Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trườngĐại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “Thực trạng sản xuất và giải pháp phát triển bền vững nghề
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
TINH BA RỊA - VUNG TAU
Luận văn cử nhân
Chuyên Ngành: Phát Triển Nông Thôn & Khuyến Nông
Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện
Phạm Thanh Bình Trần Thị Anh Đào
Khoá : 2002
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2006
Trang 2EDUCATING AND TRAINING MINISTRYNONG LAM UNIVERSITY, HCM CITY
ECONOMIC FACULTY
SITUATION OF BLACK TIGER SHRIMP FARMING AND
MEASURES TO ACHIEVE SUSTAINABLE PRODUCTION
AT LOC AN — PHUOC THUAN SPECIALIZED
AQUACULTURE AREA, BARIA — VUNGTAU PROVINCE
BS Thesis For The Degree of Rural Devolopment
Advisor: Student:
Pham Thanh Binh Tran Thi Anh Dao
: Class: 2002
Trang 3Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường
Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “Thực trạng sản xuất và giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi tôm sii tại vùng nuôi thủy sản tập
trung Lộc An-Phước Thuận tỉnh Bà Rịa-Vũng Tau” do Trần Thị Anh Đào, sinh
viên khóa 28, ngành PTNT&KN, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào
ngay thang nam 2006.
PHAM THANH BiNHNgười hướng dan
Ký tên, Ngay thdng nam 2006
Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng cham báo cáo
Ký tên, Ngày tháng năm 2006 Ký tên, Ngay tháng năm 2006
Trang 4LỜI CẢM TẠ
Kinh dâng đến ông bà, ba mẹ và cô chú lòng biết ơn sâu sắc vì luôn quan tâm, động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho con an tâm học tập Nhất là ba mẹ,
những người có công sinh thành và nuôi đạy con để con có được như ngày hôm nay.
Tôi xin chân thành cám ơn Ban Giám Hiệu cùng quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM; đặc biệt là thầy cô Khoa Kinh Tế đã tận tình day bảo, cung
cấp kiến thức trong suốt quá trình tôi học tập tại trường
Đặc biệt, tôi xin chân thành cám ơn thầy Phạm Thanh Bình đã tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp; vượt qua được bước ngoặt sau cùng của bến năm đại học Một lần nữa, xin gửi đến thầy lời cám ơn chân thành và lời
chúc sức khỏe!
Cuối cùng
Xin cám ơn Trung tâm khuyến ngư tinh Bà Rịa-Vũng Tàu, UBND va HTXNTTS xã Lộc An, xã Phước Thuận cùng nhân dân tại địa phương đã nhiệt tình cungcấp thông tin cho tôi trong quá trình thực tập
Cám ơn các bạn lớp Phát triển nông thôn khóa 28 đã giúp đỡ, động viên tôihoàn thành đề tài này
Thủ Đức, ngày 6 tháng 7 năm 2006
Sinh viên
Trần Thị Anh Đào
Trang 5NỘI DUNG TÓM TẮT
TRÀN THỊ ANH ĐÀO, Khoa Kinh Tế, Đại Học Nông Lâm Thành Phố
Hồ Chí Minh Tháng 7 năm 2006 Thực trang sản xuất và giải pháp phát triển bền
vững nghề nuôi tôm sii tại vùng nuôi thủy sản tập trung Loc An-Phước Thuận
tỉnh Bà Ria-Viing Tàu.
Đề tài sử dụng thông tin sơ cấp từ 67 hộ nuôi tôm sú trên vùng nuôi Lộc
An, Phước Thuận và số liệu thứ cấp từ UBND xã, HTX dịch vụ NTTS và Trungtâm khuyến ngư tỉnh để tìm hiểu hiện trạng nuôi tôm sú qua 2 năm 2004 và 2005với các mô hình nuôi Thâm Canh, Bán Thâm Canh và Quảng canh cải tiến
Kết quả nuôi tôm trong thời gian đầu có hiệu quả nhưng hiện nay nghềnuôi tôm sú gặp nhiều khó khăn Cụ thể là thiếu vốn, thiếu thị trường tiêu thụ vànhất là nguồn nước nuôi bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh Giải pháp được đề xuấtcho vùng nuôi bao gồm: cải tiến kỹ thuật nuôi, xây dựng lịch thời vụ, có kế hoạch kiểm tra môi trường, quản lý vùng nuôi, đầu tư cơ sở hạ tang, tăng lượngvốn vay và mở rộng thị trường tiêu thụ
Trang 6TRAN THI ANH DAO, Faculty of Economics, Nong Lam University, Ho Chi Minh City, July/2006 Situation of black tiger shrimp farming and measures
to achieve sustainable production at Loc An - Phuoc Thuan specialized
aquaculture area, Baria- Vungtau province.
Based on the primary data gathered from 67 black tiger shrimp farmers atLoc An, Phuoc Thuan, and secondary data given by relevant organizations, the study aimed to understand the situation of shrimp farming during the period of 2004-2005, focusing on different types of farming such as intensive and semi-
intensive ones.
‘Results of study showed that shrimp farming often had high efficiency ininitial period but in the later phases it faced more difficulties like the lack ofcapital, farmers limited access to market, and especially water pollution whichled to shrimp disease Suggested measures included technical improvement in
shrimp farming, setting specific production plan, monitoring of environmental
quality, management of production area, infrastructure investment, capital supply
through credit, and market extension.
Trang 71.1.Sự cần thiết của dé tài
1.2.Muc tiêu của dé tài
1.2.1.Mục tiêu chung
1.2.2.Mục tiêu cụ thể
1.3.Phạm vi nghiên cứu
1.4.Cấu trúc của luận văn
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.Cơ sở lý luận
2.1.1.Các khái niệm
2.1.2.Đặc điểm chung của tôm sú2.1.3.Một số yêu cầu kỹ thuật nuôi tôm2.1.4.Nội dung quy trình nuôi
2.1.5.Các vấn đề về hiệu quả kinh tế
2.1.6.Các chỉ tiêu, công thức tính toán 2.2.Phương pháp nghiên cứu
2.2.1.Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 2.2.2.Phương pháp phân tích
CHƯƠNG 3 TONG QUAN
3.1 Vi tri địa lý
3.2 Diéu kiện tự nhiên va tài nguyên thiên nhiên
3.2.1 Địa chất, địa hình3.2.2 Tài nguyên đất
3.2.3 Tài nguyên nước
Trang
ix
xii xi1
wo oo tN FP + + WwW NY KY WN
ee ee Ba BW Ó Ó Ú WH mm KK OO
Trang 83.2.4 Tài nguyên rừng
3.2.5 Tài nguyên biển
3.2.6.Khí tượng, thủy văn
3.3.Điều kiện kinh tế-xã hội
3.3.1 Điều kiện kinh té3.3.2 Điều kiện xã hội3.3.3.Cơ sở hạ tầng
14
14
16 16 16
17
19
3.4.Quá trình hình thành va phat triển của vùng nuôi Lộc An- Phước
Thuận
3.5.Cac hoạt động phục vụ phát triển nuôi tôm sú
3.5.1.Hoạt động khuyến ngư tỉnh và địa phương
