Sự phát triển của mạng xã hội có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của toàn xã hội, thay đổi cục diện lối sống và tư duy của mọi tầng lớp trong những năm gần đây.Thứ nhất, mạng xã hội có kh
Trang 1BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-⁕⁕⁕ -
BÁO CÁO SƠ BỘ CÔNG NGHỆ ĐA PHƯƠNG TIỆN
Đề tài: NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ HỘI
ĐẾN GIỚI TRẺ TẠI HÀ NỘI
NHÓM 10 - Digital Marketing 64B
GVHD:
TS Phạm Minh Hoàn
Hà Nội, Tháng 3 – 2024
Trang 22
MỤC LỤC
TÓM TẮT 3
1 Tính cấp thiết của đề tài 3
2 Mục tiêu nghiên cứu 3
3 Đối tượng nghiên cứu 4
NỘI DUNG 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MẠNG XÃ HỘI VÀ GIỚI TRẺ 5
1.1 Khái niệm của mạng xã hội, giới trẻ, tác động 5
1.2 Những tác động tích cực, tiêu cực của mạng xã hội đến giới trẻ 6
1.2.1 Ảnh hưởng tích cực 6
1.2.2 Ảnh hưởng tiêu cực 7
1.3 Các lý thuyết, quan điểm liên quan đến vấn đề nghiên cứu 8
1.4 Xây dựng mô hình nghiên cứu 9
1.4.1 Tổng quan lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu 9
1.4.2 Đề xuất mô hình nghiên cứu 11
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐẾN GIỚI TRẺ 13
2.1 Tổng quan về nghiên cứu tác động của mạng xã hội đến giới trẻ 13
2.1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước 13
2.1.2 Nhận xét 15
2.2 Thực trạng về tác động của mạng xã hội đến giới trẻ trong thực tiễn 15
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
3.1 Nguồn và loại dữ liệu 16
3.2 Phương pháp nghiên cứu 16
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 17
4.1 Kết quả phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu 17
4.2 Kết quả giải quyết vấn đề nghiên cứu 17
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 17
5.1 Kết luận về những nội dung nghiên cứu 17
5.2 Kiến nghị về những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu 17
PHỤ LỤC 18
I BẢNG KHẢO SÁT TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐẾN GIỚI TRẺ TẠI HÀ NỘI 18
II TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
Trang 3TÓM TẮT
1 Tính cấp thiết của đề tài
Đi cùng thời đại phát triển nhanh như “vũ bão” của công nghệ hiện nay không thể không nhắc đến sự đồng hành của xã hội thu nhỏ dựa trên các nền tảng số Sự phát triển của mạng xã hội có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của toàn xã hội, thay đổi cục diện lối sống và tư duy của mọi tầng lớp trong những năm gần đây.Thứ nhất, mạng xã hội có khả năng đem đến rất nhiều giá trị cho người biết sử dụng nó như tiếp nhận thông tin nhanh chóng, khối lượng thông tin phong phú được cập nhật liên tục, có nhiều tiện ích về giải trí,
mở rộng mô hình kinh doanh qua hình thức online tiếp cận được khách hàng một cách dễ dàng, Tuy nhiên, có một điều chắc chắn không thể phủ nhận rằng mạng xã hội đã làm thay đổi mạnh mẽ hình thức giao tiếp giữa những cá nhân, các nhóm, và các quốc gia với nhau, đó chính là khả năng kết nối Cũng có thể nói rằng, mạng xã hội đã trở thành một phương tiện có sự lan tỏa rộng rãi và phổ biến Những tính năng đa dạng cho phép người dùng kết nối, chia sẻ, tiếp nhận thông tin một cách nhanh chóng, hiệu quả
Thứ hai, trong các mạng xã hội hiện nay, Facebook, Tiktok, Threads, Instagram,
là một trong những mạng xã hội phổ biến nhất ở Việt Nam với lượng người sử dụng rất lớn Điều này cho thấy việc đặt trọng tâm nghiên cứu về các kênh mạng xã hội nói chung
có thể là một cách đi phù hợp để làm rõ tầm ảnh hưởng của mạng xã hội này tới giới trẻ
