1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tóm tắt latts tiếng việt quy hoạch phát triển trung tâm mới trong Đô thị Đa trung tâm vùng Đồng bằng sông hồng

27 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 1,13 MB

Nội dung

Từ đây cũng xuất hiện nhiều vấn đề về quy hoạch phát triển các TTM của đô thị như yếu tố kết nối giao thông với đô thị lõi, thiết lập cấu trúc không gian, khả năng tạo lập sức hấp dẫn, c

Trang 2

Người hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS Phạm Hùng Cường

Phản biện 1 : GS.TS.KTS Nguyễn Quốc Thông

vào hồi giờ ngày tháng năm

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện Quốc Gia và Thư viện Trường Đại học Xây dựng Hà Nội

Trang 3

Hội Kiến trúc sư Việt Nam, số 10.2021, 6, pp 48 - 53, 0866 -

8617

2 Trần Quý Dương, (2023) “Hành vi đi lại, tắc nghẽn giao

thông và hiệu quả kinh tế của mô hình cấu trúc đô thị đa trung

tâm”, Kỷ yếu hội thảo, Chi hội KTS trường Đại học Xây Dựng

Hà Nội, số 04.2023, 10, pp 166 - 175, 978 - 604 - 472 - 150

- 7

3 Trần Quý Dương, (2023) “Cơ sở thiết lập cấu trúc đa trung tâm các đô thị loại I khu vực đồng bằng sông Hồng”, Tạp chí Xây dựng, Bộ Xây dựng, số 09.2023, 8, pp 58 - 65, 2734 -

9888

Trang 4

Mở đầu

1 Lý do lựa chọn đề tài

Việc mở rộng và nâng cấp đô thị đã trở thành một xu thế phổ biến Sự thay đổi cả về quy mô dân cư, diện tích và tất yếu đó là sự thay đổi cấu trúc của đô thị Quá trình quy hoạch mở rộng, nâng cấp

đô thị giai đoạn vừa qua, nhiều đô thị đã hình thành cấu trúc đô thị ĐTT hoặc có xu hướng phát triển ĐTT Xuất phát từ các yếu tố lịch

sử và hiện trạng, việc phát triển dạng “đô thị nén” cải tạo trên cơ sở một TT hiện trạng khó mang tính khả thi, vì vậy đã hình thành các trung tâm mới (TTM) Các TTM này cũng là các cực phát triển, là động lực phát triển mới của đô thị

Do cơ sở lý luận hiện chưa đầy đủ và thấu đáo nên quá trình hình thành, phát triển các TTM còn chậm và yếu, chưa đúng như định hướng của đồ án QHC đô thị Các giải pháp quy hoạch chưa học hỏi được kinh nghiệm của thế giới, bối cảnh phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, đặc điểm ĐTH tại vùng ĐBSH, chính sách, thể chế hiện hành cũng là vấn đề đặc thù chưa được xử lý thấu đáo trong quá trình quy hoạch và quản lý phát triển Từ đây cũng xuất hiện nhiều vấn đề về quy hoạch phát triển các TTM của đô thị như yếu tố kết nối giao thông với đô thị lõi, thiết lập cấu trúc không gian, khả năng tạo lập sức hấp dẫn, các chính sách quản lý phát triển chưa được giải quyết thấu đáo Do vậy, việc nghiên cứu QHPT TTM trong đô thị

ĐTT với mục đích đảm bảo các định hướng quy hoạch được thực

hiện có hiệu quả, để TTM có sức hấp dẫn, trở thành cực phát triển

của đô thị hướng tới một mô hình phát triển bền vững là rất cần thiết

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: QHPT TTM trong đô thị ĐTT

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về không gian: Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu là các đô

Trang 5

thị loại I vùng ĐBSH và nghiên cứu áp dụng cho TP Hải Phòng + Về thời gian: Đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 + Phạm vi vấn đề: Giới hạn trong các nội dung của quy hoạch và phát triển đô thị, các khía cạnh của quy hoạch cấu trúc đô thị Tập trung vào vấn đề QHPT TTM trong đô thị ĐTT, lựa chọn vị trí và quan hệ kết nối với TT đô thị lõi, tạo cực phát triển và tạo tính hấp dẫn cho TTM