3.5.2.Hoạt động tín dụng địa phương
CHƯƠNG 4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1.Khái quát về vùng nuôi
4.1.1.Tình hình nuôi tôm sú tại Lộc An và Phước Thuận từ năm
4.2.8.Thực trạng về kỹ thuật4.2.9.Thực trạng về vốn4.2.10.Thực trạng về giá bán, tiêu thụ
20
21 21 21 23 23
29
29
30 30 31 38
40
Trang 94.2.12 Các yếu tố ảnh hưởng đến NSBQ của các hộ nuôi tại vùng 55
4.3.Tác động về mặt xã hội của nghề nuôi tôm tại vùng Lộc An, Phước Thuận 59
4.3.1.Nuôi tom ảnh hướng đến thu nhập của nông hộ 60 4.3.2 Nuôi tôm ảnh hưởng đến tình trạng nhập cư của các chủ trại nuôi 62
4.3.3 Nuôi tôm ảnh hưởng đến vấn đề giải quyết việc làm 63
4.4.Vẫn đề môi trường tại vùng nuôi 64
4.4.1.Nguyên nhân ô nhiễm vùng nuôi 64
4.4.2.Ảnh hướng của môi trường đến nghề nuôi tôm trên vùng 65
4.4.3.Công tác quản lý môi trường vùng nuôi 66 4.5.Đánh giá thuận lợi và khó khăn trong quá trình nuôi 67
4.5.1.Thuận lợi 67 4.5.2.Khó khăn 68 4.6.Giải pháp phát triển bền vững vùng nuôi Lộc An, Phước Thuận 69
4.6.1.Giải pháp kỹ thuật 69 4.6.2.Giải pháp quan trắc, kiểm tra môi trường 71 4.6.3.Giải pháp quản lý vùng nuôi 72 4.6.4.Giải pháp đầu tư hạ tang 73
4.6.5.Về hoạt động cung ứng vốn sản xuất 74
4.6.6.Về thị trường tiêu thụ 75 CHƯƠNG 5 KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ 77
5.1.Kết luận T1 5.2.Kiến nghị 78 Tài liệu tham khảo 80
Phụ lục
Trang 10DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT
NTTS Nuôi Trồng Thủy Sản
UBND Ủy Ban Nhân Dân
W.B World Bank (Ngân Hàng Thế Giới)
PTBV Phát Triển Bền Vững
WCED Hội Đồng Thế Giới Về Môi Trường Và Phát Triển (Commission
on Environment and Development)
FAO Tổ Chức Luong Nông Liên Hiệp Quốc (Food and Agricultural
Organization)
TNTN Tài Nguyên Thiên Nhiên
PTNT Phát Triển Nông Thôn
QCCT Quảng Canh Cái Tiến
CNCB-TTCN Công Nghiệp Chế Biến Và Tiểu Thủ Công Nghiệp
TM-DV Thuong Mai Dich Vu
NH No&PTNT Ngân Hang Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn
Trang 11DANH MUC CAC BANG
Trang Bảng 1 Các Hình Thức Nuôi Tôm Sa 8
Bang 2 Co Cấu Sử Dụng Đất tại Lộc An-Phước Thuận T7Bảng 3 Trình Độ Học Vấn Người Dân 18Bảng 4 Cơ Cau Lao Động Phân theo Ngành Nghề 18Bảng 5 Tình Hình Vay Vốn Của Xã Lộc An trong Năm 2005 22Bảng 6 Diện Tích, Sản Lượng và Số Hộ Nuôi Tôm Sú tại Vùng Nuôi Lộc An-
Phước Thuận từ 2001-2005 23
Bảng 7 Hình Thức Nuôi Tôm trong Mẫu Điều Tra 24Bảng 8 Tình Hình Sử Dụng Điện Sản xuất tại Vùng Nuôi 25Bang 9 Anh Hưởng của Việc Tham Gia Tập Huấn Khuyến Ngư đến Nang Suất
Tôm 31Bang 10 Số Lượng Tôm Giống Thả Nuôi trong Nam 2005 32Bảng 11 Nguồn Cung Ứng Con Giống 33Bảng 12 Ảnh Hưởng của Việc Kiểm Dịch Giống đến Tỷ Lệ Hao Hụt và NSBQcủa Các Hộ Nuôi 34 Bảng 13 Tình Hình Sử Dựng Lao Động Phục Vụ Nuôi Tôm của Các Hộ 35
Bảng 14 Trình Độ Chuyên Môn Kỹ Thuật của Các Lao Động Trực Tiếp Nuôi
2005 40
Bảng 20 Phân Tổ Nhóm Giá Theo Quy Cách Tôm Năm 2005 42
Bảng 21 Khấu Hao Chi Phí Đầu Tư Cơ Ban Cho 1 Ha Nuôi Tôm — 47
Trang 12Bảng 22 Chi Phí Đầu Tư Sản Xuat Binh Quân Cho 1 Ha Nuôi Tôm Thâm Canh
Qua 2 Năm 2004, 2005 48
Bảng 23 Chi Phí Đầu Tư Sản Xuất Cho 1 Ha Nuôi Tôm BTC Qua 2 Năm 2004,
2005 49Bảng 24 Chi Phí Đầu Tư Sản Xuất Cho 1 Ha Nuôi QCCT qua 2 Năm 2004,
2005 50Bảng 25 So Sánh Kết Qua -Hiệu Qua Trên 1 Ha Nuôi Tôm giữa Các hình Thức
Nuôi trong Năm 2004 31
Bảng 26 So Sánh Kết Quả -Hiệu Quả Trên 1 Ha Nuôi Tôm giữa Các hình Thức
nuôi trong Năm 2005 52
Bang 27 So Sanh Kết Quả -Hiệu Qua Trên 1 Ha Nuôi Tôm qua 2 Năm 2004,
2005 53Bảng 28 Kích Cỡ Tôm Thu Hoạch Theo Từng Hình Thức Nuôi Qua 2 Năm
2004, 2005 54
Bảng 29 Kết Quả Ước Lượng Phương Trình Tuyến Tính Năng Suất 58
Bảng 30 Cơ Cấu Thu Nhập Của Nông Hộ Điều Tra 60 Bảng 31 Thu Nhập Bình Quân Của Mẫu Điều Tra 61 Bảng 32 Mức Tích Lữy của Các Hộ Điều Tra Năm 2005 62Bảng 33 Tình Trạng Nhập Cư Của Chủ Hộ Nuôi Tôm 62Bảng 34 Vấn Dé Giải Quyết Việc Làm Từ Nuôi Tôm Sú 63 Báng 35 Chất Lượng Nước Sông Khu Vực Cầu Sông Ray 65
Bảng 36 Chất Lượng Nước Biển Ven Bờ Khu Vực Lộc An 66
Trang 13DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1 Sơ Đồ Phát Triển Bền Vững 6 Hình 2 Biểu Đồ Cơ Cấu Lao Động Theo Ngành Nghề 19
Hình 3 Biểu Đồ Diện Tích, NSBQ Qua Các Năm Tai Vùng Nuôi Lộc An-PhướcThuận 24
Hình 4 Biểu Đồ Cơ Cấu Số Hộ Nuôi Tôm Sú giữa Các Hình Thức Nuôi trong
Vùng 24
Hình 5 Lịch thời vụ tại vùng nuôi Lộc An, Phước Thuận 25Hình 6 Sơ Đồ Mặt Cắt Ao Nuôi BTC-TC 26Hình 7 Biểu Dé Cơ Cấu Trình Độ Chuyên Môn Kỹ Thuật của Từng Mô Hình
Nuôi 37Hình 8 Biểu Đồ Quyền Sở Hữu Dat của Mau Nghiên Cứu 40Hình 9 Sơ Đồ Kênh Phân Phối của Hộ Nuôi Tôm tại Vùng Lộc An-PhướcThuận 41Hình 10 Biểu Đồ Nang Suất Bình Quân của Từng Hình Thức Nuôi qua 2 Năm
2004, 2005 54
Hình 11 Biểu Đề Cơ Cấu Thu Nhập Của Mẫu Điều Tra 61Hình 12 Sơ Dé Giải Pháp Kênh Tiêu Thụ 76
Trang 14DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1 Phần Kết Xuất Phương Trình Hồi Quy Tuyến Tính Theo Năng SuấtPhụ lục 2 Bảng Câu Hỏi Điều Tra Nông Hộ
Phụ lục 3 Quyết Dinh Số 04/2002/QD-BTS của Bộ Trưởng Bộ Thủy San
Phụ lục 4 Hướng Dẫn Thực Hiện Nghị Định 86/CP của Chính Phủ về Điều KiệnKinh Doanh Các Ngành Nghé Thuỷ San
Phụ lục 5 Mô Hình Nuôi Tôm BTC, TC Tại Phước Thuận, Lộc An
Phu lục 6 Hình ảnh Bệnh Trên Tôm Si
Trang 15CHƯƠNG 1
ĐẶT VÁN ĐÈ
1.1.Sự cần thiết của đề tài
Trong những năm qua, nhìn chung hoạt động nuôi trồng và xuất khẩu thủy
sản cả nước đã có sự tăng trưởng mạnh Riêng năm 2005, sản lượng khai thác hải
sản đạt 1.809.700 tấn tăng 4,4 % so với năm 2004.
Bên cạnh đó, NTTS cũng có sự tăng trưởng ca về sản lượng và giá trị Sảnlượng nuôi đạt 1.437.400 tấn tăng 19,53 % so với năm trước, trong đó tập trungvào đối tượng tôm sú và một số loài đặc sản khác Đưa kim ngạch xuất khẩu thủysản lên 2,65 tỷ USD tăng 10,38 % so với năm 2004, đạt tốc độ tăng trưởng bình
quân 10,5 %/năm.
