Bởi vậy mục đích của luận văn là nghiên cứu thực trạng chất lượng công chức cũng như hiệu quả thực thi công vụ tại lực lượng Thanh tra nói chung và Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hải Ph
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
NGUYỄN TIẾN TRUNG
BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI CÔNG VỤ TẠI LỰC LƯỢNG THANH TRA THUỘC
SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI HẢI PHÒNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
HẢI PHÒNG – 2019
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
NGUYỄN TIẾN TRUNG
BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI CÔNG VỤ TẠI LỰC LƯỢNG THANH TRA THUỘC
SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI HẢI PHÒNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 8.34.04.10
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Đinh Văn Sơn
HẢI PHÒNG - 2019
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Biện pháp nâng cao hiệu quả thực thi công vụ tại lực lượng thanh tra thuộc Sở Giao thông vận tải Hải Phòng” được trình bày là
do chính tôi nghiên cứu và thực hiện Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn này là những thông tin xác thực, nguồn gốc trích dẫn rõ ràng, trung thực
Hải Phòng, ngày 15 tháng 04 năm 2019
Tác giả
Nguyễn Tiến Trung
Trang 4LỜI CẢM ƠN Luận văn thạc sĩ được hoàn thành năm 2019 tại Trường Đại học Hải Phòng Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình
từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp cũng như các thầy, cô giáo trong Viện đào tạo Sau Đại học Đặc biệt, không thể không kể đến vai trò quan trọng của GS.TS Đinh Văn Sơn, người đã tận tình giúp đỡ tôi tiến hành nghiên cứu và hoàn thành luận văn này
Do thời gian nghiên cứu và làm Luận văn không dài, kiến thức bản thân cũng như nguồn thông tin còn hạn chế, do vậy Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét của các thầy cô giáo, các đồng nghiệp và các bạn học viên để Luận văn được hoàn thiện hơn
Xin trân trọng cảm ơn
Hải Phòng, ngày 15 tháng 04 năm 2019
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ - HÌNH VẼ vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU vii
PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI CÔNG VỤTẠI LỰC LƯỢNG THANH TRA 3
1.1 Khái quát về công vụ và nền công vụ 3
1.1.1 Khái niệm hoạt động công vụ 3
1.1.2 Những nguyên tắc cơ bản của hoạt động công vụ 3
1.1.3 Nền công vụ 3
1.2 Khái quát chung về lực lượng thanh tra 5
1.2.1 Khái niệm về lực lượng thanh tra 5
1.2.2 Đặc điểm của lực lượng thanh tra 5
1.3 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả thực thi công vụ của lực lượng thanh tra 10
1.3.1 Kĩ năng lãnh đạo, điều hành, năng lực 10
1.3.2 Về phẩm chất đạo đức 10
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng của lực lượng thanh tra 11
1.5 Nghiên cứu kinh nghiệm nâng cao chất lượng lực lượng thanh tra 12
1.5.1 Nghiêu cứu kinh nghiệm tại một số nước 12
1.5.2 Bài học cho Việt Nam 13
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ THỰC THI CÔNG VỤ TẠI LỰC LƯỢNG THANH TRA GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 15
2.1 Khái quát chung về lực lượng thanh tra Sở Giao thông vận tải thành phố Hải Phòng 15
Trang 62.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 15
2.1.2 Trách nhiệm, quyền hạn 16
2.1.3 Bộ máy tổ chức thanh tra Sở giao thông vận tải Hải Phòng 17
2.2 Phân tích thực trạng chất lượng lực lượng cán bộ thanh tra Sở GTVT Hải Phòng 19
2.2.1 Thực trạng về tiêu chí trình độ đào tạo 19
2.2.2 Thực trạng về tiêu chí kỹ năng nghề nghiệp 21
2.2.3 Thực trạng về tiêu chí kinh nghiệm và thâm niên công tác 21
2.2.4 Thực trạng về tiêu chí mức độ hoàn thành công việc 23
2.3 Phân tích thực trạng hiệu quả thực thi công vụ tại lực lượng thanh tra Sở Giao thông vận tải Hải Phòng qua các nhân tố ảnh hưởng 24
2.3.1 Các nhân tố khách quan 24
2.3.2 Phân tích các nhân tố chủ quan 30
2.3.3 Đánh giá chung về tổ chức và biên chế của thanh tra Sở Giao thông vận tải Hải Phòng 33
2.4 Đánh giá thực trạng hiệu quả thực thi công vụ tại lực lượng cán bộ thanh tra Sở GTVT Hải Phòng 33
2.4.1 Thành tựu 33
2.4.2 Hạn chế 36
2.4.3 Nguyên nhân của hạn chế 38
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI CÔNG VỤ TẠI LỰC LƯỢNG THANH TRA SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 40
3.1 Quan điểm, định hướng và mục tiêu nâng cao hiệu quả thực thi công vụ tại lực lượng thanh tra Sở Giao thông vận tải Hải Phòng 40
3.1.1 Quan điểm, định hướng, mục tiêu xây dựng lực lượng thanh tra Sở Giao thông vận tải Hải Phòng 40
3.1.2 Mục tiêu nâng cao chất lượng lực lượng thanh tra Sở Giao thông vận tải Hải Phòng 42
Trang 73.2 Một số biện pháp nâng cao chất lượng lực lượng thanh tra Sở Giao thông
vận tải Hải Phòng 44
3.2.1 Các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng lực lượng ngành thanh tra nói chung 44
3.2.2 Một số biện pháp triển khai cụ thể nhằm nâng cao chất lượng lực lượng thanh tra Sở Giao thông vận tải Hải Phòng 53
3.3 Một số giải pháp khác 58
3.3.1 Giải pháp về công tác sử dụng lực lượng cán bộ Thanh tra giao thông 58
3.3.2 Hoàn thiện công tác đánh giá việc thực hiện công việc cán bộ Thanh tra giao thông Sở GTVT Hải Phòng 59
3.3.3 Giải pháp về đào tạo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho lực lượng cán bộ Thanh tra giao thông 61
3.3.4 Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục cho lực lượng thanh tra giao thông 62
3.3.5 Nâng cao tinh thần và đạo đức, đẩy mạnh đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực trong lực lượng cán bộ Thanh tra giao thông Sở GTVT Thành phố Hải Phòng 63
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 65
1 Kết luận 65
2 Kiến nghị 66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
Trang 82.2 Các kỹ năng cần được đào tạo đối với cán bộ TTGT 21
2.3 Cán bộ TTGT phân theo độ tuổi - trình độ đào tạo 22 2.4 Cơ cấu cán bộ thanh tra về thâm niên làm việc 23 2.5 Thống kê phương tiện cơ giới từ năm 2014-2018 27
DANH MỤC SƠ ĐỒ - HÌNH VẼ
Số hiệu
1.1 Mô tả nền công vụ 4 1.2 Bộ máy thanh tra Sở giao thông vận tải Hải Phòng 18
Trang 9DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
Chữ viết tắt Giải thích
UBND Ủy ban nhân dân
GTVT Giao thông vận tải
NĐ Nghị định
CP Chính phủ
HP Hải Phòng
TTGT Thanh tra giao thông
CNH-HHH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
QLNN Quản lý nhà nước
Trang 10PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Nâng cao hiệu quả thực thi công vụ luôn là vấn đề cấp thiết đối với các
cơ quan quản lý nhà nước ở nước ta hiện nay Trong bối cảnh kinh tế ngày càng phát triển, hòa nhập, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng thì chức năng quản lý nhà nước càng phải được quan tâm, chú trọng để có thể có được một nền hành chính hiệu lực, hiệu quả, trong sạch, vững mạnh
Đảng và Nhà nước nhận thức rõ rằng cán bộ, công chức Nhà nước là yếu
tố có tính quyết định đối với sự vận hành và hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy Nhà nước; đồng thời cũng chỉ rõ: “đội ngũ cán bộ công chức nhìn chung chưa ngang tầm nhiệm vụ, một số bộ phận không nhỏ thoái hoá biến chất” chưa đáp ứng được các yêu cầu của quản lý Nhà nước thời kỳ mới
Tại Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hải Phòng vấn đề thực thi công vụ cũng nằm trong tình hình chung của cả nước, cũng cần phải đổi mới, hoàn thiện hơn nữa Bởi vậy mục đích của luận văn là nghiên cứu thực trạng chất lượng công chức cũng như hiệu quả thực thi công vụ tại lực lượng Thanh tra nói chung và Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hải Phòng nói riêng, tìm ra nguyên nhân, hạn chế trong việc thực thi công vụ để từ đó đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi công vụ trong lực lượng Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hải Phòng
2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Trang 113 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu cứu thực trạng chất lượng công chức cũng như hiệu quả thực thi công vụ tại lực lượng Thanh tra nói chung ,Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hải Phòng nói riêng Tham khảo thêm kinh nghiệm của một số quốc gia tương đồng hay những nước có nền hành chính phát triển
4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập tài liệu: thu thập tài liệu từ báo cáo ( báo cáo của Ban An toàn giao thông thành phố, Sở Giao thông vận tải, Công an thành phố (các năm từ 2014 đến 2018) ; thu thập tài liệu từ báo chí; các văn bản quy phạm pháp luật, các tài liệu chuyên khảo, tham khảo, thông tin từ internet
- Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
- Phương pháp chuyên gia, điều tra: Xin ý kiến từ các Lãnh đạo quản lý lĩnh vực Quản lý nhà nước, Giao thông vận tải, ý kiến người dân, từ kinh nghiệm bản thân trong quá trình công tác
6 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, kết cấu luận văn gồm
Trang 12CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI CÔNG VỤ
TẠI LỰC LƯỢNG THANH TRA 1.1 Khái quát về công vụ và nền công vụ
1.1.1 Khái niệm hoạt động công vụ
Công vụ là một loại hoạt động trong khu vực công, do những người làm việc cho nhà nước tiến hành theo các quy định của nhà nước, phục vụ lợi ích nhà nước, nhân dân và xã hội Theo quy định tại (Điều 2 Luật Cán bộ, công chức 2008) thì hoạt động công vụ của cán bộ, công chức là việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật
1.1.2 Những nguyên tắc cơ bản của hoạt động công vụ
- Một là: Phải tuân thủ các quy định của pháp luật;
- Hai là: Phải bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tổ chức, công dân;
- Ba là: Phải bảo đảm thông suốt, thống nhất, có hiệu quả;
- Bốn là: Phải công khai, minh bạch, có kiểm tra, kiểm soát, đúng thẩm quyền
- Năm là: Phải bảo đảm tính thứ bậc và được phối hợp chặt chẽ. [33]
1.1.3 Nền công vụ
Hoạt động công vụ là các hoạt động cụ thể thực thi quyền lực quản lý hành chính nhà nước, thì “nền công vụ: mang ý nghĩa hệ thống, nó chứa đựng bên trong nó tất cả công vụ và các điều kiện (quyền lực pháp lý) để cho công
vụ được thực thi và tiến hành bao hàm bên trong nó là công vụ, các cơ sở, điều kiện để công vụ được thực thi đạt kết quả, hiệu quả
Nền công vụ bao hàm bên trong nó là công vụ, các cơ sở, điều kiện để công vụ được thực thi đạt kết quả, hiệu quả
Nền công vụ bao gồm:
- Hệ thống pháp luật quy định các hoạt động của các cơ quan thực thi công vụ (cơ quan thực thi quyền hành pháp): Hiến pháp; các đạo luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác do các cơ quan quyền lực nhà nước có thẩm quyền ban hành
Trang 13- Hệ thống các quy chế quy định cách thức thực thi công vụ do các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền ban hành, tạo thành hệ thống thủ tục hành chính, quy tắc quy định các điều kiện hoạt động công vụ
Hệ thống pháp luật, hệ thống thể chế (nêu trên) là cơ sở của nền công vụ
và cơ sở để hoạt động công vụ
- Chủ thể tiến hành hoạt động công vụ là đội ngũ cán bộ công chức Đây là là những người làm việc cho nhà nước, tiến hành các hoạt động công
vụ cụ thể, là hạt nhân của nền công vụ và cũng chính là yếu tố đảm bảo cho nền công vụ hoạt động có hiệu lực, hiệu quả
- Hệ thống tổ chức, Công sở là nơi tổ chức tiến hành công vụ Các hoạt động ở công sở cần phải bảo đảm các điều kiện cần thiết để công chức thực thi công vụ và để người dân được tiếp cận với công vụ một cách thuận tiện nhất [33]
SƠ ĐỒ 1.1 MÔ TẢ NỀN CÔNG VỤ (Nguồn: Trích tài liệu môn kiến thức chung năm 2014 )
CÔNG DÂN VÀ CÁC TỔ CHỨC MÀ NỀN CÔNG VỤ PHỤC VỤ
Công sở và các điều kiện
Công chức với hệ thống chức nghiệp hay việc làm và quyền hạn
Hệ thống văn bản pháp quy quy định cách thức tiến hành
công vụ (thủ tục, quy tắc, quy chế, điều kiện)
Hệ thống luật nhà nước quy định hoạt động của công vụ
Trang 141.2 Khái quát chung về lực lượng thanh tra
1.2.1 Khái niệm về lực lượng thanh tra
Theo (Từ điển tiếng Việt phổ thông) thanh tra là kiểm tra, kiểm soát, xem xét tại chỗ việc làm của địa phương, của một tổ chức, cá nhân có thể thấy thanh tra bao hàm việc kiểm soát, xem xét và phát hiện, ngăn chặn những gì trái với quy định Thanh tra là hoạt động của một chủ thể có thẩm quyền tác động lên đối tượng thanh tra
Trình độ của lực lượng thanh tra thể hiện sự hiểu biết về chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ lý luận cùng khả năng hoàn thành những nhiệm vụ chuyên môn, có khả năng tư duy để vận dụng những kiến thức lý luận áp dụng vào thực tiễn nhằm nâng cao trình độ chuyên môn
1.2.2 Đặc điểm của lực lượng thanh tra
Theo Tài liệu đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra viên chính chuyên
đề 1 (2017) lực lượng Thanh tra có các đặc điểm sau:
Thứ nhất: thanh tra gắn liền với quản lý nhà nước
Với tư cách là một chức năng, là một hoạt động trong chu trình quản lý nhà nước, thanh tra gắn liền với quản lý nhà nước
Trong quản lý nhà nước không thể tách rời hoạt động thanh tra Trong mối quan hệ giữa quản lý và thanh tra thì quản lý nhà nước giữ vai trò chủ đạo, chi phối hoạt động của thanh tra (quy định thẩm quyền của các cơ quan thanh tra, quy định về tổ chức, quyết định và kết luận thanh tra, sử dụng các kết quả, các thông tin từ phía các cơ quan thanh tra) [31]
