* Đặc điểm: - Thị trường ngoại hối là thị trường giao dịch mang tính quốc tế - Thị trường ngoại hối không nhất thiết có địa điểm giao dịch hiện hữu tập trung, mà là bất cứ đâu diễn ra ho
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
Đề tài: Tìm hiểu về thị trường ngoại hối Liên hệ với thực tiễn Việt
Nam hiện nay.
Hà Nội, 5 – 2024
Trang 2BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
THỂ
ĐIỂM ĐÁNH GIÁ
1 Mai Thị Hà Trang (NT) 212401120 Phân chia công việc,
làm powerpoint, nộidung mục 5, đặt câuhỏi
Trang 3Phụ lục
I Những vấn đề cơ bản của thị trường ngoại hối 4
1.1 Khái niệm và đặc điểm của thị trường ngoại hối 4
1.2 Các chủ thể tham gia thị trường ngoại hối 4
1.3 Phân loại thị trường ngoại hối 4
1.4 Các loại tiền tệ được giao dịch trên thị trường ngoại hối 5
1.5 Vai trò của thị trường ngoại hối 5
2 Tỷ giá hối đoái 6
2.1 Khái niệm về tỷ giá hối đoái 6
2.2 Chức năng của tỷ giá hối đoái 6
2.3 Phân loại tỷ giá hối đoái 6
2.4 Phương pháp xác định tỷ giá hối đoái 8
2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái 9
3 Các hoạt động chủ yếu trên thị trường ngoại hối 10
3.1 Giao dịch ngoại hối giao ngay 10
3.2 Giao dịch ngoại hối kỳ hạn 10
3.3 Giao dịch hoán đổi ngoại hối 11
3.4 Giao dịch tiền tệ tương lai 11
3.5 Giao dịch hợp đồng quyền chọn tiền tệ 12
4 Điều kiện cơ bản đảm bảo phát triển thị trường ngoại hối quốc gia 13
5 Liên hệ thực tiễn Việt Nam hiện nay 17
LỜI CẢM ƠN 25
Trang 4I Những vấn đề cơ bản của thị trường ngoại hối.
1.1 Khái niệm và đặc điểm của thị trường ngoại hối.
*Khái niệm: Thị trường ngoại hối (Forex) là nơi thực hiện hoạt động mua và bán,
trao đổi ngoại hối, trong đó chủ yếu là trao đổi, mua bán ngoại tệ và các phươngtiện thanh toán quốc tế
* Đặc điểm:
- Thị trường ngoại hối là thị trường giao dịch mang tính quốc tế
- Thị trường ngoại hối không nhất thiết có địa điểm giao dịch hiện hữu tập trung,
mà là bất cứ đâu diễn ra hoạt động mua bán các đồng tiền khác nhau
- Thị trường ngoại hối là thị trường hoạt động liên tục, các giao dịch diễn ra 24/24htrong các ngày làm việc trong tuần
- Thị trường ngoại hối là một thị trường rất nhạy cảm với các sự kiện về kinh tế,chính trị, xã hội, tâm lý,… nhất là đối với chính sách tiền tệ của các nước phát triển
- Khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch trên thị trường ngoại hối là rất cao
- Thị trường ngoại hối là thị trường cạnh tranh hoàn hảo
- Sản phẩm giao dịch trên thị trường ngoại hối ngày càng tăng mạnh
1.2 Các chủ thể tham gia thị trường ngoại hối.
- Ngân hàng thương mại
- Ngân hàng Trung ương
1.3 Phân loại thị trường ngoại hối.
Tùy theo từng tiêu chí mà thị trường ngoại hối được phân thành nhiều loại khácnhau
* Căn cứ vào tính chất nghiệp vụ kinh doanh, thị trường ngoại hối được chia ra thành:
- Thị trường giao ngay
Trang 5- Thị trường ngoại hối có kỳ hạn
- Thị trường phái sinh
* Căn cứ vào phạm vi hoạt động, thị trường ngoại hối được chia ra thành:
- Thị trường liên ngân hàng
- Thị trường khách hàng
* Căn cứ vào tính chất hoạt động, thị trường ngoại hối được chia ra thành:
- Thị trường giao ngay
- Thị trường tiền gửi ngoại tệ
1.4 Các loại tiền tệ được giao dịch trên thị trường ngoại hối.
Các loại tiền tệ được biết đến nhiều nhất là:
- Đồng đôla Mỹ (USD)
- Đồng Euro (EUR)
- Đồng Yên Nhật (JPY)
- Đồng Bảng Anh (GBP)
