Xuất phát từ những lí do trên, người viết đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Phát triển kĩ năng viết sáng tạo cho học sinh lớp 4,5 trong dạy học văn miêu tả” với mong muốn có thể đề xuất, xâ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
LƯƠNG THỊ HƯƠNG LAN
PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG VIẾT SÁNG TẠO CHO HỌC SINH LỚP 4,5
TRONG DẠY HỌC VĂN MIÊU TẢ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
HẢI PHÒNG – 2019
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
LƯƠNG THỊ HƯƠNG LAN
PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG VIẾT SÁNG TẠO CHO HỌC SINH LỚP 4,5
TRONG DẠY HỌC VĂN MIÊU TẢ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
CHUYÊN NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC ( TIỂU HỌC)
MÃ SỐ: 8.14.01.01
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Nguyễn Thị Hiên
HẢI PHÒNG – 2019
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất cứ một công trình nào khác
Hải Phòng, ngày 11 tháng 11 năm 2019
Tác giả luận văn
Lương Thị Hương Lan
Trang 4LỜI CẢM ƠNTrước tiên em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến PGS
TS NGUYỄN THỊ HIÊN Cô đã tạo mọi điều kiện động viên và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này
Em cũng xin chân thành cảm ơn Phòng Đào tạo Sau Đại học - Trường Đại học Hải Phòng đã tạo điều kiện cho em có một môi trường học tập và nghiên cứu thuận lợi để em hoàn thành tốt luận văn của mình
Xin chân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp, các em học sinh lớp thực nghiệm và tất cả các bạn bè, người thân, gia đình đã ủng hộ và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn Trong điều kiện hạn hẹp về thời gian và khả năng có hạn, luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót nhất định Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của Quý thầy, cô và các bạn đồng nghiệp
Trân trọng cảm ơn!
Hải Phòng, ngày 11tháng 11 năm 2019
Tác giả luận văn
Lương Thị Hương Lan
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ vii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 10
1.1 Cơ sở lí luận 10
1.1.1 Phương thức biểu đạt và các kiểu loại văn bản 10
1.1.2 Văn miêu tả và dạy học văn miêu tả ở trường tiểu học 16
1.1.3 Kĩ năng viết sáng tạo 22
1.2 Cơ sở thực tiễn 26
1.2.1 Tìm hiểu chung về phân môn Tập làm văn ở trường tiểu học 26
1.2.2 Nội dung chương trình văn miêu tả ở lớp 4,5 29
1.2.3 Thực trạng dạy học văn miêu tả ở trường tiểu học và kĩ năng viết văn miêu tả của học sinh 32
Tiểu kết chương 1 37
CHƯƠNG 2: BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN, PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG VIẾT SÁNG TẠO TRONG VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 4-5 38
2.1 Nguyên tắc xây dựng các biện pháp 38
2.1.1 Bám sát mục tiêu, nội dung chương trình 38
2.1.2 Đảm bảo tính khả thi, hiệu quả 38
2.1.3 Đảm bảo tính phù hợp đối tượng 39
2.1.4 Khơi gợi hứng thú học tập cho học sinh 39
2.2 Một số biện pháp rèn luyện, phát triển kĩ năng viết sáng tạo trong văn miêu tả cho học sinh lớp 4,5 40
2.2.1 Xây dựng đề văn có tính sáng tạo 40
Trang 62.2.2 Rèn luyện kĩ năng quan sát cho HS 44
2.2.3 Hướng dẫn HS sử dụng sơ đồ tư duy để lập dàn ý cho bài văn miêu tả49 2.2.4 Rèn cho học sinh kĩ năng huy động, lựa chọn, sử dụng các yếu tố ngôn ngữ biểu cảm, các biện pháp tu từ khi viết văn miêu tả 55
2.2.5 Rèn kĩ năng viết đoạn văn miêu tả sáng tạo 65
Tiểu kết chương 2 72
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 73
3.1 Mục đích thực nghiệm 73
3.2 Đối tượng và địa bàn thực nghiệm 73
3.3 Nội dung thực nghiệm 74
3.4 Cách thức tiến hành thử nghiệm 74
3.5 Kết quả thực nghiệm 75
3.5.1 Đo nghiệm kết quả thực nghiệm 75
3.5.2 Nhận xét kết quả thực nghiệm 77
Tiểu kết chương 3 78
KẾT LUẬN 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
Trang 7DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Trang 9DANH MỤC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
Số hiệu hình
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu
1.1 Ngôn ngữ là nền tảng quan trọng trong quá trình phát triển của các nền văn hóa Không những là một di sản phi vật thể, ngôn ngữ còn giữ vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của nhân loại, đảm bảo sự
đa dạng về văn hóa và thúc đẩy quá trình giao thoa, kế thừa tinh hoa của các nền văn hoá trên thế giới Ở nước ta, tiếng Việt là một trong những ngôn ngữ
có lịch sử phát triển lâu đời và gắn liền với những thăng trầm của xã hội Việt Nam Nhiều tác giả và công trình nghiên cứu trên thế giới đã khẳng định, ngôn ngữ tiếng Việt rất phong phú, đa dạng và luôn luôn phát triển Cho tới thời điểm hiện tại, thế giới nói chung và người dân Việt Nam chúng ta nói riêng đều không thể phủ nhận vai trò quan trọng của tiếng Việt cũng như sự phát triển mạnh mẽ của ngôn ngữ này Xuyên suốt quá trình phát triển này, rất nhiều từ mới, cụm từ mới, thuật ngữ mới đã được ra đời và phục vụ tốt hơn công việc giao tiếp, diễn đạt ý tưởng, góp phần phát triển khoa học
Ở các trường tiểu học, phân môn Tập làm văn được coi là phân môn thực hành của bộ môn Tiếng Việt có nhiệm vụ rèn luyện, phát triển năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh tiểu học Phân môn này mang tính tổng hợp, rèn luyện trực tiếp cho học sinh các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết Đối với giai đoạn cuối của bậc tiểu học, học sinh phải biết vận dụng các kiến thức đã được học trên lớp vào các tình huống giao tiếp ngoài đời sống thực Do đó mà phân môn Tập làm văn có rất nhiều thể loại khác nhau để đáp ứng nhu cầu của học sinh Tuy nhiên, chiếm số lượng nhiều hơn cả trong phân môn này phải kể đến thể loại văn miêu tả Bởi vì ở lứa tuổi tiểu học, khả năng quan sát, tư duy
và trí tưởng tượng, sáng tạo của các em đang trong giai đoạn phát triển nên miêu tả trở thành thể loại văn nghệ thuật phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học
Trang 111.2 Kĩ năng viết văn có tính quyết định quan trọng đến sự thành công của bài làm văn miêu tả Để làm được một bài văn miêu tả hay, HS không thể không biết kĩ năng viết văn là gì Bởi kĩ năng này sẽ giúp các em vận dụng hiệu quả vốn tiếng Việt của mình để trình bày những ý tưởng cũng như sự tư duy sáng tạo của bản thân Đồng thời phác họa bức tranh chân thực, tinh tế nhất về đối tượng miêu tả Tuy nhiên việc dạy và học viết văn miêu tả còn gặp nhiều khó khăn Một số giáo viên vẫn còn lúng túng trong phương thức, cách tổ chức nhằm phát triển kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh Hiện nay,
HS tiểu học gặp nhiều khó khăn trong làm văn miêu tả Từ cách diễn đạt còn lủng cũng đến những câu văn, từ ngữ chưa rõ nghĩa, ít thể hiện được tính sáng tạo cũng như tình cảm, cái “ hồn” của một bài văn hay Nếu có học sinh diễn đạt đúng, rõ nghĩa đã là khó đối với các em nên viết như thế nào để không dập khuôn, sáo rỗng mà có sự sáng tạo, chân thực lại là việc càng khó với học sinh Xuất phát từ những lí do trên, người viết đã lựa chọn nghiên cứu đề tài
“Phát triển kĩ năng viết sáng tạo cho học sinh lớp 4,5 trong dạy học văn miêu tả” với mong muốn có thể đề xuất, xây dựng được những biện pháp dạy học, rèn luyện kĩ năng viết sáng tạo cho học sinh lớp 4,5 một cách phù hợp, sát thực với thực tế và yêu cầu đổi mới dạy học hiện nay ở trường tiểu học Hi vọng các biện pháp này sẽ đem lại những hiệu quả tích cực trong việc nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập làm văn nói riêng, bộ môn Tiếng Việt nói chung trong nhà trường tiểu học
