1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Thực trạng và giải pháp phát triển nghề thủ công mỹ nghệ sò ốc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

88 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Nghề Thủ Công Mỹ Nghệ Sò Ốc Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Tác giả Phạm Trường Giang
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Văn Năm
Trường học Nông Lâm University
Chuyên ngành Phát Triển Nông Thôn
Thể loại Bachelor Of Art
Năm xuất bản 2006
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 28,29 MB

Nội dung

Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường ĐạiHọc Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “Thực trạng và giải pháp phát triển nghề thủ công mỹ nghệ s

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOĐẠI HỌC NÔNG LAM TP HO CHÍ MINH

KHOA KINH TE

THUC TRANG VA GIAI PHAP PHAT TRIEN NGHE

THU CONG MY NGHE SO OC TINH BA RIA VUNG TAU

PHAM TRUONG GIANG

LUAN VAN CU NHAN

NGANH PHAT TRIEN NONG THON & KHUYEN NONG

Thanh phố Hồ Chí Minh

Tháng 7/2006

Trang 2

MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING

NONG LAM UNIVERSITY

FACULTY OF ECONOMIES

STUDY THE SITUATION AND RECOMMEND DEVELOPMENT

SOLUTION OF HANDICRAFT BY SHELL VILLAGE IN

BA RIA VUNG TAU PROVINCE

BACHELOR OF ART RURAL DEVELOPMENT ECONOMIES

GUIDER: STUDENT

NGUYEN VAN NAM PHAM TRUONG GIANG

HO CHI MINH CITY

JULY/ 2006

Trang 3

Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại

Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “Thực trạng và giải

pháp phát triển nghề thủ công mỹ nghệ sò ốc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu” do PhạmTrường Giang, ngành PTNT, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

ThS Nguyễn Văn Năm

Người hướng dẫn,

Ký tên ngày tháng năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ký tên ngày tháng nam Ký tên ngày thang nam

Trang 4

LOI CAM TA

Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn thành kính đến ba me tôi, người đã

sinh thành và đưỡng dục tôi nên người Cùng các anh chị tôi đã động viên và

giúp đỡ tôi rất nhiều cả về vật chất lẫn tinh thần để tôi vững tâm học tập cho đến

ngày hôm nay.

Tôi xin ghi ơn đến: Ban giám hiệu, quí thầy cô ở các khoa, đặc biệt là quí

thầy cô ở khoa kinh tế đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quí báu kẻ từ khi tôi bước chân vào giảng đường đại học Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến Th§

Nguyễn Văn Năm, người thầy đã tận tâm, nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời

gian tôi làm luận văn tốt nghiệp

Xin chân thành cảm ơn đến các cô chú, anh chị ở Chi cục Phát triển nông

thôn Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã nhiệt tình hướng dẫn giúp tôi có những tài liệutham khảo bố ích cho đề tài

Cuối cùng tôi xin cảm ơn tất cả các bạn của tôi đã giúp đỡ và động viêntôi rất nhiều trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài của mình

Trang 5

NỘI DUNG TÓM TẮT

PHAM TRƯỜNG GIANG, Khoa Kinh Tế, Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ

Chí Minh Tháng 6 năm 2006 Tìm hiểu Thực trang giải pháp phát triển nghề thủ

công mỹ nghệ ở tỉnh Ba Ria Vũng Tau.

Để tìm hiểu thực trạng và giải phát phát triển nghề thủ công mỹ nghệ ở

tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, tôi đã tiến hành điều tra thực tế bằng phương pháp: Phỏng

vấn 75 hộ sản xuất mỹ nghệ sò ốc, trong đó 35 hộ sản xuất mỹ nghệ sò Ốc caocấp và 40 hộ sản xuất mỹ nghệ thô (ốc gắn) Thu thập số liệu thứ cấp từ chỉ cục

Hợp Tác Xã Nông NghiệpVà Phát Triển Nông Thôn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

Kết quả nghiên cứu cho thấy nghề thủ công mỹ nghệ sò ốc đã thu hút mộtlực lượng lao động dư thừa trên địa bàn của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, đa số là phụ

nữ và những người di cư từ nơi khác đến Tuy không tận dụng được nguồnnguyên liệu của địa phương, thế nhưng các hộ sản xuất đã tạo ra những sản phẩmmang nét đặc trưng riêng của miền biển Những sản phẩm mỹ nghệ sò ốc đặc biệt

mỹ nghệ cao cấp có giá trị xuất khẩu cao mang lại thu nhập tương đối ôn địnhcho hộ sản xuất Trung bình mỗi hộ sản xuất mỹ nghệ cao cấp thu được 5-6.000.000 đồng/tháng Những hộ sản xuất mỹ nghệ thô (ốc gắn) thu được khoảng2-3.000.000 đồng/tháng Thế nhưng những năm gần đây do nguồn nguyên liệukhan hiếm và khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm nên nghề sản xuất mỹ sò ốcđang bị mai một dần Do đó cần phải có những chính sách hỗ trợ vốn, công nghệ

kỹ thuật, mặt bằng sản xuất, hỗ trợ đầu ra cho sản phẩm để mở rộng sản xuất

Trang 6

PHAM TRUONG GIANG, Faculty of economics, Nong Lam university — Ho

Chi Minh City Month 6 year 2006 Study the situation and_recommend

development solutions of handicraft by shell village in Ba Ria Vung Tau

province.

Study the situation and recommend development solutions of handicraft

by shell village in Ba Ria Vung Tau province I carried out an actual investigation by direct interview method seventy — five households include thirty

— five luxury handicraf households and fourty simple handicraf households Collected secondary data, a brand of the rural development in Ba Ria Vung Tau

province.

As result, handicraft by shell in Ba Ria Vung Tau province solved a big redundant labour force at local, all most of labours are women, emigrants from another provinces Although, they don’t take full advantage of raw materials at

location Households took specific characteristics products of fishing area Products of handicraft by shell especially luxury handicraft have high export

value bring about their stable income Every luxury handicraft household gets

average from 5.000.000 to 6.000.000 milion Dong over one month Every simple handicraft household gets average from 2.000.000 to 3.000.00 milion Dong over

one month Because of scarce raw materials and problem product comsuption, handicraft by shell is being lost in oblivion Therefore, we have a lot of

supporting capital, technologies, business space, supporting output polices to

expand the market

Trang 7

MỤC LỤC

Trang

Danh mục các chữ viết tắt 1x

Danh mục các bảng xDanh mục các hình xuDanh mục phụ lục xiiiCHƯƠNG 1 ĐẶT VAN DE

1.1 Sự cần thiết của đề tài

2.1.4 Vai trò của nghành thủ công mỹ nghệ đối với quá trình

3.1 Tổng quan về tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu 10

Trang 8

3.4 Đánh giá tổng quan

3.4.1 Những thành tựu

3.4.2 Những hạn chế, khó khăn

CHƯƠNG 4 KET QUA NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Tổng quan về nghề truyền thống của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

4.1.1 Sơ lược về quá trình thành và phát triển các làng nghề

truyền thống ở tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu4.2 Sơ lược về mẫu điều tra

4.2.1 Mô tả về lượng mẫu điều tra4.3 Khái quát về đặc điểm mẫu điều tra

4.4 Đánh giá thực trạng tình hình sản xuất mỹ nghệ sò ốc ở

tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

4.4.1 Đánh giá về nguyên liệu sản xuất mỹ nghệ sò ốc

4.4.2 Đánh giá về lao động sản xuất mỹ nghệ sò dc 4.4.3 Đánh giá tình trạng về sản phẩm mỹ nghệ sò Ốc

4.4.4 Đánh giá quy trình sản xuất mỹ nghệ sò ốc4.4.5 Đánh giá công nghệ sản xuất mỹ nghệ sò ốc

4.4.6 Đánh giá về nhà xưởng4.4.7 Nguồn vốn của hộ sản xuất my nghệ sò ốc

4.4.8 Đánh giá về hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường

4.4.9.Thông tin về thị trường và kênh phân phối sản phẩm

4.4.10 Liên kết với du lịch4.5 Những yếu tổ thuận lợi và khó khăn của hộ sản xuất mỹ nghệ

sò Ốc4.5.1 Những yếu tố thuận lợi của hộ sản xuất mỹ nghệ sò ốc4.5.2 Những khó khăn của hộ sản xuất mỹ nghệ sò ốc

