Bên cạnh đó, Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/1/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với quan điểm và mục tiêuxây dựng và
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là luận văn nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ luận văn nào khác Mọi thông tin trích dẫn trong luận văn đều có nguồn gốc
Hải Phòng, ngày tháng năm 2021
Tác giả luận văn
Lê Thị Cúc
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập theo chương trình Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế tại trường Đại học Hải Phòng, tôi đã được các thầy giáo, cô giáo của trường tận tình giảng dạy
Đến nay tôi đã hoàn thành chương trình và hoàn thiện luận văn tốt nghiệp
của mình với đề tài:“Biện pháp hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Hải Phòng”
Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy giáo, cô giáo
của Trường Đại học Hải Phòng Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn Giáo sư -
Tiến sĩ Vương Toàn Thuyên là người trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành
bản luận văn này
Xin trân trọng cảm ơn!
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC HÌNH viii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1:MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THANH NIÊN KHỞI NGHIỆP VÀ HỖ TRỢ THANH NIÊN KHỞI NGHIỆP 5
1.1 Một số khái niệm cơ bản 5
1.1.1 Khái niệm về thanh niên 5
1.1.2 Khái niệm về khởi nghiệp 5
1.1.3 Khái niệm về thanh niên khởi nghiệp 5
1.1.4 Khái niệm về hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp 5
1.1.5 Vai trò của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp 6
1.2 Các tiêu chí đánh giá hoạt động hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp 8
1.2.1 Tổ chức các hoạt động truyền thông về khởi nghiệp 8
1.2.2.Đào tạo và bồi dưỡng kiến thức hỗ trợ cho thanh niên khởi nghiệp 9
1.2.3 Tìm kiếm và phát triển ý tưởng khởi nghiệp trong thanh niên 10
1.2.4 Huy động các nguồn lực hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp 11
1.2.5 Cơ chế và chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp 13
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thanh niên khởi nghiệp 14
1.3.1 Các yếu tố chủ quan 14
1.3.2 Các yếu tố khách quan 15
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ THANH NIÊN KHỞI NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 16
Trang 62.1 Đặc điểm kinh tế xã hội và hoạt động khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn thành phố Hải Phòng 16 2.1.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội 16 2.1.2 Đặc điểm hoạt động khởi nghiệp của thanh niên thành phố Hải Phòng 19 2.2 Đánh giá thực trạng hỗ trợ khởi nghiệp cho thanh niên thành phố Hải Phòng 24 2.2.1 Đánh giá thực trạng việc tổ chức các hoạt động truyền thông khởi nghiệp cho thanh niên Hải Phòng 24 2.2.2.Đánh giá thực trạng công tác đào tạo và bồi dưỡng kiến thức hỗ trợ cho thanh niên khởi nghiệp Hải Phòng 29 2.2.3.Tìm kiếm và phát triển ý tưởng khởi nghiệp trong thanh niên Hải Phòng 38 2.2.4 Đánh giá việc huy động các nguồn lực hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp Hải Phòng 48 2.2.5 Đánh giá cơ chế, chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp Hải Phòng55 2.3.Những thành công và hạn chế trong hoạt động hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp thành phố Hải Phòng 59 2.3.1 Những thành công 61 2.3.2 Những hạn chế 62 CHƯƠNG 3:MỘT SỐ BIỆN PHÁP HỖ TRỢ THANH NIÊN KHỞI NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 65 3.1.Phương hướng và mục tiêu hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng 65 3.1.1 Mục tiêu hoạt động hỗ trợ 65 3.1.2 Phương hướng hoạt động hỗ trợ 66 3.2 Một số biện pháp hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng 67
Trang 73.2.1 Biện pháp tăng cường hiệu quả và đa dạng hóa các hoạt động truyền thông 67 3.2.2 Biện pháp thành lập và duy trì hiệu quả hoạt động của các Câu lạc bộ khởi nghiệp 69 3.2.3 Biện pháp đẩy mạnh việc phát triển các ý tưởng khởi nghiệp trong thanh niên 71 3.2.4 Biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng kiến thức cho thanh niên khởi nghiệp 72 3.2.5 Biện pháp vận động nguồn lực hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp 74 3.2.6 Hỗ trợ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, liên kết chuỗi giá trị, quảng
bá sản phẩm cho thanh niên 77 3.2.7 Nâng cao vai trò của chính quyền thành phố và tổ chức đoàn thanh niên các cấp trong hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp 78 KẾT LUẬN 81 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
Trang 8LHTN Liên hiệp thanh niên
TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên TWĐTN Trung ương Đoàn thanh niên
ĐKTHTN Đoàn kết tập hợp thanh niên
TN Thanh niên
SL Số lượng
Trang 9trực tuyến về khởi nghiệp cho thanh niên 30 Bảng 2.6: Công tác phối hợp tổ chức các cuộc hội thảo khởi nghiệp 33 Bảng 2.7: Tập huấn khởi nghiệp cho cán bộ Đoàn làm công tác khởi nghiệp 35 Bảng 2.8: Các đơn vị phối hợp hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp 36 Bảng 2.9: Các ý tưởng khởi nghiệp của thanh niên được phát hiện và phát
triển 39 Bảng 2.10: Các mô hình thanh niên phát triển kinh tế thành phố Hải Phòng từ
năm 2016 - 2020 42 Bảng 2.11: Số lượng cuộc thi "Ý tưởng khởi nghiệp" do Đoàn các cấp tổ chức 45 Bảng 2.12 Số lượng thanh niên được hỗ trợ vốn vay 49 Bảng 2.13: Một số Dự án khởi nghiệp tiêu biểu được hỗ trợ trực tiếp từ nguồn
ngân sách thành phố 52 Bảng 2.14 Số thanh niên khởi nghiệp được hỗ trợ 58
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Số liệu thanh niên thành phố Hải Phòng 20
Hình 2.2 Số lượng các bài viết tuyên truyền về khởi nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng 26
Hình 2.3 Số lượng gương điển hình trong công tác khởi nghiệp được biểu dương khen thưởng 27
Hình 2.4 Các tài liệu, ấn phẩm tuyên truyền 29
Hình 2.5 Số lượng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức trực tuyến 30
Hình 2.7 Tập huấn khởi nghiệp cho cán bộ Đoàn làm công tác khởi nghiệp 35
Hình 2.8 Các ý tưởng khởi nghiệp của thanh niên được phát hiện và phát triển 40 Hình 2.9 Các mô hình thanh niên phát triển kinh tế 43
thành phố Hải Phòng từ năm 2016 - 2020 43
Hình 2.11 Số lượng thanh niên được hỗ trợ vốn vay 50
Hình 2.12 Số thanh niên nông thôn được hỗ trợ 59
Hình 2.13 Số sinh viên được hỗ trợ 59
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay chủ trương phát triển mạnh mẽ chương trình khởi nghiệp quốc gia của Đảng, Nhà nước trong thời gian qua đã cổ vũ, khuyến khích vàxây dựng tinh thần khởi nghiệp cho thanh niên Đã có rất nhiều tấm gươngthanh niên tiêu biểu có những sáng tạo trị giá nhiều tỷ đồng từ khi còn ngồitrên ghế nhà trường Nhằm tạo động lực mạnh mẽ hơn cho tuổi trẻ cả nước,phát huy vai trò xung kích của thanh niên, tạo lập môi trường thuận lợi đểthúc đẩy, hỗ trợ thanh niên trong quá trình khởi nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, các cấp bộ Đảng và chính quyền cần chú trọng và đưa ra các chính sách thích hợpkhuyến khích thanh niên khởi nghiệp
Khởi nghiệp hiện nay là nhu cầu, là khát vọng của mọi thanh niên Đông đảo đoàn viên thanh niên, học sinh, sinh viên ở cả nông thôn và đô thị đang ấp ủ những ý tưởng khởi nghiệp với mong muốn khẳng định mình, làm giàu cho gia đình và xã hội Những năm gần đây phong trào khởi nghiệp và lập nghiệp có nhiều chuyển biến tích cực trong đoàn viên thanh niên thành phố Đối với thanh niên không cứ gì học xong chuyên nghiệp phải đi làm ở các cơ quan Nhà nước Thanh niên hoàn toàn có thể tạo việc làm và làm giàu trên chính mảnh đất quê hương của mình Đã có một bộ phận thanh niên khởi nghiệp thành công gây nên tiếng vang không chỉ trong thành phố mà được cả nước biết đến
Hải Phòng là thành phố công nghiệp, đô thị loại I cấp quốc gia, trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, khoa học - kỹ thuật của khu vực, một cực tăng trưởng của vùng kinh tế động lực phía Bắc, một trọng điểm phát triển kinh tế của cả nước Thời gian qua, Hải Phòng đạt nhiều thành tựu nổi bật về phát triển kinh tế - xã hội, đà tăng trưởng kinh tế của thành phố ngày càng mạnh hơn, cao hơn, khẳng định rõ vị thế của thành phố cảng biển lớn nhất phía Bắc, đô thị thứ 3 của cả nước.Với việc không ngừng đẩy mạnh cải thiện
Trang 12môi trường kinh doanh và đa dạng hoá các hoạt động xúc tiến đầu tư, Hải Phòng đã thu hút được nguồn lực đáng kể cho sự phát triển kinh tế - xã hội thành phố Thu hút đầu tư nước ngoài tại Hải Phòng liên tục tăng, có giai đoạn vươn lên đứng đầu cả nước, tập trung vào công nghệ cao, công nghiệp chế biến, chế tạo các thiết bị điện tử, chi tiết và linh kiện công nghiệp điện, điện tử, cơ khí, các sản phẩm đất hiếm… Cùng với các dự án đầu tư nước ngoài, thành phố cũng thu hút được nhiều dự án lớn với tổng vốn đầu tư hàng ngàn tỷ đồng từ các nhà đầu tư lớn, có uy tín trong nước như: Tập đoàn Vingroup, Tập đoàn Sun Group, Công ty Cổ phần Him Lam, Doanh nghiệp xây dựng tư nhân Xuân Trường… phát triển du lịch, dịch vụ và thương mại, tạo điều kiện để thành phố đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng dịch vụ, công nghiệp Bên cạnh đó, Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/1/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với quan điểm và mục tiêuxây dựng và phát triển Hải Phòng trở thành thành phố đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá; động lực phát triển của vùng Bắc Bộ và của cả nước từ đó đã tạo môi trường và cơ hội cho thanh niên phát triển, mở rộng cơ hội nghề nghiệp
Từ những yêu cầu của thực tế trong quá trình phát triển kinh tế của thành phố gắn với quá trình ươm mầm từ ý tưởng kinh doanh đến khi khởi
Trang 13nghiệp thành công của thanh niên hiện nay trên địa bàn thành phố Hải Phòng, tôi nhận thấy biện pháp hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tại thành phố Hải Phòng là vấn đề quan trọng và cần có sự đầu tư, chỉnh chu trong quá trình thực hiện
Vì vậy qua kiến thức học được, tôi xin chọn nghiên cứu đề tài “Biện
pháp hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp của Đoàn thanh niên thành phố”
2 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về thanh niên khởi nghiệp góp phần làm rõ thêm một số lý luận về thanh niên khởi nghiệp và hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, nêu ra thực trạng hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng Trên cơ sở đó, đưa ra các biện pháp có tính khoa học, có tính khả thi phù hợp với thanh niên Hải Phòng khởi nghiệp
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu:Những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về hỗ
trợ thanh niên khởi nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các cấp
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
* Phạm vi không gian: Trên địa bàn thành phố Hải Phòng, tại cơ quan
nơi tác giả công tác
* Phạm vi thời gian: Nghiên cứu thực trạng hỗ trợ thanh niên khởi
nghiệp từ năm 2016 - 2020 và từ đó đưa ra một số biện pháp hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong thời gian tới
4 Phương pháp nghiên cứu
Thông qua tài liệu, một số chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước; văn bản của bộ, ngành liên quan; báo cáo chuyên đề,
đề tài, luận văn nghiên cứu của một số tác giả, ở một số tỉnh, thành có liên quan đến đề tài; trên cơ sở đó phân tích, tổng hợp và vận dụng trong quá trình nghiên cứu
Trang 14Trao đổi với một số ngành liên quan và thanh niên; tham khảo ý kiến của chuyên gia để phân tích Quan sát, hỏi đáp các đối tượng liên quan, đồng thời sử dụng các phương pháp cụ thể như: hệ thống hóa, khảo sát, tổng hợp, thống kê, so sánh, phân tích, diễn dịch, quy nạp, khái quát Kế thừa và chọn lọc kết quả nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề tài
5 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về thanh niên khởi nghiệp và hỗ trợ thanh
niên khởi nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng
Chương 2: Thực trạng hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp trên địa bàn
thành phố Hải Phòng
Chương 3: Một số biện pháp hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp trên địa
bàn thành phố Hải Phòng
Trang 15CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THANH NIÊN KHỞI NGHIỆP VÀ HỖ TRỢ THANH NIÊN KHỞI NGHIỆP 1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm về thanh niên
Theo Luật thanh niên số 57/2020/QH14 ngày 16/6/2020: Thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ 16 đến 30 tuổi [16]
1.1.2 Khái niệm về khởi nghiệp
Theo Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ định nghĩa, khởi nghiệp là quá trình thực hiện ý tưởng kinh doanh, bao gồm quá trình thành lập và vận hành doanh nghiệp trong vòng 5 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu, chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán Đây có thể xem là khởi nghiệp tự doanh, hay nói cách khác là tương tự với khởi sự doanh nghiệp.[15]
Khởi nghiệp sáng tạo (startup) là khởi nghiệp dựa trên nền của sáng tạo (dựa trên một công nghệ mới, hoặc tạo ra hình thức kinh doanh mới, hoặc xây dựng một phân khúc thị trường mới ) [11]
1.1.3 Khái niệm về thanh niên khởi nghiệp
Thanh niên khởi nghiệp là quá trình công dân Việt Nam độ tuổi từ 16 đến 30 tuổi tham gia thực hiện ý tưởng kinh doanh của cá nhân hoặc tập thể, bao gồm quá trình thành lập và vận hành doanh nghiệp trong vòng 5 năm kể
từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu, chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán [11]
Thanh niên khởi nghiệp sáng tạo là công dân Việt Nam có độ tuổi từ 16 đến 30 tuổi khởi nghiệp dựa trên nền của sáng tạo (dựa trên một công nghệ mới, hoặc tạo ra hình thức kinh doanh mới, hoặc xây dựng một phân khúc thị trường mới ) [11]
1.1.4 Khái niệm về hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp
Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp: Là tư vấn, hỗ trợ, kết nối các ý tưởng thanh niên làm kinh tế; tư vấn, hỗ trợ và đào tạo kỹ năng cho thanh niên triển
Trang 16khai thực hiện ý tưởng kinh doanh, có kế hoạch kinh doanh tốt mong muốn được khởi sự kinh doanh riêng; kết nối các tổ chức, doanh nghiệp để hỗ trợ thanh niên phát triển ý tưởng kinh doanh; thiết lập và tổ chức thực hiện các hoạt động định hướng cho phong trào thanh niên khởi nghiệp sáng tạo trên cả nước; là đầu mối liên hệ và phối hợp với các bộ, ngành, tổ chức trong việc triển khai thực hiện các ý tưởng liên quan đến công tác khởi nghiệp sáng tạo của thanh niên [11].
