quản, lưu trữ tài liệu, chứng từ; các khoản nghiệp vụ khác
- Chi phối hợp tổ chức thực hiện nhiệm vụ, khen thưởng đối với các tổ chức cá nhân trong và ngoài hệ thống KBNN có thành tích đóng góp vào việc hoàn thành nhiệm vụ của KBNN Hải Phòng
- Các khoản chi có tính chất thường xuyên khác KBNN tỉnh thực hiện theo qui chế chi tiêu nội bộ, đồng thời hạch toán quyết toán chi tiêu toàn tỉnh
b) Quản lý chi không thường xuyên:
- Chi đầu tư xây dựng mới, sửa chữa lớn, cải tạo, mở rộng kho tàng, trụ sở làm việc và giao dịch của KBNN:
- Chi mua sắm các trang thiết bị chuyên dùng; sửa chữa lớn, mua sắm các tài sản phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ
- Chi duy trì, phát triển và hiện đại hoá ngành, công nghệ thông tin, nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho CBCC theo chương trình, kế hoạch
- Chi hỗ trợ công tác điều động, luân chuyển, biệt phát CBCC trong từ đất liền ra huyện đảo Cát Hải
- Các khoản chi đặc thù, phát sinh đột xuất khác
c) Quản lý chi thường xuyên tại KBNN trực thuộc:
+ Căn cứ vào dự toán giao hàng năm được Tổng giám đốc KBNN phê duyệt, KBNN Hải Phòng giao kinh phí cho KBNN huyện thực hiện gồm:
- Chi quản lý hành chính: Chi thanh toán dịch vụ công cộng; vật tư văn phòng; thông tin, tuyên truyền, liên lạc; hội nghị; công tác phí; chi thuê mướn; sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên tài sản cố định và các khoản chi hành chính khác tại KBNN huyện
- Chi hoạt động nghiệp vụ: Mua sắm vật tư, hàng hoá dùng cho chuyên môn nghiệp vụ; Vật tư văn phòng, công cụ dụng cụ, bảo hộ lao động, các khoản chi nghiệp vụ kiểm đếm, đảo kho, điều chuyển,các khoản nghiệp vụ khác
- Chi phối hợp tổ chức thực hiện nhiệm vụ, khen thưởng đối với các tổ chức cá nhân trong và ngoài hệ thống KBNN có thành tích đóng góp vào việc hoàn thành nhiệm vụ của KBNN huyện
- Chi khác (nếu có)
Trang 37Bảng 2.3: Tình hình sử dụng kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng
1 Chi thường xuyên 39.895 42.618 48.742 52.027 56.550 2.723 6,83 6.124 14,37 3.285 6,74 4.523 8,69
a Nhóm chi thanh toán cá nhân 33.651 35.758 41.362 44.314 48.307 2.107 6,26 5.604 15,67 2.952 7,14 3.993 9,01
Các khoản đóng góp theo lương 2.662 2.842 3.150 3.225 3.725 180 6,76 308 10,84 75 2,38 500 15,50 Chi bổ sung thu nhập 7.950 8.120 10.453 11.231 12.550 170 2,14 2.333 28,73 778 7,44 1.319 11,74 Bồi dưỡng độc hại, phép, thêm giờ, khác 9.150 10.520 11.820 12.051 12.985 1.370 14,97 1.300 12,36 231 1,95 934 7,75
b Nhóm chi quản lý hành chính 2.536 3.052 3.569 3.803 4.302 516 20,35 517 16,94 234 6,56 499 13,12
c Chi nghiệp vụ chuyên môn 2.758 2.865 2.905 2.965 2.985 107 3,88 40 1,40 60 2,07 20 0,67
2 Chi không thường xuyên 10.650 10.567 16.402 11.125 11.242 -83 -0,78 5.835 55,22 -5.277 -32,17 117 1,05
Chi sửa chữa lớn tài sản cố định 250 300 452 402 482 50 20,00 152 50,67 -50 -11,06 80 19,90
( Nguồn: Phòng Tài vụ - KBNN Hải Phòng )