1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG DANH MỤC PHÂN LOẠI BỘ PHẬN CÔNG TRÌNH VÀ CHỈ DẪN YÊU CẦU THÔNG TIN ĐỐI VỚI BỘ PHẬN CÔNG TRÌNH PHỤC VỤ ÁP DỤNG BIM CHO CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG, HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ

120 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Xây Dựng Danh Mục Phân Loại Bộ Phận Công Trình Và Chỉ Dẫn Yêu Cầu Thông Tin Đối Với Bộ Phận Công Trình Phục Vụ Áp Dụng BIM Cho Công Trình Xây Dựng Dân Dụng, Hạ Tầng Kỹ Thuật Đô Thị
Tác giả TS. Tạ Ngọc Bình, ThS. Nguyễn Đình Hiếu, TS. Lê Văn Cư, ThS. Trịnh Đức Lương, ThS. Hoàng Kim Ngọc, ThS. Nguyễn Việt Anh, ThS. Phạm Tuấn Mạnh, ThS. Phạm Xuân Trường, TS. Nguyễn Phạm Quang Tú, ThS. Tường Thế Biên, ThS. Ngô Quang Tuấn
Trường học Bộ Xây Dựng
Chuyên ngành Kinh Tế Xây Dựng
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 6,16 MB

Nội dung

Tại Việt Nam, một phân loại đang được sử dụng phổ biến là hệ thống định mức dự toán đã được Bộ Xây dựng công bố theo các lĩnh vực đầu tư xây dựng, quản lý chất lượng công trình, hạ tầng

Trang 1

BỘ XÂY DỰNG VIỆN KINH TẾ XÂY DỰNG

-o0o -

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG DANH MỤC PHÂN LOẠI

BỘ PHẬN CÔNG TRÌNH VÀ CHỈ DẪN YÊU CẦU THÔNG TIN ĐỐI VỚI BỘ PHẬN CÔNG TRÌNH PHỤC VỤ ÁP DỤNG BIM CHO CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG, HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ

Mã số: RD 45-19

Chủ nhiệm đề tài: TS Tạ Ngọc Bình

Hà Nội - 2021

Trang 2

BỘ XÂY DỰNG VIỆN KINH TẾ XÂY DỰNG

-o0o -

BÁO CÁO

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG DANH MỤC PHÂN LOẠI

BỘ PHẬN CÔNG TRÌNH VÀ CHỈ DẪN YÊU CẦU THÔNG TIN ĐỐI VỚI BỘ PHẬN CÔNG TRÌNH PHỤC VỤ ÁP DỤNG BIM CHO CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG, HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ

Mã số: RD 45-19

CƠ QUAN QUẢN LÝ

(Ký, họ tên, đóng dấu)

Hà Nội – 2021

Trang 3

BỘ XÂY DỰNG VIỆN KINH TẾ XÂY DỰNG

-o0o -

BÁO CÁO TỔNG HỢP

ĐỀ TÀI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG DANH MỤC PHÂN LOẠI

BỘ PHẬN CÔNG TRÌNH VÀ CHỈ DẪN YÊU CẦU THÔNG TIN ĐỐI VỚI BỘ PHẬN CÔNG TRÌNH PHỤC VỤ ÁP DỤNG BIM CHO CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG, HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ

Mã số: RD 45-19

Chủ nhiệm đề tài: TS Tạ Ngọc Bình Thành viên thực hiện đề tài: ThS Nguyễn Đình Hiếu

TS Lê Văn Cư ThS Trịnh Đức Lương ThS Hoàng Kim Ngọc ThS Nguyễn Việt Anh ThS Phạm Tuấn Mạnh ThS Phạm Xuân Trường

TS Nguyễn Phạm Quang Tú ThS Tường Thế Biên

ThS Ngô Quang Tuấn

Hà Nội - 2021

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU 1

1.1 Hệ thống phân loại 1

1.2 Chỉ dẫn yêu cầu thông tin 2

1.3 Xây dựng hệ thống phân loại phục vụ quản lý chi phí và chỉ dẫn yêu cầu thông tin 2

2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 3

2.1 Mục tiêu nghiên cứu 3

2.2 Đối tượng nghiên cứu 4

2.3 Phạm vi nghiên cứu 4

3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN HỆ THỐNG PHÂN LOẠI PHỤC VỤ ÁP DỤNG MÔ HÌNH THÔNG TIN CÔNG TRÌNH (BIM) CHO CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG VÀ HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ 5

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG PHÂN LOẠI 5

1.1.1 Mô hình thông tin công trình (BIM) 5

1.1.2 Khái niệm và sự cần thiết của hệ thống phân loại 7

1.1.3 Mục đích sử dụng của hệ thống phân loại 10

1.1.4 Ứng dụng của hệ thống phân loại 11

1.1.5 Đối tượng sử dụng hệ thống phân loại 12

1.2 HỆ THỐNG PHÂN LOẠI ĐƯỢC SỬ DỤNG TẠI MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 13

1.2.1 Hệ thống phân loại UniFormat 14

1.2.2 Hệ thống phân loại MasterFormat 15

1.2.3 Hệ thống phân loại OmniClass 15

1.2.4 Hệ thống phân loại UniClass 17

1.2.5 Hệ thống phân loại Cuneco và CoClass 19

1.2.6 Một số hệ thống phân loại khác 20

1.2.7 So sánh một số hệ thống phân loại phổ biến trên thế giới 24

1.3 HỆ THỐNG PHÂN LOẠI PHỤC VỤ ÁP DỤNG BIM TRONG QUẢN LÝ CHI PHÍ VÀ QUẢN LÝ YÊU CẦU THÔNG TIN THEO TRÌNH TỰ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRÊN THẾ GIỚI 30

1.3.1 Trình tự đầu tư xây dựng tại một số quốc gia 30

1.3.2 Hệ thống phân loại trong quản lý yêu cầu thông tin tại một số quốc gia 34

1.3.3 Hệ thống phân loại trong quản lý chi phí tại một số quốc gia 46

1.4 NHẬN XÉT CHUNG 58

Trang 5

THỰC TRẠNG VỀ HỆ THỐNG PHÂN LOẠI PHỤC VỤ ÁP DỤNG

MÔ HÌNH THÔNG TIN CÔNG TRÌNH (BIM) CHO CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