Quản lý nhà nước và thanh tra có điểm chung là đều thực hiện quyền lực nhà nước thực hiện sự tác động lên các đối tượng bị quản lý Song xem xét theo cơ cấu, chức năng của quản lý thì thanh tra chỉ là chức năng, là công cụ, phương tiện để quản lý nhà nước Về mối quan hệ giữa thanh tra và công tác quản lý nhà nước sẽ được phân tích kỹ hơn trong mục III của chuyên đề này Hai là, thanh tra là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước
Trang 15Có thể thấy thanh tra là một hoạt động luôn luôn mang tính quyền lực nhà nước Chủ thể tiến hành thanh tra luôn luôn là cơ quan nhà nước Ở các nước khác nhau, dù là mô hình, tổ chức hoạt động thanh tra có khác nhau nhưng đều có chung đặc điểm này Ở nước ta, Điều 1 Pháp lệnh Thanh tra
1990 quy định: “thanh tra là một chức năng thiết yếu của cơ quan quản lý nhà nước; là phương thức bảo đảm pháp chế, tăng cường kỷ luật trong quản lý nhà nước, thực hiện quyền dân chủ xã hội chủ nghĩa”
Theo (Luật Thanh tra năm 2010) quy định: cơ quan thanh tra nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện và giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật Tính quyền lực nhà nước của hoạt động thanh tra thể hiện ở chỗ, các cơ quan thanh tra nhà nước có quyền hạn được xác định và khả năng thực hiện những quyền hạn đó:
- Quyết định tổ chức các cuộc thanh tra theo chương trình, kế hoạch được phê duyệt
- Trình thủ trưởng cơ quan quản lý hành chính phê duyệt hoặc quyết định thanh tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật
- Yêu cầu đối tượng thanh tra, các cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan
- Niêm phong tài liệu, kiểm kê tài sản, trưng cầu giám định
- Tạm đình chỉ hành vi vi phạm, tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép, thu hồi tài sản
- Xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật (đối với thanh tra chuyên ngành)
- Yêu cầu cấp có thẩm quyền giải quyết đề nghị của thanh tra, yêu cầu truy cứu trách nhiệm đối với những người có lỗi gây ra những vi phạm được
Trang 16phát hiện, kể cả việc chuyển hồ sơ vụ việc vi phạm pháp luật có dấu hiệu của tội phạm sang cơ quan điều tra để xử lý
- Trong một số trường hợp trực tiếp áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước
Ba là, thanh tra có tính độc lập tương đối
Đây là đặc điểm vốn có, xuất phát từ bản chất của thanh tra Đây là đặc điểm phân biệt thanh tra với các loại hình cơ quan chức năng khác của bộ máy quản lý nhà nước Ngoài những nhiệm vụ như những cơ quan quản lý nhà nước khác, các cơ quan thanh tra có nhiệm vụ chủ yếu là xem xét, đánh giá việc chấp hành chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức,
cá nhân một cách khách quan
1.2.3 Vai trò của lực lượng thanh tra
Theo (Tài liệu đào tạo,bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra viên chính chuyên
đề 2- 2017) Thanh tra có vai trò sau:
1.2.3.1 Thanh tra là chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước
Từ thực tiễn cho thấy hoạt động kiểm tra thông thường nhiều khi không đáp ứng được yêu cầu Nhất là trong quản lý nhà nước, ở một cấp độ nào đó hỏi phải có một phương thức kiểm tra khác với nghĩa kiểm tra thông thường Phương thức kiểm tra này không chỉ phát hiện sự sai phạm, sai lệch của đối tượng kiểm tra mà còn phải tìm ra nguyên nhân để từ đó có biện pháp ngăn chặn, xử lý, khắc phục hậu quả Cần phải chỉ rõ trách nhiệm đó thuộc về tổ chức, cá nhân nào? Để làm được việc này cần phải tiến hành các biện pháp nghiệp vụ như thu thập và xử lý; phân tích tổng hợp, nhận xét và đánh giá nguyên nhân, dữ liệu, số liệu nhiều hơn, phức tạp hơn Loại hình kiểm tra như vậy hay nói cách khác phương thức kiểm tra như vậy rất gần với hoạt động thanh tra Từ đó có thể thấy thanh tra là một phương thức của kiểm tra,
là công cụ của quản lý Các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước thông qua việc ban hành các quyết định, chính vì thế nhất thiết phải tiến hành việc hoạt động thanh tra việc thực hiện các quyết định mà
cơ quan quản lý đã ban hành Đây là một khâu không thể thiếu được trong
Trang 17hoạt động quản lý nhà nước Vì thế, thanh tra là chức năng thiết yếu của quản
vụ cho việc làm rõ nguyên nhân (cả chủ quan lẫn khách quan), xác định rõ trách nhiệm thuộc tổ chức, cá nhân nào hay khâu nào để chấn chỉnh hoặc xử
lý trong trường hợp nội dung và chất lượng quyết định quản lý được thực tế kiểm nghiệm là đúng, là phù hợp, nhưng đối tượng thi hành vẫn không tuân thủ và chấp hành nghiêm chỉnh Với ý nghĩa đó có thể thấy thanh tra thực chất đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước
Hiệu quả trong hoạt động quản lý là đạt kết quả và mục tiêu đề ra với chi phí ở mức tối thiểu Hoạt động quản lý nhà nước cũng vậy, để làm được điều này cần các quyết định trong quản lý nhà nước đúng đắn, phù hợp với thực tiễn cũng như đối tượng chịu tác động của quyết định đó tuân thủ nghiêm túc thì hoạt động thanh tra chính là một trong những phương thức đảm bảo mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước
1.2.3.3 Thanh tra là phương thức bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa Thực hiện chức năng của mình, thanh tra chính là hoạt động xem xét tại chỗ việc làm của các cơ quan, tổ chức,cá nhân có đúng chính sách, pháp luật hay không Nếu họ làm sai hoặc làm chậm thì giúp họ sửa chữa và làm cho
Trang 18đúng, bảo đảm để các cơ quan, tổ chức và cá nhân luôn tuân thủ và chấp hành đầy đủ, nghiêm túc các quy định của pháp luật
Tóm lại, thông qua công tác thanh tra có thể đánh giá được một cơ quan,
tổ chức hay cá nhân nào đó chấp hành pháp luật như thế nào, có vi phạm pháp luật không, trong trường hợp có vi phạm thì vi phạm ở mức độ nào Biện pháp xử lý ra làm sao Từ những phân tích trên có thể thấy thanh tra là một phương thức bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa
1.2.3.4 Thanh tra giúp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật
Việc phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật của các tổ chức, cá nhân hay các cơ quan quản lý nhà nước bằng việc thanh, kiểm tra định kỳ hay đột xuất đã mang đến những hiệu quả to lớn Tuy nhiên, vai trò của công tác thanh tra không chỉ và không phải chủ yếu là phát hiện và xử lý mà quan trọng hơn, thanh tra đóng vai trò như một biện pháp phòng ngừa hữu hiệu các hành vi vi phạm pháp luật, được thể hiện ở những khía cạnh sau:
Một là, việc thanh, kiểm tra định kỳ, thường xuyên hay đột xuất luôn tạo ra một “áp lực” nhất định lên các đối tượng và nhờ đó, nó đã hạn chế sự vi phạm pháp luật
Hai là, hoạt động thanh, kiểm tra, với những phương thức của nó sẽ phân tích, làm rõ nhất, đầy đủ nhất về nguyên nhân, động cơ, mục đích, tính chất mức độ của hành vi vi phạm Do vậy khi các giải pháp (các khuyến nghị, kiến nghị, yêu cầu, quyết định xử lý về thanh tra ) được đưa ra từ hoạt động than, kiểm tra, không chỉ phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật mà nó còn có tác dụng phát hiện các kẽ hở của chính sách, pháp luật, để từ đó có biện pháp điều chỉnh, bổ sung , hoàn thiện các chính sách pháp luật đó
Ba là, hoạt động thanh tra mang tính định hướng và xây dựng, việc phòng ngừa, phát hiện các vi phạm mang tính chủ động Bên cạnh đó, thông qua hoạt động thanh, kiểm tra có thể dự báo được một hành vi vi phạm sẽ xảy
ra trong tương lai nếu không có sự chấn chỉnh, định hướng một cách kịp thời
Trang 191.3 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả thực thi công vụ của lực lượng thanh tra
1.3.1 Kĩ năng lãnh đạo, điều hành, năng lực
Thanh tra viên có 3 ngạch: thanh tra viên, thanh tra viên chính, thanh tra viên cao cấp Tiêu chuẩn nghiệp vụ của mỗi ngạch thanh tra được xây dựng trên các phương diện: Chức trách, nhiệm vụ, năng lực và yêu cầu trình độ, thâm niên công tác
Cả 3 ngạch công chức thanh tra đều có những tiêu chuẩn chung là trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan; Đã tốt nghiệp đại học một trong các ngành kinh tế, kỹ thuật, xã hội, quản lý nhà nước, có trình độ lý luận chính trị, ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc nhất định; có nghiệp vụ công tác thanh tra, nắm vững và vận dụng tốt đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước vào công tác thanh tra; Có trình độ nghiên cứu, phát hiện, phân tích tổng hợp, đề xuất biện pháp giải quyết theo yêu cầu của công tác thanh tra
Giữa 3 ngạch thanh tra viên có sự khác nhau về yêu cầu công việc, năng lực xử lý, giải quyết vụ việc theo qui mô và cấp độ phức tạp; cấp độ đào tạo lý luận chính trị, bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính nhà nước, ngoại ngữ, nghiệp vụ thanh tra và chức trách, nhiệm vụ trong quá trình thực thi công vụ
1.3.2 Về phẩm chất đạo đức
Phẩm chất của lực lượng cán bộ thanh tra là thể hiện tư cách đạo đức cách mạng, tác phong trong công việc, hành vi ứng sử, suy nghĩ và làm việc của một người cán bộ thanh tra trong công việc, giao tiếp hàng ngày
Đối với người cán bộ thanh tra ngoài yêu cầu về phẩm chất chung thì họ còn phải thể hiện lập trường tư tưởng vững vàng, sáng suốt trong quá trình thực hiện những nhiệm vụ và cấp trên giao phó
Xây dựng và nâng cao chất lượng lực lượng cán bộ, công chức nói chung và lực lượng công chức thanh tra nói riêng là đòi hỏi cấp thiết và có vị trí
Trang 20đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao trình độ, năng lực đạt chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước
Với đặc điểm hoạt động thanh tra chủ yếu thông qua đoàn thanh tra do vậy, thời gian làm việc của thanh tra viên ở ngoài công sở chiếm một tỷ lệ lớn
so với công chức hành chính khác; thường xuyên phải đấu tranh với tiêu cực của xã hội Vì vậy, trong việc xây dựng lực lượng công chức thanh tra phải chú trọng nâng cao phẩm chất, đạo đức, năng lực công tác chuyên môn để đáp ứng yêu cầu công tác, đồng thời phải quan tâm giải quyết tốt chính sách nhằm động viên, thu hút lực lượng công chức thanh tra
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng của lực lượng thanh tra Sau khi có Luật thanh tra năm (2004), lực lượng công chức ngành thanh tra bổ sung, tăng về số lượng, chủ yếu là lực lượng làm công tác thanh tra chuyên ngành Về chất lượng từng bước được nâng cao, phần lớn được đào tạo cơ bản ở bậc đại học, đã qua đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, có trình độ
lý luận chính trị trung, cao cấp Năng lực, trình độ lãnh đạo, quản lý, trình độ chuyên môn có sự thay đổi theo hướng tích cực, kinh nghiệm thực tiễn được nâng lên, đáp ứng cơ bản yêu cầu công tác của các bộ ngành, địa phương Tuy nhiên, lực lượng công chức của Thanh tra bộ ngành, địa phương cũng vẫn còn hạn chế, một trong những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng lực lượng thanh tra như:
Chưa có lực lượng cán bộ, công chức thanh tra ổn định chuyên nghiệp Nhiều địa phương chưa bố trí đủ cán bộ cho các cơ quan thanh tra, tính ổn định của vị trí công tác thanh tra trong các tổ chức thanh tra sở, thanh tra huyện còn hạn chế Trình độ và năng lực của lực lượng cán bộ, công chức thanh tra chưa ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ còn bất cập hẫng hụt về nhiều mặt: tri thức và năng lực quản lý nhà nước, xã hội, kinh tế thị trường,
kỹ năng thực thi công vụ
Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức thanh tra còn chậm đổi mới, chưa gắn với yêu cầu xây dựng lực lượng công chức thanh tra chuyên
Trang 21nghiệp, yêu cầu của sự nghiệp đổi mới Nội dung đào tạo, bồi dưỡng vẫn còn nặng về bằng cấp, trùng lặp, chưa chú trọng nâng cao bồi dưỡng năng lực thực hành, kỹ năng tác nghiệp Phương thức đào tạo, bồi dưỡng chưa chú trọng khuyến khích tích cực, sáng tạo của người học
1.5 Nghiên cứu kinh nghiệm nâng cao chất lượng lực lượng thanh tra 1.5.1 Nghiêu cứu kinh nghiệm tại một số nước
1.5.1.1 Kinh nghiệm từ Trung Quốc
Trung Quốc là một quốc gia có diện tích lớn thứ 4 trên thế giới, có dân
số đông nhất thế giới 1,4 tỷ (năm 2018) Mặc dù kinh tế thế giới đi vào khủng hoảng lớn nhưng Trung Quốc vẫn đạt tăng trưởng GDP bình quân hàng năm thuộc loại cao của thế giới và luôn ổn định ở mức 7% Đạt được những điều trên Trung Quốc đã tiến hành cải cách thủ tục hành chính, nhất là lực lượng cán bộ, công chức thanh tra, đã trẻ hóa lực lượng công chức thanh tra và có những quyết sách hợp lý nhằm nâng cao chất lượng và kịp thời phát hiện những sai phạm trầm trọng, đặc biệt là chính sách đang thực hiện “Đả hổ đập ruồi” của Chủ tịch nước, Tổng bí thư Tập Cận Bình Nhằm loại bỏ những cái ung nhọt ra khỏi cơ quan công quyền của nhà nước, Thành phố Thẩm Quyến
và Bắc Kinh là hai đơn vị đi đầu trong thủ tục cải cách hành chính, xây dựng được một lực lượng cán bộ công chức có đủ tài, đức để phục vụ cho đất nước và lợi ích của nhân dân
1.5.1.2 Kinh nghiệm từ Hàn Quốc
Trong khoảng hơn hai thập kỷ trở lại đây, kinh tế Hàn Quốc liên tục tăng trưởng ở tốc độ cao Từ năm 1962- 1992, GDP đã tăng từ 2,3 tỷ USD lên 294,5
tỷ USD; GDP bình quân đầu người tăng 87 USD vào năm 1962 lên mức hơn 10.000 USD vào năm 1995 và đến năm 2007 là 25000USD Một trong những nguyên nhân của sự thành công này là ở chỗ: Hàn Quốc đặc biệt coi trọng công tác đào tạo cán bộ công chức Các mục tiêu đào tạo cán bộ công chức luôn nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng để thực hiện tốt nhiệm vụ, nâng cao tính tích cực nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong
Trang 22công việc, luôn luôn kịp thời động viên công chức hoàn thành tốt các nhiệm
vụ để công chức yên tâm công tác
Tóm lại, ở các nước phát triển cũng như các quốc gia trong khu vực, việc xây dựng lực lượng cán bộ công chức luôn luôn được đề cao, nhằm tìm những người có trình độ chuyên môn, tư tưởng vững vàng, để thúc đẩy phát triển kinh tế mục đích đào tạo và bồi dưỡng những con người và coi đó là một yếu tố quan trọng để đảm bảo quản lý nhà nước cho toàn xã hội nói chung và thanh tra nói riêng
1.5.2 Bài học cho Việt Nam
Qua tìm hiểu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới nhằm xây dựng
và nâng cao chất lượng lực lượng công chức thanh tra, có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:
Một là, lực lượng cán bộ, công chức thanh tra phải được qua đào tạo bài bản trong các trường đại học hoặc chuyên ngành Luôn bồi dưỡng và tự trau dồi kiến thức chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng được công việc sau khi đã được tuyển dụng
Hai là, Chính phủ phải ban hành các văn bản pháp luật đồng bộ, thống nhất việc quản lý và sử dụng lực lượng cán bộ, công chức thanh tra, đưa ra các chỉ tiêu, tiêu chuẩn để tuyển dụng đúng với công việc và trình độ chuyên môn
Ba là, Chính phủ xây dựng tiêu chuẩn các chức danh cụ thể cho từng loại
bộ phận của cán bộ, công chức thanh tra Tiêu chuẩn này là một trong những thước đo quan trọng cho việc tuyển chọn, sử dụng, nhằm đánh giá việc thực hiện công việc của cán bộ, công chức thanh tra và là chuẩn mực để cán bộ, công chức thanh tra không ngừng phấn đấu, rèn luyện
Bốn là, Cơ quan quản lý cán bộ, công chức thanh tra thực hiện tốt việc tuyển dụng cán bộ, công chức thanh tra thông qua hình thức thi tuyển công khai, nghiêm túc, công bằng, nhằm tạo điều kiện cho mọi người có trình độ chuyên môn, kiến thức có cơ hội cạnh tranh lành mạnh Có như vậy cơ quan sử dụng cán bộ, công chức thanh tra mới tuyển chọn được người thực sự tài giỏi vào làm việc, và kích thích mọi người không ngừng phấn đấu học tập và vươn
Trang 23lên Đó là một trong những biện pháp lựa chọn tốt nhất lực lượng cán bộ, công chức thanh tra có chất lượng
Năm là, bố trí sắp xếp hợp lý lực lượng cán bộ, công chức thanh tra bố trí đúng người phù hợp với chuyên môn nhằm phát huy hết khả năng làm việc, tạo điều kiện cho công chức phát huy sở trường của mình Bên cạnh đó cần có chế
độ đãi ngộ xứng đáng với cán bộ, công chức nói chung và lực lượng thanh tra nói riêng như quan tâm tới chế độ tiền phụ cấp, tiền thưởng, tiền lương, chế độ hưu trí và các loại bảo hiểm xã hội khác, nhằm đảm bảo đời sống của lực lượng cán bộ, công chức thanh tra ngày càng được cải thiện
Sáu là, quản lý, giám sát, các cán bộ, công chức thanh tra chặt chẽ, thưởng phạt phải nghiêm minh, công bằng đối với cán bộ, công chức thanh tra; kiểm tra, đánh giá cán bộ, công chức thanh ra hàng năm một cách chính xác, cẩn thận và nghiêm túc, theo tiêu chuẩn cụ thể nhằm phát hiện người có
đủ tài đủ đức để đề bạt, bổ nhiệm vào các vị trí chủ chốt của cơ quan Cho thuyên chuyển, thôi chức hay buộc thôi việc đối với những người không có đủ tiêu chuẩn hoặc sai phạm Mặt khác, đây là dịp làm cho công chức tự nhìn nhận lại mình, phát huy các thế mạnh, sửa chữa, khắc phục những điểm còn hạn chế, khuyết điểm
Bảy là, trẻ hóa các cán bộ, công chức thanh tra, rút ngắn thời gian nhiệm
kỳ đối với cán bộ, công chức lãnh đạo; tinh giản biên chế, nhất là công chức cấp cao theo kinh nghiệm của các nước đã thực hiện thành công; tri thức hoá, chuyên môn hoá lực lượng cán bộ quản lý vì đây là xu thế phù hợp với thời đại ngày nay, nhằm đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước
Thực tế đã chứng minh, không một quốc gia nào phát triển mạnh mẽ mà lại có lực lượng cán bộ công chức thanh tra yếu kém Tuy nhiên, việc vận dụng kinh nghiệm của bất kì tổ chức, quốc gia nào cũng cần có sự chọn lọc, vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt sao cho phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế của nước mình thì mới đem lại hiệu quả cao nhất
Trang 24CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ THỰC THI CÔNG VỤ
TẠI LỰC LƯỢNG THANH TRA GIAO THÔNG VẬN TẢI
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 2.1 Khái quát chung về lực lượng thanh tra Sở Giao thông vận tải thành phố Hải Phòng
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Thanh tra Sở giao thông công chính Hải Phòng được thành lập theo quyết định số 560/QĐ-UBND ngày 11 tháng 4 năm 2007, Quyết định số 704/QĐ ngày 29 tháng 4 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng về việc điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ và đổi tên Sở Giao thông công chính Hải Phòng thành Sở Giao thông vận tải Hải Phòng theo đó đổi tên Thanh tra Sở giao thông công chính Hải Phòng thành Thanh tra Sở giao thông vận tải Hải Phòng
SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI HẢI PHÒNG
THANH TRA SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Địa chỉ : Số 1 Cù Chính Lan, P Minh Khai, Q
Trang 25- Thanh tra Sở giao thông vận tải Thành phố Hải Phòng chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về công tác, nghiệp vụ trong lĩnh vực thanh tra hành chính của Thanh tra Thành phố Hải Phòng; đồng thời phải chịu sự hướng dẫn, kiểm tra
về chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành giao thông của Bộ Giao thông vận tải
- Thanh tra Sở giao thông vận tải Thành phố Hải Phòng có đầy đủ tư cách pháp nhân và được sử dụng con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc nhà Nước và được Nhà nước cấp kinh phí để hoạt động từ ngân sách theo quy định của Pháp luật
2.1.2 Trách nhiệm, quyền hạn
- Thanh tra Sở giao thông vận tải Hải Phòng có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, chương trình để thanh tra trong lĩnh vực hành chính, thanh tra chuyên ngành về giao thông vận tải, trình Giám đốc Sở Giao thông vận tải phê duyệt
và tổ chức thực hiện cụ thể các chương trình và kế hoạch đó sau khi đã được Giám đốc Sở phê duyệt;
- Có các nhiệmivụ và quyềnihạn của thanh traihành chính thuộc thẩm quyềniquản lý trực tiếpicủa Sở Giao thông vận tải
- Thực hiện thanhitra, kiểmitra và xửilý đối với các hành vi vi phạm trong việcithực hiện các quy địnhicủa pháp luậtivề hoạt động Giao thông vận tải
- Thực hiện việc thanhitra, kiểmitra, giámisát và xửilý đối với các hành
vi vi phạmitrong quảnilý và bảoivệ kết cấu hạ tầngigiao thông
- Giảiiquyết các đơn khiếuinại và tốicáo
- Thực hiện các công tác phòng ngừa, chống tham nhũng trong lĩnh vực Giao thông vận tải ở các địa phương; tiến hành theoidõi và kiểmitra đối với các tổ chứcithuộc thẩm quyền quảnilý của Sở trong việc thi hànhipháp luật chống thaminhũng
- Theosdõi, kiểmstra việc thực hiện các kếtiluận, kiếninghị và cáciquyết định sau thanhitra; dựa vào đó, tiến hành tổngihợp và báo cáoikết quả về
Trang 26côngitác thanh traihành chính, thanh traichuyên ngành và giảiiquyết các khiếuinại, tốicáo thuộc phạm viiquản lý của Sở
- Thực hiện việc tuyênitruyền, phổibiến, hướng dẫnipháp luật và kiểmitra đối với các đơnivị thuộc thẩm quyểniquản lý của Sở về các hoạt độngithanh tra, khiếuinại, tốicáo, chống thaminhũng, lãngiphí và các văn bảnipháp luật về đảmibảo trật tựian toàn giaoithông và trật tựiđô thị
- Thực hiện việc tổ chứcibồi dưỡng nghiệpivụ thanh traihành chính, thanh tra chuyên ngành cho các thanhitra viên vàcác cộng táciviên thanh tra;
cơ quan thanh tra giao thông được phép sửidụng các cộngitác viên thanhitra theo đúngiquy định của pháp luậtihiện hành
- Thực hiện việc quản lýitổ chức, quản lý biênichế và quản lý tàiisản và kinh phíiphục vụ hoạtiđộng của Thanhitra Sở theo đúng quyiđịnh
- Thựcihiện các nhiệmivụ và quyềnihạn khác theođúng quy địnhicủa pháp luật hoặc khiiđược Giám đốciSở Giao thông vận tải giao
2.1.3 Bộ máy tổ chức thanh tra Sở giao thông vận tải Hải Phòng
Thanh tra Sở Giao thông vận tải Thành phố Hải Phòng là một bộ phận thuộc
Sở Giao thông vận tải Hải Phòng, hoạt động theo cơ chế “thủ trưởng” Biên chế được Uỷ ban nhân dân Thành phố giao hàng năm trong tổng số biên chế của Sở Giao thông vận tải Thành Phố Hải Phòng Biên chế năm 2018 của của Thanh tra
Sở Giao thông vận tải Thành phố Hải Phòng được giao là 8 chỉ tiêu
- Bộ máy Lãnh đạo Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hải phòng gồm có Chánh Thanh tra và 02 phó Chánh Thanh tra Chánh Thanh tra là người đứng đầu đơn vị , được Giám đốc Sở bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trước Giám đốc
Sở, trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Sở Phó Chánh Thanh tra Sở là người giúp Chánh Thanh tra Sở phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác, chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra Sở, Giám đốc Sở Giao thông vận tải và trước pháp luật về nhiệm vụ được giao
Trang 28- Cơ cấu tổ chức bộ máy của Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hải Phòng:
+ Đội Xử lý tổng hợp - Văn Phòng
+ Đội Thanh tra hành chính
+ Đội Thanh tra giao thông Số 1 (đường bộ)
+ Đội Thanh tra giao thông Số 2 (đường thủy nội địa)
+ Đội Thanh tra giao thông Số 3(đường bộ)
+ Đội Thanh tra giao thông Số 4(đường bộ)
+ Đội Thanh tra giao thông Số 5 (đô thị)
+ Đội Thanh tra giao thông Số 6
+ Trạm cân tải trọng xe lưu động Số 01 ( Quốc lộ 5)
- Tổ cân số 1
- Tổ cân số 2
- Tổ cân số 3
- Tổ cân số 4 + Trạm cân tải trọng xe lưu động Số 02 ( Quốc lộ 10)
- Tổ cân số 1
- Tổ cân số 2
- Tổ cân số 3
- Tổ cân số 4 2.2 Phân tích thực trạng chất lượng lực lượng cán bộ thanh tra Sở GTVT Hải Phòng
2.2.1 Thực trạng về tiêu chí trình độ đào tạo
Trong thời gian qua, Sở GTVT Hải Phòng đã quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng lực lượng lực lượng cán bộ thanh tra giao thông và đã đưa ra một số văn bản khuyến khích và tạo điều kiện cho cán bộ thanh tra đi học tập và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
Kết quả là trình độ của lực lượng cán bộ thanh tra giao thông Sở GTVT Hải Phòng ngày càng được nâng cao Được thể hiện ở biểu số 2.2
Trang 29Biểu số 2.1 Trình độ đào tạo của cán bộ thanh tra Sở GTVT
Hải Phòng (2014 - 2018)
(Đơn vị: người/%)
4 4.7
4 4.44
6 6.38
Đại học 33
47,14
36 46.15
40 47.05
44 48.88
51 54.25
Cao đẳng 20
28,57
22 28.2
25 29.41
25 27.77
23 24.46
Trung cấp 14
20
17 21.7
16 18.82
17 18.88
14 14.89 Tông cộng 70 78 85 90 94
(Nguồn: Phòng Tổ chức Cán bộ - Sở GTVT Hải Phòng )
Từ số liệu tổng hợp cho ta thấy, trình độ chuyên môn của lực lượng cán bộ thanh tra giao thông Sở GTVT Hải Phòng tăng nhiều trong những năm trở lại đây Số cán bộ thanh tra có trình độ trên đại học là 6.38%, đại học đạt trên 54% với tổng số cán bộ thanh tra giao thông Số cán bộ thanh tra có trình độ cao đẳng chiếm gần 24.46% Số cán bộ có trình độ trung cấp nằm trong khoảng gần 14.89% nhưng có xu hướng giảm dần trong những năm về gần đây
Số cán bộ thanh tra mới được tuyển dụng trong thời gian gần đây là những người được đào tạo cơ bản và một số có trình độ Thạc sĩ được Sở GTVT Hải Phòng tuyển thẳng thông qua xét hồ sơ ngày một tăng
Trang 302.2.2 Thực trạng về tiêu chí kỹ năng nghề nghiệp
Bên cạnh những yêu cầu về trình độ chuyên môn, lực lượng cán bộ thanh tra giao thông đang đứng trước những thách thức khó khăn rất nhiều
về kỹ năng thực thi công việc thanh tra
Bảng những kỹ năng cần được đào tạo để nâng cao trình độ, năng lực của lực lượng cán bộ Thanh tra Sở GVTV Hải Phòng (được thể hiện ở Biểu
số 2.3)
Các kỹ năng cần được đào tạo
Biểu số 2.2: Các kỹ năng cần được đào tạo đối với cán bộ TTGT
1 Kỹ năng ban hành quyết định 6 Kỹ năng làm việc theo nhóm
2 Kỹ năng sử dụng máy tính 7 Kỹ năng giải quyết vấn đề
3 Kỹ năng ngoại ngữ 8 Kỹ năng tổ chức cuộc họp
4 Kỹ năng soạn thảo văn bản 9 Kỹ năng lãnh đạo
5 Kỹ năng thuyết trình 10 Kỹ năng giao tiếp
(Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ - Sở GTVT Hải Phòng )
Lý do của sự thiếu hụt về kiến thức và kỹ năng quản lý thực thi nhiệm vụ được giao chủ yếu là thiếu phương pháp làm việc và kỹ năng, khả năng tư duy độc lập hạn chế, ít được tham gia các khoá đào tạo về xử lý tình huống, nhiều cán bộ thanh tra giao thông còn gặp nhiều khó khăn khi triển khai thực thi nhiệm vụ được giao
Trên thực tế lực lượng cán bộ thanh tra giao thông còn chưa quan tâm nhiều đến kỹ năng xử lý công việc mà thấy trình độ chuyên môn giỏi là đạt yêu cầu rồi
2.2.3 Thực trạng về tiêu chí kinh nghiệm và thâm niên công tác
Xem xét chất lượng cán bộ thanh tra giao thông theo kinh nghiệm và thâm niên công tác cần quan tâm vấn đề cơ cấu độ tuổi và trình độ đào tạo của
Trang 31từng nhóm tuổi Năm 2018 Sở GTVT có 94 cán bộ thanh tra giao thông tính đến thời điểm (31/12/2018)
Biểu số 2.3: Cán bộ TTGT phân theo độ tuổi - trình độ đào tạo
(tính đến năm 2018)
Nhóm tuổi Tổng số (%) Trình độ Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
Sau đại học 1 4.54 Đại học 14 53,84 Cao đẳng 5 46,22 Trung cấp 2 9
< 30 22(23.4%)
Còn lại 0 0 Sau đại học 5 26.31 Đại học 12 63.15 Cao đẳng 2 10.52 Trung cấp 0 0 30-40 19(20.21%)
Còn lại 0 0 Sau đại học 0 0 Đại học 14 63,63 Cao đẳng 5 22,72 Trung cấp 4 18,18 41-50 22(23.4%)
Còn lại 0 0 Sau đại học 0 0 Đại học 12 48 Cao đẳng 11 48 Trung cấp 2 8 51-60 25(26.59%)
Còn lại 0 0 (Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ - Sở GTVT Hải Phòng ) Qua phân tích cơ cấu và độ tuổi (Biểu số 2.4) ta thấy: Cơ cấu cán bộ thanh tra giao thông hiện nay của Sở GTVT chưa xây dựng được tỷ lệ hợp lý
Trang 32giữa các độ tuổi Hiện nay, số cán bộ Thanh tra của Sở GTVT có độ tuổi dưới 30 chiếm 23.8 %; độ tuổi từ 30 - 40 chiếm 20,21%; độ tuổi từ 41-50 bình quân chiếm 23,4 %; độ tuổi từ 51- 60 chiếm 26,59 %
Mặc dù trình độ chuyên môn theo bằng cấp của cán bộ thanh tra được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học, trên đại học là khá cao, nhưng khi xem xét
về độ tuổi và năng lực chung so với yêu cầu của công việc lại cho thấy tuổi trung bình của lực lượng này hiện cũng khá cao và phân bố không hợp lý giữa các nhóm tuổi Công chức lãnh đạo (Chánh thanh tra, Đội trưởng) độ tuổi khá cao
Cơ cấu cán bộ thanh tra về thâm niên làm việc
Biểu số 2.4: Cơ cấu cán bộ thanh tra về thâm niên làm việc (năm 2018) STT Thời gian làm việc Số lượng (người) Tỷ lệ%
Tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá chất lượng cán bộ thanh tra giao thông là tiêu chí đánh giá về mức độ hoàn thành công việc mà cán bộ thanh tra được giao
Trang 33Để đánh giá chất lượng lực lượng cán bộ thanh tra giao thông theo tiêu chí này, học viên đã tham khảo các báo cáo về công tác thi đua khen thưởng của Ban thi đua khen thưởng Sở GTVT Hải Phòng các năm từ 2014-
2018
Kết quả từ Ban thi đua khen thưởng ta thấy hầu hết cán bộ thanh tra giao thông đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao Số cán bộ thanh tra hoàn thành tốt, xuất sắc nhiệm vụ chiếm trên 90% Tuy nhiên khi phỏng vấn một số lãnh đạo của Sở GTVT và Chánh thanh tra giao thông vận tải về vấn đề này thì các lãnh đạo đó lại có cùng nhận xét: công chức chỉ hoàn thành nhiệm vụ được giao ở mức trung bình
2.3 Phân tích thực trạng hiệu quả thực thi công vụ tại lực lượng thanh tra Sở Giao thông vận tải Hải Phòng qua các nhân tố ảnh hưởng 2.3.1 Các nhân tố khách quan
- Thứ nhất, về pháp luật thanh tra
Ngày 15 tháng 6 năm 2004, Quốc hội thông qua Luật Thanh tra, trong đó quy định, vê tổ chức và hoạt động thanh tra nhà nước và thanh tra nhân dân Thanh tra nước là việc xem xét, đánh giá, xử lý của cơ quan quản lý nhà nước đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ cửa cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự quản lý theo thầm quyền, trình tự, thủ tục luật định Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành
+ Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra cửa cơ quan quản lý nhà nước theo cấp hành chính đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm
vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thuộc quyền quản lý trực tiếp
+ Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật, những quy định về chuyên môn, kỹ thuật, quy tắc quản
lý của ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý
Để tổ chức lại lực lượng thanh tra theo Luật Thanh tra, Chính phủ ban hành Nghị định số 136/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 6 năm 2004 về tổ chức và hoạt
Trang 34động của Thanh tra giao thông vận tải (sau đây viết tắt là Nghị định số 136/2004/NĐ-CP) Theo đó, Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hải Phòng thuộc
Sở Giao thông vận tải Hải Phòng, được thực hiện chức năng thanh tra nhà nước và thanh tra chuyên ngành trong phạm vi quản lý nhà nước về giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải và hàng không theo quy định của pháp luật
+ Sau khi Thanh tra GTVT được tổ chức lại theo Nghị định số 136/2004/NĐ-CP, Bộ trưởng GTVT ban hành Quyết định 28/2005/QĐ-BGTVT ngày 18/5/2005 quy định về cờ hiệu, trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu; phương tiện, thiết kế kỹ thuật của Thanh tra giao thông vận tải các cấp
- Thứ hai, về hệ thống thông tin - truyền thông phục vụ công tác thanh tra Thực trạng hiện nay hệ thống tổ chức Thanh tra giao thông vận tải từ trung ương đến địa phương chưa có hệ thống mạng, phần mềm quản lý chung, thống nhất Thanh tra Bộ, Thanh tra Cục đang sử dụng tạm thời mạng của Bộ GTVT và các Cục để phục vụ công việc hành chính, chưa có hệ thống đáp ứng được yêu cầu chuyên môn về nghiệp vụ thanh tra; một số tổ chức Thanh tra giao thông ở địa phương có truy cập Internet, song phần lớn chưa ứng dụng công nghệ thông tin vào công việc hành chính, chưa có hệ thống đáp ứng được yêu cầu chuyên môn về nghiệp vụ, thanh tra giao thông vận tải chưa được trang bị đầy đủ, đồng bộ đáp ứng yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý, Fax, bộ đàm, scan phần lớn các tổ chức thanh tra chưa được trang bị đầy đủ, có một số địa phương đã được trang bị nhưng chưa đồng bộ
- Thứ ba, về kết cấu hạ tầng, phương tiện, người lái và hoạt động vận tải trên địa bàn Thành phố
+ Hải Phòng có vị trí địa lý thuận lợi với đủ loại hình giao thông Đường
bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không Với đặc thù là thành phố Cảng biển cửa ngõ của Miền Bắc, nhu cầu vận chuyển hàng
Trang 35hoá thông qua cảng Biển Hải Phòng bằng đường bộ chiếm tỷ trọng lớn Hệ thống quốc lộ phát huy tác dụng chủ yếu là Quốc lộ 5 và Quốc lộ 10 Quốc lộ
5 đóng vai trò quan trọng trong việc áp dụng đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá qua cảng khu vực Hải Phòng bằng đường bộ, QL10 là tuyến giao thông huyết mạch giữa các tỉnh vùng Duyên Hải Bắc Bộ và chia sẻ lưu lượng phương tiện vận chuyển hàng hoá qua khu vực Cảng Hải Phòng
a Mạng lưới giao thông đường bộ
• Quốc lộ:
Hệ thống quốc lộ qua địa bàn thành phố Hải Phòng có tổng chiều dài
109 km, trong đó Quốc lộ 10 có 52,5 km, Quốc lộ 5 có 37 km, Quốc lộ 5B( cao tốc Hà Nội-Hải Phòng) có 33,5 km Quốc lộ 37 có 20 km (Sở Giao thông vận tải được Ủy ban nhân dân thành phố và Bộ Giao thông vận tải ủy thác quản lý Quốc lộ 5 và Quốc lộ 37 đoạn đi qua địa bàn Hải Phòng)
• Tỉnh lộ:
Hải Phòng có hệ thống Tỉnh lộ với tổng chiều dài 243,7 km trong đó có
110 km mặt đường asphalt; 133,7 km mặt đường đá nhựa, 26 cầu các loại do Thành phố quản lý
• Đường đô thị:
Có khoảng 600 tuyến phố với tổng chiều dài trên 338,54 km; 07 cầu đường bộ; 2.230 biển báo các loại; 54 nút tín hiệu giao thông
• Huyện lộ và đường giao thông nông thôn:
Có hơn 476 km đường huyện; 2.557 km đường liên xã, liên thôn; gần
500 cầu khẩu độ từ 3 - 25 m do các địa phương quản lý
• Bến xe: Có 05 bến ô tô khách và hiện đang xây dựng thêm 02 bến
• Trung tâm Sát hạch lái xe cơ giới đường bộ: 07 trung tâm
• Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới đường bộ: 02 trung tâm
Trang 36• Doanh nghiệp vận tải đường bộ: 1.400 đơn vị kinh doanh vận, tải đường bộ (trong đó 227 đơn vị kinh doanh vận tải hành khách)
• Phương tiện: Sự gia tăng về số lượng phương tiện được thể hiện qua
số liệu sau đây:
Biểu số 2.5: Thống kê phương tiện cơ giới từ năm 2014-2018
Số phương tiện (chiếc) STT Năm
Số liệu trên cho thấy mức độ gia tăng rất nhanh của phương tiện cơ giới đường bộ lượng phương tiện tăng đều và ổn định qua các năm So với năm
2014, năm 2018 lượng ôtô tăng 85.085 chiếc (118%); xe máy tăng 271.331 chiếc (30%)
Với sự phát triển kinh tế - xã hội mạnh mẽ của Thành phố Hải Phòng hiện nay, lượng phương tiện tham gia giao thông dự kiến sẽ tiếp tục tăng nhanh trong các năm tiếp theo, đặc biệt là sự gia tăng của lượng ôtô Mạng lưới giao thông đường thủy:
Thành phố Hải Phòng có hệ thống giao thông đường thủy rất đa dạng phức tạp, bao gồm cảng biển và hệ thống giao thông đường thủy nội địa trải đều ở tất cả các quận, huyện Trong những năm qua, cùng với việc vận chuyển hàng hóa thông qua cảng Hải Phòng, các hoạt động vận tải trên các tuyến đường thủy nội địa cũng không ngừng gia tăng Do vậy, yêu cầu về đầu
tư phát triển cơ sở hạ tầng và đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy luôn được các cấp, các ngành hết sức quan tâm
Hệ thống đường thủy nội địa trên địa bàn thành phố bao gồm: 19 tuyến
Trang 37sông do Trung ương quản lý với tổng chiều dài 278,3 km; trong đó có 09 tuyến sông do địa phương quản lý với tổng chiều dài 146,34 km; 08 bến tàu khách; 06 bến phà;
03 cầu phao; trên 142 bến bốc xếp vật liệu xây dựng và nhiều bến khách ngang sông
Hải Phòng là Thành phố cảng do vậy mật độ phương tiện thủy tham gia giao thông trên địa bàn thành phố tương đối lớn, đa dạng về chủng loại, bao gồm: tàu biển, pha sông biển, phương tiện vận tải thủy nội địa, tàu khách, tàu đánh cá Đây là nguyên nhân cơ bản khiến cho công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy trên địa bàn thành phố gặp nhiều khó khăn Theo thống kê, số lượng phương tiện thủy hoạt động tại Hải Phòng như sau:
Phương tiện vận tải thủy nội địa: 3.191 chiếc - Tổng trọng tải 672.894 tấn
dự kiến đến năm 2020 số lượng phương tiện sẽ tăng 15% tương đương 447 chiếc (Trích số liệu của Sở Giao thông vận tải Hải Phòng năm 2018)
Phương tiện tàu thuyền đánh bắt cá: 4605 chiếc (Trích số liệu của Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Hải Phòng năm 2018)
- Thứ tư, về công tác tổ chức và biên chế lực lượng thanh tra viên
Tổ chức của Thanh tra Sở:
- Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hải phòng được tổ chức thống nhất dưới sự quản lý, điều hành của Chánh Thanh tra Sở Chánh Thanh tra Sở là người đứng đầu Thanh tra Sở và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở; Chánh Thanh tra Sở do Giám đốc Sở bổ nhiệm, miễn nhiệm sau khi có ý kiến thống nhất của Chánh Thanh tra thành phố,
-Các Phó chánh thanh tra Sở giúp Chánh Thanh tra Sở thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn do Chánh Thanh tra Sở phân công; Phó chánh Thanh tra
Sở đo Giám đốc Sở bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Chánh Thanh tra
Trang 38Năm 2018 Thanh tra Sở giao thông vận tải Hải Phòng được Uỷ ban nhân dân thành phố giao 13 chỉ tiêu biên chế và 10 nhân viên hợp đồng để đảm bảo thực hiện hiệu quả chức năng, nhiệm vụ được giao
Hiện nay quân số của Thanh tra Sở giao thông vận tải Hải Phồng bao gồm 94 cán bộ (52 cán bộ trong chỉ tiêu biên chế 42 nhân viên hợp đồng) Cụ thể như sau:
a Lãnh đạo đơn vị; 04 người
b Đội Xử lý - Tổng hợp - Văn Phòng: 06 người
Thực hiện việc xây dựng kế hoạch công tác của Thanh tra Sở; tham mưu,
đề xuất việc xử lý vi phạm hành chính, trình ký các quyết định xử phạt vi phạm hành chính; thực hiện chế độ kế toán, thống kê, tiền lương; công tác tổ chức, hành chính, văn thư, lưu trữ; mua sắm, quản lý, cấp phát tài sản, trang thiết bị; bố trí phương tiện, người sử dụng phương tiện phục vụ công tác cửa Thanh tra Sở
c Đội Thanh tra Hành chính: 06 người
Thực hiện công tác tiếp công dân, phòng chống tham nhũng và giải quyết khiếu nại tố cáo Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra các đơn vị, phòng ban thuộc Sở về lĩnh vực hành chính và các đơn vị khác trong lĩnh vực giao thông vận tải
d Các Đội Thanh tra chuyên ngành: Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, đảm bảo trật tự an toàn giao thông, bảo vệ các công trình hạ tầng giao thông và hành lang an toàn giao thông trên các tuyến đường, tuyến sông thuộc địa bàn Hải Phòng Trong đó:
- Đội Thanh tra Giao thông số 1: 06 người phụ trách địa bàn các huyện
An Lão, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo
- Đội thanh tra Giao thông số 2: 06 người phụ trách công tác kiểm tra trên các tuyến đường thuỷ nội địa thuộc địa bàn thành phố Hải Phòng, huyện đảo Cát Hải - Cát Bà
- Đội thanh tra giao thông số 3: 06 người phụ trách địa bàn các quận Kiến An, Dương Kinh
Trang 39- Đội thanh tra giao thông số 4: 06 người phụ trách địa bàn các huyện
An Dương, Thuỷ Nguyên
- Đội thanh tra giao thông số 5: 12 người phụ trách địa bàn các quận nội thành: Hồng Bàng, Lê Chân, Ngô Quyền, Hải An
- Đội thanh tra giao thông số 6: 06 người phụ trách địa bàn Đồ Sơn và huyện Kiến Thuỵ
- Tổ cân tải trọng xe lưu động số 1: 20 người phụ trách tuyến đường quốc lộ 5
- Tổ cân tải trọng xe lưu động số 2: 20 người phụ trách tuyến đường quốc lộ 10
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ
- Trong tổng số 94 cán bộ, công chức có 51 người có trình độ đại học (chiếm tỷ lệ 54,25%)
- Số cán bộ công chức đã qua bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra là 64 người (chiếm tỷ lệ 68,08%)
2.3.2 Phân tích các nhân tố chủ quan
- Thứ nhất, về công tác phân tích công việc trong bộ phận thanh tra giao thông vận tải:
Công tác phân tích công việc hiện nay của Sở Giao thông vận tải Hải Phòng chủ yếu được xây dựng trên cơ sở các văn bản pháp luật của Nhà nước, của ngành Có thể thấy các quy định về chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của lực lượng thanh tra giao thông vận tải của Sở cũng chính là các quy định của Thanh tra Bộ Giao thông vận tải, và chưa được điều chỉnh sao cho phù hợp với đặc thù của địa phương
- Thứ hai, về công tác tuyển dụng thanh tra giao thông vận tải:
Trước tháng 6-2010 Thanh tra Sở GTVT Hải Phòng thực hiện việc tuyển dụng chủ yếu bằng hình thức xét tuyển Cách tuyển dụng này đã phần nào dẫn đến thực trạng lực lượng công chức Thanh tra giao thông vừa thiếu vừa thừa; thiếu công chức có trình độ chuyên môn cao, nhưng lại thừa nhân viên thừa