Do đó, các hướng dẫn và chuẩn mực quản lý dự án QLDA ĐTXD có xu hướng nâng cao tầm quan trọng của việc quản lý dự án theo các mục tiêu, giai đoạn, vấn đề, nội dung riêng lẻ đ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI
Nguyễn Thị Thu Hằng
QUẢN LÝ TỔNG THỂ DỰ ÁN CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CHUYÊN NGÀNH VÀ
KHU VỰC TẠI VIỆT NAM
Ngành: Quản lý xây dựng Mã số: 9580302
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Hà Nội – Năm 2024
Trang 2Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Xây dựng Hà Nội
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Trường họp tại Trường Đại học Xây dựng Hà Nội
Vào hồi giờ phút ngày tháng năm
Có thể tìm đọc luận án tại Thư viện Quốc gia và Thư viện Trường Đại học Xây dựng Hà Nội
Trang 3MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài luận án
Tại Việt Nam, vốn đầu tư xây dựng (ĐTXD) cơ bản luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư của xã hội [101] Việc triển khai các dự án ĐTXD sử dụng vốn nhà nước (VNN) đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, thúc đẩy đạt các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, an sinh xã hội, thực hiện các nhiệm vụ chính trị, góp phần dẫn dắt và tạo động lực cho khu vực kinh tế ngoài nhà nước phát triển Tuy nhiên, thực tế triển khai các dự án ĐTXD sử dụng VNN của các Ban quản lý dự án ĐTXD chuyên ngành/khu vực (BQLDACV) cho thấy, bên cạnh các thành tựu đã đạt được, giai đoạn 2016-2021 vẫn có hàng nghìn dự án ĐTXD sử dụng VNN chậm tiến độ; hàng nghìn dự án phải điều chỉnh quyết định đầu tư và điều chỉnh dự án nhiều lần; nhiều dự án kết thúc đầu tư đưa vào hoạt động có vấn đề về kỹ thuật [66]
Lý luận và thực tế đã chỉ ra, dự án ĐTXD là một hệ thống phức tạp, bao gồm nhiều khía cạnh, nội dung, giai đoạn, có nhiều bên liên quan, phải đáp ứng nhiều mục tiêu vừa thống nhất vừa mâu thuẫn; một số lớn dự án còn có nhiều hạng mục, đáp ứng nhiều yêu cầu về công năng khác nhau, phục vụ nhiều nhóm đối tượng thụ hưởng khác nhau Do đó, các hướng dẫn và chuẩn mực quản lý dự án (QLDA) ĐTXD có xu hướng nâng cao tầm quan trọng của việc quản lý dự án theo các mục tiêu, giai đoạn, vấn đề, nội dung riêng lẻ để đảm bảo bao quát được chúng một cách đầy đủ Tuy nhiên việc quá chú trọng đến các vấn đề riêng lẻ này dẫn đến một thực tế là tính tổng thể trong QLDA đôi khi chưa được xem xét đúng tầm mức quan trọng, nhằm đưa dự án đạt được các mục tiêu trong mối quan hệ liên quan chặt chẽ với nhau Việc quản lý tổng thể (QLTTh) dự án nhằm xem xét, kết nối, phối hợp các nội dung thực hiện dự án, mục tiêu dự án, gói công việc, công việc, bên liên quan dự án trong mối liên hệ liên quan, ràng buộc, tác động qua lại Mỗi một thành phần trên đều chịu ảnh hưởng tác động khi có sự thay đổi của môi trường trong và ngoài dự án, dẫn tới thay đổi của bản thân thành phần đó, đồng thời sự thay đổi của mỗi thành phần lại tương tác thứ cấp gây biến động tới những thành phần khác của dự án Do đó bản chất QLTTh dự án còn được xem xét trong mối tương tác với môi trường trong và ngoài dự án
Từ cơ sở khoa học và thực tiễn này, hai giả thuyết nghiên cứu tổng quát đặt ra là: (i) tính tổng thể trong QLDA ĐTXD sử dụng VNN tại các BQLDACV còn chưa được chú trọng đúng mức, đây là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến các vấn đề nảy sinh trong các dự án hiện nay, (ii) cần có giải pháp QLTTh cho các dự án ĐTXD sử dụng VNN tại các BQLDACV để đảm bảo sự thành công của các dự án này
Do đó, việc triển khai nghiên cứu đề tài luận án “Quản lý tổng thể dự án
Trang 4của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành và khu vực tại Việt Nam” có ý nghĩa thực tiễn cao và mang tính cấp thiết góp phần giúp các
BQLDACV quản lý có hiệu quả các dự án mà Ban được giao
2 Mục đích, mục tiêu của luận án 2.1 Mục đích nghiên cứu của luận án
-Đề xuất giải pháp QLTTh các dự án ĐTXD sử dụng VNN do BQLDACV quản lý với vai trò chủ đầu tư
2.2 Mục tiêu nghiên cứu của luận án
- Tổng quan các nghiên cứu có liên quan tới QLTTh dự án ĐTXD sử dụng VNN của BQLDACV, phát hiện khoảng trống trong nghiên cứu;
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về dự án ĐTXD sử dụng VNN và QLDA ĐTXD sử dụng VNN Làm rõ và bổ sung cơ sở lý luận về QLTTh dự án ĐTXD sử dụng VNN của BQLDACV tại Việt Nam;
- Phân tích thực trạng các dự án ĐTXD sử dụng VNN nói chung và dự án tại một số BQLDACV Nhận diện các nhân tố QLTTh và khảo sát, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhóm nhân tố này tới thành công dự án Phân tích các nguyên nhân dẫn tới thực trạng vướng mắc tại một số BQLDACV theo các nhân tố QLTTh dự án
- Đề xuất giải pháp QLTTh dự án cho BQLDACV để góp phần đảm bảo thành công cho các dự án ĐTXD sử dụng VNN tại Việt Nam
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1 Đối tượng nghiên cứu của luận án
Luận án tập trung nghiên cứu hoạt động QLTTh dự án ĐTXD sử dụng VNN của BQLDACV với vai trò chủ đầu tư
3.2 Phạm vi nghiên cứu của luận án
- Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu QLTTh dự án ĐTXD sử dụng VNN do BQLDACV được giao làm chủ đầu tư/đại diện chủ đầu tư, trong giai đoạn thực hiện đến kết thúc xây dựng, bàn giao công trình
- Về không gian: Luận án nghiên cứu công tác QLDA ĐTXD công trình sử dụng VNN tại Việt Nam
- Về thời gian: Các dữ liệu, số liệu thứ cấp và sơ cấp phục vụ nghiên cứu được thu thập trong khoảng thời gian từ 2016-2023 Các đề xuất của luận án được dự kiến áp dụng trong khoảng 10 năm tiếp theo
4 Cơ sở khoa học của đề tài
Việc nghiên cứu đề tài luận án dựa trên các cơ sở khoa học sau đây: - Lý luận về dự án ĐTXD, dự án ĐTXD sử dụng VNN
- Lý luận về QLDA, QLDA ĐTXD sử dụng VNN - Lý luận về QLDA tích hợp
- Lý luận về QLDA nguyên lý quản lý chất lượng toàn diện
Trang 5- Lý luận về QLDA theo nguyên lý hệ thống
5 Cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu
Luận án sử dụng cách tiếp cận đi từ việc hình thành khái niệm lý thuyết về QLTTh dự án ĐTXD sau đó đề xuất các nội dung, giải pháp và công cụ để tăng cường QLTTh cho các dự án sử dụng VNN tại các BQLDACV hiện nay Cụ thể luận án triển khai theo 4 bước như sau:
2.1 Làm rõ cơ sở lý luận về dự án ĐTXD và dự án ĐTXD sử dụng VNN (trong đó trình bày bản chất tổng thể của dự án ĐTXD)
2.2 Làm rõ cơ sở lý luận về QLDA ĐTXD sử dụng VNN của BQLDA ĐTXD chuyên ngành/khu vực
2.3 Làm rõ cơ sở lý luận về QLTTh dự án ĐTXD sử dụng VNN của BQLDA ĐTXD chuyên ngành/khu vực
Bư c 2: Làm cơ sở uận về uản t ng th ự n đ u tư xây ựng
Bư c 3: Làm thực t ạng uản t ng th ự n đ u tư xây ựng s ụng vốn nhà nư c
của BQLDA ĐTXD chuyên ngành/khu vực
3.3 Thực trạng QLTTh dự án ĐTXD sử dụng VNN tại một số BQLDACV
Bư c 4: Đề xuất giải h p uản t ng th ự n đ u tư xây ựng s ụng vốn nhà nư c
cho c c Ban uản ự n đ u tư xây ựng chuyên ngành/khu vực
1.1 Xác định cơ sở dữ liệu nghiên cứu và một số khái niệm phục vụ nghiên cứu
1.2 Tổng quan các nghiên cứu theo những chủ đề có liên quan tới QLTTh
1.3 Xác định khoảng trống nghiên cứu và những vấn đề luận án dự kiến đi sâu nghiên cứu
Bư c 1: Nghiên cứu t ng quan c c tài i u, nghiên cứu c liên quan
3.4 Một số tồn tại trong QLTTh dự án ĐTXD sử dụng VNN tại các BQLDACV hiện nay
Hình 0.1 Cách tiếp cận và các bước tiến hành luận án (Nguồn: tác giả)
6 Phương h uận và hương h nghiên cứu 6.1 Phương h uận nghiên cứu
Luận án quán triệt phương pháp luận của phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử trong suốt quá trình nghiên cứu các vấn đề đặt ra của luận án Ngoài ra, luận án vận dụng tư duy hệ thống và phương pháp phân tích hệ thống để giải quyết các vấn đề nghiên cứu đặt ra
6.2 Phương h nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với nghiên cứu định lượng để giải quyết các vấn đề nghiên cứu đặt ra Các phương pháp nghiên cứu cụ thể sử dụng để đạt được từng mục tiêu nghiên cứu được NCS trình bày cụ thể tại mục 5.2, Phần mở đầu của Luận án
7 Những đ ng g m i của luận án
Trang 6Luận án đã có những đóng góp mới như sau: - Đã bổ sung và làm giàu cơ sở lý luận về QLTTh dự án ĐTXD: làm rõ được khái niệm, bản chất QLTTh dự án ĐTXD sử dụng VNN và các vấn đề lý luận liên quan (các yêu cầu, chức năng, các công cụ, kỹ thuật sử dụng); - Phân tích rõ thực chất, nội dung và các yêu cầu của QLTTh dự án ĐTXD sử dụng VNN của các BQLDACV tại Việt Nam;
- Làm rõ ảnh hưởng của các nhân tố QLTTh dự án đến thành công của dự án ĐTXD sử dụng VNN;
- Chỉ ra sự thiếu chuyên nghiệp về các mặt chức năng, kỹ thuật, công cụ thực hiện QLTTh dự án là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các tồn tại trong QLDA ĐTXD sử dụng VNN của BQLDACV;
- Đã đề xuất được 6 nhóm giải pháp để thực hiện QLTTh dự án ĐTXD sử dụng VNN tại các BQLDACV
8 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án - Về khoa học: Những kết quả nghiên cứu của luận án đã đóng góp cách
nhìn mới về mặt lý luận cho QLDA ĐTXD công trình sử dụng VNN của BQLDACV, có ý nghĩa quan trọng trong công tác hoạch định, tổ chức thực hiện và điều chỉnh cấp chiến lược nhằm đạt được mục tiêu của các dự án do BQLDACV làm CĐT Bên cạnh đó, luận án cũng có giá trị bổ sung kiến thức, là nguồn tham khảo trong lĩnh vực QLDA ĐTXD
- Về thực tiễn: Những phân tích đánh giá và giải pháp đề xuất là gợi ý tham khảo hữu ích cho các BQLDACV để QLTTh dự án ĐTXD sử dụng VNN nhằm nâng cao hiệu quả QLDA
9 Kết cấu của luận án
Kết cấu luận án gồm phần mở đầu, 4 chương (chương 1: 24 trang, chương 2: 44 trang, chương 3: 29 trang, chương 4: 38 trang), kết luận, 18 bảng biểu, 18 hình vẽ Toàn bộ nội dung được trình bày trên 148 trang khổ giấy A4 không kể phần danh mục các bài báo công bố kết quả nghiên cứu, tài liệu tham khảo và phụ lục (gồm 13 phụ lục)
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1 C c chủ đề chính iên uan đến uản t ng th c c ự n của Ban uản ự n đ u tư xây ựng chuyên ngành/khu vực
Những chủ đề chính có liên quan tới đề tài bao gồm: - Các vấn đề về nội dung QLDA ĐTXD sử dụng VNN theo quy định của nhà nước (quản lý chi phí, tiến độ, chất lượng, đấu thầu, )
- Các vấn đề về hoàn thiện công tác QLDA tại các BQLDA (cơ cấu tổ chức BQLDA, quy trình hoạt động, năng lực của BQLDA, …)
- Các vấn đề về quản lý tổng thể dự án đầu tư xây dựng
Trang 71.1.1 C c nghiên cứu về nội ung uản ự n đ u tư xây ựng s ụng vốn nhà nư c tại Vi t Nam
Tổng quan các nghiên cứu về nội dung QLDA ĐTXD sử dụng VNN cho thấy chưa có nghiên cứu nước ngoài về QLDA cho các dự án ĐTXD sử dụng VNN tại Việt Nam Các nghiên cứu trong nước chủ yếu đi sâu vào quản lý một số nội dung cụ thể trong các nội dung QLDA được pháp luật quy định, một số nghiên cứu đã tích hợp các nội dung chi phí, tiến độ, chất lượng
Có một vài nghiên cứu quản lý tích hợp một số mục tiêu về chi phí, tiến độ, chất lượng nhưng mới chỉ dừng ở phạm vi thi công xây dựng Chưa có nghiên cứu sâu về quản lý tích hợp các nội dung QLDA; điều phối, phối hợp xuyên suốt giai đoạn thực hiện dự án theo các chức năng của quản lý, các gói công việc của dự án; quản lý sự thay đổi, ra quyết định đánh đổi khi có biến động có xem xét trên quan điểm tổng thể
1.1.2 Các nghiên cứu hoàn thi n công t c uản ự n đ u tư xây ựng s ụng vốn nhà nư c của c c Ban uản ự n
Các giải pháp đưa ra có nhiều điểm tương đồng là hoàn thiện cơ cấu tổ chức, nâng cao năng lực cán bộ, nâng cao hiệu quả quản lý một số lĩnh vực hoạt động của BQLDA, được áp dụng cho các BQLDA cụ thể Chưa có nghiên cứu tiếp cận từ quan điểm hệ thống để xây dựng hệ thống quản lý có thể đảm bảo mục tiêu, chức năng và nhiệm vụ QLTTh dự án Các giải pháp nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý một số lĩnh vực hoạt động chưa đề cập đến năng lực điều phối, phối hợp các hoạt động QLDA và ra các quyết định trên quan điểm tổng thể nhằm đảm bảo tất cả các dự án do BQLDA phụ trách đều đạt được mục tiêu
1.1.3 C c nghiên cứu về uản t ng th ự n đ u tư xây ựng t ong và ngoài nư c
Các nghiên cứu trong nước về QLTTh còn rất hạn chế, nhất là đối với dự án ĐTXD sử dụng VNN Các nghiên cứu nước ngoài về QLTTh rất phong phú về phạm vi, nội dung, phương pháp, công cụ thực hiện, tương thích với kinh tế, xã hội, văn hóa, thể chế, công nghệ, tình hình kỹ thuật, môi trường và quy định pháp lý tại quốc gia đang được xem xét Về phạm vi, có nghiên cứu áp dụng QLTTh cho một dự án, cho danh mục dự án hoặc cho tổ chức quản lý nhiều dự án Chủ thể QLTTh thường là tư vấn QLDA hoặc người đứng đầu tổ chức có nhiều dự án ở vai trò chủ đầu tư Về nội dung, các nghiên cứu về QLTTh đều thống nhất bản chất hệ thống và tích hợp trong QLTTh nhưng mới tích hợp một số nội dung QLDA, hoặc tích hợp một số lĩnh vực hoạt động xây dựng nhằm điều phối, phối hợp xuyên suốt các giai đoạn, các hoạt động xây dựng, hoặc để xem xét quan điểm tổng thể khi đánh giá ra quyết định Chưa có nghiên cứu nước ngoài nào về QLTTh dự án đối với các dự án ĐTXD tại Việt Nam
1.2 Khoảng t ống nghiên cứu được t ng uan và những vấn đề uận n tậ
Trang 8t ung nghiên cứu 1.2.1 Khoảng trống nghiên cứu
Thông qua tổng quan và đánh giá các nghiên cứu có liên quan, NCS nhận thấy khoảng trống nghiên cứu về QLTTh dự án như sau:
(1) Cơ sở lý luận về QLTTh chưa có sự thống nhất, chưa có những nghiên cứu trực tiếp về QLTTh dự án ĐTXD của BQLDACV
(2) Chưa có nghiên cứu đề xuất nội dung QLTTh dự án ĐTXD sử dụng VNN của BQLDACV tại Việt Nam theo hướng quản lý tích hợp, đồng bộ các nội dung QLDA, điều phối, phối hợp xuyên suốt giai đoạn thực hiện dự án theo các chức năng của quản lý và các gói công việc của dự án trong đó chú trọng quản lý sự thay đổi, ra quyết định đánh đổi khi có sự biến động có xem xét trên quan điểm tổng thể, làm rõ mối quan hệ giữa QLTTh với các nội dung QLDA theo quy định hiện nay
(3) Chưa có nghiên cứu nhận diện các nhân tố QLTTh dự án ĐTXD sử dụng VNN và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này tới kết quả dự án ĐTXD sử dụng VNN tại các BQLDACV
(4) Chưa có nghiên cứu xác định thực trạng QLTTh dự án và nguyên nhân đã dẫn tới kết quả thực hiện dự án ĐTXD sử dụng VNN tại các BQLDACV
(5) Chưa có các giải pháp hữu hiệu để triển khai QLTTh dự án ĐTXD sử dụng VNN tại các BQLDACV
1.2.2 Những vấn đề uận n sẽ đi sâu nghiên cứu
Những vấn đề luận án dự định đi sâu nghiên cứu như sau: Thứ nhất, nghiên cứu cơ sở lý luận về dự án ĐTXD sử dụng VNN, làm rõ tính tổng thể là bản chất của dự án ĐTXD sử dụng VNN Làm rõ cơ sở khoa học về QLDA ĐTXD sử dụng VNN của BQLDACV
Thứ hai, hệ thống hóa cơ sở lý luận về QLTTh theo các cách tiếp cận khác nhau và hình thành khái niệm QLTTh dự án ĐTXD sử dụng VNN Làm rõ các yêu cầu của QLTTh dự án ĐTXD sử dụng VNN và các kỹ thuật, công cụ có thể sử dụng để QLTTh dự án
Thứ ba, nghiên cứu đề xuất các nhân tố của QLTTh ảnh hưởng tới thành công của dự án và đánh giá tác động của các nhân tố này tới kết quả thực hiện dự án ĐTXD sử dụng VNN Phân tích thực trạng QLTTh dự án và kết quả các dự án ĐTXD sử dụng VNN tại BQLDACV Chỉ ra các nguyên nhân ảnh hưởng tới kết quả dự án theo các nhóm nhân tố QLTTh dự án
Thứ tư, đề xuất các giải pháp QLTTh dự án ĐTXD sử dụng VNN cho BQLDACV tại Việt Nam
Trang 9CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TỔNG THỂ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CHUYÊN NGÀNH/KHU VỰC
2.1.Cơ sở lý luận về ự n đ u tư xây ựng s ụng vốn nhà nư c
2.1.1 Kh i ni m và hân oại ự n đ u tư xây ựng
Luận án sử dụng khái niệm “dự án đầu tư xây dựng” được định nghĩa tại Luật Xây dựng (2014)
Tại Việt Nam, để phục vụ quản lý của nhà nước trong ĐTXD, dự án ĐTXD được phân loại theo các tiêu chí sau: theo công năng phục vụ và tính chất chuyên ngành của công trình; theo nguồn vốn sử dụng và hình thức đầu tư; theo quy mô và mức độ quan trọng
2.1.2 Dự n đ u tư xây ựng s ụng vốn nhà nư c
Thuật ngữ dự án ĐTXD sử dụng VNN được sử dụng trong phạm vi này là các dự án sau: Dự án có sử dụng vốn đầu tư công (không theo phương thức PPP); Dự án sử dụng VNN ngoài đầu tư công; Dự án sử dụng nguồn vốn hỗn hợp nhà nước ngoài đầu tư công và vốn khác trong đó VNN ngoài đầu tư công chiếm trên 30% hoặc có giá trị lớn hơn 500 tỷ trong tổng mức đầu tư
2.1.3 Mục tiêu của ự n đ u tư xây ựng s ụng vốn nhà nư c
Mục tiêu của dự án được xem xét trong luận án nhằm thỏa mãn vấn đề tiết kiệm chi phí, đảm bảo tiến độ, chất lượng, an toàn lao động và tuân thủ pháp lý trong quá trình ĐTXD
2.1.4 T ình tự đ u tư xây ựng của ự n đ u tư xây ựng s ụng vốn nhà nư c tại Vi t Nam và hương thức thực hi n ự n theo c c hình thức hân chia g i th u
Trình tự thông thường thực hiện dự án ĐTXD sử dụng VNN tại Việt Nam gồm 3 giai đoạn: chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng [11], [14]
Phương thức thực hiện dự án ĐTXD sử dụng VNN được thể hiện trong quyết định đầu tư và kế hoạch đấu thầu tổng thể Luật Đấu thầu cũng có quy định về các gói thầu riêng lẻ và gói thầu hỗn hợp Các phương thức thực hiện dự án này thông qua gói thầu hỗn hợp mức độ tích hợp các công việc cao hơn phương thức giao thầu từng gói thầu trực tiếp
2.1.5 Bản chất t ng th của ự n đ u tư xây ựng s ụng vốn nhà nư c
Bản chất tổng thể của dự án ĐTXD sử dụng VNN thể hiện qua một số khía cạnh chính sau đây:
Trang 10Nhiều mục tiêu có mối quan hệ tương hỗ, cần tích hợp
Nhiều công trình hạng mục công trình,
nhiều chuyên môn cần phối hợp, kết hợp
Bản chất t ng th của ự n đ u tư xây ựng
Nhiều bên liên quan có lợi ích ảnh
hưởng qua lạiNhiều gói công
việc có mối liên quan chặt chẽ
Các mục tiêu, gói công việc, bên liên quan, nội dung công việc có liên hệ ràng buộc, tác động qua lại với nhau và cùng chịu tác động
của môi trường trong, ngoài dự án
Hình 2.1 Bản chất tổng thể của dự án ĐTXD sử dụng VNN (Nguồn: tác giả)
QLDA ĐTXD sử dụng VNN thường vấp phải một đặc điểm mang tính phổ biến đó là vốn, tài sản đưa vào đầu tư thuộc sở hữu toàn dân mà nhà nước làm đại diện Đặc điểm này có thể dẫn đến vấn đề chủ thể QLDA có thể không hết sức mình thực hiện quản lý một cách tổng thể để làm lợi nhất cho dự án trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, việc quy định áp dụng QLTTh dự án ĐTXD cũng có chức năng làm giảm thiểu tác hại của lãng phí và thất thoát tài sản, vốn nhà nước ở dự án
2.2 Cơ sở uận về uản ự n đ u tư xây ựng s ụng vốn nhà nư c của Ban uản ự n đ u tư xây ựng chuyên ngành/khu vực
2.2.1 Kh i ni m về uản và uản ự n đ u tư xây ựng s ụng vốn nhà nư c
Luận án tiếp cận khái niệm quản lý chủ yếu theo quá trình Theo cách tiếp cận này, quản lý là một quá trình liên tục các chức năng hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát và điều chỉnh các công việc và nguồn lực nhằm đạt tới mục đích của tổ chức một cách hiệu quả
Dựa trên quan điểm về quản lý cũng như các quan điểm QLDA được chấp thuận và ứng dụng rộng rãi, có thể hiểu QLDA là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát các công việc, quá trình phát triển của dự án thông qua áp dụng các kiến thức, kỹ năng, công cụ và kỹ thuật vào các hoạt động của dự án để tạo nên sản phẩm của dự án đáp ứng quy định, yêu cầu đã đặt ra QLDA được thực hiện thông qua việc áp dụng một cách phù hợp và tổng thể các quy trình QLDA
Khái niệm QLDA nói trên được áp dụng cho các dự án ĐTXD sử dụng VNN Tuy nhiên, dự án ĐTXD sử dụng VNN cần được xem xét theo các giai đoạn của quá trình ĐTXD và các hoạt động trong lĩnh vực xây dựng được quy định theo pháp luật
2.2.2 Mục tiêu của quản lý dự n đ u tư xây ựng s ụng vốn nhà nư c
2.2.2.1 Mục tiêu chung của quản lý dự án đầu tư xây dựng
Tổng hợp và phân tích các nghiên cứu về mục tiêu dự án và mục tiêu QLDA, NCS nhận thấy mặc dù xu hướng QLDA đã mở rộng sang những mối quan tâm khác thì mục tiêu chi phí, tiến độ, chất lượng, an toàn lao động vẫn là những mục tiêu hàng đầu của QLDA
Trang 112.2.2.2 Mục tiêu quản lý dự án đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước
Trên cơ sở khoa học của các nghiên cứu trong và ngoài nước, cơ sở thực tiễn và pháp lý đối với các dự án ĐTXD sử dụng VNN, luận án xác định mục tiêu chính của QLDA ĐTXD là hoàn thành ĐTXD công trình đảm bảo yêu cầu về chi phí, tiến độ, chất lượng, an toàn lao động và tuân thủ pháp lý
2.2.2.3 Quản lý sự thay đổi và vấn đề đánh đổi mục tiêu đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước
Quản lý sự thay đổi là việc xem xét tất cả các yêu cầu thay đổi được đề xuất, đánh giá và phê duyệt các thay đổi và cập nhật nội dung thay đổi của công việc, kết quả đầu ra công việc vào các tài liệu, kế hoạch, các bộ phận chức năng có liên quan Trong QLTTh dự án, việc nhận biết những sự việc, những vấn đề cần phải xử lý, điều chỉnh thường bộc lộ ở các thời điểm đánh giá ban đầu thực hiện dự án, hoặc tại các thời điểm rà soát theo chu kỳ lập kế hoạch tiến độ tác nghiệp QLDA hàng tháng, qua giám sát thi công và điều độ sản xuất hàng tuần, hàng ngày, qua nhận biết điều chỉnh ở các thời điểm kiểm tra, đánh giá giữa kỳ (thường là hàng quý hoặc kết thúc từng giai đoạn thực hiện dự án)
Dự án ĐTXD có tính đa mục tiêu, do đó xuyên suốt các giai đoạn của dự án luôn phải xem xét xác định các mục tiêu ưu tiên và cân đối các mục tiêu trong bài toán tổng thể Các mục tiêu này không độc lập với nhau mà có mối quan hệ ràng buộc qua lại, khi muốn gia tăng chỉ tiêu này thường phải giảm bớt mức độ chỉ tiêu khác Thuật ngữ “đánh đổi mục tiêu” (trade off) trong phạm vi luận án được hiểu là do mối quan hệ ràng buộc tổng thể của dự án nên khi có sự biến động lớn dẫn tới ảnh hưởng một mục tiêu quan trọng thì phải điều chỉnh mức độ cần đạt được của các tiêu chí mục tiêu khác để có được sự hài hòa, hiệu quả chung của dự án hoặc đạt được mục tiêu ưu tiên của dự án
2.2.3 Chức năng, nhi m vụ, uyền hạn, cơ cấu t chức của Ban uản ự n đ u tư xây ựng chuyên ngành/khu vực
2.2.3.1 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành/khu vực
- Thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư - Thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự án
Các BQLDACV có thể thực hiện cả chức năng làm CĐT và chức năng QLDA, tuy nhiên phải quy định rõ các quyền, trách nhiệm giữa bộ phận thực hiện chức năng CĐT và bộ phận thực hiện nghiệp vụ QLDA phù hợp với quy định của pháp luật về xây dựng và quy định của pháp luật khác có liên quan
2.2.3.2 Cơ cấu tổ chức và nhân sự của các Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành/khu vực
Trang 12Mô hình cơ cấu tổ chức BQLDACV có thể áp dụng bao gồm cơ cấu tổ chức theo chức năng hoặc cơ cấu tổ chức theo ma trận hoặc vận dụng các mô hình khác nếu xét thấy phù hợp để thực hiện QLDA ĐTXD Để lựa chọn cơ cấu tổ chức dự án phù hợp, BQLDACV phải xem xét mức độ sẵn có của nguồn lực và đặc điểm của dự án
2.2.3.3 Phân cấp ra quyết định và quản lý trong quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước
- Cấp/Người có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư - Cấp/Người quyết định đầu tư
- Giám đốc Ban quản lý dự án - Giám đốc quản lý dự án - Trưởng các phòng ban chức năng của BQLDACV
2.3 Cơ sở uận về uản t ng th ự n đ u tư xây ựng s ụng vốn nhà nư c của Ban uản ự n
2.3.1 Sự c n thiết uản t ng th ự n đ u tư xây ựng s ụng vốn nhà nư c
Bản thân dự án ĐTXD đã chứa đựng tính tổng thể cao như đã nêu ra tại
mục 2.1.5, do vậy hoạt động QLDA cũng cần đảm bảo tính tổng thể, quản lý đầy đủ, chặt chẽ từ các nhiệm vụ, công việc riêng lẻ theo giai đoạn, theo nội dung và mục tiêu cần đạt được dưới góc độ từng bên tham gia, đồng thời đòi hỏi BQLDA phải quản lý tích hợp chiểu theo các tiêu chí, chỉ tiêu đã đặt ra cho toàn dự án Các nghiên cứu và thực hành tại nước ngoài rất chú trọng tới QLTTh dự án Tại Việt Nam, với dự án ĐTXD sử dụng VNN, những người QLDA cũng thấu hiểu và cố gắng triển khai QLDA một cách toàn diện nhất trong khả năng có thể Tuy nhiên do đặc điểm của dự án ĐTXD sử dụng VNN bị quy định trình tự thực hiện chặt chẽ, nên nếu không có cơ sở khoa học và pháp lý rõ ràng về QLTTh dự án thì người QLDA ít có động lực triển khai thực hiện nhiệm vụ này
2.3.2 C ch tiế cận cơ sở uận và thực tiễn t ong uản t ng th ự n đ u tư xây ựng
- Tiếp cận lý thuyết hệ thống trong QLTTh dự án ĐTXD - Tiếp cận mô hình quản lý chất lượng toàn diện
- Tiếp cận trên nền tảng quản lý tích hợp các lĩnh vực kiến thức QLDA - Tiếp cận các quy định pháp lý trong QLDA ĐTXD theo định hướng QLTTh dự án
Từ các cách tiếp cận về QLTTh dự án nêu trên, NCS nhận ra một số điểm chung về QLTTh dự án như sau:
- QLTTh dự án phải có tính chất hệ thống, quản lý cho tất cả các lĩnh vực của dự án, đảm bảo sự phối hợp, điều phối hợp lý trong toàn bộ dự án QLTTh
Trang 13dự án là một quá trình có chủ ý trong việc phát triển cấu trúc quản trị, làm cho việc quản lý dự án trở nên có hệ thống hơn
- QLTTh là lĩnh vực quản lý ở mức độ tổng hợp, kết hợp các kết quả trong các nội dung khác của dự án và có cái nhìn toàn bộ về dự án
- QLTTh dự án tiếp cận theo quá trình, ứng dụng các nguyên tắc quản lý chất lượng toàn diện
- QLTTh dự án đòi hỏi xây dựng sự hợp tác chặt chẽ và trao đổi thông tin và liên kết giữa các nhân sự tham gia dự án Trao đổi thông tin và hợp tác phải được phát triển thành tiêu chuẩn trong tổ chức Đối với tổ chức QLDA, yếu tố con người, quá trình và công nghệ là những động lực chính trong thực hiện QLTTh dự án
Trong phạm vi luận án, các cách tiếp cận trên đều được xem xét áp dụng phù hợp nhằm triển khai QLTTh dự án ĐTXD sử dụng VNN
2.3.3 Kh i ni m và một số yêu c u của uản t ng th ự n đối v i c c ự n đ u tư xây ựng s ụng vốn nhà nư c
2.3.3.1 Khái niệm quản lý tổng thể dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước
“Quản lý tổng thể dự án là một nội dung QLDA, một mặt thực hiện song hành với các nội dung QLDA theo quy định của nhà nước, có nội dung thiết lập, quản lý các kết nối và phối hợp một cách đồng bộ các nội dung QLDA còn lại, mặt khác quán triệt quản lý xuyên suốt các giai đoạn, theo các chức năng của quản lý (lập kế hoạch, tổ chức, điều hành và kiểm soát) nhằm điều phối khăng khít, hài hòa các luồng công việc, cân bằng các lợi ích và nguồn lực dự án, lợi ích các bên liên quan nhằm đạt được các mục tiêu mang tính toàn cục với các yêu cầu ràng buộc về tiến độ, chi phí, chất lượng, đảm bảo an toàn lao động và tuân thủ các quy định pháp luật với dự án.”
2.3.3.2 Một số yêu cầu trong quản lý tổng thể dự án đầu tư xây dựng đối với Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành/khu vực
- Đầu tiên, để thực hiện QLTTh dự án yêu cầu người QLDA phải thực sự hiểu rõ, hiểu sâu sắc dự án về mục đích đầu tư, tính chất và đặc điểm dự án, nguồn lực đầu tư, phương thức thực hiện và những yêu cầu liên quan khác một cách toàn diện và tích hợp
- Thứ hai, kế hoạch quản lý tổng thể dự án là một kế hoạch động, được tổng hợp và khớp nối toàn diện từ các kế hoạch thành phần
- Thứ ba, QLTTh dự án ĐTXD theo nhiệm vụ của BQLDACV đòi hỏi thiết lập cơ cấu tổ chức các phòng ban chuyên môn, hệ thống phân công, phân cấp phù hợp đối tượng, quy mô các dự án cần quản lý Nhân sự được tuyển dụng cần đáp ứng theo yêu cầu về nghiệp vụ chuyên môn của từng lĩnh vực
- Thứ tư, QLTTh dự án ĐTXD đòi hỏi phải ban hành hệ thống quy trình,