2 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
2.1 Một số nghiên cứu về dạy học phát triển kĩ năng viết cho học sinh tiểu học
Khi nghiên cứu về một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh tiểu học hiện nay có một số sách, công trình nghiên cứu chuyên sâu, trong đề tài này, chúng tôi xin được điểm qua một số sách giáo trình, tài liệu tham khảo, luận văn, luận án có liên quan nhằm tạo cơ sở vững chắc cho việc nghiên cứu đề tài:
Trang 121 Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học II, Lê Phương Nga, NXB Đại học Sư phạm,2013 Đây là cuốn giáo trình dành cho chương trình đào tạo sinh viên sư phạm Giáo dục tiểu học Giáo trình gồm 5 chương, mỗi chương trình bày một phương pháp dạy học của 4 phân môn Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn, Kể chuyện và Hướng dẫn hoạt động học ngoại khóa Trong đó, phân môn Tập làm văn, tác giả đã xác định rõ vị trí, nhiệm vụ của phân môn Tập làm văn Đồng thời, sách đã trình bày và thống kê nội dung, chương trình Tập làm văn ở từng lớp học, phân chia từng kiểu dạng bài tập giúp người đọc có cái nhìn tổng thể Đặc biệt, tác giả đã xếp văn miêu tả vào dạng bài tập luyện viết văn bản nghệ thuật và phân tích từng dạng bài miêu tả Từ những dạng bài tập
đó, vấn đề cần đặt ra là làm thế nào để người giáo viên có những biện pháp phù hợp trong việc rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh
2 Văn miêu tả và kể chuyện, Vũ Tú Nam, Phạm Hổ, NXB Giáo dục -
Hà Nội 1998 Cuốn sách giới thiệu những bài viết của nhà văn Vũ Tú Nam, Phạm Hổ, Bùi Hiển, Nguyễn Quang Sáng và những suy nghĩ, kinh nghiệm của bản thân khi viết văn miêu tả và văn kể chuyện, những đoạn văn miêu tả
và kể chuyện chọn lọc của nhiều cây bút khác nhau, với nhiều đề tài khác nhau, sau mỗi đoạn văn là lời bình cô đọng, ngắn gọn của nhà văn Phạm Hổ
3 Bồi dưỡng văn tiểu học, Nguyễn Quốc Siêu, NXB Đại học Quốc gia,
2000 Đây là cuốn sách hướng dẫn rèn luyện các kĩ năng viết bài theo các thể loại văn chương được học trong chương trình Tiếng Việt tiểu học Sách gồm hai phần chính: Phần I trình bày các thể loại và kĩ năng rèn luyện, Phần II hướng dẫn làm các bài theo đề ra trong chương trình và sách giáo khoa Riêng với thể loại văn miêu tả, tác giả đã nêu ra được các khái niệm, tác dụng của từng kiểu bài văn miêu tả, cung cấp các phương thức làm thế nào để bài văn miêu tả trở nên sinh động, hấp dẫn
4 Giải đáp 188 câu hỏi về giảng dạy môn Tiếng Việt ở Tiểu học, Trần Mạnh Hưởng, Lê Hữu Tỉnh, NXB Giáo Dục, 2009 Cuốn sách gồm 2 phần
Trang 13Phần 1: Giải đáp về nội dung giảng dạy; Phần 2: Giải đáp về phương pháp giảng dạy Tác giả đi vào giải đáp những băn khoăn, thắc mắc về nội dung và phương pháp trong quá trình giảng dạy Cuốn sách được coi là một cẩm nang không thể thiếu của người giáo viên tiểu học khi dạy môn Tiếng Việt Với hệ thống 188 câu hỏi thường gặp xoay quanh các phân môn Tiếng Việt được tác giả trình bày một cách rõ ràng, chính xác, chi tiết, cung cấp cho giáo viên những kiến thức lí thuyết sơ đẳng nhất cũng như áp dụng chúng vào thực tiễn, đặc biệt là đối với thể loại văn miêu tả, tác giả có giải đáp và hướng dẫn một
số biện pháp giúp học sinh lớp 4,5 thực hiện các bài tập làm văn trong sách giáo khoa
5 Văn miêu tả trong nhà trường phổ thông, Đỗ Ngọc Thống, Phạm Minh Diệu, NXB Giáo dục - Hà Nội 2003 Công trình này đi vào phân tích, chỉ
ra những đặc điểm và yêu cầu của văn miêu tả, qua đó giúp người đọc thấy rõ hơn vẻ đẹp của văn miêu tả đặc biệt là văn miêu tả cây cối Đồng thời đưa ra một số ý kiến và các trang văn miêu tả đặc sắc của các nhà văn, chủ yếu là các nhà văn viết cho thiếu nhi
6 Dạy học phát triển năng lực môn Tiếng Việt ở Tiểu học, Đỗ Ngọc Thống ( Tổng chủ biên), Đỗ Xuân Thảo (chủ biên), Phan Thị Hồ Diệp, Lê Phương Nga, NXB Đại học Sư phạm, 2018 Tác giả cuốn sách này đã đi sâu vào nghiên cứu các vấn đề về dạy học phát triển năng lực đặc biệt là các phương pháp dạy học phát triển năng lực tiếng việt ở tiểu học Trong đó, tác giả nhấn mạnh kĩ năng viết thể hiện khả năng tư duy, sản sinh ra ý tưởng và biết diễn đạt, trình bày ý tưởng một cách rõ ràng, rành mạch, hay và có sức thuyết phục Vì thế, trong dạy học viết rất cần giúp học sinh có năng lực tạo ý tưởng, phát triển và trình bày ý tưởng
7 Luyện viết văn miêu tả ở tiểu học – Vũ Khắc Tuân cung cấp các bài tập luyện kĩ năng xây dựng văn bản miêu tả Cuốn sách này bổ trợ cho sách Tiếng Việt ở Tiểu học với nội dung sách bám sát chương trình Tập làm văn miêu tả lớp 4,5 bao gồm các bài tập cảm thụ và luyện viết các kiểu bài miêu
Trang 14tả, nhằm rèn luyện các kĩ năng quan sát, tìm ý, chọn lọc chi tiết, ngôn ngữ miêu tả, lập dàn ý, viết đoạn
8 Trong Luận văn thạc sĩ Rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh tiểu học lớp 4 tỉnh Sơn La, Trần Thị Thu Hường, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, 2012, ngoài việc hệ thống hóa, xác định rõ các khái niệm về văn bản, văn miêu tả, đặc điểm của thể loại văn miêu tả và bản chất phân môn Tập làm văn ở Tiểu học, tác giả đã thống kê, phân tích hàng loạt các các biện pháp rèn
kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4 từ các phân môn khác như Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu
2.2 Một số nghiên cứu về rèn kĩ năng viết sáng tạo cho học sinh tiểu học trong dạy học môn Tiếng Việt
Khi nghiên cứu về viết sáng tạo trong văn miêu tả cho học sinh Tiểu học chúng tôi thấy hiện nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu Chủ yếu là các bài báo đề cập sơ lược đến vấn đề này
Trong bài báo Tạo hứng thú để phát triển sáng tạo của học sinh tiểu học khi viết văn đăng trên trang web bigshool.vn ngày 15/09/2017 của tác giả
Vũ Ngọc Đông đã chỉ ra những lỗi thường gặp hiện nay khi viết văn của học sinh Tiểu học Đó là những lỗi như bài văn có mở bài đơn giản, theo lối mòn; bài văn ngắn, khô khan, thiếu cảm xúc, mang tính liệt kê; bài văn mắc lỗi diễn đạt, dùng từ đặt câu.Tác giả cho rằng có nhiều nguyên nhân từ chương trình,
từ sự bất cập về sĩ số lớp học, từ sự chậm đổi mới trong phương pháp dạy học, từ khả năng của giáo viên, từ tính thụ động của học sinh, từ ảnh hưởng của mạng xã hội đến thói quen đọc của học sinh
Từ đó, tác giả khẳng định vai trò của việc tạo hứng thú nhằm phát triển sáng tạo cho học sinh khi làm văn Đồng thời tác giả đưa ra một số giải pháp kiến nghị tới người đọc góp phần tăng sự hứng thú trong dạy và học văn nói riêng; sự sáng tạo cho học sinh nói chung
Trang 15Ngoài ra, trong bài báo Đề văn và việc rèn luyện năng lực viết sáng tạo đăng trên trang Tin tức ngày 09 tháng 06 năm 2013, tác giả Đỗ Ngọc Thống cho rằng viết sáng tạo là một trong những yêu cầu của dạy học tạo lập văn bản ở các nước phát triển “Viết sáng tạo (creative writing) cũng như đọc sáng tạo (creative reading) nhằm góp phần hình thành cho học sinh năng lực chung
là năng lực sáng tạo (creative competence) [30] Yêu cầu của viết sáng tạo đòi hỏi người viết phải có cái mới về ý tưởng hay hình thức biểu đạt Tuy nhiên
để viết sáng tạo là rất khó và muốn học sinh viết sáng tạo cần chú ý đến đề văn” Trên cơ sở đó, tác giả đã đề cập đến một loạt những đề văn sáng tạo dành cho học sinh tiểu học ở trong nước cũng như nước ngoài
Qua quá trình khảo sát các sách tham khảo, công trình nghiên cứu trên