1.5 Vai trò của thị trường ngoại hối.
- Cân đối các nhu cầu mua, bán ngoại tệ: Thị trường ngoại hối tạo ra cơ chế hữuhiệu đáp ứng nhu cầu mua bán ngoại tệ phục vụ cho các hoạt động xuất nhập khẩuhàng hóa, dịch vụ và các hoạt động kinh tế đối ngoại khác
- Phòng chống rủi ro tỷ giá: Thông qua các nghiệp vụ kỳ hạn, quyền chọn,… củathị trường ngoại hối sẽ giúp các công ty, doanh nghiệp phòng ngừa được rủi ro
- Tạo ra thu nhập cho người sở hữu ngoại tệ: Các ngân hàng, công ty, doanhnghiệp và cá nhân có thể thu lời thông qua hoạt động đầu cơ ngoại tệ
- Gia tăng hiệu quả cho các công cụ kiểm soát của Chính phủ: Thông qua thịtrường ngoại hối, Chính phủ có thể kiểm soát và can thiệp vào thị trường bằng việctác động vào cung hay cầu ngoại tệ để điều chỉnh tỷ giá nhằm thực hiện chính sáchkinh tế quốc dân
- Là công cụ để Ngân hàng trung ương có thể thực hiện chính sách tiền tệ nhằmđiều khiển nền kinh tế theo mục tiêu chính phủ
- Ngoài ra thị trường ngoại hối còn cung cấp công cụ để phòng ngửa và bảo hiểmrủi ro tỉ giá
Trang 62 Tỷ giá hối đoái.
2.1 Khái niệm về tỷ giá hối đoái.
Tỷ giá hối đoái hay còn gọi là tỷ giá ngoại tệ là tỷ giá trao đổi của một đồng tiền từquốc gia này sang quốc gia khác Hiểu một cách đơn giản là dùng một số lượngtiền nhất định của một quốc gia để đổi lấy một đơn vị tiền tệ của quốc gia khác
2.2 Chức năng của tỷ giá hối đoái.
- Chức năng so sánh sức mua: Thông qua TGHĐ ta có thể so sánh được giá cả ở thịtrường nội địa so với thị trường thế giới, từ đó thấy được mức chênh lệch về năngsuất lao động ở trong nước với thế giới bên ngoài, biết được đồng tiền quốc gia này
là bội số hay ước của số của đồng tiền quốc gia kia
Qua chức năng so sánh sức mua của các tiền tệ, TGHĐ trở thành công cụ quantrọng trong việc hoạch định các chính sách kinh tế đối ngoại, định hướng phát triểncác hoạt động ngoại thương, dịch vụ đối ngoại và các ngành kinh tế khác trongnước
- Chức năng điều chỉnh xuất nhập khẩu và thu chi quốc tế: Thông qua việc ổn địnhTGHĐ, Nhà nước sẽ có những tác động trực tiếp đến hoạt động xuất, nhập khẩutheo hướng khuyến khích hoặc hạn chế, từ đó điều chỉnh quan hệ thu chi quốc tế,cải thiện cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế
- Chức năng phân phối: Nhà nước có thể sử dụng TGHĐ như một công cụ để điềutiết, phân phối lại thu nhập giữa các lĩnh vực hoạt động kinh tế đối ngoại
2.3 Phân loại tỷ giá hối đoái.
2.3.1 Dựa vào chế độ quản lý ngoại hối.
Theo cách phân loại này sẽ có 3 loại tỷ giá hối đoái như sau:
Tỷ giá hối đoái chính thức: Là tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước công bố và áp dụng
Tỷ giá hối đoái kinh doanh: Là tỷ giá dùng để mua, bán ngoại tệ của các tổ chứctín dụng kinh doanh ngoại tệ
Tỷ giá hối đoái chợ đen: Là tỷ giá hình thành theo quan hệ cung cầu về ngoại tệbên ngoài thị trường ngoại tệ chính thức
2.3.2 Dựa vào đối tượng xác định tỷ giá.
Tỷ giá hối đoái chính thức: Là tỷ giá do Ngân hàng Trung ương của nước đó xacđịnh
Tỷ giá hối đoái thị trường: Là tỷ giá được hình thành trên cơ sở quan hệ cung cầutrên thị trường ngoại hối
Trang 72.3.3 Dựa vào kỳ hạn thanh toán.
Tỷ giá giao ngay: Là tỷ giá do tổ chức tín dụng yết giá tại thời điểm giao dịchhoặc do hai bên thỏa thuận nhưng phải đảm bảo trong biên độ Ngân hàng Nhànước quy định
Tỷ giá giao dịch kỳ hạn: Là tỷ giá giao dịch do tổ chức tín dụng tự tính toán vàthỏa thuận với nhau nhưng phải đảm bảo trong biên độ quy định về ỷ giá kỳ hạnhiện hành của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm ký hợp đồng
2.3.4 Dựa vào giá trị của tỷ giá.
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa: Là tỷ giá của một loại tiền tệ được biểu hiện theo giáhiện tại, không tính đến bất kỳ ảnh hưởng nào của lạm phát
Tỷ giá hối đoái thực: Là tỷ giá có tính đến tác động của lạm phát và sức muatrong một cặp tiền tệ phản ánh giá cả hàng hóa tương quan có thể bán ra nướcngoài và hàng tiêu thụ trong nước
2.3.5 Dựa vào chế độ quản lý tỷ giá hối đoái.
Tỷ giá cố định: Là lại tỷ giá xác định trong chế độ tỷ giá hối đoái cố định, trong
đó Ngân hàng Nhà nước buộc phải can thiệp trên thị trường ngoại hối để duy trì
tỷ giá biến động xung quanh một mức tỷ giá cố định trong một biên độ hẹp đãđược định trước
Tỷ giá thả nổi: Là loại tỷ giá trong chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi, trong đó tỷ giáđược xác định hoàn toàn tự do theo luật cung cầu trên thị trường ngoại hối màkhông có bất cứ sự can thiệp nào của Ngân hàng Nhà nước
Tỷ giá thả nổi có điều tiết: Là loại tỷ giá hối đoái mà trong đó Ngân hàng Nhànước tiến hàng can thiệp trên thị trường ngoại hối nhằm tác động đến tỷ giá,nhưng không cam kết duy trì một tỷ giá cố định hay biên độ dao động nào xungquanh tỷ giá trung tâm
2.3.6 Dựa vào thời điểm mua, bán ngoại hối.
Tỷ giá mua: Là tỷ giá của ngân hàng mua ngoại tệ vào
Tỷ giá bán: Là tỷ giá của ngân hàng bán ngoại tệ ra
2.3.7 Dựa vào phương thức chuyển đổi ngoại hối.
Tỷ giá điện hối: Là tỷ giá thường được niêm yết tại ngân hàng
Tỷ giá thư hối: Là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng thư
Trang 82.4 Phương pháp xác định tỷ giá hối đoái.
2.4.1 Xác định tỷ giá hối đoái căn cứ vào hàm lượng vàng đảm bảo của các đồng tiền.
Trong chế độ bản vị vàng của tiền tệ, mỗi đơn vị quốc gia được đảm bảo bằng mộtkhối lượng vàng nhất định Khi đó, tỷ giá hối đoái giữa 2 đồng tiền A và B đượcxác định như sau:
Tỷ giá A
B=Khối lượng vàng đảm bảo sức muacho đồng tiền A
Khối lượng vàng đảm bảo sức mua cho đồng tiền B
Hiện nay phương pháp này không còn được áp dụng bởi chế độ bản vị vàng củacác đồng tiền không còn nữa
2.4.2 Xác định tỷ giá hối đoái theo phương pháp nghịch đảo.
Là phương pháp áp dụng khi xác định tỷ giá hối đoái của một cặp tiền tệ nhưngđược xác định, yết giá ở cac thị trường khác nhau Chúng ta quy đổi tỷ giá về cùngmột thị trường để so sánh
2.4.3 Xác định tỷ giá chéo.
Tỷ giá chéo là tỷ giá giữa hai đồng tiền được xác định thông qua một đồng tiềnkhác Theo phương pháp này, có thể chia thành 3 tình huống chủ yếu sau:
1 Xác định tỷ giá chéo giữa hai đồng tiền là đồng tiền định giá
2 Xác định tỷ giá chéo giữa đồng tiền yết giá và đồng tiền định giá
3 Xác định tỷ giá chéo giữa hai đồng tiền là đồng tiền yết giá
2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái.
- Tỷ lệ lạm phát: Như chúng ta đã biết, theo nguyên tắc thì bất kỳ quốc gia nàocũng mong muốn đồng tiền của nước mình có giá trị tương đương với đồng tiềncủa nước khác Để làm được điều này thì đất nước đó cần phải giữ tỷ lệ lạm phát ởmức độ vừa phải Việc thay đổi lạm phát trong nước sẽ ảnh hưởng đến hoạt độngthương mại quốc tế và ảnh hưởng trực tiếp đến cung cầu ngoại tệ làm tỷ giá thayđổi Tỷ lệ lạm phát trong nước cao hơn nước ngoài thì tỷ giá hối đoái tăng, tức làgiá trị đồng nội tệ giảm Ngược lại, tỷ lệ lạm phát trong nước thấp hơn nước ngoàitức là tỷ giá hối đoái giảm, giá trị đồng nội tệ tăng
- Hiện trạng cán cân thanh toán quốc tế của quốc gia: Nguyên nhân ảnh hưởng đến
tỷ giá hối đoái đó chính là cán cân thanh toán quốc tế Khi mà cán cân thanh toán
có dấu hiệu bội chi tức là nhu cầu về đồng ngoại tệ tăng lên, đồng nội tệ giảm sẽlàm cho tỷ giá hối đoái tăng lên Ngược lại, khi cán cân thanh toán bội thu, nhu cầu
Trang 9về đồng nội tệ tăng lên, đồng ngoại tệ giảm xuống Điều này khiến cho tỷ giá hốiđoái bị giảm.
- Nhân tố mức chênh lệch lãi suất giữa các nước: Lãi suất có tác động không hềnhỏ đến các hoạt động đầu tư nước ngoài Điều này làm ảnh hưởng đến tỷ giá hốiđoái Sự gia tăng lãi suất ở một nước sẽ làm cho đồng tiền nước đó hấp dẫn hơn
Sự gia tăng này sẽ kích thích nhập khẩu vốn Khi mà lãi suất trong nước tăng lên sẽthu hút các nguồn tư bản từ nước ngoài vào và làm tăng nguồn ngoại tệ Điều nàylàm cho tỷ giá hối đoái giữa đồng ngoại tệ và đồng nội tệ giảm xuống Và ngượclại, trong trường hợp lãi suất trong nước thấp thì tỷ giá hối đoái giữa đồng ngoại tệ
và nội tệ tăng lên
- Vai trò quản lý của Ngân hàng Trung ương: Trong chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi
có quản lý, vai trò can thiệp của Nhà nước giữ vị trí quan trọng Cần nhấn mạnhrằng Nhà nước can thiệp bằng công cụ của thị trường thông qua Ngân hàng Trungương chứ không phải bằng các công cụ hành chính, tức là Ngân hàng Trung ươngtham gia vào thị trường với tư cách là người tham gia trên thị trường (người muahoặc người bán) trong từng thời điểm để tác động lên cung hoặc cầu ngoại hối, từ
đó tác động lên tỷ giá hồi đoái phù hợp với chính sách tiền tệ của Nhà nước
- Những yếu tố chính trị và kinh tế: Các điều kiện kinh tế thay đổi hoặc các sự kiệnkinh tế - tài chính, các biến động chính trị trong nước và thế giới cũng sẽ ảnhhưởng đến các hoạt động kinh doanh và đầu tư của quốc gia, từ đó ảnh hưởng đếncác luồng tiền ra - vào quốc gia đó Kết quả là ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái củađồng tiền nước đó với các đồng tiền khác Các chính sách thuế, mức độ tăngtrưởng kinh tế, chính sách đầu tư của các quốc gia đều có thể ảnh hưởng đến sựdịch chuyển các luồng vốn đầu tư giữa các nước, từ đó tác động đến tỷ giá hồiđoái
- Yếu tố tâm lý: Đây là một yếu tố chủ yếu dựa vào sự phán đoán từ các sự kiện,tình hình chính trị, kinh tế của các nước và thế giới có liên quan
3 Các hoạt động chủ yếu trên thị trường ngoại hối
3.1 Giao dịch ngoại hối giao ngay.
Giao dịch ngoại hối giao ngay là giao dịch mua bán ngoại tệ mà việc chuyển giaongoại tệ được thực hiện ngay trong ngày hoặc chậm nhất là hai ngày làm việc kể từkhi thỏa thuận hợp đồng mua bán
Giao dịch này diễn ra trên thị trường giao ngay và được thực hiện trên cơ sở tỉ giágiao ngay (spot rate), tức là tỉ giá được xác định trước và có giá trị tại thời điểm
Trang 10giao dịch Tỉ giá giao ngay thường được niêm yết ở tất cả các ngân hàng thươngmại và trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Các ngân hàng thường không thu phí giao dịch mà sử dụng chênh lệch giữa tỉ giábán và tỉ giá mua để trang trải chi phí giao dịch, bù đắp rủi ro và thu lợi nhuận Tuynhiên, khách hàng phải kí quỹ theo quy định của từng ngân hàng đối với giao dịchgiao ngay có thời hạn thanh toán vào 01 hoặc 02 ngày làm việc sau ngày giao dịchmua, bán ngoại tệ
3.2 Giao dịch ngoại hối kỳ hạn.
Giao dịch ngoại hối kì hạn là giao dịch mua bán ngoại hối trong đó hai bên cam kết
sẽ mua bán với nhau một số lượng ngoại tệ nhất định theo một mức tỉ giá đượcthoả thuận khi kí kết hợp đồng và việc giao nhận, thanh toán ngoại hối sẽ đượcthực hiện vào một ngày xác định trong tương lai
Tham gia giao dịch trên thị trường này chủ yếu là các ngân hàng thương mại, cáccông ty đa quốc gia, các nhà đầu tư trên thị trường tài chính quốc tế và các công tyxuất nhập khẩu, tức là những người mà hoạt động của họ thường xuyên chịu ảnhhưởng một cách đáng kể bởi sự biến động của tỉ giá
Ngày nay, giao dịch kì hạn phát triển mạnh mẽ và đóng vai trò quan trọng trên thịtrường ngoại hối Giao dịch kì hạn rất hiệu quả trong việc phòng ngừa rủi ro tỉ giáhối đoái đối với công ty khi tham gia xuất nhập khẩu, vay nợ nước ngoài hay thựchiện đầu tư nước ngoài Thị trường kì hạn còn là nơi hoạt động tích cực của cácnhà đầu cơ để kiếm lời Kì hạn hợp đồng ngoại hối thường là bội số của 30 ngày:1; 2; 3; 4; 5; 6; 9; 12 tháng Tuy nhiên, hai bên có thể thỏa thuận các kì hạn lẻ hay
kì hạn nhiều hơn 01 năm
3.3 Giao dịch hoán đổi ngoại hối.
Giao dịch hoán đổi ngoại hối là việc đồng thời mua vào và bán ra một ngoại tệ nhấtđịnh với cùng một lượng giá trị, nhưng ngày mua vào và ngày bán ra là ở hai thờiđiểm khác nhau Đây là sự phối hợp giữa giao dịch ngoại hối giao ngay và giaodịch ngoại hối có kì hạn
Ưu điểm cơ bản của việc sử dụng giao dịch hoán đổi là sử dụng hợp đồng hoán đổinhằm giảm chi phí và tránh được rủi ro do biến động tỉ giá Trong giao dịch hoánđổi các bên tham gia bao gồm ngân hàng và khách hàng đều có những lợi ích nhấtđịnh
Với khách hàng, lợi ích thể hiện ở việc thỏa mãn được nhu cầu ngoại tệ hoặc nội tệcủa mình ở thời điểm hiện tại Với ngân hàng, lợi ích thể hiện ở chỗ một mặt ngân
Trang 11hàng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng góp phần nâng cao uy tín và gia tănggiá trị thương hiệu của mình Mặt khác, ngân hàng có thể kiếm được lợi nhuận từchênh lệch giá mua và bán ngoại tệ.
3.4 Giao dịch tiền tệ tương lai.
Giao dịch ngoại hối tương lai là việc thỏa thuận mua bán một số lượng ngoại tệ đãbiết theo tỉ giá cố định tại thời điểm hợp đồng có hiệu lực và việc chuyển giaongoại tệ được thực hiện vào một ngày trong tương lai thông qua một Sở giao dịch
mà không trực tiếp qua ngân hàng
Sở giao dịch là đơn vị đề ra quy chế và kiểm soát hoạt động của các hội viên Hộiviên của Sở giao dịch có thể là đại diện của các công ti, ngân hàng thương mại hay
cá nhân có tài khoản riêng
Hợp đồng ngoại hối tưong lai khá giống hợp đồng ngoại hối kì hạn, nhưng có tínhthanh khoản cao hơn bởi vì các bên có thể xóa bỏ hợp đồng cũ bất cứ khi nào và
mở ra hợp đồng mới, hai bên thanh toán cho nhau phần chênh lệch giá trị tại thờiđiểm đảo hợp đồng Như vậy, ngoài mục đích là hạn chế rủi ro, hợp đồng tương laicòn là công cụ thích hợp cho các nhà đầu cơ Nhà đầu cơ dự báo một loại ngoại tệnào đó lên giá trong tương lai sẽ mua họp đồng tương lai loại ngoại tệ đó Ngượclại, nhà đầu cơ khác lại dự báo ngoại tệ đó xuống giá trong tương lai sẽ bán hợpđồng ngoại tệ tương lai Sở giao dịch với tư cách là nhà tổ chức và trung gian tronggiao dịch sẽ đứng ra thu xếp các loại hợp đồng này
3.5 Giao dịch hợp đồng quyền chọn tiền tệ.
Hợp đồng quyền chọn là một công cụ tài chính, cho phép người mua hợp đồng cóquyền mua hoặc bán một đồng tiền này với một đồng tiền khác tại mức tỉ giá cốđịnh đã thỏa thuận trước, trong một thời gian nhất định trong tương lai
Quyền chọn không chỉ cho phép nhà đầu tư đón đầu xu thế của một đồng tiền mà
nó còn cho phép giới hạn rủi ro thua lỗ Bạn có thể kiếm được lợi nhuận từ quyềnchọn với bất cứ chiều nào của biến động giá (giá lên, xuống hay thậm chí là khôngbiến động)
Nghiệp vụ mua bán ngoại hối quyền chọn là nghiệp vụ mua bán ngoại hối đượcthực hiện trên cơ sở hợp đồng quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán
- Hợp đồng quyền chọn mua: là hợp đồng cho phép người mua hợp đồng có quyềnnhưng không bắt buộc mua một số lượng ngoại tệ nhất định
- Hợp đồng quyền chọn bán: là hợp đồng cho phép người mua hợp đồng có quyềnnhưng không bắt buộc bán một số lượng ngoại tệ nhất định
Trang 12Người mua trong hợp đồng quyền chọn mua hoặc người bán trong họp đồng quyềnchọn bán có thể thực hiện hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng nếu thấy không có lợi.Tuy nhiên, phải trả một mức phí quyền chọn khi kí kết hợp đồng.
Trên thực tế, các nhà xuất khẩu thường mua quyền chọn bán hoặc bán quyền chọnmua vì họ muốn có sự đảm bảo chắc chắn về số ngoại tệ mà họ thu được từ sốhàng đã bán Ngược lại, các nhà nhập khẩu thì lại thường bán quyền chọn bán hoặcmua quyền chọn mua Các nhà đầu tư cũng thường mua quyền chọn bán hoặcquyền chọn mua vì họ muốn có sự đảm bảo về tỉ giá đối với cam kết bằng ngoại tệcủa họ Ngoài ra, tham gia vào các nghiệp vụ này còn có các nhà đầu cơ ngoại tệnhằm kiếm lời
4 Điều kiện cơ bản đảm bảo phát triển thị trường ngoại hối quốc gia
Hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện cho sự tự do hóa chuyển các luồng vốn giữacác quốc gia, mở cửa hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế, tạo điều kiện cầnthiết cho quá trình phát triển thị trường Tuy nhiên để thị trường phát triển ổn định,bền vững, hạn chế những tổn thất trước những đợt khủng hoảng kinh tế tài chínhcủa khu vực và thế giới cần phải có những điều kiện sau:
4.1 Khả năng chuyển đổi của đồng nội tệ.
Đồng tiền chuyển đổi được là đồng tiền được chấp nhận trong nước và trên thếgiới, khi xem xét mức độ chuyển đổi của đồng tiền người ta căn cứ vào giao dịchtrên tài khoản vãng lai và tài khoản vốn
Với phạm vi trong nước: đó là những giao dịch hợp pháp hay là những giaodịch được cấp phép, được sử dụng ngoại tệ để thực hiện việc thanh toán vàđiều cuối cùng quan trọng đó là có ngoại tệ đáp ứng cho giao dịch
Với thế giới: đó là đồng tiền được chấp nhận trong thanh toán quốc tế, đượccất trữ ( trên thế giới chỉ tồn tại một số đồng tiền mạnh mới có khả năngnày)
Như vậy, để đồng tiền có khả năng chuyển đổi cần phải có các điều kiện:
- Có nền kinh tế tăng trưởng ổn định
- Mức dự trữ ngoại tệ đủ mạnh
- Hệ thống tài chính, ngân hàng hoạt động lành mạnh, nghiệp vụ hiện đại
- Cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái và lãi suất phải tuân theo quy luật thịtrường