1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Hoàn thiện công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước của Ủy ban nhân dân huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng

110 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 0,97 MB

Nội dung

Tuynhiên, vấn đề quản lý các dự án đầu tư XDCB là một quá trình phức tạp, đượcđiều chỉnh bởi nhiều hệ thống pháp luật khác nhau như: Luật xây dựng, Luậtđấu thầu, Luật đầu tư xây dựng cơ

Trang 1

NGUYỄN MẠNH TUÂN

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

NGUYỄN MẠNH TUÂN

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN

TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thái Sơn

HẢI PHÒNG - 2022

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của riêng tôi, chưa từngđược công bố và không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác Mọi số liệutrong nghiên cứu đều là số liệu thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa từng đượcdùng ở một nghiên cứu nào trước đây

Hải Phòng, ngày tháng năm 2022

Tác giả Nguyễn Mạnh Tuân

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thiện được luận văn này trước hết tôi xin chân thành gửi lờicảm ơn đến ban lãnh đạo, các cán bộ các phòng ban huyện Tiên Lãng, các bạnđồng nghiệp đã nhiệt tình hỗ trợ đóng góp những ý kiến, tài liệu quý báu đểgiúp tôi có thể hoàn thiện được nghiên cứu của mình

Xin trân trọng cảm ơn đến sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình tới thầy

PGS.TS Nguyễn Thái Sơn đã giúp tôi có được những hướng đi nghiên cứu

đúng đắn trong quá trình nghiên cứu của mình

Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Hải Phòng, cácthầy cô giảng viên cùng quý thầy cô Phòng Quản lý sau đại học đã tạo điềukiện cho tôi có cơ hội được tiếp cận kiến thức phục vụ cho công việc nghiêncứu khoa học của mình

Do trình độ khả năng nghiên cứu về kiến thức chuyên môn của bảnthân cũng còn nhiều hạn chế nên nội dung luận văn không thể tránh khỏinhững thiếu sót Tác giả rất mong nhận được sự giúp đỡ, ý kiến đóng góp từphía các thầy, cô giáo giảng viên để giúp luận văn của tác giả có thể đượchoàn thiện hơn

Hải Phòng, ngày tháng năm 2022

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Mạnh Tuân

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC VIẾT TẮT vvi

DANH MỤC BẢNG vii

DANH MỤC HÌNH viii

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA HUYỆN 6

1.1 Cơ sở lý luận về đầu tư xây dựng cơ bản 6

1.1.1 Một số khái niệm liên quan 6

1.1.2 Đặc điểm về đầu tư xây dựng cơ bản và tính tất yếu của QLNN về đầu tư XDCB 8

1.2 Nội dung công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn Ngân sách nhà nước 16

1.2.1 Nguyên tắc quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản 16

1.2.2 Nội dung quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản 16

1.3 Các chỉ tiêu đánh giá quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản 21

1.3.1 Phương pháp đánh giá 21

1.3.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản 21

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản 25

1.4.1 Các nhân tố chủ quan 25

1.4.2 Các nhân tố khách quan 27

1.5 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn Ngân sách nhà nước và bài học cho huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng 29

1.5.1 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn Ngân sách nhà nước của một số địa phương 29

Trang 6

1.5.2 Bài học cho huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng 31

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA UBND HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 33

2.1 Tổng quan chung về huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng 33

2.1.1 Điều kiện tự nhiên của huyện Tiên Lãng 33

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Tiên Lãng 34

2.1.3 Quy hoạch phát triển huyện Tiên Lãng tới năm 2030 39

2.2 Thực trạng quản lý xây dựng cơ bản từ nguồn Ngân sách nhà nước của UBND huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng 40

2.2.1 Tình hình chung về đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Tiên Lãng 40

2.2.2 Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản được áp dụng tại huyện Tiên Lãng 44

2.2.3.Công tác lập kế hoạch 46

2.2.4 Công tác tổ chức quản lý xây dựng cơ bản từ nguồn Ngân sách nhà nước của UBND huyện Tiên Lãng 47

2.2.5 Tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện Tiên Lãng 49

2.2.6 Giám sát, đánh giá đầu tư, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán tại huyện Tiên Lãng 56

2.2.7 Thẩm tra quyết toán, bố trí vốn cấp sau quyết toán, xử lý sau quyết toán tại huyện Tiên Lãng 58

2.2.8 Xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân Tiên Lãng đến hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện Tiên Lãng 63

2.2.9 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý xây dựng cơ bản từ nguồn Ngân sách nhà nước của UBND huyện Tiên Lãng 66

2.3 Đánh giá chung về quản lý xây dựng cơ bản từ nguồn Ngân sách nhà nước của UBND huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng 71

2.3.1 Những mặt tích cực 71

Trang 7

2.3.2 Những mặt hạn chế 742.3.3 Nguyên nhân của hạn chế 75CHƯƠNG 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚCCỦA UBND HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 793.1 Mục tiêu và phương hướng quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bảntại huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng 793.1.1 Phương hướng 793.1.2 Mục tiêu 803.2 Một số biện pháp hoàn thiện công tác quản lý đầu tư XDCB từ nguồnNSNN của UBND huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng 803.2.1 Hoàn thiện việc ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạmpháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản 803.2.2 Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản 813.2.3 Hoàn thiện việc lập kế hoạch quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơbản 823.2.4 Hoàn thiện quản lý tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản 843.2.5 Hoàn thiện công tác giám sát, thanh tra hoạt động đầu tư xây dựng cơbản 843.2.6 Hoàn thiện công tác thanh tra quyết toán, bố trí xử lý nguồn vốn sauquyết toán 873.2.7 Tăng cường xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cánhân Tiên Lãng đến hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản 88KẾT LUẬN 92DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94PHỤ LỤC

Trang 8

ODA Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

PPP Hợp tác nhà nước – tư nhân

Trang 9

2.2 Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN của huyện

2.3 Hệ thống văn bản chỉ đạo công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ

bản tại huyện Tiên Lãng giai đoạn 2019 -2021 452.4 Cơ cấu nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo ngành và lĩnh

vực của huyện Tiên Lãng giai đoạn 2017 - 2021 512.5 Cơ cấu nguồn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN theo loại

công trình huyện Tiên Lãng giai đoạn 2017 - 2021 532.6 Cơ cấu nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo địa bàn đầu tư

2.7 Thực trạng kết quả đấu thầu dự án đầu tư xây dựng cơ bản

2.8

Kết quả quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn

NSNN theo ngành và lĩnh vực của huyện Tiên Lãng giai đoạn

2019 - 2021

59

2.9

Kết quả quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn

NSNN theo loại công trình của huyện Tiên Lãng giai đoạn 2019

- 2021

60

2.10

Kết quả quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn

NSNN theo địa bàn tập trung của huyện Tiên Lãng giai đoạn

2019 - 2021

61

2.11 Kết quả công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động quản lý đầu tư 65

Trang 10

xây dựng cơ bản huyện Tiên Lãng giai đoạn 2017 - 2021

2.12 Kết quả khảo sát về quy mô đầu tư xây dựng cơ bản của huyện

2.13 Kết quả khảo sát công tác lập kế hoạch trong QLNN về đầu tư

2.14 Kết quả khảo sát mức độ phù hợp cơ cấu nguồn vốn đầu tư xây

dựng cơ bản từ nguồn NSNN tại huyện Tiên Lãng 682.15 Kết quả khảo sát công tác tổ chức thực hiện quản lý đầu tư xây

2.16 Kết quả khảo sát công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm

DANH MỤC HÌNH

2.1 Sơ đồ bộ máy quản lý Nhà nước về đầu tư XDCB

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu

Để phát triển KT - XH vấn đề đầu tư xây dựng cơ bản luôn là một trongnhững mục tiêu quan trọng của bất kỳ địa phương nào Nó hỗ trợ cho cácngành kinh tế khác từ đó thúc đẩy KT - XH địa phương phát triển theo Tuynhiên, vấn đề quản lý các dự án đầu tư XDCB là một quá trình phức tạp, đượcđiều chỉnh bởi nhiều hệ thống pháp luật khác nhau như: Luật xây dựng, Luậtđấu thầu, Luật đầu tư xây dựng cơ bản, Luật ngân sách nhà nước, … và phảiđảm bảo thực hiện theo từng thủ tục khác nhau, từ việc chuẩn bị đầu tư đến tổchức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; thi công xây dựng;giám sát; nghiệm thu, bàn giao công trình đưa vào sử dụng… Chính vì vậy,trong quá tình thực hiện việc quản lý dự án sẽ không thể nào tránh khỏi nhữngkhó khăn, vướng mắc

Huyện Tiên Lãng là địa phương thuộc trung tâm về văn hóa, thươngmại, tài chính, khoa học giáo dục của thành phố Hải Phòng Mục tiêu củahuyện Tiên Lãng là cần phải xây dựng; phát triển thành phố, văn minh, thanhlịch, hiện đại và để hoàn thiện trở thành thành phố hoa trong thời gian tới Đểđạt được mục tiêu đó vấn đề cấp thiết đặt ra đẩy mạnh các hoạt động đầu tưXDCB để nhằm thúc đẩy sự phát triển cho các ngành nghề kinh tế khác đểsớm đạt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố

Trong những năm qua công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng củahuyện đã đạt được những kết quả đáng khen ngợi, hệ thống cơ sở hạ tầng địaphương được nâng cấp; công tác phối hợp giữa các bộ phận thực hiện đồng bộthống nhất; đội ngũ cán bộ, công chức quản lý đầu tư xây dựng cơ bản lànhững người có năng lực, kinh nghiệm chuyên môn đảm bảo việc thực thihiệu quả các nhiệm vụ đặt ra Tuy nhiên, nhìn chung công tác quản lý vẫn còngặp phải một số vấn đề nhất định, đặc biệt các vấn đề liên quan đến nguồnvốn đầu tư xảy ra tình trạng thất thoát, lãng phí Việc chấp hành thực hiện thi

Trang 12

công các dự án đôi khi chưa tuân thủ hết với các quy định của pháp luật, một

số cá nhân vì lợi ích riêng làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình v.v…

Xuất phát từ thực tế trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác

quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn Ngân sách nhà nước của Ủy ban nhân dân huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng” để làm luận văn nghiên

cứ của mình với mong muốn đóng góp quan điểm cá nhân nhằm giúp côngtác quản lý đầu tư XDCB của huyện phát huy hiệu quả cao đảm bảo hoànthiện được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới

2 Tổng quan nghiên cứu liên quan đến đề tài

2.1 Các công trình nghiên cứu liên quan

- Nghiên cứu của Đăng Toàn Thắng (2018) với đề tài “Quản lý nhà

nước đối với dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn Ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Thanh Oai, Thành phố Hà Nội” đã thực hiện trên địa bàn

huyện Thanh Oai, TP Hà Nội nhằm phân tích thực trạng hoạt động QLNN đốivới các dự án đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Nghiên cứu đã đưa ra nhữnghạn chế cùng với nguyên nhân trong công tác quản lý dự án đầu tư XDCBthông qua việc phân tích thực trạng, hệ thống chỉ tiêu để từ đó đề xuất các giảipháp giúp công tác QLNN đối với dự án đầu tư XDCB trên địa bàn huyệnThanh Oai, TP Hà Nội ngày càng hoàn thiện hơn

- Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hiền (2018) với đề tài "Hoàn thiện

công tác quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước tại tỉnh Quảng Bình" đã hệ thống hóa các lý luận cơ bản về hoạt động quản lý chi đầu

tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước Nghiên cứu phân tích làm rõ thựctrạng hoạt động quản lý chi đầu tư XDCB tại tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn

2015 - 2018 Từ đó đề xuất giải pháp để hoàn thiện quản lý chi đầu tư XDCB

từ NSNN ở tất cả các khâu từ lập dự toán, quyết toán, thanh kiểm tra trên địabàn tỉnh Quảng Bình nhằm sử dụng tối đa hiệu quả nguồn lực tài chính đượcphân cấp, đồng thời kiến nghị đến một số các cơ quan, ban ngành có liên quanthực hiện với thẩm quyền nhằm hỗ trợ cho việc thực hiện các giải pháp với

Trang 13

mục tiêu hoàn thiện công tác quản lý chi đầu tư XDCB từ Ngân sách Nhànước, tỉnh Quảng Bình đạt kết quả mong muốn.

- Nghiên cứu của Hà Minh Thương (2019) với tiêu đề “Quản lý chi đầu

tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An”

đã hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản về quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản.Qua đó phân tích thực trạng hoạt động quản lý chi đầu tư XDCB từ Ngânsách Nhà nước huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An Đồng thời tác giả đề xuất cácđịnh hướng, mục tiêu và các nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đối vớicông tác quản lý chi ngân sách trên địa bàn huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

2.2 Khoảng trống nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo

Đề tài liên quan đến công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từnguồn NSNN đã được nghiên cứu khá nhiều, tiếp cận phong phú về đối tượngnghiên cứu và được phổ biến trên nhiều địa bàn cụ thể Tuy nhiên hiện nay,chưa thực sự có công trình nghiên cứu nào liên quan đến công tác quản lýXDCB ở phạm vi nghiên cứu huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng Chính

vì thế nghiên cứu của tác giả được xem là duy nhất và chưa từng được nghiêncứu trước đây

Khác với các công trình nghiên cứu trước đây, nghiên cứu của tác giả sẽcho thấy rõ công tác QLNN đối với hoạt động đầu tư XDCB mang tính đặc thùcủa huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng Đồng thời, tác giả dựa trên nhữngphương hướng, mục tiêu phát triển của địa phương cùng hệ thống một số cácgiải pháp vừa có tính cấp bách trước mắt, vừa có tính chiến lược lâu dài tronghoạt động đầu từ XDCB của huyện, tác giả sẽ đề xuất một số biện pháp nhằmhoàn thiện công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn Ngân sách Nhànước phục vụ tốt hơn nhu cầu và lợi ích của nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế

- xã hội ở địa phương

3 Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu chung: Dựa trên cớ ở lý luận về quản lý đầu tư XDCB để

đánh giá thực trạng hoạt động QLNN về đầu tư XDCB trên địa bàn huyện

Trang 14

Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng giai đoạn 2017 – 2021, đưa ra các vấn đề tồntại cùng với nguyên nhân làm cơ sở để đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiệncông tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN trong thời gian tới.

+ Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý đầu tư XDCB từnguồn NSNN của UBND huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý đầu tư XDCB từ nguồn NSNN

của UBND huyện Tiên Lãng

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về nội dung: Nội dung nghiên cứu của đề tài là tập trung nghiên cứu,đánh giá về thực trạng công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồnNgân sách nhà nước của UBND huyện Tiên Lãng bao gồm: các dự án đầu tư

do UBND huyện làm chủ đầu tư, nội dung quản lý về quy hoạch, quản lý vốn,công tác đền bù giải phóng mặt bằng, công tác thi công, công tác thẩm định,công tác thẩm tra quyết toán, thanh tra, kiểm tra

+ Về không gian: Hoạt động quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồnNSNN của UBND huyện Tiên Lãng

+ Về thời gian: số liệu thứ cấp thu thập giai đoạn 2017 – 2021 liên quanđến công tác đầu tư XDCB của huyện Tiên Lãng

Trang 15

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện quá trình nghiên cứu đề tài, luận văn sử dụng tổng hợp một

số phương pháp như: Phương pháp thu thập số liệu, thống kê tổng hợp, so sánhđối chiếu, suy diễn và quy nạp, tổng kết thực tiễn…

Để thu thập dữ liệu về thực trạng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngânsách nhà nước huyện Tiên Lãng, tác giả đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp bằngphiếu điều tra Tác thực hiện khảo sát trực tiếp với 220 cán bộ công chức,trong đó bao gồm 20 cán bộ quản lý và 200 công chức viên, các câu hỏi khảosát liên quan đến hoạt động đầu tư XDCB của huyện Tiên Lãng trong thờigian qua

Số phiếu thu về là 20 cán bộ quản lý và 180 công chức viên

6 Kết cấu của luận văn

Nội dung của luận văn được chia làm 03 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận QLNN về đầu tư XDCB từ nguồn NSNNcủa huyện

Chương 2: Thực trạng công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồnNgân sách nhà nước của UBND huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng

Chương 3: Một số biện pháp hoàn thiện công tác quản lý đầu tư xâydựng cơ bản từ nguồn Ngân sách nhà nước của UBND huyện Tiên Lãng,thành phố Hải Phòng

Trang 16

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

CƠ BẢN TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA HUYỆN

1.1 Cơ sở lý luận về đầu tư xây dựng cơ bản

1.1.1 Một số khái niệm liên quan

1.1.1.1 Khái niệm đầu tư

Theo tác giả Dương Đăng Chinh (2016) “Đầu tư được định nghĩa là

những hoạt động sử dụng các nguồn lực hiện tại nhằm mang đến cho nền KT

- XH những kết quả lớn hơn trong tương lai so với nguồn lực đã sử dụng” [7,

23]

Theo luật đầu tư năm 2020 quy định về đầu tư như sau “Đầu tư được

hiểu là sự hy sinh các nguồn lực hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về những kết quả lớn hơn trong tương lai so với nguồn lực đã sử dụng” [13]

Như vậy, nói một cách đơn giản đầu tư là việc sử dụng các nguồn lựctài chính, vật chất, lao động, trí tuệ và cả thời gian để đạt được lợi nhuận vàlợi ích KT - XH Đầu tư là việc xuất vốn hoạt động nhằm thu lợi Có thể thấyđược, đầu tư cũng chính là đạt được mục tiêu đem lại lợi ích cho nhà đầu tư,những mong muốn mà họ bỏ ra là nguồn vốn Hình thức đầu tư XDCB là hoạtđộng đầu tư dưới sự quản lý vốn của nhà nước vào các dự án, các chươngtrình phát triển KT - XH, không nhằm mục đích là kinh doanh

1.1.1.2 Khái niệm đầu tư xây dựng cơ bản

Nguyễn Bạch Nguyệt (2013): “Đầu tư xây dựng cơ bản là đầu tư của

Nhà nước vào khu vực công, tuy nhiên nội hàm của khu vực công lại cũng có nhiều cách hiểu khác nhau” [15, 56]

Theo Phan Hữu Nghị và Lê Hùng Sơn (2019) cho rằng “đầu tư xây

dựng cơ bản là đầu tư vì mục tiêu của chính sách công hoặc phục vụ những lợi ích công cộng” [16, 40]

Trang 17

Như vậy, đầu tư XDCB được hiểu là quá trình đầu tư của nhà nướcnhằm thực hiện các dự án phục vụ cho lợi ích công cộng, đầu tư xây dựng cơbản thỏa mãn cả hai yếu tố: (1) mục tiêu đầu tư vì lợi ích công cộng và (2)chủ thể đầu tư là Nhà nước

Chính vì thế, việc xác định chủ thể tham gia quá trình đầu tư sẽ cầnphải được xem xét cẩn trọng hơn, vì Nhà nước không phải là chủ thể xác địnhchính, mà sẽ giao hoặc ủy quyền cho các cơ quan nhà nước ở cấp huyện (cấpđịa phương) để tổ chức làm chủ đầu tư, như các bộ, Ủy ban nhân dân các cấp,doanh nghiệp, các nhà thầu v.v… Tuy nhiên, bất kỳ dự án nào đầu tư màkhông vì mục tiêu công sẽ không thể được xem là một dự án đầu tư XDCB

1.1.1.3 Khái niệm QLNN về đầu tư xây dựng cơ bản

Theo luật đầu tư năm 2020, “Hoạt động QLNN đối với các dự án đầu

tư XDCB là hoạt động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước thực hiện vì mục tiêu xã hội dành cho con người, do các cơ quan hành chính thực hiện nhằm hỗ trợ các Chủ đầu tư, ban quản lý dự án thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của người đại diện cho Nhà nước trong việc thực hiện các dự án công nhằm ngăn ngừa các ảnh hưởng tiêu cực từ các dự án” Hoạt

động thanh tra, kiểm tra, giám sát ngăn ngừa các hành vi tiêu cực trong việc

sử dụng vốn Nhà nước với mục đích tránh làm thất thoát nguồn ngân sáchNhà nước vào mục đích xấu [13]

Phạm Văn Khoan và Phạm Thị Thúy Nguyệt (2009), “Quản lý đầu tư

XDCB là quản lý các dự án, các công trình đầu tư XDCB mà sản phẩm của đầu tư XDCB là các công trình công cộng” [14, 56]

Như vậy, QLNN về đầu tư XDCB có thể hiểu là quá trình thực hiện bởiNhà nước với mục đích nhằm quản lý vốn đầu tư của Nhà nước hoạt độngđúng theo chủ trương của nhà nước đề ra, đem lại lợi ích phát triển kinh tế và

xã hội Qua đó, phải liên kết thực hiện đảm bảo đúng tiến độ đề ra giữa cácbiện pháp quản lý; phòng tránh những sai phạm tiêu cực trong quá trình thựchiện đầu tư và sử dụng vốn đầu tư hiệu quả

Trang 18

1.1.2 Đặc điểm về đầu tư xây dựng cơ bản và tính tất yếu của QLNN về đầu tư XDCB.

1.1.2.1 Đặc điểm của đầu tư xây dựng cơ bản

Không nhằm mục đích kinh doanh, lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản làhình thức được nhà nước đầu tư vốn vào các chương trình, dự án phát triển

KT - XH Chính vì thế, có thể xem đầu tư XDCB là hình thức đầu tư đặc biệt.Thông thường các dự án đầu tư XDCB thường là các dự án lớn phục vụ cộngđồng nên sẽ phải mất nguồn kinh phí và nguồn vật tư rất lớn Lao động cần sửdụng cho các dự án rất lớn Thời gian quá trình đầu tư XDCB phải thực hiệnmột tiến trình dài hạn mới có thể đưa vào sử dụng, bên cạnh đó, thời gianquản lý, hoàn vốn chậm; thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài Kếtquả của hoạt động quá trình đầu tư XDCB là quá trình thực hiện các côngtrình xây dựng đem lại hiệu quả tại thời điểm đó tạo ra Ta nhận thấy rằng,đầu tư XDCB là một lĩnh vực có rủi ro lớn, hao mòn về kinh tế

1.1.2.2 Đặc điểm QLNN về đầu tư xây dựng cơ bản

Thứ nhất, hoạt động đầu tư XDCB theo quy định của pháp luật, của cơ

quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân có chức năng đầu tư, quyết định đầu tư.Hiện nay, có rất nhiều quan niệm và ý kiến trái chiều khác nhau về đầu tưXDCB nhưng hầu hết các quan điểm đều có chung nhận định rằng: Đầu tưXDCB là hoạt động đầu tư được thực hiện bởi sự quản lý của nhà nước; tổchức kế hoạch đến ra quyết định đầu tư, quản lý đầu tư, Khi được phê duyệt

và tiến hành triển khai dự án đầu tư, việc thực hiện thông qua các nhà thầu làchủ yếu, thông qua các hoạt động đấu thầu trong thực hiện các dự án đầu tưcủa Nhà nước có thể là các DNNN, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài hoặc doanh nghiệp khu vực tư nhân

Thứ hai, Đầu tư nguồn vốn cho hoạt động đầu tư XDCB là của Nhà

nước (bao gồm:Vốn từ ngân sách nhà nước, NSNN; Các khoản đầu tư pháttriển của Nhà nước; từ các khoản vay nợ của Chính phủ hay của chính quyền

Trang 19

địa phương, ) Các dự án đầu tư XDCB sẽ bị chi phối bởi chính sách nguồnvốn của Nhà nước Hiện nay, đầu tư XDCB gồm các nguồn vốn chủ yếu là:

- Vốn từ nguồn NSNN phân cho các bộ ngành, địa phương Đây lànhững dự án, chương trình thu hồi vốn chậm hoặc không có khả năng thu hồivốn Trong nguồn vốn này, thực hiện cho các dự án xây dựng kết cấu hạ tầngkinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường, phát triển nguồn nhân lực thường nguồnvốn này sẽ không được hoàn lại

- Vốn ngân sách đầu tư có mục tiêu theo các chương trình hỗ trợ Ápdụng chương trình mục tiêu để triển khai là chương trình mục tiêu quốc gia vàchương trình mục tiêu khác do chính phủ hay các cấp địa phương quyết định

- Vốn tín dụng đầu tư hay còn là vốn cho vay của Nhà nước có chế độ

ưu đãi nhất định Chính phủ cho vay hưởng lãi suất ưu đãi từ nguồn vốn tự cóhoặc vốn vay hỗ trợ phát triển chính thức(ODA) và thực hiện cho vay lại đểđầu tư vào các dự án thuộc lĩnh vực ưu tiên trong kế hoạch nhà nước

- Vốn vay trong nước và ngoài nước để dùng cho đầu tư là những tráiphiếu chính phủ và chính quyền địa phương Trong đó, trái phiếu chính phủ

có nhiều loại như: trái phiếu ngoại tệ, trái phiếu đầu tư, tín phiếu kho bạc, tráiphiếu công trình trung ương, công trái xây dựng Tổ quốc,

- Vốn đầu tư của các DNNN bao gồm nguồn vốn từ trung ương, vốncấp trực tiếp cho DNNN và vốn vay của doanh nghiệp dưới sự quản lý củaChính phủ, các khoản thu và lợi nhuận của doanh nghiệp đều sẽ có cơ quanquản lý giám sát

Thứ ba, Nhằm phát triển cơ cấu KT - XH là mục tiêu quan trọng trong

hoạt động đầu tư XDCB, các mục tiêu của chính sách công phát triển nền KT

- XH Đầu tư XDCB có thể là hoạt động đầu tư lấp đi khoảng trống của nềnkinh tế thị trường, cân đối ổn định nền kinh tế Ngày nay, việc hình thành cácDNNN là yếu tố then chốt, thúc đẩy tăng trưởng mạnh hoạt động đầu tư trong

và ngoài nước với mục tiêu đem lại lợi ích tối đa cho nền kinh tế - xã hội; tạonguồn thu đóng góp cho ngân sách nhà nước; điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu

Trang 20

những rủi ro, sự phân hóa giàu nghèo giữ liên kết các vùng miền, mở ra cơhội việc làm cho người dân; giữ vững bảo vệ biên giới, hải đảo, phát triển cácchính sách xã hội với quốc phòng, an ninh.

1.1.2.3 Tính tất yếu của QLNN về đầu tư XDCB.

QLNN về đầu tư XDCB sẽ tạo đòn bẩy cho tăng trưởng kinh tế bềnvững: việc sử dụng đầu tư XDCB để tác động tới quá trình công nghiệp hóa,hiện đại hóa hay chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế Đây chính là công cụ điềutiết sự phát triển xã hội tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế Một cơ cấu đầu tưhợp lý sẽ mang lại hiệu quả đầu tư cao hơn rất nhiều, tạo đòn bẩy cho tăngtrưởng kinh tế bền vững

Đầu tư XDCB không chỉ giúp ổn định nền kinh tế mà còn thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế, nâng cao sự công bằng xã hội, giàu đẹp và văn minh Tínhhiệu quả của đầu tư XDCB không chỉ xác định bằng định lượng, mà cònthông qua các tác động đến cộng đồng, xã hội Đồng thời, tái cơ cấu đầu tưXDCB cũng là cơ cấu việc sử dụng vốn nhà nước, bảo đảm vốn đầu tư manglại hiệu quả cao hơn

Đầu tư XDCB dưới sự QLNN sẽ quản lý các hoạt động ban hành và tổchức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư XDCB Tổ chức xâydựng thực hiện chiến lược, các chương trình, quy hoạch, kế hoạch, giải pháp,chính sách về đầu tư XDCB

1.1.3.Chức năng của huyện trong công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn Ngân sách nhà nước

1.1.3.1.Chức năng

Theo Điều 4, Luật NSNN 2016: "NSNN bao gồm ngân sách Trungương và ngân sách địa phương Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách củacác đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân (Sơ

đồ 1.1)

Trang 21

Sơ đồ 1.1 Hệ thống quản lý NSNN ở Việt Nam

(Nguồn: Luât NSNN 2016)

Tổ chức hệ thống NSNN luôn gắn liền với việc tổ chức bộ máy nhànước Trên cơ sở Hiến pháp, mỗi cấp chính quyền có một cấp ngân sách riêngcung cấp phương tiện vật chất cho cấp chính quyền đó thực hiện chức năng,nhiệm vụ của mình trên vùng lãnh thổ Việc hình thành hệ thống chính quyềnnhà nước các cấp là một tất yếu khách quan nhằm thực hiện chức năng, nhiệm

vụ của nhà nước trên mọi vùng của đất nước Sự ra đời của hệ thống chínhquyền nhà nước là tiền đề để tổ chức hệ thống NSNN nhiều cấp

Ngân sách nhà nước cấp huyện được phân cấp quản lý giữa huyện vàcác xã, thị trấn là một tất yếu khách quan khi tổ chức hệ thống NSNN baogồm hai cấp Mỗi cấp chính quyền đều có nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội,

an ninh, quốc phòng nên cần phải có nguồn tài chính nhất định

Phân cấp quản lý NSNN cấp huyện là xác định phạm vi trách nhiệm vàquyền hạn của chính quyền nhà nước các cấp trong việc quản lý, điều hànhthực hiện nhiệm vụ thu, chi của ngân sách Phân cấp quản lý ngân sách làcách tốt nhất để gắn các hoạt động của NSNN với các hoạt động KT-XH mộtcách cụ thể và thực sự nhằm tập trung đầy đủ, kịp thời, đúng chính sách chế

độ các nguồn tài chính và phân phối, sử dụng công bằng, hợp lý, tiết kiệm và

có hiệu quả cao phục vụ các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH [12]

Ngân sách Nhà nước Ngân sách Trung ương Ngân sách địa phương

NS tỉnh, TP trực thuộc TW

NS quận, huyện, thị xã, TP

NS xã, phường, thị trấn

Trang 22

Phân cấp quản lý NSNN cấp huyện đúng đắn và hợp lý không chỉ đảmbảo phương tiện tài chính cho việc duy trì, phát triển hoạt động của các cấpchính quyền từ huyện đến các địa phương mà còn tạo điều kiện phát huy đượccác lợi thế nhiều mặt, từng địa phương Nó cho phép quản lý và kế hoạch hoáNSNN cấp huyện được tốt hơn, điều chỉnh mối quan hệ giữa các cấp chínhquyền cũng như mối quan hệ giữa các cấp ngân sách được tốt hơn Đồng thời,phân cấp quản lý NSNN cấp huyện còn có tác động thúc đẩy phân cấp quản lýKT-XH ngày càng hoàn thiện hơn.

1.1.3.2.Mối quan hệ cơ quan cấp huyện và các đơn vị

ủy ban nhân dân huyện trực tiếp quản lý phòng quản lý ngân sách,phòng quản lý ngân sách là phòng chuyên môn thuộc Sở có chức năng thammưu giúp Giám đốc Sở thực hiện quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính,ngân sách Nhà nước, các quỹ tài chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh theo quyđịnh của pháp luật

(1) Công tác tham mưu tông hợp:

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan dự thảo quyết định, chỉthị và các văn bản khác thuộc lĩnh vực tài chính, ngân sách địa phương đểGiám đốc Sở trình UBND tỉnh quyết định;

- Dự thảo các chương trình, kế hoạch dài hạn, 05 năm, 03 năm và hàngnăm về lĩnh vực tài chính theo quy hoạch, kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế

- xã hội của địa phương để Giám đốc Sở trình UBND tỉnh quyết định;

- Dự thảo phương án phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi của cáccấp ngân sách địa phương; xây dựng định mức phân bổ dự toán chi ngânsách địa phương; Chế độ thu phí, lệ phí và các khoản đóng góp của nhândân theo qui định của pháp luật để Giám đốc Sở trình UBND tỉnh trìnhHĐND tỉnh phê chuẩn;

- Dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương; các phương án cân đốingân sách và các biện pháp cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ thu, chi ngân

Trang 23

sách được giao để Giám đốc Sở trình UBND tỉnh trình HĐND tỉnh quyết địnhtheo thẩm quyền;

- Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hìnhthực hiện nhiệm vụ được giao với Giám đốc Sở;

- Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính được giao theo quy định vàtheo phân công hoặc ủy quyền của UBND tỉnh;

- Xây dựng chương trình kế hoạch công tác năm của đơn gửi Vănphòng Sở để tổng hợp báo cáo

(2) Công tác xây dựng dự toán thu, chi ngân sách:

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thuộc Sở xây dựng vănbản hướng dẫn các sở, ban, ngành, đơn vị, UBND các huyện, thị xã, thànhphố (gọi tắt là huyện) xây dựng dự toán ngân sách nhà nước và điều hànhngân sách nhà nước hàng năm theo quy định của pháp luật;

- Tổng hợp, lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toánthu, chi ngân sách địa phương, phương án phân bổ dự toán ngân sách tỉnh đểGiám đốc Sở báo cáo UBND tỉnh trình HĐND cùng cấp quyết định;

- Thực hiện kiểm tra, thẩm tra dự toán ngân sách của cấp huyện, thị xã,thành phố

(3) Công tác Quản lý ngân sách:

- Phối hợp với các đơn vị có liên quan thuộc Sở xây dựng văn bảnhướng dẫn về công tác quản lý tài chính ngân sách theo từng lĩnh vực;

- Tham mưu cho Giám đốc Sở phối hợp với các cơ quan có liên quantrong việc thực hiện công tác quản lý thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thukhác trên địa bàn;

- Kiểm tra, giám sát việc quản lý và sử dụng ngân sách cấp huyện;yêu cầu Kho bạc Nhà nước tạm dừng thanh toán khi phát hiện chi vượt dựtoán, chi sai chính sách chế độ hoặc không chấp hành chế độ báo cáo củaNhà nước;

Trang 24

- Kiểm tra việc phân bổ và giao dự toán thu chi ngân sách nhà nước đốivới khối huyện, thị xã, thành phố và khối xã;

- Trực tiếp thực hiện cấp phát ngân sách Nhà nước cho các huyện; phốihợp với các đơn vị có liên quan quản lý, cấp phát ngân sách địa phương vàngân sách Trung ương ủy quyền cho địa phương quản lý;

- Thống nhất quản lý các khoản vay và viện trợ dành cho địa phươngtheo quy định của pháp luật; quản lý tài chính nhà nước đối với nguồn việntrợ nước ngoài trực tiếp cho địa phương thuộc nguồn thu của ngân sách địaphương; tham mưu Giám đốc Sở giúp UBND tỉnh triển khai việc phát hànhtrái phiếu và các hình thức vay nợ khác của địa phương theo quy định củaLuật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý nợ công;

- Tổng hợp kết quả thực hiện kiến nghị của thanh tra, kiểm toán về lĩnhvực tài chính ngân sách để Giám đốc Sở báo cáo UBND tỉnh;

- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chế độ công khai tài chính, ngân sáchcủa nhà nước theo quy định của pháp luật

(4) Công tác Quyết toán ngân sách:

- Thẩm định quyết toán thu ngân sách nhà nước phát sinh trên địa bàn

và chi ngân sách huyện, thị xã, thành phố;

- Tổng hợp tình hình thu, chi ngân sách nhà nước, lập tổng quyết toánngân sách nhà nước hàng năm của địa phương để Giám đốc Sở trình UBNDbáo cáo HĐND phê duyệt, báo cáo Bộ Tài chính

(5) Công tác Quản lý nhà nước về tài chính đối với các quỹ:

- Quản lý quỹ dự trữ tài chính của địa phương theo quy định củapháp luật;

- Phối hợp xây dựng Đề án thành lập và hoạt động của các quỹ để Giámđốc Sở báo cáo UBND tỉnh phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phêduyệt; đề xuất Giám đốc Sở tham mưu giúp UBND tỉnh quyết định các vấn đề

về phương thức điều hành, đối tượng đầu tư và cho vay; lãi suất; cấp vốn điềulệ; giải thể các quỹ theo quy định của pháp luật;

Trang 25

- Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, giám sát hoạt động của các quỹ; kiểmtra, giám sát việc chấp hành chế độ quản lý tài chính, báo cáo kết quả hoạtđộng của Quỹ định kỳ theo chế độ quy định và thực hiện các nhiệm vụ kháctheo phân công của UBND tỉnh;

- Kiểm tra, giám sát các việc sử dụng nguồn vốn ngân sách địaphương ủy thác cho các tổ chức nhận ủy thác (các quỹ đầu tư phát triển, các

tổ chức nhà nước … ) để thực hiện giải ngân, cho vay, hỗ trợ lãi suất theo cácmục tiêu đã được UBND tỉnh xác định

(6) Công tác khác:

- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách,quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án, phương án thuộc nhiệm vụcủa đơn vị sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt;

- Quản lý, cấp phát các loại chứng từ, biên lai có liên quan đến chế độthu, chi tài chính ngân sách theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức quản lý tiền bán tài sản được xác lập quyền sở hữu của nhànước thuộc phạm vi quản lý của địa phương; tiền bán hoặc thuê, cho thuê tàisản kết cấu hạ tầng thuộc địa phương quản lý; các nguồn tài chính phát sinhtrong quản lý, sử dụng tài sản nhà nước Quản lý các nguồn tài chính phátsinh trong quá trình quản lý, khai thác, chuyển giao, xử lý tài sản nhà nước;

- Quản lý nhà nước về tài chính đối với các quỹ do cơ quan có thẩmquyền ở địa phương thành lập theo quy định của pháp luật (Quỹ bảo trì đườngbộ; Quỹ phòng, chống tội phạm;…); chịu trách nhiệm quản lý, tổng hợp cácquỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước;

- Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực quản lý tài chính; ngânsách nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Sở;

Thực hiện chương trình Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Khobạc (viết tắt là TABMIS);

Trang 26

- Tổ chức việc lưu trữ, quản lý, bảo mật các loại văn bản, chứng từ, tàiliệu, hồ sơ có liên quan theo quy định của pháp luật; phối hợp với Văn phòng

Sở thực hiện giải quyết công việc theo cơ chế “một cửa”;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở phân công và theo quyđịnh của pháp luật

1.2 Nội dung công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn Ngân sách nhà nước

1.2.1 Nguyên tắc quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản

Theo kế hoạch phát triển KT - XH 5 năm của chính phủ đề ra, phải thựchiện phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển KT - XH trong mọi lĩnhvực, ngành liên quan

Thực hiện quá trình quản lý sử dụng vốn đầu tư XDCB đúng với từng nguồnvốn nêu ra; đảm bảo kế hoạch thực hiện đồng bộ, tiết kiệm, chất lượng và hiệu quảkhông để tình trạng thất thoát gây lãng phí đến công tác đầu tư XDCB

Công khai, minh bạch để đảm bảo đúng trong lĩnh vực đầu tư XDCB.Chỉ đạo tiếp xúc, động viên khích lệ đầu tư theo nhiều hình thức đối tác

tổ chức hay công tư, cá nhân trực tiếp đầu tư vào dự án cơ sở hạ tầng KT

-XH và cung cấp dịch vụ công

1.2.2 Nội dung quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản

1.2.2.1 Tổ chức và ban hành thực hiện văn bản quy phạm pháp luât về đầu tư xây dựng cơ bản.

Các văn bản pháp luật, khung hành lang pháp lý là công cụ chính củamột quốc gia quản lý mọi hoạt động, lĩnh vực kinh tế, xã hội Tùy thuộc vàotình hình cụ thể của QLNN về đầu tư XDCB mỗi nước mà luật có những nộidung quy định khác nhau Có nước ban hành một hoặc nhiều đạo luật riêng vềQLNN về đầu tư XDCB, có nước quy định luật QLNN về đầu tư XDCB nằmchung trong luật lao động, luật công chức, luật dân sự Ngoài luật về QLNN

về đầu tư XDCB, ở nhiều nước, tổng thống, thủ tướng hoặc bộ trưởng cònban hành các văn bản pháp quy về QLNN về đầu tư XDCB

Trang 27

Chính vì vậy, QLNN về đầu tư XDCB đã ra đời và việc quản lý, sử dụngvốn đầu tư XDCB, hoạt động đầu tư XDCB phải tuân thủ quy định của LuậtNSNN cũng như các quy định từ các văn bản pháp luật khác có liên quan.

1.2.2.2 Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản

Bộ máy QLNN về đầu tư XDCB thể hiện sự phân cấp của Nhà nướctrong quản lý tuân thủ theo quy định của pháp luật Tổ chức bộ máy QLNN

về đầu tư XDCB thể hiện như sau:

- Cơ quan chuyên trách QLNN về đầu tư XDCB của Ủy ban nhân dâncấp tỉnh

- Cơ quan chuyên trách QLNN về đầu tư XDCB của Ủy ban nhân dâncấp huyện

Bộ máy QLNN về đầu tư XDCB với mục đích để thực hiện QLNN vềđầu tư XDCB công khai, minh bạch trong đầu tư XDCB, bao gồm:

Thực hiện những tiêu chí, nguyên tắc và định mức để phân bổ vốn đầu

tư XDCB hợp lý;

Căn cứ thực hiện những nguyên tắc và các tiêu chí xác định danh mục

dự án đầu tư trong kế hoạch trung hạn và hằng năm về đầu tư XDCB;

Thường xuyên tổ chức các chương trình triển khai kế hoạch đầu tưXDCB trên địa bàn; thực hiện công tác giải ngân nguồn vốn; theo dõi và lập

kế hoạch thực hiện nguồn vốn theo định kỳ hàng năm

1.2.2.3 Kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản

Lập kế hoạch QLNN về đầu tư XDCB công là việc xây dựng các danhmục đầu tư XDCB của ngân sách cấp trong một năm ngân sách; Mục tiêu cơ bảncủa việc lập kế hoạch đầu tư XDCB từ là nhằm xác định đúng đắn các danh mụcđầu tư XDCB có căn cứ khoa học và căn cứ thực tiễn trong kỳ kế hoạch

Trong quá trình lập kế hoạch quản lý cần thực hiện lập dự toán chi đầu

tư XDCB từ ngân sách phải đảm bảo: Kế hoạch chi NSNN về đầu tư XDCB

có tác động tích cực đến việc thực hiện chương trình phát triển KT-XH và nóchỉ trở thành hiện thực khi bám sát kế hoạch phát triển KT-XH Do đó, kế

Trang 28

hoạch QLNN về đầu tư XDCB phải bám sát kế hoạch phát triển KT-XH.

Lập dự toán chi đầu tư XDCB phải dựa trên các chế độ chính sách, tiêuchuẩn về định mức cụ thể về chi tài chính nhà nước Đảm bảo tuân thủ theochế độ, định mức, tiêu chuẩn mức chi tài chính của nhà nước dựa vào căn cứnêu trên và thông qua các hệ thống quy phạm, các văn bản pháp lý, pháp luậtcủa nhà nước

Mục tiêu của quản lý tổ chức thực hiện đầu tư XDCB là biến các chỉtiêu chí ghi trong kế hoạch ngân sách từ khả năng, dự kiến thành hiện thực.Giám sát, kiểm tra việc thực hiện tiêu chuẩn về kinh tế, các chính sách, chế độtài chín; góp phần nâng cao thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế -

xã hội của huyện Thực hiện tổ chức việc chi NSNN về đầu tư XDCB Hoạtđộng tổ chức chi phải dựa trên cơ sở nghiệm thu cả năm được giao và chi dựkiến phát sinh trong quý; thiết lập dự toán chi Ngân sách nhà nước từng khuvực thực hiện

1.2.2.4 Tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản

Công tác tổ chức thực hiện dự án sẽ được thực hiện ngay sau khiUBND huyện giao dự toán ngân sách, các đơn vị dự toán cấp I sẽ tiến hànhphân bổ và giao dự toán chi nguồn ngân sách cho các đơn vị sử dụng trựcthuộc đảm bảo theo quy định của Chính phủ

Cơ quan chi ngân sách nhà nước về đầu tư XDCB cấp huyện có nhiệm

vụ, quyền hạn là: Kết hợp với cơ quan nhà nước tổ chức kế hoạch chi đúngquy định của pháp luật, theo từng hạng mục dưới sự thanh tra, kiểm tra, giámsát của UBND và HĐND về công tác quản lý chi ngân sách tại địa phương;phối hợp với các cấp, ban ngành, phòng ban thông báo, tuyên truyền thựchiện trách nhiệm, nghĩa vụ chi ngân sách theo quy định của Luật Ngân sách

Các tổ chức, cơ quan chi ngân sách cấp cấp có trách nhiệm kiểm tra,giám sát đôn đốc các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ chi ngân sách đầy đủ,chính xác, đúng hạn là quyền hạn và nghĩa vụ cần thực hiện

Trang 29

1.2.2.5 Giám sát, đánh giá đầu tư, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán về đầu tư XDCB

Quá trình thực hiện công tác kiểm tra, quyết toán các khoản đầu tưXDCB đảm bảo một số yêu cầu sau:

- Thiết lập đầy đủ, minh bạch, chính xác tất cả các loại báo cáo tài chính

có liên quan

- Trong báo cáo chi, số liệu phải được đảm bảo tính trung thực, chínhxác Mọi nội dung trong báo cáo tài chính phải xác định đúng và khớp với nộidung ghi trong dự toán

- Trước khi được xác nhận của kho bạc nhà nước, mọi báo cáo kiểm traquyết toán hết năm phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt

- Trong báo cáo kiểm tra quyết toán của các đơn vị dự toán không đượcquyết toán chi lớn hơn khoản đầu tư

Để đảm bảo tiến hành công tác quyết toán các khoản đầu tư XDCB từnguồn NSNN cấp huyện được thuận lợi thì các yêu cầu nêu trên được nêu cao,tạo cơ sở vững chắc trong công tác thẩm định, đánh giá quá trình dự toánmang tính khách quan, trung thực và chính xác

Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát quản lý tài chính đối với các đơn vịnhư: công tác hạch toán tại các địa phương; kiểm tra kiểm toán tại các đơn vị,báo cáo quyết toán, Thực hiện hạch toán kế toán là vấn đề xử lý, thu nhận vàcung cấp thông tin về tài sản và các hoạt động kinh tế tài chính tại các đơn vịnhằm kiểm tra tài chính, tài sản tại đơn vị hay các hoạt động kinh tế khác

Để dảm bảo ngăn ngừa phòng tránh những hành vi vi phạm, gây lãng phí,thất thoát tài chính thì công tác hạch toán kiểm tra nhằm xem xét phân bổ sửdụng kinh phí, khả năng thanh toán, thu nộp tài chính hiệu quả và chính xác.Khi thực hiện dự toán, thường xuyên cập nhật thông tin nghiệp vụ tàichính phát sinh đặc biệt để theo dõi phân bổ kịp thời và hợp lý, nhằm giúpcho các đơn vị thực thi dự toán chính xác, hiểu rõ hơn về chính sách Thường

Trang 30

xuyên rà soát hệ thống lại số sách kế toán hàng năm đây cũng là căn cứ quantrọng trong việc lập báo cáo quyết toán tại các địa phương.

1.2.2.6 Thẩm tra quyết toán, bố trí vốn cấp sau quyết toán, xử lý sau quyết toán về đầu tư xây dựng cơ bản

Thực hiện đánh giá lại toàn bộ NSNN trong quá trình thực hiện, đây làkhâu của chu trình quản lý đầu tư XDCB, cuối cùng là thực hiện việc quyếttoán; từ khâu lập dự toán, khâu phân bổ cũng như chấp hành và điều hànhNSNN Kết quả số liệu và thực hiện việc quyết toán NSNN là cơ sở tiền đề đểcác cơ quan, tổ chức quản lý phân tích, đánh giá tình hình tài chính - ngânsách của quốc gia, từ đó có những chính sách phù hợp thúc đẩy quản lý tối ưuhóa nguồn lực tài chính - ngân sách trong giai đoạn tiếp theo

Thực hiện quá trình quyết toán đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách nhànước là việc đánh giá tình hình thực thi chi ngân sách nhà nước theo chỉ tiêu, nộidung dự toán hoàn thiện trong năm và được các cấp có thẩm quyền phê duyệt

Trong phạm vi quyết toán ngân sách nhà nước về chi đầu tư XDCB: Theo

luật Ngân sách nhà nước năm 2015, tại điều 5 quy định phạm vi các khoản chingân sách nhà nước được tổng hợp quyết toán ngân sách hàng năm Theo quyđịnh, tất cả các khoản chi phải được tổng hợp quyết toán chi NSNN phải là sốchi đã hạch toán và thanh toán chi NSNN theo quy định Mọi số liệu chi NSNNcủa các tổ chức, cơ quan đơn vị, của chủ đầu tư và của ngân sách các cấp phảiđược đối chiếu, xác nhận với kho bạc nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản giaodịch trước khi được tổng hợp báo cáo quyết toán NSNN

1.2.2.7 Xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư XDCB.

Xử lý hành vi vi phạm, giải quyết các khiếu nại, các tố cáo từ tổ chức,

cá nhân có liên quan đến hoạt động đầu tư XDCB dựa trên việc thẩm định từphía kho bạc nhà nước

Khi thẩm định kiểm tra số liệu quyết toán chi NSTW cần lưu ý một số nội dung sau: Nhiệm vụ của kho bạc nhà nước liên kết phối hợp với các đơn

Trang 31

vị quản lý chuyên ngành của Bộ Tài chính thẩm định quyết toán chi ngân sáchnhà nước của các Bộ, cơ quan trung ương.

Phải đảm bảo cân đối về nguồn vốn khi đưa ra số liệu quyết toán chi Ngân sách nhà nước: Đây là vấn đề, nguyên tắc quan trọng then chốt tổng

hợp số liệu của từng đơn vị quốc gia, ngân sách các cấp, các đơn vị dự toáncấp I,

Nguyên tắc cân đối nguồn kinh phí: Tổng nguồn kinh phí đơn vị nhận

được phải bằng tổng nguồn kinh phí mà đơn vị sử dụng cùng với số dư còn lại.Công thức:

Nguồn kinh phí đơn vị = Nguồn kinh phí năm trước chuyển sang +Nguồn kinh phí từ dự toán được giao của năm ngân sách

1.3 Các chỉ tiêu đánh giá quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản

1.3.1 Phương pháp đánh giá

Việc đánh giá dựa trên quá trình thẩm định, lập kế hoạch và phê duyệtthực hiện dự án đến quá trình kết thúc xây dựng, và khai thác sử dụng

Quá trình đánh giá bao gồm những nội dung sau như: tiến độ thực hiện

dự án, khối lượng quản lý công việc, chi phí sử dụng đầu tư xây dựng, quản lý

vi phạm, khiếu nại; quản lý rủi ro; an toàn thi công trong xây dựng, bảo vệmôi trường trong xây dựng, Các đơn vị thi công, các chủ đầu tư có tráchnhiệm thực hiện và kết hợp với các cơ quan thẩm quyền thực hiện toàn nộidung dự án

1.3.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản

1.3.2.1 Chỉ tiêu đánh giá hệ thống văn về quản lý nhà nước đầu tư xây dựng

cơ bản

Để đáp ứng điều kiện thực tế khách quan cần có những chính sách rõràng, phù hợp bao nhiêu thì hoạt động quản lý đầu tư XDCB càng đạt mức độchính xác cao

Để đánh giá hệ thống văn bản quy định về QLNN về đầu tư XDCB cóthể sử dụng một số chỉ tiêu sau:

Trang 32

Số lượng văn bản ban hành về đầu tư xây dựng cơ bản áp dụng choquản lý nhà nước đầu tư xây dựng cơ bản

- Trong văn bản pháp luật quy định nội dung QLNN về đầu tư xâydựng cơ bản từ nguồn NSNN phải phù hợp với yêu cầu phát triển KT - XH

- Hệ thống các văn bản pháp luật QLNN về đầu tư XDCB được banhành đúng thẩm quyền để giải quyết những vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn của từng cấp QLNN về đầu tư XDCB

- Văn bản quy định về QLNN về đầu tư XDCB có nội dung phù hợpvới điều kiện KT - XH và đem lại hiệu quả tác động là mong muốn của cơquan ban hành

- Văn bản quy định về QLNN về đầu tư XDCB có nội dung phù hợpvới các quy phạm xã hội khác

1.3.2.2 Chỉ tiêu đánh giá lâp kế hoạch quản lý nhà nước đầu tư xây dựng cơ bản

Các tổ chức từ Trung ương đến địa phương phải coi trọng việc chỉ đạo

và tổ chức thực hiện công tác QLNN đối với các dự án đầu tư XDCB là mộttrong những nhiệm vụ quan trọng của toàn bộ máy lãnh đạo của địa phươngđảm bảo thực hiện nhiệm vụ về thực hiện đầu tư XDCB theo kế hoạch banđầu Để làm tốt vai trò trên các cấp ủy Đảng phải có kế hoạch đúng đắn kịpthời và minh bạch Cùng với đó, chính quyền từ Trung ương đến địa phươngphải đề ra được những biện pháp cụ thể nhằm không ngừng nâng cao hiệu quảcông tác QLNN về đầu tư XDCB

Tỷ lệ kế hoạch về đầu tư xây dựng cơ bản

Tỷ lệ kế hoạch vốn đầu tư

đầu tư cho hạng mục i =

Kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản hạng mục i

Kế hoạch tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Trang 33

1.3.2.3 Chỉ tiêu đánh giá tổ chức thực hiện quản lý nhà nước đầu tư xây dựng cơ bản

QLNN về đầu tư XDCB được trích từ nguồn NSNN, nếu nền kinh tếtăng trưởng và phát triển ổn định thì QLNN về đầu tư XDCB mới có thể pháttriển Ngược lại, nếu nền kinh tế khủng hoảng và khó khăn kéo theo QLNN

về đầu tư XDCB cũng giảm xuống

QLNN về đầu tư XDCB do Nhà nước tổ chức triển khai thực hiện, mứcchi do QLNN về đầu tư XDCB do cơ quan nhà nước ban hành, chức năngquản lý do cơ quan quản lý thực hiện như sau:

Tỷ lệ thực hiện về đầu tư xây dựng cơ bản

Tỷ lệ thực hiện vốn đầu tư

đầu tư cho hạng mục i =

Đầu tư xây dựng cơ bản hạng mục iTổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Đồng thời phản ánh, thể hiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, thường đềcập đến quy mô đội ngũ cán bộ công chức – viên chức thực thi nhiệm vụ QLNN

và mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới, giữa cơ quan quản lý ngành, lĩnh vựcvới cơ quan quản lý chung trong quá trình thực hiện nhiệm vụ

Tỷ lệ thực hiện so với kế hoạch về đầu tư xây dựng cơ bản

Tỷ lệ thực hiện so với

kế hoạch vốn đầu tư =

Kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bảnThực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Tỷ lệ thực hiện so với kế hoạch về đầu tư xây dựng cơ bản cho từng lĩnh vực

Trang 34

Việc thực hiện các thiết lập được thể hiện trong nhiệm vụ, chức năng và

cơ cấu tổ chức Nếu việc quy định những nhiệm vụ, chức năng quyền hạnkhông rõ ràng, cụ thể thì có thể ảnh hưởng đến tình trạng thiếu trách nhiệm, viphạm lạm dụng quyền hạn trong thực thi nhiệm vụ

1.3.2.4 Chỉ tiêu đánh giá về công tác kiểm tra, giám sát quản lý nhà nước đầu tư xây dựng cơ bản

Kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý nhà nước về đầu tư XDCB là khâu cuốicùng có ý nghĩa rất lớn đến việc quản lý của nhà nước Để thực hiện được tiêu chíđánh giá cần có đội ngũ công chức, viên chức thực hiện công tác quản lý và thựchiện các chính sách liên quan đến QLNN về đầu tư XDCB đóng một vai trò quantrọng, là một trong những yếu tố cơ bản để tạo hiệu quả chất lượng về QLNN vềđầu tư XDCB Việc nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ này tác động rất lớnđến hiệu quả QLNN về QLNN về đầu tư XDCB

Tỷ lệ số vụ kiểm tra về đầu tư xây dựng cơ bản

Tỷ lệ số vụ kiểm tra về đầu

tư xây dựng cơ bản =

Số vụ kiểm tra về đầu tư xây dựng cơ bảnTổng số vụ điều tra đầu tư công

Tỷ lệ số vụ vi phạm về đầu tư xây dựng cơ bản

Tỷ lệ số vụ vi phạm =

Số vụ vi phạm khi kiểm tra về đầu tư xâydựng cơ bản

Số vụ kiểm tra về đầu tư xây dựng cơ bản

Tỷ lệ số tiền kiểm tra do vi phạm về đầu tư xây dựng cơ bản

Tỷ lệ số tiền kiểm tra

Tổng số tiền vi phạm do điều tra đầu tư công

Tỷ lệ số tiền do vi phạm về đầu tư xây dựng cơ bản theo hạng mục

Tỷ lệ số tiền kiểm tra do vi

phạm về đầu tư xây dựng

Trang 35

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản

1.4.1 Các nhân tố chủ quan

1.4.1.1.Năng lực quản lý của người lãnh đạo

Người lãnh đạo giỏi trên mọi lĩnh vực, cần có năng lực quản lý baogồm các nội dung sau: Có tư duy năng lực hoạch định chiến lược trong hoạtđộng việc quản lý ĐTXD cơ bản; lãnh đạo tổ chức kế hoạch triển khai cáccông việc hợp lý, rõ ràng, có hiệu quả, có sự phân định rõ ràng trách nhiệm vàquyền hạn giữa các cán bộ; vận hành tốt các khâu bộ phận của bộ máy quản

lý đầu tư XDCB cấp huyện Tầm quan trọng về năng lực quản lý của ngườilãnh đạo có yếu tố đặc biệt trong công tác quản lý NSNN nói chung và quản

lý đầu tư XDCB tại các địa phương nói riêng Dễ nhận thấy, khẳng định nhưnếu năng lực quản lý của người lãnh đạo còn yếu, các chiến lược không phùhợp, tổ chức bộ máy hạn chế thì việc quản lý đầu tư XDCB sẽ không thực sựđạt hiệu quả, gây ra tình trạng vượt quá mức thu chi, có thể ảnh hưởng tiêucực đến việc làm thất thoát, lãng phí nguồn NSNN dẫn đến giảm sút phát triểnnền kinh tế - xã hội Bên cạnh đó, đối với một người lãnh đạo hội thụ đức tínhthực hiện noi gương theo phong cách đạo đức của người đi trước, để tránhbệnh cục bộ địa phương, bệnh thành tích, bệnh quan liêu mệnh lệnh, coithường pháp luật, xem trình tự thủ tục là thứ gò bó quyền lực của mình Chínhđây được coi là một trong những yếu tố làm giảm tính hiệu quả, thậm chí cóthể gây những hậu quả nghiêm trọng như thất thoát, lãng phí, tham nhũng,…trong công tác quản lý đầu tư XDCB cấp huyện

1.4.1.2 Năng lực chuyên môn của cán bộ công chức quản lý đầu tư XDCB.

Năng lực chuyên môn của cán bộ công chức quản lý đầu tư XDCB cấphuyện cũng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công tác quản lý đầu

tư XDCB Để kiểm soát sử dụng nguồn vốn đầu tư hiệu quả cần có những cán

bộ công chức quản lý có trình độ, năng lực chuyên môn sâu rộng, am hiểuluật về đầu tư, từ đó nâng cao tính hiệu quả trong công tác quản lý đầu tưXDCB Không những thực hiện chuyên môn tốt mà đối với các cán bộ, công

Trang 36

chức học và tránh những hành vi tiêu cực như tránh bệnh xu nịnh, hạch sách,chiều lòng cấp trên, thói quen xin cho hay ý thức trách nhiệm của bản thân.Quan trọng hơn là vấn đề đạo đức lối sống cán bộ công chức diễn ra nhữngtình trạng như hối lộ, tham ô, tham nhũng, gian lận, chính đây là nguyênnhân dẫn đến việc thực thi chính sách đầu tư, quá trình quản lý đầu tư XDCBgiảm hiệu quả sử dụng nguồn vốn.

1.4.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý đầu tư xây dựng cơ bản cấp huyện.

Hoạt động quản lý đầu tư XDCB được triển khai có hiệu quả haykhông phụ thuộc vào việc có tổ chức bộ máy quản lý giám sát công trình tốthay không, đặc biệt chú ý tới quy trình nghiệp vụ quản lý Quy trình quản lý

tổ chức bộ máy, quy định quyền hạn và trách nhiệm từng bộ phận, từng khâu;mối quan hệ của từng bộ phận trong quá trình thực hiện từ lập dự án, chấphành, quyết toán và kiểm toán đầu tư XDCB ngân sách nhà nước vì nó có tácđộng rất lớn đến hiệu quả công tác quản lý đầu tư XDCB của địa phương.Công tác quy trình quản lý bộ máy thực hiện một cách khoa học và rõ ràng,góp phần quan trọng làm nâng cao chất lượng của thông tin tới cấp ra quyếtđịnh QLNN về đầu tư XDCB, giảm các yếu tố làm sai lệch thông tin Từ đónâng cao được hiệu quả quản lý đầu tư XDCB cấp huyện

1.4.1.4 Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý.

Ngày nay, tiếp cận công nghệ thông tin là yếu tố thiết yếu cần thiếttrong việc thực hiện áp dụng công tác quản lý Ứng dụng công nghệ tin họcvào trong công tác QLNN nói chung và quản lý đầu tư XDCB cấp huyện nóiriêng làm cơ sở giúp tiết kiệm được thời gian xử lý công việc, cập nhật hệthống dữ liệu bảo mật thông tin quản lý, tính chính xác về mọi mặt nghiệp vụhiệu quả Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý là điều thiếtyếu cần thiết trong mọi hoạt động xử lý phân tích đánh giá hiệu quả cơ sở dữliệu một cách nhanh chóng tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản đầu tư

Vì thế, có thể coi công nghệ tin học là một trong những nhân tố không thểthiếu có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả quản lý đầu tư XDCB cấp huyện

Trang 37

1.4.2 Các nhân tố khách quan

1.4.2.1 Quy định hành lang pháp lý của QLNN về đầu tư XDCB.

Thực hiện quá trình thể chế hóa hệ thống các chính sách pháp luật vềđầu tư nói chung và sự QLNN về đầu tư XDCB nói riêng Thực hiện các vănbản quy phạm pháp luật để tạo ra hành lang pháp lý điều chỉnh hoạt động đầu

tư XDCB dưới sự QLNN QLNN về đầu tư XDCB có ảnh hưởng to lớn trongviệc thực thi các chính sách pháp luật Cần xây dựng và đảm bảo hệ thốngchính sách pháp luật vững chắc tránh tình trạng tạo ra nhiều kẽ hở dẫn đếnnhững hành vi tiêu cực như làm thất thoát nguồn vốn, lãng phí vốn trong thựchiện công tác QLNN về đầu tư XDCB Cần đảm bảo thực hiện chính pháppháp luật đầy đủ, chính xác nhưng không chồng chéo, nhiều thủ tục dẫn đếnnản lòng các nhà đầu tư, làm ảnh hưởng đến hiệu quả QLNN về đầu tưXDCB

Các văn bản pháp luật có liên quan đến QLNN về đầu tư XDCB đượcxây dựng nhằm điều chỉnh các lĩnh vực hoạt động trong đời sống xã hội Để

có thể quản lý tốt công tác đầu tư XDCB, Chính Phủ xem xét, bổ sung sửa đổi,hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật có liên quan đến công tác QLNN vềđầu tư XDCB cho phù hợp với từng thời kỳ nhằm phát huy tối đa hiệu quảcủa hoạt động QLNN về đầu tư XDCB ở địa phương

1.4.2.2 Điều kiện và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội địa phương

Điều kiện và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội địa phương quyếtđịnh chiến lược đầu tư, do vậy một chiến lược phát triển đúng đắn cùng với sựlựa chọn phương án đầu tư phù hợp là điều kiện tiền đề, tiên quyết đảm bảohiệu quả hoạt động, duy trì và tạo ra các nguồn lực lớn hơn cho hoạt động đầu

tư XDCB

Nhiệm vụ trọng tâm trong suốt thời kỳ xây dựng là thực hiện côngnghiệp hóa, sản xuất hiện đại Vì thế, hoạch định chiến lược công nghiệp hóacũng làm ảnh hưởng đến các chính sách kinh tế, chiến lược khác Việc lựachọn chiến lược công nghiệp hóa đúng tạo điều kiện thúc đẩy phát triển các

Trang 38

chính sách đúng đắn, hợp lý Do đó, là điều kiện quyết định sự thành côngtrong việc thực hiện công nghiệp hóa- hiện đại hóa, góp phần phát triển bềnvững nền kinh tế, mở ra cơ hội việc làm, đời sống dân cư ổn định, xã hội côngbằng, văn minh.

Chất lượng qui hoạch phát triển đầu tư XDCB nếu còn nhiều bất cập,chưa gắn kết chặt chẽ qui hoạch phát triển ngành với vùng, địa phương, quihoạch chưa sát thực tế, còn chồng chéo, thiếu tầm nhìn dài hạn, chưa chútrọng thỏa đáng yếu tố môi trường xã hội sẽ dẫn đến việc triển khai đầu tư sẽgặp nhiều khó khăn và kết quả đầu tư phát huy tác dụng không cao trongtương lai

1.4.2.3.Cơ chế chính sách và các quy định của nhà nước

Cơ chế chính sách và các quy định của Nhà nước về đầu tư XDCB cấphuyện: Trong nền kinh tế thị trường Nhà nước điều tiết mọi hoạt động bằng phápluật, nó trở thành trở thành một bộ phận không thể thiếu trong việc QLNN nóichung và quản lý đầu tư XDCB các cấp nói riêng Hướng đến các chính sách hệthống pháp luật với vai trò tham mưu, hướng dẫn và tạo điều kiện cho phần kinh

tế trong xã hội hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, đảm bảo hiệu quả, an toàn,công bằng nhưng cũng phải đầy đủ, chính xác và đồng bộ

Vì vậy, các chính sách, văn bản pháp luật liên quan đến quản lý đầu tưXDCB sẽ có tác dụng kìm hãm hoặc thúc đẩy hoạt động quản lý với mục tiêucuối cùng phát huy hiệu quả công tác QLNN về đầu tư XDCB

1.4.2.4.Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý là một trong những nhân tố có tác động rất lớn tớihoạt động đầu tư XDCB cấp huyện Để đánh giá chất lượng quản lý cần dựatrên tiêu chí về định mức chi tiêu của Nhà nước để xây dựng phân bổ nguồnvốn dự toán và kiểm soát chi đầu tư XDCB Việc ban hành các định mức chihợp lý sẽ góp phần không nhỏ trong việc quản lý đầu tư XDCB được chặt chẽhơn, hiệu quả hơn Hay như, sự phân định trách nhiệm, quyền hạn của từng

cơ quan, các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương trong hoạt động

Trang 39

quản lý đầu tư XDCB cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tácquản lý chi đầu tư XDCB.

1.5 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn Ngân sách nhà nước và bài học cho huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng

1.5.1 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn Ngân sách nhà nước của một số địa phương

1.5.1.1 Kinh nghiệm của Quân 9, Thành phố Hồ Chí Minh

* Công tác lập kế hoạch quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bảncủa quận 9: Do nhận thức được vị trí, vai trò của công tác lập kế hoạch,UBND quận 9 đã chủ động chỉ đạo công tác xây dựng lập kế hoạch hàng năm.Công tác lập kế hoạch QLNN về đầu tư XDCB được dựa vào tình hình pháttriển KT - XH ở quận và các quy định luật pháp cho phép, đảm bảo công bằng,đúng trình tự, chất lượng đầu tư đáp ứng nhu cầu; nội dung quản lý được tínhtoán tương đối sát trên cơ sở chính sách chế độ nhà nước, đảm bảo đúng mụclục ngân sách Đặc biệt quận đã khá thành công trong công tác quản lý nhànước về đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn Ngân sách nhà nước

* Công tác tổ chức thực hiện QLNN về đầu tư XDCB của quận 9: Quận

đã điều hành các hoạt động quản lý đảm bảo tuân thủ kế hoạch được duyệt vàchấp hành chế độ ưu tiên, các khoản chi đầu tư đã được kiểm soát chặt chẽ,

có hiệu quả, đúng chính sách chế độ của Nhà nước

* Công tác quản lý giám sát, đánh giá đầu tư XDCB của quận: cùng với

tổ chức thực hiện Luật Đầu tư XDCB, việc quản lý giám sát đánh giá đầu tưXDCB được theo quy định; đến nay hầu hết cán bộ quản lý đầu tư XDCBcủa Quận cơ bản đã hạch toán, ghi chép vào sổ sách kế toán có nề nếp Việcthực hiện chế độ báo cáo kế toán được chấp hành nghiêm túc, chất lượng báocáo ngày càng tiến bộ, đảm bảo số liệu khớp đúng, phản ánh đúng mục lụcngân sách, từng bước đáp ứng yêu cầu giám sát, đánh giá các hoạt động quản

lý đầu tư của chính quyền cơ sở

Trang 40

* Công tác kiểm tra chấp hành chế độ QLNN về thanh tra, kiểm tra kếtoán về đầu tư XDCB của quận: những năm qua, cán bộ quản lý đầu tưXDCB các cấp đã tích cực đi cơ sở vừa hướng dẫn cán bộ thực hiện chấphành Luật Đầu tư XDCB đồng thời thực hiện giám sát các hoạt động đầu tưXDCB tại cơ sở Thông qua thẩm định về đầu tư XDCB của quận đã địnhhướng cho các đơn vị thực hiện bố trí cơ cấu đầu tư XDCB phù hợp đúng chế

độ, tiết kiệm, hiệu quả Thông qua kiểm soát chi tại kho bạc Nhà nước đã pháthiện các khoản chi sai, từ đó có giải pháp khắc phục kịp thời góp phần đưacông tác quản lý đầu tư XDCB của quận đi vào nề nếp theo luật định Thôngqua hoạt động thanh tra tài chính và nhân dân để phát hiện kịp thời và đề nghịchính quyền cơ sở có các điều chỉnh hoặc đình chỉ đối với những đầu tư chưahợp lý

1.5.1.2 Kinh nghiệm của huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng

* Công tác lập kế hoạch QLNN về đầu tư XDCB của huyện: Thực hiệndựa trên cơ sở chính sách, chế độ định mức chi NSNN, kế hoạch bảo đảm chitiết theo từng nội dung đầu tư, thuyết minh rõ cơ sở căn cứ tính toán từng nộidung chi theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định Bên cạnh đó, lãnhđạo huyện thường xuyên tổ chức rà soát lại quy chế theo đúng quy định đểthực hiện chi tiêu, bảo đảm quy chế phải quy định rõ các nội dung chi theochế độ, mức chi của từng nội dung đầu tư Huyện đã thực hiện tốt công tác lập

kế hoạch trong công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản từnguồn Ngân sách nhà nước

* Công tác quản lý tổ chức thực hiện về đầu tư XDCB của huyện: Quátrình thực hiện quản lý đầu tư XDCB được các cơ quan, đơn vị sử dụng ngânsách luôn theo đúng kế hoạch được giao, chế độ tiêu chuẩn, định mức quyđịnh bảo đảm sử dụng kinh phí hiệu quả, tiết kiệm; kinh phí đặc thù cuối nămchi không hết phải hoàn trả lại ngân sách hoặc báo cáo cơ quan có thẩmquyền cho phép chuyển sang năm sau chi tiếp theo quy định của chế độ tàichính hiện hành

Ngày đăng: 16/12/2024, 10:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w