có thể thấy để nâng cao khả năng làm văn ở học sinh tiểu học, các nhà nghiên cứu, nhà giáo dục đều rất quan tâm tìm tòi và khai thác các biện pháp phát triển kĩ năng viết sáng tạo trong văn miêu tả Đặc biệt, với mong muốn nâng cao năng lực sáng tạo cho học sinh lớp 4,5 thông qua thể loại văn miêu tả trong phân môn Tập làm văn, chúng tôi đã lựa chọn đề tài Phát triển kĩ năng viết sáng tạo cho học sinh lớp 4,5 trong dạy học văn miêu tả với hi vọng đề tài này sẽ trở thành một nguồn tư liệu bổ ích cho giáo viên tiểu học cũng như sinh viên chuyên ngành sư phạm tiểu học trong quá trình giảng dạy và học tập phân môn Tập làm văn
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Trang 16bồi dưỡng cho các em phương pháp tư duy, ý thức và khả năng hoạt động sáng tạo
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, người viết cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa, xác lập những cơ sở lí luận và thực tiễn cần thiết cho việc nghiên cứu đề tài
- Đề xuất các biện pháp rèn luyện, bồi dưỡng để phát triển kĩ năng viết sáng tạo cho học sinh lớp 4,5 trong quá trình dạy học về văn miêu tả
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm, từ đó phân tích, đánh giá hiệu quả
sử dụng của các biện pháp đã đề xuất và khẳng định tính khả thi của việc áp dụng các biện pháp đó trong dạy học
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề rèn luyện, phát triển kĩ năng viết sáng tạo cho học sinh lớp 4,5 trong dạy học văn miêu tả
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu về vấn đề phát triển kĩ năng viết sáng tạo cho học sinh tiểu học là một vấn đề rộng liên quan đến nhiều kiến thức và năng lực tổng hợp của học sinh trong quá trình dạy học Văn miêu tả vừa là một thể loại văn bản được sử dụng khá phổ biến trong hoạt động giao tiếp xã hội Trong nhà trường, dạy học về văn miêu tả góp phần nuôi dưỡng lòng yêu cái đẹp, phát triển ngôn ngữ, trí tưởng tượng, óc quan sát cho học sinh để các em tự tin, thuần thục hơn trong giao tiếp ngôn ngữ hàng ngày Nội dung dạy học về văn miêu tả được bố trí tập trung trong phân môn Tập làm văn của môn Tiếng Việt ở các khối lớp 4-5 Do đó, phạm vi khảo sát và thực nghiệm của đề tài là
đề xuất các biện pháp rèn luyện giúp phát triển kĩ năng viết sáng tạo cho học sinh lớp 4,5 trong dạy học tập làm văn về văn miêu tả
Trang 175 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, người viết sử dụng các phương pháp sau:
5.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận
Người viết nghiên cứu lí luận thông qua tham khảo các tài liệu sách báo, luận văn, luận án, v…v có liên quan đến cơ sở lí luận của đề tài và các sách bổ trợ phân môn Tập làm văn đặc biệt là các sách viết về thể loại văn miêu tả Từ đó, tổng hợp, hệ thống hóa các kết quả nghiên cứu của những nhà nghiên cứu trước đó thành cơ sở lí luận, đồng thời phân tích, tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng để làm căn cứ khoa học cho việc triển khai nghiên cứu đề tài
5.2 Phương pháp quan sát, đàm thoại
Quan sát thái độ, sự hứng thú của học sinh trong quá trình học tập nhằm đưa ra một số biện pháp phát triển kĩ năng viết sáng tạo trong miêu tả phù hợp với từng đối tượng học sinh Trao đổi, trò chuyện với giáo viên và học sinh nhằm nắm bắt mong muốn, nguyện vọng cũng như những khó khăn
mà học sinh lớp 4,5 gặp phải khi làm các bài văn cũng như những thuận lợi, khó khăn của giáo viên trong quá trình dạy học văn miêu tả
5.3 Phương pháp khảo sát, thống kê
Phương pháp này được sử dụng để:
- Khảo sát thực tiễn dạy học phân môn Tập làm văn với những đề bài văn miêu tả hiện hành thông qua các phiếu điều tra và thu thập kết quả sau khi
áp dụng các biện pháp đề xuất, lấy ý kiến của giáo viên và học sinh và đánh giá hiệu quả của các biện pháp này nhằm phát triển kĩ năng viết sáng tạo của học sinh lớp 4,5
- Thống kê, phân loại các biện pháp và kết quả học tập, kết quả điều tra của học sinh và giáo viên
5.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Phương pháp thực nghiệm sư phạm được sử dụng để tổ chức áp dụng thử nghiệm các biện pháp rèn kĩ năng viết sáng tạo mà đề tài đề xuất, từ đó đo lường,
Trang 18xem xét kết quả của quá trình thực nghiệm làm căn cứ cho việc khẳng định tính khả dụng của các biện pháp đề xuất
5.5 Thủ pháp so sánh đối chiếu
So sánh, đối chiếu kết quả giảng dạy và năng lực học tập của lớp thực nghiệm với lớp đối chứng
6 Đóng góp mới của luận văn
Đề tài “Phát triển kĩ năng viết sáng tạo cho học sinh lớp 4,5 trong dạy học văn miêu tả” được thực hiện thành công sẽ có những đóng góp sau
7 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học của đề tài
Chương 2: Biện pháp rèn luyện kĩ năng viết sáng tạo cho học sinh lớp 4,5 trong dạy học văn miêu tả
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Trang 19CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1 Phương thức biểu đạt và các kiểu loại văn bản
1.1.1.1 Phương thức biểu đạt
Phương thức biểu đạt là những phương pháp, cách thức khác nhau nhằm biểu đạt những điều người nói muốn truyền đạt tới người nghe Thông thường, trong mỗi văn bản thường sử dụng kết hợp nhiều phương thức biểu đạt nhằm đáp ứng nhu cầu của cuộc sống Trong một văn bản cụ thể, người viết có thể sử dụng kết hợp nhiều phương thức biểu đạt khác nhau nhưng dựa vào mục đích và nội dung chính của văn bản ta có thể xác định được phương thức nào là phương thức biểu đạt chính Hiện nay có thể phân loại thành 6 phương thức biểu đạt, cụ thể như sau:
Phương thức tự sự là phương thức biểu đạt dùng ngôn ngữ để kể, thuật lại một sự việc hoặc chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng tạo thành một kết thúc Ngoài ra, người viết có thể khắc họa tính cách nhân vật hoặc đưa ra những nhận định sâu sắc về bản chất con người và cuộc sống Đặc điểm nhận diện là nội dung văn bản kể lại một câu chuyện có cốt truyện,
có đối tượng kể, có các tình tiết thúc đẩy câu chuyện
Ví dụ:
“Sắp đến mùa đông, vợ chồng thiên nga cùng đứa con nhỏ xíu bay về phương Nam tránh rét Vì đứa con quá nhỏ và yếu ớt nên chúng phải nghỉ lại dọc đường May mắn, ở chỗ dừng chân, chúng gặp một cô vịt đang chuẩn bị cho đàn con xuống ổ Hai vợ chồng liền nhờ cô chăm sóc giùm thiên nga con
và hứa sang năm sẽ quay trở lại đón con.”
(Con vịt xấu xí, An – đéc - xen) Phương thức miêu tả là phương thức biểu đạt dùng ngôn ngữ làm cho người nghe, người đọc có thể hình dung, mường tượng được cụ thể sự vật, sự việc như đang hiện ra trước mắt hoặc cảm nhận được thế giới nội tâm của đối
Trang 20tượng miêu tả Phương thức này sử dụng các từ ngữ miêu tả nhằm đem lại những hình ảnh có thể cảm thấy như gặp con người, nghe thấy âm, nhìn ra cảnh sắc…
Ví dụ:
“Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển Bình minh, Mặt Trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì biển đổi sang màu xanh lục”
(Cửa Tùng, Thụy Chương) Phương thức biểu cảm là phương thức biểu đạt mà người viết dùng ngôn ngữ để bộc lộ những tình cảm, cảm xúc của mình về con người, sự vật,
sự việc
Ví dụ:
Buồn trông cửa bể chiều hôm Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa Buồn trông ngọn nước mới sa Hoa trôi man mác, biết là về đâu?
(Truyện Kiều – Nguyễn Du) Thuyết minh là phương thức biểu đạt sử dụng ngôn ngữ để cung cấp, giới thiệu, giảng giải, … những thông tin về một sự vật, hiện tượng nào đó Đặc điểm nhận dạng của phương thức này là tính chuẩn xác, khoa học, hấp dẫn được trình bày theo một kết cấu nhất định
Ví dụ:
“Mạc Đĩnh Chi ( 1972-1346) quê ở huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, thi đỗ Trạng nguyên năm 1304 Mạc Đĩnh Chi làm quan trải qua ba triều nhà Trần Ông là người thông minh, giỏi thơ văn và có tài đối đáp Hai lần đi sứ Trung Quốc, ông đã tỏ ra là người học rộng, tài cao, làm rạng danh đất nước.”
