1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quan điểm chính sách về vấn đề tôn giáo của đảng và nhà nước ta hiện nay liên hệ đến trách nhiệm của sinh viên hiện nay

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Đó làbài học để Đảng và Nhà nước ta quan tâm và làm thật tốt công tác tôn giáo.Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Quan điểm, chính sách về vấn đề tôn giáocủa Đảng và Nhà Nước ta hiện

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG

HIỆN NAY

HỌC PHẦN: 2021MILI270209 - Công tác quốc phòng và anninh

TP HỒ CHÍ MINH – 20/09/2021

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG

HIỆN NAY

HỌC PHẦN: 2021MILI270209 - Công tác quốc phòng và anninh

TP HỒ CHÍ MINH – 20/09/2021LỜI CẢM ƠN

Trang 3

Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn nhà Trường Đại học Sư phạm Thànhphố Hồ Chí Minh đã đưa môn học Công tác quốc phòng và an ninh này vào chươngtrình giảng dạy Xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến giảng viên bộ môn – Thầy Bùi QuangTuyến đã giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gianhọc tập vừa qua Trong thời gian tham gia khóa học của thầy, em đã tiếp thu đượcnhiều kiến thức bổ ích và tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc Đây là kiến thức vôcùng quý giá, là hành trang để em vững bước sau này.

Công tác quốc phòng và an nin là một môn học thú vị, rất bổ ích và thiết thực.Tuy nhiên, do vốn kiến thức và khả năng tiếp thu thực tế còn hạn chế nên còn nhiều bỡngỡ Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng bài viết sẽ không tránh khỏi những sai sót vànhiều điểm chưa chính xác, mong thầy xem xét và góp ý để bài viết của em được hoànthiện hơn.

Em xin trân trọng cảm ơn.

Trang 4

6 Phương pháp nghiên cứu: 2

7 Cấu trúc của đề tài: 2

NỘI DUNG 3

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÔN GIÁO 3

1.1 Khái quát về tôn giáo 3

1.1.1 Khái niệm tôn giáo 3

1.1.2 Cần phải phân biệt tôn giáo với mê tín dị đoan 3

1.2 Nguồn gốc của tôn giáo 3

1.3 Tình hình tôn giáo trên thế giới và tình hình tôn giáo ở Việt Nam 4

1.4 Quan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta hiện nay 5

CHƯƠNG 2: ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG ĐỊCH LỢI DỤNG VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO CHỐNG PHÁ CÁCH MẠNG VIỆT NAM 8

2.1 Âm mưu lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch 8

2.2 Phương thức lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch 8

2.3 Giải pháp đấu tranh phòng, chống sự lợi dụng vấn đề tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch 9

2.4 Trách nhiệm sinh viên trong thực hiện quan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà Nước 11

Trang 5

KẾT LUẬN 12

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài:

Tôn giáo đang là một trong những vấn đề quan trọng mà từ trước đến nay, Đảngvà Nhà nước ta luôn luôn dành một sự quan tâm đặc biệt Nước ta với đặc điểm là mộtnước có nhiều dân tộc sinh sống, chính vì đặc điểm này, vấn đề tôn giáo cũng trở nênphức tạp và nhạy cảm hơn Hơn nữa, vấn đề tôn giáo lại mang tính quốc tế Bởi vậymà đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải thực hiện vấn đề một cách khéo léo Sinh thời, Chủtịch Hồ Chí Minh đã rất coi trọng vấn đề tôn giáo Người đã coi đoàn kết tôn giáo làmột trong những vấn đề quan trọng nằm trong chiến lược đại đoàn kết dân tộc Ngườiđã từng nói: "Toàn thể đồng bào ta, không chia Lương giáo, đoàn kết chặt chẽ, quyếtlòng kháng chiến để giữ gìn non sông, Tổ quốc, và cũng để giữ gìn tín ngưỡng tự do" Trong thời đại ngày nay, việc chủ nghĩa đế quốc đang đẩy nhanh, đẩy mạnh"Diễn biến hòa bình" thì việc quan tâm, giải quyết vấn đề tôn giáo trở nên vô cùng cầnthiết Để đánh đổ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu, trước đây, trong âm mưucủa mình, chủ nghĩa đế quốc đã sử dụng rất hiệu quả vũ khí tôn giáo để chia rẽ cácnước xã hội chủ nghĩa rồi tiến đến làm sụp đổ cả hệ thống xã hội chủ nghĩa ở ĐôngÂu Chính vì vậy, để giữ vững chủ nghĩa xã hội, chúng ta không được lơ là mất cảnhgiác đối với thủ đoạn này của chủ nghĩa đế quốc Ngày nay, xung đột sắc tộc và xungđột tôn giáo đang là những điểm nóng của thế giới hiện đại Nhiều quốc gia đã lâm vàokhủng hoảng chính trị- xã hội triền miên dẫn đến không thể phát triển được đất nướcmà vẫn chưa thể thoát khỏi tình trạng đó vì đã không làm tốt công tác tôn giáo Đó làbài học để Đảng và Nhà nước ta quan tâm và làm thật tốt công tác tôn giáo.

Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Quan điểm, chính sách về vấn đề tôn giáocủa Đảng và Nhà Nước ta hiện nay – liên hệ đến trách nhiệm của sinh viên hiện nay”nhằm góp chút sức lực nhỏ bé của bản thân vào công cuộc bảo vệ đất nước.

1 Mục đích nghiên cứu:

Khai thác những quan điểm quan điểm, chính sách về vấn đề tôn giáo của Đảngvà Nhà Nước ta hiện nay.

2 Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Khái quát những vấn đề chung về tôn giáo tại Việt Nam, chọn lựa tư liệu hìnhảnh phù hợp với nội dung.

- Điều tra tình hình tôn giáo ở Việt Nam và chính sách tôn giáo của Đảng,Nhà nước ta hiện nay.

- Đề xuất các giải pháp đấu tranh phòng, chống sự lợi dụng vấn đề dân tộc, tôngiáo chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch

- Liên hệ đến trách nhiệm của sinh viên1

Trang 7

3 Khách thể nghiên cứu:

Tư liệu

4 Đối tượng nghiên cứu

Tôn giáo và các quan điểm, chính sách liên quan đến tôn giáo.

5 Phạm vi nghiên cứu

Các tôn giáo trên đất nước Việt Nam.

6 Phương pháp nghiên cứu:

- Nghiên cứu lý thuyết - Quan sát thực tiễn- Phân tích, tổng hợp- Đưa ra giải pháp thiết thực- Kết luận

7 Cấu trúc của đề tài:

Đề tài gồm: Mở đầu, 2 chương, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo.

2

Trang 8

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÔN GIÁO

1.1 Khái quát về tôn giáo

1.1.1 Khái niệm tôn giáo

Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản ánh hiện thực khách quan, phù hợpvới huyền thoại và ảo tưởng, phù hợp với tâm lý và hành vi của con người.

Tôn giáo là một hiện tượng xã hội ra đời từ rất sớm trong lịch sử loài người vàthịnh hành ở hầu hết các xã hội loài người trong suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm.Nhìn chung, bất kỳ tôn giáo nào, với hình thức phát triển hoàn chỉnh, cũng bao gồm: ýthức tôn giáo (thể hiện ở nơi linh thiêng và tín ngưỡng tương ứng) và hệ thống tổ chứctín ngưỡng, tôn giáo với các hoạt động nghi lễ của nó.

Trong đời sống xã hội, tôn giáo là một cộng đồng xã hội, bao gồm các yếu tố:hệ thống tôn giáo tín lý, nghi lễ tôn giáo, tổ chức tôn giáo với đội ngũ tăng lữ, tín đồ,cơ sở vật chất phục vụ hoạt động tôn giáo

1.1.2 Cần phải phân biệt tôn giáo với mê tín dị đoan

Mê tín là hiện tượng cuồng tín (ý thức, hành vi) mà con người đã đến mức thiếuhiểu biết, vi phạm đạo đức, nếp sống văn hóa cộng đồng, gây hậu quả trực tiếp đến đờisống, vật chất, cá nhân và cộng đồng xã hội.

Đó là một hiện tượng xã hội tiêu cực cần phải kiên quyết loại bỏ để có đời sốngtinh thần và xã hội lành mạnh.

