1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

vấn đề về tôn giáo ở việt nam và sự vận dụng thực tiễn của sinh viên nhằm giải quyết các vấn đề tôn giáo

67 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, đến một giai đoạn lịch sử nào đó, khi khoa học và giáo dục giúp cho đại đa số ần chúng nhân dân nhận thức được bản chất các hiện tượng tự qunhiê

Trang 1

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TẬP LỚN

HỌC PHẦN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

Đè tài: Một số vấn đề về tôn giáo ở Việt Nam và sự vận dụng thực tiễn của sinh

viên nhằm giải quyết các vấn đề tôn giáo

Lớp học phần: Chủ nghĩa xã hội khoa học_04 Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 1 Giảng viên hướng dẫn: Võ Thị Hồng Hạnh

Hà Nội, tháng 10 năm 2023

Trang 2

2

LỜI MỞ ĐẦU 5

I Lý do chọn đề tài 5

II Phương pháp nghiên cứu 5

III Mục tiêu nghiên cứu 5

I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ TÔN GIÁO: 7

1 Một số lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về tôn giáo: 7

1.1 Bản chất của tôn giáo: 7

1.2 Nguồn gốc của tôn giáo: 8

1.3 Tính chất của tôn giáo: 11

1.4 Một số nguyên tắc về ệc giải quyết các vấn đề tôn giáo trong thời kì viquá độ lên chủ nghĩa xã hội: 12

2 Một số đặc điểm về tôn giáo ở Việt Nam: 14

II QUÁ TRÌNH DU NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ TÔN GIÁO LỚN Ở VIỆT NAM: 18

1 Quá trình du nhập và phát triển của đạo Phậ ở t Việt Nam: 18

1.1 Sự ra đời của Phật giáo: 18

1.2 Quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo ở ệt Nam:Vi 19

2 Quá trình du nhập và phát triển của đạo Công giáo ở ệt Nam:Vi 25

2.1 Đôi nét sơ lược về đạo Công giáo: 25

2.2 Các giai đoạn phát triển của Công giáo tại Việt Nam: 26

3 Sự phát triển của một số tôn giáo khác tại Việt Nam: 33

III MỘT SỐ THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY: 35

1 Những đóng góp to lớn của các tôn giao trong những năm gần đây: 35

2 Tình hình hoạt động của các tổ ức tôn giáo tại Việt Nam hiện nay:ch 41

3 Một số vấn đề tiêu cực của hoạt động tôn giáo tại Việt Nam: 45

IV MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN NHỮNG VẤN ĐỀ BẤT CẬP TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO HIỆN NAY: 53

Trang 3

3

1 Một số nguyên tắc cần được đảm bảo khi giải quyết các vấn đề về tôn

giáo: 53 2 Những chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam đối với tín ngưỡng, tôn giáo hiện nay: 57 3 Một số ến nghị kinhằm tăng cường tính hiệu trong hoạt động quản lý nhà nước về tôn giáo: 594 Để nâng cao nhận thức của mỗi người dân cần tập trung nâng cao chất

lượng giáo dục toàn diện, cần thực hiện một số ện pháp sau đây:bi 62 5 Trách nhiệm của học sinh, sinh viên trong những vấn đề hoạt động tôn

giáo hiện nay: 63 KẾT LUẬN 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO 66

Trang 4

4

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

3 Đoàn Quang Hà Sự át triểnph 1 (II) 4 Lê Huy Phương Sự át triểnph 2 (II) 5 Đường Đức Hoàng Thực trạng 1,3 (III)

Kết luận

Trang 5

II Phương pháp nghiên cứu

Trong bài tiểu luận này, nhóm chúng em sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử, phương pháp logic và sự kết hợp của hai phương pháp đó Đồng thời, các phương pháp phân tích - tổng hợp, cụ thể - khái quát, thống kê, đối chiếu được sử dụng để làm rõ đề tài Ngoài ra, chúng em đã tra cứu tài liệu, tổng hợp và phân tích thông tin, nghiên cứu và đưa ra những nhận xét, đánh giá

III Mục tiêu nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của bài tiểu luận này nhằm tìm hiểu rõ hơn về tình hình tôn giáo ở Việt Nam hiện tại Đảng ta đang phải đối mặt với những thách thức lớn trong việc đưa ra chủ trương, chính sách đúng đắn về tôn giáo, vừa đảm bảo

Trang 6

6

quyền tự do tín ngưỡng, vừa đảm bảo sự phát triển của cách mạng đi lên xã hội chủ nghĩa Việc nghiên cứu về vấn đề tôn giáo trong thời kỳ hiện nay cũng giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự thay đổi và phát triển qua từng thời kỳ của tôn giáo ở Việt Nam Nghiên cứu này còn giúp chúng ta nhận biết rõ hơn về sự can thiệp của chủ nghĩa đế quốc và những thế lực nguy hiểm khác vào các hoạt động tôn giáo ở Việt Nam Vì vậy, mục đích nghiên cứu về vấn đề tôn giáo của Việt Nam hiện nay và liên hệ thực tiễn với sinh viên là rất quan trọng để chúng ta hiểu rõ hơn về lịch sử, văn hóa và chính trị của Việt Nam, từ đó rút ra được bài học kinh nghiệm quý báu để phát triển đất nước và đưa Việt Nam tiếp tục con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội

Trang 7

7

NỘI DUNG

I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ TÔN GIÁO: 1 Một số lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về tôn giáo:

1.1 Bản chất của tôn giáo:

Tôn giáo ra đời từ rất sớm trong lịch sử nhân loại và tồn tại phổ biến ở hầu hết các cộng đồng người trong lịch sử hàng nghìn năm qua Bất cứ tôn giáo nào, với hình thái đầy đủ của nó cũng đều bao gồm: ý thức tôn giáo và hệ thống tổ chức tôn giáo cùng với những hoạt động mang tính chất nghi thức tín ngưỡng của nó

Trong tác phẩm Chống Đuy rinh, Ph Ăngghen nêu: “… tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo vào trong đầu óc của con người của những - - lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hằng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế ”

Ở đây, Ph.Ăngghen đã giải đáp ba vấn đề cơ bản: Tôn giáo là gì? Tôn giáo phản ánh cái gì? Và phản ánh như thế nào? Định nghĩa trên của Ăngghen cho đến nay vẫn được nhiều người đánh giá cao, vì nó có tính khái quát dưới góc độ triết học, nhưng bên cạnh đó cũng vẫn cần bổ sung thêm cho phù hợp với thực tiễn dưới góc độ xã

hội khoa học Trong Tập bài giảng Lý luận về tôn giáo và chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta đã một mặt khẳng định giá trị của quan điểm của

Ăngghen; mặt khác vẫn bổ sung thêm: “ …tôn giáo không chỉ là một hình thái ý thức xã hội mà còn là một thực thể xã hội” Với tư cách là hình thái ý thức xã hội, tôn giáo phản ảnh hoang đường, hư ảo hiện thực khách quan

Và ở một cách tiếp cận khác, tôn giáo là một thực thể xã hội – các tôn giáo cụ thể (ví dụ: Công Giáo, Tin lành, Phật giáo ), với các tiêu chí cơ bản sau: có niềm tin sâu sắc vào đấng siêu nhiên, đấng tối cao, thần linh để tôn thờ (niềm tin tôn giáo); có hệ thống giáo thuyết (giáo lý, giáo luật, lễ nghi) phản ánh thế giới quan, nhân sinh

Trang 8

8

quan, đạo đức, lễ nghi của tôn giáo; có hệ thống cơ sở thờ tự; có tổ chức nhân sự, quản lý điều hành việc đạo (người hoạt động tôn giáo chuyên nghiệp hay không chuyên nghiệp); có hệ thống tín đồ đông đảo, những người tự nguyện tin theo một tôn giáo nào đó, và được tôn giáo đó thừa nhận

Còn với chủ nghĩa Mác – Lênin, bản chất tôn giáo được chỉ ra rằng: “Tôn giáolà một hiện tượng xã hội - văn hoá do con người sáng tạo ra” Con người sáng tạo ra tôn giáo vì mục đích, lợi ích của họ, phản ánh những ước mơ, nguyện vọng, suy nghĩ của họ Nhưng, sáng tạo ra tôn giáo, con người lại bị lệ thuộc vào tôn giáo, tuyệt đối hoá và phục tùng tôn giáo vô điều kiện Chủ nghĩa Mác Lênin cũng cho rằng, sản - xuất vật chất và các quan hệ kinh tế, xét đến cùng là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của các hình thái ý thức xã hội, trong đó có tôn giáo Do đó, mọi quan niệm về tôn giáo, các tổ chức, thiết chế tôn giáo đều được sinh ra từ những hoạt động sản xuất, từ những điều kiện sống nhất định trong xã hội và thay đổi theo những thay đổi của cơ sở kinh tế Về phương diện thế giới quan, các tôn giáo mang thế giới quan duy tâm, có sự khác biệt với thế giới quan duy vật biện chứng, khoa học của chủ nghĩa Mác Lênin Mặc dù có sự khác biệt về thế giới quan, nhưng những người - cộng sản với lập trường mác xít không bao giờ có thái độ xem thường hoặc trấn áp những nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân; ngược lại, luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo của nhân dân Trong những điều kiện cụ thể của xã hội, những người cộng sản và những người có tín ngưỡng tôn giáo có thể cùng nhau xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn ở thế giới hiện thực Xã hội ấy chính là xã hội mà quần chúng tín đồ cũng từng mơ ước và phản ánh nó qua một số tôn giáo .