DÂN DỤNG VÀ HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ 60

2.1 THỰC TRẠNG CHUNG VỀ HỆ THỐNG PHÂN LOẠI VÀ ÁP DỤNG BIM TẠI VIỆT NAM 60

2.1.1 Một số danh mục phân loại tại Việt Nam 60

2.1.2 Tình hình áp dụng BIM tại Việt Nam 61

2.1.3 Khảo sát thực trạng về hệ thống phân loại tại Việt Nam 66

2.2 THỰC TRẠNG HỆ THỐNG PHÂN LOẠI TRONG QUẢN LÝ CHI PHÍ 71

2.2.1 Thực trạng hệ thống định mức, đơn giá xây dựng 71

2.2.2 Thực trạng ứng dụng BIM trong công tác đo bóc khối lượng, lập dự toán công trình xây dựng 74

2.3 THỰC TRẠNG HỆ THỐNG PHÂN LOẠI TRONG QUẢN LÝ YÊU CẦU THÔNG TIN 79

2.3.1 Trình tự đầu tư xây dựng tại Việt Nam 79

2.3.2 Yêu cầu thông tin theo các giai đoạn 82

2.3.3 Quản lý chỉ dẫn kỹ thuật cho dự án ĐTXD công trình dân dụng 84

2.3.4 Quản lý chỉ dẫn kỹ thuật cho dự án ĐTXD công trình cầu, đường 86

2.4 NHẬN XÉT CHUNG 89

ĐỀ XUẤT HỆ THỐNG PHÂN LOẠI VÀ ỨNG DỤNG TRONG QUẢN LÝ CHI PHÍ VÀ YÊU CẦU THÔNG TIN 91

3.1 NGUYÊN TẮC CỦA HỆ THỐNG PHÂN LOẠI 91

3.2 ĐỀ XUẤT DANH MỤC PHÂN LOẠI CHI TIẾT 93

3.2.1 Bảng phân loại công tác xây dựng 93

3.2.2 Bảng phân loại bộ phận công trình 95

3.2.3 Bảng phân loại vật tư xây dựng 96

3.3 ĐỀ XUẤT SỬ DỤNG HỆ THỐNG PHÂN LOẠI TRONG QUẢN LÝ CHI PHÍ VÀ YÊU CẦU THÔNG TIN CHO DỰ ÁN ÁP DỤNG BIM 97

3.3.1 Nguyên tắc sử dụng mã phân loại 97

3.3.2 Tổ chức cơ sở dữ liệu và áp dụng hệ thống phân loại phục vụ quản lý chi phí 98

3.3.3 Tổ chức và sử dụng cơ sở dữ liệu về chỉ dẫn kỹ thuật 102

3.3.4 Áp dụng hệ thống phân loại kiểm soát chi phí tự động từ mô hình BIM 103

3.3.5 Yêu cầu thông tin trong mô hình BIM 104

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 105

1 KẾT LUẬN 105

2 KIẾN NGHỊ 105

Trang 6

TÀI LIỆU THAM KHẢO 107 PHỤ LỤC 01: CÂU HỎI KHẢO SÁT TÌNH HÌNH ÁP DỤNG HỆ THỐNG PHÂN LOẠI TẠI VIỆT NAM

PHỤ LỤC 02: BẢNG PHÂN LOẠI CÔNG TÁC

PHỤ LỤC 03: BẢNG PHÂN LOẠI BỘ PHẬN CÔNG TRÌNH

PHỤ LỤC 04: BẢNG PHÂN LOẠI VẬT TƯ CÔNG TRÌNH

PHỤ LỤC 05: MẪU BẢNG DỰ TOÁN CHI PHÍ

PHỤ LỤC 06: VÍ DỤ CHỈ DẪN KĨ THUẬT CHO PHỤ KIỆN KIM KHÍ CỬA PHỤ LỤC 07: MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN THÔNG TIN PHI HÌNH HỌC CỦA MỘT

SỐ CẤU KIỆN TRONG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG

PHỤ LỤC 08: MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN THÔNG TIN PHI HÌNH HỌC CỦA MỘT

SỐ CẤU KIỆN TRONG CÔNG TRÌNH CẦU

Trang 7

Danh mục các chữ viết tắt

STT Ký hiệu

chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ Giải thích từ ngữ

5 AGC Associated General Contractors of

America

Hiệp hội các nhà thầu Mỹ

6 ASTM American Society for Testing and

án đầu tư xây dựng

11 CCS Cuneco Classification System Hệ thống chỉ dẫn kỹ thuật Cuneco

của Đan Mạch

12 CI/SfB Construction Index &

forSamarbetskomitten

16 CSI Construction Specifications

Institute

Viện tiêu chuẩn xây dựng Hoa Kỳ

17 DBK Danish Building Classification Hệ thống phân loại công trình tại

Đan mạch

18 ĐTXD Đầu tư xây dựng Đầu tư xây dựng

19 GSA General Services Administration Cục công sản Hoa Kỳ

20 HVAC Heating, Ventilating, and Air

Conditioning

Hệ thống sưởi ấm, thông gió và điều hòa không khí

21 ICE Institute of Civil Engineering

tại Vương quốc AnhViện kỹ thuật công trình xây dựng

Trang 8

22 IFC Industry Foundation Classes Định dạng tệp tin IFC, định dạng

IFC là chuẩn định dạng mở, giúp trao đổi dữ liệu giữa các phần mềm, phục vụ cho công tác quản lý mô hình BIM trong suốt vòng đời của

25 QTO Quantity Take Off Thống kê khối lượng

26 RICS Royal Institution of Chartered

Viện Kiến trúc Hoàng gia Anh

28 TTC Trimble Total Control Phần mềm phục vụ đo bóc khối

lượng và lập dự toán công trình xây dựng

29 WBS Work Breakdown Structure Cấu trúc phân chia công việc

Trang 9

Danh mục Bảng biểu

Bảng 1.1 Danh mục các bảng phân loại được đề xuất bởi Tiêu chuẩn ISO 12006-2:2015 9

Bảng 1.2 Ví dụ về mã hiệu các đối tượng theo MasterFormat 15

Bảng 1.3 Danh mục các bảng chính trong OmniClass 16

Bảng 1.4 Ví dụ về các cấp độ khác nhau trong một bảng phân loại 17

Bảng 1.5 Danh mục các bảng chính trong UniClass 2015 18

Bảng 1.6 Ví dụ về sự phát triển các cặp số của hệ thống phân loại Uniclass 2015 19

Bảng 1.7 Phương pháp phân loại bằng hệ thống CI/SfB 21

Bảng 1.8 Danh mục Nhóm cấp độ 1 của CAWS 22

Bảng 1.9 Ví dụ về một hệ thống trong CAWS 23

Bảng 1.10 Bảng so sánh cấu trúc các hệ thống phân loại phổ biến 25

Bảng 1.11 Dự toán chi phí theo các giai đoạn (theo Sabol [52]) 47

Bảng 2.1 Nội dung các Định mức ban hành kèm theo Thông tư số 10/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ Xây dựng 73

Bảng 2.2 Chỉ dẫn kỹ thuật gạch Ceramic loại 1 85

Bảng 2.3 Chỉ dẫn kỹ thuật gạch Ceramic loại 2 86

Bảng 2.4 Danh sách các chỉ dẫn kỹ thuật trong thi công của dự án 87

Bảng 3.1 Ví dụ bảng tổng hợp chi phí theo giá xây dựng tổng hợp bộ phận 100

Bảng 3.2 Ví dụ dự toán chi phí dựa trên cơ sở dữ liệu về định mức 101

Trang 10

Danh mục các hình vẽ, đồ thị

Hình 1.1 Thể hiện đối tượng cửa ở dạng 2D, 3D và các thuộc tính được tích hợp 5

Hình 1.2 Hệ thống các bảng phân loại theo đề xuất của ISO 12006-2:2015 8

Hình 1.3 Ví dụ phân loại một số bộ phận công trình theo hệ thống phân loại UniFormat 15