Trích lời của Thủ tướng Chính phủ trong buổi đối thoại với thanh niên khởi nghiệp ngày 27/11/2020 "Đảng và Nhà nước quan tâm thế hệ trẻ, bởi các bạn trẻ là chủ nhân đất nước nên Chính phủ sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để khởi nghiệp, nhưng khởi nghiệp thành công hay không phụ thuộc vào chính các bạn" Thủ tướng khẳng định: Chính phủ sẽ xem xét hỗ trợ khởi nghiệp là ưu tiên hàng đầu và có phương án hỗ trợ thiết thực cho thanh niên, cộng đồng khởi nghiệp… Chính phủ cam kết sẽ bảo hộ tối đa quyền sở hữu trí tuệ, sáng kiến khởi nghiệp của doanh nghiệp Chính phủ ưu tiên đầu tư hạ tầng công nghệ, viễn thông tạo nền tảng cần thiết
1.1.5 Vai trò của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp
Năm 2016 đã được Chính phủ quyết định lấy là Năm Khởi nghiệp quốc gia Có thể nói chưa bao giờ phong trào thanh niên khởi nghiệp và lập nghiệp được khuấy động mạnh mẽ và lan tỏa rộng khắp như hiện nay Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp là những chính sách, các giải pháp hỗ trợ tốt nhất cho thanh niên áp dụng những kiến thức đã lĩnh hội để lập ra những dự
án khởi nghiệp, những mô hình phát triển kinh tế tại địa phương có tính khả thi trong đời sống và kinh doanh
Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI và Đại hội Đoàn lần thứ XIII của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành phố Hải Phòng đã đưa ra chủ trương
sẽ phát triển mạnh mẽ chương trình khởi nghiệp quốc gia Vai trò của Đoàn trong việc giúp đỡ thanh niên khởi nghiệp đã được khẳng định thông qua các
Trang 17phong trào, cuộc vận động "Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp" được tổ chức đồng loạt, tạo hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ trong thanh niên, được xác định là 1 trong 3 chương trình và 3 phong trào lớn của nhiệm vụ chương trình lớn của công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi của các cấp
bộ Đoàn toàn quốc nói chung và thành phố Hải Phòng nói riêng Chương trình
hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp được Trung ương Đoàn và Thành đoàn Hải Phòng xác định hướng đến 3 nhóm đối tượng chính: Sinh viên các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng (tập trung hỗ trợ các sáng kiến, ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp); Thanh niên nông thôn có nhu cầu khởi nghiệp (tập trung hỗ trợ các
dự án, đề án trong lĩnh vực đổi mới, sáng tạo, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp); Doanh nhân trẻ, chủ doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất kinh doanh trong độ tuổi thanh niên mới đăng ký kinh doanh (tập trung hỗ trợ về quản trị doanh nghiệp và đổi mới sáng tạo, tiên phong hội nhập) Đây là ba nhóm đối tượng đột phá, được kỳ vọng sẽ đẩy mạnh hoạt động khởi nghiệp trong thanh niên thời gian tới
Ban Thường vụ Thành đoàn đã ban hành các văn bản: Chương trình Số: 01-CTr/TĐTN-CTTN ngày 02/10/2017 Thanh niên Hải Phòng khởi nghiệp giai đoạn 2017 – 2022; Đề án “Chương trình tín dụng ưu đãi hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp giai đoạn 2021 – 2025”; Kế hoạch tổ chức các hoạt động tham gia phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thành phố Hải Phòng năm 2018; Ban Thường vụ Thành đoàn phối hợp với Báo Diễn đàn Doanh nghiệp, Hội Doanh nhân trẻ ban hành kế hoạch Số: 163-KHPH/ĐTN-BDĐDN-HDNT ngày 01/4/2019 tổ chức Cuộc thi “Ươm mầm Khởi nghiệp Hải Phòng” năm 2019
Với vai trò, vị trí là cơ quan tham mưu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền
về công tác thanh niên, Ban Thường vụ Thành đoàn đã phát huy vai trò chức năng, nhiệm vụ của mình trong công tác trên bằng các hoạt động thiết thực, phối hợp với các sở, ban, ngành và các cơ quan chức năng để tăng cường công tác tư vấn, hướng nghiệp và dạy nghề, hỗ trợ vay vốn để giải quyết việc làm cho
Trang 18thanh niên, đem lại những cơ hội việc làm cho thanh niên, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của thành phố
1.2 Các tiêu chí đánh giá hoạt động hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp
1.2.1 Tổ chức các hoạt động truyền thông về khởi nghiệp
- Các nội dung thực hiện cụ thể
+ Xây dựng chuyên mục về khởi nghiệp trên website Thành đoàn, Tờ tin Tuổi trẻ Hải Phòng; thường xuyên đăng tải các nội dung về lập nghiệp, khởi nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
+ Phối hợp với các cơ quan báo chí, truyền hình trung ương và thành phố, Cổng thông tin điện tử thành phố, Hội Doanh nhân trẻ thành phố và các
cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng chuyên mục, phát, đăng tải các nội dung
truyền thông, tư vấn về lập nghiệp, khởi nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
(phóng sự, chuyên đề, tin, bài, hỏi – đáp…)
+ Xây dựng, ban hành tờ rơi về khởi nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; trang bị cho Đoàn các xã, phường, thị trấn
+ Tổ chức, phối hợp tổ chức các hoạt động sự kiện về khởi nghiệp trong đoàn viên thanh niên, sinh viên, doanh nhân trẻ, chủ doanh nghiệp, chủ
cơ sở sản xuất kinh doanh trong độ tuổi thanh niên
+ Tổ chức các cuộc giao lưu giữa đoàn viên thanh niên với các doanh nhân thành đạt; các buổi tọa đàm, đối thoại giữa cơ quan quản lý nhà nước
Trang 19với doanh nghiệp khởi nghiệp, thanh niên khởi nghiệp; các buổi nói chuyện chuyên đề về khởi nghiệp trong thanh niên
+ Tổ chức biểu dương, tôn vinh doanh nhân trẻ tiêu biểu; thanh niên làm kinh tế giỏi tiêu biểu; doanh nhân trẻ, thanh niên nông thôn, sinh viên khởi nghiệp tiêu biểu; ý tưởng, mô hình sáng tạo về khởi nghiệp…
1.2.2.Đào tạo và bồi dưỡng kiến thức hỗ trợ cho thanh niên khởi nghiệp
- Chỉ tiêu cơ bản
+ Hàng năm,có tối thiểu 2.000 - 3.000 lượt thanh niên được tư vấn trực tiếp, trực tuyến về khởi sự doanh nghiệp và lập nghiệp, trong đó ưu tiên hỗ trợ thanh niên trên địa bàn dân cư và sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn thành phố
+ Phổ biến kiến thức khởi sự doanh nghiệp cho 100% thanh niên có nhu cầuthành lập doanh nghiệp thông qua hình thức trực tiếp và trực tuyến
- Các tiêu chí cụ thể
+ Đào tạo, bồi dưỡng; cung cấp thông tin, kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, khởi sự doanh nghiệp, lập nghiệp, nâng cao kiến thức kinh doanh cho 100% thanh niên, sinh viên, doanh nhân trẻ có nhu cầu
+ Tư vấn, hỗ trợ 100% thanh niên trong quá trình khởi nghiệp; giúp thanh niên tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình khởi nghiệp
- Các nội dung thực hiện cụ thể
+ Phối hợp tổ chức các khóa đào tạo khởi sự doanh nghiệp trong thanh
niên (tập trung đối tượng thanh niên có nhu cầu); các khóa đào tạo nâng cao
năng lực kinh doanh cho các doanh nghiệp mới khởi nghiệp; đào tạo về chuyển giao công nghệ, thương mại hóa, sở hữu trí tuệ…; các lớp bồi dưỡng kiến thức khởi nghiệp cho thanh niên nông thôn, sinh viên