(Danh nhân đất Việt – Quỳnh Cư)
Trang 21Nghị luận là phương thức biểu đạt dùng ngôn ngữ nhằm bộc lộ rõ ý kiến, thái độ, quan điểm của người nói, người viết rồi thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến đó Các yếu tố trong phương pháp này là luận đề, luận điểm, luận cứ, lập luận
Ví dụ:
“Toán học có một sức mạnh to lớn Nhờ có Toán học, người ta đã phát minh ra những điều thật là kì diệu Niu – tơn đã tìm ra những định luật diệu kì giúp con người vén bức màn bí ẩn của thiên nhiên, La – voa – di –ê đã phát minh ra định luật bảo toàn vật chất vĩ đại Cô – péc – ních đã xây dựng nên học thuyết cho rằng Trái Đất và các hành tinh khác quay quanh Mặt Trời Thậm chí, chỉ bằng tính toán người ta đã tìm ra một hành tinh của Hệ Mặt Trời”
(Theo Bách khoa chuyện lạ thế giới)) Phương thức hành chính – công vụ là phương thức biểu đạt sử dụng chủ yếu trong các văn bản hành chính nhà nước có tính chính xác và khuôn mẫu cao như các thông tư, nghị định, đơn từ, báo cáo, hóa đơn, hợp đồng…
(Thông tư 22 sửa đổi, bổ sung một số điều quy định đánh giá HS tiểu học) Như vậy có tất cả 6 phương thức biểu đạt, mỗi phương thức đều có đặc điểm nhận dạng, đặc trưng riêng phù hợp với từng yêu cầu thiết yếu của người sử dụng trong cuộc sống thực tế
1.1.1.2 Các kiểu loại văn bản
Văn bản là một đối tượng đa dạng và phức tạp về nhiều phương diện Xét về dung lượng, có những văn bản cực kì ngắn gọn như một câu tục ngữ: “
Trang 22Lá lành đùm lá rách”, lại có những văn bản cực kì đồ sộ như các bộ tiểu thuyết “ Những người khốn khổ” của V.Huygo,“ Chiến tranh và hòa bình” của L Tônx- tôi Xét về kiểu loại, các loại hình văn bản khác nhau mang những đặc trưng, phương thức biểu đạt khác nhau Theo I Galperin: “ Văn bản- đó là tác phẩm của quá trình tạo lời, mang tính chất hoàn chỉnh, được khách quan hóa dưới dạng tài liệu, được chải chuốt văn chương theo loại hình tài liệu ấy, là tác phẩm tên gọi ( đầu đề) và có một loại đơn vị riêng ( những thể thống nhất trên cần hợp nhất lại bằng những loại hình liên kết khác nhau
về từ vựng, ngữ pháp, logic, tu từ, có một hướng đích nhất định và một mục tiêu thực dụng.” Tuy nhiên, khi nói đến văn bản ta cần chú ý đó là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bao gồm các chuỗi phát ngôn liên tục dưới hình thức viết và nhằm mục đích giao tiếp nhất định ( nhận thức hoặc tác động) Văn bản còn phải có quan hệ hướng nội và quan hệ hướng ngoại Quan hệ hướng nội là quan hệ nằm trong nội bộ văn bản Còn quan hệ hướng ngoại là quan hệ giữa các văn bản đó với các nhân tố nằm ngoài văn bản
Từ đó, ta thấy văn bản được chia thành các kiểu sau:
a) Văn bản tự sự
Văn bản tự sự là những văn bản trình bày chuỗi sự việc liên quan đến nhau, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng có một kết thúc nhằm kết thúc sự việc, tìm hiểu con người và thể hiện thái độ khen chê Cấu trúc thông thường của văn bản tự sự gồm ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận
Về biểu đạt, văn tự sự có thể kết hợp sử dụng nhiều phương thức biểu đạt khác nhau nhằm tạo hứng thú cho người đọc như phương thức miêu tả, biểu cảm, lập luận Ngoài ra, phương thức biểu đạt biểu cảm cũng thường xuất hiện trong văn bản tự sự bằng cách gián tiếp hay trực tiếp đều giúp cho nhân vật thể hiện được thế giới nội tâm của mình, thể hiện cảm xúc chân thực, có khi là cảm xúc của chính tác giả, người kể chuyện trong quá trình kể chuyện
Trang 23b) Văn bản miêu tả
Văn bản miêu tả là văn bản dùng các chi tiết, hình ảnh nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, con người, phong cảnh,…làm cho những sự vật, hiện tượng đó như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe Khả năng quan sát là chìa khóa tạo nên thành công của một văn bản miêu tả Không những vậy đây còn
là loại văn mang tính thông báo thẩm mĩ Đó là sự miêu tả thể hiện được cái mới mẻ, cái riêng trong cách quan sát, cách cảm nhận của người viết.Trong văn miêu tả, cái mới, cái riêng phải gắn với cái chân thật Ngôn ngữ trong văn miêu tả giàu cảm xúc, giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu, âm thanh Muốn miêu tả được, trước hết người ta phải biết quan sát, rồi từ đó nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng, ví von, so sánh,… để làm nổi bật lên những đặc điểm tiêu biểu của sự vật
c) Văn bản biểu cảm
Văn biểu cảm dùng để biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc Loại văn bản này còn gọi là văn trữ tình gồm nhiều thể loại khác nhau như thơ trữ tình, ca dao trữ tình,… Tình cảm trong văn biểu cảm thường là những tình cảm tốt đẹp, mang đậm tư tưởng nhân văn như yêu con người, yêu thiên nhiên, yêu Tổ quốc, ghét sự độc ác, giả dối Ngoài ra trong văn bản biểu cảm trực tiếp còn sử dụng các biện pháp tự sự, miêu tả hoặc lựa chọn một số hình ảnh có ý nghiã ẩn dụ, tượng trưng ( là một đồ vật, loài cây hay một hiện tượng nào đó) để bộc lộ, gửi gắm những tình cảm, tư tưởng, những nỗi niềm, cảm xúc trong lòng
d) Văn bản nghị luận
Văn bản nghị luận là văn bản bàn về một vấn đề, một hiện tượng đời sống, các tư tưởng hay một tác phẩm văn học bằng việc đưa ra các luận điểm, luận chứng, luận cứ để lập luận và chứng minh cho vấn đề nêu ra được sáng
Trang 24tỏ người ta gọi đó là văn nghị luận Một bài văn nghị luận có tính thuyết phục phải đưa ra đầy đủ các luận điểm, luận cứ và có ví dụ minh chứng cho luận điểm đã nêu Cấu trúc của một văn bản nghị luận gồm 3 phần là Mở bài đặt vấn đề cần chứng minh bằng cách giới thiệu về tầm quan trọng cũng như tính cấp thiết của vấn đề Thân bài chứng minh vấn đề nêu ra bằng hệ thống các luận điểm và luận cứ khách quan, chính xác Kết bài phải khẳng định lại tính đúng đắn của vấn đề hay tầm quan trọng của vấn đề đồng thời nêu ra bài học
và đánh giá nếu có
Ngoài ra, một bài văn nghị luận đòi hỏi phải kết hợp chặt chẽ các phương pháp luận để tăng tính thuyết phục cho vấn đề cần chứng minh Các phương pháp thường được sử dụng như phương pháp giới thiệu, phương pháp giải thích, phương pháp phân tích, phương pháp chứng minh Các dạng văn nghị luận gồm có 3 dạng đó là:Nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống, nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lý và nghị luận văn học Bởi có nhiều dạng như vậy nên khi viết văn bản nghị luận ta thường phải sử dụng kết hợp một số yếu tố như yếu tố biểu cảm giúp tăng tính mềm mại cho vấn đề nghị luận, sử dụng ngôn ngữ và lời nói mang tính biểu cảm cao dễ đánh vào cảm xúc, tâm
lý của người đọc, người nghe gây ấn tượng mạnh, tăng tính thuyết phục.Yếu
tố tự sự, miêu tả làm bài văn nghị luận có mạch liên tưởng, dễ hình dung nhất
là yếu tố miêu tả
d) Văn bản thuyết minh
Văn thuyết minh là kiểu văn bản thường gặp trong mọi lĩnh vực của đời sống nhằm giới thiệu, trình bày, giải thích…làm rõ đặc điểm cơ bản của một
sự vật, hiện tượng, cung cấp tri thức khách quan, chính xác, rõ ràng, hấp dẫn
về đối tượng Bố cục của văn bản thuyết minh cũng gồm 3 phần: Mở bài là giới thiệu đối tượng cần thuyết minh Thân bài là phần trình bày một số đặc điểm về đối tượng; giải thích nguyên nhân, nguồn gốc, cấu tạo …của đối tượng và công dụng Cuối cùng là đánh giá về đối tượng cũng như khả năng,
Trang 25vai trò ứng dụng của nó trong thực tế Các biện pháp nghệ thuật thường dùng trong văn bản thuyết minh như kể chuyện, tự thuật, đối thoại theo lối ẩn
dụ, nhân hoá, so sánh, các hình thức vè và diễn ca, … Cũng có thể kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả vì yếu tố miêu tả có tác dụng làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật, gây ấn tượng
Trong các văn bản hành chính công vụ việc lựa chọn từ ngữ chính xác