Thứ ba, trong nhiều nhóm đối tượng khác nhau, giới trẻ là một trong những nhóm
có nhu cầu sử dụng mạng xã hội nhiều nhất và điều đó cũng khiến các hoạt động của họ (học tập, quan hệ gia đình, bạn bè, hoạt động xã hội và công việc,…) cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc ngược trở lại từ chính các kênh mạng xã hội Bởi lẽ đây cũng chính là nhóm tuổi được tiếp cận với những thành tựu quan trọng của thế giới, được chứng kiến sự lên ngôi của mạng Internet và sự chuyển mình của quê hương, đất nước trong thời đại công nghệ
số Vì vậy, việc tìm hiểu và nghiên cứu tác động của mạng xã hội đến giới trẻ hiện nay là
vô cùng cần thiết và quan trọng Thế nhưng, ở Việt Nam lại chỉ có một số ít nghiên cứu về tác động của mạng xã hội lên các lĩnh vực như kinh tế, marketing, khoa học, mà chưa có nghiên cứu nào cho cái nhìn tổng quan về thực trạng sử dụng mạng xã hội cũng như các biện pháp nhằm khắc phục những hậu quả do mạng xã hội gây ra
Với những lý do nêu trên, nhóm tác giả đã quyết định tiến hành đề tài “Nghiên cứu tác động của mạng xã hội tới giới trẻ” và tin chắc rằng nó thực sự cần thiết cho bối cảnh
xã hội hiện nay Nghiên cứu nhằm mục đích phân tích, chỉ ra các tác động của mạng xã hội lên giới trẻ cả trong công việc lẫn trong học tập và từ đó đề xuất các biện pháp làm tăng những ảnh hưởng tích cực, giảm thiểu những tác nhân tiêu cực đến việc sử dụng mạng xã hội của giới trẻ, hướng tới một nền giáo dục tốt đẹp của Việt Nam trong tương lai
2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu “Tác động của mạng xã hội đến giới trẻ tại Hà Nội” được tiến hành với mục tiêu sau:
Trang 44
- Nghiên cứu thực trạng của việc sử dụng mạng xã hội đến giới trẻ đặc biệt là học sinh, sinh viên hiện nay
- Xác định và đánh giá những yếu tố tác động đến ý định sử dụng mạng xã hội của giới trẻ
- Rút ra một số đề xuất, kiến nghị giúp phát huy những tác động tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực của việc sử dụng mạng xã hội tới giới trẻ
3 Đối tượng nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là tác động của mạng xã hội đến học tập và đời sống của giới trẻ
3.2 Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu nhóm lựa chọn là giới trẻ thuộc độ tuổi từ 15 - 25 tuổi
3.3 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 3/2024 đến tháng 4/2024
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại thành phố Hà Nội
Trang 5NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MẠNG XÃ HỘI VÀ GIỚI TRẺ
1.1 Khái niệm của mạng xã hội, giới trẻ, tác động
Từ điển Bách khoa Wikipedia định nghĩa về mạng xã hội như sau: “Mạng xã hội hay gọi là mạng xã hội ảo (tiếng Anh: social network) là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian”
Một định nghĩa khác về mạng xã hội cũng nhận được nhiều sự quan tâm và đồng tình đó là định nghĩa của PGS.TS Vũ Duy Thông: “Mạng xã hội là dịch vụ kết nối các thực thể truyền thông trên Internet với nhau thành những cụm mạng nhỏ hơn theo sự liên kết tự nguyện không phân biệt thời gian, không gian”
Như vậy mạng xã hội có thể ngầm hiểu là một thế giới ảo (xã hội ảo) với các thành viên là các cư dân mạng Cách để các cư dân mạng liên kết với nhau có thể dựa trên các nhóm (group), dựa trên các thông tin cá nhân, dựa trên sở thích cá nhân hoặc lĩnh vực quan tâm
• Giới trẻ
Theo cách hiểu phổ biến, giới trẻ là khái niệm chỉ nhóm người đang ở độ tuổi trưởng thành, có thể là thanh thiếu niên (15-25 tuổi), hoặc thanh niên (16-30 tuổi) Họ có những đặc điểm tâm sinh lý khác biệt, có tâm tư, nguyện vọng và hoài bão theo lứa tuổi và theo giới tính Giới trẻ ở các quốc gia khác nhau, tuy có sự khác biệt về tư tưởng, lối sống nhưng
có một số điểm chung để phân biệt họ với các nhóm xã hội khác, đó là sự năng động, sáng tạo, thích khám phá, thậm chí là cả sự ham vui, sành điệu và chịu chơi…
• Tác động
Tác động là một khái niệm tồn tại ở mọi lĩnh vực của cuộc sống, từ vật lý đến tinh thần, từ cá nhân đến xã hội Tác động đề cập đến sức ảnh hưởng, hiệu quả hoặc thay đổi
mà một sự kiện, hành động hoặc nguyên nhân gây ra đối với môi trường xung quanh Nó
có thể làm thay đổi cảm xúc, suy nghĩ, hành vi của con người, hoặc tạo ra những biến đổi trong tự nhiên và xã hội Chính vì vậy có thể hiểu rằng tác động của mạng xã hội đến giới trẻ là những ảnh hưởng của mạng xã hội gây nên những biến đổi trong mọi khía cạnh đối với các bạn trẻ ngày nay
• Học tập và đời sống
Nhìn chung, học tập là quá trình nâng cao hiểu biết của cá nhân, hoạt động học tập của sinh viên là hoạt động nâng cao hiểu biết của sinh viên về các lĩnh vực chuyên môn
mà sinh viên theo học tại cơ sở giáo dục đại học Ngoài việc học tập, đời sống của sinh
viên cũng rất phong phú và đa dạng Có thể hiểu, đời sống của một cá nhân bao gồm tổng
thể những gì diễn ra trong cuộc sống của họ, với sinh viên, chúng tôi xác định một số phương diện chính trong đời sống của họ như sau: quan hệ xã hội, trọng tâm là quan hệ gia đình và quan hệ bạn bè; hoạt động ngoại khóa; việc làm
Trang 66
1.2 Những tác động tích cực, tiêu cực của mạng xã hội đến giới trẻ
Trong những năm gần đây, MXH đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của giới trẻ đặc biệt là các bạn sinh viên Với nguồn thông tin phong phú, người dùng MXH
dễ dàng tiếp nhận, chia sẻ và chọn lọc thông tin một cách có hiệu quả và vượt qua trở ngại
về không gian và thời gian Và một MXH thực sự đã và đang ảnh hưởng đến đời sống của những người trẻ rất nhiều
1.2.1 Ảnh hưởng tích cực
1.2.1.1 Kết nối mọi người
MXH là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên Internet với nhiều mục đích khác nhau, không phân biệt không gian và thời gian Chúng ta cũng có thể gặp gỡ và giao lưu kết bạn với tất cả mọi người trên thế giới có cùng sở thích hay quan điểm giống mình Từ đó có thể xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn hoặc hợp tác với nhau về nhiều mặt
Mạng xã hội có những tính năng như chat, email, phim ảnh, voice chat, chia sẻ file, blog… Mạng đổi mới hoàn toàn cách cư dân mạng liên kết với nhau và trở thành một phần tất yếu của mỗi ngày cho hàng trăm triệu thành viên khắp thế giới Các dịch vụ này có nhiều phương cách để các thành viên tìm kiếm bạn bè, đối tác: dựa theo group (ví dụ như tên trường hoặc tên thành phố), dựa trên thông tin cá nhân (như địa chỉ email), hoặc dựa trên sở thích cá nhân (như thể thao, phim ảnh, sách báo, hoặc ca nhạc), lĩnh vực quan tâm: kinh doanh, mua bán
1.2.1.2 Phục vụ quá trình học tập
Ngày nay, chúng ta có thể dễ dàng nắm bắt được các thông tin từ rất nhiều nguồn khác nhau trên internet và đặc biệt là thông qua mạng xã hội với tốc độ lan truyền nhanh chóng Mạng xã hội đã trở nên phổ biến và gần gũi với mọi người nhất là đối với giới trẻ Khảo sát của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy có đến 81% sinh viên cho rằng sử dụng MXH để phục vụ quá trình học tập Nó có thể giúp chúng ta tiếp nhận thông tin, học hỏi kiến thức và kỹ năng, việc cập nhật thông tin trong một xã hội hiện đại như hiện nay là điều nên làm và cần phải làm, ta có thể dễ dàng tìm hiểu, nắm bắt được nhiều thông tin quan trọng Học hỏi thêm rất nhiều kiến thức, trau dồi những kỹ năng giúp cho bạn hoàn thiện bản thân mình hơn nữa
1.2.1.3 Mở rộng cơ hội việc làm và kinh doanh trực tuyến
Các trang mạng xã hội trực tuyến đã trở thành một diễn đàn thiết yếu để quảng cáo các kỹ năng và cho phép các bạn trẻ thiết lập thương hiệu xã hội của mình, kết nối với mọi người trực tuyến, xác định cơ hội việc làm và biến những khách hàng tiềm năng đó thành
cơ hội việc làm thực tế Có thể thấy, MXH hiện giống như một công cụ để nhà tuyển dụng tìm đến các ứng viên của mình và đó chính là phương tiện để ứng viên tiếp cận được với nhà tuyển dụng
Bên cạnh việc tìm kiếm việc làm thông qua các nhà tuyển dụng thì các bạn trẻ có thể tự tạo việc làm cho chính mình bằng hình thức kinh doanh trực tuyến trên các trang MXH Sự bùng nổ của công nghệ thông tin và sự ra đời của các trang mạng đã hình thành các dịch vụ mua bán trực tuyến Việc sở hữu sản phẩm chỉ cần đến một nút nhấn click
Trang 7chuột để lựa chọn giao hàng tại nhà Đó chính là cơ hội lớn cho các bạn trẻ có thể tăng thu nhập thông qua việc bán hàng online
1.2.1.4 Giải tỏa căng thẳng mệt mỏi sau giờ học và làm việc
Theo nghiên cứu của Giáo sư Gary Small tại trường Đại học California Los Angeles cho thấy càng sử dụng và tìm kiếm nhiều thông tin với Internet, não bộ sẽ càng được rèn luyện tốt hơn và các khả năng phán đoán, quyết định cũng sẽ từ đó phát triển thêm Ông còn đồng thời nhận thấy rằng, việc sử dụng Internet nhiều có thể giúp cho não bộ hoạt động tốt hơn, giúp làm giảm quá trình lão hóa và làm cho người lớn tuổi vẫn có suy nghĩ hết sức lạc quan
1.2.2 Ảnh hưởng tiêu cực
Chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích mà MXH đã mang đến cho con người hiện nay như giúp ích cho công việc, cho việc tìm kiếm thông tin, thiết lập các mối quan
hệ cá nhân hay giải trí… Tuy nhiên, nó cũng chứa đựng nhiều nguy cơ, rủi ro tiềm ẩn có thể ảnh hưởng xấu tới công việc, mối quan hệ cá nhân và cuộc sống của người sử dụng
1.2.2.1 Lãng phí thời gian và xao nhãng trong quá trình học tập
Tập trung vào việc sử dụng MXH làm cho thời gian trôi nhanh hơn mức bình thường
Vì thế việc sử dụng MXH sẽ gây tốn thời gian và làm cho các bạn sinh viên quên đi những việc cần làm Trong đó có cả việc học tập thay vì dành nhiều thời gian cho việc học thì các bạn lại lãng phí thời gian vào việc sử dụng các MXH Dẫn đến tình trạng kết quả học tập
sẽ không tốt Lãng phí thời gian vào việc sử dụng MXH sẽ đánh mất đi nhiều cơ hội để kiếm thêm thu nhập, nâng cao kỹ năng, trau dồi kiến thức phục vụ quá trình học tập, làm những việc hữu ích cho bản thân và xã hội Sử dụng mạng internet và các trang MXH để tìm kiếm tài liệu học tập Dẫn đến tình trạng coi nhẹ tài liệu truyền thống như sách, vở… coi thông tin, tài liệu tham khảo trên mạng là tuyệt đối chính xác Do đó sinh viên dễ tiếp cận những tài liệu sai lệch, thiếu khoa học Đây cũng là nguyên nhân làm cho kết quả học tập của sinh viên bị giảm sút Quá chú tâm vào mạng xã hội dễ dàng làm người ta quên đi mục tiêu thực sự của cuộc sống Thay vì chú tâm tìm kiếm công việc trong tương lai bằng cách học hỏi những kỹ năng cần thiết, các bạn trẻ lại chỉ chăm chú để trở thành “anh hùng bàn phím” và nổi tiếng Mạng xã hội cũng góp phần tăng sự ganh đua, sự cạnh tranh không ngừng nghỉ để tìm like và nó sẽ cướp đi đáng kể quỹ thời gian của bạn
1.2.2.2 Mất an toàn thông tin cá nhân
Khi tham gia các mạng xã hội đa phần mọi người phải cung cấp các thông tin cần thiết để tạo một tài khoản cá nhân Bên cạnh những lợi ích cho việc sử dụng mạng xã hội thì chúng ta sẽ chịu ảnh hưởng bởi những tác động xấu Đặc biệt với sự phát triển của công nghệ thì các thông tin cá nhân trên mạng xã hội của bạn sẽ dễ bị lộ Những thông tin hình ảnh đó sẽ bị sử dụng vào các mục đích xấu gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn, danh
dự và nhân phẩm của chính mình, kể cả đối với những người thân, bạn bè xung quanh Có thể thấy, bên những nguyên nhân khách quan đã được nhắc đến nhiều, một trong các nguyên nhân chủ quan khiến người dùng Facebook tại Việt Nam dễ dàng bị lấy cắp thông tin cá nhân là do ý thức bảo vệ dữ liệu cá nhân của người sử dụng chưa cao, thậm chí với một số người là rất kém
Trang 88
Đã có rất nhiều vụ việc những bạn trẻ bị lợi dụng thông qua các trang MXH như: lừa đảo, cướp tài sản, bán hàng đa cấp, giết người, hiếp dâm Bên cạnh đó việc đăng tải những thông tin, hình ảnh cá nhân lên các trang mạng còn bị các đối tượng xấu sử dụng để chế ảnh, làm sai thông tin, gây áp lực, tống tiền, đe dọa phải làm theo những yêu cầu của chúng
1.2.2.3 Thiếu sự riêng tư
Đã có nhiều thông tin cho rằng các trang mạng xã hội bán thông tin cá nhân của người sử dụng, lại thêm nhiều nguy cơ từ hacker, virus Những điều này đều cảnh báo rằng
sự riêng tư cá nhân đang dần mất đi trong khi mạng xã hội càng phát triển Với những hình ảnh, trạng thái cảm xúc của các bạn sinh viên khi đăng lên MXH có thể có rất nhiều bình luận quan tâm của mọi người nhưng bên cạnh đó có hàng trăm người đang theo dõi từng milimet những hình ảnh trạng thái của bạn Qua đó mọi cử chỉ và lời nói của bạn sẽ được mọi người biết, đây là lý do mà thông tin cá nhân bị lộ Nguy hiểm hơn, dữ liệu cá nhân sẽ trở thành thông tin chung chia sẻ cho mọi đối tượng trên MXH, kể cả người lạ, làm mất tính bảo mật, đe dọa sự riêng tư của người dùng Họ mất đi cảm giác an toàn của cá nhân mình trước mọi người Không ai hào hứng khi những chuyện vốn rất riêng của mình bị đem ra bàn tán Bởi cách nhìn nhận hoàn toàn khác nhau giữa các cá nhân, nên bên cạnh các ý kiến mang tính xây dựng cũng không hiếm những "comment" ác ý làm tổn thương nhiều người
1.2.2.4 Ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần
Ánh sáng từ các thiết bị công nghệ khi sử dụng mạng xã hội sẽ gây ảnh hưởng xấu đến thị giác, hệ thần kinh dẫn tới mắc các bệnh về mắt và gây mất ngủ Bên cạnh ảnh hưởng
về sức khỏe thì việc sử dụng mạng xã hội quá mức sẽ làm suy giảm tinh thần Các biểu hiện đó là kém tự tin, sa sút lòng tự trọng, cảm thấy khó chịu, chán nản mỗi khi xem hình ảnh về cuộc sống của những người khác trên mạng xã hội Ghen tỵ với cuộc sống của người khác, mong muốn mình được như thế và có những suy nghĩ, hành động thái quá hay mang tính tiêu cực
Theo bệnh viện Tâm thần TW1 cho biết, bệnh viện thường xuyên tiếp nhận các trường hợp bệnh nhân đến khám và điều trị tâm thần với nguyên nhân do "nghiện" mạng
xã hội.Trong số các bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện, có tới 12 - 15% người mắc bệnh là do nguyên nhân nghiện mạng xã hội và nghiện game
• Lý thuyết lựa chọn hợp lý (Rational choice theory)
Lý thuyết này được áp dụng để giải thích vì sao sinh viên lựa chọn mạng xã hội để
sử dụng trong quá trình học tập,tương tác với bạn bè, gia đình, tham gia hoạt động ngoại
khóa và hỗ trợ cho việc làm thêm Từ đó, dẫn đến sự thay đổi như thế nào trong đời sống
của sinh viên
• Lý thuyết xã hội hóa
Trong bối cảnh xã hội phát triển nhanh chóng về công nghệ thông tin, cùng với sự hội nhập và giao thoa văn hóa mạnh mẽ, môitrường thông tin đại chúng ngày càng trở nên quan trọng Đây là phương tiện, công cụ để truyền tải những thông tin, giá trị, trao đổi
Trang 9thông tin, giao lưu Truyền thông đại chúng rút ngắn khoảng cách về thời gian và không gian khiến cho con người gần gũi nhau hơn Sự ra đời của mạng xã hội, các phương tiện truyền thông đại chúng đã đưa con người đến với những khám phá mới, quan niệm mới nhanh chóng hơn
• Lý Thuyết FOMO
FOMO đây là một hội chứng sợ bị vụt mất, bỏ lỡ cơ hội, đánh mất một điều gì tốt đẹp mà bản thân có thể sẽ đạt được Ai trong chúng ta cũng có nhu cầu rất cao và tin rằng chúng ta đang phù hợp với các chuẩn mực xã hội Khi hệ thống bên trong của chúng ta xung đột với các chuẩn mực xã hội Chúng ta có nhiều khả năng chọn theo chuẩn mực xã hội hơn vì thế sẽ dễ dàng bị thu hút bởi các chiến dịch với mong muốn “hòa nhập”
1.4 Xây dựng mô hình nghiên cứu
1.4.1 Tổng quan lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu
- Theo Fishbein và Ajzen (1985) đề xuất mô hình Hành vi Hợp lý (TRA - Theory of Reasoned Actions) giải thích và dự đoán ý định hành vi trong các trường hợp chấp nhận một sản phẩm công nghệ Mô hình TRA dựa trên giả định rằng người tiêu dùng đưa ra những quyết định hợp lý trên cơ sở những thông tin mà họ biết.Lý thuyết này chỉ ra rằng
“ý định” là dự đoán tốt nhất của hành vi cuối cùng và ý định đồng thời được xác định bởi thái độ và các quy chuẩn chủ quan
- Ajzen, I (1991) đã kế thừa và phát triển từ lý thuyết Hành vi Hợp lý để cho ra đời lý thuyết Hành vi Dự đoán được (TPB – Theory of Planned Behavior).Lý thuyết TPB cho rằng con người có thể thực hiện một dạng hành vi nhất định nếu họ tin rằng hành vi này sẽ mang lại kết quả nhất định nào đó có giá trị, rằng tầm quan trọng của những kết quả này sẽ
có giá trị và đồng thuận với hành vi và họ có những nguồn lực, khả năng và cơ hội cần thiết để thực hiện hành vi đó Lý thuyết TPB gồm một tập các mối quan hệ giữa thái độ, chuẩn chủ quan, nhận thức về kiểm soát hành và dự định hành vi
- Mô hình Chấp nhận Công nghệ TAM được đề xuất bởi Davis và cộng sự (1989) Theo
mô hình này, ý định sử dụng một sản phẩm, công nghệ mới có tương quan chặt chẽ với chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi và thái độ sử dụng Hai yếu tố chi phối gián tiếp là cảm nhận về sự hữu ích và dễ dàng sử dụng/ tiện lợi của sản phẩm, công nghệ
Giả thuyết H1: Sự hữu ích của mạng xã hội
Theo Davis (1989), “sự hữu ích” đã được định nghĩa là mức độ mà một người sử dụng hệ thống cụ thể sẽ nâng cao hiệu quả công việc của mình Trong nghiên cứu của mình, Davis cho rằng những sự hữu ích mà internet mang lại như: nâng cao hiệu suất, nâng cao hiệu quả, nâng cao năng suất, kiểm soát công việc, sẽ tác động đến hành vi sử dụng internet của mọi người
Các đặc điểm như: nâng cao hiệu suất, nâng cao hiệu quả, nâng cao kiến thức, nâng cao năng suất,… cũng được Taylor và Todd (1995), Maslin Masrom (2008) đưa ra trong nghiên cứu của mình Tại các nghiên cứu trong nước, nhân tố “sự hữu ích cảm nhận” cũng được các tác giả Đoàn Thị Kim Loan và Lưu Thị Trinh (2016) sử dụng cho mục đích nghiên cứu của mình
Trang 1010
Giả thuyết H2: Sự tiện lợi của mạng xã hội
Nhận thức dễ sử dụng/ tiện lợi được nhắc đến lần đầu trong mô hình công nghệ TAM của Davis & Arbor (1989) đề cập đến việc người sử dụng tin rằng việc sử dụng hệ thống, sản phẩm công nghệ thông tin sẽ không đòi hỏi nhiều sự nỗ lực và họ cảm thấy dễ dàng khi sử dụng sản phẩm Họ thấy rằng nhận thức tính dễ sử dụng có một ảnh hưởng lên sự tin tưởng của khách hàng Còn theo Davis (1989), “sự dễ sử dụng cảm nhận” được định nghĩa là
“mức độ để một người tin rằng sử dụng hệ thống đặc thù mà không cần nỗ lực” Nhận thức
dễ dàng công nghệ sẽ có tác động trực tiếp đến hành vi và hành động, nghĩa là đối với một
hệ thống công nghệ thông tin mà giúp người sử dụng không cần bỏ quá nhiều công sức để
sử dụng thì sẽ được chấp nhận rộng rãi Nhân tố “sự dễ sử dụng cảm nhận” đã được các tác giả bao gồm Taylor và Todd (1995), Maslin Masrom (2008), sử dụng để phục vụ cho các nghiên cứu của mình Tại các nghiên cứu trong nước, nhân tố “sự dễ sử dụng cảm nhận” cũng được các tác giả Đoàn Thị Kim Loan và Lưu Thị Trinh (2016) cho mục đích nghiên cứu của mình
Theo Bauer (1960), một trong những người đầu tiên giới thiệu khái niệm nhận thức rủi ro cho rằng, nhận thức rủi ro được xem như là sự quyết định không chắc chắn của người tiêu dùng khi mua hàng hay sử dụng sản phẩm và phải nhận hậu quả từ quyết định này Theo Greatorex & Mitchell (1993), cho rằng khi nhận thức rủi ro giảm xuống dưới giá trị chấp nhận của người tiêu dùng thì nó có ảnh hưởng ít đến hành vi dự định và được bỏ qua
Giả thuyết H4: Thái độ đối với việc sử dụng MXH
Theo tác giả Fishbein và Ajzen (1985), thái độ là cảm giác tích cực hay tiêu cực về hành
vi mục tiêu, đó là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới thành công của hành vi, hệ thống Tại các nghiên cứu trong nước, theo tác giả Đặng Thị Kim Loan, Lưu Thị Trinh (2016), nhân
tố “thái độ đối với việc sử dụng” là cấp độ thực hiện hành vi được đánh giá là tích cực hay tiêu cực đối với việc sử dụng mạng xã hội
Quy chuẩn chủ quan được xác định bởi những niềm tin chuẩn mực (Norm Belief) của một
cá nhân về những điều mà những người khác nghĩ rằng cá nhân đó nên làm hoặc không được làm Theo đó, chuẩn chủ quan là thuộc tính xã hội trong đó những điều mà cá nhân
đó cân nhắc có nên thực hiện hay không phụ thuộc vào ý kiến, quan điểm của những người khác, và nhận thức về áp lực xã hội tác động theo một mức độ nhất định lên hành vi Các đặc điểm của nhân tố quy chuẩn chủ quan như ảnh hưởng của người ngang hàng đến hành vi, ảnh hưởng của cấp trên đến hành vi cũng được tác giả Taylor và Todd (1995), nhóm đồng tác giả Elizabeth White Baker, Said S Al-Gahtani, Geoffrey S Hubona(2007), Haya Ajjan và Richard Hartshorne (2008), Chih-Chung Chen (2013) đề cập đến trong các bài nghiên cứu của họ
Giả thuyết H6: Nhận thức kiểm soát hành vi
Mối quan hệ đề xuất giữa nhận thức về hành vi kiểm soát và hành vi dự định/hành vi thực
tế được căn cứ vào hai giả thiết: một sự gia tăng nhận thức về kiểm soát hành vi sẽ dẫn đến một sự gia tăng dự định hành vi và có thể dẫn đến thực hiện hành động và nhận thức về