1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài tập nhóm môn lịch sử Đảng cộng sản việt nam Đề bài tìm hiểu về mô hình hóa tập trung quan liêu bao cấp

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm Hiểu Về Mô Hình Hóa Tập Trung Quan Liêu Bao Cấp
Tác giả Văn Ngọc Khánh, Nguyễn Minh Hoàng, Nguyễn Minh Huyền, Nguyễn Thị Kim Thu, Nguyễn Thị Phương Linh, Đinh Huyền Trang, Bùi Hải Yến, Trần Vũ Lan Anh
Trường học Trường Đại Học Kiểm Sát Hà Nội
Chuyên ngành Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam
Thể loại Bài Tập Nhóm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 486,33 KB

Nội dung

Thời bao cấp ở nước ta có hoạt động kinh tế diễn ra với nền kinh tế kế hoạch hóa theo tư tưởng của chủ nghĩa cộng sản, đồng thời xóa bỏ nền kinh tế tư nhân để thay vào đó là kinh tế do N

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI

***

BÀI TẬP NHÓM Môn: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Đề bài: Tìm hiểu về mô hình hóa tập trung quan liêu bao cấp

Thành viên nhóm:

1 Văn Ngọc Khánh

2 Nguyễn Minh Hoàng

3 Nguyễn Thị Kim Thu

4 Bùi Hải Yến

5 Nguyễn Minh Huyền

6 Nguyễn Thị Phương Linh

7 Đinh Huyền Trang

8 Trần Vũ Lan Anh

Hà Nội - 2024

Trang 2

MỤC LỤC

A MỞ ĐẦU 2

B NỘI DUNG 3

I Khái quát chung 3

II Đặc trưng của mô hình kế hoạch hoá quan liêu bao cấp 3

1 Nhà nước quản lý kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính dựa trên hệ thống chỉ tiêu, pháp lệnh chi tiết áp đặt từ trên xuống dưới 3

2 Cơ quan hành chính can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp 4

3 Quan hệ hàng hóa – tiền tệ bị coi nhẹ, chỉ là hình thức, quan hệ hiện vật là chủ yếu 5

4 Bộ máy quản lý cồng kềnh, nhiều cấp trung gian 6

III Các hình thức bao cấp 6

1 Bao cấp qua giá 6

2 Bao cấp qua chế độ tem phiếu 7

3 Bao cấp theo chế độ cấp phát vốn của ngân sách 7

IV Ưu và nhược điểm của mô hình kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp 8

1 Ưu điểm 8

2 Nhược điểm 9

V Nhu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế 9

D TÀI LIỆU THAM KHẢO 11

Trang 3

A MỞ ĐẦU

Bao cấp hay thời bao cấp là tên gọi cho một thời kỳ lịch sử trong giai đoạn những năm 1976 - 1986 diễn ra ở Việt Nam, là thời điểm sau khi kết thúc cuộc chiến tranh dai dẳng và khốc liệt của nhân dân ta với các đế quốc hùng mạnh nhất thế giới như thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và nhiều quân đội của các nước đồng minh khác

Ở thời kỳ này, nước ta đã xây dựng theo mô hình chủ nghĩa xã hội giống như Liên

Xô (cũ) Thời bao cấp ở nước ta có hoạt động kinh tế diễn ra với nền kinh tế kế hoạch hóa theo tư tưởng của chủ nghĩa cộng sản, đồng thời xóa bỏ nền kinh tế tư nhân để thay vào đó là kinh tế do Nhà nước làm chủ Mặc dù trước đó, khi miền Bắc được giải phóng vào năm 1954, sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ thì nền kinh tế chỉ huy đã được áp dụng, nhưng thời kỳ bao cấp mới đầy đủ và thể hiện rõ nhất ở giai đoạn từ đầu năm 1976 – 1986 trên phạm vi toàn quốc

Theo đó, thời bao cấp là thời kỳ mà hầu hết sinh hoạt kinh tế đều được Nhà nước chi trả, diễn ra dưới nền kinh tế kế hoạch hóa, một đặc điểm của nền kinh tế các nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa thời kỳ đó Trong đó, nền kinh tế tư nhân bị xóa bỏ, nhường chỗ cho khối kinh tế tập thể và kinh tế nhà nước Hàng hóa sẽ phân phối tới người dân theo chế độ tem phiếu do nhà nước điều hành, nắm toàn quyền Thời kì này, việc vận chuyển hàng hóa tự do giữa các địa phương, mua bán trên thị trường bị xóa bỏ hoàn toàn Hàng hóa do nhà nước phân phối độc quyền và hạn chế trao đổi bằng tiền mặt Việc phân phối lương thực, thực phẩm sẽ dựa theo đầu người, xét theo

hộ khẩu Do đó, chế độ hộ khẩu được hình thành

3

Trang 4

B NỘI DUNG

I Khái quát chung

Trước tiên, cần phải hiểu rằng, cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp là một chính sách, trong đó nền kinh tế sẽ hoạt động dưới sự trấn áp của Nhà nước về những yếu tố sản xuất cũng như phân phối về vấn đề thu nhập Nhà nước đã can thiệp sâu vào các hoạt động của nền kinh tế mà không coi trọng những quy luật của thị trường

Nhà nước sẽ can thiệp sâu hơn vào hoạt động kinh tế, không coi trọng việc tuân theo các quy luật tự nhiên của thị trường Kinh tế do Nhà nước và các tổ chức kinh

tế tập thể trong hệ thống kế hoạch hóa tập trung sẽ đóng vai trò chủ đạo, trong khi các thành phần kinh tế khác sẽ không nhận được sự tập trung và ưu tiên

Mặc dù cơ chế kế hoạch hóa tập trung từ trước đây có những ưu điểm phản ánh đúng hoàn cảnh của đất nước trong quá khứ, nhưng cho đến nay, nó cũng đã bộc lộ nhiều hạn chế và đã ngăn cản quá trình phát triển của đất nước trong tương lai

II Đặc trưng của mô hình kế hoạch hoá quan liêu bao cấp.

1 Nhà nước quản lý kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính dựa trên hệ thống chỉ tiêu, pháp lệnh chi tiết áp đặt từ trên xuống dưới.

- Tính pháp lệnh thể hiện ở chỗ: Nhà nước xây dựng các chỉ tiêu một cách chủ quan, sau đó đưa xuống cho các cơ quan doanh nghiệp, thậm chí cả hợp tác xã thực hiện Các doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở của các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các chỉ tiêu pháp lệnh được giao Tất cả phương hướng sản xuất, nguồn vật tư, tiền vốn, định giá sản phẩm, tổ chức nhà máy, nhân sự, tiền lương đều do các cấp có thẩm quyền quyết định Mọi sự thay đổi trong kế hoạch và tổ chức thực hiện đều phải báo cáo lên cơ quan chủ quản, khi nào được chấp nhận mới được triển khai

- Hệ thống chỉ tiêu thể hiện ở chỗ: Sản xuất cái gì, sản xuất bao nhiêu và phân phối cho ai? Cấp phát vốn, vật tư doanh nghiệp, doanh nghiệp giao nộp sản phẩm cho nhà nước cũng đều nằm trong kế hoạch chỉ tiêu của Nhà nước giao cho Nhà nước thực hiện chế độ bao cấp đối với mọi đơn vị cấp dưới và doanh nghiệp nhà nước, kể cả hợp tác xã Đầu vào của các doanh nghiệp – các yếu tố

Trang 5

sản xuất do nhà nước cấp hoàn toàn Do vậy toàn bộ sản phẩm làm ra đều phải giao nộp lại cho nhà nước để nhà nước phân phối Hợp tác xã cũng phải bán toàn bộ sản phẩm cho nhà nước với giá rất rẻ

- Các doanh nghiệp chỉ quan tâm đến một vấn đề duy nhất đó chính là hoàn thành chỉ tiêu, dù cho chỉ tiêu đó có phi lý đến đâu Bởi vì, doanh nghiệp không phải người định giá bán sản phẩm, không quan tâm đến cái gọi là lỗ hay lãi Chế độ tài chính của nhà nước thực hiện theo nguyên tắc thu đủ, chi đủ Nghĩa

là nhà nước sẽ thu lợi nhuận khi có lãi, và ngược lại cũng sẽ phải bù khi lỗ Và trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp này lỗ thì nhiều mà lãi cũng chẳng thấy đâu do không có sự gắn liền giữa trách nhiệm của cấp thực hiện

2 Cơ quan hành chính can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.

- Can thiệp từ khâu cấp phát vốn, sản xuất đến khâu phân phối sản phẩm nhưng lại không chịu trách nhiệm gì về vật chất và pháp lý đối với các quyết định của mình

- Những thiệt hại về vật chất do các quyết định không đúng gây ra thì ngân sách nhà nước phải gánh chịu Các doanh nghiệp không có quyền tự do sản xuất, kinh doanh, cũng không bị ràng buộc trách nhiệm đối với kết quả sản xuất, kinh doanh

- Giữa cơ quan hành chính – trực tiếp tham gia và quá trình lên chỉ tiêu kế hoạch

và các doanh nghiệp – thực hiện chỉ tiêu, thì lại không có sự ràng buộc pháp lý nào với hành động của mình Dù có làm sai thì họ cũng không cần chịu trách nhiệm, vì vậy họ không cần quan tâm đến vấn đề gì nên cũng không phải thực hiện kế hoạch một cách tối ưu nhất Mà vấn đề cả hai bên quan tâm đó là chạy theo và chạy đua với chỉ tiêu được ấn định từ trên xuống và phải làm như thế nào cho thật đẹp sổ sách báo cáo, đến cuối cùng mục đích là nhận được tấm bằng khen vì đã hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu đề ra Khi mà chỉ tiêu không được

5

Trang 6

hoàn thành đồng nghĩa với việc số phận chính trị của ban lãnh đạo doanh nghiệp, đồng lương của cán bộ công nhân viên, và thành tích của doanh nghiệp cũng sẽ bị đe dọa theo đó

- Ở giai đoạn bao cấp chỉ coi trọng kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể Từ đó hạn chế sự phát triển và đóng góp vào nền kinh tế của các thành phần kinh tế khác Ở giai đoạn này không có khái niệm cạnh tranh Do đó không khuyến khích doanh nghiệp tăng năng suất lao động, cải tiến mẫu mã, phát triển mặt hàng mới một cách thực sự

3 Quan hệ hàng hóa – tiền tệ bị coi nhẹ, chỉ là hình thức, quan hệ hiện vật

là chủ yếu.

- Các công cụ như giá cả, lãi suất, tiền lương chỉ áp dụng để tính toán một cách hình thức Vì vậy nhiều hàng hóa quan trọng như sức lao động, phát minh sáng chế, tư liệu sản xuất quan trọng không được coi là hàng hóa về mặt pháp lý Giá

cả không phản ánh mối quan hệ cung cầu mà do nhà nước đặt ra dùng để tính toán cho việc cấp phát và giao nộp giữa Nhà nước và doanh nghiệp

- Tiền lương được quy định theo cấp bậc hành chính và thâm niên, tính theo chủ nghĩa bình quân chứ không phải được tính theo hiệu quả lao động của mỗi người Các doanh nghiệp khi không có tiền trả lương cho công nhân thì trả bằng sản phẩm

- Tình trạng tranh mua, tranh bán làm cho giá cả của hàng hóa bị đẩy lên cao, chi ngân sách nhà nước cho tiền lương tăng vọt, nhưng ngân sách lại không tăng bao nhiêu do giá vật tư không tăng bằng mức ban chỉ đạo đề nghị Lạm phát bùng nổ Tiền phát hành nhiều mà vẫn không đủ Lương công nhân không có Vật tư, hàng hóa khan hiếm Giá bán lương thực dù tăng 10 lần vẫn không đủ

bù đắp chi phí Sản xuất nông nghiệp sa sút Đầu tư công nghiệp giảm Do đồng tiền mất giá, người ta quay sang lấy vàng làm bản vị, khiến giá vàng tăng vọt, còn nhanh hơn cả tăng giá cả hàng hóa Tình trạng khan hiếm hàng hóa khiến

Trang 7

cuộc sống chật vật không những về số lượng mà cả về phẩm chất của nhiều mặt hàng

4 Bộ máy quản lý cồng kềnh, nhiều cấp trung gian.

- Hệ thống thể chế chưa đồng bộ, còn chồng chéo, thiếu thống nhất, thủ tục hành

chính còn rườm rà phức tạp, trật tự, kỉ cương chưa nghiêm

- Tổ chức bộ máy cồng kềnh nhiều tầng nấc phương thức quản lí hành chính vừa

tập trung quan lieu vừa thông tán chưa thông suốt

- Đội ngũ cán bộ công chức còn nhiều điểm yếu về phẩm chất, tinh thần, trách

nhiệm

 Bộ máy quản lý này vừa kém năng động vừa sinh ra đội ngũ kém năng lực, phong cách cửa quyền, quan liêu, nhưng lại được hưởng quyền lợi cao hơn người lao động Hoạt động quản lý kém hiệu quả Trong thực tế, bộ máy nhà nước và doanh nghiệp quốc doanh còn xuất hiện tham ô và lãng phí

III Các hình thức bao cấp.

1 Bao cấp qua giá.

- Nhà nước quyết định giá trị tài sản, thiết bị, vật tư, hàng hóa thấp hơn giá trị thực của chúng nhiều so với giá thị trường Do đó hạch toán kinh tế chỉ là hình thức

- Dưới thời bao cấp mua như cướp và bán như cho là cảnh thường thấy Nhà nước quy định mỗi gia đình được giữ 60% sản lượng lúa, số dư phải bán cho nhà nước Cảnh tượng mua gạo đã trở nên vô cùng khổ sở Giá bán thấp hơn tiền vốn bỏ ra vì thế mà xảy ra việc người dân tìm mọi cách giấu lúa

- Năm 1979 giá thành 1m2 vải caliot sản xuất tại Công ty dệt Thành Công là 1,5 đồng, nhưng phải bán cho Nhà nước với giá 1,2 đồng/m2 , 1m2 vải dệt kiểu oxford hết 10 đồng, phải bán cho nhà nước với giá 9 đồng/m2 Trong khi giá trên thị trường cao gấp 10-12 lần

7

Trang 8

2 Bao cấp qua chế độ tem phiếu.

- Nhà nước quy định chế độ phân phối vật phẩm tiêu dùng cho cán bộ, công nhân viên theo định mức qua hình thức tem phiếu Chế độ tem phiếu với mức giá khác xa so với giá thị trường đã biến chế độ tiền lương thành lương hiện vật, thủ tiêu động lực kích thích người lao động và phá vỡ nguyên tắc phân phối theo lao đông

- Thời bao cấp, người dân tìm mọi cách chạy bằng được vào cơ quan Nhà nước

để được cấp sổ gạo Mỗi lần đến kỳ đong gạo thì nhà nhà xếp hàng, người người chen chúc

- Thời bao cấp hợp tác xã hoặc cửa hàng mậu dịch quốc doanh trở thành nơi mua bán của bà con Nhà nước bán hàng dưới giá thành và thấp hơn giá chợ Nhưng hàng hoá lại không đủ để cung cấp nên việc mua được hay không là cả một vấn

đề Các cửa hàng mậu dịch luôn ở tình trạng thiếu hàng, mọi người xếp hàng chầu chực chờ hàng về để được mua

3 Bao cấp theo chế độ cấp phát vốn của ngân sách.

- Tuy dùng vốn ngân sách nhưng không có cơ chế ràng buộc trách nghiệm vật chất đối với các đơn vị được cấp vốn Điều đó làm tăng gánh nặng đối với ngân sách vừa làm cho sử dụng vốn kém hiệu quả làm nảy sinh cơ chế “xin- cho”

- Người cho có thể cho ít, có thể chi nhiều và cũng có thể không cho Bên xin thì phải phụ thuộc vào bên cho và không thể tự quyết, tự tìm ra giải pháp để đáp ứng nhu cầu của mình mà phải trông chờ vào bên cho Nhiều thủ tục hành chính rườm rà hành dân để thể hiện quyền lực nhà nước Không dựa trên sự cạnh tranh bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân trong xã hội trong việc tiếp cận những dịch vụ nhà nước cung cấp, không dựa trên những tiêu chí, biểu mẫu và quy trình cụ thể có thể theo dõi được để những cá nhân, tổ chức xã hội có nhu cầu có thể đăng ký với cơ quan để thực hiện quyền của mình

 Hậu quả nặng nề, nghiêm trọng, đất nước kém phát triển, tụt hậu hang chục, hang tram so với các nước ngoài Nhân dân đói khổ thiếu thốn

Trang 9

IV Ưu và nhược điểm của mô hình kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp.

1 Ưu điểm.

- Trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng theo chiều rộng, tức là dựa vào tăng đầu tư, khai thác tài nguyên, sức lao động giá rẻ và một số lợi thế khác, cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp có tác dụng nhất định Nó cho phép tập trung tối đa các nguồn lực kinh tế, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả nước vào các mục tiêu chủ yếu trong từng giai đoạn và điều kiện cụ thể, đặc biệt trong quá trình công nghiệp hóa theo hướng ưu tiên phát triển công nghiệp nặng Cơ chế này tạo sự thống nhất trong thực hiện các mục tiêu

- Trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung đã đáp ứng được yêu cầu của thời chiến, bởi vì do đất nước bị xâm lược, sẽ huy động được tối đa sức lực của nhân dân xây dựng và phát triển kinh

tế để thực hiện mục tiêu đó, đây là nhiệm vụ chung chứ không phải của riêng

ai Nhà nước thực hiện bao cấp hoàn toàn, giúp cho người chiến sĩ ra chiến trường cũng yên tâm phục vụ chiến đấu hơn

2 Nhược điểm.

Trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng theo chiều rộng, hay có thể hiểu rằng cơ bản đó là dựa vào sự tăng đầu tư, khai thác các tài nguyên, sức lao động giá rẻ và một số lợi thế khác, cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp cũng sẽ có những tác dụng nhất định

- Bên cạnh ưu điểm, vẫn còn những hạn chế như đội ngũ cán bộ công chức của các cơ quan hành chính nhà nước trở nên quan liêu, lộng quyền, hách dịch Về mặt văn hóa trong nền kinh tế tập trung bao cấp, giáo dục trở thành độc quyền của Nhà nước; nhà trường chỉ là nơi thực hiện mọi kế hoạch và chỉ tiểu, pháp lệnh mà Nhà nước giao, không cần quan tâm nhiều đến đầu ra Chúng ta không phủ nhận những thành tựu của giáo dục do cơ chế tập trung bao cấp tạo ra, song

9

Trang 10

cũng cần thấy rằng, cơ chế quản lý đó đã làm cho hệ thống giáo dục thiếu tính cạnh tranh, kém năng động, sáng tạo, là mảnh đất cho căn bệnh thành tích và chủ nghĩa hình thức tồn tại

- Cơ chế này hạn chế sự phát triển của các thành phần kinh tế khác, kìm hãm sản xuất, làm giảm năng suất, chất lượng, gây rối loạn trong phân phối lưu thông và gây ra nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội như tham ô, lãng phí

- Đối với nền kinh tế, thủ tiêu sự cạnh tranh, kìm hãm tiến bộ khoa học công nghệ, triệt tiêu động lực kinh tế, lao động sáng tạo đối với người lao động, không kích thích tính năng động, sáng tạo của các đơn vị sản xuất kinh doanh , tăng gánh nặng đối với ngân sách nhà nước, tăng cơ chế xin-cho

V Nhu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế.

Nhằm thoát khỏi khủng hoảng kinh tế và xã hội, khắc phục những sai lầm trong nhận thức và thực hiện cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp, đưa đất nước phát triển, Đại hội Đảng VI (tháng 12/1986) đã khẳng định việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trở thành nhu cầu cần thiết và cấp bách Đảng đã

để ra đường lối chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN

C KẾT LUẬN

Ngày đăng: 19/12/2024, 14:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w