về mặt nội dung là rất quan trọng, không nên dùng khẩu ngữ vì sắc thái biểu cảm âm tính, tính chủ quan không thích hợp với tính chất thể chế, trang trọng cần có của phong cách hành chính.Với những văn bản có nội dung cô đúc còn cần kèm theo các bản hướng dẫn thực hiện quy chế, thông tư
1.1.2 Văn miêu tả và dạy học văn miêu tả ở trường tiểu học
1.1.2.1 Khái quát chung về văn miêu tả
Theo “Từ điển Tiếng Việt”, miêu tả là “Dùng lời văn hoặc nét vẽ mà biểu hiện cảnh vật hoặc nhân vật” còn trong sách Tiếng Việt 4: “Văn miêu tả
là vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của cảnh, của người, của vật giúp người đọc, người nghe có thể hình dung được các đối tượng ấy” Cũng có thể hiểu đơn giản miêu tả là dùng ngôn ngữ làm cho người nghe, người đọc có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc như đang hiện ra trước mắt hoặc nhận biết được thế giới nội tâm của con người
Miêu tả còn là dùng các chi tiết, hình ảnh giúp người đọc, người nghe hình dung ra được đặc điểm nổi bật của một sự việc, sự vật, con người, phong
Trang 26cảnh làm cho đối tượng được nói đến như hiện ra trước mắt Theo GS.TS Lê Phương Nga đã quan niệm văn miêu tả là thể loại văn dùng lời nói có hình ảnh và có cảm xúc làm cho người nghe, người đọc hình dung một cách rõ nét, cụ thể về người, vật, cảnh vật, sự việc như nó vốn có trong cuộc sống [20, tr142] Tuy nhiên, miêu tả không chỉ là việc tái hiện lại sự vật, hiện tượng, con người một cách chi tiết và chính xác mà miêu tả còn là sự gửi gắm tâm tư, tình cảm, những đánh giá, nhận định khách quan và chủ quan của người viết
Văn miêu tả được đưa vào chương trình Tiếng Việt ở tiểu học để giúp
HS rèn luyện kĩ năng quan sát, biết phát hiện những điều mới mẻ, thú vị về thế giới xung quanh; biết rung cảm trước cái hay, cái đẹp và truyền được những rung cảm, cảm xúc ấy vào đối tượng miêu tả; biết sử dụng các biện pháp tu từ mang giá trị biểu cảm cao, những câu văn sáng rõ về nội dung, liên kết chặt chẽ để sao cho người đọc như thấy hiện ra trước mắt mình những con người, cảnh vật, đồ vật…tồn tại trong thực tế Để làm được một bài văn miêu
tả hay, sống động đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp của nhiều môn học, có kiến thức trải nghiệm thực tế, vốn sống và vốn từ phong phú, đa dạng Không những vậy, HS còn phải nắm được những đặc điểm cơ bản của văn miêu tả gồm:
a Văn miêu tả mang tính thông báo thẩm mĩ và chứa đựng tình cảm của người viết
Trong cuộc sống có nhiều sự vật hay, đẹp trở thành đối tượng của văn miêu tả Khi đó, người viết sẽ miêu tả đối tượng dựa trên quan niệm thẩm mĩ của bản thân bởi mỗi một cá nhân lại có những cách nhìn, cách cảm khác nhau về cùng một đối tượng Đó chính là cái riêng, cái mới mang đậm dấu ấn
cá nhân trong văn miêu tả Đặc biệt, dù đối tượng miêu tả là một con người, một dòng sông hay chỉ là một cái cây, người viết sẽ vẫn luôn hướng tới những nét đẹp của đối tượng để mà tả và chứa đựng trong đó ít nhiều tình cảm, cảm
Trang 27xúc gắn bó Ví dụ như cùng miêu tả về cơn mưa, mỗi nhà văn dưới đây có những hình ảnh thẩm mĩ và cảm nhận khác nhau:
“Mưa xối xả Cây cối trong vườn ngả nghiêng trong ánh chớp nhoáng nhoàng sáng lóa và tiếng sấm ì ầm lúc gần lúc xa Mưa mỗi lúc một to, gió thổi tung những tấm rèm và lay giật những cánh cửa sổ làm chúng mở ra đóng vào ầm ầm Hơi nước mát lạnh phả ngập vào gian phòng Sau trận mưa đêm hôm ấy, suốt mấy tuần lễ tiếp theo, trời trong veo không một gợn mây Mong mỏi mắt cơn mưa không quay trở lại Thì ra cơn mưa ấy chính là cơn mưa cuối cùng để bắt đầu chuyển sang mùa khô”
(Trần Hoài Dương)
“ Mưa đến rồi, lẹt đẹt…lẹt đẹt…mưa giáo đầu Những giọt nước lăn xuống mái phên nứa: mưa thực rồi Mưa ù xuống khiến cho mọi người không tưởng được là mưa lại kéo đến chóng thế Lúc nãy là mấy giọt lách tách, bây giờ bao nhiêu nước tuôn rào rào Nước xiên xuống, lao xuống, lao vào bụi cây Lá đào, lá na, lá sói vẫy tai run rẩy Con gà sống ướt lướt thướt ngật ngưỡng tìm chỗ trú Mưa sầm sập, giọt ngã, giọt bay, bụi nước tỏa trắng xóa.”[24, tr31]
(Mưa rào – Tô Hoài)
b Văn miêu tả mang tính sinh động và tạo hình
Một trong những mục đích của văn miêu tả là làm cho đối tượng được miêu tả như hiện ra trước mắt người đọc một cách sinh động như chính nó vốn có trong cuộc sống Mặc dù văn miêu tả phát huy trí tưởng tượng, sự sáng tạo của người viết nhưng vẫn phải dựa trên những đặc điểm, tính chất thực sự của đối tượng như nhà văn Phạm Hổ cho rằng:“Cái riêng, cái mới trong văn miêu tả phải gắn với cái chân thật”.Để làm được điều này phụ thuộc rất nhiều vào sự quan sát tỉ mỉ, chi tiết cũng như khả năng diễn đạt ngôn từ đạt tới trình
độ thuần thục của người viết Ngoài ra, khi người viết cố gắng miêu tả một sự vật, sự việc, một phong cảnh nào đó thì các biện pháp tu từ trở nên hữu hiệu
Trang 28trong việc góp phần làm cho đối tượng miêu tả thêm sinh động và rõ nét.Ví
dụ như nhà văn Chu Lai đã sử dụng các hình ảnh đặc sắc kết hợp với biện pháp tu từ để tái hiện lại không gian yên tĩnh của rừng dầu đầy lá rụng một cách sinh động trong đoạn văn sau:
Đang vào mùa rừng dầu trút lá Tàu lá dầu liệng xuống như cánh diều, phủ vàng mặt đất Mỗi khi có con hoẵng chạy qua, thảm lá khô vang động như có ai đang bẻ chiếc bánh đa Những cây dầu con mới lớn, phiến lá đã to gần bằng lá già rụng xuống Lá như quạt nan che lấp cả thân cây
(Rừng miền Đông - Chu Lai)
c Văn miêu tả luôn chứa ngôn ngữ giàu cảm xúc và hình ảnh
Ngôn ngữ phản ánh hiện thực và chỉ có ngôn ngữ mới có thể diễn tả hiện thực khách quan Ngôn ngữ trong văn miêu tả là thứ ngôn ngữ giàu cảm xúc, hình ảnh Bản thân, người viết khi dử dụng ngôn từ đã bộc lộ tình cảm, cảm xúc cá nhân hay những nhận xét, đánh giá mang tính chủ quan về đối tượng miêu tả Ngoài ra, chính ngôn ngữ thường sử dụng trong văn miêu tả như từ láy, tính từ và các biện pháp tu từ như điệp ngữ, so sánh, nhân hóa, ẩn
dụ, hoán dụ đã góp phần tạo sự mềm mại, nhịp nhàng, uyển chuyển cho từng câu văn miêu tả, tạo nên những hình ảnh đặc sắc Điều này khiến bất cứ sự vật, hiện tượng nào được văn miêu tả diễn đạt cũng trở nên có “hồn” và
“sống” hơn bất cứ thể loại văn nào khác Trí tưởng tượng và sự sáng tạo của người viết cũng là yếu tố giúp bài văn miêu tả dễ dàng xây dựng nên những hình ảnh gây ấn tượng mạnh mẽ, thoát ly khỏi sự “sáo rỗng” Đoạn văn dưới đây chính là một ví dụ điển hình cho việc sử dụng ngôn ngữ giàu cảm xúc và hình ảnh, gây ấn tượng mạnh mẽ và sâu đậm trong lòng người đọc:
“Trời xuân chỉ hơi lạnh một chút vừa đủ để giữ một vệt sương mỏng như chiếc khăn voan vắt hờ hững trên sườn đồi Rừng hôm nay như một ngày hội của màu xanh, màu xanh với nhiều sắc độ đậm nhạt, dày mỏng khác nhau Những mầm cây bụ bẫm còn đang ở màu nâu hồng chưa có đủ chất
Trang 29diệp lục để chuyển sang màu xanh Những lá cời non mới thoáng một chút xanh vừa ra khỏi màu nâu vàng Những lá sưa mỏng tang và xanh rờn như một thứ lụa xanh màu ngọc thạch với những chùm hoa nhỏ li ti và trắng như hạt mưa bay…”[19, tr16]
(Ngô Quân Miện) Tóm lại, những đặc điểm riêng biệt của văn miêu tả đã góp phần đưa thể loại văn này đến gần hơn với người đọc, trở thành một phần cảm xúc, một phần tâm hồn và kí ức trong mỗi người
1.1.2.2 Vài nét về dạy học văn miêu tả ở trường tiểu học
Trong chương trình phân môn Tập làm văn hiện nay, ở lớp 4 số tiết học văn miêu tả là 30/62 tiết tập làm văn chiếm 48,38% (chưa kể số tiết ôn tập và kiểm tra giữa kỳ, cuối kỳ) Đối với lớp 5 số tiết học văn miêu tả là 45 tiết trong tổng số 62 tiết tập làm văn của cả năm học Trong đó, HS được học
5 kiểu bài chủ yếu là tả đồ vật, tả cây cối, tả con vật, tả cảnh và tả người
Như vậy, mỗi thể loại lại có nhiều bài ôn tập và kiểm tra, nhằm giúp học sinh luyện tập và làm bài tốt hơn Để có thể làm được một bài văn miêu tả hay, sinh động, sáng tạo, giàu hình ảnh và cảm xúc, HS phải được trang bị đầy đủ kiến thức, kĩ năng.Tất cả các tiết học đều củng cố kỹ năng làm văn, có nghĩa là chương trình tập làm văn nói chung và văn miêu tả nói riêng đã chú trọng đến vấn đề rèn kỹ năng thực hành cho HS
Hiện nay, chương trình hiện hành có số lượng tiết dành cho tập làm văn miêu tả khá nhiều Do đó, HS có điều kiện để làm quen và thực hành nhiều hơn Các loại kỹ năng chủ yếu được rèn luyện trong quá trình làm văn miêu tả gồm có kỹ năng tìm ý, lập dàn ý, lựa chọn từ ngữ, kỹ năng dựng đoạn và bài,
kỹ năng đánh giá Trong đó, mục đích chính là giúp HS có thói quen quan sát, phát hiện những điều mới mẻ, thú vị về thế giới xung quanh; biết truyền những rung cảm, tình cảm của mình vào đối tượng miêu tả; biết sử dụng những từ ngữ có giá trị biểu cảm, những câu văn sáng rõ về nội dung, chân
Trang 30thực về tình cảm Một bài văn hay là một bài văn mà khi đọc, người đọc thấy hiện ra trước mắt mình: con người, cảnh vật, đồ vật,…cụ thể, sống động như
nó vẫn tồn tại trong thực tế cuộc sống Như vậy, có thể xem văn miêu tả là một bức tranh về sự vật bằng ngôn từ Không những vậy, khi làm bài, HS có thể vận dụng kiến thức tổng hợp của các môn học cùng với vốn sống thực tế
để trình bày suy nghĩ, cách nhìn của mình một cách mạch lạc và sống động Qua đó, bồi dưỡng, hình thành, phát triển ở các em những tình cảm cao quý như tình yêu quê hương đất nước và vốn sống, vốn ngôn ngữ và khả năng giao tiếp
Tuy nhiên, hiện nay, việc dạy và học phân môn Tập làm văn ở tiểu học còn gặp nhiều khó khăn Về phía giáo viên, đây là một phân môn khó, đòi hỏi
HS phải tổng hợp được kiến thức, phải thể hiện sự rung cảm cá nhân, phải biết thể hiện tiếng mẹ đẻ một cách trong sáng Trong quá trình giảng dạy, GV thường vấp phải hoặc là hướng dẫn chung chung để học sinh tự mày mò hoặc
là quá lạm dụng dùng “văn mẫu” Cả hai cách trên đều làm cho HS không biết làm văn, ngại học văn, mặc dù vẫn có tình yêu đối với văn học Vấn đề này cho thấy, nhiều GV chưa đánh giá đúng mức vị trí của môn Tiếng Việt trong chương trình Tiểu học và đặc biệt là phân môn TLV Chúng ta nên hiểu rằng phân môn TLV là phân môn thực hành tổng hợp, là kết quả của nhiều môn học và môn tạo tiền đề học tốt các môn học khác vì môn học nào cũng cần biết quan sát, nhận xét, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, sáng sủa
Về phía HS, kiến thức sách vở cũng như kiến thức thực tế còn nhiều lỗ hổng Khi làm bài, nhiều HS không hề nắm được đặc điểm đối tượng mình đang tả và đã viết không chân thực do đó bài văn khó có thể truyền cảm cho người đọc Việc học tập trên lớp, vì thiếu tập trung và chưa có phương pháp học nên cũng có những hạn chế nhất định Có HS sau khi đọc đề bài, không biết mình cần viết những gì và viết như thế nào, viết cái gì trước, cái gì sau, Hơn nữa, hiện nay, trên các cửa hàng sách giáo dục có bày bán rất nhiều sách
Trang 31tham khảo, văn mẫu từ các luồng khác nhau nên đã tạo điều kiện cho HS chép văn mẫu.Tuy nhiên, lỗi không ở các bài “văn mẫu” mà là ở chỗ sử dụng các bài văn mẫu đó như thế nào Nếu GV và cha mẹ HS biết tận dụng các bài văn tham khảo đó sẽ là những tư liệu tốt để HS có kiến thức về thế giới tự nhiên
và xã hội, học được cách viết văn (bố cục, viết câu, sử dụng từ ngữ, ), bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, yêu con người, tình yêu tiếng Việt, Việc đọc sách của các em hiện nay cũng đang bị xem nhẹ Phần lớn HS tiểu học ít quan tâm đến việc đọc và có đọc thường là truyện tranh, chơi trò chơi trên mạng Việc trò chuyện, tiếp xúc với bố mẹ, với những người thân trong gia đình và cộng đồng cũng rất hạn chế bởi những lí do: người lớn thì bận công việc còn các em thì ở trường cả ngày, tối về lại ôn bài Cho nên vốn liếng về cuộc sống, về văn học của HS tiểu học rất hạn chế ảnh hưởng nhiều đến việc học văn miêu tả trên lớp
1.1.3 Kĩ năng viết sáng tạo
1.1.3.1 Kĩ năng viết
Viết theo nghĩa đơn giản là hành động đặt chữ, biểu tượng, số, từ, ý lên giấy theo quy luật, cấu trúc của ngôn ngữ Kĩ năng viết là năng lực hay khả năng của mỗi người để thực hiện hành động viết văn bản nhằm đạt được một chủ đích về mặt giao tiếp một cách hiệu quả Không những vậy nó còn thể hiện khả năng tư duy, sản sinh ra ý tưởng và biết diễn đạt, trình bày ý tưởng
đó một cách rõ ràng, rành mạch, hay và có sức thuyết phục Mọi loại văn bản trong đời sống, trong công việc hiện nay đều cần được viết một cách có kĩ năng Chỉ khi có được kĩ năng viết tốt ta mới có thể làm chủ được việc trao đổi thông tin, tình cảm, tăng hiệu quả công việc, đạt được các mục tiêu theo mong muốn
Theo định nghĩa trong Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê thì viết có nghĩa là vạch những đường nét tạo thành chữ để ghi lại (sắp xếp) những điều mình muốn nói thành chữ Viết tức là bày tỏ ý kiến của mình thông qua
Trang 32phương tiện là chữ viết trên giấy, bảng, máy tính, cho một người nào đó đọc Nhưng thực chất, viết chính là một quá trình mã hóa các tín hiệu từ thị giác Đó là một hành động có ý thức khi chúng ta sử dụng các thao tác nhất định đã được rèn luyện thường xuyên để tạo ra các kí hiệu chữ viết nhờ nắm được hình dạng và đặc điểm các con chữ để truyền tải nội dung mà mình muốn thành văn bản Đối với học sinh tiểu học, kĩ năng viết không chỉ yêu cầu học sinh biết viết chữ, viết câu, viết đoạn mà còn phải biết cách tạo lập được các kiểu văn bản từ dễ đến khó, từ phổ biến đến đặc trưng, triển khai và diễn đạt các ý rành mạch, rõ ràng
Viết là phương tiện giao tiếp rất quan trọng Dựa vào kết quả của một cuộc điều tra tại Mỹ vào những năm tám mươi của thế kỉ 20, những người được phỏng vấn cho biết họ sử dụng 44% thời gian làm việc trong một ngày có liên quan đến chữ viết; 98% số người khẳng định kĩ năng viết là quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến việc được thăng tiến và thành công trong công việc của họ
Do đó, kĩ năng viết chính là một sản phẩm của quá trình học tập Đó là một phương tiện giúp HS có thể học tập, nghiên cứu và giao tiếp có hiệu quả
1.1.3.2 Kĩ năng viết sáng tạo
Viết sáng tạo là một trong các yêu cầu của dạy học tạo lập văn bản ở các trên thế giới hiện nay Viết sáng tạo hay còn được gọi bằng thuật ngữ creative writing cũng như đọc sáng tạo nhằm góp phần hình thành cho các em HS năng lực sáng tạo (creative competence) – một loại năng lực giúp HS đối mặt với những vấn đề, thử thách trong cuộc sống hiện đại ngày nay Từ xưa đến nay chúng ta thường chỉ chú ý đến những bài văn hay, những bài văn mẫu Nhưng như thế nào là hay và làm thế nào để hay thì vãn còn là câu hỏi bỏ ngỏ.Sự sáng tạo ấy, cái hay ấy phải là có cái mới, phải có yếu tố mới cho dù rất nhỏ như mới
về ý tưởng (nội dung), mới về cách biểu đạt (hình thức) Tuy nhiên để viết sáng tạo được là việc rất khó đối với HS, cần phải tập dần, yêu cầu sáng tạo tăng dần,
từ nhỏ đến lớn, từ thấp đến cao… Muốn HS viết sáng tạo còn cần chú ý đến cách
Trang 33ra đề văn Các sách dạy viết và hướng dẫn ôn luyện làm văn của nhiều nước đều rất quan tâm đến việc ra đề sao cho vừa giúp HS có hướng viết, cách viết nhưng vẫn không làm mất đi yêu cầu sáng tạo Khi kiểm tra, đánh giá, thi cử, đề văn thường theo định hướng: bên cạnh các câu hỏi trắc nghiệm về khả năng đọc hiểu văn bản, còn có yêu cầu viết tự luận Khi kiểm tra, đánh giá, thi cử, đề văn thường theo định hướng: bên cạnh các câu hỏi trắc nghiệm về khả năng đọc hiểu văn bản, còn có yêu cầu viết tự luận
Ví dụ: Đề thi năm 2006-2007 trong kỳ thi tốt nghiệp cấp THPT của bang California, Mỹ [30]
Nếu bạn có thời gian một ngày với một nhân chứng lịch sử hoặc một nhân vật tưởng tượng, bạn định gặp ai? Bạn sẽ làm gì trong suốt ngày ấy? Bạn sẽ đi đâu và bạn sẽ nói những gì?
