1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp Đối với sinh viên

33 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tầm Quan Trọng Của Kỹ Năng Giao Tiếp Đối Với Sinh Viên
Tác giả Nguyễn Thị Như Quỳnh, Nguyễn Võ Thy Trang, Nguyễn Huỳnh Tuấn Anh, Nguyễn Ngọc Minh Thư, Nguyễn Thị Kim Chi
Người hướng dẫn Th.S. Mai Trung Kiên
Trường học Trường Đại Học Gia Định
Chuyên ngành Kinh Tế - Quản Trị
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 1,18 MB

Nội dung

NHẬN XÉT VÀ CHẤM ĐIỂM CỦA GIẢNG VIÊN MÔN: KỸ NĂNG MỀM Tên đề tài: “Tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp đối với sinh viên Trường đại học Gia Định” 1... LỜI CAM ĐOANSau một thời gian học

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIA ĐỊNH KHOA: KINH TẾ - QUẢN TRỊ

Trang 2

Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Thị Như Quỳnh

Nguyễn Võ Thy Trang

Nguyễn Huỳnh Tuấn Anh

Nguyễn Ngọc Minh Thư

Nguyễn Thị Kim Chi

MSSV: 2109110450 MSSV:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIA ĐỊNH KHOA: KINH TẾ - QUẢN TRỊ

Trang 3

Nguyễn Thị Như Quỳnh

Nguyễn Võ Thy Trang

Nguyễn Huỳnh Tuấn Anh

Nguyễn Ngọc Minh Thư

Nguyễn Thị Kim Chi

MSSV: 2109110450 MSSV:

Trang 4

NHẬN XÉT VÀ CHẤM ĐIỂM CỦA GIẢNG VIÊN

MÔN: KỸ NĂNG MỀM Tên đề tài: “Tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp đối với sinh viên Trường đại học

Gia Định”

1 Nhận xét:

a) Những kết quả đạt được:

b) Những hạn chế:

2 Điểm đánh giá (theo thang điểm 10, làm tròn đến 0.5): Nguyễn Thị Như Quỳnh ; Điểm chữ: ; Điểm số:

Nguyễn Võ Thy Trang ; Điểm chữ: ; Điểm số:

Nguyễn Huỳnh Tuấn Anh; Điểm chữ: ; Điểm số:

Nguyễn Ngọc Minh Thư ; Điểm chữ: ; Điểm số:

Nguyễn Thị Kim Chi ; Điểm chữ: ; Điểm số:

TP HCM, ngày … tháng 12 năm 2024

Giảng viên chấm thi

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn sâu sắc và được bày tỏ lòng biết ơn đến với

Quý Thầy Cô của Trường Đại học Gia Định và đặc biệt đối với thầy ThS Mai Trung

Kiên đã tận tình hướng dẫn, đồng hành, động viên và chỉ bảo giúp nhóm em hoàn

thành tốt bài tiểu luận này cũng như truyền đạt những kiến thức bổ ích và rất quan trọng đối với quá trình đi làm của các cá nhân trong nhóm em sau này Trong thời giannghiên cứu đề tài tiểu luận vừa qua, chúng em đã có nhiều cố gắng trong suốt quá trình thực hiện tiểu luận, tích cực trao đổi thông tin, sưu tầm, tham khảo tài liệu và học hỏi thêm kiến thức từ các Thầy Cô và các bạn sinh viên khác, không chỉ nhận được những kiến thức đầy bổ ích về chuyên môn mà còn ở những lĩnh vực khác Những trải nghiệm quý báu đó không chỉ giúp em hoàn thành tốt bài tiểu luận mà còn

là hành trang quan trọng theo chúng em trong suốt thời gian học tập và giúp chúng em

có thể tự tin bước vào đời làm việc sau này

Do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế cho nên bài báo cáo của nhóm chúng em còn nhiều thiếu sót, kính mong được sự đánh giá, góp ý của Thầy

Cuối cùng, xin kính chúc Thầy luôn luôn khỏe mạnh, vui vẻ và đạt được nhiều thành công cao trong công tác giảng dạy Chúc trường Đại học Gia Định sẽ luôn là nền tảng vững chắc cho nhiều thế hệ sinh viên tiếp bước trên con đường học tập

Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 6

LỜI CAM ĐOAN

Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, nhóm em đã hoàn thành bài tiểu luận cuối kỳ

với đề tài: “TẦM QUAN TRỌNG CỦA KỸ NĂNG GIAO TIẾP ĐỐI VỚI SINH

VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIA ĐỊNH” Các nội dung tham khảo, trình bày trong

tiểu luận này đều được trích dẫn đầy đủ theo đúng quy định Nhóm em xin cam đoanđây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng chúng em và chúng em xin chịu tráchnhiệm hoàn toàn về nội dung của bài báo cáo của mình

Người thực hiện

Trang 7

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG - TẦM QUAN TRỌNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH

2.1 Thực trạng về kỹ năng giao tiếp của sinh viên hiện nay 132.1 Tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp 152.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp 16

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO SINH

3.1 Đối với nhà trường 19

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

Trong thời đại công nghiệp hoá hiện đại hoá ngày nay, nơi mà thông tin lantruyền với tốc độ chóng mặt và cạnh tranh ngày càng khốc liệt, kỹ năng giao tiếpkhông chỉ đơn thuần là một kỹ năng mềm mà còn là một công cụ đắc lực giúp mỗi cánhân khẳng định bản thân và đạt được thành công Khả năng truyền đạt ý tưởng mộtcách rõ ràng, thuyết phục, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với mọi người là những yếu

tố quyết định sự thành bại của chúng ta trong mọi lĩnh vực của cuộc sống

Đặc biệt, đối với sinh viên Đại học Gia Định, nơi hội tụ những tài năng trẻ đầynhiệt huyết, việc trang bị cho mình những kỹ năng giao tiếp hiệu quả càng trở nên cấpthiết hơn bao giờ hết Hơn nữa, kỹ năng giao tiếp hiệu quả còn là yếu tố quan trọng đểsinh viên tự tin bước vào thị trường lao động và thành công trong sự nghiệp tương lai

Trang 9

PHẦN MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài

Trong thời đại toàn cầu hóa và cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay, kỹnăng giao tiếp đã trở thành một yếu tố không thể thiếu đối với mỗi cá nhân Đặc biệt,đối với sinh viên đại học, việc sở hữu một kỹ năng giao tiếp tốt sẽ mở ra nhiều cơ hộiviệc làm hấp dẫn và giúp họ thành công trong sự nghiệp Chính vì nhận thức được tầmquan trọng của kỹ năng này, nhóm chúng em đã chọn đề tài "Tầm quan trọng của kỹnăng giao tiếp đối với sinh viên Trường Đại học Gia Định" để nghiên cứu Thông qua

đề tài này, chúng em muốn làm rõ tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp đối với sinhviên trường đại học Gia Định, đồng thời đưa ra những gợi ý hữu ích để giúp sinh viênnâng cao khả năng giao tiếp của mình

Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài này nhằm mục tiêu đánh giá tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp đốivới sinh viên Trường Đại học Gia Định, từ đó phân tích tầm quan trọng của kỹ năngnày Bên cạnh đó, nghiên cứu sẽ tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng giao tiếpcủa sinh viên và đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả giao tiếp,giúp sinh viên tự tin hơn trong giao tiếp và thành công trong học tập cũng như côngviệc

Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu thực tiễn về vấn đề “Tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp đối với sinh viên Trường Đại học Gia Định” trong quá trình học môn kỹ năngmềm

Phương pháp nghiên cứu

Áp dụng những thông tin, kiến thức, bài giảng, tài liệu có liên quan đến kỹ năng mềm để làm tiểu luận “Tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp đối với sinh viên Trường Đại học Gia Định”

Nghiên cứu cơ bản về kỹ năng mềm theo phương pháp thừa kế lịch sử, thống

Trang 10

Bố cục nghiên cứu

- Tiểu luận có kết cấu gồm 3 phần chính: Phần mở đầu, Phần nội dung, Phần kết luận và các phần đệm như: lời cam đoan, lời cảm ơn, tài liệu tham khảo.

- Với phần nội dung gồm 3 chương:

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT KỸ NĂNG MỀM - KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHƯƠNG 2: TẦM QUAN TRỌNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KỸ

NĂNG GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIA ĐỊNH

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO SINH VIÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIA ĐỊNH

Trang 11

Có khá nhiều quan niệm khác nhau hay định nghĩa khác nhau về kỹ năng mềmtuỳ theo lĩnh vực nghề nghiệp, góc nhìn chuyên môn, ngữ cảnh phát biểu và thậm chí

là việc đặt thuật ngữ này bên cạnh những thuật ngữ nào.Hiểu một cách đơn giản kỹnăng mềm là những kỹ năng con người tích luỹ được để làm cho mình dễ dàng đượcchấp nhận, làm việc thuận lợi và đạt được hiệu quả

Theo tác giả D.M Kaplan thì kỹ năng mềm là những kỹ năng mà con người cóđược ngoài yếu tố chuyên môn và sự chuyên nghiệp xét trên lĩnh vực công việc Đócòn được xem là biểu hiện của trí tuệ cảm xúc của con người, thể hiện khả năng tinhthần của cá nhân Nói cách khác, kỹ năng mềm thể hiện sự tồn tại và vận dụng mộtcách hiệu quả những đặc điểm của cá nhân như: thân thiện, vị tha, biết chấp nhậnngười khác

Một vài tác giả khác như E.A Leutenberg, J.J Liptak lại cho rằng kỹ năngmềm là những kỹ năng không liên quan trực tiếp đến kiến thức chuyên môn của nghềnghiệp đang sở hữu mà nó thể hiện cái riêng về mặt cá tính của cá nhân trong côngviệc và trong mối quan hệ với người khác

Tác giả Forland, Jeremy cho rằng kỹ năng mềm là một thuật ngữ thiên về mặt

xã hội để chỉ những kỹ năng có liên quan đến việc sử dụng ngôn ngữ giao tiếp, khả

Trang 12

năng hoà nhập xã hội, thái độ và hành vi ứng xử hiệu quả trong giao tiếp giữa ngườivới người Nói khác đi, đó là kỹ năng liên quan đến việc con người hoà mình, chungsống và tương tác với cá nhân khác, nhóm, tập thể, tổ chức và cộng đồng.

Như vậy, có thể nói có khá nhiều định nghĩa khác nhau về kỹ năng mềm, trong

đề tài này tác giả sử dụng định nghĩa kỹ năng mềm như sau: Kỹ năng mềm là những

kỹ năng không liên quan trực tiếp đến kiến thức chuyên môn mà thiên về mặt tinh thần của mỗi cá nhân nhằm đảm bảo cho quá trình thích ứng với người khác, công việc nhằm duy trì tốt mối quan hệ tích cực và góp phần hỗ trợ thực hiện công việc một cách hiệu quả

1.1.1 Phân loại kỹ năng mềm

Do kỹ năng mềm có nhiều cách định nghĩa khác nhau nên việc phân loại cũng

có sự khác nhau, có thể nêu ra một số hướng phân loại cơ bản như sau:

Hướng thứ nhất, chia thành hai nhóm gồm: Nhóm kỹ năng tương tác với conngười (Cá nhân với cá nhân, cá nhân với tổ chức) và nhóm kỹ năng hỗ trợ cho quátrình làm việc của cá nhân tại một thời điểm, địa bàn và vị trí cụ thể trong nhóm, tổchức

Trang 13

Hướng thứ hai, đề cập đến các nhóm sau: Nhóm kỹ năng trong quan hệ với conngười và nhóm kỹ năng thuộc về sự tự chủ trong công việc và những hành vi tích cựctrong nghề nghiệp.

Hướng thứ ba, cho rằng kỹ năng mềm bao gồm: Nhóm kỹ năng hướng vào bảnthân và nhóm kỹ năng hướng vào người khác

1.1.2 Vai trò quan trọng của kỹ năng mềm trong học tập và lao động đối với sinh viên

Sinh viên các ngành với đặc thù dù là ngành học thuộc nhóm ngành khoa học

xã hội hay tự nhiên vẫn cần vận dụng tốt khả năng giao tiếp, ứng xử sử dụng ngôn từmột cách chuẩn xác Nên việc thường xuyên rèn luyện, nâng cao kỹ năng mềm là vấn

đề rất quan trọng để công việc học tập và lao động đạt hiệu quả cao

1.1.2.1 Kỹ năng mềm trong học tập

Trong môi trường đại học, sinh viên cần vận dụng nhiều kỹ năng mềm khácnhau để phục vụ công việc học tập và các hoạt động của lớp, đoàn đội hội nhóm.Theo kết quả nghiên cứu của tác giả thì hơn 90% sinh viên có học lực giỏi, xuất sắctrong phương pháp học tập có vận dụng kỹ năng mềm vào các môn học và khi thamgia các phong trào Kỹ năng đầu tiên phải kể đến là kỹ năng học và tự học Khi đào tạotheo chương trình hệ đại học sinh viên phải tiếp thu khối lượng kiến thức rất lớn,nghiên cứu tài liệu cả trong và ngoài nước nên việc xây dựng cho mình một phươngpháp học tập hợp lí là hết sức quan trọng Với sinh viên luật, bên cạnh việc tìm hiểucác văn bản pháp luật còn phải có những kiến thức chungvề các vần đề xã hội, thậmchí là nếp sống, văn hóa của từng vùng miền Vậy nên, vấn đề hình thành một kếhoạch học tập khoa học, khả năng tra cứu tài liệu, tìm kiếm thông tin hiệu quả là yêucầu bắt buộc phải có

Có những học phần khi thi giữa kỳ giảng viên yêu cầu thuyết trình bài thuhoạch của nhóm trước lớp Đây là lúc sinh viên được rèn luyện kỹ năng thuyết trình,

sự tự tin khi nói trước đám đông, đồng thời mạnh dạn hơn khi trình bày quan điểm.Với sinh viên thì khả năng thuyết trình tốt có tầm quan trọng đặc biệt cho việc hànhnghề sau này, giữ vai quan trọng quyết định sự thành công

Trang 14

Việc học tập với áp lực của những kì thi cùng với đó là các hoạt động củatrường, lớp khối lượng công việc là không hề nhỏ Vấn đề đặt ra là làm thế nào đểkhông quá tải cho sinh viên mà vẫn đảm bảo được kết quả tốt Muốn giải quyết tìnhtrạng này, sinh viên phải biết cân đối giữa học tập và tham gia các hoạt động củatrường, lớp đảm bảo hiệu quả công việc và sức khỏe cho mình Để thực hiện được điều

đó, việc trang bị kỹ năng quản lí thời gian đóng vai trò then chốt Sinh viên cần phảiphân chia thời gian hợp lí cho từng công việc, đảm bảo tính khoa học, hiệu quả cao.Như vậy, có thể thấy kỹ năng mềm là công cụ đắc lực giúp sinh viên học tập tốt hơn,giúp việc tiếp thu, lĩnh hội tri thức của sinh viên đạt hiệu quả cao Đồng thời cũng làyếu tố quan trọng giúp sinh viên thuận lợi hơn khi tham gia các hoạt động, phong tràocủa lớp, của trường Quá trình rèn luyện, tích lũy kỹ năng của sinh viên khi học đạihọc là rất quan trọng, đó là hành trang không thể thiếu khi sinh viên ra trường, bướcchân vào môi trường làm việc

1.1.2.2 Kỹ năng mềm trong lao động

Theo UNESCO mục đích học tập là: “Học để biết, học để làm, học để chungsống, học để tự khẳng định mình” Như vậy, theo quan điểm trên thì việc học tậpkhông chỉ là để biết, có nhận thức đúng về bản chất sự việc mà đòi hỏi phải biết vậndụng những kiến thức đó vào việc làm, xây dựng văn hóa ứng xử tốt đẹp để chungsống và để tự khẳng định chính bản thân

Quá trình sinh viên tích lũy vốn kỹ năng cho mình có ý nghĩa trọng yếu tronghoạt động lao động vì khi sở hữu kỹ năng tốt thì công việc sẽ thuận lợi hơn Người laođộng sẽ đạt được hiệu quả công việc cao hơn nếu biết vận dụng các kỹ năng, kỹ xảocủa mình khi lao động Có thể thấy, khi tuyển dụng người sử dụng lao động không chỉnhìn vào bằng cấp, bảng điểm của ứng viên mà họ còn quan tâm đến kỹ năng củangười lao động, sự nhạy bén, khả năng ứng biến để giải quyết vấn đề Thực tế chothấy, kỹ năng mềm quyết định hơn 75% sự thành công và kỹ năng mềm là vấn đềthường được nhắc đến khi các doanh nhân chia sẻ bí quyết thành công của họ

Khi dấn thân vào môi trường làm việc, bạn không chỉ vận dụng các kỹ năng

Trang 15

được cấp trên đánh giá cao hay không, không chỉ quyết định ở hiệu quả công việc màcòn dựa vào cách bạn cử xử với đồng nghiệp, cấp trên Cũng vì vậy mà năng lực củacon người được đánh giá trên cả ba khía cạnh: kiến thức, kỹ năng và thái độ.

Từ những luận điểm trên, có thể kết luận rằng kỹ năng mềm có tầm quan trọngđặc biệt đối với thành công của mỗi người Sinh viên muốn chớp lấy những cơ hội tốt

để tạo dựng sự nghiệp cần phải nổ lực rèn luyện một cách toàn diện từ kiến thức, kỹnăng đến thái độ trong công việc và cuộc sống Tích cực phát huy tính chủ động, hamhọc hỏi và không ngừng nâng cao năng lực tư duy, sáng tạo của bản thân

1.1.3 Một số kỹ năng mềm phổ biến hiện nay

Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng làm việc nhóm

Kỹ năng tư duy sáng tạo - phản biện

Kỹ năng thiết lập mục tiêu - tạo động lực

Kỹ năng quản lý thời gian

Kỹ năng viết email

1.2 Khái niệm kỹ năng giao tiếp

Nhà Tâm lý học Xô Viết A.A.Leeonchev định nghĩa: giao tiếp là một hệ thốngnhững quá trình có mục đích và động cơ đảm bảo sự tương tác giữa người này vớingười khác trong hoạt động tập thể, thực hiện các mối quan hệ xã hội và nhân cách,các quan hệ tâm lý và sử dụng phương tiện đặc thù mà trước hết là ngôn ngữ

Theo tác giả Nguyễn Văn Đồng: “Giao tiếp là tiếp xúc tâm lý có tính đa chiều

và đồng chủ thể giữa người với người được quy định bởi các yếu tố văn hóa, xã hội vàđặc trưng tâm lý cá nhân Giao tiếp có chức năng thỏa mãn các nhu cầu vật chất vàtinh thần của con người, trao đổi thông tin, cảm xúc định hướng, điều chỉnh nhận thức,hành vi của bản thân và của nhau, tri giác lẫn nhau, tạo dựng quan hệ với nhau và tácđộng qua lại lẫn nhau”

PGS.TS Ngô Công Hoàn trong cuốn Giao tiếp sư phạm đã định nghĩa: giaotiếp là hình thức đặc trưng cho mối quan hệ giữa con người với con người mà qua đó

Trang 16

nảy sinh sự tiếp xúc tâm lý và được biểu hiện ở các trao đổi thông tin, hiểu biết, rungcảm và tác động quan lại.

Từ những khái niệm trên cho thấy hiện có rất nhiều quan điểm khác nhau vềgiao tiếp, nhưng có thể khái quát thành khái niệm được nhiều người chấp nhận như

sau: Giao tiếp là quá trình trao đổi thông tin, tình cảm, suy nghĩ; là quá trình nhận

biết và tác động lẫn nhau trong quan hệ giữa người với người nhằm đạt đến một mục đích nhất định.

1.2.1 Phân loại giao tiếp

Có nhiều cách phân loại giao tiếp tùy theo những tiêu chuẩn khác nhau:

a Dựa vào phương tiện giao tiếp: có 2 loại:

Giao tiếp bằng ngôn ngữ: Con người sử dụng tiếng nói và chữ viết để giaotiếp với nhau Đây là phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người Bằng ngôn ngữ,con người có thể truyền đi bất cứ một loại thông tin nào, như thông báo tin tức, diễn tảtình cảm, ám chỉ, miêu tả sự vật

Giao tiếp phi ngôn ngữ: Con người giao tiếp với nhau bằng hành vi cử chỉ, nétmặt, ánh mắt, nụ cười, đồ vật

b Dựa vào khoảng cách: Có 2 loại:

Giao tiếp trực tiếp: Là loại giao tiếp giữa các cá nhân khi họ mặt đối mặt vớinhau để trực tiếp giao tiếp

Giao tiếp gián tiếp: Là loại giao tiếp được thực hiện thông qua một phương tiệntrung gian khác như điện thoại, email, thư tín, Fax, chat

Ngày đăng: 12/12/2024, 19:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w