1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận môn lịch sử Đảng cộng sản việt nam Đề tài “ vai trò lãnh Đạo của Đảng trong tổng khởi nghĩa tháng tám năm 1945

23 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vai trò lãnh đạo của Đảng trong Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945
Tác giả Lê Nhật Duy
Người hướng dẫn Ngô Minh Hiệp
Trường học Trường Đại học Duy Tân
Chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 1,21 MB

Nội dung

Lý do chọn đề tài Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thắng lợi và sự ra đời của Nhà nước Việt NamDân chủ Cộng hòa, “là một thay đổi cực kì to lớn trong lịch sử của nước ta”, đã đập tanxiềng x

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TIỂU LUẬNMÔN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Đề tài: Vai trò lãnh đạo của Đảng trong Tổng khởi nghĩa

Trang 2

MỤC LỤC

A LỜI MỞ ĐẦU 3

I Lý do chọn đề tài 3

II Mục tiêu nghiên cứu 4

2.1 Mục tiêu lý luận 4

2.2 Mục tiêu thực tiễn 5

III Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

3.1 Đối tượng nghiên cứu 5

3.2 Phạm vi nghiên cứu 5

B NỘI DUNG 5

I Bối cảnh lịch sử dẫn đến cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 5

1.1 Bối cảnh thế giới 5

1.2 Bối cảnh trong nước 6

II Diễn biến cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 7

2.1 Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội 8

2.2 Khởi nghĩa giành chính quyền trên cả nước 11

III Nguyên nhân thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 12

3.1 Nguyên nhân chủ quan 12

3.2 Nguyên nhân khách quan 12

IV Vai trò lãnh đạo của Đảng trong Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 9

V Một số bài học kinh nghiệm 14

C KẾT LUẬN 17

Trang 3

A LỜI MỞ ĐẦU

I Lý do chọn đề tài

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thắng lợi và sự ra đời của Nhà nước Việt NamDân chủ Cộng hòa, “là một thay đổi cực kì to lớn trong lịch sử của nước ta”, đã đập tanxiềng xích đô hộ hơn 80 năm của thực dân Pháp, đánh đuổi bọn quân phiệt Nhật Bản rakhỏi đất nước, lật đổ chết độ phong kiến mấy mươi thế kỉ, đưa đất nước ta bước vàomột kỷ nguyên mới – kỷ nguyên độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội Cáchmạng Tháng Tám cũng chính là cuộc hồi sinh vĩ đại của dân tộc dưới sự lãnh đạo sángsuốt, tài tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam Thắng lợi củaCách mạng Tháng Tám năm 1945 đã làm nên cuộc hồi sinh của nền độc lập, tự chủ, tựcường của dân tộc Đó là một nền độc lập, tự chủ vô cùng quý giá của dân tộc giànhđược sau đêm trường nô lệ đau thương và tủi nhục Khát vọng độc lập, tự do truyềncảm hứng, đến cả Bảo Đại – vị vua cuối cùng của chế độ phong kiến, khi ông nói rằng:

“dân một nước độc lập hơn làm vua một nước nô lệ” Nếu kể từ ngày 2-9-1858 khi thựcdân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược Đà Nẵng, đến ngày 2-9-1945, khi chủ tịch HồChí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình, đất nước đã trải qua 87năm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp Đó là quãng thời gian nước ta bị nước ngoài đô

hộ dài nhất kể từ năm 938, khi Ngô Quyền đánh thắng quân xâm lược Nam Hán, khôphục nên độc lập Nước đã mất, tên nước không còn trên bản đồ thế giới, lẫn vào địadanh “xứ Đông Dương thuộc Pháp” Tổ quốc bị chia thành ba miền với ba chế độ chínhtrị khác nhau để thực dân Pháp dễ bề cai trị Những vị vua yêu nước, có ý thức tự cườngthì bị đàn áp, lưu đày; triều đình phong kiến còn lại chỉ như thứ bù nhìn Các cuộc khởinghĩa, đấu tranh đòi độc lập, quyền tự chủ cho đất nước đều bị dìm trong bể máu.Người dân một cổ hai tròng, sống đời nô lệ, đói rách lầm than, oằn lưng, tối mặt với sưucao, thuế nặng, lao dịch, phu phen Nhà chí sĩ Phan Bội Châu đã “bầm gan, tím ruột”

mà gọi thời kỳ đó là “Mấy mươi năm nhơ nhuộc lầm than” Chính hoàn cảnh lịch sử ấy

đã khẳng định tầm vóc vĩ đại, giá trị vô cùng to lớn của cuộc hồi sinh nền độc lập, tự docủa dân tộc mà Cách mạng Tháng Tám đã mang lại

Nhận thấy sự vĩ đại cũng như ý nghĩa to lớn cuả cuộc Cách mạng Tháng Tám năm

1945 đến nền tự do, độc lập của nước ta, nhóm em quyết định chọn đề tài:

Trang 4

“Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và ý nghĩa của nó trong sự phát triển của lịch sửViệt Nam”

Thông qua đề tài này em có thể trau dồi kiến thức lịch sử và bồi đắp tình yêu quêhương, đất tộc trong mỗi con người Việt Nam

II Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu lý luận

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản ĐôngDương đã chuyển chính quyền từ tay giai cấp phong kiến và đế quốc sang các tầng lớpnhân dân do giai cấp công nhân lãnh đạo – đó là một kì tích vĩ đại của Cách mạngTháng Tám

Cách mạng Tháng Tám là cuộc cách mạng dân chủ tư sản nhưng là dân chủ tư sảnkiểu mới, nó thực hiện nhiệm vụ phải phong kiến và phản đế quốc để rồi sau đó chuyểnsang nhiệm vụ cách mạng xã hội chủ nghĩa

Từ năm 1930, trong Luận cương của Đảng đã ghi rõ mục đích của cách mạng ViệtNam là “chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạnh để đi tới xãhội cộng sản”:

Bước thứ nhất của cách mạng Việt Nam: thực hiện nhiệm vụ của cách mạng dân chủ

tư sản

Bước thứ hai: thực hiện nhiệm vụ cách mạng xã hội chủ nghĩa Đứng về mặt nộidung cách mạng thì bước thứ hai thực sự vĩ đại, là quan trọng, sâu sắc và triệt để Song,cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa có thể tiến hành được là nhờ có Cách mạng ThángTám đã đem lại chính quyền về tay nhân dân và do giai cấp vô sản lãnh đạo

2.2 Mục tiêu thực tiễn

Trang 5

Cách mạng Tháng Tám một lần nữa khẳng định rằng cuộc cách mạng không phải làmột biến cố lịch sử xảy ra một cách ngẫu nhiên mà là kết quả của một quá trình pháttriển lâu dài của xã hội thì Cách mạng Tháng Tám quả là một tất yếu của lịch sử Chúng

ta phải thừa nhận rằng cách mạng thành công không phải là một sự may rủi mà là sựbiểu hiện của một đường lối chính trị hết sức đúng đắn, một phương pháp lãnh đạo và

tổ chức khoa học, và quả thật Cách mạng Tháng Tám là một thành công lớn của khoahọc cách mạng Sự nghiệp giải phóng dân tộc không phải chỉ có việc đề ra tư tưởngchính trị đúng đắn, đường lối cách mạng đúng đắn có thể đi đến thành công, mặc dụ đó

là nhân tố quan trọng Đồng thời, nó còn có thể hiện ở phương pháp lãnh đạo, hình thức

tổ chức đấu tranh cách mạng

III Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Bài tiểu luận lấy cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 do Đảng Cộng sản ViệtNam lãnh đạo làm đối tượng nghiên cứu

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu về những nội dung xung quanh của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm

1945, vận dụng những quan điểm, tư tưởng trong cuộc cách mạng để liên hệ với tráchnhiệm của sinh viên đối với công cuộc bảo vệ Tổ quốc hiện nay

B NỘI DUNG

I Bối cảnh lịch sử dẫn đến cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945

I.1 Bối cảnh thế giới

Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, phe Trục gồm Đức, Ý, Nhật đánh lại phe Đồngminh gồm Anh, Pháp, Liên Xô Sau có Mỹ và nhiều nước nữa tham chiến trong đó cóViệt Minh, Pathet Lào, Issarak Campuchia tại Đông Dương

Vào tháng 9/1940, ngay giữa Chiến tranh thế giới thứ hai, Chính phủ Vichy củaPháp, vì đã đầu hàng Đức Quốc xã, đồng ý cho quân đội Nhật Bản đổ bộ vào Bắc Kỳ.Ngay lập tức, quân đội Nhật dùng đó là bàn đạp ảnh hưởng đến các chiến trường Trung