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thu thập thông tin và số liệu; phương pháp điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng; phương pháp kế thừa; phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp phân tích ma trận SWOT, sơ đồ hóa; phương pháp dự báo; phương pháp điều tra xã hội học; phương pháp mô hình hóa, phương pháp chuyên gia

5 Những đóng góp mới của luận án

(1) Đề xuất các nguyên tắc và giải pháp thiết lập kết nối giữa TTM

và TT đô thị lõi trong cấu trúc đô thị ĐTT

(2) Đề xuất các nguyên tắc và giải pháp QHPT TTM, trọng tâm vào những thành tố tạo cực phát triển, có mối liên hệ với cấu trúc chung của đô thị

(3) Đề xuất bộ tiêu chí đánh giá tính hấp dẫn của TTM trong đô thị ĐTT, đảm bảo tính hiệu quả, khả thi thực hiện của giải pháp quy hoạch

(4) Đề xuất chính sách quản lý phát triển TTM với vai trò là cực phát triển của đô thị

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Ý nghĩa khoa học của đề tài: Nhận diện các vấn đề còn yếu và

thiếu để bổ sung vào hệ thống lý luận phát triển đô thị ĐTT trong bối cảnh của Việt Nam, làm cơ sở để lựa chọn áp dụng mô hình đô thị ĐTT trong công tác quy hoạch; nghiên cứu, bổ sung cơ sở lý luận cho việc QHPT TTM trong đô thị ĐTT các đô thị loại I vùng ĐBSH,

từ đó làm cơ sở áp dụng cho các đô thị loại I ở Việt Nam

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Nhận diện, chỉ ra được những ưu

điểm và hạn chế, thành công và khó khăn của việc QHPT TTM trong

đô thị ĐTT các đô thị loại I vùng ĐBSH; đề xuất được các mô hình

và giải pháp QHPT TTM trong đô thị ĐTT cho một số TTM đặc thù; tiến hành nghiên cứu, vận dụng các nguyên tắc để đề xuất điều chỉnh

Trang 6

cấu trúc đô thị ĐTT cho TP Hải Phòng và giải pháp QHPT TTM điển hình An Dương

7 Các thuật ngữ, khái niệm

Luận án đã tổng hợp các khái niệm về “trung tâm đô thị” và

“cực” từ các tài liệu quốc tế và trong nước, từ đó đưa ra khái niệm

áp dụng của luận án

Đô thị ĐTT (Polycentric city): Là đô thị có nhiều TT trong đó

các TT có vai trò như một cực phát triển của đô thị Sơ đồ dưới thể hiện sự khác biệt giữa đô thị đơn TT, nhiều TT và ĐTT

Trung tâm mới (TTM): Là khu vực phát triển mới, tập trung đa

dạng các CTCC cấp đô thị như công trình hành chính, thương mai, dịch vụ, văn hóa có thể gồm các công trình của TT chuyên ngành,

nhà ở và công trình dịch vụ cấp đơn vị ở của đô thị TTM này có vai

trò như một cực phát triển của đô thị

A: Đô thị đơn TT B: Đô thị nhiều TT

C: Đô thị ĐTT

Hình 1.1 Sơ đồ so sánh cấu trúc đô thị

đơn TT, nhiều TT và ĐTT

Hình 1.2 Thành phần chức năng TTM

TTM có thể được hình thành mới hoàn toàn theo QHC đô thị hoặc từ TP, thị xã, thị trấn sau khi sáp nhập vào ranh giới hành chính trong quá trình mở rộng, nâng cấp đô thị

Hình 1.3 TTM trong đô thị loại I

8 Cấu trúc luận án

Trang 7

Luận án gồm 3 phần chính: Phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận - kiến nghị Trong đó phần nội dung nghiên cứu chính bao gồm 3 chương và có cấu trúc như sau:

- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu QHPT TTM trong đô thị ĐTT trên thế giới và ở Việt Nam

- Chương 2: Cơ sở khoa học thiết lập TTM trong đô thị ĐTT vùng ĐBSH

- Chương 3: Đề xuất QHPT TTM trong đô thị ĐTT vùng ĐBSH

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM MỚI TRONG ĐÔ THỊ ĐA TRUNG TÂM TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

1.1 Tổng quan quy hoạch phát triển trung tâm mới trong đô thị

đa trung tâm trên thế giới

1.1.1 Tổng quan về quy hoạch đô thị đa trung tâm một số đô thị trên thế giới

Cấu trúc đô thị ĐTT được sử dụng rộng khắp trên toàn thế giới, từ Châu Mỹ đến Châu Âu và Châu Á Tại mỗi khu vực mô hình phát triển

đô thị ĐTT được đề cập trên nhiều khía cạnh khác nhau: việc làm, dân

số, chính sách phát triển đô thị hay tính đặc thù của địa hình

1.1.2 Tổng quan về quy hoạch phát triển trung tâm mới trong đô thị

đa trung tâm trên thế giới

Các TTM hầu hết nằm trên các tuyến đường vành đai quanh đô thị lõi, trên các trục giao thông chính hay các hành lang kinh tế của đô thị TTM được QHPT tốt, đặc biệt là chính sách cân bằng nhà ở - việc làm tại mỗi TT đã đóng góp lớn vào việc giảm thời gian đi lại hàng ngày của lao động

1.1.3 Các nghiên cứu lý luận về quy hoạch phát triển trung tâm mới trong đô thị đa trung tâm trên thế giới

Các tài liệu nghiên cứu về QHPT TTM trong đô thị ĐTT trên thế giới bao gồm cả Châu Mỹ, Châu Âu, Châu Á đều đề cập trên nhiều lĩnh vực và chủ đề khác nhau Có các nhóm nội dung sau:

(1) Cơ sở hình thành cấu trúc đô thị ĐTT

(2) Khoảng cách, kết nối, tắc nghẽn, hành vi đi lại trong đô thị ĐTT (3) Yếu tố kinh tế - xã hội của mô hình đô thị ĐTT

(4) Tính hấp dẫn của trung tâm mới

(5) Chính sách quản lý, phát triển mô hình đô thị ĐTT

1.1.4 Tổng hợp chung về nghiên cứu quy hoạch phát triển trung

Trang 8

tâm mới trong đô thị đa trung tâm trên thế giới

Các tài liệu nghiên cứu cho thấy mô hình đô thị ĐTT được nghiên cứu trên nhiều cấp độ khác nhau:

a Đô thị cực lớn và các đô thị khác trong vùng hoặc quốc tế; b

Đô thị cực lớn và các đô thị vệ tinh, đô thị lân cận;

c Đô thị và các TT khác thuộc đô thị

Hình 1.24 Sơ đồ các dạng ĐTT

Đánh giá chung:

- Mô hình đô thị ĐTT bước đầu cho thấy tính tích cực của xu hướng, đặc biệt khẳng định vai trò quan trọng của các TTM có tính chất như một cực phát triển của đô thị

- Đã có một số kết quả nghiên cứu về hiệu quả kinh tế, đi lại, kết nối, việc làm, chính sách quản lý phát triển của cấu trúc đô thị ĐTT

- Chưa có nghiên cứu về việc tổ chức quản lý không gian kết nối giữa các TT cũng như những nghiên cứu sâu để đưa ra các nguyên tắc QHPT cho TTM với vai trò như một cực phát triển trong đô thị ĐTT

1.2 Tổng quan về quy hoạch phát triển trung tâm mới trong đô thị đa trung tâm ở Việt Nam

1.2.1 Bối cảnh hình thành và phát triển các đô thị quy hoạch theo hướng đa trung tâm ở Việt Nam

a Bối cảnh đô thị hóa và phát triển đô thị ở Việt Nam: Quá trình

ĐTH dẫn đến nhiều đô thị sẽ cải tạo, phát triển mở rộng về quy mô đất đai, dân số, đầu tư xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng kỹ thuật

và xã hội, ảnh hưởng đến sự thay đổi cấu trúc đô thị, làm xuất hiện các cực phát triển hay các TTM

