© Trên cơ sở nghiên cứu mô hình hoạt động của Sản giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột cùng với việc tìm hiểu tình hình mua bán cà phê theo truyền thống của nông hộ sản xuất cà phê và các doan
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HÒ CHÍ MINH
NGHIÊN CỨU TRIEN VỌNG SAN GIAO DỊCH CÀ PHÊ
BUÔN MA THUỘT TẠI TINH DAK LAK
NGUYEN THỊ TRA MY
KHOA LUAN TOT NGHIEP
PE NHAN VAN BẰNG CỬ NHÂN NGANH PHAT TRIEN NONG THON VA KHUYEN NONG
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2007
Trang 2Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Dai
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “NGHIÊN CUU TRIEN
VỌNG SÀN GIAO DỊCH CÀ PHÊ BUÔN MA THUỘT TẠI TỈNH ĐAK LAK” đo
NGUYEN THỊ TRA MY, sinh viên khóa 29, ngành PHÁT TRIÊN NÔNG THÔN VA
KHUYỀN NÔNG, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày ⁄2/ Z7
LÊ VĂN LẠNGNgười hướng dẫn
Ngày [ f Thang H năm 2007
Chủ tịch hội đồne chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo
ye |_= ự
Ngày /f tháng 7 nam 2007
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Xin chân thành cảm ơn bố mẹ, những người có công sinh thành, nuôi dưỡng và
tạo điều kiện tốt nhất cho con có được ngày hôm nay
Xin chân thành cảm ơn
Ban Giám Hiệu trường cùng toàn thể thầy cô đặc biệt là quý thầy cô Khoa Kinh
Tế trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh đã truyền đạt cho tôi những kiến thức
quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường
Thay Lê Văn Lạng đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn các Cô, Chú, Anh, Chị trong Trung tâm Giao dịch càphê Buôn Ma Thuột— Tinh Dak Lak đã giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập tốt nghiệp.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè đã giúp đỡ tôi trong thời gian qua.
Sinh viên
Nguyễn Thị Trà My
Trang 4NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYEN THỊ TRA MY Tháng 7 năm 2007 “Nghiên cứu triển vọng Sàn
giao dich cà phê Buôn Ma Thuột tai Tỉnh Dak Lak”.
NGUYEN THỊ TRÀ MY July 2007 “Prospect studying of Buon Ma Thuotcoffe exchange center at Dak Lak province”.
Khóa luận nghiên cứu về San giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột - một mô hình
giao dịch nông sản bằng phương tiện hiện đại Nghiên cứu về Sàn giao dịch cà phê
Buôn Ma Thuột để thấy được triển vọng trong tương lai của ngành cà phê Việt Nam
‘hi áp dụng phương thức mua ban cà phê qua Sàn giao dịch.
Đi vào nghiên cứu thực trạng xuất khẩu của ngành cà phê Việt Nam: tìm hiểu tình hình sản xuất, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu, hệ thống phân phối cà phê của
Việt Nam, những thuận lợi cũng như khó khăn của ngành cà phê Qua đó, sơ lược vàinét về tình hình xuất khẩu, tiêu thụ và giá cả cà phê của Tinh Dak Lak — nơi có sảnlượng cà phê lớn nhất cả nước (sản xuất hơn 60% sản lượng cà phê của VN) Tìm hiểu
về hoạt động chung của Sở giao dich hang hoá đã tồn tai lâu đời trên thé giới ©
Trên cơ sở nghiên cứu mô hình hoạt động của Sản giao dịch cà phê Buôn Ma
Thuột cùng với việc tìm hiểu tình hình mua bán cà phê theo truyền thống của nông hộ sản xuất cà phê và các doanh nghiệp kinh doanh chế biến xuất khẩu cà phê nhân trên địa bàn tinh Dak Lak, tôi đã so sánh những ưu nhược điểm của việc mua bán cà phê theo truyền thống và giao dịch trên sàn, tìm hiểu được những lợi ích thiết thực đối với người nông dân sản xuất cà phê và các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cà phê khi tham gia giao dịch tại Sàn Và đây cũng chính là cơ sở để thấy được triển vọng của
ngành cà phê Việt Nam trong tương lai
Trang 51.4 Câu trúc của luận văn
CHƯƠNG 2 TONG QUAN
2.1 Giới thiệu chung về Sàn giao dịch
2.1.1 Vị trí pháp lý và sự hình thành
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Sàn giao dịch
2.2 Cơ cầu tổ chức bộ máy quản lý của Sàn giao dịch
2.3 Các tổ chức thành viên của Sàn giao dich
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở lý luận
3.1.1 Khai niệm về Sở (Sàn) giao địch hàng hoá3.1.2 Khái niệm về Sàn giao địch cà phê Buôn Ma Thuột
3.1.3 Y nghĩa của thị trường kỳ hạn
3.1.4 Sơ lược về Sàn giao địch cà phê Euronext Liffe và Nybot
3.1.5 Thế mạnh của ngành cà phê đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
của Việt Nam
3.2 Phương pháp nghiên cứu
CHƯƠNG 4 KET QUA VÀ THẢO LUẬN
V
14 15
17
Trang 64.1 Thực trạng ngành cà phê Việt Nam trong những năm gan đây 17
` 4.1.1 Khái quát về tình hình sản xuất cà phê ở Việt Nam 17
4.1.2 Tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam niên vụ 2005-2006 = 194.1.3 Hệ thống phân phối Zi4.1.4 Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất, kinh doanh cà phê
cua Viét Nam 22
4.2 Sơ lược về tình hình xuất khẩu cà phê Tinh Dak Lak 24
4.2.1 Xuất khẩu của tỉnh Dak Lak 24
4.2.2 Thị trường tiêu thụ 26
4.3 Phương thức hoạt động của các Sở giao dịch hang hoá trên thé giới 27
4.3.1 Thị trường triển hạn 28
4.3.2 Thị trường ky hạn 30 4.3.3 Thị trường tự chọn hàng hóa 34
~ 4.4, Mô hình hoạt động của San giao dich cà phê Buôn Ma Thuột 35
4.4.1 Hệ thống giao dịch 35
4.3.2 Quy trình giao dich 37
4.5 So sánh những ưu nhược điểm của việc mua bán cà phê theo truyền thống
và giao dịch trên sàn 40
4.5.1 Giá cà phê 40 4.5.3 Lợi ích chung 47
4.5.4, Khó khăn khi tham gia giao dich 49
4.5.5 Giải pháp giải quyết khó khăn khi tham gia giao dich 50CHUONG 5 K ET LUẬN VA DE NGHỊ 55: 5.1 Kết luận 55
5.2 Dé nghi 56
5.2.1 Đối với San giao dịch 565.2.2 Đối với Nhà nước 56TÀI LIỆU THAM KHẢO 58
PHY LUC
vi
Trang 7Doanh nghiệp
Ủy Ban Nhân Dân
Doanh nghiệp Nhà nước Trách nhiệm hữu hạn Hiệp hội cà phê Việt Nam
Nông nghiệp và Phát triển nông thônNgân hàng Kỹ thương Việt Nam (Technological and Commerial Join — Stock Bank)
Ngân hang Đầu tư Việt Nam (Bank for Investment and
Development of Viet Nam)
Tổ chức Thuong mại Thế giới (Word Trade Organization)
Luật giao dich hang hóa
Công ty giao hoán tự chon.
Tiêu chuẩn Việt Nam
vil
Trang 8DANH MỤC CAC BANG
TrangBảng 4.1: 10 Nước Nhập Khẩu Cà Phê Việt Nam Hàng Đầu Niên Vu 2005-2006 20Bảng 4.2: Giá Cà Phê Bình Quân tại Luân Đôn và Giá FOB tại Thành Phố 44
Bảng 4.3: Tiêu Chuẩn Cà Phê TCVN 6928:2001 (Robusta G2, 5%/13) 46
vill
Trang 9Hình 4.5: Giá Cà Phê tại Tinh Dak Lak Niên Vụ 2005 - 2006 26 Hình 4.7: Quy Trình Giao Dịch 37
Hình 4.8: Giá Xuất Khẩu Cà Phê của Việt Nam qua Một Số Niên Vụ 41
Hình 4.9: Biểu Dé Thể Hiện Giá Cà Phê Binh Quân tại Thi Trường LonDon và Giá
FOB tại TP.HCM Niên Vụ 2005-2006 44
Hình 4.10 Mô Hình Ma Trận SWOT tại Sàn Giao Dịch 52
1X
Trang 10DANH MỤC PHỤ LỤC
Phu lục Lượng Cà Phê Robusta do LIFFE Phân Loại và Bi Thai Loại Theo Nước Xuất
Xứ và Theo Cảng, Vụ Cà Phê 2005-2006.
Trang 11đã có tác dụng tích cực thúc đây mạnh mẽ sự phát triển ngành cà phê Việt Nam, đã
góp phần quan trọng vào tốc độ phát triển chung của nền kinh tế Nhưng trong sự pháttriển tự phát, ào ạt của ngành cà phê vừa qua đã chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro, ảnhhưởng không nhỏ đến sự phát triển bền vững của ngành cà phê Việt Nam Trongnhững năm cuối của thế kỷ XX, do sự kích thích về giá, sản xuất cà phê trong nước đãtrở thành phong trào, tự phát, không có tính quy hoạch dài hạn cũng như ngắn hạn,
80% sản lượng cà phê là của hộ gia đình, 10% là của chủ trang trại và 10% là của các
nông trường quốc doanh Là một cường quốc xuất khẩu nhưng cà phê Việt Nam chất
lượng thấp, không có thương hiệu
Vì thiếu một chỗ đứng ổn định trên thị trường thé giới, không có các hợp đồng
mua bán dài hạn, nên các tổ chức kinh doanh xuất khâu không dự báo — chính xác
nhu cầu của thị trường và chiều hướng biến động giá do đó không định hướng đượcsản xuất Người sản xuất chỉ biết sản xuất, không biết được khả năng tiêu thụ, ngườikinh doanh đến mùa vụ chỉ biết thu mua không biết sẽ bán được bao nhiêu, với giánào Tình trạng bị động về tiêu thụ, may rủi về giá là đặc điểm cơ bản của sản xuất,
kinh doanh ngành cà phê Việt Nam Hơn nữa, hiện nay không những trên địa bàn tinh
Dak Lak mà ở Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh đang nổi lên việc mua bán cà phê
qua mạng, giao dich trên thị trường LonDon (LIFFE) va NewYork (NYBOT) thông
Trang 12qua những nhà môi giới mà người ta gọi là buôn bán “hàng giấy” Việc một số doanh nghiệp đứng ra tổ chức cho các doanh nghiệp, cá nhân không di điều kiện để được giao địch qua Techcombank, BIDV và Công ty cổ phần môi giới thương mại Á Châu
(ATB) là không hợp pháp, điều này dẫn đến sự thiếu minh bạch và gây nhiều cơn
khủng hoảng trong giới doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh cà phê, khiến cho
thị trường cà phê vốn phức tạp, khó quản lý, kiểm soát nay càng thêm phức tạp hơn
Do đó, để xây dựng và củng cố thương hiệu, tạo lập chỗ đứng cho ngành cà phê
Việt Nam trên thị trường thế giới, gắn kết sản xuất với thị trường trên cơ sở dùng thị
trường định hướng sản xuất thì vấn đề cần có một thị trường giao dịch đấu giá tậptrung, công khai sản phẩm cà phê nhân cho các tổ chức sản xuất, kinh doanh, chế biến,
tiêu thụ cà phê trong nước cũng như quốc tế là rất cần thiết; hơn nữa, có được một thi:trường dựa nhiều vào việc giao dịch hàng thật của cà phê đối với Việt Nam sẽ tạo ra
một môi trường kinh doanh thích hợp hơn và phương thức giao dịch này cũng chính là
một phương thức hoạt động mới lần đầu tiên có tại Việt Nam Từ thực tế đó, tôi đãnghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu triển vọng Sàn giao địch cà phê Buôn Ma Thuột tại
Tinh Dak Lak”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu triển vọng Sàn giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột tại Tỉnh Đak Lak
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Thực trạng ngành cà phê Việt Nam trong những năm qua.
Tìm hiểu về Sở giao dịch hàng hoá trên thế giới
Nghiên cứu phương thức hoạt động của Sàn giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột
So sánh ưu nhược điểm của việc mua bán cà phê theo truyền thống va giao dich
tai san.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động giao dịch
1.3 Phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Không gian nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi Trung tâm Giao địch cà phê Buôn Ma
Thuột thuộc Sở Thương mại tinh Dak Lak.
Trang 13Thu thập thông tin từ người dân sản xuất cà phê, các doanh nghiệp kinh doanh
và xuất khẩu cà phê trên địa bàn tỉnh Dak Lak
1.3.2 Thời gian nghiên cứu
Các số liệu nptifln cứu trong để tài được tiến hành thu thập trong khoảng thời
gian từ 26/3/2007 - 26/6/2007.
1.4 Câu trúc của luận văn
Luan văn gồm 5 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Mở đầu
Trinh bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, trình bàytóm tat bố cục luận văn
Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu vị trí pháp lý và sự hình thành của Sản giao dịch cà phê Buôn Ma
Thuột, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, ngành nghề kinh doanh của Sàn giao dịch, cơ
cầu tổ chức bộ máy quản lý của Trung tâm, các tổ chức thành viên của Trung tâm.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Phần cơ sở lý luận trình bày khái niệm Sàn giao dịch hàng hóa; khái niệm, vaitrò của San giao dich cà phê Buôn Ma Thuột; ý nghĩa của thị trường ky han, sơ lược vềSàn giao dich cà phê Euronext Liffe và NyBot, tìm hiểu thế mạnh của ngành cà phêtrong sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam Đưa ra các phương pháp nghiên cứu và
phương pháp xây dựng ma tran SWOT.
Chương 4: Kết quả và thảo luận
_ Nghiên cứu tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê của Việt Nam, sơ lược tìnhhình xuất khẩu cà phê tại tinh Dak Lak, tìm biểu Sở giao dich hàng hoá trên thế giới
Nghiên cứu về Sàn giao địch cà phê Buôn Ma Thuột để thấy được những lợi ích của
người nông dân sản xuất cà phê và các doanh nghiệp thu mua cà phê khi tham gia vào
Sàn giao địch cũng như thấy được triển vọng của Sàn giao dịch cà phê trong tương lai
Dùng ma trận SWOT để đánh giá vài nét về Sàn giao dịch và kết hợp các yếu tốcần thiết để đưa ra giải pháp nâng cao hoạt động của Sàn giao dịch
Chương 5: Kết luận và đề nghị
Đưa ra những kết luận có được trong suốt quá trình nghiên cứu và có một số đềnghị đối với Sàn giao dịch và Nhà nước
Trang 14CHƯƠNG 2
TÓNG QUAN
2.1 Giới thiệu chung về San giao dịch
2.1.1 Vị trí pháp lý và sự hình thành
Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột là một đơn vị sự nghiệp có thu, có
tư cách pháp nhân, trực thuộc Sở Thương mại tỉnh Dak Lak Được thành lập thông qua
các quyết định của UBND tinh Dak Lak xung quanh vấn đề hoạt động của Trung tâm
Giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột, trong đó có:
Quyết định 2029/QĐ-UBND ngày 01 tháng 11 năm 2006 về việc phê duyệt đề
án kỹ thuật thành lập Trung tâm Giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột Thuột.
Quyết định 854/QĐ-UBND ngày 15 tháng 01 năm 2007 về việc phê đuyệt Quychế tố chức hoạt động của Trung tâm Giao dich cà phê Buôn Ma Thuột
Quyết định 2278/QĐ-UBND ngày 04 tháng 12 năm 2006 về việc thành lập
Trung tâm Giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột.
Trung tâm Giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột ra đời trong hoàn cảnh vừa thuận
lợi vừa khó khăn khi Việt Nam vừa chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới
(WTO) vào ngày 1 tháng 01 năm 2007 và ngày 28 tháng 12 năm 2006 Thủ tướng
Chính phủ đã ra quyết định phê duyệt và thừa nhận hình thức giao dich qua Sở giao
địch hàng hoá tại Việt Nam, hình thức còn mới với nước ta nhưng đã trở nên quen
thuộc với một số nước trên thế giới Nghị định quy định chi tiết về hoạt động mua bánthông qua sở giao dich hàng hoá Ngoài ra, Quyết định 27/QD-CP của Thủ tướngChính phủ về hoạt động xúc tiến thương mại giai đoạn 2007-2010 cũng góp phần vào
sự thành lập của Trung tâm Giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột.
Tên tiếng Anh: “ BUON MA THUOT COFFE EXCHANGE CENTER”; viếttắt là BCEC
Địa chỉ: 153 Nguyễn Chí Thanh - Thành phố Buôn Ma Thuột - Tinh Dak Lak
Trang 152.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của San giao dịch
Thiết lập, quản lý và điều hành các hệ thống giao dich, giao nhận sản phẩm và
thanh toán.
Tổ chức phát triển thành viên
Tổ chức đấu giá trực tiếp, công khai tại Sàn giao địch
Nhận ký gửi hàng hóa (cà phê) và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ ký gửi.
Thực hiện việc kiểm định chất lượng sản phẩm, đảm bảo chuyển giao sản
phẩm, hàng hoá đúng quy trình theo các hợp đồng đến thời hạn và thực hiện các dịch
vụ kiểm định chất lượng theo yêu cầu của khách hàng
Khai thác, tổng hợp, phân tích và cung cấp thông tin va dịch vụ thông tin về thịtrường cà phê trong nước và trên thế giới cho các thành viên, tổ chức, các cá nhân cónhu cầu
Có biện pháp hòa giải, can thiệp, xử lý hoặc kiến nghị xử lý các tranh chấp, các
vi phạm đối với các chủ thể tham gia thị trường
Hỗ trợ các dịch vụ ngân hàng có liên quan
Hỗ trợ các dịch vụ về xuất khẩu cà phê, về hệ thống kho ngoại quan
2.2 Cơ cấu tô chức bộ máy quản lý của San giao dịch
Trang 16Hình 2.1: Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức của Sàn Giao Dịch
— CN tin hoc Văn thư kiêm dinh
Kế toánThủ quỹ Phòng chuyển
Phòng quản lý Bao về was oe 2
[| Phòng thông tin „| Hệ thống kho
tuyên truyền ngoai quan
Nguồn: Văn phòng tổng hợp
Giám đốc: là người lãnh đạo cao nhất của Trung tâm giao dịch, có quyền quyếtđịnh và điều hành tất cả các hoạt động kinh doanh của Trung tâm Chịu trách nhiệm vềmọi hoạt động của Trung tâm trước Chủ tịch UBND Tinh, Giám đốc Sở Thương mai.
Phó giám đốc giao dịch: chịu trách nhiệm về các hoạt động giao dịch trên Sảngiao dịch, lên những kế hoạch xây đựng các phương án về giá giao dịch, phương tiệngiao dịch, quân lý thành viên tham gia vào giao địch đồng thời tham mưu cho Giámđốc về các hoạt động giao dịch của Sàn giao dịch
Phó giám đốc dịch vụ: chịu trách nhiệm quản lý các kho, xưởng chế biến củasàn giao dịch, xây dựng các phương án kiểm định chất lượng nông sản khi đưa vào
6
Trang 17giao dịch, quản lý những van đề liên quan đến chuyển giao và ký gửi mặt hàng giao
Hệ thống các phòng ban
Trung tâm giao dịch :
San giao dich và công nghệ tin học: thiết lập và quan lý các hệ thống giao dịch của Trung tâm, nối kết các khâu giao dịch với thanh toán và chuyển giao sản phẩm,
thực hiện giám sát các hoạt động giao dịch, nghiên cứu cải tiến và ứng dụng những
thành tựu mới về công nghệ tin học vào hoạt động của thị trường
Phòng quản lý thành viên và các tô chức đăng ký: giám sát các hoạt động của các tổ chức thành viên, hướng dẫn các tổ chức thành viên và tổ chức đăng ký tuân thủ theo các nguyên tắc hoạt động, các nội quy, các quy chế của Trung tâm giao địch, tham mưu với Ban giám đốc trong việc đề xuất kết nạp hoặc khai trừ tổ chức thành
viên, tổ chức đăng ký của Trung tâm giao dịch
Phòng quản lý thanh toán: hướng dẫn, giám sát Ngân hàng uỷ thác thanh toánthực hiện việc thanh toán tiền vốn thông qua tài khoản của Trung tâm giao dịch (tài
khoản trung gian); thu nhận tiền từ những đơn vị mua, chỉ trả tiền cho những đơn vị
bán theo kết quả dư cuối cùng, sau khi đã bù trừ, quản lý tiền ký quỹ của các tổ chức
thành viên, thu và sử dụng phí đúng nguyên tắc.
Phòng thông tin, dữ liệu và tuyên truyền: thực hiện việc khai thác, cung cấp thông tin về tình hình sản xuất của thị trường cà phê trong nước và quốc tế cho Ban Giám đốc, các tổ chức thành viên, tổ chức đăng ký; tổ chức công tác thống kê, phântích tình hình vụ mùa, hoạt động của thị trường cà phê, dự báo xu hướng của thị
trường cà phê, năng lực sản xuất cà phê trong nước cũng như trên thế giới.
Trung tâm quản lý kiểm định chất lượng và giao nhận sản phẩm: điều hành, _ giám sát hoạt động kiểm định chất lượng sản phẩm hàng hóa của tổ chức uỷ thác theo
yêu cau của việc thanh lý các hợp đồng đến hạn thực hiện; tổ chức và quản lý hệ thống
kho bảo quản của Trung tâm giao dịch, tổ chức việc tiếp nhận cà phê cho những đơn vị
bán và chuyển giao cà phê cho những đơn vị mua theo đúng thời hạn của hợp đồng: cung cấp dịch vụ chế biến, vận tải, đóng gói, bảo quản cho những hợp đồng đến kỳ hạn thực hiện, các dịch vụ về kho ngoại quan và nhụ cầu của các tố chức sản xuất,
kinh doanh xuất khẩu cà phê
Trang 18Văn phòng tổng hợp: thực hiện công tác hành chính, văn thư, quản lý nhân sự,tài sản vật chất của trung tâm, mở và quản lý tài khoản thanh toán của trung tâm giao
dịch tại ngân hàng ủy thác thanh toán, thực hiện công tác kế toán, báo cáo và công
khai thu chỉ tài chính của Trung tâm.
2.3 Các tổ chức thành viên của Sàn giao dịch
Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột hoạt động theo nguyên tắc thành
viên Các tổ chức kinh doanh xuất nhập khẩu cà phê trong nước và nước ngoài, cácnông trường, các chủ trang trại và hộ gia đình san xuất cà phê, các tổ chức chế biến,
tiêu thụ cà phê và các tổ chức tài chính với vai trò là người môi giới là những chủ
thể có thể tham gia mua bán cà phê tại Sàn giao dịch Nhưng chỉ có các tổ chức thànhviên của sàn giao dich cà phê Buôn Ma Thuột mới được trực tiếp thực hiện mua bántại sàn Các tổ chức không thành viên thực hiện việc mua bán thông qua một tổ chức
môi giới thành viên.
Điều kiện thành viên: muốn trở thành thành viên của sàn giao dịch cà phê Buôn
Ma Thuột, các chủ thể có quyền tham gia phải có đơn xin làm thành viên, phải cam kếttuân thủ các nguyên tắc và quy chế hoạt động của Sàn giao dịch cà phê Buôn Ma
Thuột Thành viên của sàn giao dich là:
Các tổ chức kinh doanh xuất khẩu cà phê trong nước
Các tổ chức nhập khẩu cà phê Việt Nam ở nước ngoài
Các tổ chức sản xuất cà phê (nông trường, chủ trang trại và hộ gia đình)
Các tổ chức tài chính (môi giới)
Các tổ chức tài chính tham gia thị trường với vai trò là người trung gian môigiới giao dịch mua bán và tư vấn cho các tổ chức không thành viên để hưởng phí giaodịch, phí môi giới Tổ chức môi giới không được thực hiện giao dịch cho chính mình
(tự doanh).
Các tổ chức kinh doanh xuất khẩu và các cơ sở sản xuất cà phê ( bao gồm các
chủ trang trại nông trường và hộ sản xuất) không phải là tổ chức thành viên phải thông
qua một tổ chức môi giới thành viên để thực hiện việc mua bán Các tổ chức môi giới
thành viên giao dich mua bán cho các tổ chức không thành viên được hưởng phí môi
giới do tổ chức ủy thác giao dịch trả Tổ chức môi giới phải chịu trách nhiệm về khả
Trang 19năng thanh toán các lệnh giao dịch của khách hàng Ngoài các tổ chức môi giới chuyênnghiệp, các tổ chức thành viên khác không được thực hiện nghiệp vụ môi giới.
Các tổ chức thành viên phải đóng tiền ký quỹ khi tham gia giao dịch
Tiền ký quỹ: đùng để đảm bảo cho các khoản rủi ro khi đơn vị đơn phươngkhông thực hiện hợp đồng, trích nộp các khoản phạt và bồi thường thiệt hại Mức kýquỹ khoảng 10% tổng giá trị khối lượng hàng hóa giao dịch Tiền ký quỹ được quán lý
trên tai khoản của Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thudt.
Trang 20CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở lý luận
3.1.1 Khái niệm về Sở (Sàn) giao dịch hàng hoá
Sở giao dịch hàng hoá: là tổ chức được thành lập để cung cấp các phương thức
cần thiết cho việc tiễn hành các giao dịch kỳ hạn, quyền chọn và một số giao dịch giao
sau khác.
Mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá: là giao dịch mua bán hàng hoá
theo đó các bên thoả thuận thực hiện việc mua bán một khối lượng hàng hoá nhất định qua Sở giao dich hàng hóa theo những tiêu chuẩn của một giao dịch hàng hóa đề ra với
mức giá được thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng được
xác định tại một thời điểm trong tương lai
Theo định nghĩa của từ điển bách khoa toàn thư, Sở giao dịch hàng hóa là một
hình thúc thị trường đặc biệt, thực hiện việc mua bán quy mô lớn, theo mẫu và quy cách hàng hóa Sở giao dịch hàng hóa có đặc điểm: ở đó không có hàng hóa bán ra, mà chỉ mua bán hàng hóa theo mẫu và quy cách, đối tượng giao dịch không phải là những
hàng hóa khác nhau nhiều, mà thường là những hàng hóa cùng chất lượng, quy cách.
Việc giao dịch ở Sở giao dịch được thực hiện chủ yếu theo giao dịch kỳ hạn, sau khi
hình thành giá, qua một thời gian nhất định mới giao hàng cho người mua Ở Sở giao địch, việc mua bán thường không gắn liền với việc di chuyển thực tế của hàng hóa, ma chỉ là mua ban quyền sở hữu hàng hóa Do đó, Sở giao dịch mở rộng và đây mạnh hoạt
động của thị trường, đồng thời tạo điều kiện cho hoạt động đầu cơ của các nhà tư bản.
ở những Sở giao dịch hàng hóa lớn tại các nước tư bản chủ nghĩa, thường tập trungcung cầu của nhiều nước, thậm chí của cả thị trường tư bản chủ nghĩa thế giới Trong
Trang 21thời kỳ dé quéc chủ nghĩa, trên thực tế, Sở giao địch hoạt động dưới sự kiểm soát của
các tổ chức độc quyên
3.1.2 Khái niệm về San giao dich cà phê Buôn Ma Thuột
Sàn giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột: là một cơ sở dịch vụ thương mại có td
chức, là nơi giao địch mua bán các loại cà phê hạt nhân sản xuất tại Việt Nam, theo
phương thức đấu giá tập trung, công khai, gồm giao dịch mua bán giao ngay và giao
dịch mua bán giao sau theo kỳ hạn, hoạt động theo nguyên tắc thành viên.
Thị trường mua bán giao ngay: là thị trường giao dịch mua bán thông thường
theo thông lệ giao hàng và nhận tiền, việc giao dịch, ký kết và thực hiện hợp đồng diễn
ra liên tục trong một thời gian ngắn, tính theo ngày
Thị trường hàng hóa giao sau (thị trường ky hạn): thực hiện theo hợp đồng, là một thoả thuận được tạo lập trên một sàn giao địch có tổ chức để mua hoặc bán một
loại hàng hóa tiêu chuẩn tại một ngày trong tương lai với mức giá được xác định vào
thời điểm hiện tại
3.1.3 Ý nghĩa của thị trường kỳ hạn
Trên cơ sở nhu cầu của thị trường thông qua các hợp đồng mua bán quyết định quy mô sản xuất, sản xuất những thứ gì và sản xuất bao nhiêu là vừa (dùng thị trường
định hướng sản xuất)
Giá mua bán được xác định trước, đó là sự bảo hộ giá một cách an toàn nhất
cho người sản xuất, kinh doanh, và tiêu thụ sản phẩm.
Thị trường kỳ hạn là thị trường đấu giá cạnh tranh quốc tế, do đó giá cả hình
thành một cách hợp lý, khách quan phù hợp với thị trường thế giới, không có sự ép giá
giữa người thu mua với người sản xuất, giữa người kinh doanh và người tiêu thụ
Sản phẩm hàng hóa trên thị trường kỳ hạn yêu cầu chất lượng rất khắt khe, từ
đó nâng cao giá trị sản phẩm sản xuất và tăng giá trị hàng hóa xuất khẩu.
3.1.4 Sơ lược về Sàn giao dịch cà phê Euronext Liffe và Nybot
San giao dịch cà phê Robusta Euronext Liffe.
Euronext.Liffe là mảng giao dich phat sinh của Euronext, ngoài co sở tạiLonDon còn có Amsterdam, Brussel, Lisbon va Paris Euronext Liffe giao dich cáchang hoá nông sản, công cụ tài chính lãi suat và các chi sô chứng khoán
11
Trang 22Việc phát triển mạng giao dich điện tử Liffe Connect năm 2000, khối lượng
giao dich đã tăng lên gấp 2 lần, thu hút sự quan tâm của các nhà sản xuất, xuất khẩu,.
kho thương mại, nhập khẩu, rang xay, các quỹ quản lý đầu tư và giới đầu cơ.
Riêng đối với cà phê, khối lượng giao dịch trung bình từ 12-13 nghìn lot (tương
đương 50 nghìn tấn/ngày Lượng hợp đồng mở đạt 140-180 nghìn lot (tương đương
700 nghìn tấn)
Sàn giao dịch cà phê Arabica NyBot
NewYork Board of Trade: sở giao dịch NewYork với nhiều mặt hàng nông sản
chủ yếu như ca phê, cacao, cotton Là một trong những Sàn giao dich nông sản lớntrên thé giới |
Hơn một thế kỷ qua, NyBot vẫn duy trì phương thức giao dich đấu thầu trực tiếp truyền thống với những ưu điểm cơ bản của kiểu thương lượng giá trực tiếp, qua
đó giao dịch được thực hiện công khai tại các Sàn bằng tín hiệu và cử chỉ đặc thù, cạnh
tranh bình đăng giữa những thành viên có mặt tại Sàn Bộ phận hỗ trợ nhập đữ liệu
hoàn toàn bằng tay vào bảng điện tử trên Sàn giao dịch cũng như hệ thống thông tin
Ký quỹ duy trì: là số tiền tối thiểu phải có trên tài khoản ký quỹ dé duy tri trạng
thái giao dịch Mức ký quỹ duy trì cũng được quy định bởi Sàn giao dịch Mức ký quỹ
duy trì và ký quỹ ban đầu có thể giống nhau hoặc khác nhau tùy vào quy định của từngSàn giao dịch.
Mức ký quỹ bổ sung: là số tiền chuyển bé sung dé đảm bảo mức ký quỹ duy trì.
Mức ký quỹ bổ sung được yêu cầu dựa theo đánh giá trạng thái giao dịch hang ngàybằng mức giá ấn định của trung tâm thanh toán bù trừ (hãng giao hoán) tại Sàn giao
dich Nếu giao dich bị lỗ thì mức ký quỹ bổ sung sẽ đúng mức tam tinh của Trung tâm
thanh toán bù trừ của Sàn giao dịch Mức ký quỹ bổ sung yêu cầu phải được chuyển
vào tài khoản ký quỹ chậm nhất là sau 48h ké từ thời điểm thông báo.
12
Trang 23Phí giao dịch: phí giao dịch sẽ được thu ngay sau khi lệnh giao dịch được thực
hiện (khớp lệnh) Phí được thu theo từng lần và từng chiều giao địch, mức thu phí tính
trên một lô.
Tình hình giao dịch thực tế của Việt Nam.
Giao dịch bằng hợp đồng kỳ hạn đầu tiên tại Việt Nam đã được khởi động từ
năm 2004 giữa Ngân hàng Techcombank và Công ty Xuất nhập khẩu đầu tư Dak Lak (Inexim Dak Lak) đã mang lại hiệu quả rõ rệt trong kinh doanh cà phê Kể từ đó đến
nay, số lượng khách hang tham gia và lượng giao dịch không ngừng tăng Các giao ›
dịch được thực hiện theo thông lệ phố biến nhất trên thé giới Hoạt động này nhằm
mục đích phòng ngừa rủi ro không chỉ cho doanh nghiệp mà còn đem lại lợi ích lớn
cho người trồng cà phê
Áp dụng chặt chẽ nguyên lý bảo hiểm giá cho kinh doanh hàng thật, tạo trạngthái cân bằng trên cả hai thị trường (hàng thật và hợp đồng kỳ hạn) Như vậy, doanhnghiệp có thé ổn định được lợi nhuận và không chịu rủi ro trước bat kỳ biến động phátsinh Có thể tận dụng cơ hội kinh doanh trên Sàn giao dịch khi xu hướng rõ ràng
nhưng mức độ vừa phải phù hợp khả năng tài chính.
Đánh giá hiệu quá tình hình giao địch của Việt Nam khi giao dịch
Một số điểm thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam: thị trường sản xuất và
xuất khẩu cà phê lớn do đó nắm được thông tin chính xác Có hang thật nên hạn chếrủi ro từ nhà đầu cơ, chủ động trong chiến lược kinh doanh -
Một số thuận lợi mà thị trường giao dịch mang lại: linh hoạt trong việc mua
trước, bán sau hoặc bán trước mua sau Có thé giao dịch các tháng khác nhau, mỗi
tháng tương ứng với mộy hợp đồng nhất định, ký quỹ giao dịch nhỏ chí chiếm 7-10%hợp đồng Thị trường công bố rộng rãi từng giao dịch qua các phương tiện kết nối hiệnđại, theo dõi giá tại bất kỳ thời điểm nào, không hạn chế về không gian Phương thức
giao dịch điện tử có nhiều ưu điểm so với giao dịch trực tiếp truyền thống, nhanh,
chính xác.
Xu hướng giao dịch cà phê trên Liffe và NyBot
Tiếp tục gia tăng giao dịch trên các Sàn giao địch quốc tế, cộng với việc đẩy
mạnh hoạt động Sàn giao dịch cà phê trong nước Mục đích của Sàn giao địch nhằm
điều hòa nhu cầu mua/bán của thị trường, điều hòa giá một cách tập trung với khối
13
Trang 24lượng giao dịch lớn, có trung tâm thanh toán bù trừ và được đảm bảo bởi các nguyên tắc và cơ chế thống nhất.
3.1.5 Thế mạnh của ngành cà phê đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt
số nông phẩm xuất khẩu, sản phẩm cây công nghiệp có một vị trí quan trọng, chiếm
trên 10% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng năm Những mặt hàng xuất khẩu
truyền thống về sản phẩm cây công nghiệp tập trung có cao su, hồ tiêu, trà, bông, cà
phé ; trong đó cà phê là mặt hàng xuất khẩu chiến lược, kim ngạch đạt trên dudi 500
triệu USD mỗi năm
Việt Nam nằm trên khu vực nhiệt đới bắc bán cau, điều kiện khí hậu và địa lý
rất lý tưởng cho phát triển cây cà phê, với vùng đất đỏ bazan màu mỡ thuộc giải đất cao nguyên miền Nam Trung Bộ rat thích hợp với loại cà phê Robusta (cà phê voi),
hon 98% ca phé san xuất tại Việt Nam là Robusta, con một số lượng nhỏ là Arabica.
Cà phê được du nhập vào Việt Nam bởi người Pháp năm 1870 Ngành cà phê
chiếm vị trí không quan trọng cho đến giữa những năm 80 Với sự giao thương buôn
bán trao đổi hàng hoá với các nước Tây Âu đòi hỏi việc cung cấp cà phê và sẵn sàng
tài trợ tài chính cho ngành cà phê với các chuyến hàng về thép và phân bón, Việt Nam
đã đối ứng ngay lập tức bằng việc thành lập các trang trại quốc doanh vào khoảng
1000 đến 2000ha Sự mở rộng gần đây vào giữa những năm 80 đã diễn ra với sự trợ
giúp của các chuyên gia nghiên cứu và các cán bộ khuyến nông , các tư vấn viên từ các
đất nước Tây phi, Ethiopia, Kenya và Uganda Đầu ra của cà phê Việt Nam đã tăng lên
rất nhanh trong vòng 12 năm trở lại, từ khoảng 1 triệu bao (60.000 tấn) tăng lên
khoảng 12 triệu bao (720.000 tắn) trong thời gian hiện tại và sản xuất khoảng 10% sản
lượng thế giới, chiếm khoảng 5% kim ngạch xuất khẩu Ngành cà phê đã thu hút trên
300.000 hộ gia đình, với trên 700.000 lao động chuyên nghiệp, chiếm khoảng 1,9%
tổng số lao động của cả nước và 2,93% tổng số lao động trong ngành nông nghiệp; nếu
14
Trang 25tính cả số lao động có liên quan và làm việc bán thời gian thì ngành cà phê đã thu hút
trên 1 triệu người.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp và số liệu thứ cấp
Phương pháp phân tích so sánh: Dùng phương pháp phân tích so sánh để trình bày so sánh những ưu nhược điểm của việc mua bán cà phê nhân theo truyền thống và
khi mua bán giao dịch qua Sàn giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột.
Phương pháp phỏng vẫn chuyên gia: tham khảo ý kiến của cán bộ, chuyên viên
trong ngành.
Phương pháp xây dung ma trận SWOT
Thuật ngữ SWOT:
S (Strengths): điểm mạnh bên trong
W ( Weaknesses): điểm yếu bên trong
O (Opportunities): cơ hội từ bên ngoài
T (Threats): đe doạ từ bên ngoài
SWOT là ma trận chiến lược hai chiều trong đó một chiều thể hiện sự đe doa va
cơ hội của môi trường, một chiều thể hiện điểm mạnh, điểm yếu của vùng nghiên cứu,
nó cho phép ta xác định được vị thế của vùng nghiên cứu trong quá trình hoạch định
chiến lược Tuy nhiên ma trận SWOT chỉ đưa ra những phác họa có tính gợi ý cho
chiến lược của vùng, bản thân nó chưa phải là một kỹ thuật quyết định việc lựa chọn
chiến lược cuối cùng đối với vùng nghiên cứu
Các bước tiến hành dé lập ma trận SWOT:
Bước 1: liệt kê các yếu tố chủ yếu của các điều kiện bên trong và bên ngoài lên
các ô của ma trận SWOT.
Bước 2: đưa ra các kết hợp một cách logic
S + O: cần phải sử dụng mặt mạnh nào để khai thác tốt nhất cơ hội có được từ
bên ngoài?
§ + T: cần phải sử dụng những mặt mạnh nào dé đối phó những nguy cơ từ bên
ngoài
W +O: phải tập trung khắc phục những yếu kém nào để tạo điều kiện tốt cho
việc tận dụng những cơ hội từ bên ngoài?
15
Trang 26W +T: phải khắc phục những yếu kém nào để giảm bớt nguy cơ?
Mô hình ma trận SWOT được thể hiện:
W: Liệt kê các điểm yêu
doa
16
Trang 27CHUONG 4
KET QUA VA THAO LUAN
4.1 Thực trạng ngành cà phê Việt Nam trong những năm gần đây
4.1.1 Khái quát về tình hình sản xuất ca phê ở Việt Nam
Các chủ thể tham gia các chủ thể tham gia sản xuất, kinh doanh cà phê gồm:
người trồng cà phê (nông hộ, trang trại , nông trường, doang nghiệp ), trong đó có các
hộ tiểu nông, người dân tộc thiểu số, các trang trai quy mô nhỏ Các trang trai quy môvừa và lớn chiếm tỉ lệ nhỏ Người thu gom gồm các hộ, cá thé, các đại và tư thương,các đoanh nghiệp chế biến và tiêu thụ cà phê (nội địa hoặc xuất khẩu), trong đó có các
doanh nghiệp nhà nước độc lập hoặc là các doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty
cà phê, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác như công ty TNHH, công
ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, một số nông lâm trường quốc đoanh
Các hộ nông dân và trang trại là các chủ thể chính trồng cà phê, chiếm phần lớn điện tích 85%-90% Diện tích này phân bổ các hộ nông dân có quy mô rất nhỏ,
quy mô trang trại trung bình chỉ đạt từ 2-5 ha/hộ, các trang trai quy mô lớn cũng chỉ
đạt 30-35ha /trang trại Phần lớn các hộ, trang trại tự tổ chức trồng, chăm sóc bằng lao động gia đình và thuê lao động thêm Ngoài công việc trồng chăm sóc, thu hái qua, nhiều hộ và trang trại có các hoạt động sơ chế như xát vỏ, phơi sấy.
Diện tích cà phê của các doanh nghiệp, kế cả các nông trường, doanh nghiệp
nhà nước trung ương va dia phương chiếm tỷ trọng nhỏ, khoảng 10-15% tổng diện tích Tổng công ty cà phê là DNNN với 100% vốn đầu tư của nhà nước và là hội viên
lớn nhất cúa Vicofa.Téng công ty cà phê có tới 70 công ty, xí nghiệp và nông trường
thành viên trong đó có một số doanh nghiệp trồng cà phê và tổ chức dưới hình thứcgiao khoản cho các hộ công nhân.
Trong vòng mười năm qua, cây cà phê được phát triển nhanh ở các tỉnh TâyNguyên (Dak Lak,Gia Lai và Kon Tum) Chẳng hạn riêng tỉnh Dak Lak vào những
Trang 28năm cuối thập kỷ 90 điện tích cà phê đã tăng lên trên 200 ngàn ha, nhưng sau đó giá cà.
phê trên thị trường thé giới giảm, người trồng cà phê đã chặt bớt một số điện tích nênđến nay Dak Lak còn 165.126 ha với sản lượng khoảng 360.000 tấn Giống cà phê
được đem trồng hiện nay do viện nghiên cứu khoa học cà phê thuộc Bộ NN&PTNTnhập nội và thuần hoá nhanh Năng suất cà phê nhân tươi được trồng bằng giống mớiđạt khoảng 4 tan/ha Một số vùng đạt năng suất cao có giống tốt đảm bảo sản lượngcao, chất lượng tốt
Một trong những nguyên nhân của thành tựu này là chính sách đổi mới của Nhànước phù hợp nguyện vọng của nông dân là làm giàu trên mảnh đất của mình và chínhsách mở cửa hội nhập kinh tế trong hơn 1 thập niên vừa qua Ngoài ra, giá cà phê trênthị trường thế giới biến động những năm 1990 theo hướng có lợi cho người sản xuất đãtao ra động lực quan trọng, người trồng, đoanh nghiệp kinh doanh cà phê bán được giácao hơn và thu nhập cũng tăng lên Giá cà phê tăng đã thúc đây mở rộng diện tích,
cùng với gia tăng về điện tích thì số việc làm được tạo ra cũng tăng lên
Tuy nhiên do quy hoạch phát triển cà phê không rõ ràng và cụ thể, đồng thờikhông có cơ chế kiểm soát việc thực hiện quy hoặc nên việc phát triển về diện tíchtrồng cà phê trong những năm vừa qua đã vượt ra ngoài tầm kiểm soát của ngành càphê và Nhà nước Người trồng cà phê Việt Nam cho đến nay chưa có tư duy cơ chế cơ
chế thị trường họ chỉ tập trung vào trồng mới những giống cà phê sẵn có chưa quan
tâm đến giống mới và chưa chuẩn bị về kiến thức phòng chống rủi ro thiên tai và thịtrường trong quá trình sản xuất
Trong những năm vừa qua mặc dù năng xuất cà phê có tăng lên nhưng kết quả
gia tăng về sản lượng chủ yếu vẫn gia tăng về diện tích, thể hiện tính quản canh cònrất lớn trong phát triển cà phê, điều này làm cho hiệu quả kinh tế của toàn ngành cà
phê còn thấp
18
Trang 29Hình 4.1: Biểu Đồ Thể Hiện Diện Tích, Sản Lượng và Sản Lượng Xuất Khẩu
Cà Phê Việt Nam Niên Vụ 1992-1993 đến 2002-2003
Diện tích(ha) Sản hrong(tan) Sản lượngXK(tấn)
Nguồn: VicofaQua Hình 4.1 ta thấy diện tích cà phê Việt Nam tăng lên đáng kể theo thời gian đặc biệt niên vụ 2001-2002 sản lượng tăng lên rat cao và cùng với gia tăng diện tích là
sự tăng lên về sản lượng, tuy nhiên trong 2 niên vụ gần đây sản lượng giảm đi rõ mặc
dù điện tích không thay đổi bao nhiêu.
4.1.2 Tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam niên vụ 2005-2006
Sau những năm giá cà phê thế giới xuống liên tục do tác động của cuộc khủng
hoảng cung cấp thừa cà phê trên toàn cầu từ 1999 đến 2004, tình hình giá cà phê vụ
2005/06 được cải thiện đáng kế Tuy nhiên, sản lượng vụ cà phê 2005/06 của nước ta
lại xuống thấp do ảnh hưởng của nạn hạn hán đầu vụ Nhờ giá xuất khẩu cà phê được nâng cao nên tình hình thu nhập của toàn ngành cũng được cải thiện đáng kể Thống
kê theo chứng chỉ xuất xứ do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cấp thì vụ
2005/06 cả nước đã xuất khẩu được 775.457 tắn, trị giá 826.994.798 USD với giá bình quân 1066,5 USD/Tén Tính cả năm 2006 chúng ta đã xuất khẩu 808.375 tấn, kim
ngạch 956.903.769 USD với giá bình quân 1.183,7 USD/tấn.
Theo Thống kê của Tổng cục Hải quan thì năm 2006, cả nước đã xuất được
912.553 tấn với kim ngạch 1.121.131.797 USD, giá bình quân 1.228,6 USD/T
19
Trang 30Trong vụ 2005/06 cà phê Việt nam đã được xuất sang 71 quốc gia và lãnh thô.
Số cà phê này được xuất sang 25 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Nhật bản: 232 tấn; Mỹ: 192 tấn; Đài loan: 141,5 tấn và Đức: 104,6 tan.
Thị trường nhập khẩu cà phê của Việt Nam ngày càng được mở rộng Đặc biệt
là một số nước sản xuất cà phê ở Châu Mỹ Latinh cũng mua cà phê Việt nam như:
Ecuador, Mexico, Nicaragua và Peru, Nước nhập khẩu lớn nhất là Đức: 114.383 tấn, sau đó đến Tây Ban Nha: 88.527 tấn, Mỹ:87.932 tấn Tiếp theo là Ý, Ba lan, Hàn
quốc, Nhật Bản, Anh, Bỉ và Pháp Đó là 10 nước nhập khẩu hàng đầu trong vụ cà phê
2005 - 2006.
Bảng 4.1: 10 Nước Nhập Khẩu Cà Phê Việt Nam Hàng Đầu Niên Vụ 2005-2006
Khối lượng Trị giá Giá bình quânThị trường (kg) (USD) (USD/kg)
Trang 31Hình 4.2: Biểu Đồ Cơ Cấu Thị Trường Xuất Khẩu Cà Phê của Việt Nam
Thị trường Nga và Đông Âu có Nga đã nhập của Việt nam 14.175 tấn;
Romania: 7576 tấn; Bulgaria: 5343 tấn; Slovenya: 3417 tấn; Estonia: 3199 tấn; Czech:
3064 tấn; Gruzia: 1875 tấn; Hungary: 1787 tấn; Yugoslavia: 1684,6 tấn; Slovakia:
326,4 tấn; Ucraina: 153 tấn; Latvia: 216,5 tấn; Armenia: 38,4 tắn Day là một hiện
tượng mới đáng mừng.
Cà phê Arabica ở Việt nam chưa nhiều nhưng cũng có thể bán được với giá cao hơn như cà phê arabica ở Sơn la, công ty cà phê và cây ăn quả Sơn la xuất 307,2 tấn, thu 692.448 USD, giá bán bình quân 2250 USD/tấn Công ty cổ phần nông sản Tân
Lâm xuất khẩu 526 tấn cà phê Arabica, thu 1.079.161 USD, giá bán bình quân 2.050USD/tấn
4.1.3 Hệ thống phân phối
Theo điều tra của ICARD, các thành phan chính tham gia thị trường cà phê bao
gồm hộ gia đình trồng cà phê, các cơ sở thu gom, các đại lý thu mua của các công tyxuất khẩu/chế biến cà phê và công ty xuất khẩu, chế biến cà phê
Các hộ gia đình bán 80% cà phê quả tươi, cà phê nhân xô cho các đại lý tư nhân
và đại lý trực thuộc công ty, còn lại 20% bán trực tiếp cho người thu gom tại vườn
21
Trang 32Các cơ sở thu gom bán 100% sản phẩm cà phê thu mua được cho các đại lý thu mua
nhỏ lẻ và tổng đại lý thu mua của Nhà nước nhưng phần lớn là bán trực tiếp cho các
đại lý của Nhà nước Tổng đại lý bán phần lớn sản lượng cà phê thu mua được cho các
doanh nghiệp Nhà nước (99.3%), chỉ có 0.7% bán cho doanh nghiệp tư nhân
Các doanh nghiệp chế biến hoặc xuất khẩu trực tiếp bán 100% sản phẩm cà phê nhân xô sau khi chế biến và phân loại ra thị trường thé giới, trong đó 99,9% xuất khẩu
giá FOB tại cảng Sài Gòn; 0,01% xuất khẩu giá CIF, 0.7% sản phẩm còn lại được các
doanh nghiệp chế biến thành cà phê bột để bán ở thị trường trong nước.
Như vậy, trong kênh phân phối người trồng cà phê là người chịu thiệt thòi nhiều
nhất, lợi nhuận dành cho họ thấp nhất và họ là người chịu nhiều rủi ro nhất.
Hình 4.3: Hệ Thống Phân Phối Cà Phê Nhân tại Việt Nam
Trang 33- Năng suất cà phê cao nhờ các điều kiện tự nhiên thuận lợi và sử dụng phânbón, nước tưới phù hợp.
- Chất lượng cà phê của Việt Nam được đánh giá là phù hợp với thị hiếu tiêu
dùng thế giới
- Lợi thế về khoảng cách vân chuyển, các vùng sản xuất cả phê chính của nước
ta đều phân bố gần cảng xuất khẩu
- Hệ thống chính sách của Nhà nước đối với ngành cà phê đã được đổi mới nhiều lần, tiếp cận ngày cảng sát hơn với yêu cầu tạo môi trường bình đẳng cho tất cả các tổ chức kinh tế thuộc các thành phần cùng tham gia sản xuất, chế biến và tiêu thụ
cà phê Thi trường cà phê Việt Nam đã gắn sát với thị trường cà phê thế giới.
- Gia nhập WTO sẽ là một lợi thé cho mặt hàng nông sản nói chung và ngành cà
phê nói riêng, các mặt hàng xuất khẩu sẽ được trao đổi mạnh hơn trên thị trường thế
giới.
b) Những khó khăn và thách thức của ngành cà phê Việt Nam
- Thách thức về dự báo giá cá và thị trường cà phê thế giới, quy luật cung cầu
về cà phê
Do gắn sát với thị trường cà phê thế giới và sản phẩm làm ra chủ yếu để xuất khẩu, vì vậy ngành cà phê Việt nam rất nhạy cám với biến động của thị trường cà phê thế giới Giá cà phê thế giới có những biến động mạnh trong những năm qua, có thời điểm giảm mạnh làm cho người trồng cà phê phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng, một số doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản Do vậy, cần thấy rằng ảnh hưởng của biến
động cà phê thế giới đã tác động đến ca chiều thuận và nghịch đối với toàn ngành cà
phê Việt Nam Việc bám sát và dự báo đúng những biến động về giá cà phê và những thay đổi của thị trường, có biện pháp ứng xử phù hợp sẽ là khó khăn lớn nhất đối với
ngành cà phê trong những năm tới
- Thách thức về khả năng duy trì tính cạnh tranh cao của cà phê Việt Nam
+ Xu hướng tiêu dùng mới đòi hỏi sản phẩm cà phê ngày càng phải có chất
lượng cao hơn, sạch hơn.
+ Chi phí lao động, chỉ phí nước tưới, giá phân bón đang ngày càng tăng làm
cho giá thành sản xuất cà phê của Việt Nam cũng sẽ ngày càng tăng, làm giảm tính
cạnh tranh sản phẩm trên thị trường
23
Trang 34+ Tăng trưởng cà phê Việt Nam vừa qua chủ yếu dựa trên mở rộng diện tích trồng (quảng canh), đặc biệt là phá rừng để trồng cà phê và chưa lo đến khả năng tưới cho cà phê trên những diện tích này Chính vì vậy ở nhiều vùng cà phê hiện nay đã gặpvấn đề thiếu nước tưới cho cà phê, môi trường sinh thái bị suy thái, cản trở tăng năngsuất và chất lượng cà phê.
- Thách thức về Quy hoạch phát triển toàn ngành cà phê và sự hợp tác giữa các
tác nhân trong ngành dé tạo sức mạnh đảm bảo phát triển bền vững.
+ Phát triển sản xuất những năm qua chủ yếu là tự phát, không theo quy hoạch
và không chịu sự quản ly của Quy hoạch Việc phat triển các vùng trồng cà phê và các
cơ sở chế biến đã không được chú trọng theo yêu cầu của thị trường và tiềm năng, điều
kiện tự nhiên sinh thái của từng vùng, dẫn đến Quy hoạch mang nặng tính hành chính,
chủ quan.
+ Người trồng cà phê chủ yếu là các nông hộ, những người sản xuất quy mô
nhỏ và dang rất thiếu hụt về kiến thức chuyên môn Kỹ thuật canh tác chủ yếu đựa trên kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau trong khi đó hoạt động khuyến nông của các tổ chức khuyến nông Nhà nước chưa được chú trọng đầu tư cả về nhân lực và vật chất Thực
trạng này đang tạo ra thách thức lớn về tổ chức lại sản xuất của hộ nông dân.
- Thách thức về gia nhập thị trường quốc tế và mở rộng thị trường nội địa
Cà phê Việt Nam chất lượng thấp, công nghệ chế biến chưa hiện đại, rất khó cạnh tranh với thị trường thế giới Ngoài ra thị trường tiêu thụ nội địa chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng sản lượng cà phê xuất khẩu, vì vậy chưa có khả năng hỗ trợ cho xuất
khẩu trong trường hợp thị trường biến động xấu.
4.2 Sơ lược về tình hình xuất khẩu cà phê Tinh Dak Lak
4.2.1 Xuất khẩu của tinh Dak Lak.
Số lượng cà phê xuất khẩu của Tinh trong niên vụ 2005-2006 là 292.689 tan
tương đương với 4,88 triệu bao, giảm 21,28% so với niên vụ 2004-2005, đạt kim
ngạch 328 triệu USD, tăng 18,98% về kim ngạch.
Xuất khẩu cà phê chất lượng cao trong niên vụ là 83.700 tấn chiếm 28,25%, cà
phê loại 1 (R1) là 78.300 tắn chiếm ty trọng là 26,43% trong tổng sản lượng cà phê
xuất khẩu và còn lại là loại 2 (R2) là 134.300 tan, chiếm tỷ trọng 45,32%
24