Sau một thời gian ngắn chỉ vỏn vẹn hơn 1 tuần tại xã Chi Lăng Nam chúng em đã được chính quyền địa phương và cán bộ thú y xã nhiệt tình chỉ dẫn và giúp đỡ, cùng với sự căn dặn của thầy c
Trang 1HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA THÚ Y
BÁO CÁO TƯỜNG TRÌNH THỰC TẬP GIÁO TRÌNH MÔN: THỰC TẬP GIÁO TRÌNH NỘI - CHẨN
(TY03043)
HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN: NGUYỄN NGỌC QUỐC THẮNG
MSSV: 6653090
LỚP: K66TYH
ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP: Xã Chi Lăng Nam, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương
Thời gian thực tập: 16/04/2024 – 26/04/2024
GVHD: TS Nguyễn Thị Thanh Hà
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Đợt thực tập “giáo trình Nội – Chẩn” đã khép lại với thành công mỹ mãn Sau một thời gian ngắn chỉ vỏn vẹn hơn 1 tuần tại xã Chi Lăng Nam chúng em đã được chính quyền địa phương và cán bộ thú y xã nhiệt tình chỉ dẫn và giúp đỡ, cùng với
sự căn dặn của thầy cô trong trường nên đợt thực tập đã hoàn thành tốt đẹp
Qua đợt thực tập em đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm, vận dụng những kiến thức đã học vào trong quá trình thực tế và sản xuất của bà con nhân dân Đạt được kết quả như vậy là nhờ sự giúp đỡ tận tình và nhiệt huyết của nhà trường và địa phương
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất, lòng biết ơn sâu sắc nhất tới Ban lãnh đạo Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Khoa Thú y, Cán bộ giảng viên trực tiếp hướng dẫn, Các cán bộ Ủy ban nhân dân xã Chi Lăng Nam, Trạm Thú y huyện Thanh Miện,… đã dành thời gian, tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ để em có thể hoàn thành đợt thực tập giáo trình lần này
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn và lời cảm ơn chân thành nhất đến
Tiến sỹ: Nguyễn Thị Thanh Hà
Bác: Nguyễn Đức Phước - Nhân viên thú y xã Chi Lăng Nam
đã hết lòng hướng dẫn và giúp đỡ em trong thời gian thực tập vừa rồi
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3PHẦN 1:
MỞ ĐẦU
Nước ta từ trước đến nay là một nước nông nghiệp, vì vậy chăn nuôi là một nghề truyền thống lâu đời Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành trồng trọt, đặc biệt là tăng nhanh về sản xuất lương thực, ngành chăn nuôi đã phát triển khá tốt, cung cấp nguồn lương thực thực phẩm khá lớn phục vụ cho nhu cầu đời sống con người hiện nay
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế trong nước, thu nhập của người dân cũng được nâng lên Vì vậy nhu cầu thịt trên thị trường cũng tăng lên đáng kể, đặc biệt là các loại thịt có chất lượng cao Chính vì vậy ngành chăn nuôi của nước ta không những tăng lên về số lượng mà chất lượng thịt cũng được nâng lên
Bên cạnh sự phát triển nhanh về chăn nuôi đó là sự xuất hiện nhiều loại mầm bệnh, có những bệnh có thể lây lan sang người gây ảnh hưởng tới sức khỏe và kinh
tế cho người dân Vì vậy việc chẩn đoán và khám chữa bệnh, cũng như công tác tiêm phòng dịch bệnh trở nên vô cùng quan trọng
Mục đích trong đợt thực tập này là nhằm tạo cho sinh viên làm quen với nghề nghiệp của mình trong tương lai và nhằm tìm hiểu các bệnh của gia súc, gia cầm, tác hại của bệnh đối với cộng đồng