ĐTT tại các đô thị loại I vùng ĐBSH: Các đô thị loại I vùng ĐBSH

đều có quy mô tăng trưởng kinh tế cao hơn bình quân cả nước Dân

cư hiện hữu có 2 nhóm đô thị (1) nhóm hình thành từ các đô thị công

Trang 9

nghiệp, du lịch, (2) nhóm phát triển ra các vùng có dân cư nông nghiệp xung quanh Cần đánh giá đầy đủ các yếu tố di sản, các di

tích lịch sử văn hóa để tránh mất bản sắc trong quá trình phát triển

thị: Bao gồm xu hướng đô thị hóa, cách mạng công nghệ 4.0 và phát

triển đô thị thông minh

1.2.2 Tổng quan về quy hoạch đô thị đa trung tâm các đô thị vùng ĐBSH

a Thực tiễn quy hoạch các đô thị vùng ĐBSH: Các đô thị vùng

ĐBSH đều có định hướng phát triển theo cấu trúc ĐTT, đa cực, đa

hướng hoặc đa vùng

b TP Hà Nội (đô thị đặc biệt): Cấu trúc đô thị chuyển từ "đơn

cực" sang "đa cực"

c Các đô thị loại I vùng ĐBSH

- TP Hải Phòng: Phát triển theo mô hình đô thị ĐTT (đô thị TT

và ĐTVT)

- TP Bắc Ninh: Định hướng theo mô hình đô thị ĐTT

- Thành phố Hạ Long: Phát triển mô hình đô thị đa cực/ ĐTT

- Thành phố Nam Định: Phát triển theo mô hình đa cực

- Thành phố Hải Dương: Chia thành 4 vùng phát triển

d Đặc điểm cấu trúc ĐTT của các đô thị loại I vùng ĐBSH

hỗn hợp (tổng hợp); TT du lịch, văn hóa; TT dựa trên các yếu tố phát

triển kinh tế; TTHC, giáo dục đào tạo, y tế

nhập vào đô thị); các khu vực TT hiện hữu; các TT mới hoàn toàn

1.2.3 Các nghiên cứu lý luận quy hoạch trung tâm mới trong đô thị đa trung tâm ở Việt Nam

Hiện nay rất ít và hầu như chưa có nhiều nghiên cứu, phân tích

về các vấn đề của cấu trúc đô thị ĐTT cũng như QHPT TTM 1.2.4 Tổng hợp chung về nghiên cứu quy hoạch phát triển trung tâm mới trong đô thị đa trung tâm vùng ĐBSH

Hiện chưa có tổng kết, đánh giá các nghiên cứu về đô thị ĐTT nói chung và các giải pháp QHPT TTM trong cấu trúc đô thị ĐTT nói riêng Do đó, chưa hình thành hệ thống lý luận tốt cho công tác quy hoạch và phát triển đô thị

1.3 Những vấn đề cần nghiên cứu

Trang 10

Nghiên cứu về cấu trúc đô thị ĐTT có nội hàm rộng, có thể có 2 phạm vi:

a Nghiên cứu toàn đô thị có cấu trúc ĐTT;

b Nghiên cứu TTM trong đô thị có cấu trúc ĐTT

Hình 1.36 Phạm vi nội hàm cấu trúc đô thị ĐTT

Trọng tâm là 4 vấn đề cần giải quyết:

(1) Ưu nhược điểm của mô hình đô thị ĐTT trong điều kiện kinh tế

xã hội ở Việt Nam Những bài học rút ra từ kinh nghiệm quốc tế

(3) Yếu tố tạo sức hấp dẫn cho TTM, phát huy ưu điểm của mô hình

đô thị ĐTT Từ đó đề xuất nguyên tắc tạo sức hút kinh tế, xã hội, không gian, sức hút khác và bộ tiêu chí để đánh giá tính hấp dẫn của TTM

(4) Chính sách quản lý để thúc đẩy hình thành có hiệu quả các TTM Bao gồm chính sách quản lý tổng thể đô thị ĐTT và chính sách, yêu cầu quản lý đảm bảo sự phát triển của TTM

Hình 1.37 Các vấn đề cần giải quyết của luận án

Trang 11

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM MỚI TRONG ĐÔ THỊ ĐA TRUNG TÂM VÙNG ĐBSH

2.1 Cơ sở lý luận quy hoạch phát triển trung tâm mới trong đô thị

đa trung tâm

2.1.1 Lý luận về quy hoạch phát triển đô thị đa trung tâm

Lý luận chung thiết lập cấu trúc đô thị; cơ sở thiết lập cấu trúc

đô thị; cơ sở hình thành cấu trúc đô thị; khoảng cách, kết nối, tắc nghẽn giao thông và hành vi đi lại

2.1.2 Lý luận về quy hoạch phát triển trung tâm mới trong đô thị đa trung tâm

a Cơ sở lựa chọn vị trí TTM: Căn cứ trên lý thuyết cơ sở đô thị, lý

thuyết vị trí TT đô thị

b Kết nối trung tâm mới với TT đô thị lõi:

- Trong bán kính 25km xung quanh các TT đô thị lõi là vành đai

tốt nhất để lựa chọn phát triển các TTM

- Các TTM nên nằm trong khoảng thời gian đi lại không quá 30

phút

c Quy mô trung tâm mới:

điểm dân cư

dân để đủ bố trí các công trình dịch vụ cấp 2; quy mô dân cư tại TT

đô thị lõi có thể coi là một ngưỡng về quy mô dân cư tối đa của các TTM

phần chức năng chính: (1) Đất CTCC dịch vụ (cả TT chuyên ngành

và TT dịch vụ dân cư); (2) đất ở; (3) đất cây xanh, mặt nước; (4) đất sản xuất; (5) đất giao thông, hạ tầng kỹ thuật

d Động lực hình thành phát triển TTM: Việc hình thành TTM là

kết quả của sự tương tác giữa các nhà phát triển BĐS và các nhà quy hoạch đô thị

e Cơ sở xã hội: Những hệ lụy về mặt xã hội học của xu thế dịch

chuyển ra vùng ngoại vi hay vùng biên đô thị, nhu cầu về nhà ở và dịch vụ của LĐ nhập cư sẽ góp phần vào việc thay đổi cấu trúc không gian đô thị, hình thành cấu trúc đô thị ĐTT

f Tính hấp dẫn của TTM: Thể hiện thông qua yếu tố việc làm; chất

Trang 12

lượng nhà ở, hạ tầng xã hội - dịch vụ và môi trường

g Chính sách quản lý, phát triển cấu trúc đô thị ĐTT: Giải pháp

quy hoạch tổng thể, chính sách quản lý, tái cấu trúc, quản trị đô thị ĐTT, phát triển mạng lưới GTCC, cân bằng việc làm - nhà ở tại TTM trong cấu trúc đô thị ĐTT có vai trò quan trọng trong hướng dẫn thành công

sự phát triển theo hướng cấu trúc đô thị ĐTT

2.1.3 Các yếu tố tác động đến quy hoạch phát triển đô thị đa trung tâm

a Tác động của địa hình, diện tích đất, GDP bình quân đầu người: Các đô thị phát triển, đô thị khu vực miền núi đều có xu

hướng theo mô hình đô thị ĐTT Đô thị có cảnh quan đa dạng hơn, diện tích đất lớn, GDP bình quân đầu người cao có xu hướng hình thành nhiều TT hơn

b Các mô hình phát triển: Cần xem xét các quan điểm, tiêu chí

của mô hình đô thị sinh thái, đô thị thông minh, đô thị nén hay lý luận phát triển đô thị theo các điểm trung chuyển GTCC

2.1.4 Các yếu tố tác động đến quy hoạch phát triển trung tâm mới trong đô thị đa trung tâm

a Yếu tố kinh tế: yếu tố kinh tế hay nói cách khác là quy luật thị

trường (sản xuất, vận chuyển và nhà ở) là một yếu tố quan trọng thúc

đẩy sự hình thành và phát triển của các TTM

b Sự phát triển của hệ thống giao thông công cộng: Khoảng cách

đi lại sẽ được tăng lên trong cùng khoảng thời gian cho phép Đây

là cơ sở quan trọng ảnh hưởng đến việc lựa chọn, tổ chức các TTM

trong đô thị ĐTT

2.2 Cơ sở thực tiễn quy hoạch phát triển trung tâm mới trong đô thị đa trung tâm

2.2.1 Thực tiễn quy hoạch phát triển đô thị đa trung tâm

a Cơ sở hình thành cấu trúc đô thị ĐTT các đô thị loại I vùng

ĐBSH: Các yếu tố điều kiện tự nhiên, địa hình như núi, sông, hồ,

vịnh, biển đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành TTM Cấu trúc đô thị ĐTT chỉ thực sự hình thành rõ nét đối với các đô thị loại

I - đô thị có quy mô dân số và diện tích lớn cũng như mức độ phát triển kinh tế cao

b Kết nối giữa các trung tâm: Khoảng cách giữa TTM và TT đô

thị lõi các đô thị loại I vùng ĐBSH trung bình từ 5 - 20km Cần khai thác tốt các đặc trưng tự nhiên để gìn giữ và khôi phục các hệ sinh thái

Trang 13

Lưu lượng đi lại con lắc giữa TTM với TT đô thị lõi khá ổn định; chủ yếu vẫn là xe máy và ô tô trong khi GTCC rất ít; thời gian đi lại đảm

bảo không quá 30 phút

2.2.2 Thực tiễn quy hoạch hoạch phát triển trung tâm mới trong đô thị đa trung tâm

a Quy mô và cấp độ của TTM: Dự báo dân số các TTM theo đồ

án QHC mới chỉ thể hiện trên các nội hàm gồm dân số hiện hữu, dân

số tăng tự nhiên và dân số cơ học Yếu tố dân số quy đổi từ các hoạt động kinh tế chỉ được đề cập chung trên quy mô tính toán toàn đô thị, do đó việc dự báo dân cư tại các TTM chưa được phù hợp Các TTM đều có định hướng phát triển thành TT dịch vụ cấp II trở lên, một số TT có xu hướng hình thành cấp TP trong TP

b Tính chất của trung tâm mới: TTM bao gồm: TT là thị xã, thị

trấn cũ, TT hình thành mới hoàn toàn, TT giáo dục đào tạo, y tế, TT dựa trên các yếu tố phát triển kinh tế, TT du lịch Sự thay đổi tính chất đô thị trong quá trình hình thành TTM có thể chia các nhóm:

Đô thị phát triển, điều chỉnh cấu trúc đi đôi với điều chỉnh tính chất

đô thị; đô thị phát triển điều chỉnh cấu trúc nhưng không thay đổi tính chất; đô thị phát triển điều chỉnh tính chất nhưng không thay đổi nhiều về cấu trúc

c Loại hình trung tâm mới:Bao gồm các loại hình: TTHC tập

trung; TT du lịch nghỉ dưỡng; TT du lịch tâm linh, du lịch văn hóa;

TT có tính chất tổng hợp; TT giáo dục, y tế, thể thao

d Sức hấp dẫn của TTM: Luận án thực hiện điều tra xã hội học

đối với các TTM đã hình thành rõ nét để đánh giá sức hấp dẫn của

TT trên các nội dung: Lý do yêu thích TTM, các yếu tố hấp dẫn của

TTM, các yếu tố để có thể đảm bảo cuộc sống tốt của TTM

Bao gồm: Hệ thống tiêu chí thành lập đô thị loại I, các bước hình

thành TTM, thời gian lập quy hoạch, việc điều chỉnh quy hoạch

2.3.3 Cơ sở pháp lý về quản lý phát triển đô thị

Ngày đăng: 20/12/2024, 23:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w