1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bảo tàng chứng tích chiến tranh Đề tài tội ác của Đế quốc mỹ trong chiến tranh vn

22 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tội Ác Của Đế Quốc Mỹ Trong Chiến Tranh VN
Tác giả Nguyễn Bùi Thảo Vân, Trần Nguyễn Minh Quân, Nguyễn Thùy Trang, Quách Thị Hiền Trang, Nguyễn Ngọc Báu, Lê Ngọc Phương Ngân, Huỳnh Ngọc Tú, Huỳnh Nguyễn Tường Vy
Người hướng dẫn Ths. Nguyễn Minh Quang
Trường học Trường Đại Học Hoa Sen
Chuyên ngành Lý Luận Chính Trị
Thể loại Bài Thu Hoạch
Năm xuất bản 2022
Thành phố TP.HCM
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 5,24 MB

Nội dung

Đây chính một chặng đường đẫm máu đầy những chết chóc và bom mìn kéodài gần hết cả thế kỷ 20 và nó đã được bắt đầu với cuộc chiến chống lại sự xâm lược củangười Pháp.Những hiện vật, nhữn

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN KHOA LOGISTICS VÀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

~~~~~~~~~~~~

BÀI THU HOẠCH THAM QUAN

BẢO TÀNG CHỨNG TÍCH CHIẾN TRANH

ĐỀ TÀI :

TỘI ÁC CỦA ĐẾ QUỐC MỸ TRONG CHIẾN TRANH VN

Môn học : Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Giảng viên : Ths.Nguyễn Minh Quang

Thành viên

: Nguyễn Bùi Thảo Vân - 22011380

Trần Nguyễn Minh Quân - 22011648Nguyễn Thùy Trang - 22011730Quách Thị Hiền Trang - 22011574Nguyễn Ngọc Báu - 22004434

Lê Ngọc Phương Ngân - 22005708Huỳnh Ngọc Tú - 22008083Huỳnh Nguyễn Tường Vy - 2198432

TP.HCM, tháng 04 năm 2022

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

DANH MỤC HÌNH ẢNH 2

LỜI MỞ ĐẦU 3

1 Giới thiệu chung về bảo tàng 4

2 Toàn cảnh về “Tội ác” của đế quốc Hoa Kỳ 4

2.1 Khởi nguồn của các cuộc chiến tranh 4

2.2 Những sự kiện kinh hoàng đối với người đối với người dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ 7

2.3 Tra tấn tù nhân dã man 10

2.4 Mưa bom 11

2.5 Chất độc màu da cam 13

2.6 Hệ quả chiến tranh để lại cho dân tộc Việt Nam 17

3 Cảm nghĩ sau khi tham quan bảo tàng 20

Tài liệu tham khảo 21

Trang 3

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1 Cuộc triển lãm những thảm họa, hậu quả sau chiến tranh giữa

Mỹ và Việt Nam 5

Hình 2 Cuộc thảm sát Mỹ Lai 1968 7

Hình 3 Danh sách các nạn nhân trong vụ thảm sát Thạnh Phong 9

Hình 4 Chuồng cọp kẽm gai 11

Hình 5 Máy chém 11

Hình 6 Các nạn nhân của chất độc màu da cam 16

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Khi hỏi bất kì người dân Việt Nam nào về lịch sử dân tộc, người ta cũng thấy rùngmình khi nhớ về một thời khói lửa đạn bom hoang tàn nhưng sáng ngời ý chí quật cường

và tinh thần yêu nước của những người con dân nơi dải đất hình chữ S

Mỗi người dân Việt Nam chắc hẳn đều không thể nào quên được quá khứ đauthương và cuộc chiến tranh đẫm nước mắt của dân tộc Bảo tàng chứng tích chiến tranhđược biết đến là một sự diễn đạt lịch sử trực tiếp về chặng đường tiến tới nền độc lập củaViệt Nam Đây chính một chặng đường đẫm máu đầy những chết chóc và bom mìn kéodài gần hết cả thế kỷ 20 và nó đã được bắt đầu với cuộc chiến chống lại sự xâm lược củangười Pháp.Những hiện vật, những hình ảnh còn sót lại như những minh chứng đanh thép

tố cáo tội ác của bọn thực dân xâm lược, đồng thời phản ánh ý chí chiến đấu, thắng cuộc

để giành lại độc lập dân tộc của nhân dân ta

Để tái hiện lại những năm tháng lịch sử hào hùng đó, Bảo tàng chứng tích chiếntranh là một điểm đến lựa chọn tuyệt vời cho những tình nhân thích lịch sử, muốn đượcsống lại những ngày khói lửa chiến tranh quyết liệt

Trang 5

1 Giới thiệu chung về bảo tàng

Bảo tàng Chứng tích chiến tranh (quận 3, thành phố Hồ Chí Minh) được thành lậpsau ngày đất nước thống nhất (30-4-1975) nhằm lưu lại những chứng tích anh hùng củanhân dân Việt Nam đồng thời tố cáo những tội ác của thực dân, đế quốc Ban đầu côngtrình có tên là “Nhà trưng bày tội ác Mỹ - Ngụy”, được mở cửa đón tiếp công chúng vàongày 4-9-1975; sau đó đổi tên là “Nhà trưng bày tội ác chiến tranh xâm lược” (năm 1990)

và từ năm 1995 đến nay mang tên “Bảo tàng Chứng tích chiến tranh”

Bảo tàng Chứng tích chiến tranh là thành viên của hệ thống Bảo tàng Hòa bình thếgiới và Hội đồng Bảo tàng thế giới Bảo tàng có chức năng nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản

và trưng bày các tài liệu, hiện vật về tội ác, hậu quả của cuộc chiến tranh xâm lược ViệtNam của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, qua đó kêu gọi chống chiến tranh phi nghĩa, bảo

vệ hòa bình và tình đoàn kết nhân dân các nước trên thế giới

Bảo tàng Chứng tích chiến tranh là một công trình hiện đại, có khuôn viên5.400m2 Kiến trúc chính là khối nhà trưng bày 3 tầng với tổng diện tích sàn là 4.522m2.Ngoài ra, còn có một số công trình phụ trợ cùng diện tích trưng bày ngoài trời là 3.026m2.Bảo tàng hiện lưu giữ 20.000 tài liệu, hiện vật và phim ảnh, trong đó, hơn 1.500 tài liệu,hiện vật được giới thiệu tại 8 chuyên đề trưng bày thường xuyên Ngoài ra, bảo tàng cònthực hiện nhiều triển lãm lưu động phục vụ công chúng ở thành phố Hồ Chí Minh và cảnước

2 Toàn cảnh về “Tội ác” của đế quốc Hoa Kỳ

Trong cuộc chiến, quân đội Mỹ đã thực hiện rất nhiều chiến dịch nhằm tiêu diệt nhândân ta Điều đó đã làm tăng thêm sự căm thù trong mắt người dân ta

2.1 Khởi nguồn của các cuộc chiến tranh

Đất nước ta sau hơn trăm năm bị đô hộ bởi Pháp cuối cùng cũng đã lấy được lạiđộc lập tự do vào năm 1945 Tuy vậy, cuộc kháng chiến chống Pháp phải đến năm 1954mới chấm dứt vì sự can thiệp của Mỹ và sự lươn lẹo của chính quyền thực dân Pháp vớimục tiêu lấy lại được sự thống trị trên đất nước ta Tuy nhiên với chiến thắng Điện Biên

Trang 6

Phủ năm 1954, quân Pháp cuối cùng cũng đã thất bại trong mưu đồ tái xâm lược nước ta.Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Genevơ được ký kết Cuộc kháng chiến chốngpháp kết thúc

Quân Pháp rút về nước, miền Bắc nước ta đã được giải phóng hoàn toàn TheoHiệp định Geneve, Việt Nam sẽ tổ chức tổng tuyển cử thống nhất nước Việt Nam Nhưng

đế quốc Mỹ với ý đồ xâm lược Việt Nam từ lâu, đã lợi dụng cơ hội, gạt Pháp ra, nhảy vào

tổ chức, chỉ huy nguỵ quyền, nguỵ quân tay sai, viện trợ kinh tế quân sự, biến miền Namthành thuộc địa kiểu mới, chia cắt lâu dài nước ta Cả dân tộc ta lại bước vào 1 cuộc chiếnsống còn chống đế quốc Mỹ từ đây

Ngày 20 tháng 7 năm 1954, Hiệp định Genevơ về chiến tranh Đông Dương được

kí kết, theo đó nước ta sẽ bị cắt làm đôi, chia ranh giới ở vĩ tuyến 17 để quân đội 2 bên tậpkết Quân Pháp theo đó sẽ phải rút quân về nước và 1 năm sau Hiệp Định, nước ta sẽđược tiến hành tổng tuyển cử thống nhất đất nước Tuy nhiên Mỹ đã ra sức phá hoại việc

Hình 1 Cuộc triển lãm những thảm họa, hậu quả sau chiến tranh giữa

Mỹ và Việt Nam

Trang 7

thi hành đình chiến,phá hoại việc lập hòa bình ở nước ta bằng cách âm mưu các kế hoạchquân sự hóa miền Nam, viện trợ cho chính quyền Ngô Đình Diệm, thành lập khối phòngthủ Đông Nam Á Năm 1954, Ngô Đình Diệm được Mỹ đưa về miền Nam làm Thủ tướngcủa Quốc trưởng Bảo Đại Một năm sau đó, Diệm phế truất vua Bảo Đại và lập nên nướcViệt Nam Cộng Hòa, khởi đầu cho cuộc kháng chiến chống Mỹ của nước ta Trong bộMiền Nam giữ vững Thành Đồng, GS Trần Văn Giàu khẳng định: “Trên đường thiết lậpnền độc tài cá nhân của nó, từ năm 1955 đến năm 1956, Ngô Đình Diệm chẳng những rasức tiêu diệt các đảng phái và giáo phái đối lập, mà lại còn song song ra sức tạo cho chínhquyền độc tài cá nhân đó một cơ sở pháp lý, một bề ngoài dân chủ Báo cáo của ta chothấy, đô la, vũ khí và cố vấn Mỹ tung vào miền Nam là yếu tố nền tảng cho việc xây dựng

và củng cố chính quyền của Ngô Đình Diệm Đó chính là nguồn sống của chính quyềnDiệm, không có những nguồn sống ấy, thì chính quyền này không thể đứng được.Sau khi hết 300 ngày chuyển quân, Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm phớt lờ vàtiếp tục phủ nhận Hiệp định Genevơ Trong khi đó, Chính phủ miền Bắc ta đề nghị mởhội nghị hiệp thương thì Diệm từ chối Các luận điệu xuyên tạc như Diệm nói rằng Hiệpđịnh Genève chỉ nói hiệp thương chứ không nói hội nghị hiệp thương, chính quyền ViệtNam Cộng hòa không ký Hiệp định Genève nên không cần phải thực hiện, miền Bắckhông có dân chủ nên không thể tổng tuyển cử tự do… đều bị đánh tan

Nghị quyết 15 được Đảng thông qua tháng 1-1959 đã ghi rõ: Phương pháp cáchmạng và phương thức đấu tranh là dùng bạo lực cách mạng từ đấu tranh chính trị tiến liênkết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang,dùng khởi nghĩa giành chính quyền vềtay nhân dân Ngày 17-1-1960, phong trào Đồng Khởi nổ ra ở Bến Tre sau đó lan rộng rakhắp miền Nam Chính quyền Ngô Đình Diệm là sự khởi đầu của chế độ thực dân mớicủa đế quốc Mỹ ở miền Nam nên cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước bắt đầu từ cuộcđấu tranh chống chế độ Ngô Đình Diệm, cuộc chiến chống đế quốc Mỹ (1954-1975)bắtđầu từ đó

Trang 8

2.2 Những sự kiện kinh hoàng đối với người đối với người dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ

2.2.1 Thảm sát Mỹ Lai 1968:

Thảm sát Mỹ Lai là một trong những tội ác của quân dội Hoa Kỳ trong chiến tranhViệt Nam Vụ thảm sát xảy ra vào ngày 16 tháng 3 năm 1968 tại thôn Mỹ Lai, làng Sơn

Mỹ, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi Đó là sáng 16/3/1968, trên những con đường và

gò đất ở thôn Mỹ Lai, phơi đầy khoai lang mới xắt, trực thăng Mỹ bay tới vào khoảng 7giờ 27 Sau các loạt đạn dẹp đường, 100 lính đổ bộ xuống Mỹ Lai Trong làng không cóbất cứ một lính Việt Cộng nào trong làng mà chỉ có mỗi phụ nữ và trẻ em Lính Mỹ tậphợp họ thành hàng dài bên bờ mương và bắt đầu nã đạn vào vị trí mà chúng gọi là “địađiểm tình nghi có đối phương” Mức độ dã man ngày càng tăng cao, dù người hay là giasúc đều khó sống sót Lính Mỹ dùng lựu đạn, lưỡi lê và dúng trường giết người một cáchrất tự nhiên Bà Quý – một người dân ở tại thời điểm lúc bấy giờ đã sống sót nhờ bị vùilấp dưới xác người Bị thương ở mông và chân phải, không thể leo lên bờ mương nhưng

bà nằm thoi thóp trong bê bết máu

Hình 2 Cuộc thảm sát Mỹ Lai 1968

Trang 9

Chỉ có duy nhất chuẩn úy Hugh Thompson – phi công lái trực thăng OH-23 cùng

tổ bay của mình là những người ngăn cản đồng dội thực hiện việc giết chóc và cứu người.Chính mắt ông đã chứu kiến địa úy Medina đã bắn thẳng vào đầu một người phụ nữ vàkhi bị buộc tội thì ông ta biện hộ lại rằng: “Người phụ nữa đang cầm một quả lựu đạn!”.Cuối ngày hôm đó, trên các bản tin của quân đội Mỹ, "128 Việt Cộng đã bị tiêudiệt sau một ngày chiến đấu khốc liệt" Tướng William Westmoreland, tư lệnh của lựclượng Mỹ tại miền Nam Việt Nam, có lời khen đơn vị của ông đã "làm việc kiệt xuất".Thật đáng hổ thẹn thay cho những con người đã bị mất đi nhân tính!

2.2.2 Thảm sát Thạnh Phong:

Vào đêm ngày 25 tháng 2 năm 1969, một nhóm biệt kích của hải quân Mỹ đã tấncông ngôi làng ThạnhPhong (ấp Thạnh Hòa, xã Thạnh Phong, huyện Thanh Phú, tỉnh BếnTre) Thạnh Phú còn có biệt danh là Mật Khú Thạnh Phú cách Sài Gòn khoảng 130kmhướng Đông Nam là nơi hẻo lánh với các ruộng lúa, vườn dừa, chuối, đầm lầy lau sậy, …

và được đánh giá là một trong những nơi nguy hiểm nhất ở Việt Nam với 5/8 xã thuộcquân du kích kiểm soát Theo một thành viên trong nhóm biệt kích, họ đã đi vào nhà dândùng dao giết những người trong nhà gồm 2 ông bà già và 3 đứa cháu dưới 12 tuổi TheoKerrey với tư cách chỉ huy của đội đã nói với tạp chí New York Times rằng : “Quy trìnhtiêu chuẩn là phải loại bỏ những người mà chúng tôi chạm trán” Nạn nhân sống sót duynhất sau thảm sát Thạnh Phong bà Bùi Thị Lượm kể rằng: “Không có ai khác may mắnsống sót đêm đó Trong số 21 người chết, có một người cô và một người mợ đang mangthai Nếu tính cả thai nhi chưa lọt lòng thì con số chính xác là 23 nạn nhân.”

Theo hình ảnh mà tôi thu thập được sau khi tham quan ở Bảo tàng chứng tích chiếntranh tại TP.HCM có ghi chép lại: “Đêm ngày 25-2-1969, toán biệt kích hải quân MỹSEAL do trung úy Bob Kerry chỉ huy đã ập vào ấp 5, xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú,tỉnh Bến Tre Ba đứa bé là cháu nội ông Bùi Văn Vát đã ẩn nấp trong ống cống này nhưngvẫn bị lính biệt kích Mỹ bắt ra đâm chết hai cháu gái Bùi Thị Ánh (khoảng 10 tuổi) vàBùi Thị Nguyệt ( khoảng 8 tuổi), cháu trai Bùi Văn Dân ( khoảng 6 tuổi) đã bị mổ bụng”

Trang 10

Trong thư trả lời về thảm sát Thạnh Phong.

Ông Bob Kerry viết : “Tôi đã xin lỗi người Việt về

những gì tôi gây ra trong chiến tranh và giờ tôi xin

lỗi lại một lần nữa Một cách chân thành và cùng

những nỗi đau của ký ức mãi mãi ám ảnh, tôi xin lỗi

những người mà tôi đã gây hại tới… Nhưng một lời

xin lỗi sẽ luôn là không đủ Nó giống như món súp

cá mà thiếu con cá vậy Vì thế, tôi cố gắng giúp

người Việt mỗi khi có thể Như đóng góp chấm dứt

đạo luật TWEA (coi Việt Nam như nước thù địch),

bình thường hoá quan hệ, ủng hộ đàm phán BTA, và

đặc biệt là ủng hộ nỗ lực cải thiện hệ thống giáo dục

Việt Nam thông qua chương trình Fulbright.”

2.2.3 Chiến dịch Speedy Express:

Là một chiến dịch quân sự do Quân đội Hoa Kỳ tiến hành trong thời gian Chiếntranh Việt Nam tại địa phận các tỉnh Định Tường, Kiến Hòa và Gò Công của Việt NamCộng hòa.Diễn ra trong thời gian từ tháng 12 năm 1968 cho tới ngày 11 tháng 5 năm

1969, mục tiêu tuyên bố của quân đội Mỹ trong chiến dịch này là ngăn chặn các đơn vị vũtrang của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam can thiệp vào các nỗ lực bìnhđịnh của Quân đội Mỹ ở khu vực và cắt đứt đường dây liên lạc của đối phương Năm 1969 Lữ đoàn 1 thuộc Sư đoàn bộ binh 9 Hoa Kỳ tiếp tục chiến dịch của họtại tỉnh Định Tường bằng chiến thuật phục kích ban đêm, trong lúc đó Lữ đoàn 2 tiếp tụcnhiệm vụ của họ cùng Lực lượng cơ động Mục tiêu của Chiến dịch Speedy Express theoquân đội Mỹ là nhằm tấn công thẳng vào quân địch và cắt đứt đường tiếp viện của họ từCampuchia Để phục vụ mục tiêu này, quân đội Mỹ đã huy động 8.000 lính lục quân, 50pháo, 50 trực tăng và ném bom tăng cường Trong chiến dịch này, sức mạnh hỏa lực củaHoa Kỳ đã được huy động ở mức cực lớn: 4.338 lượt xuất kích của trực thăng, 6.500 phi

vụ không kích dội xuống mặt đất ít nhất 5.078 tấn bom và 1.784 tấn napalm, cùng với đó

Hình 3 Danh sách các nạn nhân trong vụ thảm sát Thạnh Phong

Trang 11

là 311.083 loạt đạn pháo đã được bắn ra bởi pháo binh Sư đoàn 9 Hoa Kỳ Chiến dịch nàyhướng tới việc đẩy lùi Quân giải phóng miền Nam Việt Nam khỏi các căn cứ của họ cũngnhư để kéo dài thời gian tới thời điểm Hoa Kỳ có lợi thế lớn trên bàn đàm phán tại Hộinghị Paris Tuy nhiên, sau đó Quân giải phóng miền Nam Việt Nam tiến hành phàn kích

để buộc Hoa Kỳ đàm phán thực chất hơn và để Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòamiền Nam Việt Nam tham gia bàn đàm phán

Sau khi kết thúc chiến dịch, Quân đội Mỹ đưa ra con số thiệt mạng của đối phương

là 10.889 người trong khi quân Mỹ chỉ có 40 lính tử trận trong thời gian chiến dịch từtháng 12 năm 1968 cho tới 31 tháng 5 năm 1969 rong số báo ra ngày 1 tháng 12 năm

2008 trên tạp chí The Nation, nhà báo Nick Turse đã viết bài báo có nhan đề A My Lai aMonth (Mỗi tháng một Mỹ Lai) theo đó ông cho rằng chiến dịch Speedy Express là một

cố gắng có chủ ý của quân Mỹ nhằm thảm sát dân thường Nick Turse, trong sách “Giếtmọi thứ di động, lập luận rằng: việc không ngừng tìm kiếm nhiều hơn số xác chết để báocáo thành tích, việc sử dụng lan tràn vùng tự do bắn phá, thường dân có thể bị xem là dukích, và thái độ khinh miệt phổ biến dành cho thường dân Việt Nam đã dẫn đến thươngvong lớn và tội ác chiến tranh gây ra bởi quân đội Mỹ trong Chiến dịch Speedy Express

Nó được mô tả bởi John Paul Vann, là một vụ thảm sát còn ghê gớm gấp nhiều lần Thảmsát Mỹ Lai

2.3 Tra tấn tù nhân dã man

Ngoài ra, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh còn thuật lại chế độ tù lao hệ thống của hơn

200 nhà tù trên toàn Việt Nam do Mỹ và chính quyền Sài Gòn xây dựng lên để khống chếngười dân Việt Nam Trong số đó, có những nhà tù được mệnh danh là “địa ngục trầngian” nổi tiếng tại Việt Nam cũng được dựng lại như nhà tù Côn Đảo, Phú Quốc, ChíHòa, Tân Hiệp, Thủ Đức, … qua một số những hình thức tra tấn

- Chuồng cọp kẽm gai là hình thức tra tấn nổi

tiếng man rợn ở Côn Đảo Được đan chằng

chịt bởi kẽm gai và đặt ở ngoài trời, dưới thời

tiết nắng nóng Mỗi chuồng được nhốt từ 3

10

Hình 4 Chuồng cọp kẽm gai

Trang 12

đến 5 người theo từng kích thước khác nhau Theo đó, tù nhân buộc phải cới áo vàchỉ được mặc quần cụt để phơi nắng, phơi sương từ ngày này qua tháng nọ

- Máy chém là một trong những dụng cụ cắt

đầu được thực dân Pháp sử dụng làm hình

thức giết tù nhân tàn bạo thời điểm lúc bấy

giờ

2.4 Mưa bom

Máy bay và lực lượng không quân của Mỹ luôn luôn xuất hiện và tham gia dày đặctrong mọi trận đánh đối với chiến tranh Việt Nam Dọn đường cho quân đội Mỹ bằng bomđạn, công kích và tàn phá tất cả ở khu vực miền bắc Việt Nam và mang theo nhiệm vụyểm trợ, thế nên nước ta là nơi chứa nhiều bom đạn của Mỹ mà hậu quả chiến tranh để lạinhiều nhất trên thế giới

Một số nơi chứa nhiều như Đường Trường Sơn theo theo tài liệu nơi đây chứa gần

4000000 tấn bom, khu vực Khe Sanh trong 77 ngày phải gánh chịu 110000 tấn bom đạn

dù chỉ rộng 8 km² đặc biệt khu vực vĩ tuyến 17, Mỹ đã ném 864000 tấn bom gây hậu quảcho 72000 dân thường phải thiệt mạng và bị thương Khu vực Quảng Trị ở nước ta vàonăm 1972 đã gồng mình hứng chịu 328 nghìn tấn bom đạn và vô số những viên đạn pháo,mang theo sức công phá gần 7 quả bom nguyên tử đã từng ném xuống Hiroshima và hiệntại Việt Nam vẫn còn rất nhiều nơi mặt đất vẫn đầy bom đạn sót lại sau chiến tranh Bệnh viện Bạch Mai ở Quận Đống Đa, Hà Nội vào ngày 22/12/1972, trong chiếndịch Chiến dịch Linebacker II, đã hứng chịu 100 quả bom được ném từ máy bay B-52 củaKhông quân Hoa Kỳ làm 30 bác sĩ, y tá thiệt mạng, 22 người khác bị thương

Mỹ sử dụng số bom đạn tại Việt Nam nhiều gấp 2,3 lần thậm chí gấp gần 10 lần sovới việc thả bom xuống Nhật Bản hay các nước chiến tranh mà Mỹ đã từng tham chiến.Hậu quả để lại sau khi kết thúc chiến tranh 2-4 triệu người dân Việt Nam chết chủ yếu do

Hình 5 Máy chém

Ngày đăng: 13/12/2024, 16:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN