1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tóm tắt la tiếng việt quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng công trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị tại việt nam

27 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Liên quan đến QLNN về ĐTXD, hiện nay nội dung QLNN đã được tổng kết, đánh giá về mặt lý luận, thực tiễn và được pháp luật về xây dựng quy định, tuy nhiên đối với loại hình công trình xử

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI

Đặng Anh Tuấn

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT

ĐÔ THỊ TẠI VIỆT NAM

Ngành: Quản lý xây dựng Mã số: 9580302

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Hà Nội – Năm 2024

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Xây dựng Hà Nội

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Hồng Thái

Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Hồng Tiến

Phản biện 2: TS Lê Văn Cư

Phản biện 3: PGS.TS Nguyễn Hoàng Tùng

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Trường họp tại Trường Đại học Xây dựng Hà Nội

Vào giờ phút ngày tháng năm 2024

Có thể tìm đọc luận án tại Thư viện Quốc gia và Thư viện Trường Đại học Xây dựng Hà Nội

Trang 3

MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội (KT-XH) và quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay, nhu cầu về các công trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị (CTRSHĐT) ngày càng cao Tuy vậy, do sự chuyển đổi, phát triển nhanh chóng, các công trình này, khi vận hành, cũng đã bộc lộ những hạn chế nhất định Công tác quản lý nhà nước (QLNN) về đầu tư xây dựng (ĐTXD) công trình xử lý CTRSHĐT thời gian qua có sự giao thoa, chồng chéo giữa các cơ quan ở Trung ương và địa phương, chưa phù hợp với nguyên tắc một việc chỉ giao một cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm [33] Việc phân cấp và tổ chức bộ máy quản lý chất thải rắn (CTR) ở các cấp thiếu tính ổn định; công tác quy hoạch quản lý CTR chưa thực sự là phải đi trước một bước, thiếu sự phối hợp vùng miền khi lập đồ án quy hoạch xây dựng (QHXD) các công trình xử lý CTRSHĐT, thiếu sự ưu tiên trong triển khai thực hiện xây dựng theo quy hoạch Chính sách thu hút đầu tư vào các dự án ĐTXD công trình xử lý CTRSHĐT còn thiếu hấp dẫn,… nên việc ĐTXD theo quy hoạch chưa đạt mục tiêu như kỳ vọng

Nghiên cứu thực trạng nêu trên để tìm ra những giải pháp giúp cơ

quan nhà nước quản lý CTRSHĐT, quản lý ĐTXD công trình xử lý CTRSHĐT tốt hơn, hiệu quả hơn là thiết thực hiện nay Liên quan đến QLNN về ĐTXD, hiện nay nội dung QLNN đã được tổng kết, đánh giá về mặt lý luận, thực tiễn và được pháp luật về xây dựng quy định, tuy nhiên đối với loại hình công trình xử lý CTRSHĐT thì chưa được nghiên cứu chuyên sâu về một số nội dung như chủ thể trực tiếp quản lý và nhiệm vụ cụ thể của họ, lập và ưu tiên thực hiện đồ án QHXD, nguồn lực để ĐTXD công trình này,… Các vấn đề này có tính xuyên suốt, gắn kết với nhau, mà trong thực tiễn, đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế nhất định mang tính thời sự, đặt ra yêu cầu cấp thiết trọng tâm cần hoàn thiện để phát triển bền vững các công trình xử lý CTRSHĐT Mặt khác, hiện nay các nghiên cứu trong nước phần lớn tập trung nghiên cứu về quản lý CTRSHĐT ở các khâu phân loại, thu gom, vận chuyển hoặc công nghệ xử lý mà gần như bỏ ngỏ, không đề cập đến ĐTXD công trình xử lý CTRSHĐT, trong khi các nghiên cứu ngoài nước thì có những sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, KT-XH, khó được “phổ cập” và áp dụng ở điều kiện Việt Nam Nhận thức được thực trạng này, tác giả lựa chọn đề

tài luận án “Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng công trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị tại Việt Nam” với hy vọng đóng góp, bổ sung

thêm về mặt lý luận cũng như thực tiễn cho vấn đề này

Trang 4

2 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: đề xuất các giải pháp hoàn thiện QLNN về ĐTXD công trình xử lý CTRSHĐT

