Tthcm Ý nghĩa sự kiện ngày bác hồ ra Đi tìm Đường cứu nước 05 06 1911 Đối với sinh viên hiện nay sự kiện bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước có tính truyền cảm hứng cho sinh viên phải luôn luôn nỗ lực phấn đấu và không được thỏa mãn
Trang 1CHÀO MỪNG THẦY VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI BÀI
THUYẾT TRÌNH
Trang 2Ý nghĩa sự kiện ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước
05-06-1911 đối với sinh viên hiện nay?
Sự kiện ra đi tìm đường cứu nước 5/6/1911 của Bác đã truyền ý chí cảm hứng, khát vọng mãnh liệt cho sinh viên hiện nay , giúp cho sinh viện Việt Nam rút ra được nhiều bài học quý báu trong cuộc sống , trong học tập , trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc
Trang 3Câu hỏi:Ý nghĩa sự kiện ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu
nước 05-06-1911 đối với sinh viên hiện nay?
Ảnh:
Bến Nhà Rồng - nơi Bác
Hồ bắt đầu
hành trình tìm đường cứu nước
Ảnh tư liệu
Trang 4• Trước hết, sự kiện bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước có tính truyền cảm hứng
cho sinh viên
Sinh viên cần tiếp tục tìm nhiều cách thức để xây dựng và phát triển đất
nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp, sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ hằng mong đợi từ khi mới thành lập nước Ngày nay, nước ta đang thực hiện công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng và nằm trong tiến trình thực hiện quá độ lên chủ nghĩa xã hội Công cuộc đó, sự nghiệp đó chưa có tiền lệ, chưa sẵn có mô hình để đi theo mà gần như là phải dò dẫm
Trang 5• Trước hết, sự kiện bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước có tính truyền cảm hứng
cho sinh viên
=> Do đó, trong mỗi hoàn cảnh, mỗi điều kiện sinh viên phải có sự vận
dụng linh hoạt, sáng tạo để có thể đạt được kết quả tốt nhất Đối với cá nhân mỗi sinh viên ,trên cơ sở công dân được làm những gì pháp luật không cấm thì có thể tìm tòi những phương thức làm, những mô hình khởi nghiệp mới sao cho đem lại lợi ích thiết thực cho bản thân, cho cộng đồng và cho xã hội
Trang 6• Thứ hai, mạnh dạn tìm ra những lối đi mới chứ không bước trên lối mòn cũ.
Bác Hồ đã không đi Nhật như cụ Phan Bội Châu, không đi Trung Quốc như cụ Nguyễn Thượng Hiền, không giống như cụ Phan Chu Trinh, không bạo động theo đường lối dân chủ như cụ Hoàng Hoa Thám… Bởi Người nhìn thấy các mặt tích cực nhưng cũng nhận ra nhiều điểm hạn chế của các lối đi Và vì vậy, Người tìm một lối đi mới mà bấy giờ chưa ai nghĩ đến, đó là sang Pháp “xem nước Pháp và các nước khác Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta”; Người còn sang nhiều nước tư bản và các nước thuộc địa khác
=>Ngày nay, học tập tinh thần đó, mỗi sinh viên phải thực sự chủ động và sáng tạo trong các hoạt động của mình, từ trong học tập, hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý xã hội… cho đến việc hoạch định đường lối phát triển đất
nước
Trang 7• Thứ ba, luôn học tập các trào lưu, các tiến bộ của nhân loại nhưng phải
dựa trên năng lực của bản thân là chủ yếu.
Là người đi khắp các châu lục, tiếp thu nhiều luồng tư tưởng cả cũ và
mới lúc bấy giờ, Hồ Chí Minh đã học tập những tinh hoa của các luồng
tư tưởng đó Người xác định con đường cách mạng là theo chủ nghĩa Mác - Lênin nhưng cũng vận dụng học thuyết “tam dân” của Tôn Trung Sơn, từng chủ trương áp dụng chính sách kinh tế mới của Lênin, thực hiện tinh thần bác ái của các tôn giáo lớn… Người cũng đã nhận được
sự giúp đỡ nhiều mặt của nhiều người, nhiều nước nhưng sau cùng,
Người vẫn chủ trương “lấy sức ta mà giải phóng cho ta”
Trang 8=>Ngày nay, trong thế giới phẳng, có rất nhiều trào lưu mới, ta có thể học những cái tinh hoa và phù hợp của từng trào lưu đó nhưng không phụ
thuộc, không được dựa dẫm vào người khác, vào nước khác Đặc biệt, mỗi
cá nhân đặc biệt là sinh viên hiện nay cần độc lập, tự chủ trong việc xây dựng cuộc sống và mưu cầu hạnh phúc của riêng mình, tránh chờ đợi,
trông cậy vào người khác
Trang 10• Thứ tư, phải luôn luôn nỗ lực, phấn đấu và không được thỏa mãn.
Cả quá trình tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh cũng như suốt cuộc đời cách mạng của Người, Người đã không ngừng nỗ lực, phấn đấu Đó là một tấm gương sáng cho tất cả chúng ta trong bối cảnh hiện nay
=> Từng cá nhân hay một tổ chức, một doanh nghiệp, thậm chí một đất nước, nếu muốn thành công thì bản thân hay các thành viên của tổ chức, đất nước ấy phải nỗ lực, đoàn kết và không ngừng phấn đấu Không chỉ vậy, trong bối cảnh toàn cầu hóa, nếu bản thân mỗi sinh viên không phát triển thì sẽ sớm bị tụt hậu và bị lệ
thuộc.
Trang 11• Thứ năm , bài học về nghị lực và rèn luyện ý chí quyết tâm, bản lĩnh, nỗ lực, phấn
đấu không ngừng và không được tự mãn cho mỗi sinh viên
Cả quá trình tìm đường cứu nước của Bác Hồ cũng như suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người là tấm gương sáng ngời về nghị lực, ý chí vươn lên, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, không ngừng nỗ lực, phấn đấu, rèn luyện
=> Sinh viên ngày nay phải luôn có ý thức tự rèn thái độ sống đúng đắn, ý chí, nghị lực vươn lên, vượt khó sáng tạo Bối cảnh hiện nay đòi hỏi mỗi sinh viên phải luôn làm giàu cho bản thân tri thức, sức khỏe, kỹ năng, phải luôn có khát vọng vươn tới những tầm cao mới
Trang 12• Thứ sáu , bài học về tinh thần tự học, học tập suốt đời.
Tấm gương tự học, học tập suốt đời của Bác đã để lại nhiều bài học và những chỉ dẫn quý báu, trong đó có những nội dung rất cơ bản mà chúng ta cần học tập và noi theo
Mỗi sinh viên ngày nay phải không ngừng tự học tập, tự rèn luyện để nâng cao trình độ hiểu biết về mọi mặt và coi tự học là nhu cầu, thói quen, hành vi hằng ngày, là một tiêu chuẩn, một giá trị tự thân cần đạt
Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, đòi hỏi mỗi sinh viên phải tự nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ, năng lực số để chủ động tham gia, nắm bắt và tận dụng tối đa cơ hội của chuyển đổi số, hình thành những công dân toàn cầu, tạo nền tảng vững chắc cho những bước phát triển nhảy vọt của đất nước.
Trang 13Cảm ơn thầy và
các bạn đã
lắng nghe