1.2 Nguồn gốc của tôn giáo:

Nguồn gốc tự nhiên, kinh tế xã hội

Trong xã hội công xã nguyên thủy, do trình độ của lực lượng sản xuất và điều kiện sinh hoạt vật chất còn rất thấp kém, trước thiên nhiên hùng vĩ tác động và chi

Trang 9

Các mối quan hệ ngày càng phức tạp, con người càng chịu nhiều tác động của yếu tố tự phát, ngẫu nhiên, may rủi, bất ngờ… với những hậu quả khó lường nằm ngoài ý muốn và khả năng điều chỉnh của mình thì con người càng cần đến tôn giáo Sự bần cùng về kinh tế, nạn áp bức về chính trị, sự hiện diện của những bất công xã hội, cùng với những sự thất vọng, bất lực trong cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp bị trị - đó là nguồn gốc sâu xa của tôn giáo

Trong cơ chế thị trường mang tính toàn cầu hiện nay, con người càng chịu tác động mạnh mẽ với quy mô lớn bởi những yếu tố may rủi, ngẫu nhiên, bất thường Đó là một trong những lý do quan trọng cho sự phục hưng của tôn giáo

Nguồn gốc nhận thức

Các nhà duy vật trước C.Mác thường nhấn mạnh về nguồn gốc nhận thức của tôn giáo Còn những nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin lại quan tâm trước hết đến nguồn gốc kinh tế xã hội của tôn giáo Tuy nhiên, chủ nghĩa Mác –- Lênin không phủ nhận nguồn gốc nhận thức của tôn giáo mà còn làm sáng tỏ một cách có cơ sở khoa học nguồn gốc đó

Ở một giai đoạn lịch sử nhất định, sự nhận thức của con người về tự nhiên, xã hội và chính bản thân mình là có giới hạn Chức năng khoa học là tìm hiểu, khám phá ra những điều mà nhân loại chưa biết; vận dụng các tri thức đã biết để tiếp tục

Trang 10

10

nhận thức và cải tạo tự nhiên, xã hội và bản thân con người ngày một tiến bộ hơn Song, ở thời kì lịch sử cụ thể thì khoảng cách giữa “biết” và “chưa biết” vẫn tồn tại, khi những điều mà khoa học chưa giải thích được, thì điều đó thường được giải thích một cách hư ảo thông qua lăng kính các tôn giáo Ngay cả những vấn đề đã được khoa học chứng minh, nhưng do trình độ dân trí thấp, chưa thể nhận thức đầy đủ, thì đây vẫn là điều kiện, là mảnh đất cho tôn giáo ra đời, tồn tại và phát triển Thực chất nguồn gốc nhận thức của tôn giáo chính là sự tuyệt đối hoá, sự cường điệu mặt chủ thể của nhận thức con người, biến cái nội dung khách quan thành cái siêu nhiên, thần thánh

Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo còn gắn liền với đặc điểm của quá trình nhận thức của con người về thế giới khách quan – đó là quá trình phức tạp đầy mâu thuẫn Nhận thức của con người là một quá trình thống nhất giữa nội dung khách quan và hình thức chủ quan của nhận thức Một mặt, hình thức phản ánh càng đa dạng, phong phú bao nhiêu thì con người càng có khả năng nhận thức đầy đủ, sâu sắc thế giới khách quan bấy nhiêu Mặt khác, do đặc điểm của quá trình nhận thức từ cảm giác, tri giác, biểu tượng, khái niệm, phán đoán đến suy lý không chỉ tạo ra khả năng nhận thức đầy đủ thế giới mà còn tạo ra khả năng phản ánh sai lầm và xa rời hiện thực

Tính phức tạp của quá trình nhận thức của con người với thế giới xung quanh đã tạo ra khả năng xuất hiện các quan niệm mang tính hư ảo của tôn giáo

Nguồn gốc tâm lý

Vấn đề ảnh hưởng của yếu tố tâm lý, tình cảm của con người đối với sự ra đời và tồn tại của tôn giáo đã được các nhà vô thần cổ đại nghiên cứu Họ thường đưa ra những luận điểm: “Sự sợ hãi tạo thần linh”, Lênin tàn thành và phân tích thêm: “ Sự sợ hãi trước thế lực mù quáng của tư bản, - mù quáng vì quần chúng nhân dân không thể đoán trước được nó, là thế lực bất cứ lúc nào trong đời sống của người vô sản - và người tiêu chủ, cũng đe dọa đem lại cho họ và đem lại cho họ sự phá sản “đột ngột”, “bất ngờ”, “ngẫu nhiên”, làm cho họ phải diệt vong, biến họ thành một người

Trang 11

11

ăn xin, một kẻ bần cùng, một gái điếm và dồn họ vào cảnh chết đói , đó chính là nguồn gốc sâu xa của tôn giáo hiện đại” Sự sợ hãi trước những hiện tượng tự nhiên, xã hội, hay trong những lúc ốm đau, bệnh tật; ngay cả những may, rủi bất ngờ xảy ra, hoặc tâm lý muốn được bình yên khi làm một việc lớn (ví dụ: ma chay, cưới xin, làm nhà, khởi đầu sự nghiệp kinh doanh ), con người cũng dễ tìm đến với tôn giáo Thậm chí cả những tình cảm tích cực như tình yêu, lòng biết ơn, lòng kính trọng đối với những người có công với nước, với dân cũng dễ dẫn con người đến với tôn giáo (ví dụ: thờ các anh hùng dân tộc, thờ các thành hoàng làng )

1.3 Tính chất của tôn giáo:

Tính lịch sử của tôn giáo

Tôn giáo là một hiện tượng xã hội có tính lịch sử, nghĩa là nó có sự hình thành, tồn tại và phát triển và có khả năng biến đổi trong những giai đoạn lịch sử ất định nhđể thích nghi với nhiều chế độ chính trị - xã hội Khi các điều kiện kinh tế – xã hội, lịch sử thay đổi, tôn giáo cũng có sự thay đổi theo Trong quá trình vận động của các tôn giáo, chính các điều kiện kinh tế – xã hội, lịch sử cụ thể đã làm cho các tôn giáo bị phân liệt, chia tách thành nhiều tôn giáo, hệ phái khác nhau Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, đến một giai đoạn lịch sử nào đó, khi khoa học và giáo dục giúp cho đại đa số ần chúng nhân dân nhận thức được bản chất các hiện tượng tự qunhiên và xã hội thì tôn giáo sẽ dần dần mất đi vị trí của nó trong đời sống xã hội và cả trong nhận thức, niềm tin của mỗi người

Tôn giáo là một phạm trù lịch sử, nhưng sẽ còn tồn tại lâu dài trong xã hội loài người Trong tương lai, chủ nghĩa cộng sản sẽ xóa bỏ được chế độ bóc lột và áp bức, nguồn gốc kinh tế - xã hội của tôn giáo có thể cơ bản được loại trừ Song, giới hạn của nhận thức con người vẫn còn đấy

Tính quần chúng của tôn giáo

Tôn giáo là một hiện tượng xã hội phổ biến ở tất cả các dân tộc, quốc gia, châu lục Tính quần chúng của tôn giáo không chỉ ểu hiệ ở số ợng tín đồ rất đông bi n lư

Trang 12

12

đảo (gần 3/4 dân số ế ới); mà còn thể th gi hiện chở ỗ, các tôn giáo là nơi sinh hoạt văn hoá, tinh thần của một bộ ận quần chúng nhân dân lao động Dù tôn giáo phhướng con người vào niềm tin hạnh phúc hư ảo của thế ới bên kia, song nó luôn giluôn phản ánh khát vọng của những người lao động về một xã hội tự do, bình đẳng, bác ái Mặt khác, nhiều tôn giáo có tính nhân văn, nhân đạo và hướng thiện, vì vậy, được nhiều người ở các tầng lớp khác nhau trong xã hội, đặc biệt là quần chúng lao động, tin theo

Tính chính trị của tôn giáo

Khi xã hội chưa có giai cấp, tôn giáo chỉ ản ánh nhận thức hồn nhiên, ngây phthơ của con người về bản thân và thế giới xung quanh mình, tôn giáo chưa mang tính chính trị Tính chất chính trị của tôn giáo chỉ ất hiện khi xã hội đã phân chia giai xucấp, có sự khác biệt, sự đối kháng về lợi ích giai cấp Trước hết, do tôn giáo là sản phẩm của những điều kiện kinh tế - xã hội, phản ánh lợi ích, nguyện vọng của các giai cấp khác nhau trong cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc, nên tôn giáo mang tính chính trị Mặt khác, khi các giai cấp bóc lột, thống trị sử dụng tôn giáo để phục vụ cho lợi ích giai cấp mình, chống lại các giai cấp lao động và tiến bộ xã hội, tôn giáo mang tính chính trị tiêu cực, phản tiến bộ

Vì vậy, cần nhận rõ rằng, đa số ần chúng tín đồ đến với tôn giáo nhằm thoả qumãn nhu cầu tinh thần; song, trên thực tế, tôn giáo đã và đang bị các thế lực chính trị – xã hội lợi dụng thực hiện mục đích ngoài tôn giáo của họ

1.4 Một số nguyên tắc về việc giải quyết các vấn đề tôn giáo trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội:

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin thì giải quyết vấn đề tôn giáo cũng mang ý nghĩa giải phóng con người vì tôn giáo là hạnh phúc hư ảo của con người, giải quyết tôn giáo là vì hạnh phúc thực sự của con người Tín ngưỡng, tôn giáo là một vấn đề nhạy cảm và phức tạp, vì vậy giải quyết vấn đề tôn giáo trong chủ nghĩa

Trang 13

13

xã hội cần phải hết sức thận trọng, tỉ mỉ và chuẩn xác, phải có những quan điểm chỉ đạo đúng đắn

Thứ nhất, khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo trong đời sống xã

hội cần phải gắn liền với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới Bởi vì, giữa chủ nghĩa duy vật Mác - xít và hệ tư tưởng tôn giáo có sự khác nhau cơ bản về thế ới quan, nhân sinh quan và con đường mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân lao giđộng Chủ nghĩa Mác Lênin chỉ ớng vào giải quyết các ảnh hưở tiêu cực củhư ng a tôn giáo mà không chủ trương can thiệp vào công việc nội bộ của từng tôn giáo Để thay đổi ý thức xã hội, trước hết phải thay đổi bản thân tồn tại xã hội Tương tự, để xóa bỏ ảo tưởng nảy sinh trong tư tưởng con người, ta phải xóa bỏ nguồn gốc sinh ra ảo tưởng ấy Điều ấy đồng nghĩa với việc trước hết phải xác lập được một thế giới hiện thực công bằng, không có áp bức, bất công, nghèo đói và thất học Đây là một quá trình lâu dài cần nhiều nỗ lực và không thể tách rời với việc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới

Thứ hai, tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, không tín ngưỡng của

công dân Một khi tôn giáo còn là nhu cầu tinh thần của một bộ ận quần chúng phnhân dân, thì chính sách nhất quán của Nhà nước xã hội chủ nghĩa là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của công dân Mọi công dân theo tôn giáo hoặc không theo tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, đều có quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau Mọi nhân dân đều có quyền theo hoặc không theo tín ngưỡng, việc cấm đoán, ngăn cản tự do theo đạo, đổi đạo, bỏ đạo hay đe dọa, bắt buộc công dân phải theo đạo đều xâm phạm đến quyền tự do tư tưởng của họ

Thứ ba, thực hiện đoàn kết giữa những người theo hoặc không theo tôn giáo,

đoàn kết các tôn giáo hợp pháp chân chính, đoàn kết toàn dân tộc xây dựng và bảo vệ Tổ ốc Nghiêm cấm mọi hành vi chia rẽ cộng đồng vì lý do tín ngưỡng tôn qugiáo Thông qua quá trình này, cùng nhau đoàn kết xây dựng và bảo vệ đất nước, nâng cao mức sống và trình độ kiến thức của quần chúng, ững người lao động, có nh

Trang 14

14

tín ngưỡng tôn giáo sẽ dần dần đến với xã hội chủ nghĩa Những người lao động sẽ quan tâm việc xây dựng cuộc sống hạnh phúc thực sự ở ế gian có ý nghĩa thiếth t thực hơn những cuộc tranh luận suông về ệc có hay không có "cõi cự lạc", "niếvi c t bàn", "thiên đường"

Thứ tư, cần phân biệt rõ hai mặt chính trị và tư tưởng trong việc giải quyết vấn

đề tôn giáo Mặt tư tưởng thể hiện ở sự khác biệt tín ngưỡng trong tôn giáo, khắc phục mặt này là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, gắn liề với quá trình xây dựn ng chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào có tín ngưỡng Mặt chính trị ể th hiện ở sự lợi dụng tôn giáo để ống lại sự nghiệp đấu tranh cách chmạng, chống lại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của những phần tử phản động, đội lốt tôn giáo Đấu tranh loại bỏ mặt chính trị phản động trong lĩnh vực tôn giáo là nhiệm vụ thường xuyên, đòi hỏi phải nâng cao cảnh giác, kịp thời chống lại những âm mưu và hành động của các thế lực thù địch, lợi dụng tôn giáo chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân, bảo vệ thành quả cách mạng, xây dựng xã hội mới

Thứ năm, phải có quan điểm lịch sử cụ ể khi giải quyết vấn đề tôn giáo Ở thnhững thời điểm lịch sử khác nhau, vai trò tác động của từng tôn giáo đối với đời sống xã hội là khác nhau, tôn giáo cũng luôn vận động, biến đổi không ngừng với sự ến đổi của toàn xã hội Vì vậy, có quan điểm lịch sử cụ ể khi xem xét, đánh bi thgiá và ứng xử đối với những vấn đề có liên quan đến tôn giáo là vô cùng cần thiết

2 Một số đặc điể về tôn giáo ở m Việt Nam:

Thứ nhất: Việt Nam là một quốc gia có nhiều tôn giáo

Nước ta hiện nay có 13 tôn giáo đã được công nhận tư cách pháp nhân (Phật giáo, Công Giáo, Hồi giáo, Tin lành, Cao Đài, Phật Giáo Hòa Hảo, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Bửu Sơn Kỳ Hương, Baha’i, Minh Lý đạ - Tam Tông miếu, Giáo hội Phậo t đường Nam Tông Minh Sư Đạo, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội, Bà la môn) và trên 40 tổ chức tôn giáo đã được công nhận về mặt tổ ức hoặc đã đăng ký hoạt động vớch i khoảng 24 triệu tín đồ, 95.000 chức sắc, 200.000 chức việc và hơn 23.250 cơ sở ờ th

Trang 15

15

tự Các tổ ức tôn giáo có nhiều hình thức tồn tại khác nhau Có tôn giáo du nhậch p từ bên ngoài, với những thời điểm, hoàn cảnh khác nhau, như Phật giáo, Công Giáo, Tin lành, Hồi giáo; có tôn giáo nội sinh, như Cao Đài, Hòa Hảo

Thứ hai: Tôn giáo ở Việt Nam đa dạng, đan xen, chung sống hòa bình và không

có xung đột, chiến tranh tôn giáo

Việt Nam là nơi giao lưu của nhiều luồng văn hóa thế ới Các tôn giáo ở gi Việt Nam có sự đa dạng về nguồn gốc và truyền thống lịch sử Mỗi tôn giáo ở Việt Nam có quá trình lịch sử tồn tại và phát triển khác nhau, nên sự gắn bó với dân tộc cũng khác nhau Tín đồ của các tôn giáo khác nhau cùng chung sống hòa bình trên một địa bàn, giữa họ có sự tôn trọng niềm tin của nhau và chưa từng xảy ra xung đột, chiến tranh tôn giáo Thực tế cho thấy, không có một tôn giáo nào du nhập vào Việt Nam mà không mang dấ ấn, không chịu u ảnh hưởng của bản sắc văn hóa Việt Nam Ví dụ: Nhìn trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc Việt Nam thì các tôn giáo ở việt nam có sự đa dạng về nguồn gốc về truyền thống lịch sử và mỗi tôn giáo ở Việt Nam đều có quá trình tồn tại và phát triển khác nhau nhưng đều tồn tại và gắn bó với dân tộc, tín đồ của tôn giáo dù khác nhau nhưng cùng chung sống hòa bình trên một địa bàn Giữa những người theo tín ngưỡng tôn giáo và những người không theo tín ngưỡng tôn giáo họ đều tôn trọng nhau Và những người có tín ngưỡng tôn giáo thì tôn trọng niềm tin của nhau Người thì tin vào Đức Phật, người thì tin vào Chúa và Đức Chúa Trời Do đó trong suốt chiều dài lịch sử ệt Nam thì không xảy ra VIxung đột chiến tranh tôn giáo Các tôn giáo ở bên ngoài du nhập vào Việt Nam có thể bằng cách này hay bằng cách khác thì đề mang dấ ấn và chị ảnh hưởng lớu u u n của bản sắc văn hóa việt nam và cùng với dân tộc, gắn bó đồng hành với dân tộc, tiến hành đấu tranh gìn giữ độc lập chủ quyền Điển hình là Phật giáo, Phật giáo đã vào rất lâu rồi và được coi là bản sắc dân tộc Việt Nam, nên trong hồ sơ lý lịch nếu người nào khi không theo tôn giáo thì coi người đó đề ảnh hưởng bởi quan niệu m triết lý của giáo lý Phật giáo

Trang 16

16

Thứ ba: Tín đồ các tôn giáo Việt Nam phần lớn là nhân dân lao động, có lòng

yêu nước, tinh thần dân tộc

Tín đồ các tôn giáo Việt Nam có thành phần rất đa dạng, chủ yếu là người lao động Đa số tín đồ các tôn giáo đều có tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm, tôn trọng công lý, gắn bó với dân tộc, đi theo Đảng, theo cách mạng, hăng hái tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Bản thân bọn thực dân Đế quốc xâm lược ở Việt Nam nó không trừ chỗ nào, không trừ nơi có làng đạo, có chùa chiềng, có nhà thờ Nên bản thân các tôn giáo cũng là nạn nhân của bọn thưc dân Đế Quốc Còn trong giai đoạn hiện nay, với số ợn 24 t ệu tín đồ chiếm khoảng 1/4 dân số cả lư rinước, số ợng rất lớn này đang cùng với toàn thể dân tộc tham gia vào công cuộlư c xây dựng đất nước trên tất cả các lĩnh vực cả trên góc độ chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng xã hội và đặc biệt là vai trò của các tôn giáo nếu các tổ ức tôn giáo tham chgia vào các hoạt động như là thiện nguyện, cứu trợ Đối với tôn giáo lớn có nhiều chứa đựng các giá trị nhân văn nhân đạo hướng thiện có một chức năng rất quan trọng là giáo dục ý thức cho một bộ ận quần chúng nhân dân Trong các giai đoạph n lịch sử, tín đồ các tôn giáo cùng với các tầng lớp nhân dân đã làm nên những thắng lợi to lớn, vẻ vang của dân tộc và có ước vọng sống “tốt đời, đẹp đạo”

Thứ tư: Hàng ngũ chức sắc các tôn giáo có vai trò, vị trí quan trọng trong giáo

hội, có uy tín, ảnh hưởng với tín đồ

Chức sắc tôn giáo là tín đồ có chức vụ, phẩm sắc trong tôn giáo, họ tự nguyện thực hiện thường xuyên nếp sống riêng theo giáo lý, giáo luật của tôn giáo mà mình tin theo Về mặt tôn giáo, chức năng của họ là truyền bá, thực hành giáo lý, giáo luật, lễ nghi, quản lý tổ ức của tôn giáo, duy trì, củng cố, phát triển tôn giáo, chuyên chchăm lo đến đời sống tâm linh của tín đồ

Trong giai đoạn hiện nay, hàng ngũ chức sắc các tôn giáo ở Việt Nam luôn chịu sự tác động của tình hình chính trị - xã hội trong và ngoài nước, nhưng nhìn chung xu hướng tiến bộ trong hàng ngũ chức sắc ngày càng phát triển

Trang 17

17

Thứ năm: Các tôn giáo ở Việt Nam đều có quan hệ với các tổ chức, cá nhân tôn

giáo ở ớc ngoàinư

Nhìn chung các tôn giáo ở ớc ta, không chỉ các tôn giáo ngoại nhập, mà cả nưcác tôn giáo nội sinh đều có quan hệ với các tổ ức, cá nhân tôn giáo ở ớc ngoài ch nưhoặc các tổ ức tôn giáo quốc tế.ch

Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, Nhà nước Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế ới Đây chính là giđiều kiện gián tiếp củng cố và phát sinh mối quan hệ giữa các tôn giáo Việt Nam với tôn giáo ở các nước trên thế ới Vì vậy, việc giải quyết vấn đề tôn giáo ở gi Việt Nam phải đảm bảo kết hợp giữa mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế với việc bảo đảm độc lập, chủ quyền, không để cho kẻ địch lợi dụng dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo để ống phá, can thiệp vào công việc nội bộ của Nhà nước Việt Nam.ch

Thứ sáu: Tôn giáo ở Việt Nam thường bị các thế lực ản động lợi dụph ng Trong những năm trước đây cũng như giai đoạn hiện nay, các thế lực thực dân, đế ốc luôn chú ý ủng hộ, tiếp tay cho các đối tượng phản động ở trong nước lợqu i dụng tôn giáo để ực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” đối với nước ta Lợi dụng thđường lối đổi mới, mở rộng dân chủ của Đảng và Nhà nước ta, các thế lực thù địch bên ngoài thúc đẩy các hoạt động tôn giáo, tập hợp tín đồ, tạo thành một lực lượng để cạnh tranh ảnh hưởng và làm đối trọng với Đảng Cộng sản, đấu tranh đòi hoạt động của tôn giáo thoát ly khỏi sự ản lý của Nhà nước; tìm mọi cách quốc tế hóa qu“vấn đề tôn giáo” ở Việt Nam để vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo

Ví dụ: Sự ện Tây Nguyên ở các năm 2001, 2004, 2008, một số ần tử cựki ph c đoan ở đây kết nối với các thế lực phản động ở bên ngoài thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” nhằm lật đổ muốn tách Tây Nguyên ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, thành lập nhà nước riêng gọi là “Nhà nước đề ga độc lập” lấy đạo tin lành làm quốc giáo Hay là bản thân các thế lực phản động lợi dụng đường lối đổi mới mở rộng dân chủ

Trang 18

18

và phát huy dân chủ của Đảng và Nhà nước thì các thế lực thù địch thúc đẩy hoạt động tôn giáo rồi tập hợp các tín đồ tạo thành 1 lực lượng để cạnh tranh ảnh hưởng và làm cái đối trọng để ống lại Đảng, Nhà nước Các thế lực này đấu tranh đòi chhoạt động tôn giáo phải thoát ly khỏi sự quản lý của nhà nước, tìm mọi cách để quốc tế hóa vấn đề tôn giáo ở ệt Nam, và đặc biệt những kẻ thoái hóa biến chất trong Vihàng ngũ chức sắc tôn giáo như những linh mụ vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ c nhân quyền tự do tôn giáo

II QUÁ TRÌNH DU NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ TÔN GIÁO LỚN Ở VIỆT NAM:

1 Quá trình du nhập và phát triển của đạo Phậ ở t Việt Nam: 1.1 Sự ra đời của Phật giáo:

Cách đây khoảng 2600 năm, Ấn Độ đã cho ra đời một tôn giao mới mà sau này nó đã trở thành một trong ba tôn giáo lớn nhất thế ới, người ta ước tính hiện nay, giPhật giáo có khoảng 1,5 đến 2,1 tỷ tín đồ (bao gồm cả tín đồ chính thức và tín đồ không chính thứ) Theo các tài liệu lịch sử ghi chép lại thì xã hộ Ấn Độ cổ đại đượi c phân chia thành nhiều đẳng cấp khác nhau Bốn đẳng cấp lớn trong xã hội là tăng lữ, quý tộc, bình dân tự do và tiện nô, mỗi giai cấp thì giữ một vị ế trong xã hội và có thsự phân biệt vô cùng sâu sắc về điều kiện sống, làm việc của các đẳng cấp này Trong khi, những ngườ ở tầng lớp Bà La Môn có uy thế tuyệt đối trong xã hội và đượi c hưởng nhiều đặc quyền đặc lợi thì những người tiện nô lại sống trong điều kiện cơ cực, tiếng nói trong xã hội không được coi trọng; họ không nhận được điều kiện sống phù hợp với những gì mà họ tạo ra cho xã hộ Khi này, xã hộ Ấn Độ đã hình i i thành đầy rẫy những bất công

Nhìn rõ cảnh lầm than của chúng sinh, Đức Phật Thích Ca vốn là một vị thái tử oai nghiêm, quyền lực đã quyết định từ bỏ mọi vinh hoa, phú quý để ất gia Ngài xumong muốn có thể ải thoát con người khỏi những khổ đau của cuộc đời Ngài để gi

Trang 19

19

lại vương triều và gia đình vì theo Ngài có cách khác để làm cuộc sống nhân dân thoát khỏi lầm than chứ không phải cách cai trị cứng nhắc Ròng rã sáu năm tu hành khổ hạnh trong rừng sâu và 49 ngày nhập định dưới gốc cây Bồ Đề, Đức phật đã giác ngộ ợc đạo quả vô – thượng, chính – đẳng, chính – giác Bánh xe Phật giáo đưbắt đầu lăn chuyển lần đầu tiên tại vườn lộc uyển để độ cho năm người bạn đồng tu với Ngài lúc trước và họ đều chứng quả A La Hán Sau khi Phật nhập diệt, giáo pháp của Ngài được các chúng đệ tử kết tập lại thành giáo điển qua bốn lần diễn ra tại những địa điểm và thời gian khác nhau

Phật giáo từ Ấn Độ du nhập vào Việt Nam đã trên hai ngàn năm Ngay từ rất sớm, Phật giáo đã được tiếp nhận và trở thành một tư tưởng chủ đạo trong nền văn hóa dân tộc, dĩ nhiên là sau khi đã bản địa hóa Phật giáo Suốt hơn hai ngàn năm lịch sử, Phật giáo đã luôn đồng cam cộng khổ với vận mệnh thăng trầm của xứ sở, trong công cuộc chống ngoại xâm cũng như sự nghiệp dựng nước, mở mang bờ cõi, đánh bật âm mưu xâm lăng và nô dịch nền văn hóa của thế lực phương Bắc trong nhiều giai đoạn

1.2 Quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo ở ệt Nam:Vi

Hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu đã có những tác phẩm nghiên cứu về sự ra quá trình phát triển của Phật giáo Tuy nhiên do có nhiều nguồn sử liệu khác nhau về lịch sử ật giáo nên mỗi tác phẩm lại có cách tiếp cận khác nhau, phân chia thành giai Phđoạn khác nhau của Phật giáo Theo nguồn chính thống của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thì Đạo phật đã du nhập và phát triển ở ớc ta thể ện qua các thời kỳ sau:nư hi

a Thời kỳ từ khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam đến hết 1000 năm Bắc thuộc:

Phật giáo là một tôn giáo được du nhập vào nước ta từ rất sớm Theo nhiều nghiên cứu, các sử ra nhận định rằng Phật giáo đã truyền vào nước ta từ ững năm nhđầu sau công nguyên Dựa vào nguồn tài liệu của chính sử Trung Quốc, những năm đầu sau công nguyên, trong khi miền Nam Trung Quốc chưa có đạo Phật thì kinh đô

Trang 20

- Phái Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi: Cuối thời kỳ hậu Lý Nam Đế, khoảng năm 580 một nhà sư Ấn Độ tên Tỳ Ni Đa Lưu Chi - là Tổ ứ ba của phái Thiền Trung Quốth c đã vào Việt Nam tu tại chùa Pháp Vân (tỉnh Bắc Ninh) và trở thành vị Tổ sư của phái Thiền này ở Việt Nam

- Phái Thiền Vô Ngôn Thông: Năm 820, phái Thiền Vô Ngôn Thông truyền vào Việt Nam (Vô Ngôn Thông họ Trịnh - là người Quảng Châu, Trung Quốc, tu tại chùa Song Lâm, Triết Giang) Năm 820, ông sang tu tại chùa Trấn Quốc (Hà Nội) và trở thành vị tổ sư của phái thiền này ở ệt Nam Vi

Trong khoảng thời gian 10 thế kỷ đầu sau công nguyên, Phật giáo Việt Nam dù trong hoàn cảnh đất nước bị đô hộ xong cũng để lại nhiều thành tựu đáng kể Chùa Dâu, một ngôi chùa được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt chính là minh chứng cho những thành tựu của Phật giáo thời kì này

Trang 21

Đến năm 971, Đinh Tiên Hoàng đã triệu tập các vị cao tăng để định rõ phẩm trật cho tăng chúng Thiền sư Ngô Chân Lưu (933-1011), hậu duệ của Ngô Quyền được Đinh Tiên Hoàng tôn làm Khuông Việt Thái sư (khuôn mẫu cho nước Việt) và được phong chức Tăng thống đứng đầu Phật giáo cả nước Pháp sư Ma Ni được phong Tăng lục, đứng dưới chức Tăng thống; Pháp sư Đặng Huyền Quang với chức Sùng trấn uy nghi Các chức phẩm này của Phật giáo được các triều đại sau kế tiếp duy trì Đến thời kỳ ới triều Vua Lê Đại Hành, ngoài các vị cao tăng trên còn có dưthêm Thiền sư Đỗ Pháp Thuận (915-990) - là ngườ ở đời thứ 10 của phái Tỳ Ni Đa i Lưu Chi được Vua trọng dụng, giúp triều đình trong việc đối nội, đối ngoại

Ở hai triều Đinh - Lê không chỉ trọng dụng các tăng sĩ mà còn hỗ ợ cho Phậtr t giáo phát triển Vua Lê Đại Hành và Đinh Tiên Hoàng đã cho xây dựng nhiều chùa tháp ở vùng Hoa Lư, biến nơi đây không chỉ là một trung tâm kinh tế - chính trị - xã hội mà còn là một trung tâm Phật giáo lớn của cả nước

Đến thời nhà Lý, dưới sự ị vì của vua Lý Công Uẩn thì Phật giáo đã chính trthức trở thành quốc giáo của cả ớc Lý Công Uẩn là người xuất thân từ ật môn nư Ph( đồ đệ cảu thiền sư Vạn Hạnh) nên ông luôn hết lòng ủng hộ sự phát triển của đạo Phật Sau lễ đăng quang, Lý Thái Tổ ra sắc chỉ ban phẩm phục cho hàng tăng sĩ

Trang 22

22

Năm 1010, sau khi dời đô về Thăng Long, ông cho xây dựng một số chùa lớ ở n Thăng Long như Thiên Phủ, Hưng Long và cho tu bổ lại các chùa bị hư hỏng Dưới triều Lý đã có rất nhiều nhà sư nổi tiếng về ệc tu hành và có những đóng góp cho viđất nước như sư Vạn Hạnh được Lý Thái Tổ phong làm Quốc sư; Huệ Sinh được Lý Thánh Tông phong làm Tăng thống

Dưới triều nhà Trần, Phật giáo đã phát triển tới mức cực thịnh và trở thành tôn giáo chính thống của cả ốc gia Vị vua đầu tiên của nhà Trần là Trần Thái Tông qu(tức Trần Cảnh), trong thời gian trị vì ông đồng thời đã nghiên Phật giáo và đạt đến trình độ uyên thâm Trần Thái Tông cũng tự tay viết nhiều sách văn thơ trong đó có hàm chứa tư tưởng Phật giáo: Thiền tông chỉ nam, Lục thời xám hối khóa nghi, Kim cương tam muội chú giải Dưới thời nhà Trần, ngoài Vua Trần Thái Tông thì còn có nhiều vị Vua, quan khác đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của đạo Phật được lịch sử ghi nhận và tôn vinh Chính trong triều đại này, Việt Nam đã cho ra đời một nhánh mới của Phật giáo: Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử Thực ra, Thiền Trúc lâm Yên Tử là thế hệ ứ IV của truyền thống Yên Tử th thuộc Thiền Vô Ngôn Thông nhưng đến đời vua Trần Nhân Tông mới trở thành phái thiền riêng có tư tưởng nhập thế với ba vị tổ sư là Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang Nét đặc sắc của Thiền Trúc lâm Yên Tử là quy tụ ợc tất cả các dòng thiền có ở ệt nam như Tỳ đư ViNi Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường, do đó Thiền Trúc lâm Yên Tử được xem là dòng thiền thuần túy ở Việt Nam và là nền móng đầu tiên cho việc thống nhất Phật giáo ở Việt Nam

c Phật giáo từ ời Lê Sơ đến hết giai đoạn trị vì của nhà Nguyễn (thế kỷ XV đếthn thế kỷ XX)

Kể từ khi nhà Lê Sơ lên trị vì đất nước (thế kỷ XV), chế độ phong kiến Việt Nam đã có một sự thây đổi lớn về tư tưởng cai trị đất nước Kể từ thời điểm này, các triều đại đã không con sử dụng đạo Phật làm công cụ để tác động nên tư tưởng người

Trang 23

23

dân mà thay vào đó là Nho giáo Vì mất đi chức năng là chỗ dựa về tư tưởng và đạo đức nên Phật giáo dần bước vào giai đoạn thoái trào Tuy nhiên với truyền thống yêu nước, gắn bó với dân tộc thì Phật giáo vẫn giữ ợc gốc rễ sâu bền trong lòng nhân đưdân; đồng thời với thái độ khoan dung, Phật giáo đã làm cho tư tưở Tam giáo ng(Phật, Lão, Nho) vốn có từ trước bắt đầu mang một sắc thái mới

Thời kỳ Nam - Bắc triều, khi chúa Trịnh ở đàng ngoài, chúa Nguyễ ở đàng n trong, Phật giáo có sự ởi sắc trở lại khi các Chúa Trịnh, Nguyễn đều tạo điềkh u kiện cho việc tôn tạo, sửa chữa chùa chiền Trong giai đoạn này có nhiều chùa được Chúa Trịnh, Nguyễn cho xây dựng như: chùa Phúc Long (xây năm 1618), chùa Thiền Tây ở Vĩnh Phúc (xây năm 1727), chùa Thiên Mụ ở Huế (xây năm 1601) Cũng thời kỳ này, ở ệt Nam xuất hiện phái thiền mới là Thiền Tào Động Viở đàng ngoài và Thiền Lâm tế ở Đàng trong

d Sự phát triển của Phật giáo từ ế kỷ XX đến nay:th

Kể từ sau thời kỳ suy thoái dưới thời Lê Sơ, mặc dù đôi lúc đã có sự ục hồph i nhưng vẫn không thể đưa Phật giáo quay trở lại vị ế như trước đó đã đạt được thPhật giáo Việt Nam vẫn tiếp tục suy yếu cho đến những năm 30 của thế kỷ trước mới bắt đầu khởi sắc trở lại nhờ phong trào Chấn hưng Phật giáo

Những năm đầu thế kỷ 20, phong trào Chấn hưng Phật giáo diễn ra không chỉ ở riêng Việt Nam mà còn ở nhiều nước tại khu vực châu Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc…) Phong trào này diễn ra với hàng loạt khẩu hiệu như: cách mạng giáo lý, cách mạng giáo chế, cách mạng giáo hội Phong trào chấn hưng Phật giáo ngoài mang ý nghĩa tôn giáo thì còn có ý nghĩa chính trị xã hội tích cực gắn với công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc; đó là một số nhà sư cùng một số nhân sĩ trí thức yêu nước, mến đạo, muốn đạo Phật phát triển nên đã sử dụng ngọn cờ Phật giáo để đoàn kết, tập hợp lực lượng chống thực dân Pháp

Trang 24

24

Ở Sài Gòn và một số địa phương Nam Bộ phong trào này có sự tham gia của nhiều nhà sư có tên tuổi như: Khánh Hòa, Thiện Chiếu… Từ phái Nam phong trào này dần lan ra miền Trung và miền Bắc vớ các nhà sự: thượng tọa Tố Liên, hòa i thượng Giác Tiên… Phong trào Chấn hưng Phật giáo kéo dài đến khoảng những năm 1950 đã đem lại nhiều kết quả vô cùng ý nghĩa đối với Phật giáo Việt Nam:

- Đưa Phật giáo trở thành một tôn giáo hoạt động có tổ chức

- Năm 1951 tại Huế, các tổ ức Phật giáo đã tổ ức họp và lập ra Tổng hộch ch i Phật giáo Việt Nam

- Phong trào Chấn hưng phật giáo đã xây dựng được một số cơ sở tôn giáo phục vụ việc đào tạo tăng ni…

Năm 1954 sau khi đát nước bị chia cắt thành 2 miền thì tình hình phật giáo ở 2 miền có nhiều sự khác nhau: Ở miền Bắc, Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam ra đời vừa hoạt động tôn giáo vừa tham gia các phong trào thi đua yêu nước Nhiều nhà sư đã lên đường tham gia chiến đấu với tinh thần cao cả:

“Cởi áo cà sa khoác chiến bào Tuốt gương bồng súng diệt binh đao

Ra đi quyết rửa thù cứu nước Vì nghĩa quên thân, hiến máu đào”

Còn tại miền Nam, tình hình Phật giáo có nhiều tình hình hết sức phức tạp Nhiều tổ ức, hệ phái do mâu thuẫn nội bộ đã tách ra và hình thành nhiều hệ phái chnhỏ Do đấu đá trong nội bộ và sự cô lập của nhiều hệ phái nên có nhiều tổ chức Phật giáo đã tự tiêu vong

Trang 25

25

Sau ngày đất nước hoàn toàn độc lập năm 1975, các hệ phái, tổ ức Phật giáo chtrong cả ớc đã được thống nhất lập ra Giáo hội Phật giáo Việt Nam và thông qua nưHiến chương, chương trình hành động của Phật giáo Kề từ khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập, Giáo hội đã trải qua 9 lần Đại hội toàn quốc Đến nay, Giáo hội Phật giáo Việt Nam được tổ ức theo các cấp: Cấp trung ương, cấp Tỉnh, chcấp Huyện, Trong đó, cấp Trung ương và cấp Tỉnh sẽ ữ vai trò chủ gi chốt

Qua quá trình tìm hiểu cho ấy, Phật giáo có mặ ở th t nước ta từ rất sớm, trên cơ sở ếp thu ảnh hưởng từ cả 02 phía Ấn Độ và Trung Quốc Phật giáo Việt Nam hộti i tụ cả 02 dòng Phật giáo Bắc tông và Phật giáo Nam tông và chị ảnh hưởng của 03 u tông phái lớn của Phật giáo đại thừa đó là Thiền tông, Tịnh độ tông và Mật tông Đồng thời Phật giáo Việt Nam còn chị ảnh hưởng bởi Nho giáo, Lão giáo, phong u tục tập quán dân gian nên tạo ra những nét riêng biệt Phật giáo Việt Nam có bề dày lịch sử gần hai chục thế kỷ Trong quá trình đó, Phật giáo Việt Nam đã luôn giữ và làm tốt vai trò "Hộ ốc an dân" góp phần quan trọng trong quá trình xây dựng nềqu n văn hóa dân tộc; ngày nay với đường hướng tiến bộ "Đạo pháp - Dân tộc- Chủ nghĩa xã hội", tăng, ni, tín đồ ật giáo cả ớc tiếp tục có những đóng góp quan trọph nư ng trong quá trình đổi mới và xây dựng đất nước

2 Quá trình du nhập và phát triển của đạo Công giáo ở Việt Nam: 2.1 Đôi nét sơ lược về đạo Công giáo:

Ở ế kỷ XI (1054), do những bất đồng về nội dung giáo lý cũng như kỷ ật, th luKitô giáo đã có sự phân chia thành Chính Thống giáo và Công giáo Đến thế kỷ XVI (1517), ngay trong khối Công giáo ở phương Tây, lại có một cuộc ly khai nữa, những người ly khai được gọi là Cải Cách (Protestant Reformation), riêng ở Việt Nam được biết đến với tên gọi Tin Lành Điểm chung của tất cả ững người theo đạo Công nhgiáo đều tin tuyệt đối vào đức Giêsu Kitô Người là Đấng từ ời cao mà xuống, từ trThiên Chúa mà đến, là con Thiên Chúa Hệ thống giáo lý của Công giáo thì đều xoay

Trang 26

2.2 Các giai đoạn phát triển của Công giáo tại Việt Nam:

a Thời kỳ du nhập và phát triển trong sự cấm đoán của các triều đình phong kiến Việt Nam (từ đầu thế kỷ XVI đến những năm 1884):

Từ ững năm đầu thế kỷ XVI, nhiều giáo sĩ phương Tây đã theo chân các nhthuyền buôn đến Việt Nam để truyền giáo Theo sách “Khâm định Việt sử thông giám cương mục” có ghi chép rằng: “Ngày tháng 3 năm Nguyên Hòa thứ nhất (1533) đời Lê Trang Tông, người Tây Dương tên là Y - nê - xu lén lút đến xã Ninh Cường, xã Quần Anh huyện Nam Chân và xã Trà Lũ huyện Giao Thủy ngấm ngầm truyền đạo về tả đạo Gia - tô Giới nghiên cứu lịch sử đạo Công giáo cũng đã công nhận thời điểm năm 1533 là mốc thời gian đánh dấu quá trình truyền đạo Công giáo vào Việt Nam Đến năm 1558, các linh mục Luis de Fonseca, Gregoire de la Motte… đã

Trang 27

27

đến truyền giáo ở các tỉnh miền Trung; các linh mục Diego Doropesa, Pedro Ortiz đến truyền giáo ở vùng ven biển Quảng Ninh… Thời kỳ từ năm 1533 đến năm 1614 chủ yếu là các giáo sĩ dòng Phan - xi - cô (Francis) thuộc Bồ Đào Nha và dòng Đa - minh (Dominic) thuộc Tây Ban Nha đi theo đường biển vào truyền giáo tại Việt Nam nhưng do không quen thông thổ và khác biệt về mặt ngôn ngữ nên việc truyền giáo không có mấy kết quả

Đến thế kỷ XVII, các giáo sĩ người châu Âu đã bắt đầu đến Hội An (Đàng Trong) để ảng đạo cho người Việt và người Nhật đang làm ăn, buôn bán tại đây giSau đó, từ năm 1615 đến năm 1625 đã có 21 thừa sai đến Đàng Trong để truyền giáo trong đó có 17 linh mục và 4 tu sĩ đến từ các nước khác nhau Ban đầu, công cuộc truyền giáo diễn ra khá thuận lợi vì người Đàng Trong khá cởi mở đồng thời chúa Nguyễn cũng mong muốn thúc đẩy mối quan hệ thương mại với đất nước Bồ Đào Nha Trong năm 1615, nhà thờ Công giáo đầu tiên đã được xây dựng ở Đàng Trong, lễ ục Sinh năm đó, các thừa sai đã hành lễ trong nhà thờ và rửa tội cho 10 người, Phđưa số người theo đạo lên con số 300 người Đồng thời trong thời điểm này, việc truyền bá đạo Công giáo tại Việt Nam bước sang một giai đoạn mới thông qua việc “thích nghi văn hóa”: quan tâm đến phong tục Việt Nam và giảng đạo bằng ngôn ngữ Tiếng Việt

So với Đàng Trong, công cuộc truyền đạ ở Đàng Ngoài diễn ra muộn hơn o Năm 1626, linh mục Giuliano cùng một số người Nhật đến Đàng Ngoài trên một chiếc tàu buôn của Bồ Đào Nha để truyền đạo Tuy nhiên, do sự khác biệt về ngôn ngữ nên vị linh mục này phải quay trở về Ma Cao Một thời gian sau, linh mục Giuliano cùng một số thừa sai đã tiếp tục đến truyền giáo ở Đàng ngoài, trong đó nổi lên là vai trò của Alexandre De Rhodes Sau 37 năm truyền giáo, Đàng Ngoài đã có 25 linh mục, 5 thầy giảng; ở Đàng Trong sau 50 năm truyền giáo đã có 39 linh mục Số người theo đạo lúc này là gần 100 ngàn ngườ Khi đạo Công giáo phát triểi n mạnh, các giáo sĩ Dòng Tên nghĩ đến việc cần có các Giám mục phụ trách để thúc

Trang 28

28

đẩy công cuộc truyền giáo ở bước cao hơn Do đó năm 1645, Alexandre De Rhodes đã trở về lại Châu Âu và kêu gọi các giáo sĩ sang truyền giáo ở Việt Nam Sau một thời gian xúc tiến đề cử, năm 1659, Giáo hoàng A- Lế - Xăng- Đrơ VII (ở ngôi ch1655-1667) đã phong cho 02 người Pháp là Francois Pallu và Lambert de la Motte làm Giám mục tông tòa, phụ trách truyền đạ ở Đông Dương.o

Ngày 9 tháng 9 năm 1659, Tòa Thánh đã thiết lập trên lãnh thổ Việt Nam 2 giáo phận và đặt 2 Đại Diện Tông Tòa:

- Giáo phận Đàng Trong: từ sông Gianh trở vào phía Nam do Đức cha Lambert de la Motte phụ trách

- Giáo phận Đàng Ngoài: từ sông Gianh trở ra miền Bắc do Đức cha Phanxicô Pallu ụ trách.ph

Đến năm 1679, địa phận Đàng ngoài được chia làm hai là Tây Đàng ngoài và Đông Đàng ngoài, lấy sông Hồng và sông Lô làm ranh giới; lúc này Địa phận Tây đàng ngoài do Giám mục Jacques de Bourges cai quản và Đông đàng ngoài do Giám mục Francois Deyydier cai quản

Trong thời gian ở Pháp, Alexandre De Rhodes còn bàn soạn, lập kế ạch vậho n động Vua Pháp, giới quý tộc Pháp đề nghị Giáo hoàng cho lập ra Hội Thừa sai truyền giáo Paris (gọi tắt là Hội Thừa sai Paris) Sau một thời gian bàn thảo, năm 1664, Hội Thừa sai Paris chính thức ra đời và được giáo hoàng A- Lế - Xăng- Đrơ VII giao chtruyền đạ ở 03 khu vực, trong đó khu vực thứ ất có Đàng ngoài, Lào và Nam o nhTrung Quốc; khu vực thứ hai ở Đàng Trong, Campuchia và khu vực thứ ba ở một số tỉnh Bắc Trung Quốc, Triều Tiên và Mông Cổ Năm 1688, giáo hoàng A- Lếc- Xăng- Đrơ VII đã ra sắc chỉ giao cho Hội Thừa sai Paris được độc quyền thực hiện việc truyền giáo với sự hỗ ợ của Chính phủ Pháp và cuối thế kỉ XVII, Giáo hoàng Clê- trMăng IX đã ra lệnh cho các Giáo sĩ Dòng Tên rút khỏi Đông Dương

Trước hiểm họa thực dân Pháp, triều đình nhà Nguyễn có sự phân hóa sâu sắc thành 2 phái chủ chiến và phái chủ hóa; trong bối cảnh ấy, nhà Nguyễn đã ban hành

Trang 29

29

hàng loạt các lệnh cấm đạo từ năm 1833 đến năm 1861 Tuy nhiên, đến năm 1862, vua Tự Đức đã tuyên bố bãi bỏ ệc cấm đạo; kể từ ời điểm này các dòng tu và vi thchủng viện đã được thành lậ ở rất nhiều nơi.p

b Giai đoạn phát triển cảu Công giáo từ khi triều đình Huế đầu hàng hoàn toàn đến trước Cách mạng Tháng Tám (năm 1885 đến 1945):

Năm 1890 cả nước có 708.000 giáo dân; 09 Giám mục, 575 linh mục, tu sĩ (trong đó có 356 linh mục người Việt Nam), 930 nhà thờ; năm 1910 tăng lên thành 900 ngàn giáo dân; năm 1939 có 1.544.756 giáo dân, 1.662 linh muc, tu sĩ (trong đó có 1.343 linh mục là người Việt Nam); 979 giáo xứ:

- Miền Bắc có 1.151.653 giáo dân, 1.132 linh mục, tu sĩ (trong đó có 932 linh mục người Việt Nam), 633 giáo xứ

- Miền Trung có 170.573 giáo dân, 264 linh mục, tu sĩ (trong đó có 203 linh mục người Việt Nam), 178 giáo xứ

- Miền Nam có 222.539 giáo dân, 266 linh mục, tu sĩ (trong đó có 208 linh mục người Việt Nam), 168 giáo xứ

Về tổ ức, để đáp ứng việc cai quản khi số ợng tín đồ tăng khá nhanh, năm ch lư1895, Giáo hoàng Lê Ông XIII lại tiếp tục chia địa phận Tây Đàng ngoài thành 02 địa phận là Địa phận Tây (Hà Nội) và địa phận Đoài (Hưng Hóa); sau đó năm 1901 Giáo hoàng Lê Ông XIII lại chia địa phận Tây thành 02 địa phận là địa phận Tây và địa phận Thanh (Phát Diệm) Năm 1913, Giáo hoàng Pi - Ô X chia địa phận Bắc Đàng trong thành 02 địa phận là địa phận Bắc (Bắc Ninh) và Phủ doãn Tông tòa Lạng Sơn Năm 1932, Giáo hoàng Pi- Ô XI chia địa phận Thanh (Phát diệm) thành 02 địa phận là Địa phận Phát Diệm và địa phận Thanh Hóa; chia địa phận Đông Đàng trong thành 02 địa phận là Địa phận Quy Nhơn và địa phận Kon Tum

Năm 1925, Tòa Khâm Sứ Tòa Thánh được thành lập tại Việt Nam (gồm cả Thái Lan, Cambodia và AiLao) tại Huế, sau đó dời ra Hà Nội (1951) và dời vào Sài Gòn (1959)

Trang 30

30

Đến năm 1945, Cách mạng tháng 8 thành công và nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời Ngay trong ngày Hồ Chủ tịch đọc bản Tuyên ngôn độc lập, người Công giáo đã bằng nhiều cách để ểu thị lòng yêu nước Mặc dù bị Bề trên là các bigiáo sĩ người nước ngoài cấm đoán, nhưng 200 chủng sinh trường Xuân Bích vẫn tập hợp để ểu tình ủng hộ Chính phủ Hồ Chí Minh mà về sau một số đã bị bi đuổi học như linh mục Đỗ Tông, Thiếu tướng Trần Tử Bình…

c Giai đoạn nhiều biến động của Công giáo Việt năm trong thời kỳ từ sau Cách mạng Tháng Tám đến trước ngày hoàn toàn thống nhất (năm 1945 đến năm 1975):

Cách mạng Tháng Tám thành công chưa được bao lâu thì nhân dân ta lại phải đương đầu với thực dân Pháp và các nhóm phản động tay sai, trong đó có các phần tử đội lốt tôn giáo, đặc biệt là Công giáo nói riêng và Kitô giáo nói chung âm mưu chống phá chính quyền cách mạng vừa được thành lập

Từ sau năm 1954, đất nước ta bị chia cắt thành hai miền với hai chế độ chính trị hoàn toàn đối lập nhau Trong thời kỳ này, tổ ức cơ sở Đảng ở các vùng đông chđồng bào Công giáo còn nhiều yếu kém, trong khi nhiệm vụ giáo dục nhân dân đấu tranh với các phần từ phản động đội lốt tôn giáo hết sức nặng nề và phức tạp, những quần chúng có đạo tích cực đã rất khó khăn mới vượt qua được sự khác biệt về ế thgiới quan tôn giáo, những ràng buộc về mặt giáo lý, quan hệ gia đình

Theo thống kê của Giáo hội Công giáo, năm 1960 cả ớc có 2.096.540 giáo nưdân, 23 Giám mục, 1.914 linh mục, 5.789 tu sĩ và 1.530 chủng sinh; năm 1975 cả nước có trên 3.5 triệu giáo dân Cũng trong thời gian này các thừa sai bắt đầu quan tâm hơn đến việc truyền giáo lên vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vì trước đây công cuộc truyền giáo đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số phần lớn chỉ mới diễn ra ở vùng Tây Bắc và Tây nguyên Đến ngày 24/11/1960, Giáo hoàng Gioan XXIII ra Tông hiến Venerabilium Nostrorum thiết lập hàng Giáo phẩm Công giáo ở Việt Nam, đồng thời tất cả các Tòa Giám mục của các địa phận lúc này đều được nâng từ ệu tòa Hilên Chính tòa Giáo tỉnh Hà Nội bao gồm các Giáo phận Lạng Sơn, Hai Phòng, bắc

Trang 31

31

Ninh, Hưng Hoá, Thái Bình, Bùi Chu, Phát Diệm, Thanh Hoá và Vinh Giáo tỉnh Huế gồm các giáo phận: Qui Nhơn, Nha Trang và Kontum Giáo Tỉnh Saigon quy tụ các giáo phận Vĩnh Long, Cần Thơ, và ba giáo phận mới được thành lập: Ðà lạt, Mỹ Tho và Long Xuyên

Sau ngày hiệp định Giơ - ne – vơ ợc ký kết, một lượng lớn tín đồ Công giáo đưđã di cư từ miền Bắc vào miền Nam Sử ệu từ các nguồn có sự vênh nhất định linhưng đều khẳng định có ít nhất 810.000 người đã di cư từ Bắc vào Nam trong đó ít nhất 75% số đó là tín đồ Công giáo Con số ổng lồ này là sản phẩm của một loạkh t các động cơ bên trong và tác động từ bên ngoài, lớn nhất là từ các hoạt động “tâm lý chiến” của CIA, cụ ể là Đại tá tình báo Mỹ Lansdale và cấp dưới Lou Conein thNhóm tình báo của Lansdale đã vẽ ra những thông điệp tôn giáo đầy mê tín như “Chúa đã đến miền Nam”, “Đức Mẹ Đồng Trinh đã rời miền Bắc” CIA cũng thuê các chuyên gia chiêm tinh “soạn lịch dự báo số ận thảm khốc cho giới lãnh đạph o Cộng sản và đội ngũ dưới quyền, đồng thời những tin đồn đáng sợ về kế ạch củho a Việt Minh được lan truyền.” Không chỉ kích động mà Mỹ còn hỗ ợ phương tiện, trhậu cần cho việc di cư vào Nam

Sau năm 1954, ở ền Nam một số địa phận mới được thành lập, cụ ể: năm mi th1955, giáo hoàng Piô XII lập địa phận Cần Thơ; năm 1957 Giáo hoàng Piô XII lập địa phận Nha Trang; năm 1960, Giáo hoàng Gioan XXIII lập địa phận Long Xuyên, lập địa phận Đà Lạt; năm 1963, Giáo hoàng Gioan XXIII lập địa phận Quy nhơn; năm 1965, Giáo hoàng Phaolô VI lập địa phận Xuân Lộc; năm 1967, Giáo hoàng Phaolô VI lập địa phận Buôn Mê Thuột; năm 1975, Giáo hoàng Phaolô VI lập địa phận Phan Thiết

d Sự phát triển dần đi vào ổn định của Công giáo sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất (từ năm 1975 đến nay):

Sau khi miền Nam được giải phóng, đất nước được thống nhất, nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ra đời, đã có rất nhiều tín đồ Công giáo rời bỏ đất

Trang 32

32

nước Trong phiên họp đầu tiên tại Hà Nội vào ngày 1 tháng 5 năm 1980, các Giám mục Việt Nam đã quyết đi theo đường hướng mục vụ: “Giáo Hội Việt Nam sống Phúc âm và hòa mình giữa lòng dân tộc.”

Ngày 30/6/1978, lần đầu tiên trong lịch sử ệt Nam, Ðức Tổng Giám MụVi c Giuse Maria Trịnh như Khuê, Tổng giám Mục Hà Nội, được thăng lên hàng Hồng Y tiên khởi do Ðức Thánh Cha Phaolô VI Ngày 19 tháng 6 năm 1988, Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã phong thánh cho 117 Thánh Tử đạo Việt Nam Từ năm 1989, cùng với việc đổi mới đất nước và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, nhà nước Việt Nam và Vatican đã có mối quan hệ hợp tác quốc tế thông qua việc gặp nhau định kỳ để trao đổi những vấn đề mà hai bên cùng quan tâm Ngày 1 tháng 7 năm 1989, Hồng y Roger Etchegaray đại diện Giáo hoàng Gio-an Phao -lô II đã đến Việt Nam mở đầu cho quan hệ ữa Nhà nước Việt Nam và Vatican gi

Ngày 25 tháng 1 năm 2007, Thủ ớng Nguyễn Tấn Dũng đã đến thăm Vatican tưvà có cuộc hội kiến với Đức Giáo hoàng Bê- -đích-tô XVI đánh dấu bước tiến mớnê i trong quan hệ ữa hai bên Đặc biệt, tháng 12/2009, tại Vatican đã diễn ra cuộc gặgi p lịch sử ữa Giáo hoàng Bê- -đích-tô XVI với Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết gi nêChủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cũng đánh giá cao lời chỉ dạy của Giáo hoàng Bê-nê-đích-tô XVI với giới Công giáo Việt Nam qua Huấn từ cho các Giám mục Việt Nam nhân dịp đi Ad Limina vào tháng 6/2009, trong đó xác định “một giáo dân tốt đồng thời là một công dân tốt”

Tháng 2 năm 2009, Tổ công tác hỗn hợp Việt Nam - Vatican được thành lập nhằm xây dựng lộ trình quan hệ giữa hai bên Đến tháng 4 năm 2011, Việt Nam chấp thuận đại diện không thường trú của Vatican - Tổng Giám mục Leopoldo Girelli được ra vào Việt Nam trong mối quan hệ với Giáo hội Công giáo Việt Nam và Nhà nước Việt Nam, hiện nay vị trí này đang được đảm nhiệm bởi Đức Tổng giám mục Marek Zalewski Phái đoàn ngoại giao của Vatican đã đến thăm Việt Nam vào tháng 4 năm 2022 Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc và Thứ trưởng Miroslaw

Trang 33

33

Wachowski đã đồng chủ trì cuộc họp vòng 9 Nhóm Công tác hỗn hợp Việt Nam Tòa thánh Vatican Và đặc biệt, vào tháng 7 năm 2023, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã có chuyến thăm đến Vatican, đây là sự kiện vô cùng quan trọng cho việc xúc tiến mối quan giữa hai bên, hai bên đã thảo luận và cơ bản nhất trí về nội dung "Quy chế ạt động của Đại diện thường trú và Văn phòng Đại diện thường trú củho a Tòa thánh tại Việt Nam"

-Hiện nay Công giáo là một trong các tôn giáo lớn nhất Việt Nam, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, Công giáo là tôn giáo có số lượng tín đồ cao nhất Việt Nam với 5.866.169 tín đồ ết quả tổng điều tra dân số và nhà ở 2019), còn theo thông (Ktin của Ban Tôn giáo Chính phủ năm 2021, con số này rơi vào khoảng 7 triệu người

Hiện tại Việt Nam đang có hơn 47 Giám mục, hơn 6000 linh mục, khoảng 200 dòng tu, hơn 10000 cơ sở ờ tự thuộc về 3 Giáo tỉnh Hà Nội, Huế và Sài Gòn.th

3 Sự phát triển của một số tôn giáo khác tại Việt Nam:

Việt Nam là một nước đa tôn giáo, tín ngưỡng, người dân Việt Nam có truyền thống sinh hoạt, hoạt động tín ngưỡng từ lâu đời Nhà nước Việt Nam đã công nhận và cấp đăng ký cho 38 tổ ức, hệ phái tôn giáo và 1 pháp môn tu hành thuộc 13 tôn chgiáo, với trên 24 triệu tín đồ (chiếm 27% dân số), 83000 chức sắc, 250000 chức việc, 46 trường đào tạo chức sắc tôn giáo và 25000 cơ sở ờ tự.th

Đa phần người Việt Nam là người không theo tôn giáo nhưng đời sống tâm linh, tín ngưỡng vô cùng phong phú Ở ệt Nam, nhà nào cũng có bàn thờ tổ tiên Vivà cúng giỗ, ghi nhớ công ơn của thế hệ đi trước là vô cùng phổ ến và được xem bitrọng Bên cạnh việc thờ cúng tổ tiên, nhiều nơi ở Việt Nam có đình thờ thành hoàng, thần thành hoàng được thờ trong các đình làng có thể là các vị ần linh hoặc các thnhân vật kiệt xuất có công lao to lớn như các ông tổ nghệ hoặc các vị khai quốc công thần, chống giặc ngoại xâm

Ngoài Công giáo và Phật giáo, Việt Nam còn 4 tôn giáo lớn: Tin Lành, Hồi giáo, Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo

Ngày đăng: 13/08/2024, 16:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w