4.6 Nhu cầu và nguyện vọng của hộ sản xuất mỹ nghệ sò ốc

4.7 Đánh giá đối tượng tiêu thụ sản phẩm mỹ nghệ sò ốc

4.8 Ý kiến của hộ sản xuất mỹ nghệ sò ốc

4.8.1 Giải pháp khắc phục của hộ về vốn

vii

22 22 22

24

24

24 27

27 28

29 29

32 34

36

38 39

54

55

56 56

Trang 9

4.8.2 Giải pháp khắc phục của hộ về chất lượng sản phẩm

4.8.3 Giải pháp khắc phục của hộ về cơ sở sản xuất và

công nghệ kỹ thuật

4.8.4 Giải pháp khắc phục của hộ về thông tin thị trường

4.8.5 Giải pháp khắc phục của hộ về ô nhiễm môi trường

4.8.6 Giải pháp khắc phục của hộ về việc kết hợp sản phẩm

với du lịch4.9 Định hướng phát triển nghề mỹ nghệ sò ốc

4.10 Một số giải pháp nhằm phát triển nghề mỹ nghệ sò ốc

4.10.1 Giải pháp cải tiến nguồn nguyên liệu

4.10.2 Các giải pháp đối với lao động

4.10.3 Các giải pháp cải tiến chất lượng sản phẩm4.10.4 Các giải pháp cai thiện công nghệ sản xuất

4.10.5 Các giải pháp về vốn4.10.6 Các giải pháp để mở rộng thông tin và thị trường4.10.7 Các giải pháp bảo vệ môi trường

CHƯƠNG 5 KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ

60 61 63

64

65 66

Trang 10

Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn

Làng nghề Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn

Ủy Ban Nhân Dân

Hội Đồng Nhân Dân

Trang 11

DANH MỤC CAC BANG

Bảng 1 Thu Nhập Bình Quân Đầu Người Trên Địa Bàn Của

Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu (Tính Theo Tỷ Giá Bìn Quân Hàng Năm)

Bảng 2 Giá Trị Sản Xuất Công Nghiệp Của Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Bảng 3 Giá Trị Sản Xuất Ngành Nông Nghiệp Tính Bà Rịa Vũng Tàu

Bảng 4 Giá Trị Sản Xuất Lâm Nhiệp Của Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Bảng 5 Giá Trị Sản Xuất Ngành Thuỷ Sản Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Bảng 6 Tỷ Lệ Dân Số Qua Các Năm Của Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Bang 7 Mô Tả Về Lượng Mẫu Điều Tra

Bảng 8 Trình Độ Văn Hóa Của Hộ Sản Xuất Mỹ Nghệ Sò Ốc

Bảng 9 Nguyên Liệu Chính Làm Mỹ Nghệ Sò Ốc

Bảng 10 Nguyên Liệu Phụ Làm Mỹ Nghệ Sò Óc

Báng 11 Số Lượng Lao Động Tham Gia Sản Xuất Mỹ Nghệ Sd Oc

Bang 12 Hình Thức Học Nghề Của Hộ Sản Xuất

Bảng 13 Số Giờ Làm Và Thu Nhập Của Người Lao Động

Bảng 14 Máy Móc Sản Xuất Mỹ Nghệ Sò Ốc

Bảng 15 Nguồn Vốn Cúa Hộ Sản Xuất Mỹ Nghệ Cao Cấp

Bang 16 Nguồn Vốn Của Hộ Sản Xuất Mỹ Nghệ Sd Oc Thô

Bảng 17 Chỉ Phí Cho Nguyên Liệu Chính Của Hộ Sản Xuất Mỹ Nghệ

Bang 20 Chi Phí Máy Móc Của Hộ Sản Xuất Mỹ Nghệ Sò Oc

Bảng 21 Tổng Chi Phí Của Hộ Sản Xuất Mỹ Nghệ Sd Oc Cao Cấp

Bảng 22 Doanh Thu Của Hộ Sản Xuất Mỹ Nghệ Sò Ốc Cao Cấp

18 Si

28

29 30 32 32 33 38

39 40

40

41

42 42

43

43

Trang 12

Bảng 23 Lợi Nhuận Thu Được Của Hộ Sản Xuất Mỹ Nghệ Sò Ôc

Bang 27 Tổng Chi Phi Của Hộ Sản Xuất Mỹ Nghệ Thô (Oc Gan)

Bảng 28 Doanh Thu Của Hộ Sản Xuất Mỹ Nghệ Thô (Óc Gắn)

Bảng 29 Lợi Nhuận Của Hộ Sản Xuất Mỹ Nghệ Thô (Oc Gắn)

Bang 30 Những Thuận Lợi Của Hộ Sản Xuất Mỹ Nghệ Sd Oc

Bảng 31 Những Khó Khăn Của Hộ Sản Xuất Mỹ Nghệ Sò Ốc

Bảng 32 Nhu Cầu Và Nguyện Vọng Của Hộ Sản Xuất Mỹ Nghệ Sò Ốc

Bảng 33 Đối Tượng Tiêu Thụ Sản Phẩm Mỹ Nghệ Sò Ốc

53 54

55

Trang 13

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang

Hình 1 Rác Thải Trong Sản Xuất Mỹ Nghệ Sò Ốc Gây Nên Tình

Trạng Ô Nhiễm Môi Trường 48Hình 2 Ô Nhiễm Bui Và Tiếng On Trong Sản Xuất Mỹ Nghệ Sd Oc 49

Hình 3 Người Lao Động Không Có Trang Thiết Bị Bảo Hệ Lao Động 49

XI

Trang 14

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1 Danh Sách Các Hộ Điều Tra

Phuluc 2 Bảng Câu Hỏi Điều Tra Nông Hộ

Trang 15

CHƯƠNG 1

ĐẶT VAN DE

1.1 Sự cần thiết của đề tai

Nghề mỹ nghệ sò ốc của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu là một trong những nghềtruyền thống của tỉnh Qua đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân những vỏ sò,

vỏ ốc tưởng chừng như vô hồn đã trở thành những sản phẩm sắc sảo mang tính

nghệ thuật cao Nó không những là dấu ấn, là sản phẩm đặc trưng riêng của miềnbiển mà còn là biểu tượng rất quan trọng trong việc quảng bá cho ngành du lịch

nói chung và tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu nói riêng Ngày nay với tốc độ phát triển cao

của khoa học công nghệ, các nghề truyền thống của tỉnh đặc biệt là nghề mỹnghệ sò ốc dang dan bị mai một và lãng quên

Nhằm thu hút lao động du đôi trên dia bàn tỉnh cũng như giải quyết đượccông ăn việc làm cải thiện thu nhập của họ, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu luôn có nhữngđịnh hướng để phát triển bền vững và khôi phục những nghề truyền thống của

tỉnh và đặc biệt là nghề thủ công mỹ nghệ sò ốc Cũng vì lý do này được sự chophép của sở nông nghiệp và phát triển nông thôn của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Đại

Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, Khoa Kinh Tế Đại Học Nông Lâm

Thành Phố Hồ Chí Minh và sự hướng dẫn nhiệt tinh cia thầy (Thạc sĩ) Nguyễn

Văn Năm, tôi tiến hành tìm hiểu “thực trạng và giải pháp phát triển nghề thủcông mỹ nghệ ở tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu” Với mong muốn có một cái nhìn tổng

quát về thực trạng của nghề mỹ nghệ sò ốc và tim ra những giải pháp hữu hiệutạo điều kiện đây mạnh sự phát triển bền vững của nghề này

Trang 16

1.3 Nội dung nghiên cứu

- Tìm hiểu thực trạng và tiềm năng của nghề mỹ nghệ sò ốc ở tỉnh

- Kiến nghị và giải pháp dé phát triển bền vững nghề mỹ nghệ sò ốc

của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu 1.4 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Nghiên cứu nghề thủ công mỹ nghệ sò ốc tại tỉnh Bà

Rịa Vũng Tàu cụ thể là ở phường Thắng Tam, phường 2, phường 3 và phường 4

Phạm vi thời gian: Từ ngày 15/4/2006 đến 15/6 /2006

1.5 Cấu trúc đề tài

Chương 1: Đặt vẫn đề

1.1 Sự cần thiết của đề tài

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.3 Nội dung nghiên cứu

1.4 Phạm vi nghiên cứu

1.5 Cấu trúc đề tài

Chương 2: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

2.1 Cơ sở lý luận

2.2 Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

3.1 Tổng quan về tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

3.2 Điều kiện kinh tế

3.3 Điều kiện xã hội

3.4 Đánh giá tổng quan

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1 Tổng quan về làng nghề truyền thống của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Trang 17

4.2 Sơ lược về mẫu điều tra

4.3 Khái quát về mẫu điều tra

4.4 Đánh giá tình hình thực trạng sản xuất mỹ nghệ sò ốc tỉnh Bà Rịa

Vũng Tàu.