Trang 6

Quốc và Đông Nam Á Trên thực tế, đây là một điểm quan trọng trong chiến lược quân

sự của Nhật nhằm thống trị toàn bộ Đông Nam Á Trong khi chờ đợi cuộc đại thắng củaĐức tại Đông Dương

Trong thời gian này, Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo nhiều cuộc khởi nghĩachống thực dân Pháp, như Khởi nghĩa Nam Kỳ, Khởi nghĩa Bắc Sơn, Xô –

viết Nghệ Tĩnh nhưng đều thất bại Những binh lính tham gia chiến tranh Thái Lan thựchiện của Binh biến Đô Lương cũng thất bại

Vào tháng 5/1941, các lực lượng ái quốc, trong đó nòng cốt là Đảng Cộng sản ĐôngDương, do Hồ Chí Minh dẫn đầu, tập hợp tại một địa điểm gần biên giới Việt – Trung,tham gia một tổ chức đừng về phía Đồng minh, thường được gọi tắt là Việt Minh Tổchức này xây dựng một chiến khu do họ kiểm soát ở biên giới Việt – Trung

Ngày 22/12/1944, Võ Nguyên Giáp thành lập một trung đội 34 người mang tên ViệtNam Tuyên truyền Giải phóng quân (một trong những tiền thân của Quân đội Nhân dânViệt Nam), ngay sau khi thành lập đã tiến đánh quân Nhật, mở rộng chiến khu Trướckhi Nhật đầu hàng Đồng minh, chiến khu đã bao gồm nhiều tỉnh vùng Đông Bắc bộ, gọi

là chiến khu Việt Bắc

Trong khi đó, phản ứng trước sự kiến Nhật đảo chính Pháp, giành quyền kiểm soáttoàn bộ Đông Dương, ngày 12/3/1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sảnViệt Nam ra chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” nhằm phát độngcao trào kháng Nhật cứu nước (thay đổi hình thức tuyên truyền, tổ chức đấu tranh đểthích hợp với thời kì tiền khởi nghĩa, tập dượt quần chúng tiến lên khởi nghĩa giànhchính quyền)

I.2 Bối cảnh trong nước

Dưới sự cai trị của Nhật, từ tháng 10 năm 1944 đến tháng 5 năm 1945, nạn đóikhủng khiếp diễn ra làm 2 triệu người chết Đây là thời cơ để Việt Minh xaay dựng lựclượng lớn khắp cả nước, họ tập hợp nhân dân phá các kho thóc Nhật để lấy gạo phátcho dân đói Đồng thời, một đại hội đại biểu toàn quốc họp trên chiến khu, thành lậpQuốc dân Đại hội, tức Quốc hội lâm thời Khi Nhật thất bại, khởi nghĩa nổ ra trên toànquốc, đó là Cách mạng Tháng Tám

Đầu năm 1945, chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn cuối Hồng quân Liên

Xô liên tiếp giành thắng lợi quyết định trên chiến trường châu Âu, giải phóng một loạt

Trang 7

nước và tiến thẳng vào sào huyệt phát xít Đức tại Béc-lin Ngày 9/5/1945, phát xít Đứcđầu hàng vô điều kiện, chiến tranh kết thúc ở châu Âu Ngày 8/8/1945, Hồng quân Liên

Xô tiến công như vũ bão vào quân đội Nhật Ngày 14/8/1945, phát xít Nhật đầu hàng

vô điều kiện, chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc Theo thỏa thuận của các nướcĐồng minh, sau khi phát xít Nhật đầu hàng, quân đội Anh và Tưởng sẽ vào ĐôngDương để giải giáp quân đội Nhật Trong khi đó, thực dân Pháp lăm le dựa vào Đồngminh hòng khôi phục địa vị thống trị của mình; đế quốc Mỹ đứng sau các thế lực nàycũng sẵn sàng can thiệp vào Đông Dương; những phần tử phản động, ngoan cố trongchính quyền tay sai Nhật đang âm mưu thay thầy đổi chủ, chống lại cách mạng

II Diễn biến cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945

Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp, độc chiếm Đông Dương

Ngày 12/3/1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức Hộinghị mở rộng ở Đình Bảng (Bắc Ninh), kịp thời ra chỉ thị: “Nhật, Pháp bắn nhau vàhành động của chúng ta” Hội nghị nêu rõ: “Cuộc đảo chính đã tạo ra tình hình khủnghoảng chính trị sâu sắc, làm cho những điều kiện của cuộc khởi nghĩa vũ trang mauchóng đi đến chín muồi” Hội nghị còn quyết định thay khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xítNhật – Pháp” trước đây bằng khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật”

Ngày 13/8/1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương chính thứckhai mạc tại Tân Trào (Tuyên Quang) Hội nghị nhận định các điều kiện khách quan,chủ quan đã chín muồi để khởi nghĩa nổ ra và thắng lợi; cơ hội rất tốt cho ta giànhquyền độc lập đã tới Hội nghị quyết định: Đảng phải kịp thời nắm thời cơ phát động vàlãnh đạo toàn dân Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trước khi quân Đông minh kéovào Ba nguyên tắc để đảm bảo lãnh đạo Tổng khởi nghĩa thắng lợi được Hội nghị đề ralà: Tập trung lực lượng vào việc chính; thống nhất về mọi phương diện quân sự, chínhtrị, hành động và chỉ huy; kịp thời hành động, không bỏ lỡ cơ hội Hội nghị nhấn mạnh:

“tập trung lực lượng vào những chỗ cần thiết để đánh”, “đánh chiếm ngay những nơichắc thắng, không kể thành phố hay thôn quê”

Trang 8

Hội nghị toàn quốc Đảng Cộng sản Đông Dương ngày 13/8/1945 là một hội nghịlịch sử của cuộc cách mạng lịch sử - Cách mạng Tháng Tám hào hùng trong lịch sử dântộc.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân cả nước đồng loạtnổi dậy tổng khởi nghĩa giành chính quyền Từ ngày 14 – 18/8/1945 tổng khởi nghĩa nổ

ra và giành thắng lợi ở nông thôn đồng bằng Bắc bộ, đại bộ phận miền Trung, một phầnmiền Nam và ở các thị xã, Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Hội An, Quảng Nam,…

II.1 Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội

Sau ngày Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945), không khí cách mạng ở Hà Nội càngthêm sôi sục Xứ ủy Bắc kỳ, Thành ủy Hà Nội đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựnglực lượng chính trị, lực lượng quân sự chuẩn bị khởi nghĩa; đồng thời tổ chức phát độngnhiều phong trào đấu tranh để rèn luyện, tập dượt quần chúng

Đêm 13/8/1945, Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc ra Quân lệnh số 1, phát lệnh Tổngkhởi nghĩa giành chính quyền trên phạm vi cả nước

Trước tình hình chuyển biến mau lẹ, Xứ ủy Bắc Kỳ họp (tối 14 và ngày 15/8/1945)tại làng Vạn Phúc (Hà Đông), quyết định tiến hành khởi nghĩa trong 10 tỉnh đồng bằngBắc Bộ Riêng vấn đề khởi nghĩa ở Hà Nội cần được cân nhắc kỹ do còn hơn 1 vạnquân Nhật chiếm đóng trong thành phố Xứ ủy Bắc Kỳ quyết định thành lập Ủy banQuân sự cách mạng Hà Nội (tức Ủy ban Khởi nghĩa) để tích cực chuẩn bị khởi nghĩa Thực hiện chỉ đạo của Xứ ủy Bắc Kỳ, Thành ủy Hà Nội triệu tập Hội nghị quân sựbất thường ngay tối 15/8/1945 tại Chùa Hà (Dịch Vọng) bàn về kế hoạch chuẩn bị khởinghĩa Hội nghị nhận định: Tuy Chính phủ Nhật đã đầu hàng quân Đồng minh nhưngquân Nhật ở Hà Nội còn đông (hơn 1 vạn tên), lại được trang bị các loại vũ khí hiện đại.Chúng sẽ sẵn sàng nổ súng chống lại cách mạng khi bị đẩy vào tình thế nguy cấp

Trong khi đó, về phía ta, tuy lực lượng quần chúng cách mạng đông đảo nhưng lựclượng vũ trang tập trung còn mỏng (hơn 700 người), trang bị phần lớn là vũ khí thô sơ(chỉ có hơn 40 khẩu súng trường và một số súng ngắn), mới qua một vài lớp huấn luyệnquân sự cấp tốc Từ nhận định trên, Hội nghị chủ trương tiếp tục tìm giải pháp phù hợp,

Trang 9

cố gắng tránh xung đột vũ trang với quân đội Nhật; dự kiến phương pháp khởi nghĩa:lấy lực lượng vũ trang làm lực lượng xung kích đi đầu, huy động đông đảo lực lượngquần chúng cách mạng có vũ trang tham gia khởi nghĩa giành chính quyền; tiếp tục tăngcường tập hợp phát triển lực lượng vũ trang và nửa vũ trang, trang bị thêm vũ khí, sẵnsàng đối phó với quân Nhật khi cần thiết.

Trong thời gian này, các đội xung kích của ta vẫn tích cực hoạt động Tối 15/8/1945,đội tuyên truyền xung phong của Việt Minh tổ chức diễn thuyết công khai ở những rạphát lớn trong thành phố Ngày 16/8/1945, truyền đơn, biểu ngữ kêu gọi khởi nghĩa xuấthiện khắp nơi Chính quyền bù nhìn Trần Trọng Kim thân Nhật lung lay tận gốc rễ Nhưng chiều 17/8/1945, Tổng hội Viên chức tổ chức một cuộc mít tinh lớn tại Nhàhát lớn với mục đích ủng hộ chính phủ thân Nhật Nắm bắt kế hoạch từ trước, Đảng bộ

Hà Nội của Đảng Cộng sản Đông Dương đã bí mật huy động quần chúng trong các tổchức cứu quốc ở nội, ngoại thành đến tham dự, biến cuộc mít tinh thân Nhật thành cuộcmít tinh ủng hộ ủng hộ Việt Minh, sau đó biến nó thành một cuộc biểu tình tuần hànhqua các phố, có cờ đỏ sao vàng dẫn đầu, vừa hô vang các khẩu hiệu “Ủng hộ ViệtMinh”, “Đả đảo bù nhìn”, “Việt Nam hoàn toàn độc lập” Cuộc biểu tình tuần hành diễn

ra sôi động, lôi kéo thêm hàng vạn quần chúng xuống đường với khí thế cách mạngchưa từng thấy Quân đội Nhật “án binh bất động”

Nhận thấy thời cơ cách mạng đã chín muồi, ngay tối 17/8/1945, Thường vụ Xứ ủyBắc Kỳ và Ủy ban Quân sự cách mạng Hà Nội quyết định phát động khởi nghĩa bằngphương thức huy động sức mạnh của quần chúng, lấy lực lượng chính trị quần chúnglàm cơ bản, với lực lượng vũ trang làm nòng cốt, tổ chức mít tinh ở quảng trường Nhàhát lớn, sau đó chuyển thành tuần hành thị uy chiếm những cơ quan trọng yếu của chínhphủ bù nhìn

Các đội vũ trang là lực lượng xung kích của khởi nghĩa, đi đầu chiếm các mục tiêu,đồng thời bố trí ở những vị trí cơ động để sẵn sàng chi viện cho nhau Để bảo đảm cuộckhởi nghĩa giành thắng lợi, không đổ máu, Thường vụ Xứ ủy và Ủy ban Quân sự cáchmạng Hà Nội chủ trương tiếp tục giữ quân đội Nhật trong trạng thái “án binh bất động”;

do đó không đặt ra vấn đề tước vũ khí của quân Nhật, cũng không đánh chiếm những

Trang 10

nơi có quân Nhật đang đóng giữ (Phủ Toàn quyền, Bộ Tổng tham mưu, thành Cửa Bắc,Ngân hàng Đông Dương ) Trong trường hợp quân Nhật nổ súng, ta kiên quyết chống

cự, chờ Giải phóng quân từ Việt Bắc về phối hợp chiến đấu Thời gian khởi nghĩa được

ấn định chính thức là ngày 19/8/1945

Thực hiện mệnh lệnh phát ra, trong ngày 18/8/1945, không khí sửa soạn khởi nghĩabao trùm khắp Hà Nội Đến sáng 19/8/1945, cả Thủ đô tràn ngập khí thế cách mạng.Đồng bào tập trung kéo đến quảng trường Nhà hát Lớn dự cuộc mít tinh lớn do Mặttrận Việt Minh tổ chức Đại biểu Việt Minh đọc tuyên ngôn, chương trình của ViệtMinh và kêu gọi nhân dân đứng dậy giành chính quyền Cuộc mít tinh nhanh chóngchuyển thành biểu tình, chia ra nhiều đoàn đi chiếm các công sở của chính quyền bùnhìn Trước khí thế quần chúng khởi nghĩa, quân Nhật không dám chống lại

Tối 19/8/1945, các cơ quan quan trọng của chính quyền bù nhìn tay sai tại Hà Nội đã

về tay cách mạng, Việt Minh hoàn toàn làm chủ thành phố Cuộc khởi nghĩa đã thắnglợi hoàn toàn Sự kiện này có tác dụng cổ vũ lớn đối với phong trào cả nước, đặc biệt là

ở Huế, Sài Gòn

Như vậy, quán triệt đường lối, chủ trương của Trung ương Đảng, Xứ ủy Bắc Kỳ,Thành ủy và Ủy ban Quân sự cách mạng Hà Nội đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa ở Hà Nộigiành thắng lợi triệt để; đặc biệt là tránh cho lực lượng khởi nghĩa không phải đối đầutrực tiếp với quân Nhật và loại trừ được các lực lượng chính trị phản động khác nuôimưu đồ đảo ngược tình thế

Những ngày cuối tháng 8/1945, nhân dân Hà Nội nhiệt liệt chào đón Giải phóngquân cùng các cơ quan đầu não Trung ương Đảng, Chính phủ cách mạng lâm thời từcăn cứ Việt Bắc về, mở ra một cột mốc lịch sử mới của thời đại

Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội), trước hàng chục vạn đồng bàotham dự mít tinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ cách mạng lâm thời trịnhtrọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa - nhànước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á Cũng từ đây, Hà Nội chính thức trở thành

Trang 11

Thủ đô của nước Việt Nam mới, trở thành thành trì đấu tranh bảo vệ nền độc lập, tự do

và chính quyền non trẻ vừa giành được

Nhìn lại chặng đường đấu tranh giải phóng dân tộc từ khi có Đảng lãnh đạo (1930),trực tiếp là cuộc Cách mạng tháng Tám 1945, có thể khẳng định: Khởi nghĩa giànhchính quyền ở Hà Nội (19/8/1945) thực sự là một sự kiện rất đặc biệt Bởi đây là thắnglợi “mẫu mực, tiêu biểu” của nghệ thuật lãnh đạo phát hiện, chớp đúng thời cơ, vớiphương pháp cách mạng rất sáng tạo Quan trọng hơn, cuộc khởi nghĩa thắng lợi ấy đã

có sức cổ vũ to lớn thúc đẩy phong trào cách mạng của cả nước phát triển; đồng thờicũng dựng lên một thành trì vững chắc để nhân dân ta tiếp tục đấu tranh bảo vệ nhữngthành quả cách mạng vừa giành được trong giai đoạn về sau

II.2 Khởi nghĩa giành chính quyền trên cả nước

Tại Hà Tiên, sáng ngày 28-8, dưới sự lãnh đạo của Quận uỷ Châu Thành, lực lượngquần chúng với gậy gộc, giáo mác, tầm vông vót nhọn từ các nơi: Hòn Chông, Ba Hoà,Dương Hoàn, Thuận Yên, Lộc Trĩ kéo về thị xã Hà Tiên, phối hợp với lực lượng tạichỗ giành chính quyền Lực lượng khởi nghĩa chiếm xong các vị trí của chính quyềnđịch, lực lượng khởi nghĩa diễu hành thị uy dọc các đường phố rồi kéo về sân quần vợtthị xã tổ chức cuộc mít tinh Trước 3500 quần chúng, đại diện của Uỷ ban Khởi nghĩatỉnh tuyên bố xoá bỏ chính quyền tay sai của Nhật, lập chính quyền cách mạng của nhândân Sau khi khởi nghĩa giành chính quyền ở tỉnh lỵ, các địa phương khác cũng nổi dậylật đổ chính quyền địch Riêng Phú Quốc, vì ở xa đất liền nên khởi nghĩa muộn hơn Tại Đồng Nai Thượng, do chưa xây dựng được lực lượng cách mạng nên cuộc khởinghĩa giành chính quyền ở đây được thực hiện nhờ sự giúp đỡ tích cực của Lâm Viên.Sau khi khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi (ngày 23-8), Uỷ ban Nhân dân cáchmạng Lâm Viên phát hiện chính quyền Đồng Nai Thượng do Cao Minh Hiệu làm Chủtịch thực chất chưa phải là chính quyền cách mạng nên cử 100 cán bộ và quần chúng ởthành phố Đà Lạt, đi trên ba xe cắm cờ Việt Minh xuống Di Linh, hỗ trợ cho nhân dân

ở đây giành chính quyền Dọc đường, đoàn được các đoàn biểu tình ở Đơn Dương, La

Ba nhập vào

Ngày đăng: 26/10/2024, 10:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w