+ Tổ chức các khóa tập huấn nâng cao kiến thức cho doanhnghiệp mới khởi nghiệp về kỹ năng quản lý doanh nghiệp, quản lý dự án đầu tư; kỹ năng bán hàng; kỹ năng tìm kiếm đối tác kinh doanh; xây dựng thương hiệu…
Trang 20+ Thành lập mô hình “Vườn ươm thanh niên khởi nghiệp” cấp thành phố để hỗ trợ tốt nhất cho thanh niên và sinh viên áp dụng những kiến thức
đã lĩnh hội để lập ra những dự án khởi nghiệp có tính khả thi trong đời sống kinh doanh
+ Tổ chức các buổi đối thoại, diễn đàn giữa thanh niên, sinh viên, doanh nhân trẻ, chủ doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất kinh doanh trong độ tuổi thanh niên mới đăng ký kinh doanh với lãnh đạo các cơ quan quản lý nhà nước để hỗ trợ chính sách cho thanh niên khởi nghiệp theo từng chuyên đề
riêng (đầu tư, thuế, pháp luật, đào tạo, công nghệ, hợp tác quốc tế…)
+ Kết nối với các cơ quan chức năng của thành phố (Sở Kế hoạch
vàĐầu tư, Cục thuế, Cục Hải quan, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công thương ) tư vấn, hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp về thủ tục pháp lý trong thành
lập,quản lý, điều hành doanh nghiệp; các thủ tục hành chính trong quá trình sản xuất, kinh doanh…
+ Phối hợp tổ chức kết nối cung cầu, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp các nội dung liên quan đến quy trình sản xuất sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm
1.2.3 Tìm kiếm và phát triển ý tưởng khởi nghiệp trong thanh niên
- Chỉ tiêu:
+ Phấn đấu hình thành 01 cơ sở dữ liệu chung về ý tưởng khởi nghiệp
của thanh niên thành phố ((theo ngành nghề, lĩnh vực, đối tượng, quy mô đầu
tư dự kiến, nhu cầu cần hỗ trợ)
+ Phấn đấu đến hết năm 2022, 100% các Quận, Huyện đoàn thành lập được câu lạc bộ thanh niên khởi nghiệp; 100% Đoàn các trường Đại học, Cao đẳngtrực thuộc Thành đoàn có bộ phận hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp
Trang 21+ Tham gia xây dựng, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp trong thanh niên, sinh viên
- Các nội dung thực hiện cụ thể:
+ Tổ chức cuộc thi tìm kiếm ý tưởng khởi nghiệp, ý tưởng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong thanh niên
+ Xây dựng cơ sở dữ liệu về ý tưởng khởi nghiệp (theo ngành nghề, lĩnh
vực, đối tượng, quy mô đầu tư dự kiến, nhu cầu cần hỗ trợ)
+ Kết nối các ý tưởng, dự án khởi nghiệp với các nhà đầu tư
+ Thiết lập mạng lưới liên kết giữa chủ thể khởi nghiệp (gồm cả 3 đối
tượngcủa Chương trình) với các cơ quan, đơn vị, cá nhân liên quan (cơ quan nhà nước, cơ sở đào tạo, các hội, hiệp hội, chuyên gia…) nhằm hỗ trợ các ý
tưởng khởi nghiệp khả thi của thanh niên
+ Thành lập các câu lạc bộ khởi nghiệp; khuyến khích thành lậpcác hội, hiệp hội doanh nghiệp, câu lạc bộ thanh niên phát triển kinh tế… trên địa bàn thành phố (Câu lạc bộ Khởi nghiệp quy mô trường hoặc địa phương với mục đích tạo môi trường giao lưu, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm giữa các bạn thanh niên sinh viên với nhau cũng như với nhà bảo trợ, các doanh nhân, các chuyên gia Câu lạc bộ sẽ tổ chức những buổi giao lưu, chia sẻ sinh nghiệm nhằm hỗ trợ các bạn trẻ tìm kiếm ý tưởng, lập dự án kinh doanh, tìm kiếm, định hướng nhà đầu tư)
+Tổ chức cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo thanh niên nông
thôn” để tìm kiếm ý tưởng khởi nghiệp; lựa chọn những thí sinh có ý tưởng,
đề án khởi nghiệp khả thi để hỗ trợ; Xét chọn các mô hình tiêu biểu, hoạt động có hiệu quả để tiến hành xây dựng điểm và nhân rộng ở địa phương
1.2.4 Huy động các nguồn lực hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp
- Chỉ tiêu:
+ Phấn đấu hỗ trợ 15 - 20 dự án, ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp khả thi của thanh niêntrên địa bàn thành phố; thu hút vốn đầu tư 02 - 04 tỷ đồng cho cácdự án, ý tưởng khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn thành phố
Trang 22- Tiêu chí cụ thể: Kết nối các nguồn vốn, các quỹ đầu tư mạo hiểm…
hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp
- Nội dung thực hiện:
+ Tổ chức, kết nối đối thoại, liên kết giữa chính quyền, doanh nghiệp, ngân hàng, quỹ tài trợ với các doanh nghiệp khởi nghiệp để hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp
+ Tìm kiếm mối quan hệ hợp tác với các quỹ đầu tư, các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp để hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp
+ Phát hiện, khuyến khích các doanh nghiệp, thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tham gia đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố hỗ trợ theo cơ chế hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của thành phố giai đoạn 2017 - 2020
+ Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tiếp cận tín dụng: Hỗ trợ thanh niên có
ý tưởng khởi nghiệp, các tổ hợp tác, hợp tác xã tiếp cận: Quỹ quốc gia về việc làm, Quỹ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã, các ngân hàng thương mại… Phối hợp với các ngân hàng tạo điều kiện hỗ trợ vốn cho thanh niên khởi nghiệp; vận động nguồn lực, xây dựng quỹ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp; Tìm kiếm mối quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp để tạo nguồn lực quỹ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp và xây dựng các doanh nghiệp Kết nối các nguồn vốn, các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân ủng hộ thanh niên khởi nghiệp
+ Hỗ trợ thông tin về các lĩnh vực: Công nghệ, sáng chế, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, sở hữu trí tuệ;Chính sách, pháp luật;Đào tạo nguồn nhân lực;Nguồn đầu tư và giao dịch đầu tư; tìm kiếm đối tác, khách hàng; Tư vấn thành lập doanh nghiệp, xây dựng phương án đầu tư, kinh doanh; Tổ chức đào tạo, huấn luyện;Xây dựng, phát triển thương hiệu, sở hữu trí tuệ ; Hỗ trợ các hoạt động liên quan đến khuyến nông, khuyến công, ; Quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, ; Hỗ trợ kết nối với các nhà đầu tư, các doanh nghiệp cùng tham gia phát triển ý tưởng, phương án khởi nghiệp
Trang 23+ Hỗ trợ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, liên kết chuỗi giá trị, quảng bá sản phẩm cho thanh niên:Đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ hỗ trợ, quảng bá sản phẩm cho thanh niên thông qua việc làm cầu nối liên kết, hợp tác giữa thanh niên với thanh niên, giữa thanh niên với các đơn vị, doanh nghiệp, hỗ trợ thanh niên yếu tố đầu vào và đầu ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh thông qua hợp đồng hợp tác, bảo vệ quyền lợi chính đáng của thanh niên
+ Việc vận động nguồn lực hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp đối với từng đối tượng thanh niên tập trung vào các nội dung cụ thể sau: nguồn vốn khởi nghiệp từ Quỹ Thanh niên khởi nghiệp của Trung ương Đoàn, các quỹ đầu tư mạo hiểm; nguồn vốn giải quyết việc làm của Chính phủ do Đoàn thanh niên quản lý; nguồn vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội; các quỹ đầu tư mạo hiểm
và liên kết với các doanh nhân thành đạt
+ Thành lập các Hội đồng Tư vấn – Hỗ trợ khởi nghiệp với mục đích nhằm tăng cường hợp tác, trao đổi thông tin, hỗ trợ nâng cao kiến thức và kỹ năng giảng dạy của các giảng viên, thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển chương trình Khởi nghiệp tại Việt Nam
1.2.5 Cơ chế và chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp
- Chỉ tiêu:
+ Định kỳ hàng năm, tổ chức ít nhất 02 hoạt động cấp thành phố về hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp
+ Định kỳ hàng năm, tổ chức chương trình đối thoại chính sách về khởi nghiệp giữa doanh nhân trẻ, doanh nghiệp khởi nghiệp, thanh niên khởi nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước của thành phố
+ Phấn đấu đến hết năm 2022, 100% các Quận, Huyện đoàn thành lập được câu lạc bộ thanh niên khởi nghiệp; 100% Đoàn các trường Đại học, Cao đẳngtrực thuộc Thành đoàn có bộ phận hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp
- Tiêu chí cụ thể:
Trang 24+ Tinh gọn các thủ tục hành chính trong việc thành lập các doanh nghiệp
+ Có những chính sách mới nhằm hỗ trợ, thúc đẩy thanh niên khởi nghiệp; tạo môi trường thông thoáng; kịp thời định hướng, cung cấp những thông tin về chiến lược phát triển kinh tế của thành phố cũng như của đất nước cho thanh niên
+ Thành lập các chương trình tín dụng ưu đãi hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp và những chính sách ưu đãi hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp trong nông nghiệp
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thanh niên khởi nghiệp
1.3.1 Các yếu tố chủ quan
- Đặc điểm tính cách: Đặc điểm tính cách ảnh hưởng cùng chiều đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của thanh niên Đặc điểm tính cách ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp trên 3 khía cạnh: Nhu cầu thành đạt phản ánh mong muốn thành đạt của cá nhân; Quỹ tích kiểm soát nội bộ phản ánh mức độ tự tin và quyền lực của cá nhân trong vệc kiểm soát các hành vi kinh doanh và kết quả của hành vi đó và Chấp nhận rủi ro phản ánh sự sẵn sàng đối mặt, chấp nhận rủi ro trong quá trình thực hiện hành vi kinh doanh
- Chuẩn chủ quan: Ảnh hưởng cùng chiều đến ý định khởi nghiệp của thanh niên Chuẩn chủ quan: Là nhận thức về những áp lực từ phía xã hội thể hiện sự ủng hộ, hay phản đối người có ý định thực hiện hành vi Nó bao gồm các ảnh hưởng bên trong là ý kiến từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và các ảnh hưởng bên ngoài là các trào lưu xã hội Chuẩn chủ quan có ảnh hưởng trực tiếp và tích cực đến ý định khởi nghiệp của thanh niên
- Nhận thức tính khả thi: Ảnh hưởng cùng chiều đến ý định khởi nghiệp của thanh niên Nhận thức tính khả thi: Là mức độ cá nhân nhận thức về độ dễ dàng hay khó khăn; có bị kiểm soát, hạn chế hay không khi thực hiện hành vi,
là mức độ tự tin của một cá nhân về khả năng thực hiện các hành vi Nhận thức tính khả thi có ảnh hưởng trực tiếp đến ý định khởi nghiệp của thanh niên
Trang 25- Năng lực bản thân của các doanh nghiệp khởi nghiệpđóng vai trò quan trọng trong việc khởi nghiệp của thanh niên thuộc đối tượng doanh nhân trẻ, chủ các doanh nghiệp, thanh niên đô thị, cơ sở sản xuất kinh doanh trong
độ tuổi thanh niên mới đăng kí kinh doanh
- Một số yếu tố chủ quan khác như: Nhân khẩu học (giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, gia đình, khóa học kinh doanh,…) Các đặc điểm về giời tính ảnh hưởng cũng khá lớn tới việc khởi nghiệp của thanh niên
- Hoàn cảnh gia đình: Thực tế là người trẻ dễ tổn thương trong môi trường xã hội hơn do họ có ít kinh nghiệm kinh doanh hơn Thái độ từ các thành viên trong gia đình cũng có thể khích lệ hoặc cản trở hành vi kinh doanh tiềm ẩn của họ
1.3.2 Các yếu tố khách quan
- Nguồn vốn: Ảnh hưởng cùng chiều với ý định khởi nghiệp của thanh
niên Nguồn vốn: Là khả năng tiếp cận nguồn vốn đầu tư cho ý tưởng kinh doanh Nếu tiếp cận nguồn tài chính một cách dễ dàng sẽ làm tăng cơ hội khởi nghiệp Yếu tố nguồn vốn có ảnh hưởng trực tiếp đến ý định khởi nghiệp của thanh niên
- Giáo dục khởi nghiệp: Ảnh hưởng cùng chiều với ý định khởi nghiệp của sinh viên Giáo dục khởi nghiệp: Liên quan đến chương trình, các bài giảng ngoại khóa hoặc các khóa học cung cấp cho sinh viên những kiến thức,
kỹ năng và thái độ để theo đuổi sự nghiệp kinh doanh Giáo dục khởi nghiệp
có ảnh hưởng trực tiếp đến ý định khởi nghiệp của sinh viên
- Cơ chế, chính sách: Cơ chế, chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp đóng góp một phần khá quan trọng trong việc thúc đẩy thanh niên khởi nghiệp
- Thông tin: Vấn đề tiếp cận thông tin ảnh hưởng tới việc tìm kiếm các nguồn đầu tư, các chương trình hỗ trợ, đặc biệt là các thông tin chính sách dành cho khởi nghiệp
- Môi trường kinh doanh là một biến số mang tính thích nghi tác động tới dự định khởi nghiệp của cá nhân qua tương tác với thái độ của cá nhân
Trang 26CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ THANH NIÊN KHỞI NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 2.1 Đặc điểm kinh tế xã hội và hoạt động khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn thành phố Hải Phòng
2.1.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội
2.1.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Hải Phòng là thành phố ven biển, nằm phía Đông miền duyên hải Bắc
Bộ Là nơi hội tụ đầy đủ các lợi thế về đường biển, đường sắt, đường bộ và đường hàng không, giao lưu thuận lợi với các tỉnh trong cả nước và các quốc gia trên thế giới; bờ biển dài trên 125 km; có nhiều nguồn lợi, tiềm năng: có
mỏ sắt, mỏ kẽm; có sa khoáng ven biển; mỏ cao lanh, mỏ sét, đá vôi; nước khoáng; muối và cát Tài nguyên biển là một trong những nguồn tài nguyên quí hiếm của Hải Phòng; Tài nguyên rừng Hải Phòng phong phú và đa dạng
2.1.1.2 Đơn vị hành chính
- Quy mô dân số theo kết quả sơ bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở năm
2019, dân số thành phố Hải Phòng thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2019
là 2.028.514 người
- Mật độ dân số bình quân toàn thành phố là 1.299 người/km2 (cao gấp gần 4,5 lần mật độ bình quân chung cả nước Mật độ dân số khá cao nhưng phân bổ không đồng đều; khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, giữa quận, huyện và các huyện ngoại thành còn khá lớn với xu hướng gia tăng Tỷ
lệ giới tính dân số của Hải Phòng tăng nhưng luôn ở mức dưới 100 kể từ Tổng điều tra dân số đến nay (tỷ số giới tính năm 1999 là 96,95; 2009 là 98,35 và 2019 là 98,73nam/100 nữ)
Theo thống kê, hàng năm Việt Nam có khoảng hơn 1 triệu người bước vào độ tuổi lao động, số lượng và tỷ lệ thanh niên tham gia hoạt động kinh tế tăng đều từ năm 2008 đến nay, trong đó Hải Phòng đóng góp từ 3.464 đến 10.219 người bước vào độ tuổi lao động Cơ cấu đội ngũ lao động tại thành phố Hải Phòng chuyển dịch theo hướng tăng tỉ lệ trong các ngành công
Trang 27nghiệp, xây dựng, dịch vụ và khu vực kinh tế ngoài nhà nước, giảm tỉ lệ trong các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và khu vực kinh tế nhà nước
Chất lượng đội ngũ lao động trong độ tuổi thanh niên ngày càng được nâng cao.Nhìn vào bảng trên ta thấy, thanh niên chiếm một phần lớn trong độ tuổi lao động, theo báo cáo của Ban Thường vụ Thành đoàn Hải Phòng toàn thành phố hiện có 136.470 người lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên, trong đó có khoảng 4.200 người có trình độ trên đại học, gần 4.900 cán
bộ khoa học và công nghệ Vấn đề nghề nghiệp, việc làm là nguyện vọng chính đáng, là mối quan tâm hàng đầu của thanh niên, là một trong những yếu
tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh tế, xã hội của thành phố Hải Phòng
2.1.1.3 Về kinh tế, quốc phòng, an ninh
Theo Báo cáo chính trị trình tại Đại hội lần thứ 16 của Đảng bộ thành phố Hải Phòng: Kinh tế thành phố phát triển toàn diện, luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế, chất lượng tăng trưởng chuyển dịch luôntheo đúng định hướng
Bình quân 5 năm 2016 - 2020 tăng 14,02%/năm, gấp 1,34 lần chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XV đề ra (10,5%/năm), gấp 2 lần giai đoạn 2011 - 2015 (7,08%/năm), gấp 2,1 lần tốc độ tăng trưởng của cả nước (6,78%/năm) Quy mô GRDP được mở rộng, năm 2020 ước đạt 276.661 tỷ đồng, gấp 2,1 lần so với năm 2015 (131.314 tỷ đồng) Tỷ trọng GRDP trong GDP cả nước tăng từ 3,5% năm 2015 lên 5,1% năm 2020 Tổng GRDP giai đoạn 2016 - 2020 ước đạt 1.057.207 tỷ đồng, gấp 1,97 lần giai đoạn 2011 -
2015 (537.600 tỷ đồng) GRDP bình quân đầu người năm 2020 ước đạt 5.863 USD, vượt chỉ tiêu Đại hội XV đề ra (5.600 USD), gấp 1,93 lần so với năm
2015 (3.042 USD), gấp 1,95 lần bình quân chung cả nước (khoảng 3.000 USD)
Môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh được cải thiện mạnh mẽ: Huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển đạt mức cao nhất từ trước tới nay Tổng vốn đầu tư trên địa bàn thành phố đạt 564.295 tỷ đồng, cao gấp
Trang 281,28 lần chỉ tiêu Đại hội XV đề ra (440.000 tỷ đồng) và gấp 3 lần giai đoạn
2011 – 2015 (188.355 tỷ đồng)
Kinh tế thành phố từng bước được cơ cấu lại, có chuyển biến tích cực;
mô hình tăng trưởng được đổi mới, phát triển theo chiều sâu; năng suất, chất lượng, hiệu quả được nâng cao Kinh tế dịch vụphát triển mạnh mẽ, có đóng góp lớn trong cơ cấu GRDP của thành phố Tốc độ tăng trưởng GRDP khu vực dịch vụ bình quân 05 năm đạt 9,42% Thương mại có bước phát triển, kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 34,42%/năm, 4 năm 2020 ước đạt 18,94
tỷ USD, vượt chỉ tiêu Đại hội XV (12 đến 17 tỷ USD); thị trường xuất khẩu tiếp tục được mở rộng, từ 107 lên 126 thị trường
Cơ sở vật chất kỹ thuật để phát triển dịch vụ (thương mại, du lịch) đã được đầu tư đồng bộ, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa được giữ gìn, bảo tồn, phát huy giá trị Công tác xây dựng, phát triển đô thị được triển khai nghiêm túc theo đúng định hướng Nghị quyết Đại hội XV Đảng bộ thành phố Khu vực đô thị trung tâm thành phố đã được quan tâm đầu tư theo hướng văn minh, hiện đại, đã hình thành nhiều khu đô thị mới phù hợp với bản sắc kiến trúc đô thị Hải Phòng,
Các lĩnh vực văn hóa, xã hội được quan tâm đầu tư; công tác an sinh
xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội đạt kết quả toàn diện Công tác giáo dục và đào tạo đã được quan tâm và có nhiều chính sách mới: Nguồn lực đầu tư cho giáo dục được tăng cường, giai đoạn 2016 - 2020, tổng nguồn lực đầu tư cho giáo dục và đào tạo là 22.123,836 tỷ đồng
Khoa học và công nghệ có những chuyển biến tích cực, tiềm lực khoa học và công nghệ được tăng cường:Tốc độ đổi mới công nghệ bình quân đạt 12,48%/năm, năm 2020 đạt 15% Thị trường khoa học, công nghệ được hình thành và có bước phát triển Trong đó, đã có sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu trong nước và vươn ra thị trường quốc tế Phong trào sáng kiến, sáng tạo của thành phố có nhiều khởi sắc Các hoạt động khởi nghiệp sáng tạo bước đầu được quan tâm, đạt kết quả tích cực
Trang 292.1.2 Đặc điểm hoạt động khởi nghiệp của thanh niên thành phố Hải Phòng
2.1.2.1 Tổng quan về tình hình thanh niên
Thanh niên là lực lượng lao động lớn, có vai quan trọng trong việc tham gia phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Đa số thanh niên ở thành phố Hải Phòng có sức khỏe tốt, đam mê học hỏi, có trình độ tiếp thu các tiến
bộ khoa học kỹ thuật, có tinh thần yêu nước; có trách nhiệm với gia đình, xã hội và đại đa số có khát vọng và quyết tâm trên con đường lập nghiệp, khởi nghiệp để làm giàu chính đáng trên quê hương
Hầu hết thanh niên thành phố tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, các chủ trương, chính sách của Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh Thanh niên luôn ý thức được trách nhiệm của mình
và sẵn sàng tham gia mọi lĩnh vực nhằm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Trình
độ học vấn, tỷ lệ thanh niên được đào tạo về chuyên môn, kỹ thuật có xu hướng ngày càng tăng Thông qua các phong trào hành động cách mạng do tổ chức Đoàn phát động, thanh niên là lực lượng nòng cốt trong việc tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng; là lực lượng tiên phong trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng của thành phố và đất nước
Bảng 2.1 Số liệu thanh niên thành phố Hải Phòng
Trang 30Hình 2.1 Số liệu thanh niên thành phố Hải Phòng
Nhìn vào bảng 2.1 và hình 2.1 ta thấy, tính đến năm 2020, thanh niên thành phố Hải Phòng hiện có trên 500.000 người Tỷ lệ thanh niên nội thành năm 2016 là 212.092 người chiếm 22% tổng số thanh niên, các năm 2017 giảm xuống còn 208.990 người tuy nhiên vẫn chiếm 23%, đến năm 2018, năm 2019 có tăng nhẹ và năm 2020 là 218.256 người, chiếm 25% tổng số thanh niên Tỷ lệ thanh niên ngoại thành năm 2016 là 231.427 người, các năm
2017 tăng lên 254.427 người và tăng đều đến năm 2020 là 294.307 người Tỷ
lệ sinh viên năm 2016 là 36.113 người, các năm 2017, 2018, 2019, 2020 giảm dần còn 30.473 người
Đặc biệt: tổng số đoàn viên là 138.417 người (khối xã, phường, thị trấn:
31.800 người, khối trường học: 78.267 người; khối doanh nghiệp: 17.029 người; khối công chức, viên chức: 7.342 người; khối lực lượng vũ trang: 3.979 người)
Thanh niên trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao, trong đó có136.470 người lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên, trong đó có khoảng 4.200 người có trình độ trên đại học, gần 4.900 cán bộ khoa học và công nghệ.Do tác động của sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, thanh niên ở các khu vực công nghiệp, dịch vụ cũng có sự biến động theo xu hướng tăng ở khu vực công nghiệp,
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Thanh niên nội thành Thanh niên ngoại thành Sinh viên
Trang 31dịch vụ và đô thị; giảm ở khu vực nông thôn, lực lượng lao động trong độ tuổi thanh niên ở các thành phần kinh tế ngoài nhà nước tăng nhanh
Bên cạnh đó cũng còn một bộ phận thanh niên còn có một số hạn chế
về trình độ học vấn, nhận thức như thiếu ý thức trách nhiệm, không chấp hành đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước, sống buông thả, vi phạm pháp luật, thiếu tính chủ động, sáng tạo trong học tập và lao động sản xuất, nên ý thức chính trị còn hạn chế, các thế lực thù địch trong và ngoài nước lợi dụng tình hình này để lôi kéo, làm tha hóa thanh niên, gây mất trật tự an ninh và ổn định chính trị tại địa phương Hoạt động sản xuất kinh doanh của khu vực doanh nghiệp gặp khó khăn, tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm do dịch bệnh Covid-19 đã tác động không nhỏ tới đời sống của một bộ phận thanh niên
Ở một góc độ khác, nhu cầu việc làm của nhóm đối tượng thanh niên cũng rất lớn và chủ yếu hiện nay tập trung nhiều ở vùng nông thôn, tham gia phát triển nông nghiệp mà chưa được thông qua đào tạo, chưa qua các lớp chuyển giao khoa học công nghệ để áp dụng vào sản xuất nông nghiệp, do đó năng suất lao động, sản lượng và hiệu quả của sản xuất nông nghiệp vẫn chưa cao; mặt khác đối tượng là sinh viên ngồi trên ghế nhà trường cũng chưa được trang bị đầy đủ các kiến thức về khởi nghiệp; các Doanh nghiệp do thanh niên làm chủ còn chưa được tạo nhiều cơ hội về cơ chế chính sách Do đó, nhu cầu
hỗ trợ các giải pháp để thanh niên địa phương khởi nghiệp, tìm hướng đi trong việc phát triển kinh tế là rất lớn, trong đó chủ yếu tập trung tư vấn hướng nghiệp, đào tạo nghề, vay vốn và giải quyết việc làm, tạo môi trường thuận lợi cho thanh niên Hải Phòng hiện nay Đây cũng là cũng là một nhiệm
vụ quan trọng, thường xuyên của Ban Thường vụ Thành đoàn cùng chung tay với các cơ quan chức năng để giải quyết vấn đề này
2.1.2.2 Đặc điểm khởi nghiệp của thanh niên thành phố Hải Phòng
Tại Báo cáo Chính trị trình tại Đại hội Đoàn thành phố lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2017 – 2022 với mục tiêu xây dựng thế hệ trẻ Hải Phòng có lý
Trang 32tưởng cách mạng, giàu lòng yêu nước, tiên phong, gương mẫu, đoàn kết, sáng tạo; thi đua học tập, rèn luyện, khởi nghiệp, làm chủ khoa học, công nghệ hiện đại; phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế… Với chỉ tiêu trọng tâm: Phấn đấu thu hút vốn đầu tư 01 - 02 tỷ đồng cho các dự án, ý tưởng khởi nghiệp; hỗ trợ ít nhất 15 dự án, ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp khả thi của thanh niên trên địa bàn thành phố; đưa ra nhiệm vụ, giải pháp công tác Đoàn
và phong trào thanh thiếu nhi nhiệm kỳ 2017 – 2022: đẩy mạnh công tác tập hợp, kết nối, phát Với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thuận lợi thanh niên Hải Phòng có nhiều cơ hội để khởi nghiệp và lập nghiệp
- Thứ nhất hoạt động khởi nghiệp của thanh niên Hải Phòng ngày càng được quan tâm, tạo điều kiện bằng những chính sách của Chính phủ, Trung ương Đoàn, lãnh đạo thành phố và Thành đoàn Hải Phòng Trong thời gian vừa qua thực hiện chương trình thanh niên Hải Phòng khởi nghiệp giai đoạn 2017-2022 Số lượng và chất lượng đồng thời tiếp tục hỗ trợ các dự án khởi nghiệp Hải Phòng được phát triển một cách bền vững Nhằm hiện thực hóa những chủ trương, chính sách của Chính phủ, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng cũng đã có những chỉ đạo cụ thể đến các sở, ban ngành và các đơn vị liên quan để có những hoạt động thiết thực hỗ trợ phong trào thanh niên khởi nghiệp thành phố trong thời gian gần đây Gần đây nhất, để có thể tăng cường
hỗ trợ thanh niên làm kinh tế, thanh niên khởi nghiệp, Ủy ban nhân dân thành phố đã có ý kiến chỉ đạo Thành đoàn báo cáo, đề xuất cụ thể, chi tiết việc triển khai thực hiện kết luận số 03 ngày 30/10/2018 của Trung ương Đoàn để
Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo và giao các cơ cơ liên quan đề xuất bố trí ngân sách Cùng với đó là sự vào cuộc tích cực của các sở, ban, ngành, đặc biệt là Sở Khoa học và Công nghệ, Thành đoàn Hải Phòng cũng như các đơn vị như Báo Diễn đàn Doanh nghiệp, Hội Doanh nhân trẻ Hải Phòng, phong trào khởi nghiệp của thành phố Hải Phòng đã có nhiều chuyển biến tốt
và ngày càng phát triển mạnh mẽ Đồng thời có các cơ chế riêng để hỗ trợ
Trang 33trực tiếp cả về pháp lý đối với sinh viên, thanh niên nông thôn và các doanh nghiệp khởi nghiệp
- Thanh niên Hải Phòng được tạo điều kiện về môi trường khởi nghiệp thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ thanh niên trong quá trình khởi nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cổ vũ, khuyến khích và xây dựng tinh thần khởi nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho thanh niên Trong giai đoạn 2016 -
2020, Thành đoàn Hải Phòng đã tích cực phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ Hải Phòng tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển tìm kiếm các ý tưởng trong sinh viên; tập trung hỗ trợ các dự án, đề án trong lĩnh vực đổi mới, sáng tạo, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp cho thanh niên nông thôn; và các loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới Phát huy tối đa sự vào cuộc của các cấp chính quyền, các trường đại học, viện nghiên cứu, chuyên gia, nhà đầu tư…để hỗ trợ khởi nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.Quan tâm đến việc tạo lập bước đầu về
cơ sở vật chất như thành lập trung tâm hỗ trợ, hỗ trợ tư vấn về mặt kĩ năng khởi nghiệp Những ý tưởng khởi nghiệp phải mang tính khả thi và phải đi vào cuộc sống Ít nhất là phải có kĩ năng ban đầu, việc đào tạo, huấn luyện, đẩy mạnh công tác đào tạo Mở rộng kết nối để tìm ra phương pháp hỗ trợ với bên ngoài, về đầu tư, hợp tác (khi các doanh nghiệp có ý tưởng, sẽ tìm các doanh nghiệp có thế mạnh về lĩnh vực đó, kể cả doanh nghiệp nước ngoài để đưa ý tưởng đó hoàn thiện hơn, có khả năng cạnh tranh, khả năng tham gia thị trường hơn)
- Thanh niên Hải Phòng ngày càng được giáo dục một cách bài bản, có tinh thần khởi nghiệp cao: Sinh viên tạicác trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thành lập Câu lạc bộ khởi nghiệp tại theo các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau như: Khởi sự kinh doanh, khởi sự doanh nghiệp, đổi mới sáng tạo; số hóa giáo dục; các câu lạc bộ khoa học kỹ thuật về vật liệu, tự động hóa… qua đó
Trang 34hỗ trợ các ý tưởng, đề án khởi nghiệp của học sinh trong nhà trường và kêu gọi đầu tư, hỗ trợ, giúp đỡ của các trường cao đẳng, đại học đặc biệt là các doanh nghiệp; Dữ liệu, tài liệu, thông tin về các hoạt động hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp cho cổng thông tin của ngành và công thông tin khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia được cung cấp kịp thời; được tham gia cuộc thi “Học sinh với ý tưởng khởi nghiệp”; được tham gia các hoạt động thăm
quan, trải nghiệm, thực tập tại doanh nghiệp
- Các cấp bộ Đoàn luôn chủ động tìm kiếm các nguồn lực hỗ trợ thanh
niên nghiên cứu khoa học, tiếp tục thực hiện Đề án “Hỗ trợ đoàn viên thanh
niên, sinh viên nghiên cứu khoa học” giai đoạn 2015 - 2020, thông qua hoạt
động hỗ trợ, khuyến khích sinh viên học tập, nghiên cứu khoa học, phát triển các câu lạc bộ học thuật; phát huy vai trò giáo viên, giảng viên, nhà khoa học trẻ trong hỗ trợ sinh viên, học sinh nghiên cứu khoa học
- Thông tin về khởi nghiệp liên tục được cập nhập, truyền đạt thông qua các bạn cấp bộ đoàn, hội do đó thanh niên được tiếp cận thông tin một cách nhanh chóng
- Số lượng sinh viên, thanh niên nông thôn, doanh nhân trẻ, chủ doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất kinh doanh trong độ tuổi thanh niên mới đăng ký kinh doanh có khát vọng vươn lên làm giàu, có ý chí nỗ lực cao
2.2 Đánh giá thực trạng hỗ trợ khởi nghiệp cho thanh niên thành phố Hải Phòng
2.2.1 Đánh giá thực trạng việc tổ chức các hoạt động truyền thông khởi nghiệp cho thanh niên Hải Phòng
- Kết quả đạt được: 100% thanh niên thành phố được tuyên truyền về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về khởi nghiệp
Thực hiện Kế hoạch số 532-KH/TWĐTN-ĐKTHTN ngày 15/10/2016 của Ban Bí thư Trung ương Đoàn về việc tổ chức chương trình Thanh niên khởi nghiệp giai đoạn 2016 – 2021; Kế hoạch số: 15-KH/TWĐTN-TNNT ngày 22/02/2018 Hỗ trợ thanh niên nông thôn khởi nghiệp năm 2018; Chương
Trang 35trình Số: 01-CTr/TĐTN-CTTN ngày 02/10/2017 Thanh niên Hải Phòng khởi nghiệp giai đoạn 2017 – 2022 của Ban Thường vụ Thành đoàn Hải Phòng, Ban Thường vụ Thành đoàn Hải Phòng đã tổ chức các hoạt động truyền thông khởi nghiệp cho thanh niên Hải Phòng với nhiều hình thức phong phú.Để thanh niên được tiếp cận một cách nhanh nhất với các chủ trương chính sách của Đảng, Ban Thường vụ Thành đoàn đặc biệt xây dựng các chuyên mục tuyên truyền trên các kênh thông tin trực tuyến như: website, Facebook; các web cảu chương trình khởi nghiệp quốc gia và Đề án 1665; các tin bài trên Báo An ninh Hải Phòng, báo Hải Phòng, Đài phát thanh và truyền hình Hải Phòng Thường xuyên cập nhật và đăng tải thông tin tuyên truyền về phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của thành phố và đất nước trên website Thành đoàn tại chuyên trang “Thanh niên khởi nghiệp”
Bảng 2.2: Số lượng các bài viết tuyên truyền về khởi nghiệp trên các
phương tiện thông tin đại chúng
Trang 36Hình 2.2 Số lượng các bài viết tuyên truyền về khởi nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng
Có thể thấy số lượng tin bài trên mạng xã hội (FB, Zalo, Website ) ngày càng tăng, cụ thể: năm 2016 là 101 bài, năm 2017 là 147 bài, năm 2018
là 201 bài, năm 2019 là 240 bài, năm 2020 là 254 bài, so với năm 2016 thì số lượng bài viết tuyên truyền trên mạng xã hội năm 2020 cao hơn 153 bài Số lượng các bài viết, chuyên mục trên Báo An ninh Hải Phòng, báo Hải Phòng, Đài phát thanh và truyền hình Hải Phòng cũng tăng hàng năm, cụ thể: năm
2016 là 45 bài đến năm 2020 là 151 bài, so với năm 2016 thì số lượng bài viết tuyên truyền trên mạng xã hội năm 2020 cao hơn 106 bài Số lượt thanh niên được tiếp cận các chủ trương chính sách của Đảng ngày một nhiều, cụ thể năm năm 2016 là 1.243.000 lượt, năm 2017 là 6.621.000 lượt, năm 2018 là 13.050.400 lượt, năm 2019 là 15.431.000 lượt, năm 2020 là 17.763.000 lượt,
so với năm 2016 thì số lượt thanh niên được tiếp cận ngày càng nhiều qua đó nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của đoàn viên thanh niên và nhân dân trong việc tham gia phát triển kinh tế, tích cực tuyên truyền cổ vũ đoàn viên, thanh niên (đặc biệt là đội ngũ doanh nhân trẻ, thanh niên là chủ các mô hình kinh tế) tích cực học hỏi, nắm bắt, cải tiến, đổi mới công nghệ sản xuất,
Mạng xã hội Báo chí, truyền hình Số lượt TN tiếp cận
Trang 37kinh doanh, nhằm tăng năng suất, tiết kiệm nguyên, vật liệu và bảo vệ môi trường
- Bên cạnh nội dung tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng
về khởi nghiệp, Thành đoàn Hải Phòng cũng tích cực tổ chức biểu dương các gương điển hình, các mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ có hiệu quả của đoàn viên, thanh niên
Bảng 2.3 Số lượng gương điển hình trong công tác khởi nghiệp được
biểu dương khen thưởng
(Nguồn: Thành đoàn Hải Phòng)
Hình 2.3.Số lượng gương điển hình trong công tác khởi nghiệp được biểu dương khen thưởng
Số lượng gương điển hình tại các khối đối tượng hàng năm ngày một tăng, cụ thể nhìn vào bảng 2.3 và hình 2.3 ở dưới có thể thấy: năm 2016 là
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Thanh niên nông thôn Sinh viên Doanh nhân
Trang 38năm bắt đầu triển khai chương trình thanh niên khởi nghiệp, do đó nội dung này chưa được triển khai, tiếp đó các năm 2017 đến năm 2020, nhóm đối tượng nông thôn được biểu dương khen thưởng tăng từ 30 đến 146 người; nhóm đối tượng thanh niên sinh viên được tăng lên từ 25 đến 151 người, riêng nhóm thanh niên thuộc các doanh nghiệp khởi nghiệp tăng từ 7 đến 31 người Năm 2020, tuy do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19, tuy nhiên các chương trình biểu dương khen thưởng vẫn được diễn ra nhằm thúc đẩy và tạo động lực cho thanh niên khởi nghiệp
- Bên cạnh đó công tác tổ chức tiếp nhận và biên soạn các tài liệu, ấn phẩm phục vụ công tác truyền thông nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, nhà trường, doanh nghiệp đối với hoạt động khởi nghiệp của học sinh trên địa bàn thành phố Hải Phòng Số lượng các ấn phẩm ngày càng tăng, đảm bảo được tuyên truyền sâu rộng tới đoàn viên thanh niên
Bảng 2.4 Các tài liệu, ấn phẩm tuyên truyền
Tờ rơi tuyên truyền (cái) 1100 3140 5625 7125 6146
(Nguồn: Thành đoàn Hải Phòng)
Trang 39Hình 2.4 Các tài liệu, ấn phẩm tuyên truyền
Nhìn vào bảng 2.4 và hình 2.4 ta thấy các ấn phẩm tuyên truyền được
bổ sung kịp thời, cụ thể Tờ rơi tuyên truyền từ 1100 tờ năm 2016 đến 6146 năm 2020; Pano, apphic được trang bị phủ rộng tới 223 xã, phường, thị trấn đạt 251 bản năm 2020; đĩa CD được bố rộng rãi, từ 223 đĩa cho 223 xã, phường thị trấn phát trên loa phát thanh các phường, xã, CD giới thiệu các mô hình thanh niên khởi nghiệp cho đến năm 2020 đã phát hành 623 đĩa phát cho các cơ sở Đoàn trực thuộc
2.2.2.Đánh giá thực trạng công tác đào tạo và bồi dưỡng kiến thức hỗ trợ cho thanh niên khởi nghiệp Hải Phòng
- Chỉ tiêu đề ra:
+ Hàng năm,có tối thiểu 2.000 - 3.000 lượt thanh niên được tư vấn trực tiếp, trực tuyến về khởi sự doanh nghiệp và lập nghiệp, trong đó ưu tiên hỗ trợ thanh niên trên địa bàn dân cư và sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn thành phố
+ Phổ biến kiến thức khởi sự doanh nghiệp cho 100% thanh niên có nhu cầuthành lập doanh nghiệp thông qua hình thức trực tiếp và trực tuyến
Trang 40Bảng 2.5 Số lượng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức trực tiếp,
trực tuyến về khởi nghiệp cho thanh niên
Lượt thanh niên tham gia
Lượt thanh niên tham gia
(Nguồn: Thành đoàn Hải Phòng)
Hình 2.5 Số lượng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức trực tuyến