4.5 Những yếu tố thuận lợi và khó khăn của hộ sản xuất mỹ nghệ sò ốc4.6 Nhu cầu và nguyện vọng của hộ sản xuất mỹ nghệ sò Ốc

4.7 Đối tượng tiêu thụ mỹ nghệ sò dc

4.8 Ý kiến của hộ sản xuất mỹ nghệ sò ốc

Trang 18

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Định nghĩa các sản phẩm thi công

Các sản phẩm thủ công được định nghĩa là các đồ vật được sản xuất hoàntoàn bằng tay hoặc có sự hỗ trợ của các dụng cụ dùng tay hoặc dùng máy nhưngmức độ sử dụng hạn chế và chủ yếu vẫn dùng tay để tạo nên các sản phẩm hoànchỉnh Những sản phẩm này được sản xuất với số lượng không hạn chế và sửdụng nguyên liệu thô Những san phẩm thủ công phải hữu dụng, có thẩm mỹ,

sáng tạo, mang đặc trưng văn hóa, thể hiện nét truyền thống, và là biểu trưng cho tôn giáo và xã hội.

2.1.2 Khái niệm về làng nghề

Trong lịch sử phát triển phạm trù làng gắn với cộng đồng dân cư ở nông

thôn Thông thường khi nói đến hoạt động kinh tế của làng, trước hết phải nóiđến hoạt động truyền thống là hoạt động sản xuất nông nghiệp Quan niệm về

làng nghề trước hết phải gắn liền với hoạt động tiểu thủ công nghiệp trong nông

thôn, Cho đến nay trong giới nghiên cứu còn có nhiều cách hiểu, quan niệm và

định nghĩa khác nhau về làng nghề, một trong những định nghĩa đó là “Làng nghề là một làng có nghề tiểu - thủ - công đã từng tồn tại trong lịch sử hoạt trong

thời gian nhất đinh, có sản phẩm hàng hóa nỗi tiếng hoặc có khối lượng hàng hóalớn có vai trò nhất định đối với thị trường trong nước và quốc tế, có số đôngngười trong làng cùng làm một hoặc nhiều nghề, dân làng sống chủ yếu bằng các

nghề đó.”

Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Làng nghề là những làng nghề sống bằng

hoặc chủ yếu bằng nghề thủ công ở nông thôn Việt Nam Trước năm 1954 các làng nghề được tổ chức chỉ khác các làng nông nghiệp ở chỗ nó có phường nghề

và thờ cúng tô nghề Xóm làng tuy có chợ nhưng không thành dãy phố, không cócác cửa hàng cửa hiệu Các gia đình tập hợp theo huyết thống (dòng họ), theo

Trang 19

quan hệ xóm giéng, theo lứa tuổi (giáp) và theo thiết chế hành chính (dân làng,

xã, kỳ mục và lí dịch) Cố gắng trong phường nghề chủ yếu là thờ cúng tổ nghề, giúp nhau bằng cách cho vay vốn hoặc nguyên liệu, hàng hóa, phường nghề chưa

được như phường hội Châu Âu Trong các làng nghề có quan hệ thuê mướn laođộng, nhưng chưa được như phường hội ở Châu Âu, trong các làng nghề có thuê

mướn lao động, nhưng chưa hình thành các công trường thủ công, hầu hết dân

làm nông - công kết hợp Một số làng tiêu biểu ở Việt Nam: Làng gốm bát tràng

(Gia Lâm, Hà Nội), làng đúc đồng Đại Bái (Bắc Ninh), làng dét La Khê (Hà

Tây), làng làm giấy (Hà Nội), Ngày nay các làng nghề đang được phục hồi,diện nạo của nó đã được thay đối Tuy vậy quan hệ chủ hộ - thợ và người làmthuê đã xuất hiện, cùng với sự hình thành những xí nghiệp cỡ nhỏ.”

(Từ điển bách khoa Việt Nam, NXB từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2002)

2.1.3 Phát triển làng nghề

O nông thôn Việt Nam, kinh tế và văn hóa phát triển luôn đi đôi với sựphát triển làng nghề Làng nghề không chi là trung tâm sản xuất đồ thủ công màcòn là nơi hội tụ những thợ thủ công tay nghề cao hay nghệ nhân và các nguyên

liệu độc đáo hay kỹ thuật sản xuất độc đáo Các mặt hàng sản xuất ra không chỉ

là các sản phâm phục vụ sinh hoạt hàng ngày hay hàng tiêu ding mà còn bao

gồm các sản phẩm mỹ nghệ hay thờ cúng Xét từ quan điểm này, các làng nghềđược coi là nơi tiêu thụ các kỹ thuật truyền thống lâu đời đã tạo ra văn hóa vàmôi trường kinh tế xã hội Việc xuất khẩu sản phẩm thủ công đã bắt đầu từ giữathế kỷ 11.

Trong vài năm gần đây, làng nghề đang thay đổi nhanh chóng do ảnh hưởng củaquá trình phát triển đối với nền kinh tế thị trường và khuyến khích xuất khấu

Do áp dụng chính sách khuyến công, việc thúc day hàng thú công đã làm tăng

mức thu nhập trung bình của người lao động và việc áp dụng những công nghệ

mới ngày càng phố biến Tuy nhiên, cũng do ảnh hưởng của quá trình khuyếnkhích phát triển nghề thủ công, ngày nay có nhiều thợ thủ công có tay nghề cao

và lực lượng lao động trẻ tìm tới khu đô thị để làm việc cho các nhà máy, xưởng

sản xuất sản phẩm thủ công lớn đang ngày càng nhiều ở ngoại ô các thành phố

lớn như Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh

Trang 20

2.1.4 Vai trò của ngành thủ công mỹ nghệ đối với quá trình phát triển kinh

tế xã hội

Theo báo cáo “Đánh giá hiện trạng khu vực phi nông nghiệp và chính

sách phát triển đến năm 2010”, ngành nghẻ thủ công Việt Nam được coi là mộtphần của ngành nghề phi nông nghiệp Hoạt động kinh tế của các nghề phi nông

nghiệp thường diễn ra ở quy mô gia đình hoặc cá thể dưới hình thức kinh tế hộ,

phường hội, hợp tác xã và cơ sở sản xuất kinh doanh, thông thường nghề phinông nghiệp được chia thành 3 nhóm là: Sản xuất chế biến nông, thủy sản (17%),

tiểu thủ công nghiệp (32,5 %), xây đựng và dịch vụ (49%).

Vai trò của ngành thủ công mỹ nghệ trong quá trình phát triển kinh tế xã hội là :

Tạo việc làm cho người lao động nhất là trong những ngành kinh doanh

và địch vụ đối với số lao động dư đôi (khoảng 60% lao động nông nghiệp có thétham gia sản xuất nghề thủ công nghiệp trong các làng nghề)

Nâng cao mức thu nhập của người lao động Theo kết quả điều tra củaJICA (co quan hợp tác quốc tế Nhật Bản) về “Ngành nghề thủ công theo hướngcông nghiệp hóa nông thôn” mức thu nhập trung bình của hộ gia đình tham giavào sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ là 905.000 đồng/tháng, và có tỷ lệ nghèo

khá thấp, chỉ 3.7% so với 10.4% tỷ lệ nghèo cả nước.

Góp phan phát triển nông thôn, thúc đây quá trình chuyển dịch cơ cấu

kinh tế, cơ cầu lao động theo hướng công nghiệp hoá Ngành thủ công mỹ nghệ

đang trực tiếp đóng góp vào phần phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, thu hútđầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng và rút ngắn sự chênh lệch giữa đô thị và nông

thôn.

2.1.5 Phân loại nghề nông thôn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Đối với nghề truyền thống của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu , được phân thành 3

tiêu chí sau:

Trang 21

Tiêu chí 1: Theo tính truyền thống, có 2 nhóm nghề

Nghề truyền thống: Sản xuất sơn mài, sò ốc, bánh tráng, rượi, bún,

đúc chuông đồng , đệt lưới

Nghề mới: chế biến thực phẩm, trồng nam, mây đan tre

Tiêu chí 2: Theo đối tượng phục vụ

Nghề chế biến lương thực, thực phẩm: bánh tráng, bún, rượi, nắm,

có yêu cầu khá cao về vệ sinh an toàn thực phẩm

Nghề thủ công mỹ nghệ: sơn mài, sò ốc, mây tre đan Có yêu

cầu về tính nghệ thuật cao

Tiêu chí 3: Theo khả năng xuất khẩu

Nhóm sản phẩm suất khẩu : sơn mài, sò ốc, bánh tráng, nông sản

chế biến

Nhóm sản phẩm nội địa : đúc chuông đồng, hàng nông sản

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp xã hội học

Thu thập số liêu thứ cấp qua các báo cáo của sở nông nghiệp và pháttriển nông thôn của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu về điều kiện tự nhiên, tình hình dân

số, các báo cáo chuyên đề về khôi phục và phát triển làng nghề truyền thông của

tinh Bà Rịa Vũng Tàu giai đoạn 2006 — 2010

Thu thập số liệu sơ cấp sử dụng bảng hỏi kết hợp với phỏng vấn trựctiếp Vì số hộ làm mỹ nghệ sò ốc không nhiều nên đề tài đã tiến hành điều tra 75mẫu ngẫu nhiên ở những phường có số lượng hộ sản xuất mỹ nghệ sò ốc chủ yếu

ở phường 3, phường 2, phường Thắng Tam trên địa bàn của tỉnh Bà Rịa Vũng

Tàu Trong đó có 35 mẫu điều tra những hộ sản xuất mỹ nghệ cao cấp và 40 mẫuđiều tra những hộ sản xuất mỹ nghệ thô (ốc gắn) Với 75 mẫu điều tra có thểphản ánh được mục tiêu của đề tài là thu thập những thông tin về hoạt động của

hộ sản xuất mỹ nghệ sò ốc, thu nhập của họ cũng như những thông tin về thị

trường, nguyên liệu từ đó dùng phần mén Excel, Word, dé xử ly số liệu đánhgía hiệu quả sản xuất kinh doanh của hộ sản xuất mỹ nghệ sò ốc và đề xuất các

giải pháp hữu hiệu.

Trang 22

2.2.2 Các chỉ tiêu kinh tế

Hiệu qua kinh tế là việc các hộ sản xuất sử đụng hợp lý các yếu tố đầu vào

như các nguồn nguyên liệu chính, các nguồn nguyên liệu phụ, nhân công lao

động

Xác định hiệu quả kinh tế là sự so sánh giữa chi phí đầu tư bỏ ra cho hoạt

động sản xuất và kết quả đạt được từ sự đầu tư đó dé đánh giá hiệu quả hoạt

động sản xuất mỹ nghệ sò ôc của hộ sản xuât tôi sử dụng các chỉ tiêu sau:

Giá trị tổng sản lượng (doanh thu) = sản lượng * đơn giá

CP lao động thuê là phần thuê công nhân làm thuê được tính bằng

tiền

CP vật chất mua là khoản tiền mà hộ sản xuất bỏ ra để mua các

yếu tế vật chất đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất

CP lao động nhà là phần công gia đình được tính bằng tiền

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí sản xuất

T, = Lợi nhuận/Tổng CP san xuất

Ý nghĩa: Tý suất nay cho ta biết cứ một đồng chi phí bỏ ra thì thu được

bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Tỷ suất thu nhập trên tổng chỉ phí sản xuất

Ta = Thu nhap/Téng CP sản xuất

Ý nghĩa: Tỷ suất này cho ta biết cứ một đồng chỉ phí bỏ ra thì thu đượcbao nhiêu đồng thu nhập

Trang 23

CHƯƠNG 3

TỎNG QUAN

3.1 Tổng quan về tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Bà Rịa Vũng Tàu là một tỉnh miền Đông Nam Bộ, có diện tích tự nhiên là

2600 km? Phía Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận, Phía

Tây giáp tỉnh Thành Phố Hồ Chí Minh, mặt còn lại giáp biển Đông với hơn 200

km? bờ biển trong đó có hơn 40 km’ là bãi tắm

Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu nằm ở vị trí rất đặc biệt, đây chính là cửa ngõ củacác tỉnh miền Đông Nam Bộ hướng ra biển Đông, hội tụ nhiều tiềm năng để phát

triển nhanh và toàn diện các ngành kinh tế biển như công nghiệp khai thác dầu khí ngoài khơi, cảng biển và vận tải biển, khai thác chế biến hải sản, du lịch nghỉ

ngơi, tắm biển Ngoài ra, Bà Rịa Vũng Tàu còn có điều kiện phát triển giao

thông đường bộ, đường biển, đường hàng không

Tổng vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh gần 3.000 tỷ đồng/năm, hệ thống hạtầng và kỹ thuật xã hội ngày càng hoàn thiện, bộ mặt đô thị nông thôn đã cónhiều thay đổi, ngày càng sạch đẹp và hiện đại hơn, đời sống của người dân

không ngừng được cải thiện

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên

Khí hậu Khí hậu tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu mang tính đặc thù chung của

khu vực được chia làm 2 mùa (mùa khô từ tháng 11- 4, mùa mưa từ tháng 5 —

10) với lượng mưa tính bình quân hàng năm 1.528 mm Số ngày mưa trung bình

là 115 ngày (mưa nhiều vào tháng 6 — 7) Mùa khô hướng gió thịnh hành là

Đông Bắc và chuyển hướng Đông khi vào đất liền Mùa mưa hướng gió chính làTây Nam nhiệt độ trung bình là 27.1°c (cao nhất vào tháng 5 và thấp nhất vào tháng 1) độ 4m trung bình là 85%, nhìn chung khí hậu tinh Bà Rịa Vũng Tàu rất

ôn hòa, rất thuận lợi cho phát triển du lịch

Trang 24

Nguồn nước Lượng mưa hàng năm trên địa bàn khoảng 3006 triệu mỉ là

nguồn nước chính phục vụ đời sống sinh hoạt và sản xuất của tỉnh, đặc biệt làsản xuất nông nghiệp Nước mặt từ các sông hồ là nước cung cấp chính cho tưới

tiêu của nông hộ Nước ngầm của tỉnh có khả năng khai thác từ 20- 50 mỶ/h ở độ

sâu 50-90 m Trong đó có 3 hành lang nước ngầm chính là Bà Rịa- Long Điền

(20.000 mỶ/ ngày) Long Điền - Đất Đỏ (25.000 mẺ/ngày), Mỹ xuân (15.000 mỶ/

ngày)

Do địa hình có nhiều dãy núi độc lập và thung lũng nên tỉnh có khả năng

xây dựng nhiều hồ nhân tạo, có hồ thuy lợi vừa làm công tác tưới tiêu vừa cungcấp nước sinh hoạt sản xuất vừa là môi trường cân bằng sinh thái đồng thời tạonên cảnh quan thiên nhiên thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

Tài nguyên biển Tỉnh có tổng chiều dài bờ biển là 305.4 km” trên

100.000 km? thềm lục địa rất thuận lợi cho phát triển kinh tế biển Thém luc địacủa tỉnh rất giàu tài nguyên đặc biệt là dầu khí với trữ lượng khoảng 1.5 — 3 tỷtấn dầu và 300 tỷ mỶ khí Bờ biển có nguồn hải sản lớn với trữ lượng cho phépkhai thác là 150.000 — 170.00 tắn/năm Bờ biển có nhiều bãi tắm đẹp có tiềmnăng phát triển du lịch Biển Vũng Tau có có vịnh Giành Rái rộng khoảng 50

km? phía trong vịnh là các cửa sông lớn như sông Long Tàu, sông Cái Mép - Thị Vải, sông Dinh

Thuỷ triều của Bà Rịa Vũng Tàu theo quy luật bán nhật triều biên độ

3.5-4 m Ở đây có đủ mọi điều kiện để xây đựng những hải cảng tốt Vùng biển Bà

Rịa - Vũng Tàu nằm trong vùng biển Đông Nam Bộ lắm cá, nhiều tôm, nước

biển 4m quanh năm, đáy biển bằng phẳng, có diện tích lớn (trên 100.000 km’)

với nhiều cửa sông, cửa rạch chảy vào nên rất phong phú về chủng loại hảisản Theo tài liệu điều tra, vùng biển Bà Rịa - Vũng Tàu có trên 660 loài ca, 35

loài tôm, 23 loài mực, khả năng cho phép khai thác các loại hải sản khoảng

200.000 tấn/năm Về nuôi trồng thủy sản, tỉnh cũng có điều kiện để phát triển với

trên 6.200 ha mặt nước các loại ở đất liền và một số vùng nuôi ngọc trai, đồi mồi,

rùa biên ở Côn Đảo.

10

Trang 25

Diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh đạt khoảng 3.500 ha, sản lượng

khoảng 1.5 — 1.6 nghìn tấn, đặc biệt việc nuôi tôm giống cung cấp cho các tỉnh

bạn phát triển khá mạnh.

Tài nguyên rừng Rừng nằm ở phía Bắc và Đông Bắc của Tỉnh Đây làkhu vực rừng rậm có nhiều động thực vật quý hiếm, bên cạnh đó còn có rừng

nguyên sinh khu bảo tồn quốc thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu diện tích

11.293 ha và vườn quốc gia Côn Đảo diện tích 6.043 ha Nơi đây có nhiều tiềmnăng phát triển du lịch sinh thái Ngoài ra phía Tây Nam còn có các rừng ngập

mặn (chủ yếu là cây Đước) hiện đang được phát triển với quy mô lớn chủ yếu

phục vụ cho ngành công nghiệp giấy

Tài nguyên khoáng sản Ngoài tiềm năng dau khí với trữ lượng lớn nhất

cả nước tỉnh còn có nhiều loại khoáng sản khác như sắt, titan, chì, thiéc, thạchanh Nhưng chưa xác định được trữ lượng Đáng ké nhất là đá xâydựng khoảng

4.3 tỷ mẺ Cát thuỷ tỉnh Binh Châu với trữ lượng khoảng 1.3 triệu tấn Đá mỹnghệ ở xã Hội Bài (Tân Thành) khả năng có thể khai thác 40.000 m? đá tắm và3.000 mỶ đá tảng

3.1.2 Đánh giá về các tiềm năng kinh tế chính của địa phương

Tiềm năng về dầu khí Thém lục địa tỉnh Bà Ria Vũng Tàu rộng trên

100.000 km? giàu tài nguyên biển Quan trọng nhất là dầu khí với trữ lượng 1.5 —

3 tỷ tấn dầu và 300 tỷ mỶ khí thiên nhiên và hiện nay đã thăm dò, xác định nhiều

mỏ dầu mới Một số mỏ dầu chính như mỏ Địa Hùng: 300- 600 triệu thùng, mỏ

Bạch Hổ: 175- 300 triệu thùng, mỏ Rồng: 100- 150 triệu thùng, mỏ Thanh Long:

250-300 triệu thùng Sản lượng khai thác dầu thô của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

khoảng 15 triệu tắn/năm đưa Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ 4 ở Đông

Nam Á và 44 trên thế giới về khai thác dầu thô

Công nghiệp dầu khí đang là động lực thúc đây nhiều ngành công nghiệp

và dịch vụ khác như công nghiệp chữa tàu, công nghiệp thiết bị cứu sinh, công

nghiệp sản xuất câu kiện giàn khoan

11

Trang 26

Tiềm năng về du lich Bà Rịa Võng Tàu là tỉnh được thiên nhiên ưu đãivới bờ biển dài gần 200 km” trong đó có 70 km? bãi cát thoải rất thuận loi phát

triển các bãi tắm dep: Bãi Trước, Bãi Sau, Bãi Dita, Bãi Dâu, Long Hai, Hồ

Tràm, Hồ Cốc Ngoài ra tỉnh còn có nhiều đanh lam thắng cảnh và di tích lịch sử

mang đậm bản sắc dân tộc như Niết Bàn Tịnh Xá, Thích Ca Phật Đài, Dinh Cô,

suối nước nóng Bình Châu

Ngành du lịch đang phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn đóng gópđáng kể vào sự tăng trưởng của tỉnh Ngành du lịch đang thu hút được nhiềuthành phần kinh tế tham gia đặc biệt các dự án liên doanh, liên kết của các công

ty du lịch lớn trong và ngoài nước.

Tiềm năng về ngư nghiệp Vùng biển tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu có vùng

nước sâu tiếp cận hải lưu và cửa sông lớn giàu phù sa thu hút nhiều sinh vật biển,nhiều loại thức ăn thực vật tạo nên một vùng có môi trường sinh trưởng tốt cho

cá và các loại sinh vật biển khác, vì vậy mật độ và trữ lượng cá của tỉnh thuộcloại lớn nhất quốc gia Hiện nay ngư dân chỉ mới khai thác gần bờ Là 1 trong 5tỉnh có khả năng đạt và vượt 100.000 tấn hải sản/năm Cuối 2002 toàn tỉnh có

4.618 tàu đánh cá với tổng công suất 408-200 CV trong đó tàu có công suất khai

thác vùng ngoài khơi hơn 2.000 chiếc sản lượng đánh bắt năm 2002 đạt 160.465

3.2 Tinh Hình Kinh Tế

Kinh Tế

— Téc độ tăng trưởng kinh tế Mục tiêu chung của thành phố Vũng

Tàu là tăng trưởng và phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp

hoá - hiện đại hóa Nền kinh tế mũi nhọn của tinh Bà Rịa Vũng

Tàu là kinh tế biển, dịch vụ thăm đò và khai thác dầu khí, dịch vụ

du lịch và nghỉ mát Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh vẫn giữ

được mức tăng trưởng én định và có những bước tăng trưởng rõ rệt Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng

Tàu nếu tính luôn nguồn dầu khí là 14.053 USD/ người/ năm

12

Trang 27

Bảng 1 Thu Nhập Bình Quân Đầu Người Trên Địa Bàn Của

Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu (Tính Theo Tỷ Giá Bình Quân Hàng Năm)

độ tăng 4.4 %.

Sau 5 năm đã hình thành thêm 4 khu công nghiệp mới: (Cái Mép,

Mỹ Xuân A2, Phú Mỹ II và Mỹ Xuân BI) va mớ rộng khu côngnghiệp Mỹ Xuân A, diện tích đất các khu công nghiệp tăng thêm

trên 2.000 ha Đến năm 2006 tỉnh có 8 khu công nghiệp với điện

tích khoảng 3.500 ha, vốn đầu tư đăng ký gần 4.000 ty đồng tăng

hơn 2 lần so với trước năm 2005 cả về số lượng khu công nghiệp

và điện tích đất Trong 5 năm đã có thêm 85 dự án đầu tư vào cáckhu công nghiệp nâng tổng số dự án lên 110 dự án với tổng số vốn

đầu tư lên đến trên 4 tỷ USD.

13

Trang 28

Bảng 2 Giá Trị Sản Xuất Công Nghiệp Cúa Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

điện tích trông lúa, cà phê và các giông cây cũ.

Các loại vật nuôi chủ yếu: Thịt bò, bò sữa, heo, và gia cầm đã pháttriển cả về quy mô và chất lượng Hình thành nhiều trang trại nuôi heoquy mô lớn có khoảng 50.000 con heo/ trang trại, đàn bò được sind

hoá, tăng thé trọng và tăng đàn Sind hoá được khoảng 80 % đàn bò,

nạc hoá được 75% đàn heo, đàn bò sữa bước đầu phát triển đến nay đã

có sản lượng sữa trên 2 tắn/ngày.

14

Trang 29

Bảng 3 Giá Trị Sản Xuất Ngành Nông Nghiệp Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

DVT: Triệu đồngNăm Trông trọt Chăn nuôi Tổng số

năm 2005 tốc độ tăng trưởng 7,71 % Tài nguyên rừng và đất rừng

được quản lý bảo vệ khá tốt, diện tích đất nông nghiệp 38.850 ha,trong đó diện tích đất rừng là 35.179 ha Đã thực biện giao khoán16.432 ha rừng và đất lâm nghiệp cho 2.169 tổ chức và hộ gia đình

Về dự án trồng mới 5 triệu ha rừng đã đầu tư 14,2 tỷ đồng trồng mới

732 ha rừng phòng hộ, 280 ha rừng đặc dụng, chăm sóc 10.369 ha

rừng trồng, bảo vệ trên 38.000 ha rừng.

Bảng 4 Giá Trị Sản Xuất Lâm Nghiệp Của Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

PVT: Triệu đồng

Năm Trongva Khai thác g6 và Lâm nghiệp Các hoạt động Tông

nuôi rừng nông sản khác dịch vụ lâm

Trang 30

Thủy sản Thuỷ sản tăng 1.88 lần so với năm 2005 tốc độ tăng trưởng 10.8

% Ngân sách của tỉnh đã đầu tư 223.7 tỷ đồng cho các công trình hạ tầng

và hậu can nghê cá.

Nuôi trồng thuỷ hải sản phát triển cả về diện tích và năng suất nuôi Diện

tích nuôi trồng năm 2005 đạt 8.900 ha tăng 2 lần so với năm 2000 Sảnlượng nuôi trong năm 2005 đạt khoảng 6.000 tấn tăng hơn 3 lần so với năm

2000 Tinh đã đầu tr khoảng 100 tỷ đồng cho hạ tầng kỹ thuật các dự án

nuôi tôm công nghiệp Lộc An, Trại giống cá nước ngọt , Nuôi tôm công

nghiệp Bàu Sinh A, B

Bảng 5 Giá Trị Sản Xuất Ngành Thủy Sản Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

3.3 Văn hoá — xã hội

Dân số Theo kết quả điều tra và thống kê năm 2005, toàn tỉnh Bà Rịa

Nguôn tin : Niên giám thông kê 2005

Vũng Tàu có khoảng 913.539 người Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của tỉnh năm

2005 là 13 % và mật độ dân số trung bình khoảng 468 người/ km’ Tinh Bà RịaVũng Tàu là một tỉnh có mức tăng trưởng dân số cao, cơ cấu dân số trẻ, trung

bình có khoảng 5 nhân khẩu/hộ Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của tỉnh tuy có giảm

dần qua các năm nhưng vẫn còn ở tỷ lệ cao 13% gây sức ép trong việc quản lý và

đáp ứng các dịch vụ công cộng.

16

Trang 31

Bảng 6 Tỷ Lệ Dân Số Qua Các Năm Của Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

DVT: % Năm Tý lệ sinh Tý lệ tử Tỷ lệ tăng tự nhiên

tế địa phương phát triển và nhờ các chính sách cho vay vốn xuất khẩu lao động

Đã tạo việc làm cho 120 ngàn người, trong đó tạo việc làm mới cho 44.667người (chỉ tiêu 40 ngàn) Bình quân mỗi năm có thêm 25 ngàn chỗ làm việc, số

lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân tăng từ 337 ngàn người

năm 2000 lên 451 ngàn người năm 2005 Cơ cấu lao động chuyển dịch đúnghướng, lao động dịch vụ tăng từ 17.7 % lên 22.2 %, lao động nông nghiệp giảm

từ 63.7 % xuống 55.5

Thực hiên các chính sách xã hôi Chính sách xã hội và đền ơn đáp nghĩa

luôn được đảng bộ và chính quyền các cấp quan tâm, đồng thời huy động được

sự tham gia đóng góp của toàn xã hội nên đã đạt được nhiều kết quả tốt Da vậnđộng xây dựng được 199 căn nhà tình nghĩa, chi ngân sách gần 30 tỷ đồng để hỗtrợ cải thiện và sửa chữa nhà ở, giảm tiền mua nhà, trợ cấp nâng cao đời sống,

hỗ trợ thương bệnh bênh nặng, phụng dưỡng 100 % bà mẹ Việt Nam anh hùng,

cấp thẻ bảo hiểm y tế và hỗ trợ con em gia đình chính sách trong học tập

Trong các địp lễ lớn tết và các ngày kỷ niệm lớn đều tổ chức thăm hỏi,tặng quà cho các đối tượng chính sách đã quy tập 299 liệt sĩ về các nghĩa trang

liệt sĩ Xây đựng và nâng cấp 5 nhà ghi tên liệt sĩ, sữa chữa nâng cấp 3 nghĩa

trang liệt sĩ

Đầu tư hơn 27 tỷ đồng để làm mới 28 và sữa chữa 446 căn nhà cho ngườidân, hỗ trợ tập vở cho 6.976 học sinh, xây trường mẫu giáo, xây dựng 24 km”

17

Trang 32

cầu đường giao thông, 21 km? đường day điện trung ha thế và cấp điện cho 378

hộ, cho vay chăn nuôi 1.112 con bò và các hoạt động hỗ trợ đời sống khác.

Các hoạt động Văn hoá - thể thao Các hoạt động văn hoá văn nghệ,

thông tin tuyên truyền, giáo dục truyền thống đã phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ

chính trị của địa phương và nhu cầu hưởng thụ văn hoá cho nhân dân với nhiều loại hình được tổ chức từ tỉnh đến cơ sở đã thành lập trung tâm văn hoá các cấp

từ huyện đến cơ sở.

Phong trào thể dục thể thao quần chúng được mở rộng nhiều môn thé thao

được phát triển với sự tham gia của mọi đối tượng Các trường học trong tỉnh bảo

đảm 100 % công tác giáo duc thé chất, đã có trên 60 CLB thé thao trong các

trường học được thành lập Thể thao thành tích cao của tỉnh được thành lập, có

bước phát triển khá, hàng năm các đội tuyển tham dự 45- 50 giải thể thao cấpkhu vực, quốc gia và quốc tế Những môn thể thao có nhiều thành tích là:Taekwondo, Judo, thé hình, cờ tướng, bóng chuyền bãi biển, bi sắt

Y tế Hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân có nhiều chuyển

biến tích cực, hàng năm các cơ sở y tế trong tỉnh đã thực hiện khám chữa bệnh

cho khoảng 1 triệu lượt người Không để xảy ra dịch bệnh truyền nhiễm như sốt

xuất huyết, sốt rét được khống chế

Phong trào hiến máu nhân đạo được hưởng ứng tốt, chất lượng khám chữabệnh được nâng lên, 2 bệnh viện tỉnh đã hình thành một số khoa chuyên sâu như:

Phẫu thuật nội soi, ứng dụng laser trong điều trị, đủ khả năng điều trị được việcphẫu thuật nội soi

Hoàn thành các chỉ số nhân lực y tế ở tuyến phường, xã, với 100 % trạm y

tế có bác sĩ và nữ hộ sinh, 100 % thôn ấp có nhân viên y tế 25% phường xã đạt

chuẩn quốc gia về Y tế xã Các mục tiêu của chương trình y tế quốc gia được tô

chức thực hiện đạt kết quả tốt Dịch vụ chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em được

cải thiện Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng 20% Mạng lưới cơ sở hành nghề y được

tư nhân ngày càng phát triển, với gần 800 cơ sở đã góp phần tăng cường các dịch

vụ y tế cho nhân dân.

18

Trang 33

Giáo dục Số lượng học sinh các cấp tăng lên qua từng năm, các cháu

trong độ tuổi ra nhà trẻ đạt 13.5 %, mẫu giáo 64 % và học sinh tiêu học 99.8 %.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học ngày càng khang trang hiện đại theochuẩn Quốc gia Có 58 trường đạt tiêu chuẩn quốc gia Năm 2005 đạt chuẩn phổ

cập trung học cơ sở là 96 % Chính sách phát triển giáo đục ở vùng sâu, vùng xa

và vùng đồng bào dân tộc được quan tâm như: Xây dựng nhà tập thể cho giáoviên, trợ cấp cho học sinh đân tộc và miễn giảm học phí cho các gia đình

nghèo Công tác xã hội hoá giáo dục đạt kết quả khá ở hệ mầm non, số lượng

trường đân lập và bán công chưa nhiều, ty lệ số học sinh ngoài công lập từ bậcmam non đến phổ thông tăng hàng năm 1-2 %.

Ngân sách đã đầu tư 116 tỷ đồng cho các công tác đào tạo nguồn nhânlực 31 cơ sở dạy nghề và 2 trường cao đẳng của địa phương và 14 trường đại,

cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trên cả nước liên kết mở lớp tại tỉnh đã tiến

hành đào tạo mới, đào tạo lại, bồi đưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho khoảng

97.000 lượt người Tỉnh đã xây dựng đề án đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ để đào tạo

đội ngũ chuyên gia đầu ngành trong từng lĩnh vực của địa phương

Cơ sở ha tầng Về giao thông: Đã nâng cấp và xây dựng mới 7 tuyến tỉnh

lộ dài 75.2 km”, 70 tuyến đường nội thị tổng chiều dai là 109 km” Các tuyến

đường giao thông nông thôn đã cơ bản được nâng cấp bằng nguồn vốn ngân sách

và huy động của nhân dân.

Về phát triển lưới điện: Đã xây dựng mới và cải tạo 255.8 km” đường dâytrung thế, tăng dung lượng các trạm biến áp hạ thế thêm 32.858 KVA

Cấp nước: Đã xây dung mới và mở rộng 21 hệ thống cấp nước, công suất

cấp nước tăng thêm 6.260 m”/ngày đêm, tổng chiều dài đường ống cấp nước các

loại tăng thêm 133.3 kmẺ

Về nhà ở: Đã hoàn thành 135 căn hộ chung cư và hạ tang kỹ thuật 9 khutái định cư với tổng số trên 3.000 hộ

Thuỷ lợi: Hoàn thành hồ Suối Nhan, kiên cố hoá 53 km kênh mương, xâydựng mới 9.5 km” đê, tăng điện tích tưới tiêu thêm 1.310 ha, ngăn mặn 500 ha

19

Trang 34

An ninh quốc phòng An ninh chính trị và trật tự xã hội trên địa bàn tiếp

tục được giữ vững, quốc phòng an ninh luôn được tăng cường Phong trào quần

chúng bảo vệ an ninh tổ quốc phát triển rộng khắp Da chủ động đấu tranh kiềmchế sự gia tăng của các loại tội phạm hình sự, ma tuý, mai dâm, tai nạn giao

thông, dam bao trật tự xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho dé phát triển kinh tế xã

hội ở địa phương Đã xây dựng và phối hợp hoạt động có hiệu quả các phươngán: phòng chống gây rối, bạo loạn, chống khủng bố trên địa bàn Tham gia tốtcác công tác phòng chống cháy né, lụt bão, cháy rừng, xây dựng dân quân tư vệ.Phối hợp mở nhiều hoạt công tác tuyển nhân thực hiện đúng luật, đúng quy trìnhdat 100 % chí tiêu ở cá 3 cấp, ty lệ đảng viên nhập ngũ năm sau cao hơn năm tỷ

lệ đảng viên nhập ngũ năm sau cao hơn năm trước.

3.4 Đánh giá tong quan

3.4.1 Những thành tựu

Kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao, quy mô phát triển và chất lượng tăngtrưởng được nâng lên Thu ngân sách, huy động vốn đầu tư toàn xã hội đạt kết

quả cao, công tác quản lý quy hoạch, quản lý sử dụng đất và bảo vệ môi trường

được quan tâm Công tác cải cách hành chính và môi trường đầu tư được cải

thiện, các thành phần kinh tế phát triển khá Đã hình thành các khu chức năng vàcác mô hình đầu tư điển hình, hợp lý, duy trì phát triển bền vững có hiệu quả.Trình độ dân trí được nâng lên, vấn đề giải quyết việc làm xoá đói giảm nghèo,

chính sách xã hội có kết quả, hoạt động văn hoá thể thao phát triển mạnh An

ninh quốc phòng được giữ và củng có

Những thành tựu phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn vừa qua do

những nguyên nhân sau:

Sự phấn đấu của toàn thể Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh sự đoàn kết,nhất trí của tập thé lãnh đạo tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, mặt trận tổ quốc và cácđoàn thể trong quá trình tổ chức triển khai các Nghị quyết, quy hoạch, kế hoạch

phát triển kinh tế-xã hội; sự chỉ đạo sát sao của thường trực tinh uy, sự điều hànhlinh hoạt kịp thời của UBND tinh trong giải quyết những vấn đề khó khăn,vướng mắc, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển Sự tác động tích

20

Trang 35

cực của các cơ chế chính sách, các Nghị quyết Trung ương của Đảng, của hệ

thống pháp luật, an ninh trật tự được dam bảo Đã tạo môi trường thuận lợi

thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển

Ưu thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên đã tạo ra những điều kiện thuậnlợi cho phát triển kinh tế, thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế, của Trungương và nước ngoài Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và phát triển ngành đã

xác định đúng din những định hướng, giải pháp và bước đi thích hợp dé phát

triển các ngành, lĩnh vực của hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội,năng lực của các ngành sản xuất kinh doanh

3.4.2 Những bạn chế, khó khăn

Bên cạnh những thành tựu tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu còn gặp những khó khăn

sau:

Nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao nhưng mức độ phát triển chưa tương

xứng với tiềm năng.

Công tác cải cách hành chính vẫn còn hiện tượng những nhiễu, thủ tục cònnhiều rườm rà, trì trệ gây nản lòng cho nhân dân và các nhà đầu tư

Công tác quản lý quy hoạch và xâyđựng còn nhiều hạn chế Công tác đền

bù giải phóng mặt bằng chưa đáp ứng yêu cầu đầu tư phát triển Một số côngtrình trọng điểm triển khai chậm và kéo đài Việc giải quyết ô nhiễm môi trường

còn chậm Trong từng mặt nhất định tại các lĩnh vực giáo dục đào tạo, khoa học

công nghệ, văn hoá, xã hội, đời sống nông đân, các tệ nạn xã hội còn bộc lộ

những yếu kém, việc thực hiện xã hội hoá còn hạn chế

Những hạn chế khó khăn là do những nguyên sau:

Trong công tác lãnh đạo chỉ đạo điều hành của các cấp, các ngành còn thểhiện yếu kém, công tác quản lý điều hành quy hoạch kiến trúc xây đựng cònthiếu kiên quyết Thiếu sự phối hợp tập trung đồng bộ, nhiều chương trình hànhđộng, kế hoạch thực hiện các nghị quyết còn mang tính hình thức, thiếu kiểm trađôn đốc thực hiện, quy định trách nhiệm chưa rõ ràng Tổ chức bộ máy và độingũ cán bộ còn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của tỉnh, sự phối hợp trách

21

Trang 36

nhiệm giữa tỉnh và các cơ sở TW còn thiếu đồng bộ Sự phân cấp giao quyềncho địa phương còn gây chậm trễ, thủ tục hành chính còn nhiều cản trở.

22

Trang 37

CHƯƠNG 4

KET QUÁ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Tống quan về nghề truyền thống của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

4.1.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển các làng nghề truyềnthống ở tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Làng nghề có thể được coi là nơi hộ tụ các kỹ thuật truyền thống lâu đời

đã tạo ra văn hoá và kinh tế xã hội có khoảng 200 loại sản phẩm thủ công khácnhau, trong đó đa phần đã trải qua hàng trăm năm phát triển song song với quá

trình phát triển kinh tế xã hội, văn hoá và nông nghiệp trong khu vực.Vũng Tàu

là tinh mới được hình thành vì thế làng nghề ở Vũng Tàu chưa phong phú vàchưa mang đấu ấn riêng Một số làng nghề hiện nay còn hoạt động và đang đượckhôi phục là nghề bún, nghề làm bánh tráng, nghề sơn mài, đúc đồng, nghề mỹ

nghệ sò Ốc,

Nghề Bún Làng nghề được hình thành từ những năm 1965 ban đầu chi

có 5 hộ dân di cư từ Bắc vào định cư tại Bà Rịa Vũng Tàu Tên gọi ban đầu làgiáo xứ ấp Long Kiên theo thời gian cha truyền con nối, nay làng nghề có gần 40

hộ.

Tháng 5 năm 2002 hội nghề nghiệp sản xuất tiểu thủ công nghiệp thị xã Bà Rịađược thành lập do ông Trần Đức Thật làm chủ tịch có 36 hội thành viên gồm cácnghề: Bún, hủ tiếu, đậu hủ, bánh phớ, bánh canh, xay xát, giết mổ Hiện nay

bún chiếm 80 % tỷ trọng sản phẩm trong làng số hộ làm bún đã gần 30 hộ

Nghề Bánh Tráng Nghề bánh tráng chưa rõ xuất xứ do ai sáng tạo nênvào thời xa xưa có thể do một số người di cư đã mang theo nghề làm bánh tráng

cùng với hành trang của mình trên đường đi cư vào Nam Do người dân nơi đây

(Hòa Long) sống dựa vào cây lúa nên cũng chính từ nguồn nguyên liệu đồi đào

này mà nghề làm bánh tráng đã trở thành nghề truyền thống và được lưu truyền

cho tới nay.

Trang 38

Sơn Mài Được hình thành từ rất sớm, Sơn mài là một nghề quen thuộc và

khá gần gũi với người dân Việt Nam Theo nguồn tư liệu của JiCa, cách đây hơn

2000 năm con người đã biết dùng sơn dé sơn thuyền và thùng chứa hang làm từ

gỗ hoặc ding dé tăng độ bền hoặc trang trí các công trình kiến trúc Sơn mài đãxuất hiện trên thế giới lâu nhất tại các nước vùng Đông Nam Á như TrungQuốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Miến Điện Hiện nay các nhà khảo cổ học còn

tranh cãi về nguồn gốc xuất xứ của ngành Sơn Mài cổ truyền

Theo số sách nghề mài được du nhập vào Việt Nam xuất xứ từ TrungQuốc Thợ thủ công được mời từ Trung Quốc sang và được đào tạo ra kỹnguyên rực rỡ của nghề thủ công mỹ nghệ sơn mài và chịu ảnh hưởng của sơn

mài Trung Quốc.

Tại Việt Nam những dấu vết đầu tiên về sơn mài đã được khai quật cáchđây hang trăm năm trước công nguyên vào thời Dinh (930 — 950) nghề sơn mài

đã phát triển nhiều trên đất nước Việt Nam nhưng tập trung ở các Tỉnh Hà Tây,Bắc Ninh, Nam Định, Bình Dinh Tuy nhiên nghề chỉ mới hình thành ở Bà RiaVũng Tàu cách đây khoảng nữa thế kỹ

Theo nghệ nhân trong nghề cho biết, nghề sơn mài do nghệ nhân TháiVăn Ngôn khởi nghiệp từ năm 1968 Ông xuất thân là thợ vẽ của xưởng sơn màiThành Lễ tại tỉnh Sông Bé (hiện nay là tỉnh Bình Dương) và bắt đầu vào VũngTàu mở nghề lập nghiệp Cùng theo ông là một người học việc tên là NguyễnThanh Thêm cùng gầy dựng nghề Sản phẩm chủ yếu lúc bấy giờ là hàng caocấp như tủ bàn, thờ , ghế, tranh bức Sau chuyển sang làm huy hiệu và nghềrất phát triển

Xưởng tồn tại đến năm 1975 và giải tán Đến năm 1977 một số nghệ nhânthành lập hợp tác xã Đồng Nai chuyên sản xuất hàng son mài tht công với số

lượng hội viên lên đến hơn 70 người và sau đó đổi thành hợp tác xã Hải Âu

Trong thời kì này cùng với xu hướng chung, nghề sơn mài rất phát triển tại VũngTàu tạo việc làm cho một lực lượng lao động có thu nhập ồn định Sản phẩm sơnmài có chỗ đứng trên thị trường và được xuất khẩu qua nước ngoài thị trường

chủ yếu là các nước Đông Âu như Tiệp Khắc, Liên Xô

24

Trang 39

Như vậy nghề sơn mài tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu duy chỉ mới hình thành vài

chục năm được xem là quá ít so với tuổi của nghề sơn mài truyền thống Hiện tại

sơn mài Vũng Tàu mai một là do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là không thể

cạnh tranh với hàng của các tỉnh bạn như Bình Dương

Nghề Đúc Chuông Các hộ làm nghề lưới đều có quan hệ với nhau Họ là

bà con, đòng họ bạn bè của nhau không ai trong làng nghề biết xuất xứ từ đâunhưng theo những người lâu năm trong nghề kể lại rằng nghề có xuất xứ từ miền

Bắc và theo đòng di cư vào Nam từ rất lâu đời

Riou Hoà Long Nghề sản xuất rượu ở Hoà Long đã có hàng trăm nămqua và là làng nghề truyền thống của xã Không ai biết rõ nguồn gốc cũng nhưxuất xứ của nghề chỉ biết rằng nghề nấu rượu được phân bé không tập trung vào

những cụm điểm nhất định mà phân bé rải rác trên phạm vi khắp xã Hoà Long

Đây là một nghề mà các hộ nông dân tận dụng nguyện liệu của nó để chăn nuôi

chứ không sản xuất kinh doanh theo một quy mô lớn Trung bình một ngày một

hộ sản xuất khoảng 30 lít rượu.

Mỹ nghê sò ốc Nghề thủ công mỹ nghệ sò ốc nói chung xuất hiện từ xa

xưa, nó gin bó với đời sống của người dân như các vật dụng sinh hoạt hàng ngày

với nguyên liệu sẵn có như rỗ ra, chỗi, bàn ghế

Xã hội phát triển, hàng hoá lưu thông rộng rãi hơn, các sản phẩm Thủcông mỹ nghệ từ khởi nguồn là vật dụng hàng ngày trong đời sống sinh hoạt của

nông dân dan trở thành hàng hoá trao đối, buôn bán trong xã hội.

Với những người dân ven biển các sản phẩm từ biển luôn gắn bó và gần

gũi với họ Chúng không chỉ phục vụ nhu cầu thiết thực hàng ngày mà còn di sâuvào tâm hồn họ Từ xa xưa khi đó người ta biết nhặt những vỏ ốc, vỏ sò, san hô

để đeo vào người, làm tù và thổi Trong lịch sử những vỏ xa cir, vỏ trai, để làmmắt thuyền tăng thêm vẻ oai phong cho con thuyền Nghề thủ công mỹ nghệ sò

ốc hình thành từ thói quen làm đẹp của ngư đân xuất phát từ việc tận dụng những

vỏ sò có hình thù, màu sắc bắt mắt, đem về trang trí trong nhà hoặc đeo làm đồtrang sức Dần dần sức hấp dẫn từ vẻ đẹp của các sản phẩm đó khiến nhiều

người thích thú, tò mò và sáng tạo ra nhiều sản phẩm

25

Trang 40

Theo nghiên cứu nghề thủ công mỹ nghệ sò ốc của tính có một chặng

đường phát triển khá dài Trong đó giai đọan 1988- 1995 thủ công mỹ nghệ ở

Vũng Tàu phát triển cực thịnh Nhưng những năm gần đây đo giá nguyên liệucao và sản phẩm không tìm được nơi tiêu thụ nên nghề thủ mỹ nghệ sò ốc ngày

càng bị mai một.

4.2 Sơ lược về mẫu điều tra

4.2.1 Mô tả về lượng mẫu điều tra

Bảng 7 Mô Ta Về Lượng Mẫu Điều Tra

của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu tôi tiến hành điều tra 75 mẫu Tiến hành điều tra ngẫu

nhiên ở những phường có số lượng hộ sản xuất mỹ nghệ sò ốc chủ yếu ở phường

3, phường 2, phường Thắng Tam trên địa bàn của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu Trong

đ có 35 phiếu điều tra những hộ sản xuất mỹ nghệ cao cấp và 40 phiếu điều tranhững hộ sản xuất mỹ nghệ thô (ốc gắn)

4.3 Khái quát về đặc điểm mẫu điều tra

4.3.1 Trình độ Văn hoá của hộ sản xuất mỹ nghệ sò ốc qua điều tra

Bảng 8 Trinh Độ Văn Hoá Của Hộ Sản Xuất Mỹ Nghệ Sd Oc

Ngày đăng: 19/12/2024, 22:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN