1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo cáo thực tập sản xuất Đơn vị công ty cp may và dịch vụ hưng long

22 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Thực Tập Sản Xuất
Tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Kim Hòa
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
Chuyên ngành Công Nghệ May & Thời Trang
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 9,66 MB

Nội dung

Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần May và Dịch vụ Hưng Long, bằng sự chỉ dạy tâm huyết của các cô/chú và anh/chị công nhân viên tại công ty cũng như sự hướng dẫn nhiệt tình của

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI KHOA CÔNG NGHỆ MAY & TKTT

-o0o -BÁO CÁO THỰC TẬP SẢN XUẤT

Đơn vị: Công ty CP may và dịch vụ Hưng Long

Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Kim HòaSinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thu Hằng

Mã sinh viên : 2022601816

Hà Nội - 2024

Trang 2

Lời mở đầu

Trong thời gian qua, nghành dệt may Việt Nam đã có nhiều tiến bộ vượt bậc nhất là từ khi Nhà nước có chính sách mở cửa Hàng dệt may Việt Nam đã và đang xâm nhập thị trường thế giới, có giá trị kim nghạch xuất khẩu cao – đóng góp vào quá trình quá trình phát triển đất nước

Thực hiện với phương châm: “Học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn”, biết áp dụng đi sâu, đi sát vào thực tế sản xuất không chỉ dựa trên lý thuyết đó là một yêu cầu quan trọng của “kỹ sư ngành may” Sau thời gian học tập trên lý thuyết trên lớp cùng với các học phần thực hành tại xưởng may của nhà trường, ngày 17/12/2023 vừa rồi nhà trường đã tổ chức cho chúng em đi thực tập

Nhóm sinh viên chúng em đã được cô Kim Hòa, là giáo viên phụ trách đưa chúng em tới doanh nghiệp thực tập để chúng em có một chuyến đi thật bổ ích tại Công ty Cổ phần May và Dịch vụ Hưng Long Chuyến đi diễn ra từ ngày 17/12/2023 đến ngày 27/01/2024 nhằm mục đích tạo cho sinh viên có cơ hội cọ sát với thực tế và tìm hiểu hơn ngành mình đang theo đuổi, đồng thời tạo điều kiện cho sinh viên có dịp nâng cao kỹ năng làm việc của mình, để từ đó sinh viên có thể so sánh sự khác biệt giữa lý thuyết và thực tiễn là như thế nào

Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần May và Dịch vụ Hưng Long, bằng

sự chỉ dạy tâm huyết của các cô/chú và anh/chị công nhân viên tại công ty cũng như sự hướng dẫn nhiệt tình của cô Kim Hòa đã giúp em tiếp thu, lĩnh hội được rất nhiều kiến thức về ngành

Sinh viên thực hiện

Trang 3

Lời cảm ơn

Sau một tuần thực tập nhận thức được lãnh đạo khoa bố trí cho thực tập tại Công ty Cổ phần May và Dịch vụ Hưng Long Em đã có cơ hội được tham quan,học hỏi ở các bộ phận sản xuất của công ty Em đã nhận được sự chỉ bảo, hướngdẫn rất tận tình để có những kiến thức thực tế trong sản xuất, cũng như được nâng cao trình độ tay nghề của bản thân

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Công nghệ May & Thời trang đã tạo điều kiện giúp chúng em có nơi thực tập nhận thức và kỹ thuật, cán bộ công nhân viên Công ty Cổ phần May và Dịch vụ Hưng Long đã giúp đỡ tận tình trong thời gian chúng em thực tập và cô GVHD đã hướng dẫn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

MỤC LỤC

Lời mở đầu 1

Lời cảm ơn 2

MỤC LỤC 3

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VÀ DỊCH VỤ HƯNG LONG 4

1.Tìm hiểu về doanh nghiệp 4

2 Nội quy, quy định của công ty 9

CHƯƠNG 2: THỰC TẬP TẠI DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT MAY CÔNG NGHIỆP 10

1 Mã hàng RG23-78 10

2.Mã hàng OSNL1822 14

3.Mã hàng OSN1822 16

CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TRONG QUÁ TRÌNH MAY CÔNG NGHIỆP 19

1.Dải chuyền 19

2.Treo cờ 19

3.Sai hỏng hàng 19

4.Nâng cao tay nghề 20

5.Giảm stress, căng thẳng 20

KẾT LUẬN 21

Trang 5

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN

MAY VÀ DỊCH VỤ HƯNG LONG

1.Tìm hiểu về doanh nghiệp

Tên công ty: Công ty cổ phần may và dịch vụ Hưng Long

Địa chỉ : Đường Nguyễn Văn Linh, phường Dị Sử, TX Mỹ Hào, Hưng Yên

Tổng giám đốc : Ông Phi Quang Đức

Phó tổng giám đốc : Bà Nguyễn Thị Xuân Dung

Giám đốc điều hành: Ông Ngô Minh Hoan; Ông Vũ Anh Mẫn; Bà Lưu Thị Thùy; Bà Nguyễn Thị Lụa

* Quá trình thành lập, trưởng thành và lĩnh vực hoạt động:

Trang 6

- Năm 1996: Xí nghiệp may Mỹ Văn - Công ty may Hưng Yên

- Năm 2001: Công ty cổ phần may và dịch vụ Hưng Long

- Loại hình Doanh nghiệp: Công ty cổ phần

- Loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh: Sản xuất, gia công và làm dịch vụ hàng may mặc

Cơ cấu tổ chức, quản lý, điều hành sản xuất

* Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty

PX Hoànthành

PX Giặt

PX thêu

PX may

Phòng hành chính

Phòng tổ

chức

Phòng tài vụ

Phòng kỹ thuật

Phòng XNK- KH

PGĐ KT

PGĐ SX

Giám

Trang 7

* Sơ đồ cơ cấu tổ chức của nhà máy

Trang 8

*Trang thiết bị sử dụng trong chuyền

Cơ sở máy móc tại công ty tương đổi đầy đủ, nhiều chủng loại, hiện đại, thuận tiện và dễ vận hành Dưới đây là các hình ảnh thiết bị máy móc trên dây chuyền

Hình 1 Máy may 1 kim

Trang 9

Hình 2: Máy may 2 kim

Hình 3: Máy vắt sổ

Hình 4: Máy đính bọ

Trang 10

2 Nội quy, quy định của công ty

* Về thời gian lao động.

- Căn cứ vào tình hình sản xuất quy định thời gian sử dụng lao động như sau: Đối với CBCNV làm việc 24 công / tháng

- Đối với công nhân sản xuất trực tiếp như công nhân may, là giặt do tình hình sản xuất, yêu cầu phải giao hàng gấp thì huy động thêm làm việc cả chủ nhật và

sẽ được tính lương 200% so với ngày công bình thường nếu làm thêm vào các ngày lễ tết như 30 – 4 hay 1- 5 thì được tính lương 300%( Theo quy chế thời gian sử dụng lao động của công ty) Thời gian làm việc 8h/ngày

* Về an toàn lao động

-Tuỳ tính chất công việc phải sử dụng đầy đủ trang thiết bị phòng hộ lao động Như quần áo bảo hộ, mũ bảo hộ, giầy dép

-Người lao động trước khi bố trí lao động ở công ty, tuỳ theo nghề nghiệp

chuyên môn cụ thể đều phải học nội quy, quy trình, quy phạm về an toàn lao động, bảo hộ lao động, phòng chống cháy nổ và phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định đó

-Người lao động làm việc ở bộ phận nào phải làm vệ sinh công nghiệp ở bộ phận đó, giữ gìn quản lý công cụ lao động tại nơi làm việc phải đảm bảo sạch sẽ gọn gàng Sau giờ làm việc phải được sắp xếp gọn gàng trước khi đi về Người lao động có quyền từ chối làm việc nơi không đảm bảo an toàn lao động

-Khu sản xuất được trang bị đầy đủ : đèn hệ thống thông gió, sưởi ấm, để tạo điều kiện làm việc tốt cho công nhân trong thời gian làm việc

+Đội phòng cháy chữa cháy có: 40 người

+Bình cứu hỏa có : 90 bình

Trang 11

CHƯƠNG 2: THỰC TẬP TẠI DÂY CHUYỀN SẢN

XUẤT MAY CÔNG NGHIỆP

1 Mã hàng RG23-78

* Định mức nguyên phụ liệu

Đây là mã hàng có định mức phụ liệu mà khách hàng cấp rất sát và khó khăn, nên trên chuyền may nên chú ý để đầu ra và đầu vào chỉ may là 5cm, tránh để dài dẫn đến thiếu chỉ Các loại chun khi may để dư đầu vào và đầu ra là 4cm

- Làm đúng thông số tài liệu

- Các đường may phải êm phẳng

- Mật độ mũi may phải đúng

- Các điểm đối xứng 2 bên phải đối xứng nhau

- Chắp lộn đỉnh quả với dây vai bằng 1 kim, đường may lộn kín gọn sạch, cạnh chắp dây vai quay về cổ

- Gập chặn đầu tai với khuy lưng bằng 1 kim, chặn cách gập đầu dây 1cm, cắt gọt đầu tai còn lại không quá 1.5mm

- May dây khuy: đường chắp lộn dây nằm cân giữa bản to dây

- Khi đẩy sát vanh thép về 1đầu thì độ rỗng ống luồn gọng đầu còn lại đạt 0.8cm

Trang 12

* Yêu cầu về đường may (mật độ mũi chỉ)

- 1 kim chặn khuy lưng sau: 10 mũi/ 1,7 cm

-1 kim, 2 kim: 10 mũi/ 2.1 cm

- Ziczac 1 bước: 5 đỉnh khoảng trống/ 1.4 cm

- Vắt sổ 3 chỉ, 4 chỉ, vắt sổ chun 3 chỉ: 10 mũi/ 1.7cm

- Sản phẩm khi may xong phải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật + VSCN

- Quy định chung hàng FABI: Yêu cầu làm theo bảng công đoạn, giữ đúng thông số theo mẫu, trái phải cân đối Đường chỉ may không sập mí, không bỏ mũi, không nối chỉ Hàng không để bị bẩn, xước, rách vải Đính vật trang trí không bị tụt, chỉ chun 2 đầu phải khóa chặt đuôi chỉ Vải giãn đường chỉ 1 kim kéo đo 10cm ra 14cm, 1 kim can sai kéo đo 10cm ra 19cm, dây trong có gạc kéo

đo 10cm ra 17cm, còn lại những loại vải khác kéo hết sức vải không đứt chỉ là được

Trang 13

*Công đoạn chắp đáp quả trên với đáp quả chính giữa

Sau khi bán thành phẩm được kiểm tra và chia thành từng bó nhỏ, trải lần lượt đáp quả trên và đáp quả chính giữa lên bàn, xác định mặt trái mặt phải sau đó travào nhau và vắt sổ

- Yêu cầu kĩ thuật

+ Đường vắt sổ đều đẹp, không nhăn nhúm, xếp ly

+ Không bị nổi chỉ, nhe chỉ

Trang 14

+ Các mép sau khi may xong phải bằng nhau

+ Kiểm tra đúng mặt trái, mặt phải

* Công đoạn ghim chắp chân quả chính + lót + dựng

Xếp bằng các mép vải chính, lưới và lót với nhau sau đó ghim 1 đường may bằng máy may 1 kim

- Yêu cầu kĩ thuật

+ Các mép vải bằng nhau

+ Đường ghim êm phằng, không nhăn nhúm, xếp li

* Công đoạn ghim lót thân trước, chân quả, lót

- Yêu cầu kĩ thuật

+ Không bùng vặn, nhăn nhúm

Trang 15

2.Mã hàng OSNL1822

* Định mức nguyên phụ liệu

Đây là mã hàng có định mức phụ liệu mà khách hàng cấp rất ít và khó khăn, nêntrên chuyền may nên chú ý để đầu ra và đầu vào chỉ may là 5cm, tránh để dài dẫn đến thiếu chỉ Các loại chun khi may để dư đầu vào và đầu ra là 3cm

- Tuyệt đối không tẩy bằng xăng cồn

- Tất cả đường may chắp êm phẳng

- Làm đúng thông số tài liệu

- Nhãn ép không bong rộp không mất chữ

* Yêu cầu về may

- Những đường may vắt sổ 4 chỉ chun, 4 chỉ, 3 chỉ: 10 mũi / 1.7 cm

- Những đường may 1 kim: 10 mũi / 2.1 cm

- Những đường may 1 kim chặn dây với đỉnh sườn: 10 mũi / 1.7 cm

- May 1 kim mí lỗ mở lộn giữa sau lót: 10 mũi / 1.5 c,

- Ziczac 1 bước: 6 đỉnh khoảng trống/ 1.4cm

* Quy định chung

- Làm theo yêu cầu công nghệ

- Dò kim triệt để nguyên phụ liệu

- Hàng thành phẩm dò kim 100%

- Dùng kim 9 đầu tròn để may

Trang 16

- Tất cả các đường may khi kéo dãn không được đứt, nổ chỉ, không thủng rách, không được gồ sống trâu

Yêu cầu kĩ thuật

+ Đường vắt sổ đều đẹp

+ Không bị nổ chị, trôi chỉ

+ Các mép sau khi may xong phải bằng nhau

+ Kiểm tra đúng mặt trái, mặt phải

Trang 17

3.Mã hàng OSN1822

* Định mức nguyên phụ liệu

Đây là mã hàng có định mức phụ liệu mà khách hàng cấp rất ít và khó khăn, nêntrên chuyền may nên chú ý để đầu ra và đầu vào chỉ may là 5cm, tránh để dài dẫn đến thiếu chỉ Các loại chun khi may để dư đầu vào và đầu ra là 3cm

- Tuyệt đối không tẩy bằng xăng cồn

- Tất cả đường may chắp êm phẳng

- Làm đúng thông số tài liệu

- Nhãn ép không bong rộp không mất chữ

* Yêu cầu về may

- Những đường may vắt sổ 4 chỉ, 3 chỉ, 3 chỉ chun: 10 mũi / 1.7 cm

- Những đường may 1 kim: 10 mũi / 2.1 cm

- Những đường may 1 kim: 10 mũi / 1.5 cm

* Quy định chung

- Làm theo yêu cầu công nghệ

- Dò kim triệt để nguyên phụ liệu

- Hàng thành phẩm dò kim 100%

- Dùng kim 9 đầu tròn để may

- Tất cả các đường may khi kéo dãn không được đứt, nổ chỉ, không thủng rách, không được gồ sống trâu

- Phải rút sạch chỉ ghim

- Sản phẩm khi may xong phải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, VSCN

Trang 18

- Quy định chung hàng FABI: Yêu cầu làm theo bảng công đoạn, giữ đúng thông số theo mẫu, trái phải cân đối Đường chỉ may không sập mí, không bỏ mũi, không nối chỉ Hàng không để bị bẩn, xước, rách vải Đính vật trang trí không bị tụt, chỉ chun 2 đầu phải khóa chặt đuôi chỉ Vải giãn đường chỉ 1 kim kéo đo 10cm ra 14cm, 1 kim can sai kéo đo 10cm ra 19cm, dây trong có gạc kéo

đo 10cm ra 17cm, còn lại những loại vải khác kéo hết sức vải không đứt chỉ là được

* Công đoạn chắp đũng, chắp sườn

Trang 19

Sau khi bán thành phần đã được kiểm tra và chia thành từng bó nhỏ, trải lần lượtbán thành phẩm thân trước, thân sau, đũng lên bàn, xác định mặt trái mặt phải sau đó tra lần lượt đũng vào thân trước, đũng vào thân sau, tra sườn

Yêu cầu kĩ thuật

+ Đường vắt sổ đều đẹp

+ Không bị nổ chỉ, trôi chỉ

+ Các mép sau khi may xong phải bằng nhau

+ Kiểm tra đúng mặt trái, mặt phải

Trang 20

CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TRONG QUÁ TRÌNH MAY

Báo năng suất theo giờ

Để quản lý chất lượng cũng như năng suất của mỗi công nhân, người tổ trưởng, cụm trưởng sẽ theo dõi bảng báo cáo năng suất để có phương pháp quản lí, nângcao năng suất, tay nghề của công nhân

2.Treo cờ

Có 3 loại cờ: cờ đỏ, cờ xanh và cờ vàng Mỗi cờ sẽ có chức năng khác nhau thông báo tình trạng của công nhân Cờ xanh là đang làm việc bình thường, cờ vàng là máy hỏng và cờ đỏ là thiếu hàng từ đó tổ trưởng sẽ dễ dàng theo dõi, cung cấp hàng để đạt hiệu quả cao nhất

3.Sai hỏng hàng

Trong quá trình sản xuất, việc sai hỏng là rất bình thường nhưng để tránh sự sai

Trang 21

4.Nâng cao tay nghề

Mỗi công nhân có tay nghề, tuổi nghề khác nhau nên tổ trưởng phải hiểu rõ, có trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao tay nghề của người công nhân để có được hiệu quả cao nhất trong công việc

5.Giảm stress, căng thẳng

Môi trường làm việc ở nhà máy rất căng thẳng và áp lực vì vậy công ty nên tạo điều kiện cho công nhân có thể tập thể dục, nghe nhạc theo khung giờ vì theo nghiên cứu, tâm trạng thoải mái có thể giúp con người làm việc đạt năng suất cao nhất

Trang 22

Nhờ có sự giúp đỡ và tận tình chỉ bảo của các anh chị, cô chú công nhân, đặc biệt là cô tổ trưởng nên em đã học hỏi được thêm rất nhiều trong thời gian học tập tại đây Nếu chỉ học những kiến thức trên giảng đường thôi mà không được

đi trải nghiệm thực tế tại nhà máy thì sau khi ra trường em sẽ phải mất một khoảng thời gian đầu để tập thích nghi và hòa nhập dần với công việc thực Tuy thời gian thực tập ngắn ngủi chỉ trong 6 tuần nhưng cũng đã đủ giúp em có cái nhìn xác thực hơn về con đường mà mình đã chọn và có đánh giá chính xác hơn

về con đường đó Mặc dù vậy, trong thời gian thực tập tại đây em vẫn còn tồn tại những thiếu sót vầ hạn chế, em mong nhận được sự góp ý của thầy cô

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Thu Hằng

Ngày đăng: 19/12/2024, 22:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w