1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Phân tích hoạt động tính dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh - chi nhánh số 01

110 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 43,38 MB

Nội dung

Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trườngĐại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HÒ CHÍ MINH

KHOA KINH TE

| ĐẠI HỌC NONG LAM TP HCM THU VIEN |

PHAN TÍCH HOAT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIEN NÔNG THÔN

TINH TRÀ VINH - CHI NHÁNH SỐ 01

LUẬN VĂN CỬ NHÂN

NGÀNH PHÁT TRIEN NÔNG THÔN - KHUYEN NÔNG

Trang 2

cao ———_ _ TT -—-ese=s

| |

MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING

UNIVERSITY OF AGRYCULTURE AND FORESTY

FACULTY OF ECONOMICS

ANALYSIS OF THE BANK FOR AGRICULTURE AND

RURAL DEVELOPMENT IN TRA VINH PROVINCE,

Trang 3

Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường

Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “Phân tích hoạt

động tín dụng tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn tỉnh Trà Vinh - Chi nhánh số 01” do Doan Thị Nguyệt Minh, sinh viên khóa 28, ngành

Phát triển nông thôn và khuyến nông, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vàongày

Lê Quang Thông

Người hướng dẫn

Kýtên ngày tháng nam

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Kýtên ngày tháng nấm Ký tên, ngày tháng năm

Trang 4

LOI CAM TA

Trong cuộc sống đối với tôi có rất nhiều khó khăn thé nhưng giờ đây tôi đã

dần khắc phục được những ngày tháng ấy Đó cũng là một phần ở ý chí cố gang

phần đấu vươn lên của chính bản thân tôi và phan lớn phải ké đến là công ơn của

những bậc: Cha Mẹ người đã sinh thành và nuôi đưỡng để cho con có được ngày

hôm nay, những bậc Thầy Cô người đã tiếp cho tối đôi cánh tri thức dé bay cao

hơn trong trường học vấn.

Xin chân thành cảm ơn !

Người sinh thành và nuôi dưỡng tôi lòng biết ơn sâu nặng nhất.

Cảm ơn tất cả quý Thầy Cô trường Đại học Nông Lâm nói chung và quý

Thầy Cô Khoa Kinh Tế nói riêng đã truyền đạt những kiến thức vô cùng quý giá cho những năm tháng tôi đã theo học tại trường Đặc biệt Thầy Lê Quang Thông,

người đã vất vã, nhiệt tình hướng dẫn, đóng góp những ý kiến quý báu giúp tôi

hoàn thành luận văn tốt nghiệp này

Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc cùng toàn thể cán bộ - công nhân

viên NHNo& PTNT tỉnh Trà Vinh - Chỉ nhánh số 01 đã hết lòng giúp đỡ cho tôi trong suốt quá trình thực tập tại ngân bàng Cùng tất cả bạn bè gần xa đã an ủi

động viên tôi trong quá trình học tập và thực hiện dé tài.

TP.Hồ Chí Minh ngày tháng 06 năm 2006

Sinh viên

Đoàn Thị Nguyệt Minh

Trang 5

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Trang 6

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

Trang 7

“—

at

NOI DUNG TOM TAT

DOAN THỊ NGUYET MINH, Khoa Kinh Tế, Đại Học Nông Lâm Thành Phố

H Chí Minh Tháng 06 năm 2006 Phân tích hoạt đông tin dung tai Ngân hang

nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh - chỉ nhánh 01

Nội đung được thực hiện trong luận văn bao gồm:

- Đề tài mô tả và phân tích tình hình nguồn vốn, tình hình sử dụng vốn,

hoạt động cho vay tại Ngân hàng.

- Phân tích nhu cầu vay vốn của nông hộ và khả năng đáp ứng vốn của

Ngân hàng sẽ thấy rõ vai trò chức năng của hoạt động tín dụng Qua đó đánh giá

thành quả đạt được và những mặt còn tồn tại từ đó dé xuất một số giải pháp để

hoạt động của NHNNo&PTNT Trà Vinh — CN01 ngày một hoàn thiện như giải

pháp đối với ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng nhà, giải pháp về phía Chính

quyển địa phương, cụ thé là về vốn, chính sách, chuyển giao khoa học kỹ thuật

cho người dân.

Trang 8

DOAN THI NGUYET MINH, Faculty of Economic, Nong Lam University - HoChi Minh City June 2006 Analysis of the Bank for Agriculture and RuralDevelopment in Tra Vinh province, branch number 01.

The contain of this topic includes:

- Results of the study include Analysic the capital need of farmer andBank’s capaccity to meet that demand The function of credit activity will be

made clearly.

- Analysic and evaluation the results of credit activity at the Bank From

that, solutions was suggested iri order to improve the Bank’s performance, such

as the solutions about capital, intitution, and training in new technology for

famers.

Trang 9

— ——————ằẰằẰằ—Ể— Tƒ7ẶŸễ = =m- —==~

MỤC LỤC

Trang

Danh mục các chữ viết tắt XI Danh mục các bảng biểu XIV

Danh mục các hình XVIDanh muc phu luc XVII

CHƯƠNG 1 DAT VẤN DE |

1.1 Lời mở đầu 1

1.2 Mục đích nghiên cứu Z1.3 Phạm vi và nghiên cứu 2)

1.3.1 Phạm vi nghiên cứu 2 1.3.2 Thời gian nghiên cứu 31.4 Cấu trúc của luận văn 3

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

2.1 Cơ sở lí luận 4

2.1.1 Khái quát về tín dụng 4

2.1.2 Vai trò của tín dụng Ngân hàng với việc phát triển kinh tế hộ 8

2.1.3 Chính sách tín dụng cho hộ sản xuất của NHNo & PTNT Việt Nam 12

2.1.4 Thực trạng hoạt động đầu tư tín dụng ngắn hạn đối với hộSXNN 13

2.2 Các chỉ tiêu đánh giá họat động của NHNo&PTNT 15

2.2.1 Vòng quay tín dụng 152.2.2 Chi phi sản xuất 152.2.3 Lợi nhận 152.2.4 Chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả sản xuất 15

2.2.5 Chỉ tiêu phân tích sử dụng trong đề tài 15 2.3 Phương pháp nghiên cứu 16

2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 162.3.2 Phương pháp phân tích 16

CHƯƠNG 3 TONG QUAN 17

3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tỉnh Trà Vinh 17

Trang 10

3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh Trà Vinh

3.2 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNN

tỉnh Trà Vinh - Chỉ nhánh số 1

3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển

3.2.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản tri

3.2.3.Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận

3.3 Một số quy định về cho vay ngắn hạn hộ sản xuất tại NHNo&PTNT

tỉnh Trà Vĩnh - CN01

3.4 Quy trình nghiệp vụ tín dung tai NHNo&PTNT Trà Vinh - CN01

CHƯƠNG 4 KÉT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.Tình hình nguồn vốn của NHNo&PTNT tỉnh Trà Vinh - CNO1

4.2 Phân tích tình hình huy động vốn

4.2.1 Tình hình huy động vốn phân theo đối tượng

4.2.2.Tình hình nguồn vốn huy động phân theo ky hạn 4.3 Phân tích hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT tỉnh Trà Vinh - CNO1

4.3.1 Phân tích tình hình sử dung vốn của NHNo&PTNT

tinh Trà Vinh - CN01

4.3.2 Lãi suất cho vay tại NHNo& PTNT Trà Vinh — CNO1

4.4 Phân tích tình hình thu nợ tai NHNN& PTNT tỉnh Trà Vinh - CN01

- 4.4.1 Tình hình thu nợ

4.4.2.Vòng quay tín dụng 4.5 Phân tích tình hình nợ quá hạn

4.5.1 Tình hình nợ quá hạn phân theo ngành qua 2 Năm 2004-2005

4.5.2 Tình hình nợ quá hạn phân theo kỳ hạn qua 2 năm 2004-2005

4.5.3 Tình hình nợ quá hạn phân theo thời gian qua 2 năm 2004-2005

4.6 Đánh giá về hiệu quả hoạt động kinh doanh và hoạt động tín dụng của

Ngân hàng qua 02 năm 2004-2005

4.6.1 Đánh giá về hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua

2 năm 2004-2005

22 22

23

23

24 28 30

— 30

31 34 33

Trang 11

4.7 Phân tích nhu cầu vay vén và khả năng đáp ứng vốn của NHNo&PTNT

tỉnh Trà Vinh - CN01

4.7.1 Phân tích nhu cầu vay vốn của nông hộ

4.7.2 Phân tích khả năng đáp ứng vốn của NHNo&PTNT

Trà Vinh - CN01 cho đối tượng vay vốn là nông hộ4.8 Đánh giá kết quả của hoạt động tin dụng đối với hộ SXNN tai

NHNo& PTNT Trà Vinh CN01

-4.8.1 Hiệu quả của việc sử dụng vốn vay trong SXNN

4.8.2 So sánh tinh hình vay mượn giữa 2 nguồn chính thức, phi chính

thức và sự lựa chọn của nông hộ đối với các nguồn vay

-4.8.3 Các nhân tế ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vấn

4.8.4 Phân tích trình độ học vấn của nông hộ thông qua điều tra

4.9 Những nguyên nhân ảnh hướng đến chất lượng tín dụng

4.9.1 Về phía Ngân hàng 4.9.2 Về phía nông hộ

4.10 Những giải pháp đề ra cho NHNo & PTNT Trà Vinh - CN01

4.10.1 Đối với hoat động huy động vốn4.10.2 Đối với hoạt động tín dụng

4.10.3 Đối với trường hợp rủi ro tín đụng 4.10.4 Đối với công tác thu nợ

4.10.5 Đối với công tác cho vay

4.10.6 Đối vớicông tác truyền thông quãng bá

4.10.7 Những vấn đề cần chú ý khi mở rộng quy mô tín dụngCHƯƠNG 5 KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ

5.1 Kết luận

5.2 Kiến nghị

5.2.1 Về phía Ngân hàng

5.2.2 Về phía Chính quyền địa phương

5.2.3 Về phía các cơ quan quản lý khác

5.2.4 Về phía khách hàng vay vốn

57

59

59

Trang 12

DANH MUC CAC CHU VIET TAT

BVTV: Bảo Vệ Thực Vat

CN01: Chi Nhánh Số 01

CNH-HĐH: Công Nghiệp Hóa - Hiện Dai Hóa

CBTD : Cán Bộ Tín Dụng

CBCNV: Cán Bộ Công Nhân Viên

DSCV: Doanh Số Cho Vay

DSCVNH: Doanh Số Cho Vay Ngắn Hạn

DSCVTH: Doanh Số Cho Vay Trung Hạn

ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long

KD-TMDV: Kinh Doanh — Thuong Mai Dich Vu

NQH: Ng Qua Han

NOHNH: Nợ Quá Han Ngắn Hạn

NQHTH: No Quá Hạn Trung Han

NHNN: Ngân Hang Nhà Nước

NHNo& PTNT: Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn

NHTM: Ngân Hàng Thương Mại

NVĐH: Nguồn Vốn Điều Hòa

NVHĐ: Nguồn Vốn Huy Động

QTDNN: Quỹ Tín Dụng Nhân Dân

SXNN: Sản Xuất Nông Nghiệp

Trang 13

TG-Không KH: Tiền Gởi- Tiết Kiệm Không Kỳ Hạn

Trang 14

=— — | — ~ meer

DANH MUC CAC BANG

Bang 1:Tinh Hình Sử Dung Dat Ở Tinh Trà Vinh Năm 2005

Bang 2:Tình Hình Chăn Nuôi Ở Trà Vinh Qua 2 Nam 2004-2005

Bảng 3: Giá Trị Sản Xuất Ngành Nông Nghiệp

Bang 4: Tình Hình Huy Động Vốn của NH Qua 2 Năm 2004-2005

Bảng 5: Nguồn Vốn Huy Động Phân Theo Đối Tượng Qua 2 Năm 2004-2005

Bảng 6: Nguồn Vốn Huy Động Phân Theo kỳ Hạn Qua 2 Năm 2004-2005

Bang 7: Phân Loai Nguồn Vốn Theo Kỳ Hạn Qua 2 Năm 2004-2005

Bảng 8: Lãi Suất Huy Động Vốn Qua 2 Năm 2004-2005

Bảng 9: Dư Nợ Phân Theo Kỳ Hạn Qua 2 Năm 2004-2005

Bảng 10: Dư Nợ Phân Theo Ngành Kinh Tế Qua 2 Năm 2004-2005

Bảng 11: Dư Nợ Phân Theo Thành Phần Kinh Tế Qua 2 Năm 2004-2005

Bảng 12: Số Lượt Hộ Vay Qua 2 Năm 2004-2005

Bảng 13: Doanh Số Cho Vay Theo Ngành Kinh Tế Qua 2 Năm 2004-2005

Bảng 14: Doanh sé Cho Vay Theo Hình Thức vay Qua 2 Năm 2004-2005

Bang 15: Lai Suất Cho Vay Tai NH NNo&PTNT Trà Vinh-CN01

Bảng 16: Tình Hình Thu Nợ Theo Ngành Qua 2 Năm 2004-2005

Bảng 17: Vòng Quay Tín Dụng Qua 2 Năm 2004-2005

Bang 18: Nợ Quá Hạn Theo Ngành Qua 2 Năm 2004-2005

Bảng 19: Nợ Quá Hạn Phân Theo Kỳ Han Qua 2 Năm 2004-2005

Bảng 20: Nợ Quá Hạn Phân Theo Thời Gian Qua 2 Năm 2004-2005

Bảng 21: Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh của NH Qua 2 Năm 2004-2005

Bảng 22: Các Chỉ Tiêu Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng

Bảng 23: Chỉ Phí Bình Quân Sản Xuất 1000 mĩ

Bang 24: Chi Phí Bình Quân Cho Việc Nuôi Một Con Heo Thịt và Một Bò Thịt

Bang 25: Kha Năng Dap Ứng Vốn của NH Đối Với Nông Hộ

Trang 18 18

19 30

32 33

34

34 36 37

40 40

43

44 45

58

Trang 15

Bảng 29: Các Chỉ Tiêu Đánh Giá

Bảng 30: Ý Kiến của Nông Hộ Về Lãi Suất Và Thời Hạn Vay

Bảng 31: Mức Độ Tham Gia Khuyến Nông Của Nông Hộ

Bảng 32: Ý Kiến Của Nông Hộ Về Khả Năng Cung Ứng Vốn Của Ngân Hàng

Bảng 33: Cơ Cấu Trình Độ Học Vấn của Nông Hộ

65

68 69

69

70

Trang 16

i a te — — ane 16: re a Pen bossy “ — -—.-.-

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang

Biểu đồ 1: Tinh Hình Nguồn Vốn của NH qua 2 Năm 2004-2005 30

Biểu đồ 2: Tình Hình Nợ Quá Han Phân Theo Kỳ Hạn qua 2 Năm 2004-2005 49

Sơ đồ 1: Cơ Cấu Tổ Chức của NHNo& PTNT tỉnh Trà Vinh - CN01 23

Sơ đồ 2: Quy Trình Cho Vay Vốn tại NHNo& PTNT Trà Vinh - CN01 28

Trang 17

DANH MUC PHU LUC

Phy lục 1: Bảng câu hỏi nghiên cứu tình hình sử dụng vốn vay của nông hộ

Phu lục 2: Bảng đồ tổng thể tỉnh Trà Vinh

Trang 18

=~——

CHƯƠNG 1

ĐẶT VAN DE

1.1 Lời mở đầu

Trong bối cảnh Việt Nam đang trên đường công nghiệp hóa - hiện đại hóa

việc phát triển đời sống nông thôn là một vấn đề rất quan trọng, là chiến lược

trước mắt và cũng như lâu dai mà Nhà Nước ta đã để ra Phát triển Sản xuất nông

nghiệp nhất thiết phải có vốn, vì nông nghiệp là ngành sản xuất có nhu cầu lượng

vốn rất lớn Dé đáp img được nhu cầu đó hoạt động tín dụng của Ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng nguồn thu trong họat động kinh doanh của toàn ngành Ngân hàng Hiệu quả công tác tín dụng thể hiện mức độ đóng góp hoạt động của Ngân hàng đối với xã hội Trong số các tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, Trà Vinh là tỉnh mới được tách ra từ tỉnh Cửu Long trước đây nên cần sự

đầu tư rất lớn vào các ngành nghề đặc biệt là lĩnh vực SXNN, vì đa phan nông

dân sống bằng nghề nông: trồng cây lương thực, cây ăn trái, chăn nuôi, thêm vào

đó người dân trên địa bàn mới mở rộng điện tích canh tác, cũng như đầu tư vào

sản xuất nhằm góp phần cải thiện cuộc sống, nhưng đại bộ phận còn khó khăn vềvốn, do đó vốn là áp lực đối với người nông dân

Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đã xác định vị trí quan

trọng của mặt trận nông nghiệp trong chiến lược kinh tế giai đoạn đầu của thời kỳ

Công nghiệp hóa Trong đó có yêu cầu nhiệm vụ của họat động tín dụng nhà

nước đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn.

Trên địa bàn thị xã Trà Vinh hiện nay, hệ thống Ngân hàng thương mại

gồm có: Ngân hang công thường tỉnh Trà Vinh, Ngân hàng đầu hự và phát kiên

tỉnh Trà Vinh, Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL, và NHNo&PTNT tỉnh Trà

Vinh Tất cả các Ngân hàng trên đều hỗ trợ SXNN Tuy nhiên NHNo&PTNT

đóng vai trò chủ yếu Vì thế NHNo&PTNT tỉnh Trà Vinh đã được thành lập và di

vào hoạt động dé đáp ứng kip thời nguyện vọng của người dân Những năm gần

đây họat động của NHNo&PTNT đã đem lại những hiệu quả đáng kể trong việc

Trang 19

cho người dân vay vốn dé hoạt động SXNN nhằm góp phan tăng thu nhập nông

hộ, tăng trưởng kinh tế.

