1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài tập nhóm môn lịch sử Đảng cộng sản việt nam Đề bài phân tích quá trình lãnh Đạo cách mạng giai Đoạn 1945 1954

26 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tắch quá trình lãnh đạo cách mạng giai đoạn 1945 - 1954
Tác giả Bàn Thị Ngọc Ánh, Nguyễn Hoài Linh, Nguyễn Thị Thuý Hiền, Vương Văn Linh, Bùi Thị Vân Thành, Bùi Thị Ánh Đào, Nguyễn Tường Vân Anh, Bùi Thị Hồng Sinh
Người hướng dẫn TS. Vũ Thị Hồng Nhung
Trường học Học Viện Ngoại Giao
Chuyên ngành Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 457,74 KB

Nội dung

Xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng, kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược Nam BộSau khi tuyên bố độc lập, ngày 03/09/1945 chính phủ lâm thời họp phiên đầu tiêndưới sự chủ trì củ

Trang 1

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA TRUYỀN THÔNG VÀ VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI

-*** -BÀI TẬP NHÓM MÔN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Đề bài: Phân tích quá trình lãnh đạo cách mạng giai đoạn 1945 - 1954

Giảng viên hướng dẫn: TS Vũ Thị Hồng Nhung

Danh sách sinh viên thực hiện:

Bàn Thị Ngọc Ánh (nhóm trưởng)

Nguyễn Hoài Linh

Nguyễn Thị Thuý Hiền

Vương Văn Linh

Hà Nội, 28 tháng 09 năm 2024

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC 2

1 Xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng, kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược Nam Bộ 1945 - 1946 1

1.1 Bối cảnh lịch sử 1

1.1.1 Thuận lợi 1

1.1.2 Khó khăn 2

1.2 Xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng, kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược Nam Bộ 3

2 Đường lối kháng chiến toàn quốc của Đảng và quá trình thực hiện từ năm 1946 đến năm 1950 5

2.1 Kháng chiến toàn quốc bùng nổ và đường lối kháng chiến của Đảng 5

2.1.1 Tình hình chiến sự sau Tạm ước 14/09/1946 5

2.1.2 Kháng chiến bùng nổ - Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh 6

2.1.3 Đường lối kháng chiến của Đảng 8

2.2 Tổ chức, chỉ đạo cuộc kháng chiến (1947 - 1950) 9

3 Đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ đến thắng lợi 1951 - 1954 13

3.1 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (tháng 2 - 1951) 13

3.1.1 Tình hình cách mạng trong và ngoài nước trước tháng 2 - 1951 13

3.1.2 Nội dung Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (tháng 2 - 1951) 14 3.2 Đẩy mạnh phát triển cuộc kháng chiến về mọi mặt 17

3.3 Kết hợp đấu tranh quân sự và ngoại giao, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến20 3.3.1 Hành động của Pháp 20

3.3.2 Hành động của Đảng 20

4 Ý nghĩa lịch sử và kinh nghiệm của Đảng trong lãnh đạo kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ 22

4.1 Nguyên nhân thắng lợi 22

4.2 Ý nghĩa lịch sử 23

4.3 Bài học kinh nghiệm 23

TÀI LIỆU THAM KHẢO 25

Trang 3

1 Xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng, kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược Nam Bộ 1945 - 1946

1.1 Bối cảnh lịch sử

Ngày 19/08/1945, cuộc Cách mạng Tháng Tám thành công, dẫn đến việc thànhlập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước Dân chủ Nhân dân đầu tiên ởĐông Nam Á Sự kiện này làm thay đổi căn bản cục diện của cách mạng Việt Nam.Tuy nhiên, chính quyền cách mạng và chế độ mới đứng trước nhiều thuận lợi rất cănbản, đồng thời cũng phải đối mặt với những khó khăn thách thức mới rất to lớn vàphức tạp

1.1.1 Thuận lợi

Trên phạm vi quốc tế, cục diện thế giới cũng đang có những sự thay đổi lớn Saukhi giải phóng khỏi chủ nghĩa phát xít, một số nước ở Đông Âu được sự ủng hộ vàgiúp đỡ của Liên Xô đã lựa chọn con đường phát triển theo chủ nghĩa xã hội và sau đóphe xã hội chủ nghĩa dần hình thành do Liên Xô làm trụ cột và trở thành hệ thống đốitrọng với phe tư bản chủ nghĩa do Mỹ đứng đầu Chiến tranh thế giới lần thứ II kếtthúc, chủ nghĩa nghĩa phát xít thế giới bị tiêu diệt, chủ nghĩa đế quốc lâm vào tìnhtrạng suy yếu, đã tạo ra điều kiện cho phong trào chống đế quốc, thực dân giải phóngdân tộc ở các nước thuộc địa ở khắp các nước châu Á, Châu Phi và cả Mỹ Latinh dângcao Ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, sự thảm bại của phát xít Nhật và các thế lựctay sai đã tạo điều kiện thúc đẩy mạnh mẽ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc củacác nước thuộc địa, phụ thuộc, trong đó Việt Nam là một nước đi tiên phong

Ở trong nước, thuận lợi cơ bản và lâu dài là Việt Nam trở thành quốc gia độc lập,

tự do; nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ, bị áp bức trở thành chủ nhân của chế độdân chủ mới; Đảng Cộng sản trở thành Đảng cầm quyền lãnh đạo cách mạng trong cảnước Việc hình thành hệ thống chính quyền cách mạng thống nhất từ cấp Trung ươngđến cơ sở trong toàn quốc với những phẩm chất chính trị hoàn toàn mới; cơ cấu tổchức bộ máy, mục đích hoạt động gắn liền với lợi ích của nhân dân, gắn bó mật thiếtvới nhân dân,… Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập, đứng đầu làChủ tịch Hồ Chí Minh trở thành biểu tượng niềm tin, sức mạnh của nhân dân cả nước.Chủ tịch Hồ Chí Minh với uy tín đạo đức, trí tuệ và tài năng của mình đã trở thànhtrung tâm đại đoàn kết toàn dân tộc, là biểu tượng của nền độc lập, tự do của ViệtNam Sự phát triển nhanh của Quân đội quốc gia Việt Nam, việc thống nhất lực lượngCông an trong toàn quốc, thành lập các tòa án quân sự và xây dựng các tổ chức bán vũtrang khác trở thành công cụ chuyên chính tin cậy, sắc bén để bảo vệ Đảng, bảo vệchính quyền cách mạng

Trang 4

1.1.2 Khó khăn

Khi Chiến tranh thế giới lần thứ II kết thúc cũng là lúc các nước lớn, phe đế quốcchủ nghĩa bộc lộ rõ âm mưu mới trong việc Ộchia lại hệ thống thuộc địa thế giớiỢ, bắttay, dàn xếp với nhau, một mặt tìm cách liên kết phục hồi chủ nghĩa thực dân, duy trìảnh hưởng và sự thống trị của mình đối với các nước thuộc địa, phụ thuộc, mặt khác rasức tấn công, đàn áp phong trào cách mạng thế giới, trong đó có cách mạng Việt Nam.Không có nước nào công nhận địa vị pháp lý của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộnghòa Quan hệ của Đảng Cộng sản Đông Dương với các Đảng Cộng sản thế giới, vớiphong trào giải phóng dân tộc cũng gặp nhiều khó khăn, trở ngại Việt Nam bị bao vâycách biệt với thế giới bên ngoài Ở các nước láng giềng và trong khu vực Đông Nam

Á, lực lượng yêu nước, cách mạng gặp nhiều khó khăn, trở lực lớn do sự hành xử thiếuthiện chắ, dã tâm xâm lược của các thế lực hiếu chiến, phản động cầm quyền ở cácnước tư bản chủ nghĩa phương Tây Cục diện thế giới đang thay đổi nhanh chóng, diễnbiến phức tạp, có những tác động bất lợi đối với cách mạng 3 nước Đông Dương vàcách mạng Việt Nam nói riêng

Ở bên trong, cách mạng Việt Nam phải đương đầu với những khó khăn, thử tháchhết sức to lớn Hệ thống chắnh quyền cách mạng vừa được thiết lập, còn rất non trẻ,thiếu thốn, yếu kém về nhiều mặt; ảnh hưởng, tác động tiêu cực của hậu quả chiếntranh rất nặng nề, sự tàn phá của nạn lũ lụt, nạn đói năm 1945 rất nghiêm trọng Kinh

tế xơ xác, tiêu điều sau chiến tranh tàn khốc, công nghiệp đình đốn, nhiều nhà máy xắnghiệp ngưng trệ, nông nghiệp bị hoang hóa tới 50% ruộng đất; nền tài chắnh, ngânkhố kiệt quệ, kho bạc trống rỗng, Ngân hàng Đông Dương lại đang nằm trong tay tưbản nước ngoài Các tiêu cực xã hội tràn lan, các hủ tục lạc hậu, thói hư, tật xấu, tệ nạn

do chế độ cũ để lại rất to lớn, nhất là 95% dân số thất học, mù chữ, 2 triệu người dânchết đói cuối năm 1944 đầu năm 1945, Trở ngại, thách thức lớn nhất, nghiêm trọngnhất đối với cách mạng Việt Nam lúc này là âm mưu và hành động xâm lược của chủnghĩa đế quốc Pháp muốn quay trở lại thống trị Việt Nam một lần nữa Chắnh quyềnnon trẻ lúc và nhân dân Việt Nam này phải đối phó với nhiều loại kẻ thù cả trong vàngoài nước, nền độc lập, tự do của Tổ quốc bị đe dọa nghiêm trọng, vận mệnh chắnhquyền cách mạng Ộnhư ngàn cân treo sợi tócỢ Đảng Cộng sản cầm quyền, Chắnh phủViệt Nam đang phải đối mặt với những thách thức hết sức to lớn, nghiêm trọng vànhững biến động phức tạp khôn lường

Trang 5

1.2 Xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng, kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược Nam Bộ

Sau khi tuyên bố độc lập, ngày 03/09/1945 chính phủ lâm thời họp phiên đầu tiêndưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra những nhiệm vụ cấp bách củachính quyền cách mạng và xác định nhiệm vụ lớn là: diệt giặc đói, diệt giặc dốt và diệtgiặc ngoại xâm Ngày 25/11/1945, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra “Chỉ thị khángchiến, kiến quốc”, nhằm định hướng con đường đi lên của cách mạng Việt Nam saukhi giành được chính quyền Đây là chỉ thị, là văn kiện quan trọng của giai đoạn này,Chỉ thị phân tích sâu sắc sự biến đổi của tình hình thế giới và trong nước Xác định rõ:

“kẻ thù chính của ta lúc này là thực dân Pháp xâm lược, phải tập trung ngọn lửa đấutranh vào chúng”1, nêu rõ mục tiêu của cuộc cách mạng Đông Dương lúc này vẫn là

“dân tộc giải phóng Về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp lớn của cách mạng ViệtNam lúc này được Đảng xác định:

Tăng cường mặt trận dân tộc thống nhất, đoàn kết, kiên quyết chống thực dânPháp xâm lược;

Tăng cường các mặt công tác chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao…;

Đề ra nhiều biện pháp cụ thể phục vụ nhiệm vụ chính trị trước mắt và giải quyếtnhững khó khăn, phức tạp hiện thời của cách mạng Việt Nam, trong đó có việc xúctiến bầu cử Quốc hội để đi đến thành lập Chính phủ chính thức, lập ra Hiến pháp,

Chỉ thị kháng chiến kiến quốc đã đáp ứng kịp thời yêu cầu cấp bách của cuộc

cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ; có tác dụng định hướng tư tưởng, trực tiếp chỉ đạocuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Nam Bộ

Bên cạnh đó chống giặc đói, đẩy lùi nạn đói được xác định là một nhiệm vụ lớn,quan trọng, cấp bách lúc bấy giờ (Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh tậptrung chỉ đạo, động viên, tập hợp đông đảo nhất mọi tầng lớp nhân dân tham gia vớicác phong trào lớn, như: tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, lập hũ gạo tiết kiệm, tổchức Tuần lễ vàng, Quỹ độc lập, Quỹ đảm phụ quốc ) Chống giặc dốt, xóa nạn mùchữ được Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm đặc biệt, coi đó là một “giải pháp quantrọng” để xây dựng hệ thống chính quyền cách mạng, phát huy quyền dân chủ củanhân dân Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương phải tiến hành ngay một cuộcbầu cử toàn quốc theo hình thức phổ thông đầu phiếu để bầu ra Quốc hội và thành lậpChính phủ chính thức Ngày 06/01/1946, toàn dân Việt Nam nô nức tham gia cuộc bầu

cử, có hơn 89% số cử tri đã đi bỏ phiếu dân chủ lần đầu tiên

1Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 8, trang 26

Trang 6

Để tiếp tục tăng cường lực lượng, mở rộng hơn nữa mặt trận dân tộc thống nhất,đoàn kết toàn dân chống thực dân Pháp xâm lược ở Nam Bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minhchủ trương thành lập Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam (Liên Việt) Sau vụ khiêukhích của bọn thực dân Pháp, ngày 02/09/1945, tại Sài Gòn, Xứ ủy và Ủy ban lâm thờiNam Bộ nhận định hành động lược của Pháp đã bộc lộ rõ Đêm 22 rạng ngày23/09/1945, với dã tâm cướp nước ta một lần nữa, thực dân Pháp đã gây hấn, nổ súngđánh chiếm Sài Gòn (Nam Bộ), nhân dân Nam Bộ chỉ được hưởng nền độc lập trong 3tuần ít ỏi đã phải đứng lên chống xâm lược Pháp (Nhiều hoạt động kháng chiến được

tổ chức sôi nổi ở các tỉnh Nam Bộ, như: công tác diệt ác, trừ gian, phát động chiếntranh nhân dân trong lòng thành phố, đốt phá kho tàng, ) Để bảo toàn chính quyềncách mạng, làm thất bại âm mưu thâm độc “diệt Cộng, cầm Hồ” của quân Tưởng vàtay sai, Đảng, Chính phủ Hồ Chí Minh chủ trương tiếp tục thực hiện tinh thần Nghịquyết Hội nghị toàn quốc của Đảng ở Tân Trào (08/1945) và chỉ thị kháng chiến Đểtránh mũi nhọn tấn công của các kẻ thù, Đảng chủ trương rút vào hoạt động bí mật.Đầu năm 1946, tình hình chính trị, kinh tế của nước Pháp biến động không có lợi chocuộc chiến của Pháp ở Đông Dương Được sự dàn xếp, thỏa thuận của phe đế quốc,Chính phủ Pháp và Chính phủ Trung Hoa dân quốc đã ký kết với nhau bản “Hiệp ướcTrùng Khánh” (còn gọi là Hiệp ước Hoa - Pháp, ngày 28/02/1946), trong đó có nộidung thỏa thuận để Pháp đưa quân đội ra Bắc vĩ tuyến 16 làm nhiệm vụ giải giáp quân

đội Nhật thay thế 20 vạn quân Tưởng rút về nước Ngay sau khi ký Hiệp định sơ bộ,

ngày 09/03/1946, Thường vụ Trung ương Đảng ra ngay bản Chỉ thị “Hòa để tiến”,phân tích, đánh giá chủ trương hòa hoãn và khả năng phát triển của tình hình Sau bản

Hiệp định sơ bộ, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tiến hành một cuộc đấu

tranh ngoại giao kiên trì, kiên quyết, đầy khó khăn, phức tạp trong suốt năm 1946 ở cảmặt trận trong nước và ngoài nước

Những chủ trương, biện pháp, sách lược và đối sách đúng đắn của Đảng, tinhthần quyết đoán, sáng tạo của Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc đấutranh chống phản cách mạng nói chung, chống giặc ngoài, thù trong nói riêng nhữngnăm đầu chính quyền cách mạng đã đem lại thắng lợi có ý nghĩa hết sức quan trọng:ngăn chặn bước tiến của đội quân xâm lược Pháp ở Nam Bộ Đảng nêu cao ý chí tựlực, tự cường, quyết tâm bảo vệ nền tự do, độc lập của dân

Trang 7

2 Đường lối kháng chiến toàn quốc của Đảng và quá trình thực hiện từ năm

1946 đến năm 1950

2.1 Kháng chiến toàn quốc bùng nổ và đường lối kháng chiến của Đảng

2.1.1 Tình hình chiến sự sau Tạm ước 14/09/1946

Sau bản Tạm ước 14/09/1946, tình hình chiến sự ở Việt Nam ngày càng căngthẳng do, nguy cơ một cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và Pháp tăng dần Đảng, Chínhphủ, quân đội và nhân dân Việt Nam tiếp tục kiềm chế, kiên trì thực hiện chủ trươnghòa hoãn và bày tỏ thiện chí hòa bình, thái độ nhân nhượng nhằm tìm kiếm con đườnghòa bình bảo vệ, giữ gìn toàn vẹn nền độc lập, tự do của Việt Nam, đồng thời tìm mọi

cố gắng cứu vãn mối quan hệ Việt - Pháp đang ngày càng xấu đi và ngăn chặn mộtcuộc chiến tranh nổ ra quá sớm và không cân sức với Pháp Đảng, Chính phủ và Chủtịch Hồ Chí Minh đã sử dụng nhiều biện pháp kiên trì thuyết phục, tìm mọi cách đểduy trì mối quan hệ với phía Pháp Nhiều lần Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi điện văn,thư từ cho Chính phủ Pháp, cho Thủ tướng Pháp song đều không được hồi đáp; conđường đấu tranh ngoại giao với Chính phủ Pháp và đại diện Pháp tại Hà Nội cũng đềukhông đưa đến kết quả tích cực vì luôn vấp phải lập trường hiếu chiến và thái độ ngạomạn, hợm hĩnh của phe chủ chiến trong Chính phủ và quân đội Pháp là chỉ “dùng biệnpháp quân sự để giải quyết mối quan hệ Việt - Pháp” Chính phủ Pháp và Bộ chỉ huyquân đội Pháp ở Việt Nam đã bộc lộ rõ thái độ bội ước Quân đội Pháp ở Việt Namđược bổ sung quân số, tăng cường bình định ở các tỉnh Nam Bộ; mở rộng phạm vichiếm đóng, gây hấn, khiêu khích, gây xung đột quân sự, lấn chiếm nhiều vị trí ở nơiđóng quân thuộc các tỉnh Bắc Bộ Việt Nam; đồng thời dùng nhiều thủ đoạn xảo quyệtđặt lại nền thống trị ở Campuchia và Lào Cuối tháng 11 - 1946, thực dân Pháp mởcuộc tấn công vũ trang đánh chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn, tiếp đó chiếm đóng trái phép

ở Đà Nẵng, Hải Dương, tấn công vào các vùng tự do của ta ở Nam Trung Bộ và Nam

Bộ, hậu thuẫn cho lực lượng phản động xúc tiến thành lập cái gọi là “Chính phủ Cộnghòa Nam Kỳ” và triệu tập Hội nghị Liên bang Đông Dương

Đặc biệt nghiêm trọng là bước leo thang chiến tranh của thực dân Pháp trong cácngày 16 và 17/12/1946, quân đội Pháp ở Hà Nội chủ động tổ chức gây hấn với ta ởnhiều nơi, tấn công đánh chiếm trụ sở Bộ Tài chính, Bộ Giao thông công chính Ngày17/12/1946, chúng bắn đại bác gây ra vụ thảm sát đồng bào Hà Nội ở phố Yên Ninh vàHàng Bún Ngày 18/12/1946, đại diện Pháp ở Hà Nội đơn phương tuyên bố cắt đứtmọi liên hệ với Chính phủ Việt Nam, đưa liên tiếp 3 tối hậu thư đòi phía Việt Namphải giải giáp; phải phá bỏ công sự, chướng ngại vật trên đường phố Hà Nội, giải tánlực lượng tự vệ chiến đấu, đòi độc quyền thực thi nhiệm vụ kiểm soát, gìn giữ an ninh,

Trang 8

trật tự của thành phố Mọi cố gắng của Chính phủ Việt Nam và Hồ Chí Minh để cứuvãn tình thế chiến tranh quân sự đã không ngăn được thái độ hiếu chiến của đội quânxâm lược Pháp Đến ngày 19/12/1946, những hoạt động ngoại giao, thiện chí hòa bình,hòa hoãn của Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã bị thực dân Pháp thẳng thừng chối

bỏ và cự tuyệt; phía Pháp đã công nhiên thể hiện rõ lập trường xâm lược bằng vũ lựcquân sự Âm mưu đánh chiếm, thống trị nước ta một lần nữa của thực dân Pháp đã bộc

lộ hoàn toàn Vì vậy, Đảng và nhân dân Việt Nam chỉ còn một sự lựa chọn duy nhất làphải cầm súng đứng lên chống lại thực dân Pháp xâm lược để bảo vệ nền độc lập nontrẻ và chính quyền cách mạng; bảo vệ những thành quả của cuộc Cách mạng ThángTám vừa giành được

2.1.2 Kháng chiến bùng nổ - Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch

Hồ Chí Minh

Với tinh thần “thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước, không chịu làm nôlệ”, ngày 12/12/1946, Trung ương Đảng ra Chỉ thị Toàn dân kháng chiến Ngày18/12/1946, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng mở rộng họp tại làng VạnPhúc, Hà Đông (nay thuộc quận Hà Đông, thành phố Hà Nội) đã đánh giá mức độnghiêm trọng của tình hình, kịp thời đề ra chủ trương đối phó và quyết định phát độngtoàn dân, toàn quốc nhất tề đứng lên tiến hành cuộc kháng chiến chống xâm lượcPháp Ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến,khẳng định quyết tâm sắt đá của nhân dân ta quyết kháng chiến đến cùng để bảo vệnền độc lập, tự do:

Hỡi đồng bào toàn quốc!

Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa! Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.

Hỡi đồng bào!

Chúng ta phải đứng lên!

Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc Ai có súng dùng súng Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.

Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!

Trang 9

Giờ cứu nước đã đến Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước.

Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta!

Việt Nam độc lập và thống nhất muôn nǎm!

Kháng chiến thắng lợi muôn nǎm!

Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 1946

HỒ CHÍ MINH

Quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng và lời kêu gọi toàn quốc kháng chiếncủa Chủ tịch Hồ Chí Minh, thực hiện mệnh lệnh của Chính phủ, tối 19/12/1946, dưới

sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, quân và dân Hà Nội và ở các đô thị từ vĩ tuyến 16 trở

ra đã đồng loạt nổ súng, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ

Tại Hà Nội, vào lúc 20 giờ 3 phút, pháo đài Láng bắn loạt đại bác đầu tiên vàothành phố Hà Nội, báo hiệu toàn quốc kháng chiến bắt đầu Đèn điện trong thành phốvụt tắt, các lực lượng vũ trang Vệ quốc đoàn, Tự vệ chiến đấu, Công an xung phongnhất loạt tấn công các vị trí đóng quân của Pháp trong thành phố Cuộc chiến đấu diễn

ra trên từng góc phố, căn nhà vô cùng ác liệt, không cân sức giữa ta và địch Cuộcchiến đấu ở mặt trận Hà Nội là quyết liệt nhất, diễn ra liên tục trong suốt 60 ngày đêmkhói lửa Nhiều trận đánh ác liệt, giằng co, quyết tử, một mất một còn giữa ta và Pháp

ở nhà Bắc Bộ phủ; nhà Bưu điện Bờ Hồ; chợ Đồng Xuân; ga Hàng cỏ; sân bay BạchMai; Ô Cầu Dền Trong quá trình chiến đấu quân và dân Hà Nội đã nêu cao tinh thầnchiến đấu bất khuất, kiên cường “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, chống trả quyếtliệt và đánh tiêu hao nhiều sinh lực địch, bảo vệ an toàn các cơ quan đầu não, lãnh đạocủa Trung ương và nhân dân rút ra ngoại thành; hoàn thành nhiệm vụ giam chân địchtrong thành phố, bước đầu làm thất bại kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của thực dânPháp; bảo toàn lực lượng quân sự, phát triển lực lượng chiến đấu thành một Trungđoàn chính quy mang tên “Trung đoàn Thủ đô” và đến ngày 17/02/1947 đã chủ độngrút lui ra ngoài thành phố an toàn để củng cố, bảo toàn và phát triển lực lượng khángchiến lâu dài

Ở các địa phương khác, như Đà Nẵng, Huế, Vinh, Nam Định, Bắc Ninh, BắcGiang quân và dân ta nhanh chóng hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến củaChủ tịch Hồ Chí Minh đồng loạt nổ súng tấn công vào các vị trí đóng quân của địchtrong các đô thị Vừa tấn công vừa bao vây, ngăn chặn địch trên các tuyến giao thông,đánh phá các kho tàng hậu cần và cơ sở hạ tầng chiến tranh của địch; kìm giữ chân

Trang 10

địch không cho chúng mở rộng địa bàn chiếm đóng ra các vùng xung quanh thành phố,thị xã, thị trấn Ta tiếp tục phát triển lực lượng, huy động, di chuyển nhân tài, vật lựclên các khu căn cứ địa, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài.

Những thắng lợi của quân và dân ta trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến

đã chứng tỏ tính đúng đắn của chủ trương chủ động chuẩn bị cuộc kháng chiến toàndân, toàn diện lâu dài của Đảng; nó có tác dụng cổ vũ, khích lệ rất lớn đối với toànĐảng, toàn quân, toàn dân ta vững tin vào thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến

2.1.3 Đường lối kháng chiến của Đảng

Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp được Đảng hình thành, bổ sung,phát triển qua thực tiễn cách mạng Việt Nam trong những năm 1945 đến 1947 Nộidung cơ bản của đường lối đó được thể hiện trong nhiều văn kiện quan trọng củaĐảng, lời kêu gọi, bài viết, bài nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh và đồng chí Tổng Bí thư

Trường Chinh, trong đó tập trung ở các văn bản: Chỉ thị kháng chiến kiến quốc (25/11/1945); Chỉ thị tình hình và chủ trương (03/03/1946); Chỉ thị hòa để tiến (09/03/1946); Chỉ thị toàn dân kháng chiến (12/12/1946); Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/12/1946); Tác phẩm kháng chiến nhất định thắng lợi của đồng chí Trường Chinh (08/1947).

Quan điểm chỉ đạo cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện được nêu ra gồm nhữngnội dung chính sau đây: Cuộc kháng chiến của nhân dân ta là chính nghĩa, chống lạicuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa của thực dân Pháp

Mục tiêu của cuộc kháng chiến là đánh đổ thực dân Pháp xâm lược, giành nền

độc lập, tự do, thống nhất hoàn toàn Đây là hình thức tiếp tục sự nghiệp cách mạngdân tộc, dân chủ nhân dân, vì nền tự do dân chủ, góp phần bảo vệ hòa bình thế giới.Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam dựa trên sức mạnh toàn dân, tiến hànhkháng chiến toàn diện, lâu dài và dựa vào sức mình là chính

Kháng chiến toàn dân là đem toàn bộ sức dân, tài dân, lực dân; động viên toàn

dân, đoàn kết toàn dân tộc tích cực tham gia cuộc kháng chiến Phải xây dựng sự đồngthuận, nhất trí của cả nước, đánh địch ở mọi nơi, mọi lúc, “mỗi người dân là một chiến

sĩ, mỗi làng xã là một pháo đài, mỗi phố là một mặt trận” Trong đó Quân đội nhândân và các lực lượng vũ trang là lực lượng làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc

Kháng chiến toàn diện là đánh địch trên mọi lĩnh vực, mọi mặt trận không chỉ

đánh địch bằng quân sự mà cả về chính trị, kinh tế, văn hóa tư tưởng, ngoại giao, trong

đó mặt trận quân sự, đấu tranh vũ trang giữ vai trò tiên phong, mũi nhọn, mang tínhquyết định Phải động viên, phát huy cho được mọi tiềm năng, sức mạnh của dân tộc,

Trang 11

mọi nguồn lực vật chất, tinh thần trong nhân dân để phục vụ kháng chiến và chiếnthắng.

Kháng chiến lâu dài là tư tưởng chỉ đạo chiến lược của Đảng Trường kỳ kháng

chiến là một quá trình vừa đánh tiêu hao lực lượng địch vừa xây dựng, phát triển lựclượng ta, từng bước làm chuyển biến so sánh lực lượng trên chiến trường có lợi cho ta.Thời gian được xác định là lực lượng vật chất để chuyển hóa nhỏ thành lớn, yếu thànhmạnh Kháng chiến lâu dài nhưng không phải là kéo dài vô thời hạn mà phải luôntranh thủ, chớp thời cơ thúc đẩy cuộc kháng chiến có bước tiến nhảy vọt về chất, thắngtừng bước để đi đến thắng lợi cuối cùng

Kháng chiến dựa vào sức mình là chính, là sự kế thừa tư tưởng chiến lược

trong chỉ đạo sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, giành chính quyền “đem sức ta

mà tự giải phóng cho ta” của Hồ Chí Minh Phải dựa vào nguồn nội lực của dân tộc,phát huy nguồn sức mạnh vật chất, tinh thần vốn của trong nhân dân ta làm chỗ dựachủ yếu, nguồn lực chủ yếu của cuộc chiến tranh Đồng thời, trong kháng chiến không

để bị bao vây, cô lập mà cần thiết phải tìm được các nguồn lực ủng hộ, giúp đỡ cả tinhthần và vật chất của quốc tế, trước hết là các nước các nước láng giềng, phe xã hội chủnghĩa, các lực lượng tiến bộ và phát huy cao độ ngoại lực khi có điều kiện Trong đó tựlực, độc lập về đường lối kháng chiến là yếu tố quan trọng hàng đầu; phát huy tinhthần bất khuất, lòng yêu nước thiết tha, ý thức dân tộc tự cường, tự quyết, tự chủ củanhân dân Việt Nam là nhân tố quyết định

Đường lối kháng chiến của Đảng được hình thành trong những năm đầu của cuộcchiến tranh chống Pháp là hoàn toàn đúng đắn, trở thành ngọn cờ dẫn đường, chỉ lối,động viên toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta tiến lên Đường lối đó đã huy động vàphát huy cao nhất mọi nguồn lực, mọi nguồn sức mạnh của toàn dân tộc để đánh thắng

kẻ thù xâm lược, tranh thủ và phát huy cao độ hiệu quả sự giúp đỡ quốc tế đối vớicuộc kháng chiến Đường lối kháng chiến của Đảng được nhân dân ủng hộ, hưởng ứngtrong suốt quá trình kháng chiến và trở thành một nhân tố quan trọng hàng đầu quyếtđịnh thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

2.2 Tổ chức, chỉ đạo cuộc kháng chiến (1947 - 1950)

Sau cuộc kháng chiến, Trung ương Đảng quyết định chia cả nước thành các khu

và sau này thành các chiến khu quân sự để phục vụ yêu cầu chỉ đạo kháng chiến Các

Ủy ban kháng chiến hành chính được thành lập; các tổ chức chính trị, xã hội đượccủng cố nhằm tăng cường đoàn kết, tập hợp đông đảo mọi tầng lớp nhân dân tham giakháng chiến

Trang 12

Về xây dựng Đảng: Ngày 06/04/1947, triệu tập Hội nghị cán bộ Trung ương,

nhấn mạnh việc mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất chống thực dân Pháp, củng cốchính quyền nhân dân ở vùng địch tạm chiếm, phát động chiến tranh du kích, đẩymạnh công tác ngoại giao, tăng cường công tác xây dựng Đảng với việc mở đợt pháttriển đảng viên mới “Lớp tháng Tám” Nhiều quần chúng ưu tú công, nông, trí đã gianhập Đảng Cuối năm 1947, tổng số đảng viên toàn Đảng tăng lên đến hơn 70.000người

Trên lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, Đảng tiếp tục chủ trương đẩy mạnh

phong trào tăng gia sản xuất, tự cấp, tự túc lương thực, đảm bảo đời sống cho bộ đội

và nhân dân Duy trì phong trào bình dân học vụ, dạy và học của các trường phổ thôngcác cấp Tìm hướng đi tranh thủ sự ủng hộ, đồng tình của lực lượng tiến bộ và nhândân thế giới đối với cuộc kháng chiến, đặt cơ quan đại diện ở Thái Lan, Miến Điện(nay là Myanmar), cử các đoàn đại biểu đi dự hội nghị quốc tế

Về quân sự thực hiện chiến dịch phản công Việt Bắc Thu Đông 1947

Diễn biến: Pháp đã huy động khoảng 15.000 quân, gồm 3 lực lượng chủ lực lục

quân, hải quân và không quân, hình thành ba mũi tiến công chính lên vùng ATK ViệtBắc (an toàn khu)

Trước tình hình đó, ngày 15/10/1947, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã raChỉ thị phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp, nêu rõ quyết tâm của quân

và dân ta, vạch ra thế yếu của địch và đề ra các nhiệm vụ quân sự cho các chiến trường

là phải ra sức phát động mạnh mẽ cuộc chiến tranh du kích ở đồng bằng Bắc Bộ vàTrung Bộ

Kết quả: Sau 75 ngày đêm chiến đấu liên tục, oanh liệt, đến ngày 21/12/1947,

quân và dân ta đã lần lượt bẻ gãy tất cả các mũi tiến công nguy hiểm của giặc Pháp.Bảo toàn được cơ quan đầu não và căn cứ địa kháng chiến, đánh bại âm mưu, kế hoạchđánh nhanh, thắng nhanh của thực dân Pháp

Ý nghĩa: Thắng lợi của cuộc phản công Việt Bắc của quân, dân ta đã mở ra giai

đoạn mới của cuộc kháng chiến chống Pháp

Hội nghị Trung ương mở rộng, ngày 15,16,17/01/1948

Tình hình quốc tế: Liên Xô mạnh dần đứng đầu phe dân chủ, cùng các nước dân

chủ mới ở Đông Âu chống kế hoạch Mácsan, chống chính sách lũng đoạn, doạ nạt vàlừa bịp của Mỹ Kế hoạch 5 nǎm đầu tiên sau chiến tranh đang tiến tới chỗ hoàn thànhtrước hạn định Liên Xô đã chế được bom nguyên tử, các thứ vũ khí tinh xảo mới đểphòng ngự Phong trào tranh đấu giành độc lập của các dân tộc nhỏ yếu đang sôi nổi

Trang 13

Nội chiến ở Trung Hoa ngày một lan rộng Cuộc đại phản công của Quân giải phóngTrung Hoa đang đẩy mạnh phong trào nông dân khởi nghĩa và cuộc cách mạng ruộngđất ở Trung hoa Quân giải phóng Trung Hoa đã lập được cǎn cứ sát biên giới Bắc Bộ.

Tình hình của Pháp do bị thất bại nặng nề trong cuộc tiến công chiến lược lên

Việt Bắc Thu Đông 1947, thực dân Pháp phải đối mặt với những khó khăn ngày cànglớn Nạn thiếu hụt quân số làm nảy sinh mâu thuẫn giữa ý định muốn tập trung lựclượng để cơ động tác chiến nhưng lại bắt buộc phải rải quân chiếm đóng, bình định,giữ đất Tinh thần chiến đấu của quân đội viễn chinh Pháp bắt đầu sa sút Cùng vớinhững khó khăn trong nước, thất bại về quân sự, chính trị ở Đông Dương càng làm chogiới cầm quyền Pháp mất thế chủ động về chiến lược

Để tiếp tục chiến tranh, Pháp buộc phải chuyển hướng chiến lược: từ "đánhnhanh thắng nhanh" chuyển sang "đánh kéo dài" với chính sách căn bản là "dùngngười Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh" Từ tập trung quân lựctiến công ồ ạt vào căn cứ hậu phương ta hòng nhanh chóng tiêu diệt đầu não của cuộckháng chiến và bộ đội chủ lực ta, chuyển sang bình định, củng cố vùng tạm chiến, thihành chiến lược "chiến tranh tổng lực", đánh phá cơ sở kinh tế, chính trị và lực lượnghậu bị của ta

Ngày 15/01/1948, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị mở rộng

nhằm đánh giá tình hình cuộc kháng chiến và đề ra nhiệm vụ cho giai đoạn mới Hộinghị nhận định so sánh lực lượng giữa địch và ta đã có sự thay đổi bước đầu: “Các khảnăng kháng chiến của ta dần tăng sẽ càng tăng thêm”; còn địch, “đã đến lúc chúngkhông thể tự do tung lực lượng ra chiếm đất ta một cách dễ dàng như thời kỳ khángchiến toàn quốc mới bùng nổ và chiến dịch Việt Bắc là một cái đà cho ta nhảy sanggiai đoạn thứ hai của cuộc kháng chiến” Căn cứ vào những chuyển biến mới của tìnhhình, Hội nghị chủ trương đẩy mạnh kháng chiến sang giai đoạn mới:

Về chính trị, phải củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, thực hiện khẩu hiệu "Dân

tộc trên hết, Tổ quốc trên hết", củng cố và mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất, củng

cố chính quyền dân chủ kháng chiến, chống việc lập chính phủ bù nhìn, phá âm mưu

"dùng người Việt hại người Việt" của địch

Về kinh tế, phải xây dựng một nền sản xuất hợp lý để thực hiện tự cấp, tự túc, cải

thiện đời sống cho nhân dân lao động, phá kinh tế địch Tịch thu tài sản, ruộng đất củabọn phản quốc cấp cho dân nghèo và gia đình bộ đội Triệt để thực hiện giảm tô, chialại công điền một cách hợp lý và công bằng

Về văn hóa, cần động viên mọi lực lượng văn hóa phục vụ kháng chiến, chấn

chỉnh giáo dục, xóa nạn mù chữ

Ngày đăng: 22/10/2024, 07:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w