Đầu tiên, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến giảng viênbộ môn Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học - Th.S Lê Thị Hằng, cô là người đã đồng hành, dạy dỗ và truyền đạt
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
KHOA KHOA HỌC GIÁO DỤC
BÀI TIỂU LUẬN MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÂM LÝ HỌC
MÃ HỌC PHẦN: 077479
ĐỀ TÀI NHẬN THỨC VỀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH Ở TRẺ VỊ THÀNH NIÊN TẠI:
TỈNH ĐỒNG NAI
Giảng viên hướng dẫn: Th.S LÊ THỊ HẰNG
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ THÚY UYÊN
MSSV: 2311556034 LỚP: 23DTL1A
Tp.Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2023
Trang 2NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
- Điểm Số:
- Điểm chữ:
LỜI CẢM ƠN
2
Trang 3Đầu tiên, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến giảng viên
bộ môn Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học - Th.S Lê Thị Hằng, cô là người đã đồng hành, dạy dỗ và truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập vừa qua Trong thời gian tham gia lớp học của cô, cô đã tiếp thêm cho
em nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả và nghiêm túc Đây chắc chắn
sẽ là những kiến thức hữu ích, đấy sẽ là hành trang để em có thể vững bước cho những chặng đường mai sau
Bộ môn Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học là môn học rất thú vi, vô cùng bổ ích và có tính thực tế cao Từ những kinh nghiệm và thời gian học tập ấy em đã hoàn thành bài tiểu luận về đề tài “Nhận thức về giáo dục giới tính ở trẻ vị thành niên tại tỉnh Đồng Nai”
Lời cuối cùng, em muốn gửi lời tri ân đến trường Đại Học Nguyễn Tất Thành đã nhiệt tình tạo điều kiện, môi tường học tập và nghiên cứu tốt nhất để em có cơ hội hoàn thành bài tiểu luận này
Do vốn kiến thức còn nhiều mặt hạn chế nên việc bài tiểu luận còn nhiều sai sót
và chưa thực sự chuẩn xác, em kính mong quý Thầy/Cô sẽ xem xét và đưa ra góp ý
để đề tài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trang 4HIV Human Immunodeficiency Virus AIDS Acquired Immunodeficiency Syndrome GDGT Giáo Dục Giới Tính QHTD Quan Hệ Tình Dục SKSS Sức Khỏe Sinh Sản TTKSBT Trung Tâm Kiểm Soát Bệnh Tật CDC Centers for Disease Control and Prevention HS Học Sinh SV Sinh Viên SKGT Sức Khỏe Giới Tính VTN Vị Thành Niên TD Tình Dục WHO Tổ Chức Y tế Thế Giới SKTD Sức Khỏe Tình Dục
BS CKI Bác Sĩ Chuyên Khoa 1 MXH Mạng Xã Hội
MỤC LỤC
4
Trang 5LỜI CẢM ƠN 3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 4
MỤC LỤC 5
PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài (tính cấp thiết của của để tài) 7
2 Mục đích nghiên cứu 9
3 Đối tượng, khách thể nghiên cứu 9
4 Giải thuyết khoa học 10
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 10
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 11
7 Cơ sở phương pháp luận 12
8 Các phương pháp nghiên cứu được vận dụng trong quá trình nghiên cứu 12
9 Đóng góp của đề tài 12
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NHẬN THỨC VỀ GDGT Ở TRẺ VTN
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề giáo dục giới tính ở trẻ VTN
1.2 Các lý thuyết về vấn đề GDGT
1.3 Các Khái niệm cơ bản:
1.3.1 Khái niệm trẻ VTN
1.3.2 Khái niệm nhận thức
1.3.3 Khái niệm giáo dục
1.3.4 Khái niệm giới tính
1.3.5 Khái niệm GDGT
1.3.6 Khái niệm nhận thức về vấn đề GDGT ở trẻ VTN
1.4 Đặc điểm, quy luật của các hiện tượng nghiên cứu
CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Nghiên cứu lý luận
Trang 62.2 Nghiên cứu thực tiễn.
2.3 Nội dung nghiên cứu
2.4 Các bước tiến hành
2.5 Các phương pháp nghiên cứu:
2.5.1 Phương Pháp điều tra bằng bảng hỏi
2.5.2 Phương pháp trắc nghiệm
2.5.3 Phương pháp phỏng vấn sâu
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Nâng cao nhận thức của trẻ VTN về GDGT tại tỉnh Đồng Nai
3.2 Các giải pháp cải thiện tình trạng thiếu hụt GDGT cho trẻ VTN tại tỉnh Đồng Nai 3.3 Đóng góp của nghiên cứu đối với vấn đề
KHẢO 14
6
Trang 7PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài (tính cấp thiết của của để tài).
Hiện nay, tại Việt Nam, tình trạng nạo phá thai ở độ tuổi VTN đang có tỷ lệ tăng cao[1] đáng kể, kèm theo đó là nguy cơ mắc phải những căn bệnh như HIV/AIDS , virus HPV[2] [3]
và các bệnh lây qua đường TD khác cũng có xu hướng ngày càng trẻ hóa và tăng nhanh QHTD không an toàn là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng như trên Với con số đáng báo động do Quỹ Dân Số Liên Hiệp Quốc[4] công bố thì Việt Nam thuộc nhóm 20 nước có tỷ lệ nạo phá thai ở độ tuổi VTN cao nhất trên thế giới Hàng năm ở Việt Nam thì tổng con số nạo phá thai được ước tính lên đến khoảng 300.000 ca, trong số đó HS, SV chiếm tới 70% Trong khi đó, ngày nay thì xu hướng trẻ dậy thì từ rất sớm Tuy nhiên, độ tuổi mang thai ở VTN cũng vì thế mà tăng cao và trẻ hóa
Theo bài báo “Báo động nạn phá thai ở trẻ tuổi VTN”[5] của VTV đã đề cập đến vấn đề này BS.CKI bà Đinh Thị Vân cho biết rằng một trong những tác hại nghiêm trọng của việc phá thai đó chính là dẫn đến vô sinh, có khoảng 20% ca điều trị vô sinh đều có tiền
sử phá thai Tính riêng tỉnh Đồng Nai thì khoảng nửa đầu 2023 với tổng số ca nạo phá thai tại đây lên đến 409 ca (trong đó 58 ca là độ tuổi VTN), tăng gần 28% so với cùng kỳ năm ngoái (tổng là 295 ca) thông tin được thống kê bởi TTKSBT (CDC) tỉnh Đồng Nai Việc tìm đến các phương pháp nạo phá thai nhưng không đảm bảo được sự an toàn cũng
là nguyên nhân dẫn đến bị vô sinh Bà còn cho biết thêm, các em thực sự chưa ý thức được vì độ tuổi của các em còn quá trẻ, thiếu đi những kiến thức về SKSS và dẫn đến nỗi
lo sợ nên có thể các em sẽ không biết cách giữ vệ sinh sau khi phá thai cũng như không sử dụng đến thuốc kháng sinh Bên cạnh đó thì đã có không ít những trường hợp dẫn đến bị
vô sinh là do tự ý phá thai bằng các bài thuốc đông y hay các loại thảo dược dân gian một cách sai lầm Chưa kể đến các em tìm đến những hình thức phá thai tại các cơ sở phá thai
tư nhân nhưng không đủ điều kiện về vệ sinh và vô khuẩn hoặc phá thai bất hợp pháp, không đảm bảo được tính an toàn làm dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như: băng huyết, viêm nhiễm, gây tổn thương đến tử cung, Thậm chí nặng hơn còn có thể dẫn đến
Trang 8tử vong Ngoài ra, nhiều em sau đó đã không thể làm mẹ hoặc gặp những sang chấn tâm
lý suốt cuộc đời về sau
Trích từ bài báo “Bệnh lây qua đường TD tăng mạnh ở nhóm người trẻ”[7] của báo Tuổi Trẻ thì theo số thống kê tại tại các bệnh viện gần đây cho thấy, nhóm người trẻ đặc biệt là HS-SV mắc phải các bệnh lây qua đường TD như: giang mai , sùi mào gà[8] [9], lậu[10], Đang có xu hướng ngày càng tăng, đặc biệt là nhóm quan hệ giữa nam với nam Các bác sĩ còn cho biết thêm những nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng về tỷ lệ mắc phải các bệnh được nêu trên là vì hiện nay giới trẻ đã quá dễ dàng trong việc QHTD, tìm kiếm bạn tình trên MXH dễ dàng nhưng không đảm bảo được sự an toàn từ đối phương, không
sử dụng các biện pháp phòng tránh an toàn và đúng cách
Ngày nay, ở Việt Nam đã có rất nhiều sự quan tâm đến vấn đề về GDGT nhưng hiệu quả thực sự còn chưa cao Có thể thấy, trong 6 năm vừa qua, tỷ lệ người đã QHTD lần đầu trước 14 tuổi ở Việt Nam tăng gấp hai lần (tính từ 2013-2019) Bộ Y tế cũng đã nhiều lần đưa ra các cảnh báo về tình trạng phá thai ở Việt Nam Hiện con số đang ở mức rất cao với tổng số ca lên đến khoảng 250.000 - 300.000 ca mỗi năm [11]
Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy những lỗ hỏng hay mặt hạn chế trong việc triển khai GDGT cho HS -VTN ở thời điểm hiện nay, nhất là những KT về cơ thể con người, SKSS, SKTD, quan hệ giữa nam và nữ, nạn chống lạm dụng TD, Hầu hết các bậc phụ huynh thường ít khi đề cập, họ có xu hướng né tránh việc phải giáo dục toàn diện cho con cái về vấn đề SKGT trong gia đình Một phần nguyên nhân là do thiếu đi sự quan tâm, còn xem nhẹ vấn đề này, nhưng chiếm phần lớn là do những rào cản về mặt tâm lý hoặc không có
đủ kiến thức hay những phương hướng phù hợp để có thể truyền đạt đến các em Có không ít các bậc phụ huynh thừa nhận rằng họ cảm thấy rất “ngại” và “khó khăn” mỗi khi
đề cập đến hoặc giải đáp những câu hỏi được cho rằng mang tính “nhạy cảm” và “tế nhị” với con cái của mình về vấn đề giới tính cũng như SKSS Là nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hụt về kiến thức GDGT cho trẻ
Tại nhà trường, dù đã có sự can thiệp bằng cách đưa các môn học giảng dạy về đạo đức, những hành vi chuẩn mực của con người hay môn sinh học về cơ thể người Tuy nhiên những kiến thức ấy chỉ dừng lại ở mặt lý thuyết, thậm chí nếu không được giảng dạy kỹ
8
Trang 9càng thì có thể sẽ gây kích thích đến tính tò mò của HS Trong khi đó, thời đại công nghệ phát triển ngày càng hiện đại, cái gì cũng có hai mặt của nó và việc công nghệ phát triển cũng vậy, nó cũng là “con dao hai lưỡi” khi không thể quản lý triệt để được những nội[12] dung sai lệch được lan truyền rộng rãi một cách vô tội vạ trên các nền tảng MXH, Internet, sách truyện hay phim ảnh, Điều đó đã tác động một cách tiêu cực đến suy nghĩ của các em Hơn hết, các em khi đang trong độ tuổi dậy thì có những thay đổi về mặt tâm sinh lý cũng như về mặt nhận thức Vì thế, các em thường sẽ có xu hướng tò mò và thích
tự tìm tòi và khám phá nhưng lại thiếu đi kiến thức về TD, đấy là điều không thể tránh khỏi Từ những điều đó đã góp phần vào một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hậu quả và những suy nghĩ lệch lạc của trẻ VTN về TD Những kiến nhận thức đúng đắn về vấn đề GDGT hay SKGT ấy không phải ai cũng được trang bị đầy đủ Việc độ tuổi thừa nhận rằng đã QHTD ngày càng nhỏ hơn và việc mang thai ngoài ý muốn có dấu hiệu tăng cao đấy là vấn đề gây nhức nhối
2 Mục đích nghiên cứu.
- Phản ánh sự cần thiết và ý nghĩa của việc nâng cao nhận thức về GDGT ở trẻ VTN trong bối cảnh xã hội và giáo dục ngày nay Để có thể tìm hiểu thêm cũng như làm rõ được nguyên nhân và nâng cao nhận thức của trẻ VTN về vấn đề GDGT trong xã hội hiện tại
Từ đó có thể đúc kết và đưa ra những giải pháp để khắc phục, giảm thiểu tình trạng mang thai ngoài ý muốn, nạo phá thai hay tỷ lệ mắc những căn bệnh lây lan qua đường TD tùy thuộc vào mức độ nhận thức hiện tại của trẻ VTN về GDGT
- Cần có sự quan tâm và cởi mở hơn từ phía gia đình nhằm nâng cao và trang bị thêm cho trẻ VTN những kiến thức, kỹ năng bảo vệ chính bản thân mình, nhận thức và có thái độ đúng đắn hơn về SKGT Đưa các em đến với sự phát triển hoàn thiện
- Khai thác và đào sâu nhằm tìm hiểu những thay đổi về tâm sinh lý và cả mặt nhận thức hành vi Đánh giá được các kiến thức cơ bản và thái độ của trẻ đối với các vấn đề liên quan đến giới tính Nhận biết được các tác động làm ảnh hưởng đến nhận thức của trẻ VTN Phát triển và cải thiện những chương trình liên quan đến vấn đề GDGT lành mạnh vào môi trường học đường Bên cạnh đó còn đưa ra những thay đổi trong phương pháp giảng dạy và giáo trình về các khía cạnh cụ thể của GDGT sao cho phù hợp nhất
Trang 103 Đối tượng, khách thể nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Nhận thức về GDGT
- Khách thể nghiên cứu: Trẻ VTN tại tỉnh Đồng Nai
4 Giải thuyết khoa học.
- Giải thuyết khoa học:
+ Trẻ VTN ở tỉnh Đồng Nai có mức nhận thức về GDGT còn thấp do có sự ảnh hưởng lớn đến từ các yếu tố về mặt văn hóa - xã hội, từ phía gia đình và chương trình giáo dục của nhà trường chưa thực sự hiệu quả
+ Trẻ VTN có cái nhìn lệch lạc và tiêu cực về GDGT, QHTD khi chưa đủ tuổi và QTHD bừa bãi hoặc không sử dụng các biện pháp an toàn hoặc chưa đúng cách
- Về mặt văn hóa – xã hội: Các yếu tố về văn hóa – xã hội đã có sự tác động mạnh mẽ đến vấn đề nhận thức của trẻ VTN về GDGT Trẻ VTN chịu sự ảnh hưởng lớn về quan niệm, quan điểm, và văn hóa thực tiển trong cộng đồng tại Đồng Nai Chịu sự ảnh hưởng đến từ phía bạn bè, các mối quan hệ xã hội bên ngoài và các yếu tố xã hội khác
- Về phía gia đình: Gia đình đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành là nền tảng và là môi trường đầu tiên nhưng lại thiếu đi sự cởi mở, luôn bị hạn chế KT cơ bản về SKSS, SKGT cũng như GDGT Khó khăn trong việc gần gũi và quan tâm đến trẻ để có thể trao đổi về vấn đề này
- Về hệ thống giáo dục: Các chương trình GDGT tại Đồng Nai chưa thực sự được triển khai hiệu quả, chưa đủ chuyên môn sâu để đáp ứng những nhu cầu và mong muốn của trẻ, dẫn đến sự suy giảm nhận thức và thiếu hụt kiến thức
5 Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Định nghĩa cụ thể về vấn đề GDGT hay SKTD là sự cần thiết đối với trẻ VTN hiện nay,
những vấn đề còn nhiều khất mắc và lý giải những mặt hạn chế trong nhận thức và cả sự hiểu biết, đánh giá được sự tác động từ nhiều yếu tố khách quan bao gồm: Gia đình, trường học và cả xã hội Nghiên cứu và tìm hiểu rõ về: Nhận thức về SKTD, GDGT,
những nguyên nhân dẫn đến lỗ hổng kiến thức và nhận thức
- Đối với mức độ nhận thức của cá nhân khách thể: Định rõ được mức độ hiểu biết và tầm nhận thức của cá nhân trẻ VTN đối với vấn đề GDGT Đo lường sự hiểu biết về các vấn
10
Trang 11đề liên quan đến GT, ý nghĩa vai trò của cả nam và nữ, quyền lợi và trách nhiệm Phân tích và lý giải cụ thể những nguyên nhân có liên quan đến vấn đề thiếu sót trong hiểu biết
và kiến thức về việc GDGT và nhận định những nhu cầu, những mặt còn hạn chế đang còn tồn tại để có thể đề xuất những giải pháp để khắc phục thực trạng một cách tốt nhất Nhằm nắm rõ những mong đợi và quan điểm của trẻ VTN đối với GDGT
- Đối với vai trò của gia đình: Nhận định những rào cản và những vấn đề còn nan giải trong quá trình xây dựng và hình thành lối suy nghĩ và nhận thức cho trẻ về GDGT cũng như SKSS Sự khác biệt về văn hóa cũng như quan điểm của mỗi gia đình gây ảnh hưởng phần nào đến trẻ VTN
- Đối với tầm ảnh hưởng từ môi trường học đường: Tìm hiểu sự tác động của môi trường học đường đến nhận thức của trẻ VTN Xác định được tầm ảnh hưởng của các chương trình về vấn đề GDGT và mức độ tác động đến ý thức cá nhân khách thể Phân tích các mặt còn hạn chế của chương trình giảng dạy hiện nay làm ảnh hưởng đến hiệu quả của việc trang bị các kiến thức cơ bản về vấn đề trên còn chưa được cao
- Đối với sự tác động từ xã hội: Nghiên cứu và đưa ra những nhận định về sự ảnh hưởng
từ môi trường khách quan tác động lên nhận thức của trẻ VTN như: từ phía gia đình, nhà trường, bạn bè, các mối quan hệ xã hội và về mặt truyền thông, MXH Từ đó có thể đánh giá được mức độ ảnh hưởng cũng như những định kiến mà môi trường xã hội đã đi theo trong sự hình thành quan điểm về vấn đề GDGT của khách thể
- Mỗi nhiệm vụ nghiên cứu này sẽ giúp làm rõ và đạt được mục tiêu chung của đề tài, đó chính là nâng cao hiểu biết về GDGT ở trẻ VTN và đóng góp vào quá trình cải thiện chất lượng giáo dục và nhận thức GT trong cộng đồng
- Cần lắm những sự phối hợp từ phía Nhà trường - Gia đình – Xã hội có thể để cùng nhau giáo dục nhằm nâng cao hiểu biết về kiến thức tình cảm, suy nghĩ chín chắn hơn và làm rõ những hệ lụy, bên cạnh đó còn trang bị cho các em những kiến thức về SKSS, SKGT hay GDGT
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Trang 12- Không gian: Trong phạm vi đề tài tập trung nghiên cứu về trẻ VTN trong độ tuổi 11-16
ở 3 điểm trường: THCS Quang Vinh, THCS Nguyễn Hữu Cảnh và THCS Trần Phú tại tỉnh Đồng Nai
- Nội dung nghiên cứu: Phân tích cụ thể về vấn đề GDGT, tìm hiểu nguyên nhân và chỉ ra những hậu quả của việc thiếu hụt hiểu biết trong nhận thức của trẻ VTN về GDGT Nhằm
đề xuất các hướng giải quyết và biện pháp khắc phục, giảm thiểu tình trạng có nhận thức sai lệch và hệ lụy Đồng thời giúp nâng cao ý thức, hành vi và lối suy nghĩ về vấn đề GDGT
7 Cơ sở phương pháp luận.
Cơ sở phương pháp luận để nghiên cứu nhận thức về GDGT ở trẻ VTN tại tỉnh Đồng Nai dựa trên một số nguyên tắc:
- Nguyên tắc khách quan: những yếu tố bên ngoài như: gia đình, xã hội, nhà trường,các mối quan hệ xung quanh tác động đến tâm trí trẻ VTN
- Nguyên tắc quyết định luận duy vật biện chứng: Những yếu tố liên quan đến mặt tâm lý, nhận thức, thái độ, cách nhìn nhận vấn đề
- Nguyên tắc nhân cách và hoạt động.
8 Các phương pháp nghiên cứu được vận dụng trong quá trình nghiên cứu.
- Phương pháp tra cứu bằng bảng hỏi kết hợp phương pháp điều tra trắc nghiệm: Nghiên cứu viên tiến hành điều tra bằng bảng hỏi kết hợp trắc nghiệm đối với 250 trẻ VTN ở các điểm trường: THCS Quang Vinh, THCS Nguyễn Hữu Cảnh và THCS Trần Phú tại Tỉnh Đồng Nai, là những đại diện cho các nhóm tuổi từ 11 đến 16, các giới tính, đa dạng về văn hóa, tôn giáo,
- Phương pháp nghiên cứu phỏng vấn: Các phỏng vấn viên sẽ thực hiện cuộc phỏng vấn sâu đối với 30 khách thể mẫu đại diện cho độ tuổi từ 11 đến 16 tuổi (bao gồm sự đa dạng
về giới tính, văn hóa, tôn giáo, ) đã được chọn lọc ra từ kết quả thông qua phương pháp nghiên cứu bằng bảng hỏi Gồm 15 khách thể đã QHTD và 15 khách thể chưa QHTD
- Phương pháp xử lý, phân tích thống kê thông tin nghiên cứu: Tổng hợp các số liệu thống
kê và kết quả thông tin từ các phương pháp điều tra: bằng bảng hỏi kết hợp trắc nghiệm, phỏng vấn
12