1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chính sách tài khóa và tình hình thực hiện chính sách tài khóa Ở việt nam giai Đoạn 2015 2019

27 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chính Sách Tài Khóa Và Tình Hình Thực Hiện Chính Sách Tài Khóa Ở Việt Nam Giai Đoạn 2015-2019
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
Chuyên ngành Kinh Tế Học Vĩ Mô
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 673,25 KB

Nội dung

Tiểu luận kinh tế vĩ mô:Chính sách tài khóa và tình hình thực hiện chính sách tài khóa Ở việt nam giai Đoạn 2015 2019

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

-TIỂU LUẬN

KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

ĐỀ TÀI:

CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÀI

KHÓA Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2015-2019

Hà Nội, tháng 11/2021

Trang 2

1.1 Khái niệm chính sách tài khóa 61.2 Mục tiêu của chính sách tài khóa 61.3 Công cụ của chính sách tài khóa 6

1.4 Phân loại chính sách tài khóa 7

1.5 Nguyên tắc điều hành chính sách tài khóa 71.5.1 Chính sách tài khóa mở rộng (khi nền kinh tế suy thoái) 71.5.2 Chính sách tài khóa thu hẹp (khi nền kinh tế tăng trưởng nóng, lạm phát

1.6 Tác động của chính sách tài khóa 91.7 Chính sách tài khóa trong trong thực tế 9

1.7.2 Những hạn chế¸ khó khăn của chính sách tài khóa thực tế 10Chương 2: Phân tích tình hình thực hiện chính sách tài khóa ở Việt Nam giai đoạn

2.1 Phân tích tình hình thực hiện Chính sách tài khóa ở Việt Nam năm 2015 112.2 Phân tích tình hình thực hiện Chính sách tài khóa ở Việt Nam năm 2016 132.3 Phân tích tình hình thực hiện Chính sách tài khóa ở Việt Nam năm 2017 142.4 Phân tích tình hình thực hiện Chính sách tài khóa ở Việt Nam năm 2018 152.5 Phân tích tình hình thực hiện chính sách tài khóa ở Việt Nam năm 2019 162.6 Tình hình thực hiện chính sách tài khóa ở Việt Nam giai đoạn 2015-2019 172.6.1 Kết quả thu chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2015-2019 172.6.2 Ưu điểm, hạn chế của Chính sách tài khóa giai đoạn 2015-2019 20Chương 3: Đề xuất giải pháp về chính sách tài khóa cho giai đoạn tới 22

Trang 3

Phần C Tổng kết 221.1 Kết quả nghiên cứu 221.2 Kiến nghị các vấn đề nghiên cứu tiếp theo 23

2

Trang 4

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1: Cơ chế tác động của chính sách tài khóa mở rộng 5Hình 1.2: Cơ chế tác động của chính sách tài khóa mở rộng 6Hình 2.1: Quy mô thu, chi và thâm hụt NSNN giai đoạn 2015-2019 14Hình 2.2: Tình hình thực hiện vượt dự toán thu chi giai đoạn 2015-2019 15Hình 2.3: Tình hình thực hiện chi trên một số lĩnh vực giai đoạn 2015-2019 15Hình 2.4: Tình hình thực hiện thu trên một số lĩnh vực giai đoạn 2015-2019 16Hình 2.5: Tốc độ tăng thu, chi và GDP theo giá thực tế giai đoạn 2015-2019 16Hình 2.6: Tốc độ tăng chi NSNN và GDP thực giai đoạn 2015-2019 17

Trang 5

Phần A LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Chính sách tài khóa là một chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô cực kì quan trọng củanhà nước trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt là nền kinh tế thị trường mở ở ViệtNam đang hướng đến Chính sách tài khóa có ảnh hưởng lớn đến các biến số vĩ mônhư: công ăn việc làm, tốc độ tăng trưởng, lạm phát Ngoài ra, nó còn có nhiệm vụ tácđộng vào nhiều hướng nhằm: tạo ra đầu tư, tạo ra tiết kiệm và tạo ra sự ổn định tiền tệ,

ổn định giá, ổn định tỷ giá hối đoái Như vậy, chính sách tài khóa góp phần vào sựthành công hay thất bại của sự phát triển kinh tế một đất nước

Ở Việt Nam, Chính sách tài khóa và công cụ của nó đang từng bước hoàn thiện vàphát huy tác dụng đối với nền kinh tế Với đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam, việclựa

chọn các công cụ nào và sử dụng nó ra sao ở các giai đoạn cụ thể của nền kinh tế luôn

là một vấn đề thường xuyên phải quan tâm theo dõi và giải quyết đối với các nhàhoạch định và điều hành chính sách tài khóa quốc gia, các nhà nghiên cứu kinh tế Đặcbiệt, trong bối cảnh kinh tế trong nước và quốc tế như hiện nay thì việc nghiên cứu vềchính sách tài khóa là một vấn đề có ý nghĩa lý luận thực tiễn cao

Bên cạnh đó, việc lựa chọn giải pháp để xây dựng và điều hành chính sách tài khóaquốc gia có hiệu quả nhất vẫn là một vấn đề khó khăn và phức tạp

2 Mục đích

Điều chỉnh và hoàn thiện hệ thống của chính sách tài khóa ở Việt Nam đồng thời đưa

ra đề xuất cho giai đoạn phát triển kinh tế sắp tới

3 Đối tượng

⬥ Cơ sở lý luận về Chính sách tài khóa

⬥ Các chính sách tài khóa và tình hình thực hiện chính sách tài khóa ở Việt Namgiai đoạn 2015-2019

4 Phạm vi nghiên cứu

4

Trang 6

Bài tiểu luận của nhóm sẽ mang đến một cái nhìn sơ khai về chính sách tài khóa củaViệt Nam giai đoạn 2015-2019: hiệu quả và hạn chế của chính sách tài khóa; thâm hụtngân sách; tác động của chi tiêu và thuế đến hoạt động kinh tế của đất nước Từ đó đưa

ra nhận xét, kiến nghị và đề xuất nhằm cải thiện tình hình kinh tế của nước ta trongtương lai

5 Phương pháp nghiên cứu

⬥ Phương pháp phân tích thực chứng

⬥ Phương pháp phân tích – tổng hợp lý thuyết

⬥ Phương pháp thu thập số liệu

⬥ Giải đáp nhu cầu phát triển nội tại của chính sách tài khóa ở Việt Nam

Từ những lí do trên nhóm em đã chọn tiểu luận “Chính sách tài khóa và tình hìnhthực hiện chính sách tài khóa ở Việt Nam từ 2015 đến 2019” để làm tiểu luận, trongquá trình làm chúng em cũng đã cố gắng hết sức tuy nhiên cũng sẽ không tránh khỏi

Trang 7

những sai sót Chúng em rất mong nhận được những đóng góp quí báu của Thầy để bàitiểu luận của chúng em được hoàn thiện hơn.

Trang 8

Phần B NỘI DUNG

Chương 1: Cơ sở lý luận về chính sách tài khóa

1.1 Khái niệm chính sách tài khóa

Chính sách tài khóa là việc chính phủ thông qua sử dụng thuế khóa và chi tiêu củachính phủ để điều tiết tổng cầu của nền kinh tế nhằm ổn định kinh tế vĩ mô [1]

1.2 Mục tiêu của chính sách tài khóa

⬥ Tăng trưởng sản lượng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

⬥ Ổn định giá cả và kiềm chế lạm phát

⬥ Tạo công ăn việc làm đầy đủ cho người lao động

⬥ Cân bằng cán cân thương mại

1.3 Công cụ của chính sách tài khóa

1.3.1 Chi tiêu của chính phủ

Bao gồm: Chi mua sắm hàng hoá dịch vụ và chi chuyển nhượng

a) Chi mua sắm hàng hóa dich vụ

+ Chi mua hàng hoá dịch vụ là việc chính phủ dùng ngân sách để mua vũ khí, khí tài,xây dựng đường xá, cầu cống và các công trình kết cấu hạ tầng, trả lương cho đội ngũcán bộ nhà nước

+ Chi mua sắm hàng hoá và dịch vụ của chính phủ quyết định qui mô tương đối củakhu vực công trong GDP so với khu vực tư nhân

Khi chính phủ tăng hay giảm chi mua sắm hàng hoá, dịch vụ của mình, nó sẽ tác độngđến tổng cầu với một tác động mang tính chất số nhân

Cụ thể là, nếu chi mua sắm của chính phủ tăng lên một đồng sẽ làm tổng cầu tăngnhiều hơn một đồng và ngược lại, nếu chi mua sắm của chính phủ giảm đi một đồngthì sẽ làm tổng cầu thu hẹp với tốc độ nhanh hơn Chính nhờ hiệu ứng số nhân này màchính phủ có thể sử dụng chi tiêu như một công cụ để điều tiết tổng cầu

b) Chi chuyển nhượng

+ Chi chuyển nhượng là các khoản trợ cấp của chính phủ cho các đối tượng chính sáchnhư người nghèo hay các nhóm dễ bị tổn thương khác trong xã hội

Trang 9

+ Khác với chi mua sắm hàng hoá dịch vụ, chi chuyển nhượng lại có tác động giántiếp đến tổng cầu thông qua việc ảnh hưởng đến thu nhập và tiêu dùng cá nhân Khichính phủ tăng chi chuyển nhượng sẽ làm tiêu dùng cá nhân tăng lên Một lần nữa, quahiệu số nhân của tiêu dùng cá nhân, điều này sẽ làm gia tăng tổng cầu.

1.3.2 Thuế

Thuế có ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung theo hai cách:

Một mặt, ngược với chi chuyển nhượng, thuế làm giảm thu nhập khả dụng của cánhân, dẫn đến chi cho tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ của cá nhân giảm xuống, khiếntổng cầu giảm và GDP giảm

Mặt khác, thuế tác động làm méo mó giá cả hàng hoá và dịch vụ nên ảnh hưởng đếnhành vi và động cơ khuyến khích của cá nhân

1.4 Phân loại chính sách tài khóa

1.4.1 Chính sách tài khóa mở rộng

Chính sách tài khóa mở rộng là chính sách tài khóa nhằm kích thích tổng cầu và tăngsản lượng cân bằng thông qua việc giảm thuế hoặc tăng chi tiêu của chính phủ Haycòn gọi là chính sách thâm hụt

1.4.2 Chính sách tài khóa thu hẹp

Chính sách tài khóa thu hẹp là chính sách tài khóa nhằm cắt giảm tổng cầu để kiềmchế lạm phát bằng cách giảm chi tiêu chính phủ hoặc tăng thuế

1.5 Nguyên tắc điều hành chính sách tài khóa

1.5.1 Chính sách tài khóa mở rộng (khi nền kinh tế suy thoái)

Khi nền kinh tế suy thoái, sản lượng cân bằng thực tế thấp hơn sản lượng tiềm năng(Y < Y*), tư nhân không muốn đầu tư, người tiêu dùng tăng cường tiết kiệm hạn chếchi tiêu làm cho tổng cầu ở mức thấp Biểu hiện cụ thể:

⬥ Thất nghiệp nhiều

⬥ Sản lượng thấp, GDP tăng trưởng chậm hoặc giảm xuống

7

Trang 10

⬥ Đầu tư, chi tiêu thấp

Lúc này để khuyến khích khôi phục nền kinh tế chính phủ sử dụng chính sách tàikhóa mở rộng bằng cách tăng chi tiêu (G) hoặc giảm thuế (T) để tăng tổng cầu của nềnkinh tế khiến sản lượng thực tế tăng lên và tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng giảm Tổngcầu (AD) tăng lên làm cho sản lượng (Y) tăng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Trong hình 1.1, ban đầu tổng cầu của nền kinh tế là AD1, điểm cân bằng ban đầu củanền kinh tế là giao giữa đường 45° và đường AD1, sản lượng cân bằng của nền kinh tế

là Yt Tuy nhiên, mức sản lượng này chưa đạt được mức sản lượng mong muốn là sảnlượng tiềm năng của nền kinh tế là YP Nếu tình trạng sản lượng thấp, tăng trưởng kinh

tế chậm và kéo dài nền kinh tế có thể sẽ phải đối mặt với suy thoái Khi đó, chính phủvới mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, làm cho sản lượng tăng lên sẽ sử dụngchính sách tài khóa mở rộng để điều tiết tổng cầu Bằng chính sách giảm thuế hoặckích thích chi tiêu công, tổng cầu sẽ tăng lên mức AD2, sản lượng của nền kinh tế sẽtăng từ Yt lên YP Sản lượng cân bằng của nền kinh tế sẽ tăng theo số nhân thuế hoặc

số nhân chi tiêu

Hình 1.1: Cơ chế tác động của chính sách tài khóa mở rộng

Hạn chế của chính sách tài khóa mở rộng là có thể sẽ gây ra sức ép về lạm phát đối vớinền kinh tế

Trang 11

1.5.2 Chính sách tài khóa thu hẹp (khi nền kinh tế tăng trưởng nóng, lạm phát cao)

Ngược lại, khi nền kinh tế tăng trưởng nóng, sản lượng cân bằng thực tế vượt mứcsản lượng tiềm năng, lạm phát tăng cao Chính phủ nên sử dụng chính sách tài khóathắt chặt bằng cách giảm chi tiêu và tăng thuế nhằm làm giảm tổng cầu của nền kinh tếđiều này khiến cho sản lượng cân bằng thực tế giảm và lạm phát giảm

Trong hình 1.2, tổng cầu của nền kinh tế đang ở mức cao là AD3 Điều này làm cholạm phát của nền kinh tế tăng cao Mục tiêu của chính sách tài khóa lúc này là kiềmchế lạm phát Bằng cách tăng thuế hoặc cắt giảm chi tiêu công, chính phủ sẽ làm chotổng cầu giảm xuống còn AD4 Khi đó, lạm phát sẽ giảm

Hình 1.2: Cơ chế tác động của chính sách tài khóa mở rộng

Hạn chế của chính sách tài khóa thắt chặt là có thể sẽ gây ra nguy cơ sản lượng (Y)giảm đối với nền kinh tế

Như vậy, rất khó để đạt cả hai mục tiêu: kiềm chế lạm phát và thúc đẩy tăng trưởngnếu chỉ sử dụng chính sách tài khóa Trường hợp nền kinh tế vừa đối mặt với suythoái, vừa đối mặt với lạm phát, Chính phủ sẽ phải lựa chọn ưu tiên cái nào hơn vàphối hợp cùng với các chính sách khác để có được hiệu quả tốt nhất

1.6 Tác động của chính sách tài khóa

Tác động của thay đổi chi tiêu Chính phủ và thuế làm sản lượng thay đổi, sản lượngthay đổi một lượng lớn hơn lương chi tiêu Chính phủ và thuế được gọi là hiệu ứng sốnhân (multiplier effect)

ΔY = mc ΔG9

Trang 12

ΔY = mt ΔT

1.7 Chính sách tài khóa trong trong thực tế

1.7.1 Nhân tố tự điều chỉnh của nền kinh tế.

a) Thuế lũy tiến:

Khi thu nhập quốc dân tăng lên thì số thuế phải đóng cũng tăng theo điều này làmgiảm bớt tốc độ tăng của thu nhập khả dụng, giảm gia tăng tổng cầu của nền kinh tế,làm giảm bớt sự gia tăng nhanh lạm phát của nền kinh tế

Ngược lại khi nền kinh tế suy thoái, thu nhập giảm người dân chuyển sang đóng thuế

ở mức thấp hơn, tốc độ giảm thu nhập khả dụng thấp hơn tốc độ giảm thu nhập Vìvậy, tốc độ cắt giảm chi tiêu cũng chậm lại, góp phần làm giảm bớt suy giảm kinh tế.b) Trợ cấp thất nghiệp:

Khi nền kinh tế tăng trưởng cao, người lao động có việc làm sẽ tiến hành trích mộtphần thu nhập nộp thuế trợ cấp thất nghiệp Khi nền kinh tế suy thoái, những người laođộng thất nghiệp sẽ đượcnhận trợ cấp thất nghiệp, người lao động thất nghiệp nhưngvẫn có thu nhập vì vậy sẽ không cắt giảm quá đáng chi tiêu về mức chi tiêu tự định do

đó giảm bớt sự suy giảm nền kinh tế

Tuy nhiên, những nhân tố tự động ổn định chỉ có tác dụng làm giảm bớt phần nàonhững giao động của nền kinh tế, mà không xóa bỏ hoàn toàn được những giao độngcủa nền kinh tế

1.7.2 Những hạn chế¸ khó khăn của chính sách tài khóa thực tế

Chính sách tài khóa trong thực tế không mang lại hiệu quả như lý thuyết Nguyên nhân

là do:

a) Khó khăn trong việc xác định sự cần thiết phải tác động

+ Có những quan điểm, cách đánh giá mức độ khác nhau trước các sự kiện kinh tế.+ Căn cứ để xác định dung lượng của tác động điều chỉnh kinh tế vĩ mô là sản lượngtiềm năng nhưng để xác định chính xác sản lượng tiềm năng tại một thời điểm là việclàm không khả thi

Trang 13

+ Chủ trương chính sách đúng nhưng khi thực hiện lại không đúng như mục tiêu banđầu có thể do nhiều nguyên nhân làm sai lệch như: trình độ người thực thi pháp luật,bối cảnh thực hiện chính sách thay đổi, nhận thức của người triển khai…

Chính phủ luôn gặp hai vấn đề cơ bản:

⬥ Thứ nhất, chính phủ không biết được quy mô tác động cụ thể của việc điềuchỉnh chi tiêu lên các biến số kinh tế vĩ mô dự tính

⬥ Thứ hai, nếu có thể ước tính được về quy mô tác động, thì sự ước tính này cũngchỉ dựa trên cơ sở số liệu quá khứ Từ đó dẫn đến việc các chính sách tài khóakhông được như mong đợi

b) Chính sách tài khóa có độ trễ về mặt thời gian

+ Độ trễ trong: thời gian thu thập, xử lý thông tin và ra quyết định can thiệp vào nềnkinh tế

+ Độ trễ ngoài: là khoảng thời gian từ khi phổ biến, triển khai các quyết định của chínhsách tài khóa đến khi những chính sách này đi vào thực hiện và phát huy tác dụng.Theo đó, để nhận biết sự thay đổi của tổng cầu, chính phủ phải mất một thời gian nhấtđịnh để thống kê những số liệu đáng tin cậy về nền kinh tế vĩ mô (có thể đến 6 tháng).Sau khi nhận biết, việc chính phủ đưa ra những quyết định về chính sách cũng phảimất thêm một khoảng thời gian nữa Và khi chính sách được thực thi thì cũng cần phải

có thời gian để tác động

c) Dễ dẫn tới thất thoát lớn trong quá trình đầu tư

Khoản chi tiêu của chính phủ trong chính sách tài khóa phần lớn là đầu tư công, màđầu tư công có những đặc điểm:

⬥ Tỷ lệ thất thoát vốn lớn do trình độ quản lý, trách nhiệm, tham nhũng;

⬥ Đầu tư cho lĩnh vực cơ sở hạ tầng thời gian đưa vào sử dụng và phát huy tácdụng lâu

11

Trang 14

Chương 2: Phân tích tình hình thực hiện chính sách tài khóa ở Việt Nam giai

đoạn 2015-2019

2.1 Phân tích tình hình thực hiện Chính sách tài khóa ở Việt Nam năm 2015

Năm 2015, ngành Tài chính đã nỗ lực điều hành thu, chi NSNN chủ động, chặt chẽ,tiết kiệm, giữ vững cân đối ngân sách; đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, cải cách thủ tụchành chính, tái cơ cấu nền kinh tế, tạo môi trường thuận lợi phát triển sản xuất-kinhdoanh, thúc đẩy tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; tăng cường côngtác thanh tra, kiểm tra tài chính - ngân sách; tích cực, chủ động hội nhập, tăng cườngquan hệ hợp tác quốc tế

+ Thu và quản lý thu ngân sách:

CSTK được điều hành khá linh hoạt, điều này thể hiện rõ nhất trong chính sách thungân trong chính sách thu ngân ngân sách khi thực hiện các biện pháp miễn giảm thuế

và điều chỉnh đối tượng chịu thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho sx-kd, phát triển doanhnghiệp thông qua việc điều chỉnh bổ sung một số mặt hàng không chịu thuế giá trị giatăng miễn thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế của người nhập cảnh vào ViệtNam; giảm thuế nhập khẩu ưu đãi đối với xăng, dầu, miễn giảm tiền sử dụng đất tạiđịa bàn có điều kiện KTXH khó khăn, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo;… Nhànước nâng cao hiệu quả hoạt động tăng sức cạnh tranh đồng thời đảm bảo nguồn lựccho cân đối NSNN

+ Chi ngân sách chặt chẽ, tiết kiệm, đảm bảo tính hiệu quả:

Chính sách chi NSNN được thực hiện theo hướng thắt chặt ưu tiên chi NSNN chocon người, chi cải cách tiền lương chi cho nông nghiệp và phát triển nông thôn, đảmbảo an ninh xã hội; không ban hành các chính sách chế độ mới làm tăng chi ngân sáchkhi chưa có nguồn đảm bảo Các chính sách chi NSNN được rà soát, điều chỉnh nhằm

cơ cấu lại Chi NSNN trong đó tăng 8% đối với lương hưu trợ cấp ưu đãi người cócông và tiền lương đối với cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang có hệ sốlương từ 2,34 trở xuống; hoàn thiện chính sách hỗ trợ bảo vệ đất trồng lúa thực hiệnchế độ bồi dưỡng đi biển đối với kiểm ngư viên, thuyền viên, tàu kiểm ngư và ngườithực hiện nhiệm vụ kiểm ngư hoàn thiện cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệpcông lập…

Ngày đăng: 15/12/2024, 19:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w