LỜI MỞ ĐẦUPhim ngắn là một thể loại độc đáo trong nghệ thuật điện ảnh, không chỉ mang tính sáng tạo mà còn đòi hỏi sự cô đọng và sâu sắc trong cách truyền tải nội dung.. Khái niệm kịch b
Trang 1HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 2 -
BÁO CÁO KẾT MÔN KỊCH BẢN ĐA PHƯƠNG TIỆN CHỦ ĐỂ : PHIM NGẮN “GƯƠNG MẶT CUỐI CÙNG”
GVHD : Nguyễn Thị Thu Bình
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 4A
Họ tên: Nguyễn Thị Kim Thùy MSSV: N22DCPT090
Trang 2MỤC LỤC
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Phim ngắn là một thể loại độc đáo trong nghệ thuật điện ảnh, không chỉ mang tính sáng tạo
mà còn đòi hỏi sự cô đọng và sâu sắc trong cách truyền tải nội dung Với thời lượng ngắngọn, phim ngắn buộc người sáng tạo phải tập trung khai thác ý tưởng một cách tinh tế, truyềnđạt thông điệp rõ ràng và gây ấn tượng mạnh mẽ đến người xem Chính điều này đã thôi thúcchúng em lựa chọn thể loại phim ngắn cho dự án lần này Bên cạnh việc thử sức với việc kểmột câu chuyện trong khuôn khổ hạn chế, chúng em còn muốn học cách tinh chỉnh ý tưởng,nâng cao khả năng sáng tạo và rèn luyện kỹ năng truyền tải cảm xúc một cách hiệu quả nhất
Trước hết, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Thu Bình, người đã tận tình hướngdẫn, chia sẻ những kinh nghiệm quý báu, và truyền cảm hứng cho chúng em trong suốt quátrình thực hiện dự án Sự đồng hành và chỉ dạy tận tâm của cô là động lực giúp chúng emvượt qua khó khăn và hoàn thành kịch bản này
Quá trình xây dựng kịch bản phim ngắn không chỉ giúp chúng em củng cố kiến thức nền tảng
mà còn mang lại nhiều bài học quý giá về cách phát triển và hoàn thiện một ý tưởng Dù sảnphẩm vẫn còn nhiều hạn chế do kinh nghiệm chưa dày dặn, nhưng chúng em đã cố gắng hếtsức để hoàn thành Chúng em hy vọng sẽ nhận được những ý kiến góp ý từ cô để tiếp tục cảithiện và phát triển kỹ năng trong tương lai Một lần nữa, xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô
vì sự tận tâm và hỗ trợ quý báu!
Trang 4CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 KỊCH BẢN
1.1.1 Khái niệm kịch bản
Kịch bản là một vở kịch, một bộ phim, một chương trình được phác thảo, mô hình hóa, trên vănbản với tư cách là một đề cương, hay chi tiết đến từng chi tiết nhỏ (tuỳ theo yêu cầu của mỗi loạihình), là cơ sở chính cho “tập thể tác giả” làm nên, hoàn thiện tác phẩm của mình
1.1.2 Nguồn gốc kịch bản
Kịch bản, theo định nghĩa, là "một vở kịch dạng văn bản", ra đời cùng với sự xuất hiện của loạihình kịch Kịch không chỉ là một loại hình nghệ thuật sân khấu mà còn là một kịch bản văn học Nguồn gốc của kịch bản chính là kịch bản văn học, và tác phẩm kịch nói chỉ được khai thác trọn vẹn khi được trình diễn trên sân khấu Sau khi nhà văn hoàn thiện kịch bản, đội ngũ nghệ sĩ sân khấu (đạo diễn, diễn viên, nhạc sĩ, họa sĩ) sẽ tiếp tục quá trình sáng tạo, tái hiện nội dung kịch bản qua dàn dựng, diễn xuất, âm nhạc và trang trí, mang lại một trải nghiệm sinh động trên sân khấu
1.1.3 Vai trò của kịch bản
Đầu tiên, kịch bản giúp trình bày ý tưởng sáng tạo của tác phẩm, từ ý tưởng sản phẩm đến tiến
trình và nội dung, giúp người đọc hình dung rõ về tiến độ và thuyết phục lãnh đạo đồng ý thực hiện
Thứ hai, kịch bản giữ vai trò định hướng, tránh việc các thành viên trong nhóm sản xuất đi
chệch hướng và đảm bảo sản phẩm hoàn thiện đúng với mục tiêu ban đầu
Thứ ba, trong mỗi dự án truyền thông, kịch bản là công cụ quan trọng để các thành viên trong
ekip – từ biên kịch, đạo diễn đến diễn viên, quay phim – hiểu rõ công việc và tiến trình công việc của mình
Cuối cùng, giúp thúc đẩy sự hợp tác giữa các thành viên, cho phép mọi người đóng góp ý
tưởng và phản hồi, khai thác sức mạnh tập thể để tạo ra sản phẩm hoàn thiện
Trang 51.2 Các loại kịch bản phim ngắn
1.2.1 Kịch bản văn học
Theo định nghĩa trong Luật Điện Ảnh (năm 2006): “Kịch bản văn học là sản phẩm sáng tạo của
biên kịch dưới dạng văn bản thể hiện toàn bô diễn biến của câu chuyện phim”
Kịch bản văn học được xem là nền tảng để phát triển toàn bộ bộ phim, tập trung vào nội dung và
các tình tiết câu chuyện thay vì chi tiết kỹ thuật hoặc góc quay Đây là tài liệu giúp nhà sản xuất,đạo diễn và các thành viên khác trong đoàn làm phim hình dung rõ hơn về cốt truyện, nhân vật vàbối cảnh
Hình 1: Các yếu tố quan trọng của kịch bản văn học
1.2.2 Kịch bản đường dây
Kịch bản đường dây (Outline) là một bản phân tích chi tiết từng cảnh trong bộ phim, giúp chuyển
từ ý tưởng ban đầu thành một câu chuyện hoàn chỉnh
Kịch bản đường dây giúp tạo ra một cái nhìn tổng thể về câu chuyện, đảm bảo các yếu tố chínhđược phát triển hợp lý và kết nối với nhau một cách chặt chẽ
Trang 61.2.3 Kịch bản FINAL
Kịch bản final là phiên bản cuối cùng, hoàn chỉnh của kịch bản phim, được sử dụng chính thức
trong quá trình sản xuất sau khi đã qua nhiều lần chỉnh sửa
Hình 2: Vai trò của kịch bản Final
1.2.4 Kịch bản phân cảnh
Kịch bản phân cảnh để giải thích và triển khai các kỹ thuật chuyên môn cần áp dụng trong quá
trình sản xuất
Kịch bản phân cảnh thường được trình bày ở dạng bảng chi tiết để thể hiện mọi khía cạnh của
việc làm phim Thường thì mỗi bộ phim sẽ bao gồm nhiều phân đoạn, và mỗi đoạn lại được chiathành nhiều phân cảnh với các shot quay khác nhau Thế nên, việc có kịch bản phân cảnh sẽ giúpcho đạo diễn và những người tham gia buổi quay hiểu rõ hơn về kịch bản của phim
Trong kịch bản phần cảnh cần thỏa mãn các yếu tố cơ bản sau:
1.Số thứ tự: để biết tổng thể có bao nhiêu cảnh quay
2.Cảnh: để biết cảnh thuộc phân cảnh nào
Trang 74.Cỡ cảnh và góc máy: để miêu tả hình dung của người viết
5.Hình minh họa: để minh họa rõ hơn
6.Nội dung: để diễn tả cảnh quay (ở đâu, ai làm gì? )
7.Voice over: nội dung lồng tiếng
8.Nhân vật: ai có mặt trong cảnh quay này
9.Trang phục, đạo cụ: nhân vật trong tạo hình ra sao?, đạo cụ cần dùng trong cảnh này là gì? 10.Ghi chú: Những thông tin thêm cần lưu ý
Trang 9Hình 6: Hồi III Kết thúc
Chương 2: TÌM HIỂU VỀ PHIM NGẮN
2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHIM NGẮN
2.1.1 Khái niệm phim ngắn
Phim ngắn là một thể loại phim có thời lượng chưa đủ dài để được xếp vào thể loại phim truyện.Theo Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh Mỹ, phim ngắn được định nghĩa là tácphẩm điện ảnh gốc có thời lượng từ 40 phút trở xuống, bao gồm cả phần giới thiệu Tuy nhiên,cách hiểu về thời lượng của phim ngắn có thể thay đổi tùy theo từng tổ chức hay nghiên cứu, vớicác mốc phổ biến như 15 phút, 30 phút, hoặc tối đa 40–45 phút
2.1.2 Sơ lược về lịch sử
Giai đoạn manh nha
Vào thời kỳ đầu của điện ảnh (1888–1913), tất cả các bộ phim đều là phim ngắn do giới hạn kỹthuật Những tác phẩm đầu tiên của anh em Lumière như Workers Leaving the Lumière Factory
và L’arrivée d’un Train en Gare đặt nền móng cho điện ảnh thế giới Trong thời kỳ này, các bộphim thường kéo dài vài phút, dần dần được nâng lên một cuộn (khoảng 14 phút) Số lượng phimngắn được sản xuất rất lớn, điển hình như D.W Griffith với hơn 450 phim ngắn
Phim ngắn thời kỳ này thường mô phỏng các loại hình giải trí khác như ảo thuật, diễn xuất, vàtrình chiếu đèn lồng ma thuật Với mô hình rạp chiếu giá rẻ như nickelodeons (chỉ cần 5 xu để
Trang 10xem phim), phim ngắn thống trị thời đại sơ khai của điện ảnh, đặc biệt ở Mỹ và châu Âu Tuynhiên, phim ngắn khi ấy chưa có cấu trúc câu chuyện rõ ràng, chỉ đơn giản là ghi lại các hình ảnh.Phải đến sau này, các nhà làm phim mới đưa yếu tố tự sự vào, tạo ra nền tảng đầu tiên cho điệnảnh.
Giai đoạn định hình và phát triển (1913–1945)
Khi phim truyện dài trở nên phổ biến, phim ngắn dần bị đẩy ra ngoài trung tâm của nền côngnghiệp điện ảnh, đặc biệt ở Mỹ Trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất, châu Âu bị ảnh hưởng nặng
nề, điện ảnh Mỹ tận dụng cơ hội phát triển phim truyện dài để cạnh tranh với thị trường châu Âu.Thời kỳ này, phim ngắn chủ yếu xuất hiện dưới dạng phim tài liệu ngắn hoặc các tác phẩm thửnghiệm theo trào lưu nghệ thuật như chủ nghĩa siêu thực (Un Chien Andalou của Salvador Dalí vàLuis Buñuel)
Ở Hollywood, phim ngắn vẫn phát triển mạnh mẽ nhờ nền công nghiệp điện ảnh đang bùng nổ.Năm 1932, Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh Mỹ đưa phim ngắn vào hạng mụctrao giải Oscar, ban đầu chia thành phim ngắn hài và phim ngắn có tính mới lạ Qua thời gian,hạng mục này được định hình lại, phản ánh sự phát triển không ngừng của thể loại phim ngắn
Thời kỳ hậu chiến và cách tân (1945–1970)
Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, phim ngắn được các nhà làm phim châu Âu sử dụng như mộtcông cụ cách tân nghệ thuật Các trào lưu như Tân hiện thực Ý (Neorealism) và Làn sóng mớiPháp (French New Wave) lấy phim ngắn làm bước đầu thử nghiệm phong cách sáng tạo Nhiềutác phẩm phim ngắn thời kỳ này phản ánh những góc nhìn độc đáo về xã hội, văn hóa sau chiếntranh
Phim ngắn cũng được công nhận trong các liên hoan phim lớn như Cannes (từ năm 1947) Cácnhà làm phim như Kenji Mizoguchi và Yasujiro Ozu ở Nhật Bản tạo ra các phim ngắn tài liệu vàthử nghiệm phong cách điện ảnh độc đáo
Thời kỳ hiện đại và sự đa dạng (1970–nay)
Từ thập niên 1970, với sự phát triển của công nghệ và các phương tiện truyền thông, phim ngắnbước vào một kỷ nguyên mới Internet và các nền tảng phát trực tuyến mở ra cơ hội lớn cho phimngắn tiếp cận công chúng toàn cầu Nhiều nhà làm phim trẻ sử dụng phim ngắn như một công cụthử nghiệm ý tưởng, thể hiện phong cách cá nhân và khởi đầu sự nghiệp
Trang 11Phim ngắn hiện đại đa dạng về thể loại, từ phim tài liệu, phim hoạt hình đến các tác phẩm mangtính thể nghiệm Các giải thưởng danh giá như Oscar, BAFTA, và các liên hoan phim quốc tế tiếptục tôn vinh phim ngắn, khẳng định vị thế độc lập của thể loại này trong nền điện ảnh thế giới.
2.1.3 Các chủ đề của phim ngắn
Phim ngắn được phân chia theo rất nhiều những chủ đề khác nhau, tuy nhiên nhóm sẽ chỉ tậptrung vào 3 chủ đề chính của kịch bản:
Phim ngắn kinh dị
Phim ngắn kinh dị tận dụng thời lượng ngắn để tạo ra sự căng thẳng, hồi hộp và bất ngờ Thay vì
đi sâu vào xây dựng cốt truyện phức tạp, các phim ngắn này thường tập trung vào một tình huốngkinh hoàng, một cú twist hoặc một khoảnh khắc giật mình (jump scare)
Hướng khai thác: thế lực siêu nhiên, những nỗi sợ đời thường như cảm giác bị theo dõi, khônggian hẹp, hoặc sự xuất hiện bất ngờ
Phim ngắn tâm lý
Phim ngắn tâm lý thường tập trung vào chiều sâu nội tâm nhân vật hoặc tình huống căng thẳng vềtinh thần Thể loại này thường đặt ra các câu hỏi đạo đức, nhân sinh hoặc khắc họa những góckhuất của tâm hồn con người
Hướng khai thác: khắc họa nỗi cô đơn, sự bất an hoặc tổn thương tinh thần,
Phim ngắn bí ẩn
Phim ngắn bí ẩn xây dựng cốt truyện lôi cuốn với các chi tiết gợi mở, thường dẫn khán giả đếnmột kết thúc bất ngờ hoặc bỏ lửng Sự mơ hồ, kỳ lạ là yếu tố chính thu hút người xem
Hướng khai thác: các hiện tượng hoặc sự kiện kỳ lạ không có lời giải, những bí mật đen tối được
hé lộ dần qua các chi tiết, câu chuyện với kết thúc mở, để khán giả tự diễn giải
2.2 QUY TRÌNH VIẾT KỊCH BẢN PHIM NGẮN
2.2.1 Trình bày ý tưởng
Tên phim
Thể loại: những chủ đề xoay quanh bộ phim
Ý tưởng: 3-5 dòng giới thiệu sơ lược nội dung phim
Thông điệp: những giá trị mà bộ phim đem lại
2.2.2 Viết kịch bản văn học
Cốt truyện: khái quát diễn biến bộ phim từ đầu đến cuối
Trang 12Tình tiết và xung đột: những sự kiện xảy ra, hành động, lời thoại và lời thoại của nhân vật
2.2.3 Viết kịch bản đường dây
Tổ chức sắp xếp lại kịch bản: chia phim thanh 3 hồi, xác định các cột mốc quan trọng
Sơ đồ nhân vật tương tác
Xác định nhân vật: nhân vật chính, phụ, phản diện
2.2.4 Phát triển câu chuyện và nhân vật
Lý lịch nhân vật: ngoại hình, tính cách, thói quen,…
Bổ sung các phân đoạn
Khai thác những tình tiết
2.2.5 Viết kịch bản Final
Bảm đảo nguyên tắc: 1 phút tương đương 1 trang
Định dạng giống phim điện ảnh: từ khổ giấy, font, size, số trang, căn lề
Nội dung:
Tiêu đề cảnh: NỘI/NGOẠI TÊN BỐI CẢNH THỜI GIAN (NGÀY/ĐÊM)
Diễn biến: hành động, thái độ, không gian
Tên nhân vật
Thoại: văn nói
Trang 13CHƯƠNG 3: QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN
Thành viên Nhiệm vụ Đánh giá Nhận xét
Nguyễn Thị Kim Thùy Lên ý tưởng, viết kịch bản
văn học, báo cáo, sửa vàgóp ý kiến
10/10 Hoàn thành công việc,
nhiệt tình, tích cực
Phạm Hoàng Minh Viết lý lịch nhân vật, báo
cáo, sửa và góp ý kiến
10/10 Hoàn thành công việc,
nhiệt tình, tích cựcLương Tiến Nhân Viết kịch bản đường dây,
báo cáo
10/10 Hoàn thành công việc,
nhiệt tình, tích cựcNguyễn Thị Mến Viết kịch bản final, báo cáo,
Sau đó, xây dựng yếu tố bí ẩn bằng cách tạo ra các mảnh ghép mơ hồ cho câu chuyện ( căn nhàhoang, âm thanh kì lạ vào ban đêm, hình ảnh phản chiếu trong gương
Chiếc gương được làm vật dẫn truyện chính, bởi đây là một biểu tượng thường gắn liền vớinhững điều bí ẩn và ám ảnh trong nghệ thuật Gương phản chiếu sự thật, nhưng cũng có thể bópméo thực tại
Bộ phim được xây dựng trong một bối cảnh u ám( khu rừng rậm vào ban đêm, căn nhà bỏhoang, ) để tạo không khí kinh dị cho phim
Kết thúc của câu chuyện được xây dựng với mục đích khiến khán giả không chỉ bất ngờ mà cònphải suy ngẫm
3.2 VIẾT VÀ HOÀN CHỈNH KỊCH BẢN VĂN HỌC
Trang 14Bộ phim được viết với cấu trúc 3 hồi rõ ràng
Từ những yếu tố chính, viết ra thêm những chi tiết xoay quanh
Tạo cao trào và những yếu tố kinh dị để lôi cuốn người xem
Phần kết thúc được viết với plot twist bất ngờ nhằm ám ảnh và đọng lại trong tâm trí ngườixem.
Sau khi viết xong kịch bản, kiểm tra lại mạch truyện lần nữa để đảm bảo sự mạch lạc, mọi chi tiếtđều hợp lý
Sửa lại lời thoại để câu thoại được nói một cách tự nhiên nhất, không gây cảm giác khó chịu, cứngnhắt cho người nghe
Cuối cùng, gửi kịch bản cho nhóm để lấy ý kiến, chỉnh sửa những đoạn còn chưa rõ ràng, nhữngtình tiết còn khó hiểu hay chưa được giải đáp
3.3 XÁC ĐỊNH CỐT TRUYỆN VÀ KỊCH BẢN ĐƯỜNG DÂY
3.4 PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN VÀ NHÂN VẬT
Sau khi đã thống nhất về nội dung chính của phim thì sẽ tập trung khai thác thêm những tình tiếtnhỏ và bổ sung thêm những phân đoạn tiếp nối bổ sung cho câu chuyện thông qua lý lịch của nhânvật
Những chi tiết được nhắc đến nhưng chưa được khai thác thêm cho câu chuyện như “đôi chân bịbật máu” có thể khai thác thêm nhiều hành động cho điều đó Giữa ngày và đêm cần có thêmnhững tình tiết bổ sung để biết nhân vật làm gì tiếp nối cảm xúc cũng như diễn tiến mạch lạc hơn.Ngoài ra, thông qua lý lịch nhân vật có thể bổ sung thêm thói quen, cách di chuyển cũng như thóiquen để có thể cài cắm thêm những tình tiết nhỏ thông qua đó người xem sẽ hiểu hơn về quá khứ
và câu chuyện của nhân vật hiện tại
Khi đã chỉnh sửa và thêm thắt cho câu chuyện thì nhóm sẽ chuyển sang bước cuối là kịch bảnfinal
Trang 153.5.1 Hiểu định dạng chuẩn kịch bản phim
Khổ giấy: A4.
Font chữ: Courier New – kích thước 12pt.
Khoảng cách dòng: 1.5 line
Căn lề: Lề trái: 1.5 inch (3.8 cm).
Lề phải, trên và dưới: 1 inch (2.5 cm)
Số trang: 1 trang tương ứng với 1 phút phim (10 phút tương ứng 10 trang).
3.5.2 Cấu trúc nội dung mỗi trang
Đoạn miêu tả ngắn gọn (không quá 4 dòng)
Mô tả chi tiết hành động, thái độ, không gian
Tránh dùng cảm tính (như "lo lắng", "sợ hãi"), thay vào đó, miêu tả biểu hiện (như "runrẩy", "thở hổn hển")
Tên nhân vật:
Viết IN HOA khi xuất hiện lần đầu
Sau đó viết thường
Thoại:
Ngắn gọn, súc tích, thể hiện văn nói tự nhiên
Căn giữa và ghi thẳng dưới tên nhân vật
3.5.3 Bản thảo kịch bản sơ bộ
Ví dụ:
NỘI - CĂN NHÀ HOANG - ĐÊM
Ánh sáng từ ngọn đèn mờ mịt hắt lên tường
Trang 16An ngồi co ro ở góc tường Tay ôm lấy vai, hơi thở nặng nề.
TIẾNG GÕ CỬA vang lên: Cộc… Cộc… Cộc
An bật dậy Đôi mắt đảo quanh, tìm kiếm nơi phát ra âm thanh
Cô bước từng bước chậm rãi về phía cánh cửa
AN (thì thào)
Ai… ở đó?
Cô nhìn qua khe cửa
3.5.4 Chỉnh sửa nội dung:
Các sự kiện diễn ra hợp lý, không có chi tiết thừa hoặc lặp lại
Đảm bảo hành động và lời thoại khớp với cá tính nhân vật
Cân nhắc khi nào nên đẩy nhanh (hành động căng thẳng), khi nào nên giảm nhịp (tăng cường yếu
tố hồi hộp)
3.5.5 Định dạng bản final chuẩn
Tiêu đề cảnh (Scene Heading): IN HOA, căn lề trái.
Hành động/miêu tả (Action Description): Viết đoạn không quá 4 dòng, căn lề trái
Tên nhân vật: căn giữa.
Thoại: Văn nói, căn giữa bên dưới tên nhân vật, không dùng dấu gạch ngang hay ngoặc kép
Trang 174.1 KỊCH BẢN VĂN HỌC
Đêm rừng sâu, bóng tối như chực nuốt chửng mọi thứ dưới tán cây rậm rạp Ánh sáng nhợt nhạt từvầng trăng lẩn khuất sau mây, chỉ để lại những cái bóng kỳ dị nhảy múa trên mặt đất
Trang 18An lao qua những con đường mòn lởm chởm, đôi chân trần của cô giẫm lên đá sỏi, bật máu,nhưng nỗi đau ấy chẳng thể nào át đi được tiếng gào thét trong đầu cô: "Chạy, chạy đi!".
Sau lưng, tiếng lá khô xào xạc, âm thanh quen thuộc mà mỗi lần vang lên lại như một hồi chuôngbáo tử Cô ngoảnh lại Không ai cả
Nhưng An biết Cô cảm nhận được đôi mắt đó, ánh nhìn lạnh lẽo như kim châm đang rình rập,theo sát từng bước chân cô
Đến khi cô nghĩ rằng mình không thể chạy thêm được nữa, một căn nhà hoang bất ngờ hiện ratrước mặt, tựa như một bóng ma mọc lên giữa khu rừng chết chóc
Căn nhà chìm trong bóng tối, cũ kỹ và lạnh lẽo Những mảnh ngói vỡ nát nằm rải rác trên mái.Cánh cửa gỗ mục ruỗng khép hờ, vừa như chào đón, vừa như cảnh báo
An chần chừ "Có thể hắn đang chờ mình trong đó!" Nhưng rồi tiếng động từ phía sau vang lên, rõràng và gần hơn
Cô lao vào, đóng sập cửa lại, như thể nó có thể bảo vệ cô khỏi tất cả những gì đang rượt đuổi ngoàikia
Bên trong, không gian im lặng đến đáng sợ Một căn phòng đầy bụi, những tấm rèm rách nát phấtphơ trong làn gió lạnh lẽo Ở góc phòng, một tấm gương lớn treo trên tường, mặt gương bị phủ kínbởi lớp bụi dày, mờ mịt như sương
An ngồi sụp xuống bên cạnh cánh cửa, ôm lấy đầu gối Hơi thở của cô nặng nề, đôi mắt hoang dạiđảo qua đảo lại như một con thú bị dồn đến đường cùng
Đêm đầu tiên trong căn nhà trôi qua một cách u ám Khi tiếng đồng hồ gõ nhịp nửa đêm vang lên,căn phòng yên tĩnh bỗng bị phá tan bởi một âm thanh sắc gọn: cộc cộc
An bật dậy Tim cô đập điên cuồng
Trang 19Cô nín thở, nhìn chằm chằm vào cánh cửa gỗ Tiếng gõ đều đặn, không quá mạnh nhưng đủ đểkhiến không khí xung quanh như bị bóp nghẹt.
Cô rón rén đến gần, ghé mắt qua khe cửa Ngoài kia chỉ là bóng đêm đen kịt, không một bóngngười
"Chỉ là gió thôi." Cô tự lẩm bẩm, cố xoa dịu nỗi sợ Nhưng sâu thẳm, cô biết: không phải gió
Sáng hôm sau, ánh sáng nhợt nhạt của buổi sớm không xua tan được sự lạnh lẽo trong căn nhà Anđứng trước tấm gương, lớp bụi mờ phủ kín khiến hình ảnh phản chiếu chỉ là một cái bóng lờ mờ
Cô đưa tay lau nhẹ mặt gương, từng lớp bụi rơi xuống, để lộ khuôn mặt xanh xao, hốc hác củamình Nhưng khi cô nghiêng đầu, hình ảnh trong gương không làm theo
Một đôi tay run rẩy, siết chặt con dao nhuốm máu
Tiếng hét thất thanh xé toang không gian
Một bóng người gục xuống, máu chảy thành dòng trên sàn gỗ
Cô lắc đầu, cố đẩy lùi những hình ảnh đó "Không phải mình Mình không làm Mình không phải
là nó." Nhưng càng phủ nhận, những ký ức càng rõ ràng hơn
Đêm cuối cùng, tiếng gõ cửa lại vang lên, lần này mạnh bạo hơn, dữ dội hơn
An đứng trong phòng khách, nhìn trân trân vào tấm gương Trong gương, kẻ đó bước ra, từngbước nặng nề như dẫm nát sự yên tĩnh trong không gian