1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

trên cơ sở nghiên cứu những chủ trương của đảng từ năm 1930 đến 1945 làm rõ quá trình đảng từng bước khắc phục hạn chế và hoàn chỉnh đường lối cách mạng giải phóng dân tộc

28 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trên cơ sở nghiên cứu những chủ trương của Đảng từ năm 1930 đến 1945, làm rõ quá trình Đảng từng bước khắc phục hạn chế và hoàn chỉnh đường lối cách mạng giải phóng dân tộc
Tác giả Nguyễn Ngọc Yến Ái, Diệp Thiên Nam An, Nguyễn Đức An, Trần Nguyễn Duy Anh, Bùi Nguyễn Quốc Bảo, Nguyễn Quốc Bình
Người hướng dẫn Đào Thị Bích Hồng
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Thể loại Bài tập nhỏ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Tp.HCM
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 292,51 KB

Nội dung

Hai nhiệm vụ chiến lược đó có mối quan hệ khăng khít với nhau:”1 vì cóđánh đổ đế quốc chủ nghĩa mới phá được giai cấp địa chủ và làm cách mạng thổ địamới thắng lợi; mà có phá tan chế độ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

BÀI TẬP NHỎ 1 MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

ĐỀ TÀI:

TRÊN CƠ SỞ NGHIÊN CỨU NHỮNG CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG TỪ NĂM

1930 ĐẾN 1945, LÀM RÕ QUÁ TRÌNH ĐẢNG TỪNG BƯỚC KHẮC PHỤC HẠNCHẾ VÀ HOÀN CHỈNH ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC

LỚP DT02 - NHÓM 1 - HK 213

Giảng viên hướng dẫn: Đào Thị Bích Hồng Sinh viên thực hiện:

1 Nguyễn Ngọc Yến Ái - 2010883

2 Diệp Thiên Nam An - 1912514

3 Nguyễn Đức An - 2010102

4 Trần Nguyễn Duy Anh - 2012614

5 Bùi Nguyễn Quốc Bảo - 1912652

6 Nguyễn Quốc Bình - 1910055Tp.HCM, tháng 6 năm 2022

Trang 2

PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

ST

T

Họ tên sinh viên MSSV Phân công công việc Mức độ hoàn

thành 1

Nguyễn Ngọc Yến Ái

4 Trần Nguyễn Duy Anh 2012614 Phần 1, tổng kết 100%

5 Bùi Nguyễn Quốc Bảo 1912652 Phần 2, mở đầu, tổng

Trang 3

II CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG TRONG NHỮNG NĂM 1936-1939 12

1 Chủ trương đấu tranh đòi quyền dân chủ dân sinh (7-1936) 12

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Mùa xuân năm 1930, Bác Hồ sáng lập ra Đảng cộng sản Việt Nam Hơn 90năm qua, Đảng đã lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân đi từ thắnglợi này đến thắng lợi khác Ví như sự thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, giành độclập dân tộc, đưa dân tộc thoát khỏi sự áp bức bóc lột, ách nô lệ, cùng với sự khai sinh

ra đất nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam là một thắng lợi vĩ đại, là mốc sonchói lọi, là kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ

đồ, tiềm lực và uy tín như ngày nay Tất cả những thắng lợi trên, gắn liền với sự lãnhđạo sáng suốt, tài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ thiên tài của Đảng

và dân tộc ta, trong đó quan trọng nhất chính là đường lối cách mạng giải phóng dântộc tài tình đúng đắn

Đường lối cách mạng giải phóng dân tộc là nhân tố hàng đầu quyết định thắnglợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám Quá trình hình thành đường lối chiến lược giảiphóng dân tộc là quá trình vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụthể của xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX - một xã hội thuộc địa nửa phong kiến Dướiách thống trị tàn bạo của thực dân Pháp, Việt Nam từ một xã hội phong kiến thuần túybiến thành một xã hội nửa thuộc địa, nửa phong kiến Trong lòng xã hội Việt Nam thời

kỳ này đã hình thành nên những mâu thuẫn giai cấp, dân tộc đan xen rất phức tạp Vìvậy, để hình thành đường lối cách mạng đúng đắn nghĩa là phải vận dụng lý luận cáchmạng vào điều kiện lịch sử cụ thể của xã hội thuộc địa Việt Nam để nhận thức đúngmâu thuẫn cơ bản, chủ yếu của xã hội Việt Nam, xác định đúng kẻ thù, quyết địnhnhiệm vụ chiến lược, các chủ trương chính sách để tập hợp lực lượng và phương phápcách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn Do đó, quá trình hình thành đường lối cáchmạng giải phóng dân tộc giai đoạn 1930 – 1945, Đảng ta đã trải qua quá trình đấutranh cách mạng kiên cường vừa trực tiếp tuyên truyền, giáo dục, vận động tổ chứcquần chúng đấu tranh chống đế quốc thực dân, vừa đấu tranh để đánh đổ các di tíchphong kiến, đánh đổ bóc lột, chống sưu cao thuế nặng, chống khủng bố dã man, vừa

Trang 5

phát triển lực lượng bổ sung, tăng cường lãnh đạo các cấp của Đảng nhất là phải nhiềulần lập mới, bổ sung Ban chấp hành Trung ương của Đảng, … Sự lãnh đạo của Đảng

ta đối với xã hội trước hết là bằng cương lĩnh, đường lối chính trị, mà theo nguyên tắchoạt động của Đảng Cộng sản thì cương lĩnh, đường lối chính trị của Đảng phải doĐại hội – cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng quyết định Ban Chấp hành Trung ương

có trọng trách vận dụng sáng tạo lý luận cách mạng vào thực tiễn để hình thành, pháttriển, hoàn thiện đường lối chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc Và chính nhờnhững chủ trương, những quyết sách đúng đắn đã khắc phục những hạn chế và hoànchỉnh đường lối cách mạng giải phóng dân tộc của Đảng đã giúp đất nước thắng lợihoàn toàn, đánh dấu một cột mốc chói lọi

Chính vì những thắng lợi mà đường lối cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắnmang lại, nhóm em sẽ phân tích những chủ trương của Đảng từ năm 1930 – 1945, đểhiểu hơn và làm rõ quá trình Đảng ta từng bước khắc phục hạn chế và hoàn chỉnhđường lối cách mạng giải phóng dân tộc, từ đó có thể học hỏi, tiếp thu và có thêmnhiều kiến thức về lịch sử Đảng

2 ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:

Phân tích và nghiên cứu những chủ trương của Đảng từ năm 1930 đến 1945, làm

rõ quá trình Đảng từng bước khắc phục hạn chế và hoàn chỉnh đường lối cách mạnggiải phóng dân tộc

Trang 6

- Giai đoạn 1936 – 1939: Chủ trương đấu tranh đòi quyền dân chủ dân sinh vàchung quanh vấn đề chính sách mới

- Giai đoạn 1939 – 1945: Nghị quyết hội nghị BCHTW lần thứ 6 (11-1939) Nghịquyết hội nghị BCHTW lần thứ 7 (11-1940) và Nghị quyết hội nghị BCHTW lần thứ

8 (5 - 1941)

Trang 7

PHẦN NỘI DUNG

I CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG TRONG NHỮNG NĂM 1930 - 1935

1 Luận cương chính trị (10-1930)

1.1 Phân tích các nội dung của văn kiện

Đầu tiên là nhiệm vụ cách mạng: Với tính chất của cuộc cách mạng ở ĐôngDương lúc bấy giờ là một “cuộc cách mạng tư sản dân quyền”,”có tính chất thổ địacách mạng và phản đế” và vì thế với tính chất như vậy nhiệm vụ cốt yếu đặt ra chomột cuộc cách mạng tư sản dân quyền bấy giờ sẽ là:”tranh đấu để đánh đổ các di tíchphong kiến, đánh đổ các cách bóc lột theo lối tiền tư bản và để thực hành thổ địa cáchmạng cho triệt để và đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông Dương hoàntoàn độc lập Hai nhiệm vụ chiến lược đó có mối quan hệ khăng khít với nhau:”1 vì cóđánh đổ đế quốc chủ nghĩa mới phá được giai cấp địa chủ và làm cách mạng thổ địamới thắng lợi; mà có phá tan chế độ phong kiến thì mới đánh đổ được đế quốc chủnghĩa”, qua hai nhiệm vụ cấp thiết trên được đề ra trong văn kiện ta có thể nhận thấyđược Đảng Cộng sản Đông Dương lúc bấy giờ vô cùng đặt nặng vấn đề chống phongkiến để giành lại ruộng đất cho nông dân, xem đó như vấn đề hàng đầu cần được cấpbách giải quyết còn vấn đề về chống thực dân pháp để giải phóng Đông Dương vẫn rấtquan trọng song thông qua những lời trích dẫn từ văn kiện ta có thể nhận thấy rằng đókhông còn được đặt trọng tâm lên hàng đầu nữa

Tiếp đến là về lực lượng cách mạng:

Đối với giai cấp vô sản, dân cày : họ lần lượt là động lực chính và mạnh củacuộc cách mạng tư sản dân quyền theo như luận cương đã xác định Sở dĩ giai cấp vôsản, dân cày đóng vai trò vô cùng quan trọng là do họ đều là những tầng lớp bị bóc lộtnặng nề theo lối tư bản chủ nghĩa dẫn đến họ vô cùng hăng hái đấu tranh để chống lại

tư bản đế quốc

Đối với giai cấp tư sản thì luận cương có những góc nhìn như sau:

1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, 2002,t.2,tr.97,98

Trang 8

“Bọn tư bổn thương mại vì có lợi quyền dính dáng với đế quốc nên đứng về mộtphe với đế quốc chủ nghĩa và địa chủ mà chống cách mạng”2

“Bọn tư bổn công nghệ vẫn có lợi quyền trái với đế quốc chủ nghĩa”3 nhưng dosức lực kém, liên quan đến địa chủ cũng như sợ các phong trào vô sản và chịu ảnhhưởng phản cách mạng của tư bản Tàu và Ấn Độ nên chỉ đứng về mặt quốc gia cảilương, nhưng khi cách mạng vô sản nổi lên thì giai cấp này sẽ theo phe đế quốc chủnghĩa

Đối với giai cấp tiểu tư sản luận cương đã xác định:

Thủ Công nghiệp thường có thái độ do dự đối với Cách Mạng

Tiểu Tư sản thương gia thì muốn giữ chế độ hiện thời và không tán thành vớiCách mạng

Tiểu tư sản,trí thức, học sinh chỉ hăng hái tham gia lúc ban đầu, luận cương cũng

đã xác định rằng:” chúng nó không thể bênh vực quyền lợi cho dân cày được, vì phầnnhiều có dây dướng với bọn địa chủ”4

Với luận cương 10/1930 Đảng cộng sản Đông Dương gần như đặt niềm tin tuyệtđối vào giai cấp vô sản, dân cày và xem họ là lực lượng cách mạng cốt lõi của cuộccách mạng, phần nhiều cũng phải đồng ý với quan điểm này bởi họ là lực lượng vôcùng đông đảo trong xã hội, hơn hết tinh thần cách mạng của họ là vô cùng cao dochịu nhiều sự tra tấn bốc lộc của các chủ nghĩa thực dân,đặc biệt với nhiệm vụ củacuộc cách mạng lúc bấy giờ là cách mạng tư sản dân quyền cho nên lãnh đạo cáchmạng là giai cấp vô sản là rất đúng đắn Nhưng thực sự Đảng cộng sản Đông Dươngvẫn gần như chưa đặt niềm tin vào các giai cấp còn lại mặc dù có thể ngoài vô sản rathì các tầng lớp khác vẫn vô cùng yêu nước và rất khát khao được hợp sức với Cáchmạng

2 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, 2002,t.2,tr.99

3 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, 2002,t.2,tr.99,100

4 Đ ng C ng s n Vi t Nam: ả ộ ả ệ Văn ki n Đ ng toàn t p ệ ả ậ , Nxb Chính tr quốốc gia, 2002,t.2,tr.100

Trang 9

Cuối cùng là vấn đề phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc: với việc đổi tên từ ĐảngCộng sản Việt Nam sang Đảng Cộng sản Đông Dương, ta cũng có thể thấy được phạm

vi cách mạng giờ đây không chỉ gói gọn trong Việt Nam nữa mà giờ đã mở rộng ratoàn bộ Đông Dương, với các thành viên của 3 nước Việt Nam, Lào và Campuchia.Với việc mở rộng phạm vi của cuộc cách mạng đòi hỏi Đảng sẽ cần phải thực sự nỗlực cũng như phải thực sự đoàn kết hết mực giữa ba dân tộc kể trên mới có thể hoànthành được cuộc cách mạng đầy thử thách

1.2 Nhận xét

Ưu điểm đạt được:

Luận cương một lần nữa khẳng định được vai trò lãnh đạo của Đảng, trong bốicảnh hiện giờ là Đảng Cộng sản Đông Dương đối với cách mạng

Khẳng định nhiều vấn đề căn bản thuộc về chiến lược cách mạng mà Cương lĩnhchính trị đầu tiên đã nêu ra như nhấn mạnh vai trò lãnh đạo của Đảng, tầm quan trọngtrong quan hệ với cách mạng vô sản thế giới và lực lượng cách mạng chủ yếu là côngnhân và nông dân

Đã phát triển và hoàn chỉnh hóa “Chính cương và sách lược vắn tắt” của Nguyễn

Ái Quốc

Luận cương là kết quả của sự vận dụng đúng đắn và sáng tạo những nguyên lýcủa chủ nghĩa Mác – Lênin, đường lối quốc tế cộng sản với thực tiễn cách mạng ViệtNam và cách mạng Đông Dương

Hạn chế:

Đối với nhiệm vụ cách mạng, luận cương 3/1930 quá đề cao nhiệm vụ chốngphong kiến của nhân dân, mặc dù nhiệm vụ cấp thiết nhất lúc bấy giờ chính là là cầnphải đánh đổ thực dân Pháp để giành lại nền độc lập

Luận cương cũng không nêu ra được mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn giữa dântộc của 3 nước Đông Dương và đế quốc Pháp mà chỉ nhấn mạnh vào mâu thuẫn giữanông dân và phong kiến, trong khi mâu thuẫn giữa 2 giai cấp nông dân với phong kiến

ở thời điểm bấy giờ không thực sự gay gắt

Trang 10

Tiếp đến là vấn đề lực lượng cách mạng, trong văn kiện gần như chỉ khẳng địnhgiai cấp vô sản là giai cấp đầy đủ những phẩm chất để lãnh đạo cách mạng cũng như

là động lực của cuộc cách mạng Không giống như cương lĩnh đầu tiên của Đảng vào3/1930 là vừa khẳng định tầm quan trọng của giai cấp vô sản hơn hết cũng cần phảitận dụng sức mạnh, lòng yêu nước của các giai cấp khác như tiểu tư sản, trung nông,thanh niên… để làm dày thêm lực lượng yêu nước cũng như tận dụng được nguồn sứcmạnh của toàn thể giai cấp yêu nước,nhưng trong luận cương 10/1930 thì lại đánh giáquá thấp vai trò cách mạng của giai cấp tiểu tư sản, khả năng chống đế quốc của tưsản dân tộc hơn hết là về khả năng lôi kéo của một số bộ phận trung và tiểu địa chủLuận cương cũng không đề ra được chiến lược liên minh dân tộc và giai cấprộng rãi trong đấu tranh chống đế quốc và tay sai

Luận cương (10/1930) đề ra phạm vi cách mạng cho toàn thể Đông Dương,nhưng thực tế là trong nội bộ đảng hiện thời đa phần là các Đảng viên người Việt cònlại là rất ít những Đảng viên người Lào hay Campuchia, chính vì thể gánh nặng lênđôi vai của các cán bộ Việt Nam là vô cùng gian truân, khi làm cách mạng tại ViệtNam đã khó nay càng khó hơn khi phạm vi là quá rộng lớn, hơn hết là văn kiện quá đềcao việc đấu tranh giành độc lập cho toàn cõi Đông Dương mà bỏ qua các yếu tố nhưđịa lý, văn hóa, ngôn ngữ,…, chính vì thế nên chưa thể tập hợp được đông đảo sứcmạnh, chung sức chung lòng để làm cách mạng được

2 Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ Nhất (3/1935)

2.1 Phân tích nội dung nghị quyết

Đầu tiên là vấn đề về nhiệm vụ: Đại hội đã nêu ra ba nhiệm vụ chủ yếu trướcmắt:

Một là, củng cố và phát triển Đảng Để thực hiện việc củng cố và phát triểnĐảng về mọi mặt, Nghị quyết của Đại hội đã chỉ rõ:”Đảng phải bảo đảm cho chủnghĩa Mác-Lênin được trong sạch, cho hàng ngũ đảng được thống nhất về lý thuyết vàthực hành”5 Trong toàn Đảng và trung ương đến tận cơ sở cần phải thực hiện phê bìnhcũng như tự phê bình Đẩy mạnh đấu tranh chống “tả” và “hữu” khuynh đồng thờicũng cần phải chống chủ nghĩa quốc gia cải lương

5 Đ ng C ng s n Vi t Nam: ả ộ ả ệ Văn ki n Đ ng toàn t p ệ ả ậ , Nxb Chính tr quốốc gia, 2002,t.5,tr.25

Trang 11

Hai là,thu phục quảng đại quần chúng Đại hội chỉ rõ” Đảng muốn chỉ huy nổiphong trào, muốn đưa cao trào cách mạng mới lên tới trình độ cao, tới toàn quốc vũtrang bạo động, đánh đổ đế quốc phong kiến, lập nên chính quyền Xô Viết, thì trướchết cần phải thâu phục quảng đại quần chúng Thâu phục quảng đại quần chúng là mộtnhiệm vụ trung tâm, căn bản, cần kíp của Đảng hiện thời”6 Để thu phục quảng đạiquần chúng cách mạng Đảng cần phải lãnh đạo nhân dân đấu tranh bênh vực quyềnlợi cho quần chúng nhân dân đồng thời cũng cần phải xây dựng, tổ chức, phát triểncác hình thức tập hợp lực lượng quần chúng tham gia đấu tranh Cốt lõi nhất là cầnphải mở rộng mặt trận đoàn kết toàn dân để nâng cao sức mạnh cho đất nước, thu hútngày càng nhiều nguồn lực để phục vụ cho sự nghiệp cách mạng.

Nhiệm vụ cuối cùng là chống chiến tranh đế quốc Nhiệm vụ đấu tranh chống đếquốc đã được Đảng khẳng định trong nghị quyết:”trong các cuộc đấu tranh hằng ngày,trong các cuộc hội họp,diễn thuyết, sách báo , truyền đơn,…, cần gỡ mặt nạ chínhsách hòa bình giã dối của đế quốc, nhất là đế quốc Pháp ở Đông Dương”7.Không chỉđấu tranh bằng các hình thức trên Đảng còn mở rộng các phương thức đấu tranh khác

để chống đế quốc,lập ra các tổ chức tập hợp lực lượng chống chiến tranh đế quốc, giữvững đấu tranh hòa bình

Tiếp đến là lực lượng cách mạng:

Đối với giai cấp vô sản: Đảng đã khẳng định trong nghị quyết “ đây là lực lượng

có đầy năng lực cách mạng triệt để, nên chỉ có vô sản giai cấp phải cầm quyền lãnhđạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở Đông Dương mới hoàn toàn thắng lợi”8.Đối với giai cấp tư sản: Đảng cũng khẳng định tư bản bản xứ không phải là lựclượng cách mạng trong giai đoạn này, mặc dù bị Pháp chèn ép rất nhiều nhưng giaicấp này vẫn có liên quan mật thiết với thực dân, địa chủ, vua quan… vì thế nên giaicấp này thường liên kết với đế quốc và phong kiến để chống lại cách mạng

Đối với tiểu tư sản: Đảng đã chỉ rõ “những phần tử bóc lột trong các đám tiểu tưsản, những tụi đại trí thức bị bọn đế quốc mua chuộc đều là đồng minh của đế quốc”9

6 Đ ng C ng s n Vi t Nam: ả ộ ả ệ Văn ki n Đ ng toàn t p ệ ả ậ , Nxb Chính tr quốốc gia, 2002,t.5,tr.26

7 Đ ng C ng s n Vi t Nam: ả ộ ả ệ Văn ki n Đ ng toàn t p ệ ả ậ , Nxb Chính tr quốốc gia, 2002,t.5,tr.29

8 Đ ng C ng s n Vi t Nam: ả ộ ả ệ Văn ki n Đ ng toàn t p ệ ả ậ , Nxb Chính tr quốốc gia, 2002,t.5,tr.83

9 Đ ng C ng s n Vi t Nam: ả ộ ả ệ Văn ki n Đ ng toàn t p ệ ả ậ , Nxb Chính tr quốốc gia, 2002,t.5,tr.83

Trang 12

Đối với các Đoàn thể phản đế như: Công hội đỏ, Nông hội đỏ, Cứu tế đỏ, Thanhniên Cộng sản Đoàn do Đảng chỉ huy và thực hiện các nhiệm vụ cách mạng được giaophó Hơn hết ở Đông Dương còn có những đoàn thể quốc gia cách mạng, những phần

tử cách mạng lẻ tẻ đấy cũng là những lực lượng cách mạng mà Đảng cũng cần hết sứcliên lạc trong thời điểm bấy giờ để gia tăng các lực lượng phản đế cũng như mở rộngthêm vận động cách mạng

Cuối cùng là vấn đề phạm vi cách mạng: Cũng giống như luận cương (10/1930)phạm vi cách mạng trong nghị quyết (3/1935) cũng là ở toàn thể Đông Dương với 3nước bao gồm Việt Nam, Lào và Campuchia cùng đoàn kết, hợp lực với quyết tâmcách mạng để giành lại độc lập cho Đông Dương

2.2 Nhận xét

Ưu điểm đạt được:

Đầu tiên Đại hội đã khôi phục lại hệ thống cơ quan lãnh đạo Trung ương và các

tổ chức đảng ở địa phương và cơ sở, đồng thời cũng quy tụ các phong trào, các tổchức hoạt động phân tán trong toàn quốc vào một mối duy nhất

Nổi trội hơn luận cương chính trị (10/1930) là trong nghị quyết trong đại hội Icủa Đảng Cộng sản Đông Dương lực lượng cách mạng đóng vai trò chủ chốt vẫn làgiai cấp vô sản nhưng đồng thời các giai cấp khác đã trong nghị quyết đã có những cáinhìn khác hơn rất nhiều thông qua các nghị quyết về thanh niên, về binh lính, dân tộcthiểu số,… hơn hết là việc các phong trào phản đế cũng đóng góp một vai trò hết sứcquan trọng trong lực lượng cách mạng

Đảng với những nghị quyết mới cũng như những nhiệm vụ đề ra vô cùng cụ thểtrong thời điểm bấy giờ đã đem lại rất nhiều niềm tin cho toàn thể Đảng viên và quầnchúng về Đảng

Hạn chế:

Đầu tiên là nhiệm vụ đề ra của Đảng trong nghị quyết vẫn rất chưa trọng tâm vàovấn đề cốt lõi đó chính là kháng chiến chống thực dân Pháp để giành độc lập cho toànthể Đông Dương

Trang 13

Tiếp đến trong nghị quyết Đảng cũng chưa nhận thấy hết được nguy cơ của chủnghĩa phát xít và chiến tranh của bọn phát xít gây ra, cho nên chưa đề cập đến chínhsách lợi dụng mâu thuẫn, chĩa mũi nhọn đấu tranh vào chủ nghĩa phát xít

Mặc dù lực lượng cách mạng đã được mở rộng trong nghị quyết của đại hội đảnglần I nhưng vẫn chưa đánh giá đúng mối quan hệ giữa các giai cấp đặc biệt là giai cấp

tư sản cũng như tiểu tư sản

Cũng như luận cương chính trị (10/1930), trong nghị quyết (3/1935) phạm vicách mạng vẫn là ở toàn thể Đông Dương chính như thế lại một lần nữa đặt vô vàngnhững thách thức lên các cán bộ Đảng viên Việt Nam, cũng như do chính sự khác biệt

về các yếu tố như địa lý, văn hóa, ngôn ngữ nên sẽ vẫn sẽ khó khăn trong việc tậptrung toàn bộ sức mạnh và lực lượng

3 Tiểu kết (1930-1935)

Về luận cương chính trị (10/1930) gần như có thể xem là một sự cải cách khánhiều so với luận cương đầu tiên của Đảng, khi ở đây dễ nhận thấy nhất là với việc đổitên thành Đảng Cộng sản Đông Dương thì rõ ràng phạm vi hoạt động không còn riêng

lẽ chỉ ở Việt Nam như trước kia mà là ở toàn thể 3 nước Đông Dương, hơn hết trongluận cương tháng 10/1930 nhiệm vụ cách mạng cũng đã thực sự biến chuyển với việc

đề cao hơn nhiệm vụ chống phong kiến hơn là chống Pháp và giành độc lập nhưcương lĩnh chính trị đầu tiên Giai cấp vô sản vẫn là giai cấp tiên phong lãnh đạo cáchmạng như cả hai cương lĩnh đều nêu rõ nhưng đối với cương lĩnh chính trị (10/1930)thì chỉ nhấn mạnh vai trò của giai cấp vô sản mà gần như phủ nhận khả năng đấu tranhchống thực dân của các giai cấp khác điều mà cương lĩnh đầu tiên đã đề cập vô cùngxác đáng và khoa học

Về nghị quyết trong đại hội Đảng lần I của Đảng Cộng sản Đông Dương(3/1935) thực sự đã có những nét mới trong nhiệm vụ thời điểm bây giờ nhưng chỉ tậptrung xoáy sâu vào các phương pháp xây dựng, củng cố nội bộ cũng như chủ trươngvạch ra cũng gần như chưa sát với tình hình bấy giờ Phạm vi cách mạng vẫn chỉ là ởĐông Dương không có nhiều thay đổi so với luận cương tháng 10/1930 Về lực lượngtham gia cách mạng thì trong nghị quyết lần này Đảng vẫn nhấn mạnh vai trò và khảnăng lãnh đạo của giai cấp vô sản hơn hết Đảng cũng bổ sung thêm nhiều những tổ

Trang 14

chức yêu nước khác vào lực lượng cách mạng đương thời và cũng gần như chưa xácđịnh được khả năng đấu tranh của giai cấp tư sản hay tiểu tư sản.

Trong gần 5 năm hoạt động thì ắt rằng Đảng Cộng sản Đông Dương đã có những

sự trưởng thành cũng như kinh nghiệm hoạt động vì thế ta sẽ có những ưu điểm củanghị quyết tháng 3/1935 so với luận cương tháng 10/1930 như:

Đề ra được đa dạng hơn các phương thức đấu tranh có cả trực tiếp lẫn gián tiếpsao cho phù hợp nhất với các tình hình thực tiễn

Đề ra được rất nhiều các nghị quyết về vận động binh lính, phụ nữ, thanh niên,…

từ đó có thể xác định đúng đắn hơn về lực lượng cách mạng cũng như có thể thực hiệntốt được nhiệm vụ vận động được sức mạnh của toàn thể nhân dân

Tiếp đến là vấn đề lực lượng cách mạng trong khi luận cương tháng 10/1930 chỉxem lực lượng nòng cốt của cách mạng chỉ là giai cấp vô sản nhưng trong nghị quyếttrong đại hội I thì lực lượng cách mạng ngoài giai cấp vô sản còn có các tổ chức phản

đế trên toàn thể Đông Dương

Cuối cùng trong nghị quyết tháng 3/1935 Đảng đã thực hiện việc thống nhất các

tổ chức hoạt động riêng lẻ thành một thể thống nhất trên toàn Đông Dương

II CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG TRONG NHỮNG NĂM 1936-1939

1 Chủ trương đấu tranh đòi quyền dân chủ dân sinh (7-1936)

1.1 Nhiệm vụ CM (xung quanh việc giải quyết 2 nhiệm vụ chống đối

ĐQ và PK);

Tháng 7/1936, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản ĐôngDương do Lê Hồng Phong chủ trì ở Thượng Hải (Trung Quốc), dựa trên Nghị quyếtĐại hội 7 của Quốc tế cộng sản, đề ra đường lối và phương pháp đấu tranh Hội nghịxác định:

Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền Đông Dương là chống đếquốc và phong kiến

Ngày đăng: 24/07/2024, 16:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w