1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Môn học lịch sử Đảng cộng sản việt nam Đề tài làm rõ quá trình Đảng từng bước hoàn chỉnh Đường lối cách mạng giải phóng dân tộc (1930 – 1945)

42 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Làm rõ quá trình Đảng từng bước hoàn chỉnh Đường lối cách mạng giải phóng dân tộc (1930 – 1945)
Tác giả Ngô Quang Huy, Ngô Trí Sơn, Nguyễn An Bình, Nguyễn An Minh Hoàng, Nguyễn Anh Duy, Nguyễn Anh Khoa, Nguyễn Chí Minh Huy, Nguyễn Cường Thịnh, Nguyễn Đoàn Kim Ngọc, Nguyễn Đoàn Thanh Trúc
Người hướng dẫn TS: Đào Thị Bích Hồng
Trường học Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam
Thể loại Bài tập nhỏ
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 534,99 KB

Cấu trúc

  • I. CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG TRONG GIAI ĐOẠN 1930-1935 (3)
    • 1. Luận cương chính trị tháng 10/1930 (3)
      • 1.1. Bối cảnh lịch sử (3)
      • 1.2. Nội dung của Luận Cương chính trị 10/1930 (3)
      • 1.3. Kết luận (9)
    • 2. Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I tháng 3/1935 (10)
      • 2.1. Bối cảnh lịch sử (10)
      • 2.2. Nhiệm vụ cách mạng (12)
      • 2.3. Lực lượng cách mạng (14)
      • 2.4. Phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc (14)
      • 2.5. Kết luận (14)
    • 3. Tiểu kết (15)
  • II. CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG TRONG NHỮNG NĂM 1936-1939 (16)
    • 1. Chủ trương đấu tranh đòi quyền dân chủ dân sinh (7-1936) (16)
      • 1.2. Nhiệm vụ cách mạng (17)
      • 1.3. Lực lượng cách mạng (18)
      • 1.4. Phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc (18)
      • 1.5. Kết luận (19)
    • 2. Chung quanh vấn đề chiến sách mới ( 10/1936 ) (19)
    • 3. Tiểu kết (1936-1939) (25)
  • III. CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG TRONG GIAI ĐOẠN 1939-1945 (26)
    • 1. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ VI (11/1939) (27)
    • 2. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ VII (11-1940) (30)
      • 2.1. Bối cảnh lịch sử Tình hình thế giới (31)
    • 3. Hội nghị Trung ương lần thứ VIII ( 5/1941 ) (35)
      • 3.1. Bối cảnh lịch sử (35)
      • 3.2. Nhiệm vụ cách mạng (37)
      • 3.3. Lực lượng cách mạng (37)
      • 3.4. Phạm vi giát quyết vấn đề dân tộc (37)
      • 3.5. Kết luận (38)
    • 4. Tiểu kết (38)
  • IV. TỔNG KẾT: Tổng kết quá trình Đảng từng bước hoàn chỉnh đường lối cái mạng giải phóng dân tộc ( 1930 - 1945 )39 1. Những chuyển biến trong xác định nhiệm vụ cách mạng (1930-1945) (39)
    • 2. Những chuyển biến trong xác định lực lượng cách mạng (1930-1945) (41)
    • 3. Những chuyển biến trong xác định phạm vi cách mạng (1930-1945) (41)
    • 4. Kết luận (42)

Nội dung

Về phương hướng chiến lược và nhiệm vụ cách mạng, Luận cương xác định trong thời kỳ ban đầu cuộc cách mạng Đông Dương sẽ là một cuộc cách mạng tư sản dân quyền mang tính chất thổ địa và

CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG TRONG GIAI ĐOẠN 1930-1935

Luận cương chính trị tháng 10/1930

Trong giai đoạn 1929-1933, Liên Xô sau cách mạng mạng tháng Mười đã đạt được nhiều thành tựu trong công cuộc xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt với kế hoạch 5 năm lần thứ nhất ( 1928-1932 ), thúc đẩy công nghiệp hóa Trong khi đó cuộc đại khủng hoảng kinh tế năm 1929 bùng phát ở

Mỹ đã lan rộng khắp các nước tư bản, gây suy thoái và thất nghiệp trầm trọng Mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và tư sản càng gia tăng, dẫn đến phòng trào cách mạng sôi nổi ở nhiều nơi, đồng thời chủ nghĩa phát xít xuất hiện tại một số nước, đe dọa chiến tranh để quốc

Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933, nên kình tế Việt Nam chịu tác động nặng nề: giá cả tăng vọt, thất nghiệp tràn lan, đời sống nhân dân lao động bị bóc lột khắc ngh Thực dân Pháp tăng thuế, đẩy mạnh xuất khẩu nông sản trong khi dân chúng đang chết đói Công nhân phải lao động hàng giờ đồng hồ với đồng lương ít ỏi, đời sống nhân dân vô cùng khốn khổ

Trước tình hình đó, phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân bùng nổ, dẫn đầu là Đảng Cộng sản Đông Dương Các cuộc cách mạng phát triển vô cùng mạnh mẽ từ những năm 1930, đặc biệt là phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh Các cuộc biểu tình, đinh công diễn ra trên diện rộng, đặc biệt ở Nghệ An và Hà Tĩnh Tại đây, chính quyền Xô Viết đã được thành lập, thực hiện nhiều chính sách có phần tiền bộ

1.2 Nội dung của Luận Cương chính trị 10/1930

Về phạm vi cách mạng, tháng 4/1930, đồng chí Trần Phú sau khoảng thời gian hoạt động ở nước ngoài đã trở về nước và được bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ nhất diễn ra trong thời gian từ ngày 14 đến ngày 31/10/1930 tại Hương Cảng, Ban Chấp hành Trung ương đã quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương Đồng chí Trần Phú được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng Và Hội nghị cũng đã thông qua Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương do đồng chí Trần Phú soạn thảo Việc Ban Chấp hành quyết định đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương cho thấy phạm vi cách mạng không còn chỉ giới hạn ở Việt Nam mà mở rộng ra cả khu vực Đông Dương (bao gồm Lào, Campuchia và Việt Nam) Song khi nhìn vào thực tiễn ba quốc gia trong khu vực Đông Dương có sự khác biệt lớn về lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ và đặc điểm xã hội, vì thế không thể tập hợp sức mạnh, chung sức đồng lòng làm cách mạng Từ đó có thể thấy được hạn chế của Luận cương khi đã thay đổi phạm vi cách mạng, thay vì tập trung làm cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam lại đề cao việc đấu tranh giành độc lập cho toàn cõi Đông Dương mà chưa xem xét kỹ thực tiễn đặc điểm xã hội của ba quốc gia ở Đông Dương

Về mâu thuẫn trong xã hội, Luận cương xác định rằng "Sự mâu thuẫn giai cấp ngày càng kịch liệt: một bên thì thợ thuyền, dân cày và các phần tử lao khổ; một bên thì địa chủ phong kiến, tư bổn và bọn đế quốc chủ nghĩa" Mẫu thuẫn này được nêu trong Luận cương là chưa rõ ràng và chưa nhấn mạnh đúng vào mâu thuẫn cơ bản trong xã hội lúc bấy giờ là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam và thực dân Pháp Mà thay vào đó Luận cương lại nhấn mạnh tầm quan trọng của mẫu thuẫn về giai cấp Nguyên nhân của việc này, về chủ quan là do Tổng Bí thư Trần Phú còn chưa có nhiều kinh nghiệm, tầm nhìn chính trị còn hạn chế Còn về phần nguyên nhân khách quan là do Quốc tế Cộng sản chưa hiểu rõ về đặc điểm của những cuộc cách mạng ở Việt Nam cũng như ở châu Á

Và do áp dụng lý luận Mác - Lênin vào thực tiễn một cách máy móc, và tồn tại tư tưởng tả khuynh, cho rằng mâu thuẫn cơ bản để thực hiện cuộc cách mạng vô sản là mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản Song tại Việt Nam, trước bị đô hộ còn là một nước phong kiến, và chế độ phong kiến tại Việt Nam đã tồn tại gần hơn 900 năm Trong thời kỳ phong kiến, đã xuất hiện mâu thuẫn trong xã hội đó là mâu thuẫn giữa địa chủ phong kiến và nông dân, song mâu thuẫn này không quá gay gắt Mặc dù sự bất mãn của nông dân đối với địa chủ là có tồn tại nhưng khi đất nước rơi vào cảnh bị xâm lược, thì cả hai giai cấp này đều cùng với chính quyền phong kiến đấu tranh bảo vệ lãnh thổ đất nước Điều đó thể hiện lòng yêu nước nồng nàn của người dân Việt Nam không phân biệt giai cấp, địa vị thế nên mới có thể xem mâu thuẫn giữa hai giai cấp này là không đáng kể Còn trong thời gian bị thực dân Pháp đô hộ, chủ nghĩa tư bản cũng đã du nhập vào Việt Nam, kèm với đó là sự ra đời của giai cấp tư sản Vì ra đời muộn nên giai cấp tư sản không có quy mô lớn và tiềm lực kinh tế mạnh mẽ như các giai cấp tư sản ở phương Tây Song song với đó là giai cấp vô sản cũng không nhiều, vì giai cấp nông dân đã chiếm đến khoảng 90% dân số Việt Nam lúc bấy giờ Nên cũng có thể coi mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản là không gay gắt Mà, mâu thuẫn chủ yếu và gay gắt nhất tồn tại trong xã hội đó là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp Vì Cương lĩnh đã chưa thực sự nhấn mạnh đúng mâu thuẫn cấp bách cần giải quyết trong xã hội là mẫu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam và thực dân Pháp, dẫn đến việc xác định phương hướng chiến lược, con đường cách mạng cũng chưa đúng đắn, phù hợp với tình hình ở Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng Đây là điểm hạn chế thứ hai của Luận cương đó là đã quá nhấn mạnh vào mâu thuẫn giai cấp

Về phương hướng chiến lược và nhiệm vụ cách mạng, Luận cương xác định trong thời kỳ ban đầu cuộc cách mạng Đông Dương sẽ là một cuộc cách mạng tư sản dân quyền mang tính chất thổ địa và phản đế nhằm lật đổ chế độ phong kiến, từ đó xây dựng chỉnh phủ công nông tiếp tục phát triển bỏ qua chế độ tư bản cho đến khi công nghiệp phát triển, giai cấp vô sản thêm kiên cố, lớn mạnh lúc đó mới tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng dân tộc Với hai nhiệm vụ cách mạng trọng yếu của cách mạng

Về nhiệm vụ cách mạng thứ nhất là “tranh đấu để đánh đổ các di tích phong kiến, đánh đổ các cách bóc lột theo lối tiền tư bổn và để thực hành thổ địa cách mạng cho triệt để” Chỉ khi đã xóa bỏ được chế độ phong kiến, nước ta mới có thể thực hành cách mạng ruộng đất một cách triệt để nhất rồi từ đó bỏ qua chế độ tư bản tiến đến xây dựng chính quyền công nông và tiến lên con đường cách mạng vô sản Luận cương đã đề ra nhiệm vụ là lật đổ chế độ phong kiến là chính xác song đây vốn nên là nhiệm vụ thực hiện sau khi đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng cho dân tộc

Về nhiệm vụ cách mạng thứ hai là “đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập” Nhiệm vụ được xác định là hoàn toàn chính xác Và đây nên là nhiệm vụ cần kíp, cần được thực hiện trước tiên và đưa lên là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu

Và Luận cương cũng nêu ra mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ trọng yếu như sau: “Hai mặt đấu tranh có liên lạc mật thiết với nhau, vì có đánh đổ đế quốc chủ nghĩa mới phá được cái giai cấp địa chủ và làm cách mạng thổ địa được thắng lợi; mà có phá tan chế độ phong kiến thì mới đánh đổ được đế quốc chủ nghĩa” Khi nhìn nhận thực tiễn, ta có thể kết luận rằng hai nhiệm vụ này không nhất thiết phải song hành cùng nhau, và mối quan hệ đã nêu ở trong Cương lĩnh đã mang tính ràng buộc, cứng nhắc, cho thấy hạn chế trong việc nhạy bén về tình hình thực tiễn Chúng ta cần nhìn nhận vấn đề một khách quan, đặt nó vào thời cục, xem vấn đề nào là vấn đề cấp bách cần phải giải quyết trước Có thể thấy vì xác định mẫu thuẫn chủ yếu của xã hội chưa chính xác dẫn đến phương hướng chiến lược mà Luận cương đề ra là chưa phù hợp với thời cục, đặc điểm xã hội của Đông Dương và Việt Nam Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ví chủ nghĩa tư bản như một con rắn độc, trong đó nọc độc và sức sống của nó tập trung ở các thuộc địa nhiều hơn là ở chính quốc Và cũng cho rằng “thuộc địa là mầm sống của chủ nghĩa tư bản” Nên phương hướng chiến lược đúng đắn là phải tập trung đánh đổ đế quốc, thực dân, giải phóng dân tộc rồi mới thực hiện giải phóng giai cấp, giải phóng con người Vậy ta thấy hạn chế nằm ở chỗ Luận cương đã quá chú trọng và nhấn mạnh vào việc thực hiện cách mạng tư sản dân quyền để đánh đổ chế độ phong kiến, mà đặt nhiệm vụ cần thực hiện trước tiên là giải phóng dân tộc xếp sau Song Luận cương cũng đã bổ sung nhiệm vụ mà Cương lĩnh chính trị đầu tiên 2/1930 còn thiếu sót là bao gồm thêm nhiệm vụ giải phóng dân tộc và cách mạng ruộng đất chứ không chỉ thực hiện chống đế quốc, giành độc lập dân tộc nhưng không bao gồm cách mạng ruộng đất như của Cương lĩnh 2/1930

Về lực lượng cách mạng, chỉ có hai giai cấp mới được chọn làm lực lượng cách mạng đó là giai cấp vô sản và nông dân Giai cấp vô sản là động lực chính, dân cày là động lực mạnh của cách mạng, nhấn mạnh “Vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền” là cơ sở để Đảng giành quyền lãnh đạo dân cày Cho thấy rằng Luận cương đã không nhận thức được khả năng làm cách mạng của các giai cấp khác trong xã hội Luận cương cho rằng giai cấp tư sản “sức lực của chúng nó rất kém”, và “chúng nó sợ phong trào vô sản và chịu ảnh hưởng phản cách mạng của bọn tư bổn Tàu và Ấn Độ, cho nên chúng không thể đứng về quốc gia cách mạng mà chỉ đứng về mặt quốc gia cải lương”, “Nhưng khi phong trào quần chúng nổi lên cao thì bọn này sẽ theo phe đế quốc chủ nghĩa” Và Luận cương cũng chỉ ra giai cấp tiểu tư sản cũng không phù hợp để làm lực lượng cách mạng: “Bọn thủ công nghiệp thái độ chúng nó đối với cách mạng rất do dự”, “Bọn tiểu thương gia chúng nó không tán thành cách mạng”, “Bọn trí thức, tiểu tư sản, học sanh là bọn xu hướng quốc gia chủ nghĩa cũng hăng hái tham gia, nhưng chỉ lúc đầu mà thôi” Qua nhận xét cho thấy sự duy ý chí, không xem xét sự việc một cách khách quan và vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin một cách máy móc, rập khuôn Khi nhìn rộng ra vẫn có các nhà tư sản dân tộc mặc dù là giai cấp đối đầu với giai cấp vô sản song họ vẫn mang trong người tình yêu nước nồng nàn, tinh thần cách mạng và có thể trở thành lực lượng cách mạng để đánh đổ thực dân Pháp Bọn tư sản mà đúng với nhận xét trên trong Luận cương là bọn tư sản mại bản, chúng làm trung gian, thay mặt cho bọn thực dân, đế quốc buôn bán tài nguyên, quyền lợi của nhân dân quốc gian để thủ lợi riêng cho bản thân Và thực chất tầng lớp tiểu tư sản bị đế quốc, tư bản chèn ép, khinh miệt, họ có tinh thần dân tộc, yêu nước Nên Cương lĩnh 2/1930 của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã đúng trong việc xác định lực lượng cách mạng: “Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp Còn đối với bọn phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập”

Có thể nhận xét đây là hạn chế của Luận cương, chỉ tập trung lực lượng cách mạng là liên minh công nông mà chưa thấy được khả năng cách mạng của các giai cấp khác

Về lãnh đạo cách mạng, “Điều kiện cốt yếu cho sự thắng lợi của cuộc cách mạng ở Đông Dương là cần phải có một Đảng Cộng sản” phải có đầy đủ các yếu tố là: Đảng phải có đường lối chính trị đúng đắn, có kỷ luật tập trung, liên hệ mật thiết với quần chúng; Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tư tưởng; Đảng là đại biểu chung cho quyền lợi của giai cấp vô sản ở Đông Dương, đấu tranh để đạt mục đích cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản Luận cương nhấn mạnh vai trò duy nhất và tuyệt đối của Đảng Cộng sản Đông Dương trong việc lãnh đạo cách mạng Đảng là lực lượng dẫn dắt cách mạng theo chủ nghĩa Mác – Lênin, đồng thời là tổ chức chính trị duy nhất có khả năng lãnh đạo quần chúng thực hiện cuộc cách mạng vô sản Và để thực hiện tốt vai trò lãnh đạo của cách mạng, Luận cương cũng đã nhấn mạnh việc xây dựng Đảng vững mạnh như đã nêu trên

Về phương pháp cách mạng, Luận cương đã chủ trương sử dụng bao lực cách mạng, xem võ trang bạo động để giành chính quyền là một nghệ thuật,

“phải tuân theo khuân phép nhà binh” Luận cương đã chính ra chính xác về phương pháp tiến hành cách mạng, như Hồ Chủ tịch đã khẳng định: “không có còn đường nào khác là phải sử dụng bao lực cách mạng để giải phóng giai cấp, để giải phóng dân tộc”

Về quan hệ với cách mạng thế giới, Luận cương chỉ ra Cách mạng Đông

Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I tháng 3/1935

Theo như báo cáo của Đồng chí Lê Hồng Phong gửi Quốc tế Cộng sản, sau cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, nước Pháp phải khôi phục nền kinh tế đã bị tàn phá của đất nước Do đó đế quốc Pháp đã thực hiện một cuộc tấn công, khai thác thuộc địa một cách mạnh mẽ và toàn điện ở Đông Dương nhằm khắc phục những vết thương chiến tranh Đứng trước tình cảnh bị bóc lột nặng nề, lực lượng nhân dân giai cấp vô sản ở Đông Dương tăng nhanh (số thợ mỏ hơn 3.000 người trong thời kỳ chiến tranh đế quốc chủ nghĩa tăng lên đến 60.000 người trong những năm 1928-1929, số lượng công nhân nông nghiệp riêng ở Nam Kỳ tăng từ 8.000 người năm 1923 lên đến 85.000 người trong những năm 1928-1929)

Cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga ngày 25 tháng 10 năm 1917 đã tạo làn sóng đấu tranh cách mạng mạnh mẽ trên toàn thế giới Bối cảnh hiện giờ thúc đẩy giai cấp công nhân cùng với những người bị áp bức tham gia vào mặt trận dân tộc thống nhất chống kẻ thù chung là đế Quốc Pháp Phương thức tiến hành phong trào lúc bấy giờ chủ yếu là bãi công tự phát là biểu tình chung toàn quốc Sau khi Đại hội toàn quốc lần thứ nhất thông qua Cương lĩnh của Quốc tế Cộng sản và Đề cương của Quốc tế Cộng sản về vấn đề thuộc dịa, xuất hiện tình trạng thanh đấu bè phái giữa các nhóm (điển hình là các nhóm “Đông Dương Cộng sản Đảng”, “An Nam Cộng sản Đảng”, “Tân Việt”) Quá trình hợp nhất các tổ chức và thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương là cần thiết nhưng cũng đã bộc lộ những sai lầm trong việc hợp nhất mang tính hình thức Thứ nhất, các nhóm cộng sản đã cách ly mình với quần chúng đông đảo, tư tưởng bè phái, không biết kết hợp chặt chẽ công tác tuyên truyền với yêu cầu hằng ngày của quần chúng lao động Thứ hai, trong các cơ quan lãnh đạo không có các phần tử vô sản, cũng như thành phần xã hội áp đảo của Đảng là những phần tử tiểu tư sản (40% là trí thức, 40% là nông dân, 15% là tiểu thương, 5% là công nhân) Thứ ba, sự phân liệt sau đại biểu Đại hội toàn quốc lần thứ nhất của tổ chức Thanh niên không chỉ là cuộc tranh đấu phe phái đơn thuần, mà còn là cuộc tranh đấu để thanh lọc các phần tử cơ hội chủ nghĩa, tiểu tư sản dao động, để xây dựng một đảng vô sản thống nhất sẽ lãnh đạo phong trào cách mạng ngày càng phát triển của công nhân và quần chúng lao động

Giai đoạn những năm 1930-1935 là giai đoạn sôi nổi của những phong trào tranh đấu của quần chúng, điển hình là cuộc đình công ngày 4-1-1930 của 1.300 phu ở đồn điền Phú Riềng (Nam Bộ) chống việc chủ bắt bớ các đồng chí và đòi được khám chữa bệnh, đòi bỏ chế độ ăn cháo thay cho cơm trưa, v.v Sau khi những yêu sách ấy thắng lợi, họ đưa ra những yêu sách khác: "Ngày làm việc tám giờ, đảm bảo phương tiện để chở công nhân đi làm; bỏ cúp phạt, v.v " Công nhân đã chiếm đồn điền, tổ chức những cuộc mít tinh và giương cao cờ đỏ Nối tiếp sau cuộc đình công đó là cuộc khởi nghĩa Yên Bái Hai trăm lính An Nam dưới sự lãnh đạo của đảng quốc gia chủ nghĩa (Quốc dân Đảng) đã khởi nghĩa (ngày 9-2-1930) Cuộc khởi nghĩa Yên Bái bị đế quốc Pháp đàn áp Đảng xác định được nguyên nhân thất bại của cuộc khởi này là do tính chất của một cuộc manh động tách biệt với cuộc tranh đấu quần chúng, không có tình thế cách mạng, không phải ở những trung tâm chủ yếu của đất nước Giai đoạn năm 1930-1931 là giai đoạn phát triển mạnh mẽ các phong trào cách mạng công nông với sự tiến bộ hơn là các cuộc bãi công chính trị, không còn những cuộc tranh đấu lẻ tẻ, tự phát mà thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Hàng trăm nghìn nông dân xuống đường chống thuế, chống địa tô, đòi thả tù chính trị, biểu tình, … Năm 1930 là năm bước ngoạt trong lịch sử tranh đấu giai cấp ở Đông Dương, với hình thức cao nhất là hình thức khởi nghĩa vũ trang Từ tháng 2 đến tháng 9 năm 1930 đã có sự kết hợp các yêu sách cục bộ của công nhân và nông dân với các khẩu hiệu chính trị Sự cao trào cách mạng trong giai đoạn này đã khiến đế quốc nâng cao cảnh giác hơn bao giờ hết và tiến hành các cuộc khủng bố trắng Tuy vậy các cuộc biểu tình, mít tinh cho đến năm 1935 vẫn diễn ra sôi nổi từ các tầng lớp khác nhau Có thể nói tình hình ở Đông Dương lúc này đang trong giai đoạn sục sôi của các phong trào công nhân phát triển như vũ bão trên cả nước, phong trào nông dân ở Bắc Kỳ tuy yếu nhưng lại phát triển mạnh ở Nam Kỳ và Bắc Trung Kỳ

Nhận định chung về tình thế trong nước trong công tác chuẩn bị vũ trang của Đảng chưa đủ để tiến hành khởi nghĩa vũ trang, đây chưa phải là tình thế cách mạng trực tiếp Tuy vậy, thực tiễn cho thấy sự ủng hộ đông đảo của quần chúng nông công dưới sự lãnh đạo của Đảng Chính quyền Xoviet nhanh chóng bị bẻ gãy, đế quốc Pháp đưa ra những biện pháp khác nhau nhằm làm tan rã, thủ tiêu về thể xác lãnh tụ của phong trào đó là Đảng Cộng sản và các cán bộ lãnh đạo phong trào Đảng đã chịu thất bại tạm thời trong gần hai năm (1931-

1934), tuy vậy các phong trào vẫn tiếp tục diễn ra sôi nổi dù không giữ được sự cao trào do mất đi mối liên hệ với quần chúng, do đó trong thời gian này phong trào không khỏi mang tính chất tự phát hơn

Dựa trên tình hình đặc biệt lúc bấy giờ, Quốc tế Cộng sản thành lập Ban Chỉ huy ở ngoài của Đảng Cộng sản Đông Dương, đảm nhận việc khôi phục tổ chức đảng và trước hết là cơ quan lãnh đạo Trung ương của Đảng Cho đến ngày 31-3-1935, Đảng Cộng sản Đông Dương hoàn tất triệu tập và bắt đầu Đại hội lần thứ nhất

Trong văn bản Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ nhất 03-1935, trước tình hình tổ chức vừa mới khôi phục, lực lượng nòng cốt còn thưa thớt, non trẻ; các phong trào đấu tranh của lực lượng công nông đang từng bước thoái trào trong giai đoạn 4 năm trước đó Đảng đặt ra nhiệm vụ trọng tâm bao gồm 3 nhiệm vụ chính

Thứ nhất, củng cố tổ chức và phát triển Đảng vững mạnh Các biến cố giai đoạn 1931-1934 làm tan rã hàng ngũ Đảng , Đại hội Đại biểu toàn quốc được diễn ra tại Ma Cau (Trung Quốc) với sự tham gia chỉ vỏn vẹn 13 đại biểu hải ngoại Sự thiếu thốn về mặt tổ chức, kinh tế cũng như các vấn đề chưa ổn định của tổ chức là vấn đề đặt lên hàng đầu ại hội xác định tổ chức cần bổ sung thêm nhiều nhân sự, trước hết được biểu hiện thông qua Đề nghị của Đại biểu Đại hội lần thứ nhất Đảng Cộng sản Đông Dương: “2 Thủ tiêu Ban chỉ huy ở ngoài của Đảng C.S Đông Dương, như thế thì chúng tôi sẽ được thêm cán bộ chỉ đạo về xứ làm việc” Trong văn kiện của đồng chí Lê Hồng Phong, Đảng nhận thức được một điểm yếu trong tổ chức là lực lượng tổ chức Đảng chưa có những nhân tố từ các giai cấp công nông, Đảng tiến hành chăm lo tăng cường các Đảng viên ưu tú xuất thân từ giai cấp chính của lực lượng cách mạng, nhằm đảm bảo sự thống nhất về tư tưởng và hành động

Thứ hai, thâu phục quảng đại quần chúng Nhìn nhận các nguyên nhân thất bại trước đó của các phong trào đấu tranh khi chưa cổ động được toàn thể nhân dân cả nước tham gia tranh đấu, Đảng đã chưa thật sự tập trung giải quyết vấn đề này trước hết Trong đại hội, Đảng giữ vững mục tiêu đưa phong trào cách mạng lên tới cấp độ toàn quốc vũ trang bạo động, đẩy mạnh cuộc vận động thu phục quảng đại quần chúng Đại hội xác định rằng: “Đảng mạnh là căn cứ vào ảnh hưởng và thế lực của Đảng trong quần chúng Nếu Đảng không mật thiết liên lạc với quần chúng, không được họ tán thành và ủng hộ những khẩu hiệu của Đảng thì những nghị quyết cách mạng của Đảng chỉ là lời nói không Đảng muốn chỉ huy nổi phong trào, muốn đưa cao trào cách mạng mới lên tới trình độ cao, tới toàn quốc vũ trang bạo động, đánh đổ đế quốc phong kiến, lập nên chính quyền Xôviết, thì trước hết cần phải thâu phục quảng đại quần chúng Thâu phục quảng đại quần chúng là một nhiệm vụ trung tâm, căn bản, cần kíp của Đảng hiện thời” Do đó Đảng tăng cường củng cố và phát triển lực lượng Đảng vào các xí nghiệp, đồn điền, hầm mỏ, đường giao thông quan trọng, biến mỗi xí nghiệp thành một thành luỹ của Đảng

Thứ ba , mở rộng tuyên truyền chống đế quốc, chống chiến tranh phát xít Trong bối cảnh mầm mống phát xít đang dần trở thành mối đe dọa lớn trên toàn thế giới Dưới sự chỉ đạo chung của Quốc tế Cộng sản, tổ chức Đảng Cộng sản Đông Dương ở rộng tuyên truyền chống đế quốc, chống chiến tranh Đòng thời ủng hộ thành trì của cách mạng thế giới là Liên Xô và ủng hộ cách mạng Trung Quốc

2.3 Lực lượng cách mạng Đảng xác định vấn đề giải phóng dân tộc nhất định phải là cách mạng tranh đấu tự lực, “Không có thần thánh nào” có thể giúp cho đất nước được giải phóng Trên tinh thần lực lượng đoàn kết của dân chúng lao động dưới quyền chỉ đạo của vô sản giai cấp mới tự mưu được sự giải phóng cho quần chúng giai cấp Đồng thời Đảng bác bỏ lý thuyết giai cấp hợp tác, cho rằng đây là các biến pháp không tốt khiến cho đường lối lãnh đạo trở nên sai lầm mà quên lãng con đường cách mạng tranh đấu Đảng xác định và đề ra các nghị quyết vận động công nhân tại các đồn điền, khu công nghiệp với châm ngôn “biến mỗi xí nghiệp thành một thành lũy của Đảng” Đồng thời Đảng vận động nông dân, thanh niên, phụ nữ, binh lính và các dân tộc ít người vùng sâu vùng xa

Cuộc cách mạng được vận động và trực tiếp lãnh đạo bởi Đảng Cộng sản Đông Dương, là đội tiền phong của vô sản giai cấp, chịu sứ mệnh tổ chức và chỉ đạo quần chúng lao động thực hiện giai cấp tranh đấu Ban Chấp hành Trung ương Đảng gồm 13 ủy viên trong đó có 9 đảng viên chính thức và 4 dự khuyết

2.4 Phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc Đảng vẫn giữ nguyên đường lối chính trị trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên được soạn thảo bởi đồng chí Trần Phú, đặt vấn đề giải quyết dân tộc trên toàn cõi Đông Dương, giải phóng dân tộc cả 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia Đường lối cách mạng vẫn là Cách mạng tư sản dân quyền, tiến đến nhà nước chính phủ công nông, dự bị điều kiện kéo dân chúng đi tới thời kỳ xã hội chủ nghĩa là bước đầu của cộng sản chủ nghĩa

Trong Đại hội đại biểu lần thứ I của Đảng Cộng sản Đông Dương, hệ thống tổ chức của Đảng đã được khôi phục Đảng đã nhìn nhận những thắng lợi và thất bại trong giai đoạn cao trào của các phong trào đấu tranh của quần chúng giai đoạn 1930-1934, tuy trải qua nhiều biến cố song nhận được sự ủng hộ đông đảo của quần chúng công nông Qua các nghị quyết của Hội nghị tháng 6-1934 và qua báo chí Đảng thấy rằng Đảng đã chưa thật sự tập trung tất cả lực lượng vào nhiệm vụ tranh đấu xây dựng Mặt trận phản đế thống nhất

Về đường lối hoạt động, Đảng Cộng sản Đông Dương xác định “Chỉ có lật đổ đế quốc Pháp, đánh tan chế độ bóc lột người này mới thoát khỏi ách nô lệ” Đảng xác định chủ trương kéo quần chúng làm cách mạng phản đế trên đấu trường chính trị và cách mạng điền địa trên đấu trường kinh tế, triệt để cải thiện sinh hoạt của vô sản và dân chúng lao động, lấy ruộng đất đế quốc, vua quan, địa chủ, lý hào chia cho nông dân lao động, giải phóng cho các dân tộc thiểu số

Tiểu kết

Giai đoạn năm 1931-1935 là giai đoạn chứng kiến các phong trào đấu tranh công nông, tuyên truyền nổ ra mạnh mẽ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương trong giai đoạn mới thành lập năm 1930 Tuy nhiên cũng đồng thời xuất hiện rõ nguyên nhân dẫn đến thất bại của các phong trào, và kết quả dẫn đến là sự đàn áp khốc liệt của đế quốc và tay sai, bắt giam các tù nhân chính trị và thực hiện khủng bố trắng Các phong trào vẫn diễn ra trong suốt 5 năm nhưng dần đi đến thoái trào về mặt tổ chức và tính thống nhất chung của mặt trận, do sự tan rã của tổ chức Đảng Đại hội Đại biểu lần thứ nhất năm 1935 đánh dấu bước đầu thành công trong công cuộc khôi phục tổ chức Đảng Xét về đường lối chính trị, Đảng thừa nhận toàn bộ Cương lĩnh đầu tiên do Trần Phú soạn thảo Như vậy, trong giai đoạn này Đảng Cộng sản Đông Dương vẫn chưa thể khắc phục các nhược điểm trong đường lối như phạm vi giải phóng dân tộc là khắp Đông Dương; xác định chưa đúng mối quan hệ mâu thuẫn giai cấp theo đúng thực tiễn tại Việt Nam, vẫn còn chịu ảnh hưởng sâu sắc của Quốc tế Cộng sản; chưa thật sự tách rời và đặt đúng trọng tâm ưu tiên giữa việc giải phóng dân tộc (cách mạng phản đế) và đánh đổ phong kiến (cách mạng điền địa)

Tổng kết lại, Đảng nhận thức được đúng bối cảnh hiện tại cần thiết phải làm là khôi phục tổ chức, xây dựng một tổ chức Đảng mạnh mẽ hòng làm bàn đạp cho những cuộc khởi động toàn quốc trong tương lai; thâu phục quần chúng quảng đại, dần dần kéo lại niềm tin của dân tộc, cụ thể lực lượng chính vẫn là công nông; ủng hộ cách mạng Liên Xô, Trung Quốc và chống lại chủ nghĩa đế quốc, chiến tranh Như vậy, việc thừa nhận Cương lĩnh và tiến hành giải quyết các vấn đề trong bối cảnh hiện tại là điều đúng đắn, cấp thiết và là quyết định sáng suốt của Đảng.

CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG TRONG NHỮNG NĂM 1936-1939

Chủ trương đấu tranh đòi quyền dân chủ dân sinh (7-1936)

Tình hình thế giới Đầu những năm 30 của thế kỷ XX các thế lực phát xít đã lên năm quyền ở một số quốc gia như Đức, Ý và Nhật Và các nước này đã tăng cường việc chạy đua về vũ trang tích cực chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh để phân chia lại thị trường thế giới, nhân loại đang đứng trước nguy cơ của cuộc chiến tranh đang đến gần

Vào tháng 7 năm 1935, Quốc tế cộng sản đã tiến hành đại hội lần thứ

VII tại Liên Xô, đoàn đại biểu Đảng cộng sản Đông Dương do đồng chí Lê Hông Phong dẫn đầu tham dự đại hội Đại hội đã quyết định nhiều vấn đề quan trọng như xác định kẻ thù trước mắt của nhân loại là chủ nghĩa phát xít và nghiệm vụ trước mắt là chống chủ nghĩa phát xít, nguy cơ chiến tranh với mục tiêu giành dân chủ, bảo vệ hòa bình, yêu cầu các nước phải thành lập mặt trận nhân dân rộng rãi để chống phát xít Đến tháng 6 năm 1936, chính phủ mặt trận nhân dân đã thắng thế và lên cầm quyền ở Pháp chính phủ mới này đã cho thi hành một số chính sách tiến bộ ở thuộc địa trong đó có Việt Nam Như ân xá một số tù binh chính trị, nới rộng các quyền tự do báo chí và sau này Đảng ta đã tận dụng cơ hội này để đấu tranh công khai hợp pháp

Về kinh tế Việt Nam trong giai đoạn này có bước phục hồi và phát triển tuy nhiên nền kinh tế Việt Nam vẫn trong tình trạng lạc hậu và phụ thuộc vào nền kinh tế của Pháp

Về xã hội đời sống nhân dân gặp khó khăn và cực khổ do các chính sách tăng thuế của chính quyền thuộc địa Chính vì thế họ đẫ hăng hái tham gia vào các cuộc đấu tranh đòi tự do, cơm áo dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông dương để cải thiện đời sống cho mình

Về chính trị thì chính phủ Pháp khi lên nắm quyền họ đã cử những phái viên để sang điều tra tình hình ở Đông Dương và họ đã nới lỏng một số chính sách như là ân xá một số tù binh chính trị, nới rộng các quyền tự do báo chí Và trong giai đoạn này có rất nhiều các Đảng phái đang hoạt động nhưng mạnh nhất vẫn là Đảng cộng sản Đông Dương bới vì họ có tổ chức chặt chẽ và chủ trương rõ ràng

1.2 Nhiệm vụ cách mạng Đứng trước tình hình bối cảnh trong nước và thế giới có nhiều sự thay đổi, nên Đảng ta cũng phải thay đổi để phù hợp với bối cảnh lịch sử Sự thay đổi đó đã được thể hiện qua Hội nghị vào tháng 7 năm 1936, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng do Lê Hồng Phong chủ trì họp tại Thượng Hải

(Trung Quốc) đã nhấn mạnh rằng mục tiêu của cách mạng Đông Dương vẫn không thay đổi là chống đế quốc và phong kiến, thực hiện cách mạng tư sản dân quyền và làm hai nhiệm vụ là thổ địa và phản đế, lập chính quyền công nông và tự đó ta làm dự bị để đi lên cách mạng xã hội chủ nghĩa Nhằm tiến tới xây dựng chủ nghĩa cộng sản Tuy nhiên, về hiện tại về cả chính trị và tổ chức ta chưa tới trình độ trực tiếp chống đế quốc Pháp, lập chính quyền công nông và giải quyết vấn đề thuộc địa Nghĩa là chúng ta vẫn giữ vững hai nhiệm vụ như thế nhưng tạm gác sang một bên để tập trung vào yêu cầu bức thiết trước mắt đó chính là Tự do, dân chủ, cải thiện đời sống

Trong văn kiện có xác định kẻ thù chính trước mắt nguy hại nhất đó chính là phản động thuộc địa và tay sai Trong bối cảnh lực lược phát xít xuất hiện và thắng thế có một vài nơi, tại Pháp và cả Việt Nam vẫn tồn tại một số bộ phận hiếu chiến và phản động muốn thiết lập lại nền độc lập phát xít Chính vì thế nhiệm vụ trước mắt đó chính là chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình

Tất cả các giai cấp, tất cả các Đảng phái, các đoàn thể chính trị-xã hội, các tín ngưỡng tôn giáo khác nhau trên toàn xứ Đông Dương và đặc biệt là có cả người Pháp ở Đông Dương Miễn ai muốn đấu tranh dân chủ, đấu tranh tự do đi lại, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp Nhưng vẫn với lực lượng nồng cốt là công nhân và nông dân

1.4 Phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc

Phạm vi giải quyết các vấn đề dân tộc trên toàn Đông Dương Đoàn kết chặt chẽ với giai cấp công nhân, Đảng cộng sản Pháp, ủng hộ mặt trận nhân dân Pháp và ủng hộ Chính Phủ mặt trận nhân dân Pháp Với hình thức tổ chức đấu tranh, Hội nghị đã chủ trương chuyển từ hình thức tổ chức bí mật, không hợp pháp sang các hình thức tổ chức và đấu tranh công khai, nửa công khai, hợp pháp, nửa hợp pháp, kết hợp bí mật, bất hợp pháp Giữ vững nguyên tắc củng cố và tăng cường tổ chức và hoạt động bí mật của Đảng

Giai đoạn 1936-1939 đánh dấu một bước chuyển quan trọng trong chiến lược cách mạng của Đảng Cộng sản Đông Dương Trong bối cảnh thay đổi chính trị từ nước Pháp và sự xuất hiện của chính phủ Mặt trận Nhân dân, Đảng đã khéo léo điều chỉnh mục tiêu cách mạng phù hợp với tình hình thực tế Thay vì đặt ngay mục tiêu lật đổ thực dân Pháp và thực hiện cách mạng ruộng đất, Đảng tập trung đấu tranh đòi các quyền dân chủ, dân sinh, qua đó tập hợp và nâng cao sức mạnh của quần chúng

Phong trào đấu tranh trong thời kỳ này không chỉ nhằm cải thiện đời sống cho nhân dân mà còn là bước chuẩn bị, rèn luyện cho lực lượng cách mạng, đặc biệt là công nhân và nông dân Chủ trương thành lập các tổ chức hợp pháp như Hội Tương tế Ái hữu đã giúp Đảng có cơ hội mở rộng ảnh hưởng trong quần chúng, tạo nền tảng vững chắc cho những cao trào cách mạng sau này

Nhờ sự linh hoạt trong chiến lược và đường lối đấu tranh, Đảng Cộng sản Đông Dương đã khẳng định vai trò lãnh đạo của mình trong phong trào dân tộc, tạo đà cho sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng Việt Nam ở những giai đoạn tiếp theo.

Chung quanh vấn đề chiến sách mới ( 10/1936 )

Cách mệnh vận động là một cuộc chiến tranh về đường xã hội, cũng như một cuộc chiến tranh về đường quân sự vậy cần phải có chiến lược (stratégie) và chiến sách (tactique), không có chiến lược nhất định, không biết tình thế, lực lượng địch nhân và của mình đặng quyết định chiến sách khôn khéo, thì không bao giờ đánh được địch nhân

Một người cộng sản là kẻ chiến sĩ rất dũng cảm, rất hy sinh, rất kiên quyết, không thoả hiệp, không long lay, không đầu hàng, không nản chí, trong chiến trường cách mạng lúc tiến công, lúc thối thủ, lúc đổ máu, lúc êm hoà, lúc công khai, khi bí mật, người cộng sản dùng đủ thủ đoạn để đối phó với địch nhân và lĩnh đạo quần chúng ra tranh đấu quyết đạt tới mục đích của cuộc cách mạng Người cộng sản cũng như người quan binh cầm quân đi đánh vậy, phải hiểu rõ chiến sách và chiến lược của bộ tham mưu của thế giới cách mạng là Quốc tế Cộng sản và bộ tham mưu của cuộc cách mạng Đông Dương là Đảng Cộng sản Đông Dương Đảng Cộng sản Đông Dương là chi bộ của Quốc tế Cộng sản, chiến lược cuối cùng của Đảng tức là chiến lược của Quốc tế Cộng sản Nhưng theo đúng chiến lược từng bộ phận của Quốc tế Cộng sản đối với thế giới cách mạng chia ra làm bốn kiểu:

1 Cuộc cách mạng vô sản ở các xứ tư bản tiền tiến như (Anh, Đức, Pháp, Mỹ, v.v.)

2 Cuộc cách mạng tư sản dân quyền chống chuyển biến sang cách mạng vô sản ở các xứ tự phát triển vừa vừa như (Tây Ban Nha, Pologne), v.v.)

3 Cuộc cách mạng tư sản dân quyền theo hình thức công nông chuyên chính ở các xứ bán thuộc địa và thuộc địa như (Tàu, ấn Độ, Đông Dương, v.v.)

4 Cuộc cách mạng dân tộc giải phóng ở các xứ thuộc địa hậu tiến như (Tân Cương, Tây Tạng và các xứ ở Phi châu, v.v.)

Một chính đảng không biết tuỳ theo hoàn cảnh mà thay đổi chiến sách thì không bao giờ làm xong mục đích của cuộc cách mạng Vậy cho nên thay đổi chiến sách không thể cho rằng thay đổi mục đích được Một người chiến sĩ cách mạng hiểu chiến lược mà không biết dùng chiến sách, thì chiến lược ấy không bao giờ thực hiện được Trái lại, biết dùng chiến sách khôn khéo mà không có chiến lược (mục đích) thì cũng như người đi đánh giặc gặp đâu đánh đấy, không có chiến lược nhất định để tiến đánh địch nhân

Người cộng sản mà mập mờ chiến sách với chiến lược thì lúc thực hành dễ sinh ra tả khuynh và hữu khuynh, do dự làm ngăn trở công việc Trong tình thế như vậy, Đảng đã xuất bản tài liệu “Chung quanh vấn đề chiến sách mới” để giải thích cho đảng viên và quần chúng hiểu rõ hơn về sách lược mới của Đảng

Căn cứ trình độ và lực lượng giai cấp trong lúc nhất định hiện thời, Đảng phân tích rõ ràng rằng: ai là kẻ địch nhân chính, ai là kẻ địch nhân vừa, ai là kẻ cảm tình, ai là bạn đi đường với mình, ai là kẻ đồng minh, ai là kẻ mình nương dựa Đảng không những không nhận lầm kẻ đi đường với mình làm địch nhân chính, mà cũng không bao giờ nhận người địch nhân vừa làm người địch nhân rất nguy hiểm Đồng thời Đảng cũng không tuyên chiến kịch liệt với các hạng địch nhân trong một lúc nhất định Chiến sách của Đảng là nhận rõ ai là kẻ địch nhân nguy hiểm nhất trong lúc hiện thời nhất định sẽ tập trung ngọn lửa vào đó mà đánh Nhiệm vụ mặt trận nhân dân chống phát xít chưa phải là nhiệm vụ trực tiếp đánh đổ chế độ tư bản, lập vô sản chuyên chính, mà chỉ là vũ khí sắc bén của giai cấp thợ thuyền và quần chúng lao động để dễ dàng phòng ngự, để dự bị lực lượng chống phát xít chủ nghĩa, chống giai cấp địch nhân, chống chiến tranh

Nhiệm vụ lập Mặt trận nhân dân phản đế rộng rãi chính để bao gồm các giai cấp, các đảng phái, các đoàn thể chính trị và tín ngưỡng tôn giáo khác nhau, các dân tộc ở xứ Đông Dương để cùng nhau tranh đấu để đòi những điều dân chủ đơn sơ Tự do hội hiệp, tổ chức, tự do ngôn luận, xuất bản; tự do đi lại, xuất dương, ân xá hết chính trị phạm, ngày làm việc 8 giờ; các luật lao động cho thợ thuyền; mở rộng các cơ quan kinh tế, tài chính, hội đồng quản hạt, các viện dân biểu, v.v thành cơ quan tuyển cử theo lối dân chủ, thành chế độ dân chủ hội nghị, người Pháp và người Nam có quyền kinh tế và chính trị như nhau, v.v Đảng cho rằng theo trình độ tranh đấu đặc biệt của quần chúng trong lúc hiện thời, theo chung quanh những điều yêu cầu ấy có thể hiệu triệu được toàn dân không kỳ giai cấp nào, đảng phái nào ra cùng nhau tranh đấu chống chế độ thuộc địa phản động Sự thực đã chứng minh rằng: nhất định sẽ thực hiện được mặt trận nhân dân là cái khí cụ của các dân tộc bị áp bức ở Đông Dương chống sự tiến công của đế quốc

Chiến sách Mặt trận nhân dân của Đảng không phải lộn xộn như "sắt lẫn chì", mà cũng không phải là giai cấp hợp tác, lại càng không phải là chủ nghĩa quốc gia vị chủng Tuy Đảng bảo rằng: nên chú ý phát triển về đường dân tộc giải phóng mà không nên chỉ chú trọng phát triển giai cấp tranh đấu, nó có thể hãm cuộc tranh đấu lại, nhưng Đảng không bao giờ bỏ chính sách giai cấp tranh đấu, và trong lúc làm mặt trận thống nhất với tư bản bản xứ, Đảng không bảo thợ thuyền đừng tranh đấu chống tư bản bản xứ, Đảng không bao giờ bảo nông dân đừng tranh đấu chống địa tô cao và nợ cao lãi, Đảng không khuyến khích chống nhân dân cách mạng ở Pháp Trái lại, Đảng hết sức tổ chức quần chúng tranh đấu đòi những quyền lợi hằng ngày liên kết với những quyền lợi dân chủ đơn sơ của toàn dân tộc để làm khí cụ cho dân tộc Đông Dương cùng với nhân dân Pháp, chống nạn phát xít, chống chính sách thuộc địa phản động Chỉ có bọn phá phách, bọn tờrốtkít thì mới có thể nghĩ cho chiến sách mặt trận nhân dân phản đế là giai cấp hợp tác

Theo hoàn cảnh hiện thời thì nhiệm vụ của Mặt trận dân nhân phản đế ở Đông Dương chưa phải là đánh đổ nền thống trị của đế quốc Pháp ở Đông Dương, mà chỉ là tranh đấu chống chế độ thuộc địa dã man, đòi những quyền dân chủ tự do, v.v Chúng ta ai cũng thừa hiểu rằng, vô sản và nhân dân ở Pháp bao nhiêu phen tranh đấu đổ máu mới tranh được quyền tự do dân chủ, tuy chưa phải là chân chính của quảng đại quần chúng lao động, nhưng cũng là quyền dân chủ đơn sơ để cho họ có thể công khai tổ chức và đoàn kết lực lượng để phát triển cuộc tranh đấu chống sự áp bức và bóc lột của đế quốc để bênh vực quyền lợi hằng ngày của nhân dân, do những cuộc tranh đấu ấy để dự bị cuộc thắng lợi cuối cùng của họ Nghị quyết của Quốc tế Cộng sản chỉ trích rằng: " Không hiểu sự cần thiết tranh đấu ủng hộ những di tích cuối cùng của tư sản dân chủ" Vậy cuộc tranh đấu đòi quyền dân chủ đơn sơ là một cuộc tranh đấu có giá trị, có ý nghĩa lịch sử chớ không phải là một sự hành động theo lối cải lương Chính sách của Đảng Cộng sản Đông Dương không phải là chống người Pháp, mà chỉ chống đế quốc Pháp Vậy cho nên lúc tranh đấu đòi những điều yêu cầu ấy, không những chúng ta chủ trương mật thiết với vô sản Pháp và đội tiền phong của họ và của quần chúng lao động ở Pháp là kẻ đồng minh trung thực, vĩnh viễn, mà chúng ta còn cả quyết liên lạc với các phái khác, các cá nhân và chi bộ của Mặt trận nhân dân Pháp ở Đông Dương, để thực hiện những điều yêu cầu của nhân dân Đông Dương, để chống lại với bọn tây thuộc địa phản động, bọn chân tay phát xít ở Đông Dương

Chủ trương mới của Đảng là hoạt động và tổ chức theo lối công khai và bán công khai, điều đó không phải là không làm được, mà chỉ vì mình không biết sửa đổi hình thức tổ chức mà thôi Nói tóm lại, cách tổ chức mới là làm cho quần chúng có tổ chức sơ sài, dầu các xu hướng, các tín ngưỡng, tư tưởng khác nhau mặc lòng người cộng sản ở trong ấy học tập chỉ huy luyện tập tranh đấu, có chỉ huy được các hội quần chúng rộng rãi và phức tạp như thế thì mới phải là người lĩnh đạo quần chúng và có luyện tập trong trường tranh đấu thì mới biết sự nhu cầu thiết thực của quần chúng, và quần chúng mới tự hiểu rằng cần phải củng cố hàng ngũ, mở rộng tổ chức của mình là cái khí cụ tranh đấu có hiệu quả, và hội ấy sẽ thành các đoàn thể tranh đấu cách mạng Đảng không những tranh đấu để công khai và bán công khai tổ chức các hội quần chúng và hoạt động theo cách liên lạc bí mật với công khai Do không phải là đảng bỏ cách bí mật mà theo chủ nghĩa công khai (légalisme) Đảng vẫn củng cố tổ chức và công tác bí mật của Đảng hơn xưa trong các tổ chức quần chúng phát triển và phong trào vận động lan rộng, Đảng lại hết sức thu nạp đảng viên và củng cố hàng ngũ của mình Đảng Cộng sản là đảng của vô sản giai cấp, câu ấy rất đúng với chủ nghĩa Mác về quan điểm thế giới cách mạng Xứ Đông Dương là xứ thuộc địa, công nghệ kém cỏi, thợ thuyền ít; nông dân và tiểu tư sản chiếm phần đông Nhiệm vụ của Đảng Cộng sản ở đó không những phải thâu phục đa số thợ thuyền, mà còn cần phải thâu phục quảng đại quần chúng nông dân và tiểu tư sản ở thành thị Đồng thời trong lúc lập mặt trận rộng rãi chúng ta lại phải thâu phục hết các lớp trong nhân dân Đứng trong điều kiện đó, chúng ta không nên chỉ giải thích cho quần chúng hiểu rằng Đảng là Đảng của vô sản, và chỉ bênh vực quyền lợi cho vô sản và những người lao động mà thôi Sự tuyên truyền cổ động phải mật thiết liên lạc với quyền lợi hằng ngày của quảng đại quần chúng, của toàn dân tộc mới thích hợp

Việc xác định lại lực lượng cách mạng để tập trung tối đa sức mạnh là điều rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay Để thực hiện nhiệm vụ dân sinh, dân chủ trước mắt, chúng ta cần tập hợp lại tối đa nguồn nhân lực và vật lực – điểm mấu chốt để quyết định thắng lợi

Vì muốn cho quần chúng có tổ chức vô luận theo hình thức gì, lối gì, theo sản nghiệp hay nghề nghiệp, tên gọi là gì, các hội ái hữu, hội tương tế, hội đồng hương, hội đồng minh, hội hợp tác xã, hội học sinh, hội phụ nữ, hội thể thao, ban học tối, hội hát kịch, hội đưa ma, hội lợp nhà, v.v để họ đoàn kết lại tranh đấu chống áp bức bóc lột, đòi quyền lợi thiết thực hằng ngày của họ Vì muốn cho Mặt trận nhân dân phản đế có một cơ sở quần chúng rộng rãi, nên phải sửa đổi hình thức tổ chức quần chúng theo lối công khai và bán công khai Tranh đấu cho Đảng được công khai là việc cần thiết Đảng được công khai, thì ảnh hưởng của Đảng dễ được lan chung quanh vấn đề chiến sách mới rộng trong các lớp quần chúng nhân dân, Đảng dễ lĩnh đạo và tổ chức quần chúng tranh đấu để bênh vực quyền lợi cho giai cấp thợ thuyền, cho quần chúng lao động, cho các hạng nhân dân trong dân tộc, đòi quyền tự do cho dân tộc, chống cách bóc lột quần chúng, chống khủng bố, chống áp bức về dân tộc Đảng Cộng sản là đảng của vô sản giai cấp, câu ấy rất đúng với chủ nghĩa Mác về quan điểm thế giới cách mạng Xứ Đông Dương là xứ thuộc địa, công nghệ kém cỏi, thợ thuyền ít; nông dân và tiểu tư sản chiếm phần đông Nhiệm vụ của Đảng Cộng sản ở đó không những phải thâu phục đa số thợ thuyền, mà còn cần phải thâu phục quảng đại quần chúng nông dân và tiểu tư sản ở thành thị Đồng thời trong lúc lập mặt trận rộng rãi chúng ta lại phải thâu phục hết các lớp trong nhân dân

2.4 Phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc

Cuộc dân tộc giải phóng không nhất định phải kết chặt với cuộc cách mạng điền địa Nghĩa là không thể nói rằng: muốn đánh đổ đế quốc cần phải phát triển cách mạng điền địa, muốn giải quyết vấn đề điền địa cần phải đánh đổ đế quốc Lý thuyết ấy có chỗ không xác đáng Vì rằng tuỳ hoàn cảnh hiện thực bắt buộc nếu việc tranh đấu chống đế quốc là cần kíp cho lúc hiện thời, còn vấn đề giải quyết điền địa tuy quan trọng nhưng chưa phải trực tiếp bắt buộc, thì có thể trước đánh đổ đế quốc rồi sau giải quyết vấn đề điền địa, nhưng cũng có khi vấn đề điền địa và phản đế liên tiếp giải quyết vấn đề này giúp cho vấn đề kia làm xong mục đích của cuộc vận động, nghĩa là cuộc phản đế phát triển tới trình độ võ trang tranh đấu kịch liệt, đồng thời vì muốn tăng thêm lực lượng tranh đấu chống đế quốc cần phải phát triển cuộc cách mạng điền địa

Nói tóm lại, nếu phát triển cuộc tranh đấu chia đất mà ngăn trở cuộc tranh đấu phản đế thì phải lựa chọn vấn đề nào quan trọng hơn mà giải quyết trước Nghĩa là chọn địch nhân chính, nguy hiểm nhất, để tập trung lực lượng của một dân tộc mà đánh cho được toàn thắng

Nhiệm vụ cuộc cách mạng tư sản dân quyền ở Đông Dương là đuổi đế quốc Pháp ra khỏi xứ, tẩy sạch tàn tích phong kiến, Đông Dương hoàn toàn độc lập! Chủ trương ấy không bao giờ di dịch, nhưng chưa phải là nhiệm vụ trực tiếp lập tức của Mặt trận nhân dân phản đế trong lúc hiện tại ở Đông Dương, mà nó là mục đích cuối cùng của Mặt trận nhân dân phản đế

Văn kiện "Chung quanh vấn đề chiến sách mới" (10-1936) đánh dấu sự điều chỉnh chiến lược quan trọng của Đảng Cộng sản Đông Dương trong bối cảnh lịch sử đặc thù Đảng đã nhấn mạnh sự linh hoạt trong chiến sách, phù hợp với điều kiện cách mạng, tập trung vào nhiệm vụ đòi quyền dân chủ, dân sinh, thành lập Mặt trận nhân dân phản đế, đồng thời mở rộng lực lượng cách mạng Tuy chủ trương đấu tranh trước mắt là vì quyền lợi cơ bản của quần chúng, Đảng vẫn kiên định với mục tiêu cuối cùng là giải phóng dân tộc, đánh đổ đế quốc và giành độc lập cho Đông Dương.

Tiểu kết (1936-1939)

- Về chủ trương của Đảng 7/1936 Đảng đã chỉ rõ nhiệm vụ của dân tộc ta trước mắt là tạm gác chống đế quốc, chống phong kiến mà thay vào đó là tập trung chống phát xít, phản động

Lực lượng cách mạng: tất cả đảng phái và tất cả tầng lớp nhân dân Phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc: trên toàn Đông Dương

- Về chủ trương của Đảng 10/1936

Nhiệm vụ: Về nhiệm vụ chiến lược, Đảng vẫn giữ định hướng là chống phát xít, phản động Còn đối với nhiệm vụ cụ thể, nếu như vấn đề giải phóng điền địa làm ảnh hưởng, trì trệ vấn đề giải phóng dân tộc khỏi bọn đế quốc thì có thể tạm gác việc điền địa lại mà tập trung vào vấn đề dân tộc

Lực lượng cách mạng: các giai cấp, đảng phái, đoàn thể chính trị, tín ngưỡng tôn giáo khác nhau

Phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc: trên toàn Đông Dương

- So với chủ trương của Đảng 1930-35, những năm 1936-39 có gì mới, hạn chế của Đảng đã khắc phục chưa

So với chủ trương của Đảng 1930-1935 thì những năm 1936-1939, Đảng đã có nhận thức rằng, cuộc cách mạng giải phóng dân tộc không nhất thiết phải gắn liền với cuộc cách mạng ruộng đất Nhận định “Có đánh đổ được đế quốc chủ nghĩa mới phá được các giai cấp địa chủ và làm cách mạng thổ địa được thắng lợi, mà có phá tan được chế độ phong kiến thì mới đánh đổ được đế quốc chủ nghĩa” không còn được áp dụng nữa mà “Cuộc dân tộc giải phóng không nhất định phải kết hợp chặt chẽ với cuộc cách mạng điền địa” (được đề cập trong Chung quanh vấn đề chiến sách mới 10-1936) Ngoài ra Đảng còn có nhận thức rõ hơn rằng về lực lượng cách mạng, không còn là lực lượng nông dân và công dân mà thay vào đó là tập hợp tất cả đảng phái và tất cả tầng lớp nhân dân

Với những nhận thức mới trên, Đảng đã từng bước đầu khắc phục được hạn chế của Luận cương chính trị là nhận thức được rõ hơn về mối quan hệ giữa nhiệm vụ dân tộc, phản đế với nhiệm vụ chống phong kiến, điền địa trong cách mạng Đông Dương Tuy nhiên vẫn còn tồn đọng hạn chế:

Tên Mặt trận không phù hợp với nhiệm vụ của thời kì Mặt trận dân tộc phản đế Đông Dương đã phản ánh được nhiệm vụ phản đế nhưng nhiệm vụ lúc này tập hợp nhân dân, dân tộc tập trung kẻ thù chính của giai đoạn là bọn phản động, phát xít Ngoài ra, với lực lượng đông đảo quần chúng thì cũng dẫn đến khó khăn trong việc lãnh đạo của Đảng.

CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG TRONG GIAI ĐOẠN 1939-1945

Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ VI (11/1939)

Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương liên hiệp các dân tộc xứ Đông Dương với khẩu hiệu chung: “ Phản đế, giải phóng dân tộc ” với chủ trương tuyên truyền chống đế quốc chiến tranh là chiến thuật cốt tử để đánh đổ Pháp Ngoài ra, Đảng cx cho rằng tuyên truyền phải đúng hoàn cảnh,có phương pháp,nhẫn nại,phải tin vào sự giác ngộ của quần chúng nhân dân bị đế quốc bóc lột áp bức.Tạm gác khẩu hiệu “ Đánh đổ địa chủ,chia ruộng đất cho dân cày ” thành “ Tịch thu ruộng đất của Đế quốc và Việt gian cho dân cày nghèo ”

Nhận thức được chỉ có tuyên truyền thôi là chưa đủ cần phải liên kết họ lại thành đoàn,ngũ.Một đội quân có thao luyện có chỉ huy thống nhất, có tổ chức thì mạnh gấp trăm lần một đám người ô hợp dù cho đám người này đông hơn trăm lần.Về hình thức tổ chức thì phải linh hoạt dựa theo trình độ quần chúng

Về tương tế,thì tùy thuộc vào điều kiện và hội bảo an chính là một hình thức hoàn toàn phù hợp trong tình hình này.Ngoài ra các tổ chức như nông hội,thanh niên phản đế, hội phụ nữ phản chiến với những đấu tranh đòi quyền lợi cũng góp phần không nhỏ cho những đóng góp Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương

→ Huy động toàn bộ các tầng lớp nhân dân, không phân biệt giai cấp, giới tính hay dân tộc

Chủ nghĩa phát xít phát động chiến tranh thế giới lần thứ 2 lan rộng trên phạm vi toàn cầu với mục tiêu phân chia lại thế giới và lập ra trật tự thế giới mới.Liên bang Xô Viết với chính sách hòa bình đã chiến tranh với đế quốc.Trong khi đó các Đế quốc Anh-Pháp luôn chực chờ cơ hội để đánh Liên

Xô đạp đổ thành trì cách mệnh thế giới và hệ thống xã hội chủ nghĩa

Tình hình Đông Dương Đông Dương vì là thuộc địa của Pháp đã bị lôi kéo vào một cuộc thảm sát chưa từng thấy đồng thời bị phát xít Nhật dòm ngó Chính sách của Pháp ngày càng tàn bạo thâm độc,vin vào chiến tranh ra lệnh giải tán Đảng Cộng sản, khủng bố thẳng tay.Tại Việt Nam, không những khủng bố, lừa lọc, Pháp còn tiến hành các chính sách chia rẽ dân ta với dân ta, dân ta với các dân tộc thiểu số

Về kinh tế, với mục tiêu theo đuổi chiến tranh thì Pháp đã tiến hành động viên kinh tế trong nước và thuộc địa với chủ trương tất cả công nghệ và nông nghiệp đều phải sản sinh cho chiến tranh mặc cho thất nghiệp, đói kém, chết chóc ở Đông Dương.Kinh tế Đông Dương là kinh tế cốt yếu nông nghiệp nên việc thi hành chính sách kinh tế chiến tranh của Pháp gây ảnh hưởng rất lớn đẩy nền kinh tế nông nghiệp đến sụp đổ Chính sách kinh tế chiến tranh đã gây ảnh hưởng rất nhiều đến các giai cấp trong xã hội với điểm chung là dẫn đến sự sa sút, bị bóc lột

Về các đảng phái và xu hướng chính trị:

Phong kiến Việt Nam chia thành các phe đảng khác nhau và cấu kết với đế quốc để giữ các đặc quyền Đảng Cộng sản Đông Dương là Đảng của giai cấp vô sản với mục tiêu giải phóng toàn bộ dân tộc ở Đông Dương khỏi áp bức bóc lột

Xác định rõ bước đường sinh tồn của các dân tộc Đông Dương là đánh đuổi đế quốc Pháp giành lấy độc lập dân tộc.Căn cứ vào các sự biến đổi trong nước và quốc tế cùng sự chuyển biến mới của cách mệnh thế giới và Đông Dương, Đảng ta đã thay đổi chính sách.Đảng đã thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương để đánh đổ Pháp và phong kiến.Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương cũng nhận thức rõ rằng cuộc cách mệnh không có giai cấp vô sản chỉ huy thì không thể triệt để

→ Mục tiêu hàng đầu lúc này là giành lại độc lập cho đất nước

1.4 Phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc

Cách mệnh giải phóng dân tộc là hình thức cao nhất của hình thức tranh đấu là kết quả tất yếu của quá trình tranh đấu đòi quyền lợi của quần chúng.Trước tình hình trên, Đảng đứng ra cương quyết lãnh đạo,khuếch trương phong trào đấu tranh ngày càng lớn mạnh,xoay những phong trào nhỏ lẻ vào cuộc đấu chung từng bước tiến tới bạo động để cách mệnh giải phóng dân tộc

→ Toàn quốc, tập trung vào các phong trào nổi dậy trên khắp cả nước

Ngoài ra nhiệm vụ của Đảng cũng nắm phần tất yếu: Để xây dựng và củng cố tổ chức, Đảng cần phải thống nhất ý chí và hành động, mật thiết liên lạc với quần chúng, và trang bị lý luận cách mạng Ngoài ra lựa chọn cán bộ mới, khôi phục hệ thống Bắc - Trung - Nam, củng cố liên lạc giữa các đảng bộ, và phát triển cơ sở Đảng ở các thành thị, trung tâm kỹ nghệ, hầm mỏ, đồn điền Phải kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện nghị quyết, chú trọng gây dựng ở Miên, Lào và tổ chức đảng bộ tự trị cho các dân tộc thiểu số Đặc biệt lập các ban chuyên môn và đặc biệt quan tâm đến việc chống lại sự khiêu khích của mật thám Tự nhận thức rằng Đảng ta còn trẻ tuổi, còn phạm nhiều sai lầm, phải chịu khó học tập quần chúng, tự chỉ trích, phân tích nguyên nhân thất bại để tìm phương châm sửa đổi

Các chính sách và chiến lược Đảng đề ra phù hợp với xu thế và tình hình chính trị chung của thế giới cũng như Đông Dương khi tập trung tuyên truyền giác ngộ tập hợp quần chúng nhân dân bị đế quốc bóc lột áp bức đứng lên đấu tranh rồi từng bước tiến tới Cách mệnh giải phóng dân tộc là một hình thức đấu tranh khôn ngoan để Đảng ta có thời gian chuẩn bị hoàn thiện về tổ chức cũng như thực hiện những nhiệm vụ cần thiết để củng cố về mọi mặt trong ngoài để từng bước vững mạnh và là bước ngoặt quan trọng trong đường lối của Đảng, khi Đảng đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và bắt đầu chuyển hướng sang khởi nghĩa vũ trang

Là một trong những văn kiện quan trọng mang yếu tố lịch sử, phản ánh sự thay đổi khôn ngoan trong chiến lược, thê hiện đượ khả năng đánh giá tình hình để điều chỉnh phương hướng hợp lí góp phần quan trọng trong quá rình phát triển của Đảng và phong trào cách mạng ở Đông Dương Ưu điểm

Sự điều chỉnh chiến lược linh hoạt và phân tích sâu sắc tình hình chính trị đã giúp Đảng khẳng định vững chắc trong vai trò lãnh đạo, củng cố thêm niềm tin và sự đoàn kết trong nội bộ cũng như với quần chúng nhân dân Việc tăng cường đoàn kết nhấn mạnh tầm quan trọng của sự đồng lòng, tạo nên sức mạnh to lớn cho phong trào cách mạng Quan trọng nhất, Đảng xác định rõ mục tiêu chủ chốt lúc này là giành độc lập cho đất nước, trở thành kim chỉ nam cho mọi hành động và quyết sách

Việc thực thi chiến lược gặp nhiều thách thức do tình hình phức tạp và sự phản kháng từ các lực lượng đối kháng, dẫn đến việc một số mục tiêu không đạt được như mong đợi Dù đã có chỉ đạo chuyển hướng chiến lược, văn bản vẫn thiếu những hướng dẫn cụ thể và chi tiết, gây khó khăn trong triển khai và thực hiện các chiến lược mới Bên cạnh đó, sự đàn áp mạnh mẽ của Đế quốc càng làm gia tăng khó khăn trong việc thực thi các chính sách

Sự chuyển hướng chiến lược từ đấu tranh vũ trang sang các hình thức khác cũng có thể tác động đến tinh thần đấu tranh của các tổ chức và cá nhân trong phong trào cách mạng Việc điều chỉnh chiến lược chỉ dựa trên tình hình hiện tại mà khó dự đoán được những diễn biến bất ngờ trong tương lai, khiến tổ chức có thể không đủ chuẩn bị cho các tình huống khó lường trước

Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ VII (11-1940)

Tình hình thế giới Đế quốc Đức đã làm chủ đại bộ phận địa lục Âu châu (trừ Liên Xô), thì đồng minh Anh, Pháp bị tan rã Đế quốc Pháp bị đại bại và từ địa vị một đại cường quốc tụt xuống địa vị phụ thuộc vào phe phát xít Đức, ý, Nhật Hai phần ba nước Pháp bị Đức chiếm giữ Nước Pháp hầu biến thành thuộc địa của Đức Đế quốc Ý đã xâm chiếm thuộc địa Xômali (Somalie) của Anh ở Bắc Phi và hiện đã tập trung quân đội vào Anbani (Albanie), đã định kéo sang xâm lấn Hy Lạp; mục đích Mútxôlini (Mussolini) không ngoài việc thu hẹp thế lực Anh ra khỏi Địa Trung Hải và chiếm kênh Suez và eo bể Gibờranta (Gibraltar) những yết hầu chi phối các chặng giao thông giữa Anh và đế quốc Anh ở châu Phi, Á và Úc

Hai phe đế quốc Anh, Mỹ và Đức, ý, Nhật, đương vật lộn nhau để chia lại thị trường thế giới một lần nữa

Phong trào cách mạng và phản chiến bùng nổ ở nhiều nước như Anh, Pháp, Nhật, Ý, Mỹ

Cuộc kinh tế khủng hoảng lần thứ ba sau đại chiến (1914-1918) đã bắt đầu phát sinh ở các nước đại tư bản như Anh, Mỹ từ cuối nǎm 1937 Các đế quốc tìm cách dùng chiến tranh để giải quyết khủng hoảng, đưa ra các chính sách riêng như "nền kinh tế Trục" của Đức-Ý, học thuyết Monroe của Mỹ, và

"khu vực thịnh vượng chung" của Nhật Tuy nhiên, những biện pháp này không hiệu quả Ngược lại, chiến tranh làm trầm trọng thêm tình hình kinh tế, gây ra thiếu hụt nhân công, giảm sản xuất, tăng giá nguyên liệu và sinh hoạt, khiến người dân lâm vào cảnh đói khổ

Tính đến tháng 10 nǎm 1940, số đảng viên ở Trung, Nam, Bắc Kỳ còn ít ỏi quá, tương đối với toàn số dân chúng Đảng bộ ba xứ bị thiệt thòi khá nhiều bởi cuộc khủng bố tháng 9-1939, nhưng nhiều đảng viên mới đã gia nhập Đảng, khiến cho Đảng mau bù đắp được sự thiệt thòi và được mở rộng ra là khác

Hiện thời đa số đảng viên là dân cày và tiểu tư sản Đó là cái thành phần xã hội tất nhiên phải có của một Đảng Cộng sản ở một xứ nông nghiệp lạc hậu

Vì chính sách khủng bố tǎng gia của đế quốc Pháp, vì sự chuyển hướng sang công tác hoàn toàn bí mật của Đảng sau cuộc đàn áp tháng 9-1939, không được mau lẹ và khôn khéo, nên có nhiều chi bộ xí nghiệp của Đảng ở Ba Son, Đềpô (Depot), Xe lửa Sài Gòn, Máy sợi Nam Định, Máy tơ Nam Định, Xi mǎng (ciment) Hải Phòng, các mỏ Hòn Gai, Cẩm Phả, xe lửa Vinh, v.v bị phá Cái đó làm cho thành phần công nhân của Đảng đã kém lại kém thêm

Hầu hết các đảng viên đều biết chữ Song trình độ hiểu biết phổ thông kém, nên công việc nghiên cứu và tự luyện rất chậm chạp Nhân thế, trình độ lý luận và công tác của các đồng chí cũng chậm phát triển Tuy nhiên, một điều đáng mừng là các đồng chí rất hǎng hái Có nhiều đồng chí khi thất bại bị tra tấn rất dã man mà vẫn giữ được tinh thần Có nhiều đồng chí chuyên môn bị truy tầm rất gay gắt, hoạt động trong những điều kiện rất khó khǎn vẫn cương quyết tranh đấu không nản chí Đảng vẫn chưa khôi phục được những chi bộ ở những nơi công nhân tập trung, như những đồn điền Nam Kỳ, những mỏ ở Bắc Kỳ và những tỉnh thành kỹ nghệ phát triển Nam Định, Hải Phòng, Sài Gòn Đảng bộ Nam Kỳ đã tổ chức ra những đội tuyên truyền chuyên môn đi diễn thuyết ở những chỗ đông người như đình đám, chợ búa, v.v Phương pháp tuyên truyền linh tinh này có nhiều kết quả Nó kích thích nhân tâm, xôn xao dư luận Một điều đặc biệt nữa là Đảng bộ Nam Kỳ đã phát truyền đơn riêng cho từng giới, từ thợ thuyền, dân cày, binh lính đến các giới tư sản, địa chủ, trí thức, kỳ lý, v.v Do những lời kêu gọi thống thiết trong những truyền đơn ấy, một phần tổng lý đã có thiện cảm với cách mạng hoặc chỉ đứng trung lập, không thiết đàn áp cách mạng để làm lợi cho đế quốc Pháp, kẻ thù chung của dân tộc

Vì Ban Trung ương Chấp hành bị thất bại gần hết nên non một nǎm nay, việc chỉ huy toàn Đảng không được thống nhất Xứ nào riêng Xứ uỷ ấy chỉ huy, và sự liên lạc giữa các cơ quan chấp hành các xứ cũng không được liên tiếp Vì vậy, các đảng bộ các xứ không hành động thống nhất, sáng kiến, kinh nghiệm không thể trao đổi cho nhau một cách liên tiếp mau lẹ Thậm chí những khẩu hiệu tuyên truyền cũng không được thống nhất, thí dụ khẩu hiệu cách mạng thổ địa

Phong trào tranh đấu của công nhân đương có cơ phát triển thì bỗng cuộc đình chiến làm cho một số thợ bị thải, một phần đông thợ thất nghiệp giở, vì sức sinh sản giảm đi Tổ chức công hội lại kém, quỹ cứu tế thất nghiệp không có Sự liên lạc giữa công nhân có việc và công nhân thất nghiệp thiếu sót nên phong trào thợ thuyền sút kém, không được bằng phong trào dân cày

Khi bắt đầu chiến tranh, thuế má tǎng gia, cách trừng phạt tiểu thương quá thiên lệch và quá ngặt mà Đảng ta không tổ chức được những cuộc bãi thị biểu tình phản đối thuế má nào đáng kể

Tình hình các hội quần chúng

Chưa kể Miên và Lào, số quần chúng có tổ chức dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng ở Trung, Nam, Bắc Kỳ có kể hàng mấy vạn người, song so với toàn thể dân số Đông Dương con số ấy vẫn còn là ít Ngoài ra nhiều quần chúng có chân trong hội tương tế, ái hữu công khai và các phường hội ở thôn quê chịu ít nhiều ảnh hưởng của Đảng

Riêng ở Nam Kỳ, Đảng bộ ở đấy xét nghiệm thấy rằng đã có đến 30% quần chúng nhân dân có xu hướng cộng sản

Các đồng chí ở những nơi chú trọng lập hội phản để cứu quốc không nhận thấy rằng sự liên minh của công nông là xương sống của Mặt trận Muốn cho cái xương sống ấy được vững chắc, công hội, nông hội cần phải mở rộng Cùng với Đảng, những tổ chức ấy phải làm cơ sở cho Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế

Duy chỉ có Nam Kỳ là các tổ chức được tương đối phát triển một cách đều đặn Hiện nay, ở Nam Kỳ, Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế đã thống nhất từ các làng đến tỉnh và đương đi đến thống nhất toàn xứ

Khẳng định sự đúng đắn của chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiếc lược của Hội nghị lần thứ VI tháng 11/1939, xác định kẻ thù trước mắt là phát xít Nhật-Pháp

Chủ lực cách mạng là vô sản giai cấp gồm có vô sản thành thị và thôn quê (trong đó thợ thuyền kỹ nghệ là lực lượng kiên quyết nhất) Sức dự trữ trực tiếp của cách mạng tư sản Đông Dương là:

- Tiểu tư sản thành thị,

- Tư sản bản xứ - kể cả tư sản công nghệ, thương mại và phú nông,

- Cách mạng ở các nước lân bang (Xiêm, Tàu, ấn Độ, v.v ),

-Sức dự trữ gián tiếp của cách mạng tư sản Đông Dương là:

- Cuộc xung đột giữa các đế quốc chủ nghĩa về vấn đề Đông Dương (Pháp, Nhật; Xiêm, Pháp; Anh, Mỹ, Pháp, Nhật), v.v

2.4 Phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc

Hội nghị Trung ương lần thứ VIII ( 5/1941 )

Từ năm 1939, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, hai phe đế quốc giành xé nhau quyền lợi, hầu hết các dân tộc trên thế giới đều bị kéo vào cuộc chém giết khổng lồ này Lần này đế quốc đua nhau dùng những ký thuật chiến tranh, những chiến cụ có sức phá hoại và giết người gấp trăm lần so với cuộc chiến tranh trước Chính vì quyền lợi của quân tư bản mà nhân loại bị tiêu tan thêm một lần nữa nhưng với sức càn quét gấp trăm ngàn làn so với cuộc chiến trước

Tuy nhiên cuộc chiến này có những đặc điểm trên là điều kiện thuận lợi cho cách mạng thế giới để mau tiêu diệt đế quốc Những đặc điểm của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai: chiến tranh xảy ra khi có một nước xã hội chủ nghĩa là Liên Xô với lực lượng chiếm 1/6 thế giới, chiếm được địa vị chính trị quan trọng trên thế giới, làm trụ cột của giai cấp vô sản; Xen vào là những cuộc chiến chống xâm lược của các thuộc địa với các đế quốc; Giai cấp vô sản mạnh mẽ, đoàn kết, họ có Đảng Cộng sản lãnh đạo và có bậc lãnh tụ tối cao dẫn đường với một đường lỗi chính trị đúng đắn là Quốc tế đệ tam

Mặt khác, cuộc đế quốc chiến tranh càng dữ dội thì các phong trào cách mạng càng do đó mà bành trướng mau lẹ Các phong trào ngày càng phát triển ở cả Á, Âu và Mỹ Tại châu âu, các công nhân Đức, Pháp nhiều lần nổi dậy tranh đấu ,bạo động, một cuộc Đại hội gồm 20000 đại biểu cộng sản quyết nghị tranh đấu chống chiến tranh xâm lược tại Anh, Hồng quân Liên Xô đã giúp thành lập chính quyền cách mạng và thực hành khẩu hiệu cách mạng cho nhiều nước ở khu vực Châu âu Tại Châu á, các đội du kích Trung Quốc gồm hơn 12 triệu người đang đấu tranh để khôi phục đất đai, số đảng viên cộng sản hiện có trên 50 vạn người

Khu vực Đông Dương bị Pháp lôi cuốn vào vòng chiến tranh làm kinh tế đổ nát, chính trị rối rắm

Về kinh tế, chúng ta trải qua 3 giai đoạn Kinh tế chiến thời thuộc Pháp, tất cả bộ máy kinh tế đều chiến tranh hóa; về nông nghiệp, bắt buộc trồng các thứ thầu dầu, khoai tây để cung cấp chiên tranh; tăng gia sưu thuế, mở ra quỹ

“Pháp –Việt bác ái “ bắt buộc nhân dân bỏ vào để giúp quỹ chiến tranh; bần cùng hóa nhân Đến khi Nhật chiếm Lạng Sơn, kinh tế hỗn loạn; thị trường thiếu hàng hóa kỹ nghệ, đồng bạc mất giá, nhân công bị đào thải, dân chúng và lớp tư sản phá sản; thương mại ra ngoài bị cắt đứt Quân Nhật tự do khai khẩn các mỏ, tự do mua các nông, lâm, khoáng sản để cung cấp cho chiến tranh;lập ra cả nhà băng, độc quyền về thị trường

Về chính trị, Pháp đã phát xít hóa đồng thời lại quân nhân hóa bộ máy cai trị Lần lần giảm quan văn và đem quan võ vào ngạch cai trị Ra lệnh giải tán Đảng Cộng sản, giải tán các đoàn thể lương tế ái hữu, rút bỏ chức nghiệp của nhân dân Chính sách bạo ngược tàn ác để thu của, bắt người tham gia vào chiến tranh, thẳng tay bắn giết để đàn áp phong trào giải phóng Đông Dương Mặc dù sự đàn áp liên miên, tàn bạo của Pháp, các phong trào cách mạng vẫn sôi nổi Đặc biệt là các cuộc khởi nghĩa của nhân dân Bắc Sơn và Nam Kỳ, anh em binh lính Đô Lương Tuy các cuộc nổi dậy không thành công nhưng đó là những tiếng súng báo hiệu cho cuộc khởi nghĩa toàn quốc, bước đầu tranh đấu của các dân tộc ở một nước Đông Dương

Tháng 5/1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước và chủ trì Hội nghị lần thứ tám Ban Châp hành Trung ương Đảng Hội Nghị khẳng định: “ Vấn đề chính là nhận định cuộc cách mạng trước mắt của Việt Nam là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, lập ra Mặt trận Việt Minh với khẩu hiệu là: Đoàn kết toàn dân, chống Nhật, chống Pháp, tranh lại độc lập; hoãn cách mạng ruộng đất”

Hội nghị Trung ương Đảng xác định hai nhiệm vụ chính lúc bấy giờ: Đầu tiên, về vấn đề dân tộc là chỉ phải giải quyết một vấn đề cần kíp

“ dân tộc giải phóng” Hội nghị quyết định tiếp tục tạm gác khẩu hiệu “ đánh đổ địa chủ , chia ruộng đất cho dân cày”, thay bằng các khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo, chia lại ruộng đất công cho công bằng, giảm tô, giảm tức Hội Nghị chỉ rõ: “Trong lúc này quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới sự sinh tử, tồn vong của quốc gia, của dân tộc Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được”

Thứ hai là Hội nghị xác định chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của Đảng và nhân dân; “phải luôn chuẩn bị lực lượng sẵn sàng, nhằm vào cơ hội thuận tiện hơn cả mà đánh lại quân thù” Hội nghị còn xác định nhưng điều kiện chủ quan, khách quan và đự đoán thời cơ tổng khởi nghĩa

Tập hợp rộng rãi mọi lực lượng, tất cả các giai cấp trong mặt trận Việt Minh để giải phóng dân tộc “ không phân biệt thợ thuyền, dân cày, phú nông, địa chủ, tư bản bản xứ, ai có lòng yêu nước thương nòi sẽ cùng nhau thống nhất mặt trận, thu góp toàn lực đem tất cả ra giành quyền độc lập, tự do cho dân tộc”

3.4 Phạm vi giát quyết vấn đề dân tộc

Giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương, thi hành chính sách “dân tộc tự quyết” Sau khi đánh đuổi Pháp-Nhật, các dân tộc sẽ “tổ chức thành liên bang cộng hòa dân chủ hay đứng riêng thành lập một quốc gia tùy ý, sự tự do độc lập của các dân tộc sẽ được coi trọng” Từ đó, Hội nghị quyết định thành lập ở mỗi nước một mặt trận riêng, thực hiện đoàn kết từng dân tộc, đồng thời đoàn kết chống lại kẻ thù chung Chủ trương của Đảng với dân tộc ta, sau khi cách mạng thành công sẽ thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa theo tinh thần tân dân chủ, một hình thức nhà nước “ của chung cả toàn thể dân tộc”

Hội nghị xác định khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trọng tâm của Đảng và nhân dân Nhấn mạnh nhiệm vụ giải phóng dân tộc, tạm gác khẩu hiệu

“ đánh đổ địa chủ , chia ruộng đất cho dân cày”, thay bằng các khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo, chia lại ruộng đất công cho công bằng, giảm tô, giảm tức Thi hành chính sách “dân tộc tự quyết”, giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương Hội nghị tập hợp rộng rãi mọi lực lượng, tất cả các giai cấp, những người yêu nước trong mặt trận Việt Minh để giải phóng dân tộc Chủ trương của Đảng với dân tộc ta, sau khi cách mạng thành công sẽ thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa theo tinh thần tân dân chủ, một hình thức nhà nước “ của chung cả toàn thể dân tộc”.

Tiểu kết

- Chủ trương của Đảng ở Hội nghị Trung ương tháng 11 năm 1939 Đảng đã xác định chủ trương nhiệm vụ chủ yếu là chống thực dân Pháp và Nhật Bản, đồng thời chuẩn bị cho cuộc đấu tranh giành độc lập Đề ra chiến lược chuyển từ đấu tranh chính trị sang chuẩn bị cho khởi nghĩa vũ trang Điều này bao gồm việc xây dựng lực lượng vũ trang và tổ chức phong trào quần chúng Đảng còn tăng cường tổ chức và tuyên truyền, nhấn mạnh việc củng cố tổ chức Đảng, nâng cao chất lượng đảng viên và phát động phong trào tuyên truyền mạnh mẽ

- Chủ trương của Đảng ở Hội nghị Trung ương tháng 11 năm 1940 Đảng đã xác định nhiệm vụ cấp bách là chống kẻ thù xâm lược và chuẩn bị cho khởi nghĩa vũ trang Đánh giá tình hình mới do sự xâm lược của Nhật Bản và sự tạm lắng của Pháp Tăng cường tổ chức và liên minh, nhấn mạnh việc củng cố tổ chức Đảng, tăng cường liên minh với các lực lượng cách mạng khác, và chuẩn bị cho cuộc đấu tranh quyết liệt Bên cạnh đó, Đảng còn chủ trương quyết định chuyển hướng từ đấu tranh chính trị sang chuẩn bị cho khởi nghĩa vũ trang Tập trung vào việc xây dựng lực lượng vũ trang và tổ chức quần chúng

- Chủ trương của Đảng ở Hội nghị Trung ương tháng 05 năm 1941 Đảng chủ trương xây dựng liên minh, tăng cường liên minh với các lực lượng cách mạng và tổ chức yêu nước để tạo ra sức mạnh tổng hợp trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù Đề ra các biện pháp tuyên truyền và nâng cao nhận thức của quần chúng Chuẩn bị các căn cứ địa, vũ khí, và tổ chức các hoạt động cách mạng Quyết định củng cố tổ chức Đảng, xây dựng lực lượng vũ trang, và chuẩn bị các phương án chiến lược cho cuộc khởi nghĩa Không những thế, Đảng còn Xác định thời điểm đã đến để phát động cuộc khởi nghĩa vũ trang toàn quốc Xác định mục tiêu là giành độc lập dân tộc và thành lập chính quyền công nông

Tóm lại, so với những chủ trương của Đảng giai đoạn 1936 – 1939 thì ở giai đoạn 1939 – 1941 đã có những thay đổi mới Đảng chuyển hướng chiến lược từ đấu tranh chính trị và hợp pháp sang chuẩn bị cho khởi nghĩa vũ trang Đặc biệt là khi Nhật Bản xâm lược Đông Dương và Pháp suy yếu, Đảng quyết định tổ chức khởi nghĩa vũ trang toàn quốc Chú trọng vào việc xây dựng lực lượng vũ trang, củng cố tổ chức Đảng, và chuẩn bị các phương án chiến lược cho cuộc khởi nghĩa Việc xây dựng lực lượng vũ trang và tổ chức phong trào quần chúng được nâng cao, tăng cường tuyên truyền và xây dựng liên minh để chuẩn bị cho cuộc cách mạng.

TỔNG KẾT: Tổng kết quá trình Đảng từng bước hoàn chỉnh đường lối cái mạng giải phóng dân tộc ( 1930 - 1945 )39 1 Những chuyển biến trong xác định nhiệm vụ cách mạng (1930-1945)

Những chuyển biến trong xác định lực lượng cách mạng (1930-1945)

Từ khi ra đời, Luận cương chính trị tháng 10/1930 đã xác định rõ giai cấp công nhân và nông dân là lực lượng chính của cách mạng, với vai trò lãnh đạo thuộc về giai cấp công nhân Tuy nhiên, Đảng đã mắc sai lầm khi chưa đánh giá đúng tiềm năng của các tầng lớp tiểu tư sản, trí thức và dân nghèo thành thị Đảng cho rằng các tầng lớp này hoặc có thái độ do dự hoặc chỉ tham gia cách mạng trong giai đoạn đầu, sau đó sẽ chống lại khi phong trào cách mạng lên cao, dẫn đến việc chưa phát huy được hết sức mạnh của khối đoàn kết dân tộc Đến Đại hội lần thứ Nhất năm 1935, Đảng đã mở rộng phạm vi liên minh, kêu gọi các tầng lớp xã hội khác tham gia vào mặt trận dân tộc thống nhất, nhưng sự chuyển biến thực sự diễn ra tại Hội nghị Trung ương tháng 7/1936, khi Đảng bắt đầu thành lập Mặt trận Dân chủ Đông Dương Mặt trận này bao gồm các tầng lớp công nhân, nông dân, trí thức, tư sản dân tộc và địa chủ vừa và nhỏ, tạo nên một liên minh rộng rãi và đa dạng hơn so với giai đoạn trước Tháng 10/1936, văn kiện “Chung quanh vấn đề chiến sách mới” tiếp tục khẳng định lực lượng cách mạng là đông đảo quần chúng nhân dân, không phân biệt thành phần, giai cấp hay tín ngưỡng

Giai đoạn 1940-1945 chứng kiến sự ra đời của Mặt trận Việt Minh, được thành lập tại Hội nghị Trung ương lần thứ 8 tháng 5/1941, tập hợp toàn bộ các tầng lớp nhân dân yêu nước, không phân biệt giai cấp, tầng lớp Đảng đã huy động sự tham gia của toàn thể dân tộc Việt Nam, từ công nhân, nông dân đến trí thức, tiểu tư sản, và các tầng lớp lao động khác, xây dựng một liên minh rộng lớn, liên hiệp các dân tộc Đông Dương để đấu tranh giành độc lập Điều này thể hiện sự khắc phục triệt để những sai lầm trước đây, huy động sức mạnh toàn dân tộc để tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền.

Những chuyển biến trong xác định phạm vi cách mạng (1930-1945)

Ban đầu, Đảng xác định phạm vi cách mạng là trên toàn Đông Dương, với mục tiêu kết hợp cách mạng Việt Nam với phong trào cách mạng thế giới, đặc biệt là cách mạng vô sản toàn cầu Luận cương chính trị 1930 và các văn kiện từ 1936 đến 1939 tiếp tục duy trì quan điểm này, xác định cách mạng là cuộc đấu tranh giải phóng toàn thể nhân dân Đông Dương, nhưng điều này lại vượt quá sức lực của Đảng và bỏ qua nhu cầu tự quyết của các dân tộc khác trong khu vực

Hội nghị Trung ương lần thứ 6 vào tháng 11/1939 bắt đầu có những chuyển biến rõ rệt, khi Đảng tập trung hơn vào tình hình trong nước, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc Việt Nam lên hàng đầu Sự thay đổi quan trọng diễn ra tại Hội nghị Trung ương lần thứ 8 vào tháng 5/1941, khi Đảng xác định rõ mỗi dân tộc Đông Dương cần có mặt trận riêng, tập trung vào giải quyết vấn đề nội bộ từng nước nhưng vẫn duy trì sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung Phạm vi cách mạng lúc này không còn chỉ là toàn Đông Dương mà đã đặt trọng tâm vào việc giành lại độc lập cho từng quốc gia, đặc biệt là Việt Nam.

Ngày đăng: 20/10/2024, 09:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w