Viết một bài văn kể lại những nơi mà bạn và người ấy đã đi, những gì
mà hai người đã làm Cần sử dụng các chi tiết và chứng cứ để làm sáng tỏ
Từ đề văn này, người viết không chỉ phải vận dụng kiến thức sẵn có của mình về lịch sử, về văn học mà còn phải biết tư duy, sáng tạo trong cách nghĩ, cách cảm nhận để tạo ra một bài văn hay, thuyết phục và lôi cuốn người đọc Bản thân đề văn này đã khơi gọi rất nhiều hứng thú cho người viết, giúp người viết được thỏa sức sáng tạo và thể hiện cá tính độc đáo của mình Đây cũng chính là mục đích, yêu cầu của việc rèn kĩ năng viết sáng tạo
1.1.3.3 Dạy kĩ năng viết sáng tạo trong phân môn Tập làm văn
Theo tác giả Đỗ Ngọc Thống, kĩ năng viết là kĩ năng giúp người viết thể hiện khả năng tư duy, sản sinh được ý tưởng và biết cách diễn đạt, trình bày ý tưởng đó một cách rõ ràng, rành mạch, hay và có sức thuyết phục Ở tiểu học, kĩ năng viết yêu cầu HS biết viết chữ, viết câu, viết đoạn đồng thời biết tạo ra được các kiểu văn bản, trước hết là các kiểu loại văn bản thông dụng, phổ biến trong cuộc sống hàng ngày rồi sau đó mới nâng cao hơn với một số kiểu loại văn bản phức tạp Giai đoạn đầu tập trung chủ yếu yêu cầu
Trang 34viết đúng chữ, từ, câu; giai đoạn sau tập trung rèn luyện thêm yêu cầu viết đoạn, bài Từ đó, chúng ta có thể hiểu bản chất của dạy viết chính là dạy cách nghĩ, cách trình bày, diễn đạt suy nghĩ của cá nhân Vì thế, trong dạy học viết rất cần GV giúp HS tích lũy, rèn luyện năng lực sáng tạo Đối với từng bài học cụ thể cần khuyến khích HS đề xuất ý tưởng ở cả ba mức: đúng, mới, độc đáo cả trong tiếp nhận (đọc hiểu) lẫn tạo lập văn bản GV nên cho HS trao đổi, thảo luận nhóm, nhận xét, đánh giá các ý kiến, ý tưởng của mình và của bạn một cách tích cực, cởi mở Trong dạy quá trình học viết cần chú ý hướng dẫn, rèn luyện cho HS các quy trình và cách viết bao gồm: xác định nhiệm vụ viết; thu thập và xử lí dữ liệu; đề xuất ý tưởng, triển khai và làm rõ ý tưởng; viết, diễn đạt thành bài văn; trình bày trên trang giấy; đọc lại và sửa chữa, bổ sung; công bố bài viết Ngoài ra, GV phải đặt ra các yêu cầu trong khi thực hành và đặc biệt trong khâu ra đề, nhận xét và đánh giá bài viết của HS Dự thảo chương trình Ngữ văn mới đã nêu rất rõ về yêu cầu viết sáng tạo và đánh giá sự sáng tạo của người học: “ Đánh giá năng lực chung và năng lực đặc thù của môn Ngữ văn cần kết hợp cả định tính và định lượng, thông qua các bài kiểm tra (đọc, viết, nói, trình bày), bài tập nghiên cứu với nhiều hình thức và mức độ khác nhau, dựa trên yêu cầu cần đạt về năng lực đối với mỗi cấp, lớp Cần xây dựng được câu hỏi, bài tập một cách rõ ràng, dễ đo lường; các đề thi, kiểm tra quan trọng (cuối kì, cuối cấp) cần yêu cầu HS vận dụng, thực hành với tình huống và ngữ liệu mới” Từ đó HS sẽ chuyển được từ kĩ năng viết thông thường sang kĩ năng viết sáng tạo Không chỉ dạy cách viết đoạn văn, bài văn mà trong quá trình luyện tập diễn đạt thực hành trên lớp, GV đã có thể hướng dẫn HS cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, các biện pháp tu từ để từ viết đúng, viết hay và viết sáng tạo; bộc lộ, thể hiện được phẩm chất, năng lực ngôn ngữ cá nhân, năng lực tư duy thẩm mỹ, không vay mượn, sao chép, khuyến khích các bài viết có cá tính, sáng tạo Đó chính là nhiệm vụ của dạy học Tập làm văn hiện nay
Trang 351.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Tìm hiểu chung về phân môn Tập làm văn ở trường tiểu học Phân môn hay phần Làm văn ở tiểu học được gọi là Tập làm văn có một lịch sử phát triển lâu đời Bắt đầu từ thời kì phong kiến với một số thể loại như câu đối, thơ, phú, kinh nghĩa, văn sách Cho đến thời kì Pháp thuộc xuất hiện thêm các thể loại mới như văn miêu tả, văn trần thuật, văn phát biểu cảm tưởng và văn nghị luận Về sau này, theo dòng chảy của lịch sử xã hội và nhu cầu dạy học nên tên của các thể loại văn bản cũng được thay đổi Dù vậy, phân môn Tập làm văn vẫn có một hệ thống lí thuyết đầy đủ, rõ ràng cũng như các phương pháp rèn luyện phong phú, đa dạng cho từng thể loại Chữ
“Tập” trong tên phân môn này đã cho thấy tính thực hành và sự coi trọng khâu luyện tập hơn hết Như vậy, có thể hiểu, Tập làm văn là một phân môn rèn cho HS các kĩ năng sản sinh ngôn bản (lời nói) Vì sử dụng và hoàn thiện một cách tổng hợp kiến thức và kĩ năng của nhiều phân môn khác như Học vần, Tập đọc, Tập viết, Chính tả, Luyện từ và câu nên Tập làm văn thực hiện nhiệm vụ hình thành, phát triển các kĩ năng tạo lập ngôn bản ở dạng nói và viết theo từng thể loại, phong cách khác nhau do chương trình đưa ra
Khi làm một bài tập làm văn, HS cần trả lời trả lời được các câu hỏi: Viết cái gì? Viết cho ai? Viết để làm gì? Sau khi đã nắm vững các kiến thức
cơ bản về giao tiếp chúng ta sẽ dễ dàng học tập cách làm ngôn bản, văn bản
cụ thể qua cách học ở trường hay tự học qua mẫu thực tế sau này Từ quá trình ấy, HS có được các kĩ năng cần thiết như phân tích, tổng hợp, phân loại, lựa chọn và khả năng tái hiện bất kì một sự vật, sự việc nào diễn ra trước mắt
Để hiểu sâu hơn về khái niệm Tập làm văn chúng ta cần phân biệt được các thuật ngữ: lời nói mạch lạc (lời nói liên kết), văn bản (ngôn bản), văn bản văn chương (văn chương)
Trang 361.2.1.1 Lời nói mạch lạc (lời nói liên kết)
Từ rất sớm, các nhà hiền triết thời Hy Lạp cổ đã có những định nghĩa
về lời nói Ví dụ như theo Ferdinand de Saussure lời nói là một hiện tượng tâm lí - vật lí, hoàn toàn phụ thuộc vào cá nhân Còn Palmer cho rằng, lời nói
là tổng hòa trí lực và thể lực được tiến hành khi một người cần truyền đạt một khái niệm (tư tưởng, tình cảm, ý niệm) cho người khác (bao gồm cả việc dùng động tác cơ thể, phát âm và chữ viết)
Trong cuốn Dẫn luận ngôn ngữ của Nguyễn Thiện Giáp thì lời nói là kết quả của việc vận dụng các phương pháp khác nhau của ngôn ngữ để truyền đạt thông tin, kêu gọi người nghe có hành động tương ứng Đồng thời, lời nói cũng là phương tiện giao tiếp ở dạng hiện thực hoá, tức là ở dạng hoạt động, gắn liền với những nội dung cụ thể [9, tr311]
Từ những nghiên cứu trên chúng ta có thể hiểu lời nói mạch lạc là sử dụng lời nói trong hoạt động giao tiếp một cách chính xác, rõ ràng, đúng ngữ pháp, thể hiện sự biểu cảm và có tính liên kết, thống nhất về mặt nội dung
1.2.1.2 Văn bản (ngôn bản)
Văn bản nói chung là một phương tiện ghi lại các thông tin và truyền đạt thông tin bằng ngôn ngữ hay một loại kí hiệu nhất định Nó được hình thành trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, từ đó có những nội dung và hình thức thể hiện khác nhau Trong lĩnh vực ngôn ngữ, văn bản được hiểu là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ ở dạng viết khác với lời nói
ở dạng nói, có tính trọn vẹn về nội dung và hoàn chỉnh về hình thức, tính liên kết chặt chẽ và hướng tới mục tiêu giao tiếp nhất định Như vậy, văn bản là một sản phẩm ngôn ngữ hoàn chỉnh ở cả ba mặt là hình thức, cấu trúc và nội dung Tuy nhiên, ta vẫn có thể bắt gặp văn bản ở một số trường hợp đặc biệt: dạng nói (ví dụ: báo cáo miệng) hoặc mang những đặc trưng của ngôn ngữ nói (ví dụ: văn bản kịch) Ngôn bản cũng có thể hiểu là văn bản nhưng còn một cách hiểu khác về ngôn bản là sản phẩm hoàn chỉnh của hành vi phát ngôn, thể hiện
Trang 37dưới dạng âm thanh Cách hiểu thứ hai sẽ giúp tránh gây ra nhầm lẫn khi có nhiều quan niệm phổ biến cho rằng văn bản là tất cả những gì được viết ra và nó chỉ tồn tại ở dạng viết (I R Gal’perin)
1.2.1.3 Văn bản văn chương
Văn bản văn chương (văn bản nghệ thuật, văn bản văn học) là một kiểu văn bản sử dụng các yếu tố ngôn từ nghệ thuật, hình tượng nghệ thuật có tính thẩm mĩ cao và nội dung nhất định để đi sâu phản ánh hiện thực khách quan, khám phá thế giới tình cảm, tư tưởng, thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người Văn bản văn chương được xây dựng theo phương thức riêng, nghĩa là mỗi tác phẩm đều phải thuộc về một thể loại nhất định và chịu sự chi phối của thể loại đó
Vì vậy, trong văn bản văn chương, HS cũng được rèn luyện tư duy (tư duy hình tượng, tư duy logic, kĩ năng phân tích – tổng hợp – phân loại – lựa chọn) và hình thành nhân cách (lịch sự, khuôn mẫu trong giao tiếp, bồi dưỡng tình cảm tốt đẹp và bổ sung vốn sống, vốn hiểu biết…); cung cấp các kĩ năng
cơ bản như xác định mục đích nói, lập ý, triển khai ý thành lời dưới dạng nói, viết thành câu, đoạn, bài, kĩ năng đặc thù phù hợp với mỗi dạng bài, kiểu bài Tập làm văn (kĩ năng quan sát trong văn tả, kể; kĩ năng xây dựng cốt truyện, chi tiết, tình tiết trong văn kể chuyện )
Để hình thành kiến thức và kĩ năng tập làm văn hay các văn bản văn chương, chương trình chia thành hai mảng lớn: luyện nói và luyện viết Hệ thống bài tập Tập làm văn có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau.Về nội dung, thông qua các hoạt động học tập, học sinh được làm quen với các kiểu bài nói theo chủ đề, nói viết phục vụ cuộc sống hàng ngày, viết thư, kể chuyện, miêu tả (tả đồ vật, tả cây cối, tả con vật, tả người, tả cảnh)… Bên cạnh kiểu bài thực hành rèn luyện kĩ năng, phân môn Tập làm văn cũng
có kiểu bài lí thuyết Ngoài ra, do tính chất đặc thù, trong dạy học phân môn này còn có tiết trả bài tập làm văn
Trang 381.2.2 Nội dung chương trình văn miêu tả ở lớp 4,5
Các bài tập làm văn được đưa vào sách giáo khoa tiểu học bắt đầu từ lớp 2 đến lớp 5 với số lượng và nội dung bài tập ở mỗi lớp là khác nhau.Trong đó, số lượng bài văn miêu tả tập trung ở lớp 4,5 là nhiều nhất thể hiện chủ yếu qua năm kiểu bài là tả đồ vật, tả cây cối, tả loài vật, tả cảnh và tả người
Bảng 1.1 Hệ thống bài tập luyện viết văn miêu tả lớp 4,5
SL bài tập
Đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật 5 169,170 Tập 1
Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả đồ vật 3 172,173 Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả
Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối 5 30,31,32 Luyện tập xây dựng quan sát cây cối 2 39, 40 Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối 2 41, 42 Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối (tiếp) 2 50,51
Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả cây cối 2 60, 61 Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả
Trang 39Lớp Tập Tên bài
SL bài tập
Trang Cấu tạo của bài văn miêu tả con vật 5 112, 113
Luyện tập miêu tả các bộ phận của con vật 3 128 Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật 6 130,139, 140 Luyện tập xây dựng mở bài, kết bài trong bài văn
miêu tả con vật
3 141, 142
Cấu tạo của bài văn tả cảnh 3 11, 12, 13
Luyện tập tả người (Tả hoạt động) 2 152
Luyện tập tả người (Dựng đoạn kết bài) 2 14
Trang 40Từ hệ thống bài tập về văn miêu tả, có thể thấy chương trình Tập làm văn lớp 4,5 cung cấp những kiến thức mới thông qua hai kiểu bài là lí thuyết
và thực hành Trong hai kiểu bài này, HS được trang bị kiến thức cần thiết về văn miêu tả, về kĩ năng viết đoạn văn, bài văn miêu tả
Ở kiểu bài lí thuyết được cấu trúc theo ba phần là nhận xét, ghi nhớ và luyện tập Phần nhận xét sẽ đưa ra một số ngữ liệu và yêu cầu HS trả lời các câu hỏi ngắn liên quan đến cấu tạo hoặc nội dung của ngữ liệu để từ đó rút ra kiến thức về văn miêu tả Phần ghi nhớ được đóng khung, tóm tắt lại những kiến thức quan trọng mà HS cần ghi nhớ Phần luyện tập là các bài tập nhỏ hoặc một bài tập lớn giúp HS vận dụng kiến thức đã học trên lớp
Ví dụ: Trong tiết Tập làm văn lớp 4 (tập 1) bài: “Cấu tạo bài văn miêu
tả đồ vật” gồm ba phần Phần I là nhận xét, sách giáo khoa đưa ra ngữ liệu Cái cối tân (Duy Khán) và yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau: Bài văn tả cái gì? Tìm các phần mở bài, kết bài Mỗi phần ấy nói điều gì? Các phần mở bài, kết bài đó giống với những cách mở bài, kết bài nào đã học? Phần thân bài tả cái cối theo trình tự như thế nào? Theo em, khi tả một đồ vật, ta cần tả những gì? Phần II ghi nhớ các kiến thức về cấu tạo trong một bài văn miêu tả Phần III luyện tập cho HS thông qua một bài tập lớn, sách giáo khoa đưa ra phần thân bài tả cái trống trường của một bạn HS và yêu cầu tìm câu văn tả bao quát cái trống? Nêu tên những bộ phận của cái trống được miêu tả, viết thêm phần mở bài và kết bài
Kiểu bài thực hành thường gồm 2-4 bài tập nhỏ hoặc một đề bài viết với các gợi ý giúp HS hoàn thành bài theo hai hình thức nói và viết Kiểu bài luyện tập này sẽ giúp HS rèn các kĩ năng tạo lập ngôn bản, kĩ năng quan sát, lập dàn ý, tìm
ý, kĩ năng viết đoạn, vài văn miêu tả một cách chính xác và hiệu quả
Ví dụ: Trong tiết Tập làm văn lớp 5 tập 2 (trang 125) bài Tả cảnh, sách giáo khoa ra đề văn Hãy tả một con vật mà em yêu thích với các gợi ý cho từng phần mở bài, thân bài, kết bài Như vậy, văn miêu tả trong chương trình