Từ những vấn đề trên, được sự đồng ý của Khoa Kinh Tế, Trường Đại

Học Nông Lâm Tp.HCM, Giáo Viên hướng dẫn Lê Quang Thông và sự chấp

thuận của Ban Lãnh Đạo NHNo& PTNT tỉnh Trà Vinh tôi tiền hành nghiên cứu

đề tài: “PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNo& PTNT TỈNH

TRÀ VINH - CHI NHÁNH SỐ 01”.

1.2 Mục đích nghiên cứu

Để kinh tế một quốc gia phát triển thì việc đầu tư vốn cho một ngành nào

đó rất quan trọng Trong đó vốn đầu tư cho nông nghiệp để phát triển nông thôn

đang là vấn đề nỗi bật hiện nay Bởi vì nông thôn là một trong những thị trường

tiêu thụ vén rất lớn, đang thu hút nhiều t6 chức tín dụng tham gia vào Tuy nhiên

nhu cầu vốn dé đầu tư cho các ngành nghề nông thôn vẫn còn thiếu và cần được

sự quan tâm sâu sắc của các t6 chức trong và ngoài nước Chính vì tầm quần

trọng đó mục tiêu nghiên cứu chung của để tài là nhằm nâng cao khả năng đáp

ứng nhu cầu vốn cho việc sản xuất ở địa phương và thấy được hiệu quả kinh

doanh của NHNo&PTNT tỉnh Trà Vinh Từ đó đưa ra các giải pháp góp phần

thúc đẩy họat động của Ngân hàng ngày càng phát triển vững mạnh, đồng thời

thỏa mãn phan lớn nhu cầu vay vốn của người dân.

1.3 Phạm vi và thời gian nghiên cứu

1.3.1 Phạm vị nghiên cứu:

Pham vi không gian Trong điều kiện giới hạn về thời gian nên đề tài tập

trung nghiên cứu các van dé sau:

- Tình hình cho vay của NHNo&PTNT tinh Trà Vinh — Chi nhánh số 1

- Tìm hiểu nhu cầu vay vốn của người dân và khả năng đáp ứng vốn cua

Ngân hàng

- Kết quả công tác tín dụng

- Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả họat động của Ngân hàng

Pham vi thời gian: Nghiên cứu họat động tin dụng dién ra trong 02 năm

2004 - 2005

Trang 20

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.Cơ sở lý luận:

2.1.1.Khát quát về tín dụng:

Khai niệm về tin dung: Tín dụng là quan hệ vay mượn, quan hệ sử dung

vốn lẫn nhau giữa người cho vaý và người đi vay trên nguyên tắc hoàn trả

(1) giá trị tín dụng T

Người cho vay | >| Người di vay

(2) T + Lãi

(1) Người cho vay chuyển giao giá trị tín dung cho người di vay

(2) Người đi vay sau thời gian sử dụng vốn đã thỏa thuận sẽ hoàn trả giá trị

tín dụng và lãi suất

Ban chất tín dung Tin dung thể hiện ra bên ngoài là sự chuyển giao sử

dụng tài sản giữa người cho vay và người đi vay nhưng thực chất bên trong của

nó chứa đựng mối quan hệ giữa người cho vay và người đi vay Chính mối quan

hệ này thể hiện bản chất của tín dụng.

Chức năng của tín dung Chức năng của tín dụng gồm có:

+ Phân phối lại tài sin dưới hình thức vốn tiền tệ:

Theo chức năng này, vốn tiền tệ của người tạm thời chưa ding, được

chuyển cho người tạm thời cần sử dụng vốn đó Việc luân chuyển vốn tiền tệ này

xuất phát từ lợi ích của hai bên, được thỏa thuận một cách tự nguyện, tự giác,

xuất phát từ chức năng tài chính về phân phối của cải bằng tiền, chức năng bảo

đảm vốn và thúc đây vận động liên tục tiền vốn

Chức năng phân phối được thực hiện thông qua hai con đường:

- Phân phối trực tiếp: chuyển từ người cho vay sang người đi vay không

Trang 21

“> Chức năng tạo vốn tiền tệ của tín dung:

Theo chức năng nảy, những số vốn nhàn rỗi được huy động từ trong các tổ

chức và nhân dân thành nguồn vốn lớn của các tổ chức tín dụng, tạo ra vốn, rồi từ

đó cung ứng vốn tín đụng cho các doanh nghiệp sản xuất, lưu thông dịch vụ và cả cho các tổ chức tín dụng Phát huy chức năng này thúc đây hình thành thị trường vốn ngắn hạn và đài hạn ngày càng sôi động và mở rộng.

4» Chức năng kiểm tra của tin dung:

Vốn tiền tệ cho vay không làm thay đổi quyền sở hữu của người có vốn

cho vay Người cho vay luôn luôn tính tới sự bảo tồn vốn gốc, mà còn phải có lời tức là phát triển được số vốn đã có, chống mọi sự rủi ro mat vốn.

Chức năng kiểm tra của tín dụng phát huy trước khi quan hệ tín dụng phát

sinh, trong quá trình sử dụng vốn tín dụng và đến khi quan hệ tín dụng kết thúc.

Người sở hữu vốn tín dụng đòi hỏi người sử dụng vốn phải chứng minh rằng vốn

tín dụng được sử dụng có hiệu quả, có vật chất đảm bảo cùng với sự tín nhiệm.

Sự kiểm tra vốn tín dụng đúng mục đích, được cung ứng theo kế hoạch sử dụng,

phát huy hiệu quả, ngăn ngừa rủi ro, có tải sản thế chấp, để đảm bảo vốn được

thu hồi.

Các hình thức tín dung Trong nền kinh tế thị trường hoạt động tín dụng rất đa dạng và phong phú Người ta đưa các tiêu thức sau dé phân lọai các hình

thức tín dụng:

“ Căn cứ vào thời hạn tín dụng:

- Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn một năm thường được dùng để cho vay bổ sung thiếu hut tạm thời vốn lưu động của các doanh nghiệp

và cho vay phục vụ nhu cầu sinh họat cá nhân.

- Tin dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ 1 đến 5 năm ding dé

cho vay mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật có thời hạn thu hồi

vốn nhanh.

- Tín dụng dai hạn: là loại tin đụng có thời hạn trên 5 năm được sử dụng

để cấp vốn cho xây dựng cơ bản và mở rộng sản xuất có quy mô lớn.

- a! + = &

“+ Căn cứ vào mục dich sử dung von:

Trang 22

- Tín dụng tiêu dùng: là hình thức cấp phát tín dụng cá nhân để sắm sửa

đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.

- Tín dụng sản xuất lưu thông hàng hóa: là lọai tín dụng cung cấp cho các

nhà doanh nghiệp dé tiến hànhh sản xuất kinh doanh

- Tín dung SXNN: là cho vay đáp ứng cho ngành trồng trọt và chăn nuôi

“ Căn cứ đối tượng cho vay:

- Tín dụng vốn lưu động: nhằm bổ Sung vốn lưu động cho doanh nghiệp

họat động trong quá trình sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho quá trình sản

xuất kinh doanh không bị gián đoạn.

- Tín dụng vốn cố định: nhằm đầu tr mua sắm tài sản cố định dé xây dựng

mới hay cải tạo quy mô sản xuất của doanh nghiệp.

¢ Căn cứ vào mức độ tín nhiệm:

- Tin dụng bảo đảm trực tiếp bằng tài sản: khi cho vay Ngân hàng đòi hỏi

phải có tài sản thế chấp, cầm cố được áp dụng đối với những khách hàng có quan

hệ không thường xuyên.

- Tín dụng không có bảo đảm bằng tài sản: được áp dụng đối với khách

hàng có quan hệ thường xuyên khả năng tài chính lành mạnh, có uy tín.

* Căn cứ vào chủ thé tín dụng:

- Tín dụng thương mại: là quan hệ tín dụng biểu biện dưới hình thức mua

bán chịu hàng hóa giữa các doanh nghiệp với nhau.

- Tín dụng Ngân hàng: là quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng với các doanh

nghiệp, cá nhân dưới hình thức cho vay bằng tiền Trong mối quan hệ này Ngân

hàng đóng vay trò trung gian vừa là người đi vay vừa là người cho vay.

- Tín dụng nhà nước: là quan hệ tín dụng giữa nhà nước và các tổ chức

kinh tế dân cư được thực hiện bằng cách phát hành công trái

- Tín dụng hợp tác xã: là quan hệ tín dụng giữa hợp tác xã với xã viên của

mình để đáp ứng cho nhân viên nhu cầu sản xuất sinh hoạt

- Tín dụng quốc tế: là mối quan hệ về việc cho vay và sử dụng vốn lẫn

nhau giữa các nước, thông thường đây là tín dụng dài hạn.