Hình 1.4 Minh họa sử dụng hệ thống phân loại CoClass trong suốt vòng đời dự án 20

Hình 1.5 Minh hoạ cách đánh mã các lớp đường của hệ thống phân loại Talo2000 20

Hình 1.6 Ví dụ về mã phân loại CI/SfB 22

Hình 1.7 So sánh cấu trúc giữa hệ thống phân loại Omniclass, Uniclass 2015 và các bảng đề xuất trong ISO 12006-2:2015 30

Hình 1.8 Các giai đoạn trong trình tự đầu tư xây dựng theo RIBA tại Vương quốc Anh và sự phát triển thông tin 31

Hình 1.9 Quy trình áp dụng chỉ dẫn kỹ thuật theo giai đoạn của dự án 36

Hình 1.10 Các tham số trong mô hình BIM 40

Hình 1.11 Các loại yêu cầu thông tin khác nhau trong COBie 40

Hình 1.12 Thông tin về “Bộ phận” trong COBie 41

Hình 1.13 Loại yêu cầu thông tin theo các giai đoạn trong vòng đời dự án 41

Hình 1.14 Ví dụ về thông tin tài sản 42

Hình 1.15 Sơ đồ cấu trúc dữ liệu yêu cầu thông tin theo hệ thống UniFormat và MasterFormat 42

Hình 1.16 Nền tảng NBS Chorus 43

Hình 1.17 Liên kết chỉ dẫn kỹ thuật và mô hình BIM thông qua nền tảng NBS Chorus 43 Hình 1.18 Yêu cầu về mô hình và thông tin đối với cửa đi 44

Hình 1.19 Mẫu bảng thống kê cửa 45

Hình 1.20 Một số quy định hỗ trợ kiểm soát chất lượng thiết kế được ban hành tại Singapore 45

Hình 1.21 Các dự toán chi phí theo các giai đoạn 46

Hình 1.22 Mối quan hệ giữa mức độ chính xác và lượng thời gian cần thiết để lập của các loại dự toán 47

Hình 1.23 Quy định về các định dạng dự toán theo giai đoạn dự án của GSA 48

Hình 1.24 Bảng tổng hợp dự toán chi phí công trình theo UniFormat 49

Hình 1.25 Bảng dự toán kết hợp UniFormat và MasterFormat 49

Hình 1.26 Bảng dự toán tổng hợp theo hệ thống MasterFormat 50

Hình 1.27 Ví dụ về suất vốn đầu tư căn hộ trong toà nhà 1-3 tầng, chiều cao tầng 10' (3m) không có hầm 51

Hình 1.28 Ví dụ về đơn giá xây dựng tổng hợp của tường 52

Hình 1.29 Cơ sở dữ liệu giá từ hợp đồng của Caltrans 52

Trang 11

Hình 1.30 Ví dụ về đơn giá bê tông 53

Hình 1.31 Phần phân loại của đơn giá bê tông 53

Hình 1.32 Phần chi phí của đơn giá bê tông 54

Hình 1.33 Thành phần và đơn giá cho tổ đội C-14H 55

Hình 2.1 Ví dụ về mã phân loại của hệ thống cơ sở dữ liệu địa lý quốc gia theo QCVN 42: 2020/BTNMT 60

Hình 2.2 Mô hình BIM toà nhà quốc hội Lào 62

Hình 2.3 Dự án Urban Hill- D7, Phú Mỹ Hưng, TP Hồ Chí Minh 62

Hình 2.4 Dự án VinHomes Ocean Park – Gia Lâm, Hà Nội 62

Hình 2.5 Mô hình BIM Dự án của Xuân Mai Crop 63

Hình 2.6 Mô hình thi công dự án Jamila 64

Hình 2.7 Minh hoạ mô hình thi công BIM của Xuân Mai Crop 64

Hình 2.8 Minh hoạ Quản lý chi phí BIM 5D của Xuân Mai Crop 65

Hình 2.9 Minh hoạ Quản lý sản xuất thi công của Xuân Mai 66

Hình 2.10 Tỷ lệ người từng/chưa từng nghe đến những hệ thống phân loại sử dụng phổ biến trên thế giới 67

Hình 2.11 Tỷ lệ người biết về các hệ thống phân loại đang tồn tại ở Việt Nam 67

Hình 2.12 Các ứng dụng của hệ thống phân loại theo kết quả khảo sát 68

Hình 2.13 Tầm quan trọng của hệ thống phân loại đối với việc triển khai áp dụng BIM 68 Hình 2.14 Ý kiến về cách thức xây dựng hệ thống phân loại 69

Hình 2.15 Cách thức phân cấp hệ thống phân loại cần để thể hiện từ tổng quan đến chi tiết thành phần công trình và công tác xây dựng 70

Hình 2.16 Cấu trúc cơ sở dữ liệu phục vụ quy trình lập dự toán tự động sử dụng giải pháp Cubicost và TTC 75

Hình 2.18 Liên kết cấu kiện và công việc liên quan đến cấu kiện đó 76

Hình 2.20 Quy trình bóc tách khối lượng được đề xuất dựa trên phần mềm Cubicost 77

Hình 2.21 Mô hình BIM trong phần mềm Revit và Cubicost 77

Hình 2.22 Thống kê cấu kiện cửa sử dụng mã phân loại cấu kiện 78

Hình 2.23 Gắn mã công tác theo tính chất của cấu kiện 78

Hình 2.24 Dự án VinCity Ocean Park Gia Lâm 85

Hình 3.1 Minh hoạ việc tích hợp dữ liệu trong vòng đời tài sản 91

Hình 3.2 Cấu trúc bảng 22 – Omniclass: Công tác xây dựng 93

Hình 3.3 So sánh mã hiệu hệ thống đơn giá RSMeans với hệ thống định mức của Việt Nam 94

Hình 3.4 Bảng phân loại bộ phận công trình trong hệ thống OmniClass và UniClass 96

Hình 3.5 Quy trình áp dụng chỉ dẫn kỹ thuật theo giai đoạn của dự án 97

Trang 12

Hình 3.6 Liên kết giữa cơ sở dữ liệu chỉ dẫn kỹ thuật và giá xây dựng tổng hợp bộ phận

của một dự án 98

Hình 3.7 Mô hình trong giai đoạn đầu của dự án có mức độ chi tiết thấp 99

Hình 3.8 Cơ sở dữ liệu về giá xây dựng tổng hợp bộ phận của móng băng 99

Hình 3.10 Cơ sở dữ liệu định mức công tác ván khuôn móng 100

Hình 3.11 Cấu trúc lưu trữ Chỉ dẫn kỹ thuật của dự án 102

Hình 3.13 Các bước áp dụng hệ thống phân loại trong quản lý chi phí dựa trên mô hình BIM 104

Trang 13

Trong thực tế, lượng thông tin mà chúng ta khai thác được từ mô hình BIM là vô cùng lớn và làm thế nào để có thể sử dụng khối lượng thông tin đó một các hiệu quả, làm thế nào để có thể tìm được thông tin của một cấu kiện cụ thể của công trình trong một khối lượng thông tin lớn như vậy là một bài toán nan giải Hệ thống phân loại được áp dụng để

có thể quản lý thông tin một các hiệu quả

Hiện nay, trên thế giới đã tồn tại một số hệ thống phân loại được xây dựng bởi các quốc gia và tổ chức như BSAB nay được phát triển thành Coclass ở Thụy Điển, Uniclass

ở Anh, DBK nay là CCS ở Đan Mạch và OmniClass ở Hoa Kỳ, Uniclass ở Vương quốc Anh:

- CI SfB (Construction Index và hệ thống của Thuỵ Điển Samarbetskomitten for Byggnadsfragor) là một hệ thống chung được sử dụng trong thời gian dài Hệ thống này được xây dựng phục vụ cho quy ước đặt tên dữ liệu, bản vẽ, chỉ dẫn kỹ thuật, bóc tách khối lượng, chi phí Tuy nhiên, hệ thống này đã không còn được cập nhật từ 1976 và trở nên kém phổ biến hơn các hệ thống khác

- CAWS (Common Arrangement of Work Sections) là hệ thống sắp xếp chỉ dẫn kỹ thuật và bóc tách khối lượng cho dự án đầu tư xây dựng Xuất bản năm 1987, hệ thống này được sử dụng phổ biến và vẫn được sử dụng cho tới nay bởi nhiều đơn vị như là cơ sở để các đơn vị phát triển chi tiết thêm phục vụ công tác quản lý thông tin cũng như chỉ dẫn kỹ thuật

- NRM (New Rules of Measurement) là một hệ thống các quy tắc về đo bóc tiên lượng được sử dụng nhiều trong các đơn vị tư vấn quản lý chi phí, nhà thầu và các đơn vị khác

có trách nhiệm đưa ra các quyết định liên quan tới chi phí.-

- Omniclass được xây dựng cho việc tổ chức, sắp xếp và truy xuất thông tin cho tất

cả các đối tượng trong môi trường được xây dựng trong suốt vòng đời dự án

- Uniclass được áp dụng với tất cả các khía cạnh của quá trình thiết kế và xây dựng bao gồm cả việc tổ chức thư viện cấu kiện, hồ sơ và thông tin dự án

Trang 14

Tại Việt Nam, một phân loại đang được sử dụng phổ biến là hệ thống định mức dự toán đã được Bộ Xây dựng công bố theo các lĩnh vực đầu tư xây dựng, quản lý chất lượng công trình, hạ tầng kỹ thuật đô thị, bao gồm 14 tập với số lượng 11.182 danh mục định mức (Trong đó, lĩnh vực đầu tư xây dựng gồm 8 tập với 1054 danh mục định mức; lĩnh vực quản lý chất lượng công trình xây dựng gồm 1 tập với 323 danh mục định mức; lĩnh vực Hạ tầng kỹ thuật đô thị gồm 5 tập với 312 danh mục định mức) Hiện tại, nhiều công

ty, đơn vị cũng đang kết hợp giữa một số hệ thống phân loại thông dụng trên thế giới với

hệ thống định mức dự toán để quản lý chi phí mang lại hiệu quả cao

1.2 Chỉ dẫn yêu cầu thông tin

Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, đánh giá của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, cơ quan chuyên môn về xây dựng đối với những nội dung cần thiết trong quá trình chuẩn bị

và thực hiện dự án đầu tư xây dựng làm cơ sở xem xét, phê duyệt có vai trò rất quan trọng Việc đảm bảo thông tin được trao đổi thông suốt giữa các bên nếu được thực hiện tốt sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho dự án Hiện tại, một số quốc gia trên thế giới đã có ban hành

hệ thống kiểm tra, đánh giá tự động một phần để giảm tải cho các cơ quan chuyên môn Singapore là một trong những trường hợp nổi bật về hệ thống phục vụ thẩm định hồ

sơ thiết kế công trình Việc đưa ra những quy định về thông tin phục vụ việc xem xét, phê duyệt hồ sơ cũng như hệ thống giao nộp điện tử cho phép Singapore đứng đầu trong 8 năm liên tiếp kể từ 2008 trong việc cấp phép xây dựng

Chỉ dẫn yêu cầu thông tin cho bộ phận công trình là một khái niệm được sử dụng trong Mô hình BIM để minh họa và diễn giải chi tiết nhằm xác định các thuộc tính của các thành phần mô hình trong công trình ở các giai đoạn và mức độ chi tiết khác nhau Trong mỗi giai đoạn thiết kế, thi công công trình, mỗi thành phần mô hình có thể có các mức độ thể hiện thông tin khác nhau cả về thông tin hình học và phi hình học, tùy thuộc vào yêu cầu chi tiết cụ thể

1.3 Xây dựng hệ thống phân loại phục vụ quản lý chi phí và chỉ dẫn yêu cầu thông tin

Để ứng dụng BIM hiệu quả cao hướng đến việc chuyển đổi số ngành xây dựng, xây dựng hệ thống phân loại là một công việc quan trọng để có thể quản lý lượng dữ liệu số khổng lồ được tạo ra trong hoạt động xây dựng và quản lý vận hành công trình Tuy nhiên,

để xây dựng hoàn thiện hệ thống đồ sộ như vậy trong thời gian ngắn như thời gian nghiên cứu của đề tài là không khả thi Nhiệm vụ giới hạn phạm vi trong việc nghiên cứu đánh giá các hệ thống phân loại được sử dụng phổ biến trên thế giới và tại Việt Nam, đưa ra đề xuất

về việc sử dụng tại Việt Nam và tập trung đề xuất hệ thống phân loại đối tượng và công tác phục vụ việc áp dụng BIM (đặc biệt cho lĩnh vực quản lý chi phí) cho công trình dân dụng và công trình hạ tầng kỹ thuật

Trang 15

Hơn thế nữa, hệ thống phân loại kết hợp với chỉ dẫn yêu cầu thông tin sẽ góp phần

hỗ trợ các cơ quan chuyên môn về xây dựng quản lý hồ sơ tài liệu với mức độ thống nhất cao, thuận tiện trong việc truy cập, tìm kiếm hồ sơ, kiểm tra, đánh giá Hiện tại, nội dung thiết kế gồm thuyết minh và các bản vẽ được quy định trong Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 và nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 Các cơ quan chuyên môn thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá khi diễn giải chi tiết các yêu cầu trong văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn còn phụ thuộc vào chuyên môn và ý kiến của người trực tiếp thực hiện.Vì vậy cần biên soạn tài liệu thực hành về các chỉ dẫn yêu cầu thông tin

để giúp các bên liên quan xác định rõ về những thông tin gì sẽ được đưa vào một Mô hình BIM trong từng giai đoạn thiết kế để phục vụ công tác kiểm tra, đánh giá

2 Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Các mục tiêu nghiên cứu đặt ra cho nhiệm vụ như sau:

- Làm rõ các vấn đề lý luận về hệ thống phân loại và chỉ dẫn yêu cầu thông tin; Mối quan hệ giữa hệ thống phân loại bộ phận công trình và chỉ dẫn yêu cầu thông tin trong việc triển khai áp dụng BIM