Vì vậy ngoài học lý thuyết nhà trường đã tạo điều kiện tổ chức đợt thực tập giáo trình cho sinh viên năm thứ 3 để khi ra trường tránh được những bở ngỡ, tăng tự tin trong công tác và để thấy được ý nghĩa của ngành mình đang theo học, cọ xát được với thực tế và học hỏi được nhiều kinh nghiệm hơn, bên cạnh đó còn học hỏi cách tiếp cận, khống chế, xác định vị trí tiêm và cách tiêm cho vật nuôi
Trang 4PHẦN 2:
NỘI DUNG
I Một số nét khái quát về địa phương nơi thực tập
1 Khái quát về địa phương
a Vị trí địa lý
Chi Lăng Nam là một xã nhỏ nằm ở phía Nam của Huyện Thanh Miện cách trung tâm Huyện 10 km, phía Đông giáp xã Thanh Giang, Ngũ Hùng; Phía tây giáp Sông Cửu An, Huyện Phù Cừ, Tỉnh Hưng Yên; Phía Nam giáp xã Diên Hồng; Phía Bắc giáp xã Chi Lăng Bắc; với tổng diện tích tự nhiên là 527,53 ha; trong đó diện tích đất canh tác là 261,26 ha Toàn xã có 1.512 hộ với 5.439 nhân khẩu sinh sống
ở 3 thôn, thôn có đông nhân khẩu nhất là 2.198 nhân khẩu, thôn có ít nhân khẩu nhất là 1.055 nhân khẩu
b Điều kiện đất đai
Tổng diện tích canh tác 261,26 ha chiếm 49,5% tổng diện tích đất tự nhiên Địa hình xã thuộc loại không bằng phẳng, màu mỡ kém, ruộng đất được canh tác
từ lâu đời, với 6 loại đất khác nhau Loại 1, loại 2 thuộc chân cao, chiếm 28% diện tích, đất tơi xốp Loại 3, loại 4 thuộc chân vàn, chiếm 35% diện tích Loại 5, loại 6 chân chũng chiếm 37% diện tích, với loại đất thịt chua, độ PH là 3,6 Do vậy rất khó khăn cho việc cải tạo và thâm canh tăng năng suất cây trồng
Tổng diện tích đất đai toàn xã: 527,53 ha, trong đó: Đất nông nghiệp là 351,34
ha, chiếm 66,60 % tổng diện tích đất tự nhiên; đất chăn nuôi thủy sản là 48,97 ha, chiếm 9,28 % tổng diện tích đất tự nhiên; đất trồng cây lâu năm: 15,50 ha, chiếm 2,94 % tổng diện tích đất tự nhiên; đất vườn tạp : 25,61 ha, chiếm 4,85 % tổng diện tích đất tự nhiên
c Điều kiện khí hậu
Do nằm ở khu vực đồng bằng sông Hồng, nên chịu ảnh hưởng của nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm Nhiệt độ mùa hè thường rất cao (39-40°c), mùa đông rét giá, nhiệt độ có lúc xuống đến 9°c Với nhiệt độ như thế, có thể đa dạng
Trang 5hóa nhiều cây trồng, vật nuôi Nhưng đây cũng là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát sinh, phát triển, dịch bệnh cho gia súc, gia cầm Mùa mưa bão thường bắt đầu
từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm, với nhiều trận mưa to, gió lớn, lượng mưa trung bình năm là 1.400 mm, gây úng lụt một số chân trũng, thiệt hại cho sản xuất, cũng như khó khăn cho sinh hoạt của người dân địa phương
d Điều kiện kinh tế - xã hội
Cơ cấu kinh tế từng bước chuyến dịch theo hướng tích cực, giảm dần tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng dần tỉ trọng ngành tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều hướng tới là vấn để chủ thể, góp phần quan trọng, đưa nền kinh tế của xã phát triển, nâng cao đời sống nhân đân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
2 Các ngành nghề chính
Ở xã Chi Lăng Nam, ngành sản xuất nông nghiệp mà chiếm phần lớn nhất là trong đó là trồng trọt và chăn nuôi Ngoài ra còn các ngành nghề khác như ngành tiểu thủ công nghiệp và ngành dịch vụ thương mại Cụ thể như sau:
- Xã có làng nghề làm bánh đa truyền thống, đã đăng ký Sản phẩm Ô cốp 4 sao
- Có 02 nhà máng, nhà lưới trồng rau, củ, quả, đã dăng ký SP ô cốp
- Có doanh nghiệp trồng cây Nha Đam và sơ chế nước uống thanh nhiệt
- Xã có cảnh quan du lịch Đảo Cò cấp quốc gia
- Có diện tích trồng sen để du khách tham quan trải nghiệm chụp ảnh
- Xã có 03 cơ sở gia công làm áo mưa thu hút lao động
- Xã có nhiều cơ sở cơ khí gò hàn, xây dựng.v.v
3 Cơ cấu và bộ máy tổ chức hành chính của xã
Sơ đồ, cơ cấu tổ chức bộ máy tổ chức hành chính xã Chi Lăng Nam gồm:
- Đồng chí: Nguyễn Đức Minh - Bí thư đảng bộ - Chủ tịch UBND xã
- Đồng chí: Đỗ Xuân Khoa – Phó bí thư đảng bộ - Chủ tịch HĐND xã
Trang 6- Đồng chí: Vũ Kim Chuyên – Phó bí thư thường trực đảng ủy
- Đồng chí: Nguyễn Văn Quyền – UVTV đảng ủy – Phó chủ tịch HĐND xã
- Đồng chí: Nguyễn Văn Nhương – UVTV đảng ủy – Phó chủ tịch UBND xã
- Đồng chí: Ngô Đình Đoan – Đảng ủy viên – Chủ tịch UBMTTQ xã
- Đồng chí: Vũ Đình Ninh – Chủ tịch Hội CCB xã
- Đồng chí: Trần Thị Tuần – Chủ tịch Hội nông dân xã
- Đồng chí: Nguyễn Thị Lánh – Đảng ủy viên - Chủ tịch Hội LHPN xã
- Đồng chí: Nguyễn Thành Thi – Đảng ủy viên – Giám đốc HTX DVNN xã
Sơ đồ bộ máy tổ chức hành chính của xã Chi Lăng Nam
Trang 74 Cơ cấu nhân lực và trình độ chuyên môn của Ban Thú y hoặc CNTY của xã
Xã chỉ có duy nhất một nhân viên thú y là đồng chí: Nguyễn Đức Phước – Nhân viên thú y xã Chi Lăng Nam, trình độ: trung cấp Nông Nghiệp
II Thực trạng chăn nuôi vật nuôi chủ chốt của xã
Ngành chăn nuôi ở địa phương khá phát triển Trong địa bàn xã, người dân chủ yếu chăn nuôi những con vật như gà; vịt; ngan; bồ câu, số lượng hộ chăn nuôi trâu; bò; lợn chiếm số ít
Quy mô chăn nuôi ở địa phương chủ yếu là vừa, nhỏ và nông hộ, chính vì thế những loài vật nuôi ngắn hạn như gia cầm là sự lựa chọn của các hộ chăn nuôi Chúng có thể đem lại giá trị kinh tế cao hơn so với những loài đại gia súc, bởi chi phí đầu tư thấp hơn và thời gian tái đàn ngắn hơn so với những con vật nuôi như trâu, bò
III Công tác thú y của xã
1 Một số công tác thú y của xã
- Tiêm vaccine Cúm gia cầm cho các hộ chăn nuôi gia cầm
+ Loại vaccine: Vaccine phòng bệnh Cúm gia cầm NAVET-FLUVAC 2 do công ty Navetco sản xuất
+ Đối tượng tiêm: Gia cầm
+Thời gian và liều lượng tiêm:
Đối với gà: Tiêm vắc xin lần đầu cho gà con ở 14-21 ngày tuổi, liều 0,5 ml/ con
Đối với vịt: Vịt từ 14 – 35 ngày tuổi, liều 0,5 ml/ con Tiêm nhắc lại sau 14 – 21 ngày sau mũi tiêm đầu tiên
- Phân phát và hướng dẫn các hộ chăn nuôi sử dụng các loại men tiêu hóa, thuốc khử khử trùng do Trạm Thú y huyện Thanh Miện phân phát
Trang 8+ Đối với men tiêu hóa: Trộn với thức ăn hoặc hòa tan với nước: 1g/ 10 – 15
kg thể trọng; 1 g/ 4 lít nước uống hoặc 1 g/ 2 kg thức ăn Cho sử dụng hằng ngày
để đạt thành quả tốt trong chăn nuôi Sản phẩm sau khi pha với nước hoặc trộn với thức ăn nên sử dụng hết trong ngày
+ Đối với thuốc khử trùng: Pha thuốc khử trùng theo liều lượng trên hướng dẫn sử dụng, chỉ nên phun 1 tháng/ 1 lần hoặc 20 ngày/ 1 lần để tránh lãng phí thuốc Nếu chuồng trại sử dụng đệm lót sinh học thì không được phun xịt lên đệm lót sinh học nếu phun lên đệm lót sinh học thì sẽ diệt luôn vi khuẩn, nên xịt lên tường, hành lan và ngoài sân
2 Thuận lợi, khó khăn trong chăn nuôi, phòng bệnh tại địa phương
Xã Chi Lăng Nam có điều kiện về thiên nhiên và khí hậu thuận lợi để chăn nuôi các loại gia cầm Đội ngũ cán bộ xã, huyện tích cực tuyên truyền, khuyến khích các hộ chăn nuôi áp dụng khoa học công nghệ vào chăn nuôi, hướng dẫn cho người chăn nuôi về dinh dưỡng, an toàn sinh học,… Đồng thời, cán bộ nhân viên thú y xã cũng thường xuyên thăm hỏi các hộ chăn nuôi, phân phát men tiêu hóa và thuốc khử trùng cho người dân sử dụng
Ngoài những thuận lợi thì tại địa phương vẫn tồn tại một số khó khăn Quy mô chăn nuôi ở địa phương chủ yếu ở mức vừa và nhỏ nên chưa thể áp dụng triệt để các công nghệ hiện đại để tăng năng suất và chất lượng Do tiết kiệm chi phí nên còn tồn tại một số hộ nuôi cho con vật ăn những thức ăn thừa được thu gom từ nhiều nơi tiềm tàng nguy cơ bùng phát dịch bệnh Giá cả các sản phẩm từ động vật chăn nuôi không ổn định, giá con giống hay thức ăn chăn nuôi còn cao khiến cho
hộ chăn nuôi không dám hoặc không đủ vốn để mở rộng quy mô chăn nuôi tăng năng suất
IV Các dịch bệnh thường gặp trên vật nuôi của địa phương
1 Tiêu chảy do vi khuẩn E coli ở vịt:
Bệnh xuất hiện ở vịt mọi lứa tuổi, nhưng chủ yếu khi vịt được 3-30 ngày tuổi,
tỷ lệ chết cao, những con sống sót thường còi cọc, chậm lớn và sử dụng thức ăn
kém Vi khuẩn E coli, thường có sẵn ở ruột già của vịt khỏe mạnh, trong môi
Trang 9trường chăn nuôi bị ô nhiễm, ký sinh trùng đường ruột, khi thời tiết thay đổi, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng không tốt, nhất là khi cho ăn không hợp lý, giống nhập
không rõ nguồn gốc, sẽ tạo điều kiện cho E coli phát triển và gây bệnh, bệnh
thường ghép với một số bệnh khác như Thương hàn, CRD…
2 Bệnh giun sán thường gặp ở gà thả vườn:
Bệnh giun sán là một vấn đề thường gặp khi nuôi gà thả vườn Giun sán là những ký sinh trùng sống trong đường tiêu hoá của gà và hấp thụ các chất dinh dưỡng, làm cho gà trở nên gầy yếu, suy nhược, và có thể dẫn đến tắc nghẽn ruột, ống mật hoặc thủng ruột, gây thiệt hại lớn cho đàn gà
Để phòng tránh bệnh, đảm bảo vệ sinh cho thức ăn và nước uống, đặc biệt là nên duy trì sạch khô cho chất độn chuồng và sử dụng thuốc sát trùng để tiêu diệt côn trùng và mối, nguyên nhân gây lây bệnh giun sán
V Nội dung thực tập
1 Công tác thú y :
- Sáng ngày 19 tháng 4 năm 2024, thực hiện khảo sát quá trình sử dụng men tiêu hóa và thuốc khử trùng của các hộ chăn nuôi cùng với cán bộ thú y xã và huyện Sau quá trình khảo sát, em rút ra được một số nhận xét như sau:
+ Người chăn nuôi đã sử dụng men tiêu hóa và thuốc khử trùng của Trạm Thú
y phân phát đúng theo hướng dẫn của nhân viên thú y Vật nuôi không mắc bệnh, không bị suy dinh dưỡng, chuồng trại không bốc mùi do phân, nước tiểu của con vật thải ra Tuy nhiên vẫn còn tình trạng người chăn nuôi tự ý sử dụng thêm những loại thuốc tăng trọng cho vật nuôi, có thể dẫn đến tình trạng thừa chất dinh dưỡng trên con vật, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của vật nuôi
+ Để tránh tình trạng thừa chất dinh dưỡng trên vật nuôi, người chăn nuôi cần tìm hiểu rõ về thành phần, công dụng của từng loại thuốc trước khi sử dụng Đồng thời, nhân viên thú y các cấp cũng nên thường xuyên ghé thăm và hướng dẫn cho
bà con cách sử dụng thuốc đúng cách và hiệu quả
Trang 10- Sáng ngày 23 tháng 4 năm 2024, dưới sự hướng dẫn của nhân viên thú y xã,
em đã được tập tiêm vaccine cho gia cầm
+ Loại vaccine sử dụng: Vaccine phòng bệnh Cúm gia cầm NAVET-FLUVAC
2 do công ty Navetco sản xuất
+ Đối tượng tiêm: : Ngỗng tầm 14 ngày tuổi, liều 0,5 ml/ con
+ Số lượng con vật tiêm được: 50 con
+ Vị trí tiêm: Tiêm dưới da
Dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của nhân viên thú y xã, việc tiêm vaccine được hoàn thành dễ dàng và nhanh chóng Không con vật nào có triệu chứng hay chết sau khi tiêm
Hình ảnh tiêm vaccine cúm gia cầm cho ngỗng
Trang 11Video sinh viên tiêm vaccine cho ngỗng:
Link Google Drive:
https://drive.google.com/file/d/1slkYsKH3X-RElpO1D5yvm43bXrBC1PUD/view?usp=drivesdk
QR code:
Trong quá trình tiêm, em cũng đã quan sát về khu vực chăn nuôi ngỗng con và
có một số nhận xét như sau:
+ Phần sàn của nơi chăn nuôi ngỗng được lót bằng trấu Tuy nhiên phần trấu
đã bị ướt nên bốc mùi hôi Ngoài ra diện tích chuồng nuôi khá nhỏ so với số ngỗng được nuôi, nơi đặt chuồng không thoáng mát nên có nhiều con ngỗng bị sốt, lông ướt, nôn mửa
+ Máng ăn của ngỗng không được sạch sẽ Khi ngỗng ăn và uống bằng những máng này sẽ dễ bị mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa
+ Cách khắc phục:
Người chăn nuôi cần chú ý đến việc vệ sinh chuồng trại, thay chất lót chuồng, rửa máng ăn cho con vật thường xuyên hơn
Để chuồng nuôi ở nơi thoáng mát, có nhiều bóng râm Phân bổ hợp lý số lượng con vật trong 1 chuồng nuôi, tránh trường hợp con vật chèn ép nhau dẫn đến stress, gãy chân,…
Theo dõi tình trạng con vật sau khi tiêm vaccine, nếu xảy ra sự cố gì phải lập tức báo cáo cho nhân viên thú y xã để kịp thời giải quyết Đồng thời theo dõi lịch tiêm vaccine để biết khi nào con vật cần tiêm mũi nhắc lại
Trang 12- Sáng ngày 22 tháng 4 năm 2024, thực hiện khảo sát tình hình chăn nuôi gà của hộ chăn nuôi địa phương Qua quá trình khảo sát, em có một số nhận xét như sau:
+ Người chăn nuôi đã thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh, tỉ lệ gà
đã được tiêm vaccine là 100%, không con gà nào có triệu chứng hay bị chết sau khi tiêm
+ Chuồng trại có diện tích rộng, không gian thoáng mát nên gà dễ dàng phát triển Mặt chuồng được lót đệm sinh học được làm bằng trấu trộn với men vi sinh, nhờ vậy mà mùi hôi thối, khi độc ở trong chuồng cũng không còn nữa Người nông dân không cần phải thay chất độn thường xuyên trong quá trình chăn nuôi Nhờ đó
mà nó có thể giảm thiểu nguồn nhân lực dọn dẹp, vệ sinh chuồng cũng như nguyên liệu để làm chất độn chuồng Giảm tỉ lệ mắc bệnh như tiêu chảy, hen ở gà
+ Bãi chăn thả thông thoáng, sạch sẽ và không có những vùng lõm trên bề mặt Xung quanh bãi chăn thả được rào lưới thép B40 tránh việc gà đi lạc hoặc thú hoang xâm nhập Tuy nhiên xung quanh bãi chăn thả không có nhiều cây xanh, khi thời tiết nắng nóng gà sẽ thiếu bóng râm dẫn đến gà bị sốt nhiệt
2 Hoạt động ngoại khóa :
Ngoài những ngày thực hiện những công tác liên quan đến thú y, trong những ngày còn lại của đợt thực tập, chúng em đã đi quan sát và thu thập các thông tin về địa phương, cũng như tìm hiểu về phong tục và lối sống của người dân ở đây, trao đổi và học hỏi những kinh nghiệm chăn nuôi từ họ Chúng em còn được giao lưu
và học hỏi với các cán bộ thú y xã và huyện
Vào ngày 23 tháng 4 năm 2024, sau khi hoàn thành các công tác thú y, chúng
em đã được nhân viên thú y xã dẫn đến thăm quan khu du lịch Đảo Cò Ở đây chúng em đã được nghe kể về quá trình hình thành của đảo, được xem và biết thêm
về tập tính sống của các con vật như cò và vạc