Trang 23

Phân loại tín dung Hiện nay có rất nhiều hệ thống tin dụng khác nhau

tùy theo chiêu thức tương trợ hay đầu tư, quốc doanh hay tư nhân Căn cứ vào

tính chất pháp lý thì có 2 hình thức tín dụng chủ yếu đang tổn tại song song: tín

trong đó cơ cầu tín dụng kho bạc cho các hộ gia đình như chương trình tạo việc

làm và XDGN (chương trình 120) Một số chương trình hỗ trợ phát triển của các

tổ chức quốc tế lớn như tổ chức Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triểnChâu A (ADB) Những chương trình và dự án này được các cấp chính quyền chi

đạo Những ưu nhược điểm của Tín dụng chính thức:

@ Ưu điểm: Về nguyên tắc các thé chế tín dụng đều nhằm vào mục

đích đáp ứng những yêu cầu mà những hình thức vay mượn không chính thức

không thê đáp ứng được.

® Nhược điểm:

- Chưa phổ biến rộng rãi trong quần chúng nhân dân

- Thủ tục cho vay còn nhiều phức tạp như tài sản thế chấp, biết chữ, phảithông qua nhiều cấp xét duyệt, Như vậy dé hệ thống tin dụng chính thức ở Việt

Nam hiện nay hoạt động ngày cảng có hiệu quả, cạnh tranh và loại bỏ dan vai trò

của hệ thống tín dụng không chính thức trong đời sống của người dân bấy lâu

nay, đòi hỏi các hệ thống tin dụng chính thức phải có phương hướng và các cách

thức hoạt động thích hợp, thực sự là chỗ dựa vững chắc cho người đân nghèo khi

họ có nhu cầu

% Hệ thống tin dung phi chính thức

Là các dạng cho vay có lãi và không có lãi, hùn vốn cho vay luân phiên do

từng nhóm dân cư tự tổ chức không chịu sự tác động của pháp luật hay bắt kỳ tô

chức chính thức nào.

Trang 24

Hoạt động của hình thức tín dụng phi chính thức này là hoạt động bí mật tránh sự kiểm soát của Nhà Nước và các cơ quan chức năng Sẽ có người đặt câu

hỏi: tại sao tổn tai tín dụng phi chính thức Nguyên nhân dẫn đến sự tổn tại của loại tín dụng này, trả lời dựa vào tính ưu nhược điểm như sau:

¢ Ưuđiểm:

- Đã có tir lâu đời, hệ thống mạng lưới rộng lớn séng chung với dân và hiểu được rõ nhu cầu của người dân.

- Khả năng dé thực hiện, không đòi hỏi phải biết chữ, không đòi hoi phải

đi xa mất thời gian, không phụ thuộc giờ mở của của cơ quan chuyên môn

- Hình thức cho vay uyén chuyển, thủ tục đơn giản, phần lớn được thực hiện với sự có mặt của những người quen biết ở các gia đình, xóm giéng.

- Không cần sự thế chấp chính thức, không phải nộp thuế, hệ thống số sách đơn giản nhiều người tham gia

Chính những ưu diém này giúp cho tín dụng phi chính thức tồn tại vững mạnh trong xã hội, tuy nhiên vẫn có những nhược điểm sau:

¢ Nhược điểm:

- Tỷ lệ lãi suất rất cao.

- Người di vay có thé trở thành phụ thuộc và có nghĩa vụ đối với chủ nợ

- Chủ nợ có thê đòi hỏi người đi vay phải mua hàng hóa của họ với giá cao

so với giá quy định hoặc bán sản phẩm cho họ với giá cả không đúng như trên thị

nhất giữa các vùng.

2.1.2 Vai trò của tín dụng Ngân hàng với việc phát triển kinh tế hộ

Tin đụng kinh tế hộ chủ yếu là tín dụng chi phí sản xuất, vốn kinh doanh

Trang 25

giống cây trong, con gia súc, thức ăn gia súc, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bệnh

gia súc, chi phí ngày công lao động, Ngoài ra tín dụng nông nghiệp còn bao

gồm khoản cho vay trung, dài hạn để cải tạo ruộng đất, xây dựng chuồng trại

Tín dụng nông nghiệp giữ vai trò rất quan trọng trong việc phát trién nông

nghiệp, đặc biệt đối với nông nghiệp Việt Nam hiện nay

© Đặc điểm của hộ sản xuất:

Hộ sản xuất là đơn vị của sản xuất cá thể, mang nặng tính tự cấp tự

túc, tỷ trọng hàng hóa sản xuất ra thường không lớn

l Trình độ sản xuất, trình độ ứng dụng khoa học kỹ thuật chưa cao, nhận thức về các quan hệ dân sự yếu và không đều.

Hoạt động sản xuất của hộ dân thường phụ thuộc vào điều kiện tự

nhiên theo thời vụ và là loại sản xuất nhỏ, mang tính tổng hợp, có nhu cầu sản

xuất đan xen lẫn nhau.

Hộ sản xuất đều là người nông dân hiền lành, tốt tính, chịu khó làm

ăn Nhìn chung có tín nhiệm trong cộng đồng làng xã, đặc biệt trong thực hiện

nghĩa vụ với Nhà Nước.

Về quan hệ tín dụng với Ngân hàng, các hộ phần lớn đều có ý thức

vay trả sòng phẳng Do đó, nợ khó đòi với đối tượng này thông thường chiếm tỷ

lệ nhỏ trong tổng du nợ.

Trong trường hợp gặp thiên tai bất khả kháng, mùa màng thất bát,

hộ sản xuất thường không có khả năng trả nợ Tuy nhiên, phần đông hộ sản xuất

có ý thức hoàn trả nợ để đuy trì tín nhiệm trong cộng đồng xã hội rất cao.

% Vai trò của hộ sản xuẤt

Từ khi chuyển sang nén kinh tế thị trường có sự quản lí của nha nước, nền kinh tế nước ta có sự chuyển biến tích cực, trong đó kinh tế hộ góp

Trang 26

phan quan trọng trong công cuộc đổi mới đất nước và khang định chỗ đứng kinh

tế hộ trên thị trường.

Hộ sản xuất hiện nay là đơn vị sản xuất nhỏ, linh hoạt rất phù hợp

với cơ chế thị trường Song với doanh nghiệp Nhà Nước thi qui mô sản xuất kinhdoanh của hộ sản xuất không lớn nhưng có tính nhạy bén trong quyết đoán sảnxuất kinh doanh Chính vì vậy kinh tế hộ thường mang lại hiệu quả kinh tế cao

hơn.

Hộ sản xuất là nơi cung cấp nguyên liệu, bản thành phẩm và sản

phẩm cho nền kinh tế rất đa dạng và phong phú Trong thành phan kinh tế tưdoanh thì hộ sản xuất là thành phần chủ yếu, nhiều hộ sản xuất kinh doanh cóhiệu quả góp phần rất lớn vào công cuộc cải cách nền kinh tế, khai thác triệt dé

mọi tiềm năng của mình nhằm tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội phục vụ tốt chonhu cầu trong nước và xuất khâu.

Trong lĩnh vực SXNN trước đây chủ yếu là hợp tác xã, tập đoàn

sản xuất, thì hộ sản xuất lúc đó được coi là làm ăn riêng lẽ, phát triển chậm vàkhông được ưu đãi của nhà nước Từ khi chuyển đổi cơ cấu kinh tế, Nhà Nước có chính sách khuyến khích hộ sản xuất nên đã phát huy hết khả năng của minh trên

nhiều lĩnh vực thúc đẩy kinh tế hộ phát triển Do đó kinh tế hộ ngày càng khẳngđịnh vị trí của mình trong nền kinh tế thị trường.

Vai trò trung gian thu hút vốn và tài trợ vốn của NHTM Một NHTM

hoạt động trong lĩnh vực tín dụng giữ vị trí trung gian thé hiện qua chức nang

thu hút vến và cho vay vốn Khi người nông dân thu hoạch tiêu thụ được sản

phẩm, người nông dân có thừa tiền, chưa biết đầu tư vào đâu Ở đây NHTM

sẽ là tổ chức sẵn sàng tiếp nhận nguồn vốn nhàn rỗi đối với hình thức ký thác.

Điều đó giúp cho người nông dân tiết kiệm được một khoản, có sinh lời vàđược dự trữ an toàn, khi người nông dân cần đến để phục vụ sản xuất thìNHTM là người bạn đắc lực của nông dân Trong vai trò tin dụng trung gian

này NHTM thật sự là người bạn của nông dân giúp đỡ nông dân mở rộng qui

mô sản xuất, cải tiễn kỹ thuật, huy động các nguồn vốn, nhân lực vào quá

Trang 27

Tín dung giữ vai trò trung gian giữa sản suất nông nghiệp với các

ngành sản xuất khác.

Ban thân của sản xuất ở tất cả các ngành đều được tiến hành theo chu kỳ

cụ thể, trong chu kỳ sản xuất đó có nhu cầu sản xuất tăng lên rất cao, có lúc lại

giảm xuống thấp Điều này đòi hỏi phải có một sự điều tiết kịp thời giữa các nhà sản xuất, giải tỏa phần vốn thừa và cung cấp phần vốn thiếu Giữa SXNN với các

ngành sản xuất khác cũng có nhu cầu điều tiết vốn như đã nói ở phần trên và giai

đoạn này nó kết nối giữa SXNN với các ngành sản xuất khác một cách chặt chẽ

SXNN giữ vai trò sản xuất cơ bản nên luôn luôn đòi hỏi ở các ngành sản

xuất khác một sự tài trợ nhất định Trong đó, Ngân hàng làm môi giới trung gian

cho quá trình kết hợp này Sự đầu tư của ngành công nghiệp chế biến phải luôn luôn quan tâm đến đầu tư để sản xuất ra nguyên vật liệu Trong đó Ngân hàng giữ vị trí trung gian dé đưa hàng hóa từ nông nghiệp vào sản xuất công nghiệp và

ngược lại.

Tín dụng nông nghiệp thúc đây sản xuất hàng hóa ở nông thôn SXNN chỉ có thể phát triển mạnh khi nào nó được chuyển sang sản xuất hàng hóa Sản

phẩm nông nghiệp sản xuất ra được trao đổi với các ngành sản xuất khác phục vụ

cho sản xuất công nghiệp, tiêu dùng ở các đô thị và xuất khẩu ra bên ngoài Muốn thực hiện một mô hình sản xuất như trên nó đòi hỏi phải có một sự chuyên môn hóa sản xuất và tập trung hóa sản xuất với trình độ công nghệ sản xuất tiên tiến có hiệu quả Muốn làm được điều đó phải có vốn và đặc biệt cần có sự tài trợ

của hệ thống Ngân hàng, nói khác di nhờ vào tín dung nông nghiệp mà nền kinh

Trang 28

tế nông nghiệp sẽ được tổ chức lại theo hướng sản xuất hàng hóa chuyên môn

hóa với quy mô sản xuất lớn.

2.1.3 Chính sách tín dụng cho hộ sản xuất của NHNo & PTNT Việt Nam.

NHNo& PTNT Việt Nam đặc biệt chú trọng công tác xây dựng, ban hành

và hoàn thiện hệ thống các văn bản chế độ quy trình nghiệp vụ cho vay hộ nông

dân, cải tiến phương thức cho vay đảm bảo phù hợp với chủ trương chính sáchcủa Đảng và Nhà Nước Một số văn bản quy định chế độ nghiệp vụ cho hộ sản

xuất có giá trị thực tiễn lớn được Nhà Nước, các tổ chức kinh tế - tài chính trong

và ngoài nước đặc biệt quan tâm, đánh giá cao.

Ngày 27/08/1997 Tổng Giám Đốc NHNo&PTNT Việt Nam ban hành van

bản số 1667/ NHNo-06 quy định hộ sản xuất vay tối đa đến 5 triệu đồng không

cần phải thế chấp tài sản, chỉ cần kê danh mục tài sản làm đảm bảo ngay trongđơn xin vay Đến ngày 31/11/1997 Tổng Giám Đốc NHNo&PTNT Việt Nam có

văn bản 1022/NHNo-06 bé sung đối tượng vay vốn đến 10 triệu đồng mà khôngphải thế chấp tài sản gồm: Trồng cây dài ngày, chè, cà phê, cao su, điều, cây ăn

quả có giá trị cao, kinh tế trang trại.

Ngày 30/03/1999 Chính Phủ có quyết định số 67/QD-CP về một số chính

sách tín dung ngắn hạn phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn Theo đó, hộ

nông lâm ngư nghiệp vay đến 10 triệu đồng không phải thế chấp tài sản, chỉ nộp

kèm đơn xin vay, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Để giải quyết những khó khăn lớn vướng mắc đối với kinh tế trang trại,thủy sản, NHNo đã có thông tư 10/TT-NHNo quyết định 423/2000/NHNo và

công văn 824/CP-CSTT3 quy định hộ sản xuất hàng hóa, trang trại vay đến 20triệu đồng, hộ nuôi trồng thủy sản vay đến 50 triệu đồng không thế chấp tài sản

Ngày 28/06/1991 Hội đồng Bộ Trưởng nay ia Chính Phủ đã có chỉ thị

202/CT về việc vay vốn đến hộ san xuất quy định “Việc cho vay của Ngân hàng

dé phát triển sản xuất Nông lâm ngư nghiệp cần được chuyển sang cho vay trực

tiếp đến hộ sản xuất, tạo điều kiện cho các ngành này thực sự trở thành kinh tế tự

493

chủ”.

Trang 29

Ngày 02/03/1993 Chính Phủ đã ban hành Nghị định 14/CP ban hành quy

định về chính sách cho hộ sản xuất vay vốn dé phát trién nông lâm ngư nghiệp và

kinh tế nông thôn, khang định việc cho hộ sản xuat vay vốn là một chính sách

kinh tế quan trọng Nghị định 14/CP là một bước tiễn rất lớn trong việc cho vay

hộ sản xuất Nghị định đã xác định khái niệm “Hộ sản xuất” rộng hơn bao gồm:

hộ gia đình, doanh nghiệp, hợp tác xã, tập đoàn sản xuất đối tượng cho vay được

đa dạng từ sản xuất, dịch vụ chế biến tiêu thụ sản phẩm Thời hạn cho vay gồm:

Cho vay ngắn han ding cho chi phí san xuất, cho vay trung, hạn dé trồng mới cây

lưu gốc, nuôi đại gia súc, cho vay dài hạn để trồng và chăm sóc cây dài hạn, cây

lâm nghiệp, nuôi gia súc cơ bản.

Chuyển mạnh sang đầu tư cho vay theo chương trình dự án sản xuất kinh

doanh theo vùng và tiểu vùng, thực hiện định hướng bán buôn đối với cho vay hộ

sản xuất và đối với những dur án vừa và lớn Mở rộng tín dụng ngắn hạn đồng thời từng bước nâng cao tỷ trọng cho vay trung và đài hạn tạo điều kiện hấp thụ

và gia tăng nhu cầu vốn ngắn hạn kết hợp với công tác khuyến nông thúc day tiền

trình đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật vào SXNN, chế biến dich vụ Chú trong và mở rộng đầu tư thúc đây quá trình phát triển kinh tế xã hội.

2.1.4 Thực trạng hoạt động đầu tư tín dụng ngắn hạn đối với hộ SXNN

Ngay từ giai đoạn đầu quá độ xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội, Ngân hàng đã

tích cực tham gia cho vay hỗ trợ nông nghiệp nông thôn Tuy nhiên việc đầu tư

tín dụng này mới chỉ dựng lại ở các hợp tác xã nông nghiệp Từ khi có nghị quyết

10 và Chỉ thị 100 về giao khoán sản phẩm tới từng hộ sản xuất Ngân hàng bắt

đầu quan tâm đầu tư tín dụng đối với đối tượng này

Bước sang cơ chế thị trường, đặc biệt sau Nghị quyết của Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng lần thứ VI (khóa VII) và Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 10/11/1998 của Bộ Chính Trị về một số vấn đề phát triển kinh tế nông nghiệp và

nông thôn, ngành Ngân hàng đã hướng mạnh việc đầu tư vào phục vụ phát triển

nông nghiệp nông thôn, quan tâm và thúc đẩy mạnh cho vay vốn đến từng hộ sản

xuất, kết quả là:

Trang 30

"`" )ï 1 | fee `; salle

|

Sea Lenape eames Land SS

- Kinh tế hộ đã phát triển mạnh tương đối bền vững, nhiều hộ đã năng

động sáng tạo trong sản xuất

- Kinh tế hộ sản xuất hàng hóa quy mô ngày càng lớn, trở thành một trong

những lực lượng sản xuất hàng hóa nông nghiệp không thể thiếu trong nền kinh

tế thị trường ở nước ta.

- Ngoài ra tín dụng Ngân hàng lồng ghép với các chương trình kính tế

khác đã phát huy hiệu quả góp phan giảm tỷ lệ đói nghèo, từng bước trang bị cho

các hộ đói nghèo những phương cách sản xuất mới giúp họ vươn lên thoát khỏi

đói nghèo hòa mình vào sự phát triển chung của pat Nước.