Tuy nhiên, diện tích NTTS tăng quá nhanh trong khi quy hoạch về cơ sở
hạ tầng phục vụ hoạt động này chưa theo kịp đã dẫn đến những tác động tiêu cực đối với môi trường Việc quản lý chất lượng giống và thức ăn cũng là những vấn
đề bức xúc
Bà Rịa-Vũng tàu cũng không nằm ngoài tình hình chung đó Có thể nói, NTTS là một thế mạnh của tỉnh và là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủlực Tốc độ tăng trưởng GDP của ngành thủy sản bình quân là 101 % trên năm,
cụ thể GDP bình quân đầu người giai đoạn 1996-2000 là 6.351.241 đồng/người/năm và giai đoạn 2001-2005 là 12.782.770 đồng/ người/ năm
Riêng về thủy sản mặn lợ, con tôm sú chiếm diện tích khá lớn Hiện tỉnh
có 4 vùng nuôi tôm với những điều kiện tự nhiên tương đối khác biệt: phường 12 (tp.Vũng Tàu), phường Long Hương (thị xã Bà Rịa), An Ngãi (Long Điền) vàLộc An-Phước Thuận Trong 4 vùng nuôi kể trên, khu vực Lộc An-Phước Thuậnthuộc huyện Xuyên Mộc và Dat Đỏ được coi là thuận lợi nhất nhờ nằm trong lưuvực sông Ray, có nguồn nước ngọt quanh năm, khí hậu thuận lợi, địa bàn chưaphát triển công nghiệp nên điều kiện sinh thái tốt, ít ô nhiễm
Trang 16Với những điều kiện thuận lợi về tự nhiên, khu vực Lộc An-Phước Thuận
được coi là địa điểm lý tưởng nhất để thực hiện các dự án NTTS Đến nay, tính
trên khu vực sông Ray có 5 dự án đang xây dựng gồm: 3 dự án nuôi tôm công
nghiệp: 47 ha Phước Thuận, 80 ha Bàu Sình A và 80 ha Bàu Sình B đo UBNDhuyện Xuyên Mộc làm chú đầu tư; dự án 360 ha nuôi tôm công nghiệp Lộc An
và dự án quy hoạch 10 ha Trung Tâm sản xuất giống thủy sản Hồ Tràm do Sở
Thủy Sản làm chủ đầu tư
Tuy nhiên, tình hình sản xuất hiện nay một số hộ sản xuất mang tính tự phát và manh mún Hệ thống nước thải từ các ao nuôi thiếu đồng bộ, các hộ nuôi
tự do xả nước thải chưa qua xử lý ra nguồn nước chung dẫn vào các ao nuôi;
cùng với việc xuống giống và thu hoạch vào những thời điểm khác nhau, nên khi
phát sinh dịch bệnh khó cứu chữa; khó khăn nữa là việc tiêu thụ tôm nguyên liệu
liên tục bị ép giá Tình trạng xả nước thải công nghiệp từ các cơ sở sản xuất gây
ô nhiễm nghiêm trọng vùng nuôi Trước những tiềm năng và điều kiện sinh thái
tự nhiên thuận lợi, do những nguyên nhân trên đưa đến tình trạng sản xuất thiếu
bền vững và hiệu quả sản xuất thấp Xuất phát từ thực tế của vùng nuôi, được sự
đồng ý của Khoa Kinh Tế Trường Đại Học Nông Lâm, thành phố Hồ Chí Minh
và sự hướng dẫn tận tình của thầy Phạm Thanh Bình cùng sự giúp đỡ của Trung
tâm khuyến ngư tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Thực
trạng sản xuất và giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi tôm sú tại vùng nuôi
thủy sản tập trung Lộc An-Phước Thuận tỉnh Bà Ria-Ving Tau”
1.2.Mục tiêu của đề tài
1.2.1.Mục tiêu chung
Từ thực trạng sản xuất xác định các yếu tố tác động đến năng suất nuôi
tôm và đề xuất giải pháp phát triển bền vững cho vùng nuôi tôm Lộc An-Phước
Thuận.
1.2.2.Mục tiêu cụ thể
Đánh giá sơ bộ tình hình nuôi tôm sú trên địa bàn từ năm 2001-2005
Tìm hiểu thực trạng sản xuất năm 2004 và 2005 dé thấy được xu hướng
Trang 17Đánh giá tác động về mặt xã hội của vùng nuôi
Vấn đề môi trường tại vùng nuôi
Đề xuất giải pháp phát triển bền vững vùng nuôi.
1.3.Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng sản xuất của các hộ nuôi tôm sú trên vùng nuôi tômLộc An-Phước Thuận thuộc tỉnh Bà Ria-Viing Tau.
Số liệu thu thập về tôm sú năm 2004, 2005
1.4.Cấu trúc của luận văn
Gồm 5 chương:
Chương 1: Đặt vấn đề
Giới thiệu sơ lược về địa bàn nghiên cứu và lý do lựa chọn đề tài
Chương 2: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Trình bày những khái niệm, định nghĩa về phát triển, phát triển bền vững nói
chung và phát triển bền vững nông nghiệp hay NTTS nói riêng; khái quát về quy
trình kỹ thuật nuôi tôm sú; các phương pháp nghiên cứu và chỉ tiêu, công thức
tỉnh toán.
Chương 3: Tổng quan
Mô tả những đặc trưng về địa bàn nghiên cứu: đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội
và quá trình hình thành, phát triển của nghề nuôi tôm sú tại địa bàn nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Tìm hiểu, đánh giá, so sánh tình hình nuôi tôm sú qua 2 năm 2004 và 2005; đánh
giá tác động về mặt xã hội và môi trường vùng nuôi từ đó đề xuất giải pháp phát
triển bền vững
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Tổng hợp, đánh giá lại thực trạng sản xuất tại vùng nuôi và đưa ra một số kiến
nghị nhằm phát triển vùng nuôi nâng cao lợi nhuận cho ngư dân
Trang 18CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.Cơ sở lý luận
2.1.1.Các khái niệm
Ý nghĩa của sự phát triển
Phát triển với ý nghĩa rộng hơn được hiểu là bao gồm cả nhiing thuộc tínhquan trọng có liên quan đến hệ thống giá trị của con người đó là sự bình đẳng
hơn về cơ hội, sự tự do về chính trị và các quyên tự do công dan để cũng cố niềm
tin trong cuộc sống của con người, trong các mối quan hệ với Nhà nước, vớicộng đồng (W.B.1991)
Phát triển là việc nâng cao hạnh phúc của nhân dân, nâng cao các tiêuchuẩn sống, cải tiến giáo dục, sức khỏe và bình đẳng về cơ hội Tất cả nhữngđiều đó là những thành phần cốt yếu của sự phát triển, điều kiện tiên quyết cho
sự phát triển này phải là sự tăng trưởng kinh tế Ngoài ra, việc bảo đảm các
quyền chính trị và tự do công dân là mục tiêu phát triển rộng lớn hơn
Tăng trưởng kinh tế là một phương tiện cơ bản để có được phát triển.Nhưng bản thân nó chỉ là một đại diện rất không toàn vẹn của sự tiến bộ Vì vậy,
để xem xét sự phát triển ta không chỉ đề cập đến tăng trưởng kinh tế mà phảiphân tích kỹ cá về phương diện tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường
Các chuyên gia của Ngân hàng thế giới luôn lưu ý chúng ta rằng tăng
trưởng chưa phải là phát triển, song tăng trưởng lại là một cách cơ bản để có
được phát triển (Quy hoạch phát triển nông thôn-Chủ biên PTS.Vũ Thị Bình-Bộ
Giáo duc và đào tạo trường Dai học Nông nghiệp Hà Nội, 1999)
Khái niêm về phát triển bền vững
Phát triển bền vững: đã trở thành một trong những định hướng chiến lược
quan trọng nhất của hầu hết các quốc gia trên thế giới Tính cấp bách của Pháttriển bền vững (PTBV) thể hiện qua hàng loạt các cảnh báo từ cuối những năm
Trang 19quốc tế từ suốt thập niên 70 của thế ký XX, mở đầu bằng hội nghị quốc tế về con
người và môi trường diễn ra vào tháng 6/1972 tại Stockholm với lời kêu gọi:
“Hỡi loài người, hãy cứu lấy cái nôi sinh thành đang bị chính bàn tay của mình
hủy hoại” |
Trong giai đoạn nhận thức (1970-1980) và giai đoạn hành động
(1980-1990), nhiều vấn đề liên quan đến phát triển bền vững đã được làm sáng tỏ Đặc
biệt, năm 1987 trong báo cáo “Tương lai chung của chúng ta” của Hội đồng Thế
giới về môi trường và phát trién-WCED, phát triển bền vững đã được định nghĩa
“la sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của các thế hệ hiện tại nhưng không gâytrở ngại cho việc đáp ứng nhu cẩu của các thế hệ mai sau ”.
Tổ chức lương nông Quốc tế (FAO) đã cung cấp một khái niệm hoàn
chỉnh hơn như sau: “Phdt trién bền vững là sự quản lý và bảo tôn các nguôn tài nguyên tự nhiên và sự định hướng các thay đổi kỹ thuật như thế nào nhằm đảm
bảo sự đạt được và tiếp tục thỏa mãn các nhu cầu của con người cho thế hệ hiệnnay và tương lai”.
Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về môi trường và phát triển tổ chức ở Rio
de Janiero (Brazil) năm 1992 và Hội nghị Thượng đỉnh về PTBV tổ chức ở Johannesburg (Cộng Hòa Nam Phi) năm 2002 đã xác định “phát triển bền vững”
là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa 3 mặt gồm:
Tăng trưởng kinh tế: tối đa luồng thu nhập có thể tạo ra được trong khi
vẫn đảm bảo ít nhất là giữ nguyên trữ lượng tư bản cần để tạo nên những thunhập do.
Phát triển xã hội: thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo
và giải quyết việc làm
Bảo vệ môi trường: khắc phục, xử lý, phục hồi và cai thiện chất lượng môi
trường, khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên
Như vậy, phát triển bền vững lồng ghép các quá trình hoạt động kinh tế,hoạt động xã hội với việc bảo tồn tài nguyên và làm giàu môi trường sinh thái.Phát triển kinh tế xã hội và quản lý môi trường vững chắc là những mặt bổ sunglẫn nhau của cùng một chương trình hành động Trên thực tế, nếu kết quả của
Trang 20tăng trưởng kinh tế không được phân phối đồng đều trong xã hội và nếu sự chênhlệch thu nhập truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, thì không những mức độtăng trưởng sản xuất có thé suy giâm mà ngay cả xã hội cũng trở nên mat ôn định
và có thé sụp dé trong dài hạn Tương tự, tăng trưởng kinh tế một cách thién cận
có khả năng làm cạn kiệt các tài nguyên không thể tái sinh quá nhanh, hay hủy
hoại môi sinh quá đà và do đó gây nhiều vấn để nghiêm trọng cho sự sinh tồn củacon người.
Nói chung, để đạt được phát triển bền vững cần phải kết hợp ba mục tiêu
chính trên:
Hình 1: Sơ Đồ Phát Triển Bền Vững
Mục tiêu kinh tế(hiệu quả tăng trưởng kinh tế)
Phân phối thu nhập,
Sự tham gia của cộng đồng bảo vệ môi trường
Nguồn tin: Giáo trình KTTNMT
Định nghĩa Phát triển bền vững trong nông nghiệp và NTTS
Ké từ ngày cải tổ kinh tế, nông nghiệp Việt Nam đã đạt được nhiều thành
quả tốt đẹp Sản lượng nông lâm thủy sản tăng nhanh không những đảm bảo antoàn lương thực cho cả nước mà cón góp phần xóa đói giảm nghèo tại nông thôn.Xuất khẩu nông nghiệp đã trở thành nguồn thu ngoại tệ đáng kể từ đầu thập ky
năm 1990 Hiệp định mậu dịch song phương Việt-Mỹ cũng như các hiệp định
tương tự trong tương lai sẽ tiếp tục khuyến khích sản xuất nông nghiệp tại Việt
Nam.
Tuy nhiên sự gia tăng sản lượng cũng như năng suất đạt được một phan là
nhờ vào các phương pháp sản xuất có xu hướng gây ảnh hưởng tiêu cực lên chấtlượng môi sinh Các hoạt động trực tiếp hay gián tiếp trong nông nghiệp đã gây
Trang 21rừng cao, sử dụng phân bón hóa học và thuốc diét sâu bọ bừa bãi, và khai thác
quá độ hải sản Những sự suy thoái này đã dẫn đến các van đề quan hệ trực tiếp
với nông nghiệp như lũ lụt, đất xói mòn, nhiễm mặn, phèn hóa, tăng nồng độ hóachất độc, ô nhiễm nguồn nước, đất mat độ màu mỡ và suy giảm đa dạng sinh học.(Kinh tế Việt Nam trên đường hóa rằng-Chúủ biên Pham Đỗ Chi-NXB trẻ, 2004)
Từ nhận thức về phát triển bền vững, chúng ta đi đến sự phát triễn nôngnghiệp vững bền Có nhiều khái niệm khác nhau về phát triển nông nghiệp bềnvững Tổ chức Lương thực và nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) năm 1992
đã đưa ra khai niệm:
“Với lãnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, Phát triển bền vững
là bảo tôn nguồn tài nguyên Gat, nước, các nguồn gen thực và động vật, và mangthuộc tính không phá hiy môi trường, đúng đắn về mặt kỹ thuật, có hiệu quả kinh
té và chấp nhận được về mặt xã hội”
Theo Ủy ban kỹ thuật của FAO nền nông nghiệp bền vững bao gồm việcquản lý có hiệu quả nguồn lực để thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của conngười mà vẫn duy trì hay làm tăng thêm chất lượng của môi trường và bảo tồn
TNTN.
Như vậy, trên quan điểm phát triển, sự phát triển nông nghiệp bền vữngvừa đảm bảo thỏa mãn nhu cầu hiện tại ngày càng (ăng về sản phẩm nôngnghiệp, vừa không giảm khả năng đáp ứng những nhu cầu của nhân loại trongtương lai Mặt khác, phát triển nông nghiệp bền vững vừa theo hướng đạt năngsuất nông nghiệp cao hơn, vừa bảo vệ và giữ gìn TNTN, đảm bảo sự cân bằng cólợi về môi trường
2.1.2.Đặc điểm chung của tôm st
Chu kì sống của tôm sú.Các giai đoạn phát triển ấu trùng tôm sú : Nauplli, Zoea, Mysis, Postlarvae, Juvenile, Tuổi thành thục: tuổi thành thục sinh
dục của tom đực và tôm cái từ tháng thứ 8 trở đi Tôm si đẻ quanh năm, nhưng
tập trung vào hai thời kỳ chính: tháng 3-4 và tháng 7-10.
Tập tính ăn.Trong tự nhiên, tôm sú bắt mỗi nhiều hơn khi thuỷ triều rút.Nuôi tôm sti trong ao, hoạt động bắt mỗi nhiều vào sáng sớm và chiêu tôi
Trang 22Lột xác
Trong quá trình tăng trưởng, khi trọng lượng và kích thước tăng lên mức
độ nhất định, tôm phải lột bỏ lớp vỏ cũ để lớn lên Sự lột xác thường xảy ra vào
ban đêm.
2.1.3.Một số yêu cầu kỹ thuật nuôi tôm
Lựa chọn hình thức nuôi
Bảng 1: Các Hình Thức Nuôi Tôm Sú
Mật độ Sục khí Năng suất Mire đầu tư và
Hìnhthức Conim2#! Có/Không(+/) TB(tắn/ha) trình độ quản lý
Dia diém ao nuôi
Những vùng có nguồn nước mặn từ 5 - 359/„„ và có PH đất trên 5 đều cóthể nuôi tôm sú Hình thức nuôi thâm canh thì đòi hỏi chất nước và đất cao hơn
hình thức nuôi bán thâm canh và quảng canh cái tiến Nói chung, đất nên có độkết dính tốt, ít xác bã hữu cơ, giữ được nước là điều kiện lý tưởng
2.1.4.Nội dung quy trình nuôi
Chuẩn bi-cai tao ao
- Làm sạch ao: sau mỗi vụ nuôi phải nên vét sạch bùn đáy nhằm tạocho nền đáy ao sạch, cứng giúp quá trình sử dụng được lâu đài
- Bón vôi: khuyến cáo nên dùng CaCO; hay Dolomite
Trang 23huy tác dụng sat trùng đáy
- Diệt tap: sẽ tuỳ thuộc vào độ mặn va ky chủ trung gian mà ta sửdụng các loại hoá chất: Saponine, Neu-kuta, Chlorine
- Gây màu nước (gây nguồn thức ăn tự nhiên): Nhằm tạo điều kiện
cho thực vật phù du phát triển, giảm độ trong của nước, che bớt ánh sáng,
hạn chế sự phát triển của các loại tảo đáy
Thả tôm giống Để có được tôm giống chất lượng tốt, trước hết, khi muatôm cần phải đến nơi đáng tin cậy và phải kiểm tra chất lượng tôm kỹ trước khimua Khi tha giống, điều quan trọng là chất lượng nước ở trong ao và nước trongtúi đựng con giống phải gần giống nhau về độ mặn, nhiệt độ, độ PH
Cho ăn.Khoảng thời gian 15 ngày đầu cho tôm ăn ngày hai lần sáng,
chiều Khoảng thời gian 16- 45 ngày cho ăn ngày 3 lần Khoảng thời gian 46-90ngày cho ăn ngày 4-5 lần Sau 91 ngày cho tôm ăn ngày 5-6 lần.
Quản lý ao nuôi.Hàng ngày kiểm tra bờ ao, cống, mương, phát hiện và
kịp thời xử lý những chỗ rò, hồng, sat lở
Quản lý sức khỏe tôm.Thường xuyên quan sát hoạt động của tôm, đặcbiệt vào ban đêm để kịp thời phát hiện những hiện tượng bất thường trong aonuôi Khi thấy tôm có biểu hiện bất thường hoặc có đấu hiệu bệnh lý phải xácđịnh rõ nguyên nhân dé xử lý.
Thu hoạch.Nếu tôm đạt kích cỡ đồng đều, có thể tiến hành thu toàn bộtôm trong ao nuôi Khi tôm có kích cỡ không đồng đều, hoặc giá tôm trên thị
trường đang tăng, có thể tiễn hành thu tỉa những cá thể lớn hoặc thu một phan
khối lượng tôm trong ao
Bao quản.Tôm thu xong phải được rửa sạch, phân cỡ và ướp lạnh để bảo
quản tạm thời trước khi đưa đi tiêu thụ Hoặc dùng xe chuyển ngay tôm vừa thuhoạch đến các cơ sở chế biến hoặc tiêu thụ trực tiếp sản phẩm
2.1.5.Các van đề về hiệu quả kinh tế
Khái niệm về hiệu quả kinh tế,là một phạm trù kinh tế khách quanchung cho mọi hình thái kinh tế xã hội, được xác định qua kết quả đạt được và
Trang 24chỉ phí bỏ ra Nó phản ánh trình độ quản lý và mức độ sử dụng các nguồn nhânlực và tài lực của nông hộ trong quá trình sản xuất (Bài giảng Kinh tế PTNT-
Nguyễn Văn Năm)
Hiệu quả kinh tế đối với NTTS.Vấn đề NTTS không nằm ngoài mụcđích kinh doanh cho nên mục tiêu hướng đến cuối cùng vẫn là lợi nhuận Hiệu
quả kinh tế của các hộ NTTS là việc sử dụng đầy đủ, hợp lý đất đai, lao động,
trang thiết bị, các kỹ thuật nuôi nhằm mang lại lợi nhuận và thu nhập cao trênmột đơn vị diện tích hoặc trên một đồng chỉ phí bỏ ra nhằm đảm bảo thỏa mãnnhu cầu vật chất của từng thành viên trong mỗi hộ nuôi
Khi mà hiệu quả kinh tế của các hộ nuôi được nâng lên sẽ không chỉ manglại lợi nhuận và sự phén vinh cho chính bản thân họ và gia đình mà còn góp phan
làm giàu thêm cho địa phương và xã hội.
2.1.6.Các chỉ tiêu công thức tính toán
Chỉ tiêu xác định Kết quả sản xuất
Sản lượng thu hoạch
1) Năng suất ao nuôi =
Diện tích nuôi
2) Giá trị tổng sản lượng = San lượng * Don giá bán
Ý nghĩa : GTTSL cho biết tổng số tiền thu được ứng với mức sản lượng và mức
giá cho 1 kg tôm thịt
3) Chỉ phí sản xuất (CPSX): phản ánh toàn bộ chỉ phí đầu tư vào quá trìnhsản xuất CPSX cao hay thấp phụ thuộc vào qui mô canh tác và mức độ đầu tư
Trang 255) Lợi nhuận (LN) = Thu nhập — chỉ phí lao động nhà
Chỉ tiêu xác đỉnh Hiéu qua sản xuât
2.2.Phương pháp nghiên cứu
2.2.1.Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
Phương pháp thu thap số liêu
- Thu thập số liệu thứ cấp: là phương pháp thu thập thông tin tư liệu
có sẵn tận dụng những thông tin tr liệu đã được thu thập hay đã được
công bố trước đó, mà các thông tin này có ích hay liên quan đến vấn đề
nghiên cứu Nguồn của các thông tin tư liệu này được thu thập từ rất nhiều
nơi, ở nhiều cấp độ khác nhau và rất đa dạng Cụ thể trong luận văn
phương pháp này được sử dụng để thu thập thông tin từ báo cáo tổng kếtcủa UBND, trung tâm khuyến ngư, các tài liệu thống kê từ tạp chí và
mạng internet
- Thu thập số liệu sơ cấp: thông qua điều tra chọn mẫu với dunglượng mẫu là 67 hộ từ tổng thể 127 hộ nuôi tôm sú Với 3 mô hình nuôi:Quảng canh cải tiến (QCCT), Bán thâm canh (BTC), Thâm canh (TC) Do
với mỗi mô hình nuôi cách thức nuôi không khác nhau nhiều giữa các hộ
Trang 26nên ty lệ lấy mau mà đề tai sử dụng là 50 % của tổng thể Riêng mô hìnhnuôi Thâm canh do tổng số hộ nuôi ít nên dé tài lấy mẫu 100 % tổng thé.
QCCT |BTC TC Thông kê | 37 85 a.
Diéu tra 19 43 5
Phương pháp xử lý và tính toán Trong đề tai sử dung các phương pháp:
- Phương pháp tính khấu hao theo đường thẳng với vòng đời cho chi
phí đầu tư xây dựng cơ ban là 5 năm và 2 năm tùy trang thiết bi
= Phương pháp phân tích thống kê thông qua các chỉ tiêu xác địnhHiệu quả sản xuất, Kết quả sản xuất; Kinh tế lượng
- Sử dung phần mềm Excel và Word, Eview để xử ly số liệu và trình
bày văn bản.
2.2.2 Phương pháp phân tích
Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả và so sánh Đây là phương
pháp thu thập thông tin, số liệu để nhằm đánh giá tổng quát đặc trưng về một mặt
nào đó của tổng thé cần nghiên cứu Trong phạm vi đề tài này phương pháp được
sử dụng để trình bày tình hình nuôi tôm sú tại vùng nuôi Lộc An-Phước Thuận
qua 2 năm 2004, 2005 và thực trạng sản xuất tại vùng trong năm 2005
Trang 27Phía Bắc giáp xã Láng Dài
Phía Đông giáp xã Phước Long Thọ
Phía Tây giáp xã Phước Thuận-Huyện Xuyên Mộc
Phía Nam giáp biển Đông
Phước Thuận nằm ở phía tây nam huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng
Tàu
Phía Bắc giáp xã Phước Tân
Phía Đông giáp xã Bông Trang
Phía Tây giáp xã Lộc An, Láng Dài
Phía Nam giáp biển Đông
Với vị trí địa lý này Phước thuận-Lộc An có những lợi thé sau: nam trên
tỉnh lộ Vũng Tàu-Bình Châu nối xã với các khu chế biến, khu công nghiệp và du
lịch của tỉnh và huyện tạo thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán và phát triển các ngành nghề với các xã trong huyện và trong tỉnh Đồng thời, là một xã giáp biển
tạo thuận lợi phát triển các ngành nghé thủy sản và du lịch.
Ngoài ra, còn gần cửa sông Ray với địa hình thấp ngập triều thường xuyên
và một nguồn rừng ngập mặn rộng lớn là điều kiện tốt để NTTS.
Hai thế mạnh về dich vụ du lịch và NTTS đã tạo nên sức hap dẫn các nhà đầu tư, là cơ hội thu hút đầu tư từ:bên ngoài vào phát triển kinh tế xã hội của
vùng.
3.2 Điều kiện tự nhiên và Tài nguyên thiên nhiên
3.2.1.Địa chất, địa hình
Trang 28Nhìn chung ở Phước Thuận-Lộc An đất được phân bố ở 3 dạng địa hình
và có 3 loại mẫu chất chính: dang đầm lầy ven biển, dang địa hình giồng va tringgiữa giồng, dạng đồng bằng phù sa
Địa hình khu vực cũng tương đối cao với độ đốc phổ biến 0-30 hướng dốc
chính theo hướng Nam- Bắc, cao trình biến động bình quân 1,5 m.
3.2.2.Tài nguyên đất
Trong phạm vi vùng có 7 nhóm đất: Nhóm đất cát biển, Nhóm đất mặn,Nhóm đất phèn-mặn, Nhóm đất phù sa Gley, Nhóm đất xám, Nhóm đất đen, -Nhóm đất đỏ vàng
3.2.3 Tài nguyên nước
Nước măt.có một mạng lưới sông rạch chang chit với 2 hệ thống sông
chính là sông Ray bắt nguồn từ núi Chứa Chan, tổng chiều dài 120 km và để rabiển thông qua cửa Lộc An; phần chảy qua Lộc An có chiều dài 8,5 km và phần
chảy qua Phước Thuận 12,6 km, sông Bà Đáp dài 8,3 km
Dãi đất phù sa ven sông gần cửa biển chịu tác động của nước mặt có thể
sử dụng để nuôi tôm, cá nước lợ khá tốt
Nguồn nước ngầm Lộc An, Phước Thuận là nơi nghèo nước ngầm nên
cần có giải pháp cấp nước đồng bộ cho các khu dân cư Đồng thời phải sử dụngnước tiết kiệm và kinh tế
3.2.4 Tài nguyên rừng
Theo thống kê có 1.656,37 ha đất lâm nghiệp chiếm 24,41 % tổng diệntích tự nhiên chủ yếu là rừng phòng hộ và rừng thuộc khu bảo tồn thiên nhiên
3.2.5 Tài nguyên biển
Với 19 km bờ biển trong đó có khoảng 9,0 km bãi cát thoải, nước xanh,sạch cùng với những đổi cát ngoạn mục thuận lợi cho việc phát triển du lịch sinh
Trang 29vực gần bờ nguồn lợi đang dần cạn kiệt đo khai thác quá mức, vùng xa bờ vẫncòn tiềm năng khá lớn nhưng đòi hỏi đầu rư lớn về nguồn vốn, nhân lực và khoa
học kỹ thuật.
Cửa sông Ray có một cảng cá, các trung tâm dich vụ nghề cá đã và sắp
hình thành dọc theo các sông, rạch tạo cơ sở hạ tầng tốt cho ngành khai thác vàđánh bắt thủy hải sản Tuy nhiên cửa sông này cạn, độ sâu trung bình lúc nước
ròng và nước lớn không lớn nên các tàu thuyền có công suất lớn khó ra vào
3.2.6.Khí tượng, thủy văn
Khí hau
Nhiệt độ cao đều trong năm bình quân 27-28°C Lượng mưa: tương đối
cao (1447 mm/năm) nhưng phân bố không đều hình thành 2 mùa trái ngượcnhau Mùa khô kéo dài trong 6 tháng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Mùa mưakéo dài trong 6 tháng từ tháng 5 đến tháng 10 Lượng mưa phân phối không đều
đã chi phối mạnh mẽ đến sản xuất nông nghiệp trên địa bàn cũng như ảnh hưởngtrực tiếp đến độ mặn nguồn nước NTTS
Chế độ thủy triều
Do giáp biển Đông nên chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không
đều, trong 24 giờ 57 phút xuất hiện 2 lần nước lớn vào khoảng 10h-3h chiều và 2lần nước ròng 6h-10h tối
Trong ngày, 2 đỉnh triều xấp xỉ nhau, trái lại chân triều lại cách khá xanhau Một tháng có 2 kỳ triều cường vào các ngày âm lịch 14-18 và 27 đến mùng
1 Biên độ triều vào khoảng 4-5m trong kỳ triều cường và 1,5-2 m vào kỳ triều
kém.
Việc NTTS có thể lợi dụng chế độ thủy triều để điều tiết nước trong đầm
nuôi, tiết kiệm năng lượng
3.3.Điều kiện kinh tế-xã hội
3.3.1 Điều kiện kinh tế:
Cơ câu sản xuat
= Ngành nông nghiệp: NTTS đóng vai trò chính
Trang 30Về trồng trọt: tổng diện tích gieo trồng 2.382,71 ha ở đâytrồng các cây hàng năm như lúa đậu, khoai mì và bắp, cây lâu nămnhư nhãn, tiêu tổng sản lượng 18.992,5 tan.
Về NTTS: năm 2005 điện tích mặt nước NTTS là 539,3 ha.Tổng sản lượng 1.186,5 tan
Về chăn nuôi: theo quy mô hộ gia đình ngoài chăn nuôi trâu,
bò nông dan còn có tập quán chăn nuôi heo thịt, heo nai và gia cam.Ngành ngư nghiệp: là một thế mạnh của xã, của huyện Tổng sốghe thuyền 213 chiếc, tăng so với năm 2004 do một số bà con chuyển từthúng tròn sang đóng ghe thuyền khai thác xa bờ Tổng số thúng tròn 160thúng Sản lượng đánh bắt 1.922 tấn
Ngành Công nghiệp chế biến - tiểu thủ công nghiệp
Lộc An Hiện có 01 nhà máy chế biến bột cá và 01 cơ sở chếbiến hải sản trong năm sản xuất được 6.722 tấn; 02 cơ sở đóng sửatàu thuyền đóng mới 66 chiếc, sửa chữa 1.610 lượt chiếc, 01 nhàmáy nước đá sản xuất ra 15.400 tấn phục vụ cho những chuyếnbiển
Phước Thuận hiện có 194 hộ sản xuất trong đó có 51 hộ
sản xuất nước mắm, mắm các loại sản lượng năm 2005 là 840.730lít nước mắm và 125,3 tấn mắm các loại Ngoài ra, còn có 6 nhàmáy xay xát, 02 hộ dệt lưới và 24 hộ gia công hàng đan lát bằng
cây lục bình.
Ngành thương mại, dịch vụ và du lịch: Họat động dịch vụ du
lich, thương mại chuyên biến tốt Trên địa bàn xã Lộc An có 78 cơ sở hoạtđộng Riêng tại Phước Thuận đã bàn giao đất cho 28 công ty du lịch trong
đó có 2 công ty đã đi vào hoạt động cùng một số hộ nhỏ kinh doach dịch
vụ đu lịch tại Hồ Tràm
Tình hình sử dung đất
Cơ cấu các loại đất thể hiện qua bảng sau:
Trang 31Bảng 2: Cơ Cấu Sử Dung Dat tại Lộc An-Phước Thuận
DVT: ha
Khoản mục Diện tích Ty trong (%)
I Dat nông nghiệp 5.539,27 81,64
1)D at san xuất nông nghiệp 2.722,33 40,12
- Đất trồng cây hang năm 1.962,61 28,93
- Dat trồng cây lâu năm 759,72 11,19
2) Ð ất lâm nghiệp 1.656,37 24.41
3) Ð ất nuôi trồng thủy sản 1.160,57 17.11
H.Đắt phi nông nghiệp 878,75 12,95
1)D ato 95,3 1,402) Ð ất chuyên dùng 783,45 11,55_IH.Đất chưa sử dung 366,73 5,41Tông diện tích tự nhiên 6.784,75 100,00
Nguôn tin: UBND Xã
Qua bảng trên ta thấy diện tích đất nông nghiệp chiếm phần lớn trong cơcấu đất toàn xã 81,64 %, trong đó diện tích đắt sản xuất nông nghiệp chiếm đa số Trong tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp, đất trồng cây hàng năm chiếm 1.962,61ha, diện tích đất trồng cây lâu năm giảm do chuyển sang đất NTTS Datlâm nghiệp nhìn chung giảm 30,3 ha do việc quản lý thiếu chặt chẽ cùng với việcngười dân cần đất để mở rộng sản xuất nhất là NTTS
Riêng diện tích đất phi nông nghiệp chiếm 12,95 %, trong đó đất ở so với
năm 2000 tăng 25,65 ha do tình trạng di dân từ những vùng khác và sự quan tâm
của chính quyền địa phương cấp đất nhằm ổn định cuộc sống Đất chưa sửdụng: so với năm 2000 giảm 119 ha do một phần chuyển sang đất NTTS 91,88
Năm 2005 tổng số dân của 2 xã 11.603 người với 2.139 hộ, tỷ lệ tăng dân
số chung khá cao 6,9 % chủ yếu là do tỉ lệ tăng cơ học từ nhập cư 5,3 %, tỉ lệ
tăng tự nhiên khoảng 1,6 %.
Ũ ĐẠI HỌC NONG LAM TP lege
THU VIÊN |
Trang 32Bảng 3: Trình Độ Học Vấn Người Dân
Chỉ tiêu Số người (người) Tỷ trọng (3%)Dân số trên 5 tuôi 10.675 100,00
Mù chữ 78 0,73Cấp I 5.249 49,17Cấp I 2.690 25,18Cấp III 2.556 23,96TH-CĐ-ĐH 102 0,96
Nguôn: UBND Xã Lộc AnQua bảng trên ta thấy dân số trên 5 tuổi chiếm tỷ lệ khá cao trong tống dân
số xã 92,0 % Trong đó, tý lệ dân số mù chữ chiếm 0,73 %, tỷ lệ dan số học cấp
I, cấp II, cấp II chiếm 98,31 % trong tổng dân số trên 5 tuổi chi còn lại 0,96 %dan số đạt trình độ đại học, cao đẳng và trung học Nhìn chung , trình độ người
dân trên địa bàn xã còn thấp, nguyên nhân chủ yếu là do đa số dân trong xã là dân di cư từ vùng khác do điều kiện sống không ổn định nên không có điều kiệnhọc tập tốt
Lao đông
Bảng 4: Cơ Cấu Lao Động Phân Theo Ngành Nghề
Chỉ tiêu Số người (người) Tỷ trọng (%)Lao động nông-lâm-ngư nghiệp 4.317 68,06
CNCB-TTCN 432 6,80Lao động TM-DV 1.432 22,57Lao động khác 163 257
Tong lao động 6.344 100,00
Nguôn tin: Thong kê XãTổng số lao động trong độ tuổi năm 2005 là 6.344 người chiếm 54,67 % dân số trong đó lao động nông nghiệp chiếm 68,06 % lao động toàn vùng; laođộng các ngành khác chiếm 31,94 % với 2.027 người
Lao động lĩnh vực nông nghiệp đang có xu thế giảm trong khi lao động ngành NTTS, dịch vụ du lịch, đánh bắt hải san tăng nhanh Đây là xu thế tất
yếu trong quá trình chuyên đổi cơ cấu kinh tế và cũng là thách thức lớn đối vớingành nông nghiệp tại xã.
Trang 33Lao động nông-lâm-ngư BCNCB-TTCN
Lao động TM-DV
O Lao động khác
Nguồn tin: DTTH
Hệ thống thông tin liên lạc xã đã có bưu điện, đài phát thanh địa phương và đa số
hộ gia đình đều có phương tiện nghe nhìn tại Lộc An trung bình có 10 máy điệnthoại/100 hộ dân Việc xây dựng nếp sống văn hóa cũng rất được quan tâm tại
Phước Thuận hiện có 5/8 ấp văn hóa.
Giáo dục
Lộc An hiện có 1 trường cấp I, 1 trường cấp II và 1 trường mẫu giáo đã đi
vào hoạt động Tý lệ học sinh tốt nghiệp năm vừa qua của trường cấp 11a 98,4 %
va trường cấp II là 96,7 % Riêng Phước Thuan số lượng trường cấp I có khá honvới 03 trường tiểu học, chất lượng giáo dục từng bước được nâng cao va di vào
ổn định Do tại xã chưa có trường cấp IIT nên học sinh muốn học phải lên trường
huyện.
Ytế
Hiện mỗi xã chỉ có 1 trạm xá đặt tại trung tâm cũng nằm trong tình trạngxuống cấp Chủ yếu trạm xá chỉ thực hiện tiêm chủng, khám chữa bệnh thôngthường, kiểm tra an toàn thực phẩm và phòng ngừa dịch bệnh
3.3.3.Cơ sở hạ tầng
Giao thông
- Lộc An: toàn xã có 15,4 km đường ô tô nối liền thị trấn Phước Hải với cảng Lộc An và hơn 19 km đường đất đỏ đã được nâng cấp Năm
2005 xã đã hoàn thành và đưa vào sử dụng cầu Bà Đáp nối liền Lộc An
với xã Phước Thuận tạo điều kiện giao lưu phát triển kinh tế Đồng thờixây dựng bờ kè biển Lộc An 500 m
Trang 34- Phước Thuận: tổng chiều đài các tuyến giao thông toàn xã 60,9 km.
Trong đó có 16,6 km đường tráng nhựa; trong năm đã hoàn thành kênhmương nội đồng Nam-Bắc quốc lộ 55 Đồng thời nâng cấp một số tuyến
đường nông thôn và lắp đặt hệ thống đèn đường trên tuyến giao thông
chính
Điều kiên sinh hoạt
= Léc An: theo théng ké hé théng dién ludi quốc gia đã phủ hầu như toàn xã, chỉ còn một bộ phận dân cư vùng sâu và sống rải rác tập trungchủ yếu ở ấp An Bình là những hộ NTTS và xa khu trung tâm nên hệthống điện và nước máy chưa đến Về nguồn nước sử dụng, đa số người dân sử dụng nước máy chiếm 85 %, còn lại sử dung nước giếng.
- Phước Thuận: khả năng cung cấp điện (dài đường bình biến áp và tổng công suất điện) còn thấp so với nhu cầu, chất lượng điện rất thấp Riêng hệ thống cấp nước sạch chỉ mới hoàn thành cuối 2005.
3.4.Quá trình hình thành và phát triển của vùng nuôi Lộc An- Phước Thuận
Vùng nuôi thủy sản Phước Thuận, Lộc An nằm đọc theo sông Ray có điệntích tiềm năng khoảng 1000 ha, là vùng nuôi có khả năng nuôi được 2 vụ/năm vàhội tụ những điều kiện thuận lợi để phát triển vùng nuôi công nghiệp tập trung quy mô lớn trên địa bàn tỉnh Từ năm 1999 đến nay, thực hiện chủ trương pháttriển nuôi thủy sản với đối tượng chính là nuôi tôm sú, diện tích nuôi trên vùng
liên tục được mở rộng phát triển, có nhiều đự án đang được triển khai Tuy nhiên, việc triển khai thi công cầm chừng đo phái điều chỉnh cao trình kỹ thuật và giá cảvật tư như: sắt, thép đều tăng cao so với dự toán, do đó phải chờ trình duyệt lạithiết kế dy toán bé sung
Diện tích đưa vào khai thác sử dụng hiện nay 539,3 ha Trong đó, diện
tích nuôi TC, BTC 244,8 ha, diện tích nuôi QCCT 294,5 ha Trong thời gian qua
đã có nhiều mô hình sản xuất áp dụng công nghệ tiên tiến, đưa năng suất và sản
lượng nuôi tôm sú của vùng tăng đáng kể, sản lượng nuôi của vùng từ 300 tấn
của năm 2001 tang lên khoảng 1.500 tấn trong năm 2004, giá trị sản lượng đạt
Trang 35Song song với hoạt động nuôi trồng, lĩnh vực dịch vụ NTTS cũng có những bước phát triển vượt bậc, theo thống kê lực lượng lao động tham gia trên tất cả các lĩnh vực liên quan đến vùng nuôi khoảng 1000 người Hoạt động sản
xuất trên vùng nuôi đã đóng góp đáng kể vào mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội
của địa phương và của tỉnh Tuy nhiên, phát triển nuôi thủy sản tại vùng đang
gặp nhiều khó khăn về môi trường nuôi, tình trang dịch bệnh ảnh hưởng đến sự
phát triển bền vững vùng nuôi
3.5.Các hoạt động phục vu phat triển nuôi tôm sú
3.5.1.Hoạt động khuyến ngư tỉnh và địa phương
Trung tâm khuyến ngư
Tập huấn, hội thảo: trong năm 2005, trung tâm đã tô chức 126 lớp tập
huấn và hội thảo với 5.700 lượt người tham dự Trong đó, có 11 cuộc hội thảo
với 9 cuộc hội thảo về nuôi trồng, 1 cuộc hội thảo về kỹ thuật bảo quản sản phẩm
khai thac,1 cuộc hội thảo về giải pháp nâng cao chất lượng nguyên liệu khai thác
hải sản sau thu hoạch Về công tác tập huấn, trong năm đã tổ chức 18 lớp về tôm
sú và 9 lớp kỹ thuật bảo quán sản phẩm khai thác sau thu họach.
Tham quan mô hình sản xuất: tổ chức cho cán bộ và các hộ sản xuất tham
quan mô hình nuôi ốc hương, nuôi cá nước ngọt.
Hoạt động khuyến ngư tại xã hàng năm xã kết hợp với trung tâm
khuyến ngư mở các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng và phòng trị bệnh một số
loài thủy sản cho ngư dân học tập và áp dụng, thu hút nhiều người dân tham gia.
Trong năm, CLB khuyến ngư tại mỗi xã đã phối hợp với trung tâm khuyến ngư
tổ chức 7 lớp tập huấn kỹ thuật và tham quan mô hình trình diễn nuôi tôm, nuôi
ốc hương cho nông dân
3.5.2.Hoạt động tín dụng địa phương
Trên địa bàn mỗi huyện có một chỉ nhánh NH No&PTNT và một NH
chính sách Khi vay vốn từ nguồn này đòi hỏi người đân phải có tài sản thế chấp như số đỏ và phương án kinh doanh khả thi (thời gian trên 12 tháng lãi suất 1%,
thời gian dưới 12 tháng lãi suất 1,15 %) Ngoài ra, người đân còn có thé vay vốn
Trang 36từ NH bang hình thức vay tín chấp được sự bảo lãnh của xã Tuy nhiên, với hìnhthức này lượng vay hạn chế và số tiền vay không quá 15 triệu/lượt vay.
Bảng 5: Tình Hình Vay Vốn của Xã Lộc An trong Năm 2005
Nguồn vay Sôhộ Tỷtrọng Lượng tiênvay Ty trọng
(hộ) (%) (triệu đ) (%)1.NH No&PTNT 196 63,0 10.167 91,2
Đánh bắt hải sản 6 21,2 1.482 13,3
Chăn nuôi 62 19,9 1.357 12,2 NTTS 26 8,4 4.980 44,7
Nguôn tin: UBND xã Lộc An
Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ số hộ vay từ nguồn Ngân hàng No&PTNTchiếm đa số với 63 % trong tổng số hộ vay tương ứng với lượng tiền vay 10,167
tỷ chiếm 91,2 % trong tổng lượng tiền vay toàn xã Trong đó, số hộ vay chiếm ty
lệ đông là những hộ vay với mục đích đánh bắt hải sản chiếm 21,2 % nhưng
lượng tiền vay chỉ chiếm tỷ trọng 13,3 % Trong khi đó, số hộ vay với mục đíchNTTS chi chiếm 8,4 % nhưng lượng tiền vay chiếm 44,7 % cho thay nhu cầu vốnrất lớn của những hộ NTTS Còn lại là nguồn vay XDGN-GQVL với 115 hộchiếm 37 % với lượng tiền 982 triệu đồng tỷ trọng 8,8 % Nguồn vay này chủ
yếu hướng tới đối tượng gia đình nghèo thiếu vốn sản xuất lượng tiền vay không
quá 15 triệu/hộ.
Trang 37CHƯƠNG 4
NOI DUNG NGHIÊN CUU VÀ THÁO LUẬN
4.1.Khái quát về vùng nuôi
4.1.1.Tình hình nuôi tôm sú tại Lộc An và Phước Thuận từ năm 2001-2005Bảng 6: Diện Tích, Sản Lượng và Số Hộ Nuôi Tôm Sú tại Vùng Nuôi Lộc
NSBQ Tắn/ha/năm 1,4 1,8 21 24 22
Nguôn tin: UBND xã
Từ năm 2001-2003 tại Lộc An- Phước Thuận chi có 2 hình thức nuôi chủ
yếu là BTC và QCCT Tuy nhiên, trong 2 năm 2001, 2002 số hộ nuôi QCCT vẫn
chiếm đa số Hình thức nuôi BTC chỉ thực sự phát triển từ năm 2003, nhiều hộ
nuôi QCCT mạnh dan đầu tư kỹ thuật chuyển đổi hình thức nuôi sang BTC, nhờvậy năng suất bình quân được nâng lên 2,1 tan/ha Và đến năm 2003 trên toànvùng chí có 1 công ty đầu tư nuôi tôm theo mô hình TC Năm 2004, số hộ nuôitôm TC tăng lên 4 hộ và năm 2005 là 5 hộ Nhìn chung, diện tích và năng suấtnuôi từ năm 2001-2004 đều tăng Riêng năm 2005, điện tích nuôi giảm 69,7 ha.Trong đó, hơn 20 ha giảm là do bị lấy đưa vào khu quy hoạch nuôi tôm côngnghiệp của vùng Phần diện tích còn lại giảm là do thời tiết nắng hạn, độ mặntăng, môi trường ô nhiễm nên một số hộ nuôi đã giảm diện tích canh tác trong vụ
2 Do giảm diện tích và tình trạng dịch bệnh xảy ra nên sản lượng trong năm
2005 giảm xuống chỉ còn 1.186,5 tấn
Trang 38Hình 3: Biểu Đồ Diện Tích, NSBQ qua Các Năm tại Vùng Nuôi Lộc
4.1.2.Các hình thức nuôi tôm chủ yếu tại vùng
Bảng 7:Hình Thức Nuôi Tôm trong Mẫu Điều Tra
Chỉ tiêu Sô hộ Diện tích (ha) Tỷ lệ so sánh
(hộ) 2004 2005 2005/2004 (%)
TC 5 12,0 8,5 -29,17 BTC 43 71,0 63,0 -11,27
_QCCT 19 109.2 103,6 -5,13Tổng 67 192,2 175,1 -8,90
Nguôn tin: ĐT-TTTHTại vùng nuôi có 3 hình thức canh tác chủ yếu là TC, BTC và QCCT Từ
kết quả điều tra cho thấy qua 2 năm diện tích mặt nước nuôi tôm của từng hình
thức canh tác đều giảm xuống Năm 2004, điện tích nuôi tôm của mẫu điều tra là192,2 ha đến năm 2005 diện tích này là 175,1 ha, tỷ lệ giảm 8,9 % Diện tíchnuôi BTC giảm 11,27 % trong khi đó tốc độ giảm diện tích nuôi tôm QCCT là5,13 % Những hộ nuôi theo hình thức thâm canh cũng có xu hướng giảm diệntích nuôi cụ thể năm 2005 giảm 29,17 % so với năm 2004
Hình 4: Biểu Đồ Cơ Cấu Số Hộ Nuôi Tôm Su giữa các Hình Thức Nuôi
Trong Vùng
64,18 %
28,36 % BTC
BTC OQCCT
Trang 39Hình thức nuôi chủ yếu của vùng là BTC số hộ nuôi 43/67 hộ chiếm hơn
64 % trong tổng số hộ nuôi trên vùng Hình thức nuôi TC tuy mang lại thu nhập
cao nhưng do mật độ nuôi day, đòi hỏi đầu tư máy móc và chỉ phi sản xuất lớn.
Do đó, đối với việc nuôi theo dạng hộ gia đình thì hình thức nuôi BTC vẫn phù
hợp hơn Số hộ nuôi theo hình thức QCCT còn chiếm tỷ lệ khá cao 28,36 %
4.1.3.Thực trạng sử dụng điện san xuất tại vùng nuôi
Bảng 8: Tình Hình Sử Dụng Điện San Xuất tại Vùng Nuôi
Chỉ tiêu TC Tylé BTC Tylé QCCT Tỷ lệ
sử dụng máy phát Tuy nhiên, theo ý kiến của những hộ nuôi QCCT việc không
có điện là trở ngại đáng kể đối với việc chuyển đổi hình thức canh tác của họ Tình hình sử dụng điện tại khu nuôi tôm còn khó khăn Đa phần những hộ nuôi ở cách xa trung tâm xã nên không tiếp cận được nguồn điện lưới quốc gia Thiếu điện sản xuất và việc sử dụng máy phát sẽ nâng cao chỉ phí đầu tư sản xuất trong
mỗi vụ nuôi, giảm thu nhập của nông hộ
Trang 40Đối với hình thức nuôi BTC và TC, thường nuôi 2 vụ/năm Vụ 1 bắt đầuvào đầu mùa mưa thời gian nuôi từ tháng 4 đến tháng 8, được xem là vụ chính dođiều kiện nuôi tương đối tốt; vụ 2 rơi vào mùa khô thả vào tháng 10 và đến tháng
2 năm sau thu hoạch Tuy thời điểm thu hoạch là năm sau nhưng vụ này vẫnđược coi là thời vụ của năm trước Theo khuyến cáo từ trung tâm khuyến ngư chỉ
nên nuôi 1 vụ/năm hoặc nuôi luân canh nhưng do quan niệm nuôi trái vụ sẽ có lợi
nhuận cao, nhiều người nuôi thường xuống giống trái vụ Thời điểm tha giống vụ
này không hợp lý Ngoài ra, việc nuôi 1 đối tượng liên tục nhiều vụ trong nhiều
năm làm cho môi trường nuôi bị suy thoái do sử dụng nhiều hóa chất, ao nuôi
không được nghỉ ngơi để tái tạo các điều kiện có lợi trong quá trình nuôi
Thời gian nuôi mỗi vụ từ 4,5 đến 5 tháng, sau thu hoạch là thời gian cảitạo, tu sửa ao trong vòng tối đa 1 tháng rồi tiếp tục thả vụ sau Nếu trong vụ tôm
bị chết trước thời điểm thu hoạch, thì ngay sau đó người nuôi tiến hành cải tạo aorồi lấy nước vào và để ao nghỉ ngơi chờ đến đúng thời vụ kế mới thả nuôi
Đối với hình thức nuôi QCCT, người nuôi thường thả giống 1-2 lần/năm
đa số thời điểm thả cách nhau 3 đến 4 tháng Thả giống lần 1 cũng vào đầu mùamưa khoảng tháng 4, tháng 5 trễ nhất là tháng 6 và thường không tiến hành cảitạo ao mà chỉ tu bé bờ
4.2.2.Thiết kế xây dựng ao nuôi