1.2 Nguồn gốc của tôn giáo

Trong lịch sử xã hội loài người, tôn giáo xuất hiện từ rất sớm Tôn giáo cónguồn gốc từ nhiều nguồn gốc khác nhau, nhưng chủ yếu là từ các nguồn gốc kinh tế -xã hội, nhận thức và tâm

- Nguồn gốc kinh tế - xã hội: Trong xã hội nguyên thủy, do trình độ sản xuấtthấp, con người cảm thấy yếu đuối, phụ thuộc và bất lực trước thiên nhiên Vì vậy, họquy sức mạnh siêu nhiên cho tự nhiên, và họ tin rằng tự nhiên có quyền lực, sức mạnhto lớn và quyết định sự sống, và họ phải tôn thờ Trong trường hợp có sự đối khánggiai cấp trong xã hội, thì sự áp bức, bóc lột và bất công đối với nhân dân lao động lànguyên nhân sâu xa của tôn giáo Hiện nay loài người chưa làm chủ hoàn toàn về tựnhiên và xã hội, các giai cấp, dân tộc, xung đột tôn giáo, thiên tai, dịch bệnh vẫn còntiếp diễn nên tôn giáo vẫn có cội nguồn để tồn tại.

- Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo: Tôn giáo bắt nguồn từ sự nhận thức còn

hạn chế, mơ hồ về tự nhiên, xã hội có liên quan đến đời sống, số phận của con người.Con người đã gán cho nó những sức mạnh siêu nhiên, tạo ra các biểu tượng tôn giáo.

3

Trang 9

Mặt khác, trong quá trình của nhận thức, con người có thể nảy sinh những yếu tố suydiễn, tưởng tượng xa lạ với hiện thực khách quan.

- Nguồn gốc tâm lí của tôn giáo: Từ cảm xúc, tâm trạng lo âu, lo sợ, chán nãn,

tuyệt vọng đã dẫn con người đến sự khuất phục, không làm chủ được bản thân là cơ sởtâm lí để hình thành tôn giáo Mặt khác, lòng biết ơn, sự tôn kính đối với những ngườicó công khai phá tự nhiên và chống lại các thế lực áp bức trong tình cảm, tâm lí conngười cũng là cơ sở để tôn giáo nảy sinh.

- Tính chất của tôn giáo: Tôn giáo có ba tính chất: tính lịch sử, tính quần chúng,

tính chính trị.

+ Tính lịch sử của tôn giáo: Tôn giáo xuất hiện, tồn tại và biến đổi phản ánh vàphụ thuộc vào sự vận động, phát triển của tồn tại xã hội Nếu con người có thể làm chủhoàn toàn tự nhiên, xã hội và tư duy thì tôn giáo sẽ mất đi.

+ Tính quần chúng của tôn giáo: Tôn giáo phản ánh khát vọng của những ngườibị áp bức về một xã hội hòa bình, tự do và công đẳng Tôn giáo đã trở thành đứa continh thần, là niềm tin, lối sống của một bộ phận dân cư Hiện nay, một bộ phận trongxã hội tin theo các tôn giáo.

+ Tính chính trị của tôn giáo: Bắt đầu xuất hiện khi xã hội đã phân chia giaicấp Giai cấp thống trị lợi dụng tôn giáo làm công cụ để thống trị, bóc lột, áp bức vàmê hoặc nhân dân nói chung và giai cấp bị trị nói riêng Những cuộc chiến tranh tôngiáo đã và đang xảy ra nhưng thực chất vẫn là xuất phát từ lợi ích của những giai cấpxã hội khác nhau lợi dụng tôn giáo để thực hiện mục tiêu chính trị của riêng mình

1.3 Tình hình tôn giáo trên thế giới và tình hình tôn giáo ở ViệtNam

- Tình hình tôn giáo trên thế giới:

Theo thống kê hiện nay, toàn cầu có hơn 10.000 tôn giáo khác nhau, trong đókhoảng 150 tôn giáo có hơn 1 triệu tín đồ Những tôn giáo lớn trên thế giới hiện naygồm có: Kitô giáo có trên 2,4 tỉ tín đồ, chiếm hơn 31% dân số thế giới; Hồi giáo: 1,8 tỉtín đồ, chiếm khoảng 23% dân số thế giới; Ấn Độ giáo: 900 triệu tín đồ, chiếm khoảng15% dân số thế giới và Phật giáo: 365 triệu, chiếm khoảng 6% dân số thế giới Nóichung có khoảng 87% dân số thế giới đang gắn bó với một tôn giáo nào đó; chỉ cókhoảng 13% là không tôn giáo.

Các hoạt động của các tôn giáo thế giới có tác động, ảnh hưởng đến sinh hoạttôn giáo ở Việt Nam Việc mở rộng giao lưu giữa các tôn giáo Việt Nam với các tôngiáo thế giới đã giúp cho việc tăng cường trao đổi thông tin, góp phần xây dựng tinhthần hợp tác hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau vì lợi ích của các giáo hội và đất nước; gópphần đấu tranh bác bỏ những luận điệu sai trái, xuyên tạc, vu khống của các thế lực thùđịch với Việt Nam; góp phần đào tạo chức sắc tôn giáo Việt Nam Mặt khác, các thếlực thù địch cũng lợi dụng sự mở rộng giao lưu đó để tuyên truyền, kích động đồng

4

Trang 10

bào tôn giáo trong và ngoài nước chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủnghĩa ở Việt Nam.

- Tình hình tôn giáo ở Việt Nam:

Theo thống kê của Ban Tôn giáo Chính phủ (Ban TGCP) năm 2018, 26.4% dânsố được xếp vào các tín đồ tôn giáo: 14.91% là tín đồ đạo Phật, 7.35% là tín đồ Cônggiáo La Mã, 1.09% là tín đồ đạo Tin lành, 1.16% là tín đồ đạo Cao Đài, và 1.47% là tínđồ Phật giáo Hòa Hảo Trong cộng đồng tín đồ Phật giáo, Phật giáo Bắc Tông là tôngiáo chính của dân tộc đa số, người Kinh (Việt), còn khoảng 1.2% dân số, hầu hết lànhóm dân tộc thiểu số Khmer, thực hành Phật giáo Nam Tông Các nhóm tôn giáo nhỏhơn cộng lại chỉ chiếm dưới 0.16% dân số, trong đó có khoảng 70.000 người dân tộcChăm thực hành dòng đạo Hinđu riêng biệt ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ; khoảng80.000 tín đồ Hồi giáo sống rải rác trên cả nước (trong đó khoảng 40% theo dòngSunni; 60% còn lại theo dòng Bani Islam); khoảng 3.000 người theo đạo Baha’i; vàxấp xỉ 1.000 người là tín đồ thuộc Giáo hội các thánh hữu ngày sau của Chúa Giê suKi tô (thuộc Giáo hội Chúa Giê su Ki tô) Các nhóm tôn giáo bản địa (đạo Bửu SơnKỳ Hương, đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Minh Sư Đạo, Minh Lý Đạo, Tịnh Độ Cư Sĩ PhậtHội, Phật Giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn) chiếm tổng cộng 0.34% Một nhóm nhỏ, phần lớnlà người nước ngoài, theo đạo Do Thái cư trú ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Gần đây, các tôn giáo đẩy mạnh hoạt động nhằm phát triển số lượng tín đồ, pháthuy ảnh hưởng trong đời sống tinh thần xã hội Các giáo hội đều tăng cường hoạt độngmở rộng ảnh hưởng, thu hút tín đồ; tăng cường quan hệ với các tổ chức tôn giáo thếgiới Các cơ sở tôn giáo được tu sửa, xây dựng mới khang trang đẹp đẽ; các lễ hội diễnra sôi động ở nhiều nơi Tuy nhiên tình hình tôn giáo vẫn còn tồn tại những yếu tốphức tạp gây mất ổn định Vẫn còn có chức sắc, tín đồ mang tư tưởng chống đối, quákhích gây tổn hại đến lợi ích dân tộc; vẫn còn các hoạt động tôn giáo xen lẫn với mêtín dị đoan, còn các hiện tượng tà giáo hoạt động làm mất trật tự an toàn xã hội

Các thế lực thù địch vẫn luôn lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá cách mạngViệt Nam Chúng gắn vấn đề "dân chủ", "nhân quyền" với cái gọi là "tự do tôn giáo"để chia rẽ tôn giáo, dân tộc; tài trợ, dụ dỗ các phần tử xấu trong các tôn giáo truyềnđạo trái phép, lôi kéo các tôn giáo vào những hoạt động trái pháp luật, gây mất ổn địnhchính trị.

1.4 Quan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta hiệnnay

* Về Quan điểm chỉ đạo: Nghị quyết 25 đề ra 5 quan điểm chỉ đạo của Đảng

và Nhà nước ta về tôn giáo, chính sách tôn giáo và công tác tôn giáo:

Một là, tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận Nhân dân,

đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nướcta Nước ta hiện nay có khoảng 16 tôn giáo, với trên 13,2 triệu tín đồ, chiếm khoảng13,7% dân số và nhiều tổ chức tôn giáo; hơn 80 hiện tượng tôn giáo mới; hơn 85% dânsố có đời sống duy tâm Tín ngưỡng tôn giáo hiện đang là đứa con tinh thần của mộtbộ phận đông đảo nhân dân, sẽ tồn tại lâu dài cùng dân tộc và cùng với chế độ xã hội

5

Trang 11

chủ nghĩa ở nước ta Tuy nhiên, tín ngưỡng tôn giáo đang có những thay đổi vô cùngmạnh mẽ trước biến động của thế giới và sự phát triển đi lên của đất nước Vì vậy,quán triệt quan điểm này cần khắc phục các biểu hiện: Chủ quan, duy ý chí, phiến diệntrong nhận thức và giải quyết vấn đề tôn giáo.

Hai là, Đảng và Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết toàn dân

tộc: Đồng bào các tôn giáo là một bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc Do vậy,thực hiện quan điểm này, một mặt phải đoàn kết đồng bào theo những tôn giáo khácnhau; mặt khác, phải đoàn kết đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôngiáo, giải quyết tốt mối quan hệ người có tín ngưỡng khác nhau với người theo chủnghĩa vô thần Quán triệt quan điểm này cần khắc phục các biểu hiện như phân biệt đốixử, đố kỵ, mặc cảm vì lý do tín ngưỡng tôn giáo và kiên quyết chống ấm mưu, thủđoạn lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo, chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc.

Ba là, nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng

nhân dân Đây là tư tưởng chỉ đạo quan trọng nói lên bản chất của công tác tôn giáogắn với mục tiêu là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Mụctiêu trên chính là tiền đề để phát huy sự tương đồng, khắc phục sự khác biệt của nhândân có đạo Đối tượng của công tác vận động quần chúng nhân dân bao gồm: tín đồ,chức sắc, nhà tu hành và chức việc trong từng tôn giáo; đồng thời cũng phải vận độngquần chúng không có tôn giáo thực hiện chính sách tôn giáo Công tác vận động quầnchúng trong công tác tôn giáo bao gồm: Công tác giáo dục, tuyên truyền, tổ chứcphong trào quần chúng, tổ chức các chương trình phát triển kinh tế - xã hội và xâydựng hệ thống chính trị ở địa phương, cơ sở Quán triệt quan điểm này cần khắc phụccác biểu hiện: Hành chính, quan liêu, cửa quyền, xa rời quần chúng hoặc hữu khuynhtheo đuôi quần chúng.

Bốn là, công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị Công tác tôn

giáo liên quan đến tất cả lĩnh vực, mọi mặt của đời sống xã hội, mọi ngành nghề mọicấp bậc từ Trung ương đến cơ sở Trong công tác tôn giáo, Đảng là nhân tố lãnh đạo,quyết định toàn bộ hệ thống chính trị trong quá trình tiến hành công tác; Nhà nướcquản lý hoạt động tôn giáo và công tác tôn giáo theo quy định của Hiến pháp, phápluật; Mặt trận và các đoàn thể nhân dân quán triệt đường lối, chủ trương, chính sách,pháp luật của Đảng, Nhà nước về vận động quần chúng thực hiện tốt chính sách tôngiáo Quán triệt quan điểm này cần khắc phục các biểu hiện: thiếu sự cộng tác, phốihợp chặt chẽ đồng bộ để phát huy sức mạnh tổng hợp hoặc buông lỏng quản lý, lấn sânlẫn nhau.

Năm là, vấn đề theo đạo và truyền đạo Đây cũng là một quan điểm quan trọng

nhằm xác định rõ các hoạt động tôn giáo (bao gồm: hành đạo, quản đạo và truyền đạo)đều phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Nhà nước bảo hộ chính đạo, đồng thời bàytrừ tà đạo Quán triệt quan điểm này cần khắc phục các biểu hiện như can thiệp thô bạovào công việc nội bộ tôn giáo; buông lỏng quản lý trước các hành vi vi phạm các quyđịnh của Hiến pháp, pháp luật trong hoạt động tôn giáo.

* Về nhiệm vụ của công tác tôn giáo: Nghị quyết nêu 6 nhiệm vụ là:

6

Ngày đăng: 08/08/2024, 18:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w