- Làm rõ thực tiễn xây dựng và áp dụng hệ thống phân loại trong lĩnh vực quản lý chi phí trong hoạt động xây dựng cho công trình dân dụng, hạ tầng kỹ thuật đô thị tại một số nước trên thế giới, đặc biệt tập trung vào kinh nghiệm của Hoa Kỳ (do có nhiều đơn vị đang tham khảo áp dụng), Vương quốc Anh (do hệ thống tiêu chuẩn và hướng dẫn về BIM được ban hành một cách đồng bộ) và Phần Lan (do có hệ thống phân loại chi tiết hơn cho công trình hạ tầng kỹ thuật); Làm rõ thực tiễn áp dụng hệ thống phân loại về bộ phận công trình và công tác trong áp dụng BIM cho quản lý chi phí tại Việt Nam;

- Làm rõ thực tiễn xây dựng chỉ dẫn yêu cầu thông tin phục vụ áp dụng BIM cho công trình xây dựng dân dụng, hạ tầng kỹ thuật đô thị tại một số nước trên thế giới; Mối liên hệ giữa chỉ dẫn yêu cầu thông tin và hệ thống phân loại bộ phận công trình trong việc triển khai áp dụng BIM; Làm rõ thực tiễn xây dựng chỉ dẫn yêu cầu thông tin phục vụ quản lý cho công trình xây dựng dân dụng, hạ tầng kỹ thuật đô thị tại Việt Nam (do thuộc phạm vi quản lý trực tiếp của Bộ Xây dựng)

- So sánh một số hệ thống phân loại về bộ phận công trình và công tác và đề xuất lựa chọn một hệ thống làm cơ sở cho Việt Nam; Điều chỉnh để phù hợp với Việt Nam (quy định chi tiết cho hệ thống phân loại về bộ phận công trình, chia nhỏ thêm về hệ thống phân loại công tác để phù hợp với hệ thống định mức dự toán)

- Đề xuất chỉ dẫn yêu cầu thông tin phục vụ áp dụng BIM phù hợp cho Việt Nam

Trang 16

2.2 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu, tổng hợp kinh nghiệm quốc tế về: cách thức xây dựng hệ thống phân loại

và danh mục phân loại trên thế giới phục vụ quản lý chi phí và chỉ dẫn yêu cầu thông tin thông qua nghiên cứu tài liệu, trao đổi và học tập kinh nghiệm nước ngoài

Làm rõ thực trạng tại Việt Nam trong thời gian qua (thực trạng triển khai, nhu cầu) qua đó đánh giá sự phù hợp và cần thiết của việc xây dựng hệ thống phân loại phục vụ quản lý chi phí và chỉ dẫn yêu cầu thông tin

Xây dựng hệ thống phân loại với các danh mục phân loại chi tiết phục vụ quản lý chi phí và chỉ dẫn yêu cầu thông tin

2.3 Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu về hệ thống phân loại chi tiết phục vụ quản lý chi phí và chỉ dẫn yêu cầu thông tin cho công trình dân dụng (tập trung vào nhà chung cư) và công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị (tập trung vào công trình cầu, đường)

3 Phương pháp nghiên cứu

- Sử dụng các phương pháp nghiên cứu tổng hợp - phân tích, khảo sát bằng bảng câu hỏi, phỏng vấn, nghiên cứu định tính và định lượng để đánh giá hiện trạng và tổng hợp kinh nghiệm trong và ngoài nước

- Tổ chức hội thảo/seminar với sự tham gia của các đối tượng hoạt động trong ngành xây dựng, các chuyên gia trong và ngoài nước để đánh giá các giải pháp

Trang 17

CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN

HỆ THỐNG PHÂN LOẠI PHỤC VỤ ÁP DỤNG MÔ HÌNH THÔNG TIN CÔNG TRÌNH (BIM) CHO CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG

VÀ HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ 1.1 Cơ sở lý luận chung về hệ thống phân loại

1.1.1 Mô hình thông tin công trình (BIM)

Thuật ngữ Mô hình thông tin công trình (Building Information Modeling - BIM) xuất hiện nhiều trong thời gian gần đây do ngày càng có nhiều tổ chức triển khai áp dụng BIM trong các dự án đầu tư xây dựng Ứng dụng BIM trong các công tác thiết kế, thi công xây dựng, quản lý vận hành đã và đang mang lại những sự thay đổi đáng kể trong ngành xây dựng, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả lao động Thông qua cơ sở dữ liệu chung trên nền tảng BIM, các bên có thể trao đổi và phối hợp hiệu quả hơn, đảm bảo tính minh bạch của thông tin cho toàn bộ các quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án đầu tư xây dựng Nhờ vậy, các bên tham gia có thể đóng góp nhiều hơn vào mục tiêu chung của dự án thay vì chỉ tập trung vào chuyên môn riêng của mình hoặc các nhiệm vụ cụ thể

Khác với quy trình truyền thông sử dụng các bản vẽ 2D và thông tin được thể hiện dưới dạng nét vẽ, BIM sử dụng mô hình kỹ thuật số được tích hợp cơ sở dữ liệu bao gồm các thông tin về hình dáng, đặc tính vật lý, chức năng…

Ví dụ như trong Hình 1.1, đối tượng cửa trong môi trường BIM được thể hiện dưới

dạng 2D (bên trái), mô hình ba chiều (ở giữa) và các thông tin liên quan (cao, rộng, mức chống cháy, vật liệu, v.v.) được hiển thị trong cơ sở dữ liệu “Door Schedule” (ô bên phải) Tất cả các sự thay đổi ở bất kỳ dạng thể hiện nào cũng sẽ đều được cập nhật vào cơ sở dữ liệu

Hình 1.1 Thể hiện đối tượng cửa ở dạng 2D, 3D và các thuộc tính được tích hợp

Khái niệm về BIM giải thích thông qua ví dụ trên giúp hình dung rõ ràng và trực quan

về BIM Tuy nhiên, cần phải hiểu rõ rằng BIM không phải là một phần mềm cụ thể chỉ cần

mua về và cài đặt BIM là một quy trình!

Trang 18

BIM là một quy trình thu thập, xử lý và phân tích thông tin không phụ thuộc vào một phần mềm hoặc công nghệ cụ thể nào Quy trình làm việc với BIM hướng tới việc dữ liệu được tạo ra sẽ được tái sử dụng thay vì mất công tạo lại sau mỗi giai đoạn, qua đó trở thành một cơ sở dữ liệu cho nhiều đối tượng sử dụng, nhiều mục đích khác nhau, trong một khoảng thời gian dài

Một vài định nghĩa về BIM

Hiện nay trên thế giới có nhiều định nghĩa khác nhau về BIM Tuy nhiên, một cách chung nhất, có thể hiểu BIM là quy trình tạo lập và sử dụng mô hình thông tin kỹ thuật số trong các hoạt động xây dựng từ thiết kế, thi công đến quản lý vận hành công trình

Theo Wikipedia: “Mô hình thông tin công trình (BIM) là một quy trình liên quan tới

việc tạo lập và quản lý những đặc trưng kỹ thuật số (được gọi là mô hình thông tin kỹ thuật số) trong các khâu thiết kế, thi công và vận hành các công trình (công trình ở đây có thể

là công trình xây dựng hay các sản phẩm công nghiệp) Về bản chất, có thể xem BIM là một hồ sơ thiết kế gồm những tập tin hay dữ liệu kỹ thuật số, chứa các mối liên hệ logic về mặt không gian, kích thước, số lượng, vật liệu của từng cấu kiện, bộ phận trong công trình Những thông tin này được trao đổi và kết nối trực tuyến với nhau thông qua các phần mềm,

để hỗ trợ cho việc quản lý và ra những quyết định liên quan tới công trình Việc kết hợp các thông tin về các bộ phận trong công trình với các thông tin khác như định mức, đơn giá, tiến độ thi công sẽ tạo nên một mô hình thực tại ảo của công trình, nhằm mục đích tối ưu hóa thiết kế, thi công, vận hành quản lý công trình.”

Tiêu chuẩn ISO 19650-1:2018 đưa ra định nghĩa: “BIM là việc sử dụng dạng hiển thị

số của công trình xây dựng để hỗ trợ công tác thiết kế, thi công và quản lý vận hành thông qua tạo dựng căn cứ đáng tin cậy cho việc ra quyết định”

Định nghĩa BIM trong Tiêu chuẩn BIM Quốc gia Hoa Kỳ: “Một đặc trưng kỹ thuật

số bao gồm các đặc tính vật lý và chức năng của một dự án mà các thông tin được chia sẻ của dự án đó tạo thành một nền tảng đáng tin cậy cho việc ra các quyết định trong suốt vòng đời của nó; được xác định từ khi thiết kế ý tưởng đến khi phá dỡ dự án Nền tảng ban đầu của BIM là sự hợp tác giữa các bên liên quan khác nhau trong dự án ở các giai đoạn khác nhau trong toàn bộ vòng đời của nó để chèn, trích xuất, cập nhật hoặc sửa đổi thông tin thông qua BIM, qua đó hỗ trợ và phản ánh vai trò của các bên”

Định nghĩa của Hiệp hội các nhà thầu Mỹ (AGC): “Quy trình thiết kế hoặc tích hợp

thiết kế sử dụng mô hình 3D và cũng có thể kết hợp với tiến độ 4D, trích xuất khối lượng 5D và ước lượng khả năng và phân tích XD (như điều phối không gian, năng lượng, tính bền vững, quản lý cơ sở vật chất, v.v…) để thiết kế, xây dựng và vận hành một cấu trúc trên nền tảng kỹ thuật số trong toàn bộ vòng đời của dự án Mô hình 3D bao gồm các cấu kiện hoặc các thành phần chứ không phải là các đường kẻ, đường cung và vòng tròn Khi các cấu kiện được đặt trong mô hình tại một chế độ xem (chẳng hạn như bản vẽ mặt bằng,

Trang 19

bản vẽ mặt đứng hoặc sơ đồ thi công), chúng sẽ tự động được tạo ra trong tất cả các chế

độ xem khác; nếu một cấu kiện được thay đổi trong một chế độ xem, thì sự thay đổi đó sẽ thể hiện trên tất cả bản vẽ mặt bằng, bản vẽ mặt đứng, chi tiết và sơ đồ thi công tham chiếu đến cùng một cấu kiện”

Ủy ban thúc đẩy BIM của New Zealand đưa ra định nghĩa sau: “BIM là một quy trình

phối hợp, được hỗ trợ bằng công nghệ, qua đó làm gia tăng lợi ích thông qua việc chia sẻ thông tin có cấu trúc cho các công trình tòa nhà và cơ sở hạ tầng.”

Các định nghĩa trên đều có điểm chung là BIM sẽ đi theo toàn bộ các giai đoạn trong vòng đời của dự án, từ thiết kế ý tưởng cho đến khi phá dỡ Hơn nữa, BIM là một từ viết

tắt nên có thể hiểu theo hai khái niệm quan trọng và thường được dùng:

Mô hình Thông tin Công trình - Building Information Model (danh từ): BIM là một

thể hiện, một đại diện trong môi trường ảo của công trình, trong nhiều trường hợp chính là

mô hình 3D của dự án

Mô hình hóa Thông tin Công trình - Building Information Modeling (danh động

từ): Quá trình tạo lập, quản lý và sử dụng các mô hình thông tin công trình để trao đổi giữa các bên trong quá trình thiết kế và lên kế hoạch, tối ưu hóa các công tác thi công xây dựng

1.1.2 Khái niệm và sự cần thiết của hệ thống phân loại

Đối với ngành xây dựng, BIM là trung tâm của quá trình chuyển đổi số, trong đó phân loại và tham chiếu thông tin phù hợp sẽ hỗ trợ quá trình phối hợp trao đổi thông tin cũng như lưu trữ thông tin công trình Tuy nhiên, điều này tạo ra thách thức về chuẩn hóa phương thức làm việc, phân loại thông tin và định dạng dữ liệu chung nhằm đạt được lợi ích tối đa

từ những tiềm năng của BIM

Hiện nay, định dạng trao đổi dữ liệu chung IFC đang được tiếp tục phát triển để hỗ trợ việc trao đổi thông tin giữa các ứng dụng, nền tảng khác nhau Đồng thời các dữ liệu liên quan đến chỉ dẫn kỹ thuật, thông tin sản phẩm, thông tin bảo trì đã có khả năng tương tác tốt hơn và được thể hiện thống nhất, liền mạch với mô hình BIM Khi đó, hệ thống phân loại sẽ đóng góp vai trò lớn trong việc chuẩn hoá cấu trúc và xử lý thông tin giữa các bên liên quan trong suốt các giai đoạn vòng đời dự án

Phân loại là việc sắp xếp mọi thứ vào các nhóm hoặc các loại có đặc điểm chung, ví

dụ như: phân loại phương tiện giao thông là ô tô, xe máy, xe đạp và trong nhóm ô tô có thể được phân loại chi tiết hơn, bao gồm các loại ô tô như ô tô 4 chỗ, 5 chỗ, 7 chỗ hoặc phân chia thành ô tô sử dụng nhiên liệu xăng, dầu diesel, điện, hỗn hợp

Có rất nhiều hệ thống phân loại phổ biến và quen thuộc như phân loại sinh vật theo

di truyền; phân loại sách, tài liệu trong thư viện Mỗi hệ thống này sử dụng các cách phân loại khác nhau dựa trên các nhóm đặc điểm khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng Nói cách khác, phân loại giúp việc tìm hiểu, lọc và truy xuất mọi thứ trở lên dễ dàng hơn

Trang 20

Dựa theo các đặc điểm trên, có thể định nghĩa: “Hệ thống phân loại là cách thức tổ chức, phân chia sắp xếp và tìm kiếm thông tin của các đối tượng theo một trật tự nhất định” Ngoài ra, các hệ thống phân loại cũng được xây dựng với mục đích hỗ trợ trao đổi dữ liệu giữa các bên liên quan

Sử dụng hệ thống phân loại để quản lý thông tin xây dựng có một số lợi ích sau:

- Truy xuất thông tin về các bộ phận công trình, công tác xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật thuận lợi hơn;

- Cấu trúc nội dung của các tài liệu được tổ chức nhất quán;

- Các hồ sơ, tài liệu được đồng bộ trong hệ thống dữ liệu chung;

- Hỗ trợ trao đổi và hợp tác giữa các thành viên trong nhóm dự án

Liên quan đến hệ thống phân loại, tiêu chuẩn quốc tế ISO 12006-2:2015 (phiên bản thứ hai được cập nhật từ ISO 12006-2:2001) đã được phát hành để thống nhất chung về khung các hệ thống phân loại trên thế giới Tiêu chuẩn này đề xuất 12 bảng phân loại (Hình 1.2) [36] và đưa ra các nguyên tắc chung cho việc xây dựng hệ thống phân loại đối với ngành xây dựng để các quốc gia sử dụng làm căn cứ xây dựng hệ thống phân loại chi tiết phù hợp với điều kiện của mình

Hình 1.2 Hệ thống các bảng phân loại theo đề xuất của ISO 12006-2:2015

Các bảng phân loại được chia thành nhiều lớp khác nhau được mô tả tại Bảng 1.1, trong đó có lớp liên quan đến các nguồn lực (thông tin, vật tư, vai trò, công cụ), các quy trình, công trình và tài sản xây dựng [36]

Trang 21

Bảng 1.1 Danh mục các bảng phân loại được đề xuất bởi Tiêu chuẩn ISO 2:2015

12006-Bảng Tên bảng Nội dung

Lớp liên quan đến nguồn lực phục vụ xây dựng công trình

Bảng A2 Bảng phân loại thông tin trong

ngành xây dựng

Phân loại nội dung thông tin trong ngành xây dựng,

ví dụ: hợp đồng, quản lý chất lượng, chỉ dẫn kỹ thuật, quản lý tiến độ

Bảng A3

Bảng phân loại sản phẩm xây

dựng (theo chức năng, hình

thức, vật liệu hoặc theo bất kỳ

sự kết hợp nào của các yếu tố

Bảng A4 Bảng phân loại vai trò, vị trí

Phân loại các bộ môn, lĩnh vực hoạt động và chuyên môn cụ thể của các chủ thể tham gia thực hiện các công việc trong vòng đời công trình, ví dụ: kiến trúc, thiết kế nội thất, tổng thầu, tư vấn bất động sản… Phân loại các vai trò trong tổ chức, đơn vị, vị trí của các chủ thể trong việc thực hiện các nhiệm vụ suốt vòng đời công trình, ví dụ: điều hành, giám sát, kiến trúc sư…

Phân loại các công cụ sử dụng trong quá trình thiết

kế và thi công dự án mà không là một phần công trình, ví dụ: hệ thống máy tính, phần cứng, phần mềm, cần cẩu, giàn giáo, ván khuôn, chất nổ

Lớp liên quan đến quy trình làm việc

Bảng A6 Bảng phân loại hoạt động

quản lý

Phân loại các hoạt động quản lý dự án: quản lý hành chính, tài chính, nhân sự, bán hàng, quản lý dự án, rủi ro, chi phí, thời gian

Bảng A7 Bảng phân loại quá trình xây

dựng

Phân loại các quá trình xây dựng theo hoạt động xây dựng hoặc các giai đoạn vòng đời hoặc sự kết hợp của chúng

Ví dụ theo hoạt động xây dựng: lập kế hoạch, nghiên cứu khả thi, thiết kế, dự toán chi phí, xây dựng, hoàn thành, vận hành, phá dỡ

Ví dụ theo các bước trong vòng đời dự án: tiền thiết

kế, thiết kế, thi công, vận hành, bảo trì

Lớp liên quan đến công trình

Trang 22

Bảng A8 Bảng phân loại tổ hợp công

trình

Phân loại các nhóm công trình theo hình thức, chức năng, ví dụ: tổ hợp hành chính, thương mại và dịch vụ; tổ hợp văn hoá, giáo dục, khoa học và thông tin; tổ hợp công nghiệp…

Bảng A9 Bảng phân loại công trình

Phân loại các công trình dựa vào hình thức (toà nhà, đường bộ, đường sắt, ké, bể chứa, cầu ) hoặc chức năng (bệnh viện, cầu thang, nhà ga, sân bay, chung cư )

Phân loại các bộ phận chính của công trình hoặc các

tổ hợp bộ phận công trình theo chức năng (ví dụ: hệ thống sàn, tường, mái, cấp nước, điện,…) hoặc theo

vị trí (ví dụ: phần ngầm, phần thân ) Bảng

Ví dụ: xây tường, công tác bê tông…

Lớp liên quan đến tài sản

án thông qua quy trình BIM hoặc các hình thức thực hiện dự án tiên tiến khác đòi hỏi các thông tin của đối tượng trong công trình được chia sẻ giữa nhiều bên khác nhau Việc này được thực hiện trong toàn bộ vòng đời dự án, giữa các bên tham gia và giữa các ứng dụng khác nhau Đề có thể thực hiện các yêu cầu trên dễ dàng và thành công, cần thiết phải có một cách tiếp cận đầy đủ và nhất quán việc xây dựng hệ thống phân loại cho ngành xây dựng Khi tất cả dữ liệu được thu thập và lưu trữ dưới dạng dữ liệu kỹ thuật số và liên kết với các đối tượng, công nghệ về Dữ liệu lớn (Big data) và Trí tuệ nhân tạo (AI) cho phép liên kết và phân tích thông tin một cách nhanh chóng, linh hoạt

1.1.3 Mục đích sử dụng của hệ thống phân loại

Hệ thống phân loại có một số mục đích sử dụng như [1]:

Trang 23

- Tổ chức, quản lý thông tin: Nhận biết các nhóm đối tượng có đặc điểm giống

nhau, xác định điểm chung và các thuộc tính liên quan của chúng Đặt tên cho thông tin/đối tượng tuân theo một loạt các quy tắc thống nhất;

- Bổ sung thông tin: Tích hợp thông tin vào các đối tượng đã được mô hình hóa

phục vụ cho việc trích xuất hoặc chia sẻ thông tin;

- Sắp xếp một cách phù hợp:

+ Các đối tượng được gắn thẻ vật lý (mã vạch hoặc nhãn văn bản) để liên kết với các dữ liệu được lưu trữ liên quan (đặc điểm, chức năng, mối liên hệ với các đối tượng khác ) Các thẻ vật lý có thể được quét để trích xuất dữ liệu phục vụ các công tác quản lý, vận hành, bảo trì

+ Hệ thống phân loại bao gồm các “mã” là chuỗi các chữ cái và số để đại diện cho đối tượng và có thể tham chiếu chéo đến các bảng thể hiện thông tin đối tượng

- Mang lại cái nhìn tổng thể: các đối tượng trong công trình và toàn bộ công trình

trong môi trường ảo cũng như trong môi trường vật lý có các thông tin và thuộc tính riêng, nhờ việc phân loại thông tin về các thuộc tính, ta có thể xác định được các thông tin tổng thể về đối tượng, công trình đó:

+ Loại công trình, tên gọi;