Tất cả sự cố gắng cũng như là thành quả góp phan làm thay đổi diện mạo

nông nghiệp nông thôn Việt Nam, xây dựng tiền để quan trọng nhằm góp phan

từng bước thực hiện CNH-HĐH Đất Nước Bên cạnh những thành qua đã đạt

được, việc đầu tư cho sản xuất của hộ nông dân còn có những khó khăn cụ thê :

- Do đặc điểm sản xuất của hộ nông dan mang tinh tổng hợp có chu kỳ sản

xuất đan xen nhau nên nhu cầu vay vốn tối đa để sản xuất một lọai sản phẩm

nông nghiệp tại một thời điểm của hộ dân thường không cao Nếu chỉ căn cứ vào

chỉ phí sản xuất của một loại sản phẩm nông nghiệp cụ thé dé làm cơ sở cho vay

vốn thì phần lớn hộ nông dân không vay được đến mức tối đa theo quy định của

Chính phủ.

- Phương thức cho vay đối với hộ sản xuất hiện nay chủ yếu vẫn là

phương thức cho vay từng lần Theo quy định tín đụng hiện hành, việc áp dụng

các phương thức cho vay này trở nên ít tac dung phát sinh nhiều thủ tục, nghiệp

vụ không cần thiết, tạo ra tâm lý ngần ngại cho người dân về thủ tục vay vốn và

phần nào gây nên tình trạng quá tải cho CBTD dẫn đến làm giảm khả năng cung

ứng vốn cho phát triển nông nghiệp nông thôn.

Hiện tượng cho vay nặng lãi trong nông thôn có cơ hội để tồn tại và phát

triển đặc biệt là đối với nhu cầu vay vốn có tính cấp bách trong dân.

Trang 31

2.2 Các chỉ tiêu đánh giá họat động của NHNo&PTNT

2.2.1 Vong quay tín dung.

Chỉ tiêu này trực tiếp cho thấy: từ nguồn vốn cho vay, thu nợ, số vốn này

quay được bao nhiêu lần trong một kỳ họat động.

Vòng quay tín dụng = Tổng Doanh số thu nợ của kỳ họat động

86 dư nợ bình quân của kỳ hoạt động Trong đó:

® Tổng DSTN trong cả kỳ = Tổng DSTN trong cả 12 tháng.

® Số DNBQ kỳ họat động = DNdau kỳ/2+DNtháng 1+ + DNcuối kỳ/2

12

2.2.2 Chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất: là chỉ tiêu tổng hợp nói lên việc đầu tư lao động trong

quá trình sản xuất, cụ thé ở Ngân hàng:

Chi phi sản xuất = chỉ phí trong việc huy động vốn + chi phí hoạt động

của Ngân hàng.

2.2.3 Lợi nhận

Là phần thặng dư sau khi trừ các chỉ phí bỏ ra

Lợi nhận = Tổng doanh thu - Tổng chi phi

Doanh thu chủ yếu là tiền lãi từ họat động cho vay, tiền huê hồng từ các

dịch vụ Ngân hàng.

2.2.4 Chỉ tiêu biéu hiện hiệu quả sản xuất

Là đại lượng đo lường thông qua tỷ lệ giữa kết quả thu được và phần chỉ phí đầu tư bỏ ra

„ Lợi nhuận

Tỷ suất lợi nhuận= —

: Tong chi phi

Loi nhuận = Lai cho vay - (Lãi huy động + chi phi quản lý + bù đắp rủi ro

+ thuế phải nộp).

2.2.5 Chỉ tiêu phân tích sử dụng trong đề tài

% Vốn huy động/Tỗng nguồn vốn: Chỉ tiêu này thé hiện phần trăm NVHĐ

trong tổng nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng Nó nói lên tính tự chú của Ngân

hàng về nguôn von họat động Hiện nay NVHĐ là vẫn dé nan giải của hau hệt

Trang 32

các Ngân hàng nhất là NHNo Vi vậy tỉ lệ này càng lớn thì càng tốt cho Ngân

hàng

$ Tỉ số Tổng dư no/Téng nguồn vốn huy động: Chỉ tiêu này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động Nó giúp cho chúng ta biết được khả năng

cho vay của Ngân hàng so với NVHĐ.

“ Tỉ lệ Nợ qua han/Téng dư no: Chỉ tiêu này nói lên mức độ rủi ro tín dụng (hay chất lượng nghiệp vụ của Ngân hàng), ti lệ nợ quá hạn chiếm càng lớn

trong tông dư nợ nói lên họat động của Ngân hàng càng rủi ro, ảnh hưởng mạnh đến doanh thu và kéo theo hàng loạt các vấn dé khác Vì vậy chỉ tiêu này càng

thấp càng tốt.

4» Doanh số thu nợ/Doanh số cho vay: Chỉ tiêu này đánh giá hiéu quả sử dụng vốn của Ngân hang, nó phản ảnh kha năng thu nợ của Ngân hang hay khả

năng trả nợ của khách hàng trong một thời kỳ nhất định Chỉ tiêu này cho biết khi

ta bỏ ra một đồng chỉ phí thì ta sẽ thu được bao nhiêu đồng thu nhập, từ đó sẽ thấy được hiệu quả của việc đầu tư.

2.3 Phương pháp nghiên cứu.

2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu

Đề tài được thực hiện với phương pháp thu thập số liệu sau:

Thu thâp số liêu sơ cấp Tiến hành phỏng vấn trực tiếp 45 hộ vay vốn tại

Ngân hàng được chọn ngẫu nhiên ở 6 phường mang tính đại diện trong tổng số

hộ đã và đang vay vốn ở Ngân hàng Nhằm tìm hiểu quá trình sử dụng vốn vay

trong sản xuất, những nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn tir đó tính toán và đưa ra

những đánh giá về sự tác động của tín dụng trong sản xuất nông nghiệp.

Thu thập số liêu thứ cấp Thu thập các số liệu từ phòng tín dụng, phòng

kế toán thông qua các báo cáo hàng năm của NHNo& PTNT Tra Vinh - CN0I

2.3.2 Phương pháp phân tích

Sau khi thu thập số liệu, tiến hành tông hợp và xử lý số liệu đi vào phân

tích so sánh các số liệu chênh lệch giữa 2 năm để thấy được kết quả hiệu quả hoạt

động kinh doanh của ngân hang

Trang 33

CHƯƠNG 3

TONG QUAN

3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tỉnh Trà Vinh

3.1.1 Điền kiện tự nhiên

Vi tri dia lý Trà Vinh là tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL, ranh giới của tinh là:

- Phía Đông Bắc giáp tỉnh Bến Tre, ranh giới là sông Cổ Chiên.

- Phía Tây Nam giáp với Sóc Trăng và Cần Thơ qua ranh giới sông Hậu.

- Phía Tây Bắc giáp tỉnh Vĩnh Long.

- Phía Đông Nam giáp biển Đông với chiều dài bờ biển hơn 65 km Trung tâm tinh ly nằm cách Tp.Hồ Chi Minh 200 km và cách Tp Cần Thơ 100 km.

Dia hình thể nhưỡng Địa hình tinh Trà Vinh mang tinh chất vùng đồng

bằng ven biển chịu ảnh hưởng bởi sự giao thoa giữa sông và biển, đã hình thành

các vùng trũng, phẳng xen lẫn các giéng cát Nhìn chung, địa hình Trà Vinh

thuận lợi cho đa dạng hoá SXNN, thích hợp cho tưới tiêu tự chảy, it bị hạn cũng

như không bị ngập ung Đất dai Trà Vinh chủ yếu là đất phù sa và đất phén Có

đến 56% diện tích đất bị nhiễm mặn và 27% diện tích đất là đất phèn Với đặctinh đất đai của tỉnh thì khả năng sử dung đất vào mục đích SXNN là chủ yếu

Khí hâu thời tiết Khí hậu tỉnh Trà Vinh cũng như ĐBSCL, chịu ảnh

hưởng mạnh mẽ của khí hậu nhiệt đới gió mùa Là tỉnh đồng bằng ven biển, Trà

Vinh còn chịu tác động mạnh của gió chướng Các yếu tổ khí hậu, nhiệt độ, ánhsáng, lượng nước bốc hơi và lượng mưa được phân bố đều khá rõ rệt giữa 2 mùamưa và nắng, trong đó: Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 (năm sau), mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, nhiệt độ trung bình giữa các tháng biến thiên từ 26-27,6°C,

số giờ nẵng trong năm là 2.236 đến 2.788 giờ, độ am truñg bình năm:85-ã5 và

lượng mưa bình quân là 1.403mm/năm.

Nhìn chung, khí hậu tỉnh Trà Vinh cơ bản là thuận lợi cho da dạng hoá sản

xuất, nhất là phát triển vườn cây ăn trái, hệ thống canh tác kết hợp trồng lúa với

nuôi trong thủy san, điều kiện nhiệt độ va ánh sáng đảm bao cho cây trồng va các

loài thuỷ sinh vật sinh trưởng và phát triển quanh năm.

Trang 34

Tình hình sử dung đất ở tinh Tra Vinh Đất dai là tư liệu sản xuất chủ

yếu trong nông nghiệp, sử dụng hợp lý và tiết kiệm là vẫn đề cần được quan tâm.

Sau đây là hiện trạng sử dụng đất ở tỉnh Trà Vĩnh.

” Nguồn tin: Cục thống kê tỉnh Trà Vĩnh

Trà Vinh có 5 loại đất khác nhau, trong đó đất nông nghiệp chiếm diện tích cao nhất: 180.353ha, chiếm 79,10% trong tổng diện tích đất tự nhiên, chủ yếu là đất trồng cây hàng năm với 112.872 ha, chiếm 49,50%; kế đến là đất lâm nghiệp, đất chuyên dùng, đất ở và cuối cùng là đất chưa sử dụng với điện tích

25.496ha, chiếm 11,18% Loại đất này chiếm diện tích tương đối lớn, chứng tỏ

tỉnh vẫn chưa tận đụng được hết tiềm năng của mình.

Tinh hình chăn nuôi ở tinh Trà Vinh qua 2 năm 2004 - 2005.

Bảng 2: Tình Hình Chăn Nuôi ở Tinh Trà Vinh qua 2 năm 2004 — 2005

Nguồn tin: Cục thống kê tinh Tra Vinh

Qua bảng số liệu cho thấy tổng đàn heo toàn tỉnh năm 2005 là 370.452

Trang 35

con Nguyên nhân tăng do tỉnh có chủ trương cho vay vốn với lãi suất thấpkhuyến khích chăn nuôi, giá bán từ đầu năm đến nay tương đối ổn định, người

chăn nuôi có lãi, các trang trại nuôi heo thịt không ngừng tăng lên, kỹ thuật nuôi

được cải thiện, thời gian chăn nuôi rút ngắn Tuy nhiên khó khăn của các hộ chăn nuôi heo là chỉ phí đầu tư ban đầu và thị trường đầu ra, tỉnh cần có sự quan tâmhơn nữa để người dân an tâm Song song với sự gia tăng đàn heo thì số lượng

tong dan bò năm 2005 là 117.873 cũng tăng 20,13% hay tăng 19.753 con so với

năm 2004 Bò Laisind chiếm gần 50% tổng đản Nguyên nhân tăng do thực hiện

các dự án phát triển chăn nuôi bò Ngược lại với sự gia tăng của đàn heo và bò là

sự sụt giảm của đàn trâu và đàn gia cầm Toàn tỉnh có 2.840 con trâu giảm 3,7% hay giảm 109 con Nguyên nhân chủ yếu là do lượng trâu cày kéo giảm vì hiện

nay nông dân sử dụng máy móc thay thế sức trâu phục vụ cho nông nghiệp là

chính ngoài ra thịt trâu thương phẫm không còn chiếm vị trí quan trọng trên thị

trường, bên cạnh đó đầu tư nuôi trâu không mấy hiệu quả so với nuôi gia súc

khác Về phía gia cầm tổng đàn năm 2005 là 2.430.961 con giảm 29,71% hay

giảm 1.027.589 con so với năm 2004 Nguyên nhân giảm do dịch cứm gia cam.

Gia cầm bệnh va tiêu hủy nhiều (209.847con) và hiện nay tuy dich cúm đã lang

dịu và đã có thuốc chích ngừa cho gia cầm nhưng tỉnh chưa có chủ trương cho

các hộ dân nuôi lại.

3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh Trà Vinh

Để đánh giá đời sống kinh tế của người dân tỉnh Trà Vinh, cần xem xétmột số giá trị sản xuất thông qua bảng sau:

Bảng 3: Giá Trị Sản Xuất Ngành Nông Nghiệp (theo giá cố định năm 1994)

DVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2004 2005 So sánh

GTSX GTSX +Ä %

1.Trồng trọt 2.996.423 — 3.031.199 34.776 1,16 2.Chăn nuôi 627.558 612.925 -14.632 -2,33 3.Dich vụ NN 421.540 507.750 86.210 20,45 Tổng 4.045.521 4.151.874 106.353 2,62

Nguồn tin: Cục thống kê tỉnh Trà Vinh

Giá trị sản xuất ngành trồng trot chiếm tỷ trong cao nhất trong 2 năm qua

Năm 2005 thực hiện được 3.031.199 triệu đồng, tăng 34.776 triệu đồng so với

Trang 36

Se ret 2 = FT a —

năm 2004, tỷ lệ tăng tương ứng là 1,16% Giá trị ngành trồng trọt tăng chủ yếu là

nhóm cây rau đậu, cây công nghiệp và cây lâu năm Về chăn nuôi thực hiện được

612.925 triệu đồng, giảm 14.632 triệu so với năm 2004, tỷ lệ giảm tương ứng là

2,33% Nguyên nhân giảm do ảnh hưởng dịch cúm gia cầm làm cho số lượng đàn

giảm (tiêu thụ sân phẩm thịt gia cầm hạn chế, sản lượng trứng giảm mạnh) VỀ

dịch vụ nông nghiệp đạt 507.750 năm 2005 tăng 86.210 triệu so với năm 2004, tỷ

lệ tăng là 20,45% Nhìn chung tình hình SXNN của tinh trong năm 2005 vẫn phát

triển tương đối én định mặc da bj ảnh hưởng của dịch cúm gia cam

Về công nghiệp Ngành công nghiệp chế biến thủy sản phát triển mạnh,

bên cạnh đó ngành chế biến các sản phẩm từ trái dừa cũng từng bước phát triển

và tìm được nhiều thị trường tiêu thụ ngoài nước, tuy nhiên vấn đề khó khăn đối

với các ngành hiện nay là nguyên liệu đầu vào phụ thuộc bởi mùa vụ và lượng

hàng hóa trên thị trường

Về thương nghiệp dich vu Tổng mức bán lẻ tăng so với cùng kỳ năm

trước, hệ thống giao thông phục vụ tốt hơn, khu du lịch và khách sạn được mởrộng nâng cấp, thu hút được nhiều khách đến tham quan du lịch, tuy nhiên với

mức tăng giá cả hiện nay tăng hơn 7% so với năm 2004 cũng đã làm giảm phần

nao sức mua của người dân Kim ngạch xuất nhập khâu tăng so với cùng kỳ Mặt

hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh là thủy sản đông lạnh, gạo thì hầu như chỉ xuất

ủy thác Hàng nhập khẩu là dược phẩm, nguyên liệu được và các chất phụ gia để

ướp thủy sản.

Về dân số và lao đông Dân số bình quân toàn tỉnh năm 2005 là 980.093

người, chiếm 6,04% dân số ĐBSCL Trà Vinh có 04 dân tộc cùng chung sống,

trong đó dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ hơn 69%, dân tộc Khmer chiếm 30%, còn lại làdân tộc Hoa và dan tộc khác So với các tinh trong khu vực ĐBSCL, Tra Vinh là

1 trong 2 tỉnh có tỷ lệ đồng bào dân tộc đông nhất Mật độ dân số trung bình của

tinh năm 2005 là 414 ngudi/km’, nhìn chung dân số Trà Vinh phân bố khôngđồng đều giữa các khu vực hành chính và các vùng trong tỉnh Về lao động, tông

số lao động trong nông thôn là 485.328 người, lao động trong độ tuổi chiếm tỷ lệ

Trang 37

Giáo dục và đào tao Toàn tỉnh hiện nay có tất cả khoảng 329 trường học

ở các cấp với 16.242 phòng hoc, 9.430 giáo viên và 199.571 học sinh, sinh viên.

Trường có số học sinh cao nhất là Cao Dang Sư phạm.

Y tế Tỉnh hiện có 103 cơ sở khám chữa bệnh với 1.370 gường bệnh, 8 xã, phường, thị tran chưa có trạm y tế Tính đến nay, tống số bác sĩ toàn tỉnh là 419

người, đã có 86 Bác sĩ về công tác tại trạm y tế thuộc 83/102 xã, phường, thị tran

Xã hôi Tỉnh đã thực hiện rất tốt các công tác xã hội như: công tác XĐGN,

giải quyết việc làm và đào tạo nghề, (hiện đã giải quyết được việc làm cho hơn 3.038 lao động), công tác chăm sóc các đối tượng chính sách xã hội (như thăm

viéng, tặng quà, tặng nhà tình nghĩa cho các gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình

có công với cách mạng), công tác bảo trợ xã hội (cấp phát học bong cho sinhviên, hỗ trợ gia đình bị hỏa hoạn, lốc xoáy, thu gom các đối tượng sống lang

thang về quản lý, cấp xe lăn miễn phí cho người tàn tật), công tác vì người

nghèo Đến nay 100% dan thuộc diện nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế Ngoài ra

tỉnh còn thực hiện tốt công tác giáo dục, chữa bệnh cho đối tượng mại dâm, ma

túy giúp họ tái hòa nhập với cộng déng, chăm sóc trẻ m6 côi không nơi nương

tựa, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

Nhìn chung trong 14 năm qua kể từ khi tái lập tỉnh (tháng 5/1992) đến

nay, SXNN và kinh tế nông thôn đã có nhiều chuyển biến tích cực, sản lượng

lương thực không ngừng gia tăng SXNN tăng trưởng đã góp phần cải thiện và

nâng cao đời sống của người dân, tỷ lệ hộ đói nghèo cũng giảm xuống đáng kế

Tuy nhiên xét về mặt kinh tế, Trà Vinh vẫn còn là tỉnh nghèo trong khu vựcĐBSCL, 74,25% đất đai trong tỉnh có nguồn gốc mặn, phén, thiếu nước tưới

trong mùa khô, đại bộ phận nông dân nghèo, thiếu vốn, thiểu tư liệu sản xuất, cơ

sở hạ ting kinh tế xã hội còn nhiều yếu kém, nên kinh tế nông nghiệp chậm

phát triển hơn so với các tỉnh lân cận cùng khu vực.

Trang 38

— = me eee et el

3.2 Sơ lược quá trình bình thành và phát triển của NHNo&PTNN tỉnh TràVinh - Chỉ nhánh số 1:

3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển:

Theo Quyết định số: 30/NH-QD ngày 17/5/1984 và Quyết định %:

31/NH-QD ngày 18/5/1988 của Thống Đốc NHNN ban hành quy chế tạm thời tổ

chức hoạt động của NHNo Việt Nam và Quyết định số: 280/QD-NH ngày

15/10/1996 về việc chuyển NHNo Việt Nam thành NHNo&PTNT Việt Nam.

NHNo&PTNT tỉnh Trả Vinh là một trong những chỉ nhánh của

NHNo&PTNT Việt Nam được thành lập theo Quyết định số: 21/QD-NH ngày

25/01/1992 của Thống Đốc NHNN “Về việc giải thể NHNo tỉnh Cửu Long dé

thành lập chi nhánh NHNo tinh Trà Vinh và chi nhánh NHNo tỉnh Vinh Long”.

Trước nhu cầu phát triển mạnh mẽ của Đất Nước nói chung trong thời kyđổi mới và tỉnh Trà Vinh nói riêng, ngày 30/4/1994 Giám Đốc NHNo&PTNT

Trà Vinh đã ra quyết định số: 183/NHNoTV: “Về việc thành lập NHNo&PTNT

tỉnh Trà Vinh-CN01” Trực thuộc hội sở NHNo&PTNT tỉnh, trên cơ sở cấp điểmgiao dịch số 01.

Từ khi thành lập tới nay, NHNo&PTNT Trà Vinh- CN01 đã không ngừng

nâng cao chất lượng và đạt được những kết quả nhất định CN01 hoạt động chủ

yếu dựa vào nguồn vốn điều hòa và NVHD tại chỗ Trong những năm qua CN01

đã nhanh chóng đổi mới phương thức hoạt động, đa dạng hoá nghiệp vụ, mở rộng

cho vay các thành phần kinh tế, Chi mấy năm sau, hoạt động của chỉ nhánh đã tự

khẳng định mình bằng phong cách phục vụ và sử dụng mức lãi suất cho vay linh

hoạt, hấp dẫn, dễ thu hút khách hàng với phong cách nhanh, gọn, kịp thời bỏ qua

những thủ tục rom rà CN01 hoạt động kinh doanh dựa trên cơ sở kế thừa, nhận

bàn giao một phần của NHNo&PTNT tỉnh Trà Vinh Trên cơ sở đó trong quá

trình hoạt động và phát triển chỉ nhánh đã đạt được những thành tựu như: về mặt

tổ chức đã đi vào ổn định, đảm bảo hoạt động của khách hàng, trình độ nghiệp vụ

của cán bộ công nhân viên đã được nâng lên ngang tầm với nhiệm vụ và kinh doanh theo yêu cầu Thu nhập của cán bộ công nhân viên ổn định, phương tiện

Trang 39

cho hoạt động kinh doanh được trang bị ngày càng hiện đại hơn Trong kinhdoanh đạt được những tiến bộ đáng kể, lợi nhuận tăng qua các năm.

3.2.2.Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản trị:

Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản trị của NHNo&PTNT tinh Trà Vinh

-CN01 được trình bay trên sơ đồ sau:

Sơ đỗ 1: Cơ cẫu td chức của NHNo&PTNT tỉnh Trà Vinh - CNO1

BAN GIÁM ĐỐC

| | |

Phong Tin dung Phong Ké Toan Phong Kho Quy

Nguồn tin: Phong tin dụng

3.2.3.Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận.

+ Ban Giám Đốc: gồm 02 người (01 Giám Đốc và 01 Phó Giám Đốc)

Ban giám Đốc điều hành toàn bộ hoạt động của Ngân hàng, tiếp nhận chỉ

thi cấp trên, sau đó phổ biến cho CBCNV Đồng thời chịu mọi trách nhiệm quan

lý về mọi hoạt động của Ngân hàng.

+ Phong tin dụng: có 7 CBTD, Hoạt động tín dụng là nhiệm vụ trung tâm

của Ngân hàng Tín dụng là nghiệp vụ sinh lời của Ngân hàng Dó đó phòng tín

dụng có nhiệm vụ hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ xin vay, xem xét, đánh giá tài

sản thế chấp, đề xuất cho vay, kiểm tra theo dõi việc thực hiện hợp đồng tín

dụng, kiểm tra tài sản của người đi vay, đôn đốc thu hồi nợ quá hạn, đề ra biện

pháp xử lý nợ khó đòi Phòng tín dụng có quan hệ chặt chẽ thường xuyên với các

phòng ban khác Nhiệm vụ của các cá nhân trong phòng:

Trưởng phòng tín dụng: Chỉ đạo chung nghiệp vụ tín dụng, dé xuất

phương hướng kinh doanh có hiệu quả, sử dụng bồ trí nhân lực của phòng hợp lý,

kiểm tra và xử lý các công việc của phòng, chỉ đạo thực hiện chế độ thông tin,

báo cáo thống kê một cách hợp lý Quản lý doanh mục khách hàng, báo cáo

chuyên đề Thực hiện báo cáo, sơ kết cuối tháng, cuối quý, cuối năm Tổ chức

thực hiện phong trào thi đua, phòng ngừa rủi ro tín dụng.

Trang 40

Cán bộ tín dụng: Là người trực tiếp nghiên cứu và xử lý công việc thuộc

các nghiệp vụ đầu tư nắm bắt thông tin, phân tích khách hàng, đề xuất cho vay

hay từ chối cho vay đối với từng khách hàng để báo cáo và xử lý khi có tình

huống xấu ảnh hưởng đến vốn đầu tư của Ngân hàng Đôn đốc khách hàng thực

hiện theo đúng chế độ của Ngân hàng.

+ Phòng kế toán: Là nơi khách hàng làm thủ tục gởi tiền, làm thủ tục thu

chi tài chính, hạch toán kinh doanh, đảm bảo nhanh chóng kịp thời, chính xác tạo

điều kiện cho công tác kinh doanh phát triển tốt, củng cô va nâng cao uy tin phục

vụ khách hàng Thực hiện việc thanh toán, ghi chép, thể hiện tất cả các nghiệp vụ phát sinh một cách day đủ, chính xác, trung thực, kịp thời và có hệ thông Nhờ đó

ban lãnh đạo kịp thời nắm bắt tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng tông hợp,

tình hình thực hiện việc thu chỉ tín dụng, tổng hợp nguồn vốn hoạt động để có kế hoạch sử dụng vốn có hiệu quả Và là nơi quyết toán tài chính, quyết toán tiền

lương nhân viên trong phạm vi chỉ nhánh được Giám Đốc uỷ quyền quản lý Lập

quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi kinh doanh Đồng thời ứng dụng có hiệu quả công

nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh, đã day nhanh quá trình chu chuyển

và giao dịch vốn trong nền kinh tế

“ Phòng Ngân quỹ: Là trung tâm tiền mặt của Ngân hàng, là nơi thu hútđiều hoà, phân phối vốn tiền mặt Quản lý an toàn kho quỹ và thực hiện các quy

chế về nghiệp vụ thu chi, vận chuyển tiền mặt trên đường đi Đề xuất định mứctồn quỹ tiền mặt tại chỉ nhánh.

% Bao vệ: một nhân viên với nhiệm vụ bảo vệ cho Ngân hàng

3.3 Một số quy định về cho vay ngắn hạn hộ sản xuất tại NHNo&PTNT tỉnh

Trà Vinh - CN01:

Căn cứ vào quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống NHNo&

PTNT (Ban hành kèm theo Quyết định số: 17/QĐÐ-HĐQT-TĐ ngày 31/3/2002

của Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị NHNo&PTNT Việt Nam) NHNo&PTNT tinh

Trà Vinh - CN01 cho vay đối với các khách hang sau đây:

Ngày đăng: 19/12/2024, 22:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN