1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đồ Án vải không dệt thiết kế dây chuyền sản xuất vải không dệt xuyên kim 100% polypropylene 80 gsm bề rộng vải 3m2 dày 0 8mm với sản lượng là 100 tấntháng

47 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đồ Án Vải Không Dệt Thiết Kế Dây Chuyền Sản Xuất Vải Không Dệt Xuyên Kim 100% Polypropylene 80 GSM Bề Rộng Vải 3M2 Dày 0.8MM Với Sản Lượng Là 100 Tấn/Tháng
Tác giả Nguyễn Đông Hưng
Người hướng dẫn PGS.TS. Bùi Mai Hương
Trường học Trường Đại Học Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kỹ Thuật Dệt
Thể loại Đồ án
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 2,12 MB

Nội dung

Tại sao lại chọn PolypropylenePP là nguyên liệu chính để làm vải không dệt?Lý do em chọn Polypropylene PP làm nguyên liệu chính để làm vải không dệt:  Chi phí thấp làm cho nó thân thiện

Trang 1

sTRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA KỸ THUẬT CƠ KHÍ

BỘ MÔN KỸ THUẬT DỆT

ĐỒ ÁN VẢI KHÔNG DỆT THIẾT KẾ DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT VẢI KHÔNG DỆT XUYÊN KIM 100% POLYPROPYLENE 80 GSM BỀ RỘNG

VẢI 3M2 DÀY 0.8MM VỚI SẢN LƯỢNG LÀ 100 TẤN/THÁNG

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: PGS.TS Bùi Mai Hương

SINH VIÊN: Nguyễn Đông Hưng

MSSV: 2113603

LỚP: CK21DET

NGÀNH: KỸ THUẬT DỆT

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 2024

Trang 2

Tác động của đại dịch COVID-19 là rất nhỏ đối với sự tăng trưởng của thị trường vải không dệt Khi các chính phủ cung cấp các gói kinh tế cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ

và các lợi ích khác, người tiêu dùng trên toàn thế giới hiện đang tập trung vào các mặt hàng thiết yếu và thiết bị bảo hộ cá nhân

 Trong ngắn hạn, cơ sở ứng dụng ngày càng tăng trong ngành chăm sóc sức khỏe

và chăm sóc cá nhân, cùng với nhu cầu về xe điện ngày càng tăng, dự kiến sẽ thúc đẩy thị trường được nghiên cứu

 Tuy nhiên, độ bền và độ bền thấp của vải có thể cản trở nhu cầu về vải không dệt trên thị trường

 Mặt khác, việc tăng cường hoạt động xây dựng ở Mỹ và các nền kinh tế mới nổi khác trên khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương có thể mang lại cơ hội trong tương lai cho thị trường vải không dệt

 Châu Á-Thái Bình Dương thống trị thị trường trên toàn thế giới, nơi nhu cầu về vải không dệt chủ yếu được thúc đẩy bởi ứng dụng ngày càng tăng và nhu cầu từ các ngành như xây dựng, chăm sóc sức khỏe, v.v

1 https://www.mordorintelligence.com/vi/industry-reports/nonwoven-fabric-market

3

Trang 3

Thông tin chi tiết về thị trường sợi Polypropylen:2

 Quy mô thị trường sợi Polypropylene được định giá là 126,19 tỷ USD vào năm

2022 và dự kiến tăng từ 130,40 tỷ USD vào năm 2023 lên 164,12 tỷ USD vào năm

2030, với tốc độ CAGR là 3,34% trong giai đoạn dự báo (2023-2030)

 Thị trường sợi polypropylene toàn cầu đã chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể trongnhững năm gần đây do nhu cầu ngày càng tăng từ các ngành công nghiệp sử dụng cuối khác nhau như dệt may, ô tô, xây dựng và các sản phẩm vệ sinh Sự gia tăng phát triển cơ sở hạ tầng, cùng với việc sử dụng vải không dệt ngày càng tăng, đã thúc đẩy việc mở rộng thị trường Ngoài ra, các đặc tính của vật liệu, bao gồm độ bền cao, nhẹ và kháng hóa chất, góp phần vào ứng dụng rộng rãi của nó Các yếu

tố như tiến bộ công nghệ, đổi mới sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu dùng ở cáckhu vực đang phát triển dự kiến sẽ duy trì quỹ đạo đi lên của thị trường Tuy nhiên, những thách thức tiềm tàng liên quan đến vấn đề môi trường và động lực cạnh tranh về giá có thể ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng trong tương lai.Chỉ số báo cáo Chi tiết

Giá trị quy mô thị

trường vào năm

2023

126.19 tỷ

Giá trị quy mô thị

trường vào năm

2031

164.12 tỷ

Tốc độ tăng trưởng 3.34%

Giai đoạn dự báo 2024-2031

Đơn vị dự báo (Giá

Sản phẩm chủ lực Sợi Staple

Sợi monofilamentSợi multifilamentVật liệu xây dựngVải địa kỹ thuật (Geotextiles)Công nghiệp ô tô(Automotive)

Sản phẩm hygiene(sạch)

Trang 4

đầu về các sản xuất  ExxonMobil Chemicals (Mỹ)

 LyondellBasell Industries (Hà Lan)

 SABIC (Ả Rập Saudi)

 Braskem (Brazil)

 Formosa Plastics Corporation (Đài Loan)

 Reliance Industries Limited (Ấn Độ)

 Sinopec (Trung Quốc)

 Hanwha Solutions (Hàn Quốc)

 Indorama Ventures Public Company Limited (Thái Lan)

 China Petrochemical Corporation (Sinopec Group) (Trung Quốc)

 Sumitomo Chemicals Co., Ltd (Nhật Bản)

 PTT Global Chemicals Co., Ltd (Thái Lan)

 Chevron Phillips Chemicals LLC (Mỹ)

 China National Petroleum Corporation (CNPC) (Trung Quốc)

1.2 Lựa chọn nguyên liệu

5

Trang 5

Tại sao lại chọn Polypropylene(PP) là nguyên liệu chính để làm vải không dệt?

Lý do em chọn Polypropylene (PP) làm nguyên liệu chính để làm vải không dệt:

 Chi phí thấp làm cho nó thân thiện với ngân sách cho nhiều mục đích sử dụng

 Độ bền cao trong môi trường nhiệt độ thường, giá thành sản xuất thấp

 Chống mài mòn, chịu va đập tốt, bề mặt nhẵn bóng, dễ lau chùi

 Khả năng chống ẩm, chống thấm nước tốt

 Cách điện tốt, chống ăn mòn hóa học cao

 Có thể được sử dụng để tái chế hoặc tái tạo sản phẩm mới

Vải xuyên kim không dệt Polypropylene(PP) là một trong những sản phẩm được dùng nhiều nhất trong trong ngành y tế, công nghệ oto, cầu đường,… đặc điểm dễ thấy nhất của vải đó chính là sản phẩm đầu ra đáp ứng các tiêu chí như: thoáng khí, dẻo dai, nhẹ, không dễ cháy Ví dụ trong ngành cầu đường hiện nay dùng làm vải lót đường bền bỉ theothời gian chống xói mòn tốt tiết kiệm chi phí bảo trì lâu dài Trong ngành may mặc có dùng làm vải may túi xách không dệt và nhiều ứng dụng khác theo nhu cầu của người tiêu dùng

Nhìn vào lượng tiêu thụ của các xơ trong thị trường không dệt Trong 10 năm qua, sản lượng tiêu xơ Polypropylene(PP) cho việc sản xuất vải không dệt tăng gấp đôi Vào năm

2000, lượng PP tiêu thụ đã đạt tới 37,9% tổng tiêu thụ trong ngành sản xuất vải không dệtđánh dấu được tầm quan trọng của nguyên liệu.3

Hình Lượng tiêu thụ xơ trong ngành công nghiệp vải không dệt

Trang 6

Tính chất đặc trưng:4

 Bền cơ học cao do độ kết tinh cao

 Rất bền với hóa chất, không bị ảnh hưởng bởi kiềm đậm đặc acid vô cơ nhiệt độ cao, ngoại trừ acid clorosulfonic (ClCO2H),tuy nhiên không bền với chất oxy hóa

 Bền với vi khuẩn

 Bị tan trong hydrocarbur thơm

 Là sản phẩm được sử dụng rộng rãi, vừa dùng trong sản phẩm kỹ thuật, vừa dùng trong dệt may

 Chịu nhiệt cao hơn Polyetyelen, tuy nhiên ở 100° C, xơ bị co 10% và mất 40% độ bền Bị mềm từ 140° C

 Bền hoá học cũng cao hơn Polyetyelen, chịu đựng tốt với tác dụng của acid, kiềm đậm ở nhiệt độ cao, chỉ trừ acid Closulfonic( ClCO2H)

 Không bền với các chất oxi hoá

 Bị tan trong Hydrocarbur thơm

 Bền với vi khuẩn

 Có thể nhuộm bằng thuốc nhuộm phân tán hoặc nhuộm khối

Xơ polypropylen dùng để bện dây chão rất tốt do nhẹ không bị chìm, không thấm nước, bền uốn và bền xoắn nhiều lần, ở nhiệt độ thấp ít biến chất, không bị tác dụng bởi nhiều dung môi, dầu và nước mặn Người ta dùng xơ polypropylen làm dây thừng, sợi mành, dụng cụ đánh bắt thay cho nylon, pha với len, bông, viscos để dệt vải may mặc, chăn mền, thảm, dùng trong sản xuất hàng dệt kim, bít tất Ở nước ta, sợi polypropylen dạng dải được dùng phố biến để dệt bao bì

4 Giáo trình Khoa học vật liệu dệt- PGS.TS Bùi Mai Hương, TS Vũ Khánh Nguyên,ThS Trịnh thị Kim Huệ- 4-2022

7

Trang 7

Đơn vị Polyethylene Polypropylene

Bảng so sánh các chỉ tiêu cơ lý của hai loại xơ thuộc gốc xơ Polyolefin

Nhìn vào bảng so sánh trên ta hiểu được mục tiêu vì sao xơ PP được sử dụng đa lĩnh vực

Hình Mặt cắt ngang của xơ

Trang 8

Chỉ tiêu cơ lý đặc trưng:5

 Chịu nhiệt cao: nóng chảy ở 175° C, phân huỷ ở 300~500° C

Được sáng chế bởi G Natta, P Pino và G Mazzanti (Italy) vào năm 1954 Được sản xuất trên nhà máy thử nghiệm đầu tiên ra đời vào 1959 Các nước sản xuất xơ PP với các tên gọi như Polyex, Reevon 800(Mỹ), Daiwabo(Nhật Bản), Polon (Hàn Quốc)

5 Wilhelm Albrecht, Hilmar Fuchs, Walter Kittelmann - Nonwoven Fabrics_ Raw Materials, Manufacture,

Applications, Characteristics, Testing Processes-Wiley-VCH (2003)

9

Trang 9

Mặt cắt ngang của xơ là tuỳ hình dạng spinneret Các thớ nằm hướng theo trục dọc của xơ Cấu trúc đại phân tử dạng điều hoà lập thể Cấu trúc vô định hình – tinh thể trong

xơ đạt 85~95%

Chương 2: Phân tích mặt hàng.

2.1 Khái niệm vải không dệt

Vải không dệt đúng với tên gọi của là sản phẩm hình thành từ xơ trải qua quy trình thành vải mà không qua một quá trình dệt nào Vải không dệt là tấm, màng hoặc phiến liên kết ngẫu nhiên hoặc định hướng nhờ lực ma sát và/hoặc liên kết, kết dính, không bao gồm giấy và các sản phẩm dệt thoi, dệt kim, búi, sợi hoặc filament liên kết bằng mũi may khâu, hoặc tấm nỉ liên kết nhờ nghiền ướt Các loại vật liệu này có thể có hoặc không quátrình liên kết bổ sung bằng xuyên kim Xơ tạo nên vải không dệt có thể là là xơ tự nhiên hoặc nhân tạo, xơ cắt ngắn hoặc filament liên tục

Theo ASTM: định nghĩa vật liệu không dệt là “cấu trúc dệt được tạo ra bằng cách liên kếthoặc đan cài các xơ sợi, hoặc cả hai, thực hiện bằng các phương pháp cơ học, hóa học, nhiệt, hoặc dung môi Lưu ý: thuật ngữ không bao gồm giấy hoặc các loại vải được dệt thoi, dệt kim, chần hoặc các loại được làm bằng len hoặc các quy trình tạo nỉ khác

• Định nghĩa này có sẵn trong nhiều tiêu chuẩn ASTM bao gồm D 123, D 1117, D 2646,

D 3786, D 3787, D 5684, D 5732, D 5733, D 5734, D 5735 và D 5736

• Ngày nay, có hai hiệp hội sản phẩm không dệt hàng đầu trên thế giới, cụ thể là EDANA (Hiệp hội các sản phẩm không dệt và châu Âu) và INDA(Hiệp hội các ngành vải không dệt của Bắc Mỹ)

Phân loại vải không dệt theo ứng dụng:

Miếng lau, sản phẩm vệ sinh cá nhân 8.1

Trang 10

2.2 Tính chất ảnh hưởng đến sản xuất vải không dệt.

 Chi số: xơ chi số khoảng 1.0 dtex tới 5.0 dtex, đặc biệt những xơ có chi số nằm trong khoảng 1.7 dtex và 3.3 dtex rất phù hợp với sản xuất vải không dệt tấm lớn,

khối lượng lớn.Xơ thô và xơ mảnh hơn cũng được dùng cho một số mục đích đặcbiệt

 Độ bền ướt tương đối: liên quan tới cả quá trình sản xuất và sử dụng do ảnh hưởngtới quá trình sản xuất liên tục trong trạng thái ướt hoặc trong quá trình liên kết hóahọc

 Độ giữ nước: ảnh hưởng tới sự lựa chọn quá trình sản xuất

 Quan trọng với quá trình sản xuất vải ở trạng thái ướt, do tỉ lệ giữ nước cao(120%) hoặc rất cao (300%) tạo khả năng chất lỏng ở thể vẩn đồng đều hơn sovới tỉ lệ thấp (90%)

 Xơ ở trạng thái trương nở tương tự như một vòi đầy chất lỏng và không tạo xoắncuộn nên xơ dài hơn có thể sử dụng trong quá trình ướt và dạng vẩn tồn tại lâu hơnngay cả khi tỉ lệ xơ- nước thấp

 Tỉ lệ xơ mịn Tỉ lệ xơ mịn tính theo công thức sau:

Độ mảnh xơ :100× chiều dài xơ

chi số xơ = 100× 12

0 ,67

2.2 Yêu cầu mặt hàng vải

11

Trang 11

 Chất liệu: 100% xơ Polypropylene(PP).

 Dây chuyền làm vải không dệt: dây chuyền chải khô

 Phương pháp liên kết màng xơ: xuyên kim

Trang 12

CHƯƠNG 3: THIẾT BỊ DÂY CHUYỀN VẢI KHÔNG DỆT XUYÊN KIM 3.1 Tổng quan về tình hình thiết bị trên thế giới.

Ở nước ta hiện nay, do điều kiện kinh tế xã hội với nền sản xuất nhỏ, ngành chế tạo máy chưa phát triển, vì vậy các thiết bị của ngành vải không dệt đều phải nhập ngoại từ nhiều nước trên thế giới như: Nhật Bản, Đức, Trung Quốc,…

Vấn đề đặt ra là cần có một hệ thống dây chuyền tương ứng để sản xuất ra các loại vải

có chất lượng và đem lại hiệu quả kinh tế cao Do thiết bị công nghệ của mỗi hãng sản xuất đều có ưu, nhược điểm nhất định nên khi đầu tư một dây chuyền mới ta nên chọn dây chuyền phù hợp với trình độ và tầm vóc của người lao động Việt Nam, giá thành phù hợp

Lựa chọn dây chuyền máy móc phù hợp với vóc dáng của người Việt Nam là rất quan trọng vì những lý do sau:

 An toàn và thoải mái: máy móc phù hợp với vóc dáng giúp người sử dụng cảm thấy thoải mái và an toàn hơn khi vận hành Ví dụ, nếu máy móc quá cao hoặc quánặng, người sử dụng có thể gặp khó khăn trong việc điều khiển và dễ gặp tai nạn

 Hiệu suất làm việc: khi máy móc được thiết kế phù hợp với người sử dụng, họ có thể làm việc hiệu quả hơn, giảm thiểu mệt mỏi và tăng năng suất

 Giảm nguy cơ tai nạn lao động: máy móc không phù hợp có thể gây ra các vấn đề

về sức khỏe như đau lưng, đau cổ, và các chấn thương khác do tư thế làm việc không đúng

 Tăng tuổi thọ máy móc: Khi máy móc được sử dụng đúng cách và phù hợp với người sử dụng, nó sẽ ít bị hỏng hóc và có tuổi thọ cao hơn

Những yếu tố cần phù hợp:

13

Trang 13

 Kích thước và chiều cao: Máy móc nên có kích thước và chiều cao phù hợp với vóc dáng trung bình của người Việt Nam.

 Trọng lượng: Máy móc nên có trọng lượng vừa phải để người sử dụng dễ dàng di chuyển và vận hành

 Thiết kế tiện dụng: Các thiết bị nên có thiết kế tiện dụng, dễ sử dụng và phù hợp với thói quen sử dụng của người Việt Nam

 Chất liệu và độ bền: chọn máy móc được làm từ chất liệu bền bỉ và phù hợp với điều kiện khí hậu và môi trường tại Việt Nam

 Tính năng an toàn: đảm bảo máy móc có các tính năng an toàn cần thiết như phanhtốt, đèn chiếu sáng đầy đủ và các biện pháp bảo vệ khác

3.2 Chọn thiết bị và bố trí dây chuyền xuyên kim.

3.2.1.Chọn thiết bị dây chuyền kéo sợi.

Loại thiết bị Hãng sản xuất Kí hiệu máy

Máy cấp xơ cho

máy chải Rifa Textile Machinery CO LTD RFEW20

xuyên kim Rifa Textile Machinery CO LTD RFWR20

Máy xuyên kim

sơ bộ Rifa Textile Machinery CO LTD

RF1BPU50

Máy xuyên kim

Rifa Textile Machinery CO LTD RF1BMU50Máy cán nhiệt

hoàn tất Rifa Textile Machinery CO LTD RFGT10

Máy quấn và cắt

khổ vải Rifa Textile Machinery CO LTD

RFQJ11

Trang 14

3.2.2 Bố trí dây chuyền vải không dệt xuyên kim.

15

Hình Quy trình dây chuyền vải không dệt Polypropylene 80gsm

Trang 15

3.3 Giới thiệu dâychuyền thiết bị kéo sợi 3.3.1 Máy xé kiện tự động RFKB30.

Trang 16

Nhiệm vụ: Là công đoạn đầu tiên của dây chuyền vải không dệt Để kéo sợi cần phải

xé tơi các tảng, các miếng xơ Mặt khác trong quá trình thu hoạch và cán bóc có khá nhiều tạp chất hữu cơ và vô cơ cần phải được loại trừ để ổn định quá trình sản xuất và ổn định chất lượng Các miếng xơ được xé tơi từ to thành nhỏ, được trộn đều hỗn hợp, các thành phần xơ của các kiện bông, loại trừ tạp chất và xơ ngắn trong kiện bông, chuẩn bị tốt quá trình phân chải xơ ở các công đoạn sau đạt hiệu quả cao

Đặc điểm của máy: Xơ từ các kiện xơ được trục xé bóc ra và đưa vào đường ống nhờ khí hút Các kiện xơ được xếp thành dãy hai bên, trục xé di chuyển tịnh tiến dọc theo chiều dài máy và bóc các lớp xơ phía trên kiện xơ của từng kiện cho tới hết dãy kiện xơ Sau đó trục xé chuyển động tịnh tiến ngược lại và quá trình bóc các lớp xơ tiếp tục diễn

ra Tốc độ trục xé có thể thay đổi tùy theo loại xơ đưa vào máy

Thông số kỹ thuật của máy:

Nguyên liệu thô đầu vào Xơ Polypropylene(PP)

Kích thước máy (dài x rộng x cao) 6160 x 1770 x 2470 Mm

Cân cảm biến

Cân mỗi lần: 20 KgTần số cân trong 1 giờ: 6 (cách 10 phút cân một lần)

Trang 17

Máy trộn và lưu trữ hoàn toàn các loại sợi khác nhau đã được sơ bộ.

Các tính năng chính của máy như sau:

 Sử dụng thiết bị ném xơ quay để phân phối đều sợi trong thùng

 Chiều cao của mức vật liệu được điều khiển bằng công tắc quang điện

 Rèm vận chuyển PVC và rèm chốt góc điều khiển việc nạp xơ thông qua liên kết quang điện, cho phép trộn xơ đồng đều hơn

 Một số công tắc dừng khẩn cấp được đặt xung quanh thiết bị, nhằm mục đích dừngmáy kịp thời trong trường hợp có điều kiện bất thường

Kích thước máy (dài x rộng x cao) 7500 x 2800 x 4400 mm

3.3.3 Máy xé chính xác RFMO11.

Máy có thể sử dụng để xé mịn nhiều loại sợi thô xơ, sợi hóa học loại xơ và sợi hóa học cóchiều dài trung bình dưới 76mm Các tính năng chính của máy như sau:

 Con lăn mở răng cưa kim loại lớn hoặc đinh chân

 Sử dụng kẹp con lăn ống thép liền mạch rãnh để nạp liệu

 Màn phẳng nạp liệu sử dụng màn PVC

 Công tắc dừng khẩn cấp được lắp ở cả hai bên

Trang 18

 Cửa bảo vệ được trang bị công tắc giới hạn cửa Máy sẽ dừng chạy khi cửa ngăn được mở

 Nắp trên của con lăn mở được trang bị khóa điện tử, không thể mở cho đến khi xi lanh dừng hoàn toàn, nhằm mục đích bảo vệ người vận hành

Sau bước xé trộn xơ được xé mịn thêm để đảm bảo xơ được xé đều đảm bảo cho quátrình cấp bông cho tháp cấp xơ

19

Hình Đầu ra máy xé trộn

Trang 19

Xơ sau khi ra máy xé trộn sẽ được xé thêm một lần nữa đảm bảo xơ được tơi không bị

to dẫn đến bị kẹt xơ Trục xé quay với tốc độ cao.Xơ xé xong được vận chuyển đến chotháp cấp xơ máy chải, quy trình vận chuyển xơ sẽ liên tục với tốc độ tuỳ thuộc vào tìnhtrạng xơ và đơn hàng gia công

Bản chất của việc xé thêm để cho xơ không bị giúm và được tách đều tơi hết ra giúpcho quá trình tiếp theo cấp xơ vào máy chải không bị kẹt giữa các băng tải làm hỏng máychải, giảm năng suất, tốn thời gian bảo trì

Kích thước máy (dài x rộng x cao) 4030 x 2150 x 1220 mm

3.3.4 Tháp trữ xơ cấp xơ RFQV10.

Đây là quá trình cấp liệu màng xơ đảm bảo phân bố đều khối lượng màng thông qua

bề rộng làm việc và thời gian chuyển giao xơ, đây là quá trình quan trọng ảnh hưởng đếnbiến thiên đoạn ngắn và dài của màng xơ đã hình thành trước khi đưa sang máy tạo màng

Chức năng chính của bộ phận này là làm đều mật độ xơ theo bề ngang của thiết bịđồng thời có khả năng cung cấp một dung lượng xơ ổn định cho thiết bị kế tiếp

Thông thường mức độ xơ trữ và mật độ của chúng được kiểm soát bởi các cảm biến và

có thể điều khiển được lượng cấp xơ cho các trục ép, bàn đưa xơ và các trục cấp xơ

Hình Trục xé sau khi ra máy xé trộn

Trang 20

Máy được sử dụng để cấp lớp bông liên tục và đồng nhất từ sợi sau khi nới lỏng và trộn vào máy chải Các tính năng chính của máy như sau:

 Máy áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật tiên tiến quốc tế, có đặc điểm là kiểm soát trơn tru áp suất không khí của toàn bộ khoang

 Cụm tấm rung được bổ sung trên cơ sở duy trì lợi thế kiểm soát áp suất không khí của hộp bông áp suất không khí

 Độ rung của tấm bông rung làm tăng hiệu quả mật độ của lưới sợi để đảm bảo độ đều theo chiều ngang

 Tấm rung áp dụng điều khiển chuyển đổi tần số, có thể điều chỉnh phù hợp theo hiệu ứng đầu ra thực tế

 Áp dụng tấm lưới cho bề mặt tiếp xúc của tấm rung bông, có thể xả lưới sợi khi ép

Thông số kỹ thuật

Kích thước máy (dài x rộng x cao) 1110 x 2580 x 3900 mm

21

Hình Mô phỏng hộp trữ xơ cấp xơ RFQV10

Trang 21

Điện năng tiêu thụ kW/h

Máy này được áp dụng cho dây chuyền sản xuất vải không dệt, được sử dụng để cân

xơ phù hợp để cấp vào máy chải Các tính năng chính của nó như sau:

 Vận chuyển rèm carbon, để ngăn ngừa sự bám dính của lưới tĩnh điện

 Thân con lăn bằng sợi carbon, khung hợp kim nhôm, trọng lượng tổng thể nhẹ, để giảm sai số khi cân

 Cảm biến có độ chính xác cao để đảm bảo độ chính xác khi cân

 Cấu trúc cân kiểu trục để giảm nhiễu bên ngoài và cải thiện độ chính xác khi cân

 Hệ thống điều khiển, có phản hồi nhạy và chuyển động chính xác, để kiểm soát hiệu quả lượng cấp liệu sợi

Thông số kỹ thuật -RFEW20-20

Kích thước máy (dài x rộng x cao) 735 x 2986 x 831 mm

 Điều khiển động cơ servo để đảm bảo hoạt động ổn định của rèm vận chuyển và kiểm soát tốc độ chính xác

Hình mô phỏng máy cân và cấp màng xơ cho máy chải

Trang 22

Hình Sơ đồ mô phỏng máy chải trục

3.3.5 Máy chải trục RFCD20.

Chức năng máy chải:

● Cấp các miếng xơ không đổi theo đơn vị thời gian về cả chiều dài và bề rộng

● Làm sạch và loại yếu tố ngoại lai, tạp và xơ ngắn

● Xé các miếng xơ với sức căng nhỏ nhất tác động lên xơ

Sắp xếp các xơ trong màng với sức căng định hướng theo hướng MD để tạo màng xơsong song hoặc không có sức căng định hướng để tạo màng xơ rối

Phân chải tạo màng xơ:

 Thường được thực hiện bằng trục chải và bọc trục bằng thép cứng

 Kết quả chải lý tưởng đạt được khi điểm chải tăng cùng với sự gia tăng khả năng

xé các miếng xơ thành xơ đơn

 Chi số xơ ảnh hưởng tới điểm xé Xơ mảnh đòi hỏi nhiều điểm xé hơn

 Các xơ đơn sau đó được kết lại với nhau để tạo màng kết dính, đồng nhất vàchuyển tới quá trình gia công sau [1]

Mỗi đơn hàng cho mỗi sản phẩm đều có tốc độ chải của trục và bề rộng ra màng khácnhau

Nguyên lý hoạt động:

23

Trang 23

Xơ từ một phên hay một phễu được đưa vào hòm cấp mang xơ Sau đó chúng đượcmang vào khu vực chải sơ bộ qua hệ thống trục bàn dẫn, trục đưa-drawing in roller vàtrục gai-breast roller.

 Trường kim của hai bề mặt công tác của trục lớn và trục chải nghiêng theo haihướng ngược nhau và di chuyển với vận tốc khác nhau Tại các trường chải quátrình chải xơ xảy ra giữa trục chải(còn được gọi là trục công tác) với thùng chải sơ

bộ như sau: chùm xơ được giữ trên một mặt công tác trong khi đó mặt công táccòn lại thực hiện việc chải và phân tách chùm xơ thành xơ đơn Sau đó trục bóc-woker sẽ đặt xơ trở lại trên bề mặt thùng chải sơ bộ-breast feed

 Tiếp theo tới quá trình chuyển giao xơ cho trục lớn main cylinder Thì trụcchuyển giao xơ 1 sẽ chuyển giao xơ với tốc độ vừa phải nhỏ hơn tốc độ của trụcchuyển giao xơ thứ hai Trục thứ hai chuyển giao xơ trực tiếp lên bề mặt trục lớnsau đó thực hiện chải như chải xơ bộ nhưng khác một điều là ở thùng lớn tốc độnhanh hơn, xơ được chải nhiều hơn Xơ được duỗi thẳng theo hướng tiếp tuyến

bề mặt thùng lớn và tạo nên một màng xơ liên kết nhau trên bề mặt thùng lớn Lớpmàng xơ này được vận chuyển trực tiếp sang máy xếp lớp

Từ quy trình trên, hai mặt phẳng xơ được tạo ra:

● Dọc theo chiều máy - machine direction(MD)

● Ngang máy cross machine direction (CD)

Hiệu lực của máy chải được quyết định bởi số các trường chải được bố trí trên bề mặtthùng lớn Số trường chải càng nhiều thì hiệu lực chải càng lớn Năng suất máy chải tùythuộc vào tốc độ bóc màng xơ Máy chải có thể tạo ra màng xơ với một dãy các chỉ sốkhác nhau

Ngày đăng: 12/12/2024, 23:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w