Mục tiêu nghiên cứu: - Nghiên cứu lý luận QLNN về ĐTXD nói chung và ĐTXD công

trình xử lý CTRSHĐT nói riêng, làm cơ sở đối chiếu và đánh giá thực

trạng công tác này hiện nay tại Việt Nam;

- Phân tích và đánh giá thực trạng QLNN về ĐTXD công trình xử lý CTRSHĐT ở Việt Nam, xác định những thành công và tồn tại, hạn

chế của công tác này hiện nay và nguyên nhân của chúng; - Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN từ Trung ương đến địa phương về ĐTXD công trình xử lý CTRSHĐT

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: QLNN về ĐTXD công trình xử lý CTRSHĐT

Phạm vi nghiên cứu: (i) Về nội dung: nghiên cứu QLNN về ĐTXD công trình xử lý CTRSHĐT với một số nội dung trọng tâm về phân cấp QLNN; công tác quy hoạch và triển khai thực hiện các dự án theo quy hoạch; thu hút và lựa chọn nhà đầu tư tham gia vào các dự án này

(ii) Về không gian: nghiên cứu QLNN về ĐTXD công trình xử lý CTRSHĐT tại các đô thị ở các địa phương trên phạm vi cả nước (iii) Về thời gian: thông tin, số liệu thứ cấp được thu thập là của giai đoạn từ năm 2010 đến 2023 và số liệu sơ cấp là do tác giả thực hiện điều tra, khảo sát trong giai đoạn thực hiện luận án

(iv) Về phạm vi áp dụng: các giải pháp được đề xuất trong luận án có giá trị áp dụng đến năm 2030, phù hợp với chủ trương của nhà nước được xác định trong Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 21/1/2022 [5]

4 Cơ sở khoa học của đề tài - Lý luận về QLNN nói chung và phân cấp QLNN nói riêng về ĐTXD; Lý luận về ĐTXD công trình xử lý CTRSHĐT;

- Lý luận về QHXD công trình xử lý CTRSHĐT; - Lý luận về thu hút vốn đầu tư cho các dự án ĐTXD từ các nguồn ngoài nước (như: FDI, ODA) và khu vực tư nhân trong nước;

- Lý luận về tuyển chọn nhà đầu tư tham gia ĐTXD công trình xử lý CTRSHĐT

5 Phương pháp nghiên cứu đề tài Với phương pháp luận của luận án là duy vật biện chứng và duy vật

lịch sử, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể, gồm: (i) Phương pháp thu thập tài liệu, nghiên cứu, phân tích và tổng hợp số

Trang 5

liệu; (ii) Phương pháp điều tra, khảo sát; (iii) Phương pháp dự báo; (iv)

Phương pháp phân tích định tính kết hợp với phương pháp định lượng 6 Những đóng góp mới của luận án

Về mặt lý luận:

Luận án đã bổ sung lý luận QLNN về ĐTXD công trình xử lý CTRSHĐT, như: (i) Những vấn đề chung, gồm đặc điểm của công trình xử lý CTRSHĐT, khái niệm, nội dung QLNN; các tiêu chí đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến QLNN; (ii) Những nội dung thuộc nội hàm QLNN gồm nguyên tắc phân cấp QLNN; triển khai thực hiện dự án ĐTXD theo quy hoạch; các nhân tố ảnh hưởng, rủi ro khi thu hút đầu tư cho dự án ĐTXD công trình xử lý CTRSHĐT và sơ tuyển nhà đầu tư theo phương thức PPP Về thực tiễn:

- Luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng và nhận diện những tồn tại và nguyên nhân của chúng trong QLNN về ĐTXD công trình xử lý CTRSHĐT và những xu hướng cần hoàn thiện để phát triển các công trình này

- Luận án đã đề xuất giải pháp hoàn thiện QLNN về ĐTXD công trình xử lý CTRSHĐT đến năm 2030, gồm: phân cấp QLNN về ĐTXD; hướng dẫn xác định thứ tự ưu tiên thực hiện dự án ĐTXD; thu hút các nguồn vốn FDI, ODA, vốn từ nhà đầu tư trong nước và sơ tuyển nhà đầu tư theo phương thức PPP

7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Ý nghĩa khoa học của đề tài: cùng với các đóng góp mới về lý luận

trên đây, sự tiếp cận mới, toàn diện, đầy đủ hơn về nội dung quản lý của nhà nước ở việc phân cấp quản lý và việc triển khai thực hiện dự án trong quy hoạch gắn với thu hút các nguồn lực và lựa chọn nhà đầu tư là những nội dung có thể tham khảo khi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, khi viết giáo trình, bài giảng có liên quan đến QLNN về ĐTXD công trình xử lý CTRSHĐT Mặt khác, luận án cũng mở ra những vấn đề, những hướng nghiên cứu mới, tiếp theo bổ sung cho lĩnh vực này Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: đề tài hoàn thành sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho cơ quan QLNN về ĐTXD, bảo vệ môi trường có cơ sở hoàn thiện các quy định pháp luật hiện hành về xây dựng công trình xử lý CTRSHĐT và hoạch định chiến lược dài hạn phát triển các công trình này hướng tới phát triển bền vững

8 Kết cấu của luận án Kết cấu luận án gồm phần mở đầu, 4 chương (Chương 1: 19 trang;

Chương 2: 34 trang; Chương 3: 42 trang; chương 4: 47 trang), kết luận, 52 bảng biểu, 09 hình vẽ, mục lục được trình bày trên 150 trang khổ giấy A4 không kể phần phụ lục

Trang 6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG

TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT ĐÔ THỊ 1.1 Tổng quan các nghiên cứu

Đề tài tập trung vào từng vấn đề then chốt, từ vấn đề chung đến cụ

thể, đó là: (i) QLNN và QLNN về ĐTXD, quản lý CTRSHĐT; (ii) QLNN về xử lý CTRSHĐT; (iii) QLNN về ĐTXD công trình xử lý CTRSHĐT

Tổng quan các nghiên cứu ở trong và ngoài nước theo từng nội

dung nói trên đã cho được kết quả như sau:

1.1.1 Các nghiên cứu trong nước

(1) Hầu hết các nghiên cứu về quản lý CTR đều coi trọng vấn đề thuộc giai đoạn vận hành công trình xử lý CTR mà ít đề cập đến quản lý và ĐTXD công trình xử lý CTR;

(2) Một số nghiên cứu về QLNN đã gợi mở vấn đề về “phân quyền quản lý” và “định hướng và kêu gọi đầu tư”;

(3) Nội dung QLNN về ĐTXD được đề cập theo các góc độ khác nhau, trong đó vấn đề “xây dựng theo quy hoạch” đã được gợi mở; (4) Về QLNN về ĐTXD công trình xử lý CTRSHĐT: một số nghiên cứu đã đề cập thông qua vấn đề quản lý công nghệ xử lý, quản lý QHXD và thu hút đầu tư đối với dự án ĐTXD công trình xử lý CTRSHĐT

1.1.2 Các nghiên cứu ở nước ngoài

(1) Nội dung QLNN được bao quát ở nhiều lĩnh vực, với nhiều cách tiếp cận nhưng vấn đề phân cấp QLNN ít được đề cập;

(2) Về quản lý CTRSHĐT, các nghiên cứu đề cập khá nhiều về giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, tuy vậy, về dịch vụ xử lý CTRSHĐT và ĐTXD công trình xử lý CTRSHĐT ít được quan tâm;

(3) Vấn đề QLNN về ĐTXD công trình xử lý CTRSHĐT nhìn chung được đề cập chưa nhiều và cũng chỉ đề cập một cách khái quát về công nghệ nên áp dụng, về cơ chế cần được thiết lập để thu hút đầu tư tư nhân

1.1.3 Tổng hợp, đánh giá chung về các nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án đã thực hiện ở trong và ngoài nước

Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu ở trong và ngoài nước, một số nội dung được đúc rút, đánh giá theo các nhóm sau:

(1) Đối với QLNN nói chung: các nghiên đã đề cập đến lý luận

QLNN như khái niệm, công cụ, nguyên tắc, phương pháp và nội dung

Trang 7

quản lý Riêng vấn đề phân quyền, phân cấp quản lý cũng đã được đề cập, gợi mở qua khái niệm, vai trò của phân cấp ([49], [80]);

(2) Đối với QLNN về ĐTXD: các nghiên cứu trong nước khá phong phú về lĩnh vực nghiên cứu và đều làm rõ về hình thức, phương thức, phương pháp và nội dung Riêng về nội dung QLNN, hầu như các nghiên cứu đều tập trung vào chức năng ban hành quy định pháp lý hoạt động ĐTXD và kiểm tra giám sát của nhà nước Ngoài ra, vấn đề triển khai dự án theo QHXD đã được gợi mở nhưng chưa đầy đủ

về luận cứ (3) Đối với quản lý, xử lý CTRSHĐT: có nhiều nghiên cứu đề cập

nhưng phần lớn tập trung về quản lý và công nghệ xử lý CTR Đáng chú ý có nghiên cứu trong nước [84] đã coi trọng công tác quy hoạch quản lý, xử lý CTR và đưa ra các tiêu chí đánh giá, lựa chọn

(4) Đối với QLNN về ĐTXD công trình xử lý CTRSHĐT: có ít nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm đến quản lý nói chung cũng

như QLNN nói riêng về ĐTXD công trình xử lý CTRSHĐT Các vấn đề trên đã tạo ra những khoảng trống nhất định trong QLNN về ĐTXD công trình xử lý CTRSHĐT

1.2 Khoảng trống nghiên cứu và nội dung nghiên cứu của đề tài

1.2.1 Khoảng trống trong các nghiên cứu

(1) Việc phân cấp QLNN về ĐTXD nói chung và ĐTXD công trình xử lý CTRSHĐT nói riêng chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng;

(2) Nội dung quy hoạch và triển khai ĐTXD theo quy hoạch đã được gợi mở nhưng chưa có đầy đủ luận cứ về các tiêu chí, phương pháp đánh giá;

(3) Vấn đề thu hút đầu tư phù hợp với các dự án ĐTXD công trình xử lý CTRSHĐT còn bỏ ngỏ

Các vấn đề nêu trên tạo thành chuỗi liên kết, xuyên suốt trong hoạt động QLNN về ĐTXD công trình xử lý CTRSHĐT và tạo ra khoảng trống nghiên cứu được tác giả lựa chọn nghiên cứu để giải quyết

1.2.2 Định hướng về nội dung nghiên cứu của đề tài

Luận án tập trung giải quyết các khoảng trống nghiên cứu: (1) Việc phân cấp của cơ quan nhà nước về quản lý CTR, CTRSHĐT ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt là phân cấp QLNN về ĐTXD công trình xử lý CTRSHĐT;

(2) Về quy hoạch, triển khai QHXD công trình xử lý CTRSHĐT: thực trạng và giải pháp tăng cường/ hoàn thiện công tác này, nhất là vấn đề ưu tiên trong “xây dựng theo quy hoạch” đối với công trình xử lý CTRSHĐT;

Trang 8

(3) Về thu hút đầu tư đối với dự án ĐTXD công trình xử lý CTRSHĐT: giải quyết vấn đề “nhà nước ban hành chính sách thu hút như thế nào để hấp dẫn các nhà đầu tư” và “nên lựa chọn nhà đầu tư như thế nào”

1.3 Khung logic nghiên cứu

Luận án được thực hiện theo khung lôgic nghiên cứu như sau (Hình 1.1)

Hình 1.1: Khung logic nghiên cứu

Trang 9

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN

SINH HOẠT ĐÔ THỊ 2.1 Cơ sở lý luận về đầu tư xây dựng công trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị

2.1.1 Khái niệm về chất thải rắn sinh hoạt đô thị CTRSHĐT là loại CTR phát sinh từ hoạt động sinh hoạt, kinh

doanh, dịch vụ, của con người trong khu vực đô thị và cần được chính

quyền đô thị tổ chức thu gom và xử lý theo quy định 2.1.2 Công trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị Công trình xử lý CTRSHĐT là các cơ sở vật chất bao gồm đất đai,

nhà xưởng, dây chuyền công nghệ, trang thiết bị và các hạng mục công trình phụ trợ được sử dụng cho hoạt động xử lý CTR

Công trình xử lý CTRSHĐT có những đặc điểm sau: - Công trình xử lý CTRSHĐT được quy hoạch, đặt ở ngoài phạm vi

xây dựng đô thị, đặc biệt là tránh các vùng thường xuyên bị ngập nước,

vùng caster, vùng có vết đứt gãy kiến tạo; - Công trình xử lý CTRSHĐT được đặt ở vị trí đảm bảo khoảng cách an toàn môi trường với khu dân cư;

- Công trình xử lý CTRSHĐT thường có thành phần kiến trúc xây

dựng đặc trưng của dây chuyền công nghệ xử lý chất thải; - Công trình xử lý CTRSHĐT được đầu tư mang tính chất của một dự án ĐTXD, tức là có các giai đoạn từ chuẩn bị, xây dựng đến vận

hành, khai thác và mang lại hiệu quả về KT-XH, môi trường; - Quy mô đầu tư, loại công nghệ xử lý CTRSHĐT sử dụng trong

công trình xử lý CTRSHĐT phụ thuộc vào loại đô thị, dự báo mức mở

rộng đô thị, địa hình vùng, khu vực đô thị; - Diện tích đất đai sử dụng để ĐTXD đồng bộ các hạng mục của công

trình xử lý CTRSHĐT bảo đảm các yêu cầu về môi trường thường lớn

hơn các dự án ĐTXD khác có cùng quy mô vốn đầu tư; - Lợi ích về kinh tế và hiệu quả tài chính khi ĐTXD công trình xử

lý CTRSHĐT không phải là hấp dẫn, khó đạt được lợi nhuận kỳ vọng của nhà đầu tư

2.1.3 Vốn đầu tư xây dựng công trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị

Các công trình xử lý CTRSHĐT là đối tượng được đầu tư từ nguồn vốn nhà nước và cũng không loại trừ các trường hợp được đầu tư từ các nguồn vốn khác khi khả năng cấp vốn nhà nước có hạn Tuy nhiên, dù

Trang 10

thuộc nhóm công trình hạ tầng kỹ thuật nhưng việc huy động đầu tư cho các công trình này gặp nhiều khó khăn, do những đặc điểm của chúng, trong đó đáng kể nhất là công trình có nhiều hình thái phức tạp, vị trí có thể được đặt ở phạm vi liên vùng/ tỉnh và lợi ích kinh tế - tài chính thiếu hấp dẫn

2.1.4 Quá trình đầu tư xây dựng công trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị

Về lý thuyết, quá trình ĐTXD công trình xử lý CTRSHĐT được thực hiện với trình tự như sau [177]:

- Lựa chọn địa điểm xây dựng phù hợp với quy hoạch; - Lựa chọn công nghệ xử lý;

- Chuẩn bị xây dựng (lập dự án, thiết kế xây dựng); - Xây dựng (thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị)

Các quá trình trên là nội dung của ba giai đoạn: (i) Giai đoạn chuẩn bị dự án; (ii) Giai đoạn thực hiện dự án; (iii) Giai đoạn kết thúc xây dựng [66]

2.2 Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng công trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị

2.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng công trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị

QLNN về ĐTXD công trình xử lý CTRSHĐT là hoạt động quản lý

của cơ quan nhà nước đối với các chủ thể tham gia ĐTXD công trình xử lý CTRSHĐT thông qua hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách,… phù hợp với chiến lược, quy hoạch đã được phê duyệt, đáp ứng được

các yêu cầu về KT-XH và môi trường 2.2.2 Mục đích quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng công trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị

- Bảo đảm các công trình xử lý CTRSHĐT được đầu tư theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt;

- Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về ĐTXD công trình xử lý CTRSHĐT và đảm bảo thực hiện nghiêm minh, bình đẳng; tạo điều kiện tốt nhất cho chủ đầu tư, nhà đầu tư thực hiện dự án;

- Bảo đảm quản lý, sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn lực xã hội cho hoạt động ĐTXD công trình xử lý CTRSHĐT; đảm bảo hài hòa lợi ích giữa nhà nước, nhà đầu tư và lợi ích cộng đồng;

- Bảo đảm việc ĐTXD công trình xử lý CTRSHĐT góp phần tích cực vào PTBV theo trụ cột môi trường và phát triển bền vững của quốc gia; - Hoạch định, xây dựng chiến lược để thúc đẩy, đầu tư phát triển các công trình xử lý CTRSHĐT hướng tới sự phát triển bền vững

Trang 11

2.2.3 Công cụ quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng công trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị

Cơ quan nhà nước sử dụng các công cụ sau ([49], [79]): - Hệ thống pháp luật; Các chiến lược, định hướng, quy hoạch, chương trình, kế hoạch;

- Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng; hệ thống định mức xây dựng; hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động ĐTXD;

- Bộ máy thực hiện các chức năng QLNN về ĐTXD; - Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; - Công cụ tài sản quốc gia: công sở; ngân sách nhà nước; dự trữ quốc gia; kết cấu hạ tầng; doanh nghiệp nhà nước; hệ thống thông tin nhà nước,

2.2.4 Nội dung quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng công trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị

Việc quy định nội dung QLNN về ĐTXD tại Luật Xây dựng thể

hiện theo các nhiệm vụ mà cơ quan QLNN phải thực hiện, tuy nhiên để thực hiện các nhiệm vụ này hiệu quả thì giao cho cơ quan nào thực hiện là phù hợp, tối ưu lại chưa được đề cập rõ ràng, tức là chưa xét đến nội

dung phân cấp QLNN trong các quy định này Ở khía cạnh khác, nếu xét theo chu trình quản lý gồm các khâu lập

“chiến lược”, “quy hoạch”, “thực hiện” và “thanh tra, kiểm tra” thì hai khâu giữa gắn kết chặt chẽ, hữu cơ với nhau và là hai khâu chính để hình thành công trình xây dựng Nếu như khâu “thực hiện” không đảm bảo về nguồn lực thì “quy hoạch” sẽ không thành công Chính vì vậy, QLNN phải quán triệt nhiệm vụ triển khai quy hoạch được phê duyệt và tổ chức thực hiện ĐTXD gắn liền với yếu tố đảm bảo về nguồn lực thực hiện Nếu đặt trong bối cảnh NSNN hạn chế cần thu hút đầu tư thì nhiệm vụ QLNN

phải thực hiện là “triển khai quy hoạch” gắn với “thu hút nguồn lực” Với tiếp cận như trên, QLNN về ĐTXD công trình xử lý CTRSHĐT

cần được xem xét, làm rõ thêm về chức năng tổ chức “ở việc phân cấp QLNN và ban hành cơ chế chính sách thu hút nguồn lực” cũng như chức

năng hoạch định “ở khía cạnh triển khai QHXD” (1) Việc phân cấp QLNN về ĐTXD công trình xử lý CTRSHĐT

được xem xét với khái niệm, nguyên tắc, các hình thức, các tiêu chí

đánh giá, nhân tố ảnh hưởng đến phân cấp (2) QHXD công trình xử lý CTRSHĐT được đề cập rõ về khái

niệm, phân loại quy hoạch và vị trí, ý nghĩa của QHXD công trình xử lý

CTRSHĐT trong các cấp độ quy hoạch

Trang 12

(3) Vấn đề thu hút các nguồn lực đầu tư tham gia ĐTXD công trình

xử lý CTRSHĐT được phân tích về sự cần thiết thu hút đầu tư, phân loại nguồn lực, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), thu hút vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), thu hút vốn từ khu vực tư nhân (vai trò, hợp tác công tư, sơ tuyển lựa chọn nhà đầu tư)

2.2.5 Tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng công trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị

Các tiêu đánh giá QLNN về ĐTXD công trình xử lý CTRSHĐT có thể phản ánh kết quả trả lời cho các câu hỏi như sau:

- Chiến lược, đồ án quy hoạch, kế hoạch có rõ ràng, nhất quán và đảm bảo tính khả thi không?

- Các quy định pháp lý và tiêu chuẩn, định mức được xây dựng, ban hành có đầy đủ và khả thi không đối với hoạt động ĐTXD?

- Tổ chức bộ máy và quá trình thực hiện cũng như kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện các đồ án quy hoạch, các dự án ĐTXD có toàn diện, đầy đủ, kịp thời không?

- Tổ chức huy động và sử dụng các nguồn lực cho các dự án ĐTXD ra sao? Có đầy đủ, tiết kiệm và hiệu quả không?

2.2.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng công trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị

(1) Nhân tố khách quan: - Điều kiện về địa lý, điều kiện tự nhiên; - Tốc độ đô thị hóa và sự gia tăng khối lượng CTRSHĐT; - Sự phát triển về KT-XH và khoa học, công nghệ; - Các chính sách đầu tư của nước ngoài và nhà đầu tư nước ngoài (2) Nhân tố chủ quan:

- Quyết tâm chính trị của nhà nước về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền;

- Tổ chức bộ máy QLNN và Nguồn lực của nhà nước (tài sản công, chi tiền lương, phúc lợi,…);

- Năng lực của cán bộ trong bộ máy QLNN; - Thủ tục hành chính;

- Hệ thống thông tin quản lý

Trang 13

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH

HOẠT ĐÔ THỊ TẠI VIỆT NAM 3.1 Sự phát triển đô thị và chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh ở nước ta giai đoạn từ năm 2010 đến 2023

Giai đoạn từ năm 2010 đến 2023 có sự dịch chuyển, gia tăng số

lượng và nâng cấp đô thị, nhất là từ đô thị loại V lên loại IV, dẫn đến dân số đô thị tăng nhanh, gây ra sự quá tải về hạ tầng kinh tế, hạ tầng

xã hội và vấn đề môi trường, đặc biệt phát sinh CTRSHĐT Giai đoạn

này, dân số đô thị tăng khoảng 1,27 lần, khối lượng CTRSHĐT tăng khoảng 1,63 lần Điều này cho thấy, dân số đô thị và khối lượng CTRSHĐT phát sinh có mối quan hệ tỷ lệ thuận, có xu hướng tăng

3.2 Tình hình đầu tư xây dựng công trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2023

Giai đoạn từ năm 2010 đến 2023, việc ĐTXD công trình xử lý CTRSHĐT có sự chuyển biến rõ rệt, thay đổi cả về quy mô, công nghệ xử lý và nguồn vốn được huy động để ĐTXD, nhất là tại các thành phố lớn Nguồn vốn thực hiện dự án ĐTXD công trình xử lý CTRSHĐT có sự thay đổi rõ rệt: nếu như năm 2010 nguồn vốn đầu tư cho các dự án này là 9.677 tỷ đồng, đến đầu năm 2023 tăng lên khoảng 2,08 lần tương đương với 20.156 tỷ đồng [81], [83]

Sự chuyển biến trong ĐTXD công trình xử lý CTRSHĐT đã góp phần tăng số lượng công trình đáp ứng yêu cầu về xử lý CTRSHĐT đạt tiêu chuẩn Với xu thế đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, nhiều đô thị được nâng cấp, dân số đô thị ngày càng gia tăng dẫn đến nhu cầu ĐTXD công trình CTRSHĐT ngày càng trở lên cấp thiết

3.3 Thực trạng phân cấp quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng công trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị

3.3.1 Quy định của pháp luật về phân cấp quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng công trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị

Sự phân cấp và thẩm quyền quản lý ở cấp Trung ương và cấp địa phương được quy định như sau [66], [68], [69], [70], [72], [74]…: - Các bộ, ngành liên quan có thẩm quyền trong ban hành cơ chế, chính sách để hướng dẫn địa phương ĐTXD công trình xử lý CTRSHĐT; - Địa phương thực hiện ĐTXD công trình xử lý CTRSHĐT trên địa bàn

3.3.2 Thực trạng thi hành quy định phân cấp quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng công trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị

Nhìn chung, Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 đã quy định cơ

Ngày đăng: 19/09/2024, 08:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w