+ Chức năng liên quan đến mục đích, tiêu chí hoạt động, đặc điểm kỹ thuật của công trình;

+ Mối quan hệ với các công trình khác;

+ Vị trí cụ thể trong môi trường về mặt địa lý, tiếp giáp hoặc không gian chức năng;

+ Những thuộc tính thay đổi theo thời gian;

+ Để lập kế hoạch, thiết kế, thi công, vận hành và bảo trì công trình, cần phải

có các thông tin về: công tác xây dựng (đào đắp hoặc đóng cọc, hoặc các gói bảo trì vận hành như giám sát tình trạng, phòng ngừa thảm họa, bảo trì thường xuyên, sửa chữa hư hỏng…); vật tư, vật liệu sử dụng…

1.1.4 Ứng dụng của hệ thống phân loại

Một số ứng dụng của hệ thống phân loại có thể kể đến như:

- Phân loại các hồ sơ, tài liệu, bản vẽ và chỉ dẫn kỹ thuật:

Liên kết các đối tượng trong mô hình BIM với hồ sơ, tài liệu, bản vẽ, chỉ dẫn kỹ thuật liên quan là một ứng dụng quan trọng của hệ thống phân loại Để có được dự toán chi tiết,

mô hình cần được gán thông tin và cấu trúc theo cách có thể đồng bộ được với danh sách đối tượng phục vụ việc lập dự toán Do đó, cần thiết phải thiết lập sớm các quy định về mô hình hóa, thống nhất các công cụ, phần mềm và nguyên tắc về dữ liệu trong các quy trình

Trang 24

và đảm bảo việc tuân thủ đối với những người tham gia dự án Khi được chuyển sang dạng các thuộc tính và tham số, dữ liệu có thể được trích xuất, trao đổi và sử dụng từ cả mô hình BIM và các chỉ dẫn kỹ thuật cho các mục đích mô phỏng, phân tích tính toán và thi công xây dựng Mọi dữ liệu thuộc tính khi đó cần được gắn với đối tượng được phân loại để hỗ trợ tự động hóa trong tổ chức, truy cập và trích xuất dữ liệu đối với mọi nền tảng thông tin khác nhau

- Tham chiếu chéo thông tin hình học, phi hình học:

Trong quá trình mô hình hóa, các đối tượng có cùng mã phân loại và tên sẽ có thể được liên kết và tích hợp với cùng các thông tin hình học, phi hình học kèm theo Các đối tượng cần phải được gán mã phù hợp với các thông số kỹ thuật tương ứng

- Hỗ trợ trong công tác quản lý hoạt động xây dựng:

Các thông tin của đối tượng như kích thước, vị trí, năng suất, đơn giá,… có thể được kết hợp với nhau trong quá trình lập tiến độ, chi phí để có các thông tin chính xác, tự động Trong quá trình sản xuất, thi công, việc đánh số các đối tượng xây dựng để hình dung tiến

độ các công tác trên công trường, nhà máy sản xuất, thông báo cho nhân viên công trường

về kế hoạch sản xuất, lắp đặt, thi công, phân tích các rủi ro tiềm ẩn, kiểm soát các tác động trong quá trình thi công

- Hỗ trợ trong công tác quản lý vận hành, bảo trì:

Các nhà sản xuất thường xây dựng hệ thống các mã hiệu cho từng sản phẩm của đơn

vị mình Khi thi công, lắp đặt, các nhà sản xuất hoặc nhà thầu có nghĩa vụ cung cấp tài liệu

về sản phẩm trong hồ sơ bàn giao

1.1.5 Đối tượng sử dụng hệ thống phân loại

Hệ thống phân loại trong xây dựng được sử dụng bởi các chủ thể khác nhau với các mục đích khác nhau, ví dụ: chủ đầu tư sử dụng để tổ chức dữ liệu nhằm quản lý tiến độ, quản lý chi phí và quản lý tài sản; các nhà thầu sử dụng để quản lý thi công, tiến độ và chi phí; các đơn vị tư vấn sử dụng tạo lập và quản lý chỉ dẫn kỹ thuật cho dự án… Thành viên nhóm dự án sử dụng hệ thống phân loại trong các công việc liên quan tới công trình trong quá trình quy hoạch, thiết kế, xây dựng và quản lý vận hành [50]

- Chủ đầu tư, đơn vị quản lý vận hành cần danh mục phân loại phù hợp để phục

vụ cả giai đoạn chuẩn bị, thực hiện dự án cũng như trong giai đoạn quản lý vận hành (theo dõi tình trạng, sửa chữa định kỳ, đối phó với các trường hợp khẩn cấp, giảm thiểu các vấn

đề có thể phát sinh) Do đó, việc phân loại cho đối tượng sử dụng là các nhà quản lý tài sản cần đạt cấp độ phân chia chi tiết theo các thành phần và có liên kết với các thông tin về yêu cầu thiết kế và chức năng;

Trang 25

- Đơn vị lập quy hoạch cần xem xét dự án với cái nhìn tổng quan và đầy đủ thông

tin để đảm bảo tính thực tế của các nghiên cứu khả thi nên sẽ cần danh mục phân loại trên quy mô rộng;

- Đơn vị lập hoặc quản lý chi phí sẽ cần quản lý chi phí ở giai đoạn đầu với những

thông tin thống kê, dữ liệu trong quá khứ (ở mức chi phí ước tính trên m2 hoặc km) và ở giai đoạn sau với khối lượng được bóc tách cụ thể với đơn giá theo công tác cụ thể Do vậy

sẽ cần danh mục phân loại được chia nhỏ các thành phần công trình, hạng mục công tác, vật liệu và quy trình xây dựng liên quan tới công trình;

- Đơn vị tư vấn thiết kế đảm nhận việc triển khai các bản vẽ, hồ sơ, tài liệu và chỉ

dẫn kỹ thuật từ yêu cầu của chủ đầu tư Các đơn vị thiết kế cần danh mục phân loại có khả năng hỗ trợ việc tham chiếu chéo để quản lý các hồ sơ, tài liệu nêu trên Với quy trình BIM,

mô hình trở thành cốt lõi của thiết kế và được liên kết với các thông tin khác từ các cơ sở

dữ liệu riêng biệt thông qua hệ thống phân loại;

- Nhà thầu thi công xây dựng cần quản lý các gói thầu và các công việc liên quan

Việc lập tiến độ thi công và sắp xếp các công việc theo trình tự thực hiện cần được liên kết với quá trình mua sắm nguyên vật liệu, công cụ và chuẩn bị nguồn nhân lực ngay từ giai đoạn chuẩn bị thi công, chuẩn bị công trường Nhà thầu cần danh mục phân loại về không gian, vật liệu, sản phẩm, quy trình xây dựng, kỹ năng cần thiết, thiết bị máy móc, các công trình tạm thời liên quan cần thiết, thời gian và chi phí;

- Đơn vị quản lý dự án quan tâm đến việc đảm bảo rằng kế hoạch thực hiện cũng

như nội dung các công việc xác định một cách rõ ràng, theo dõi và đảm bảo tiến độ thực hiện dự án

1.2 Hệ thống phân loại được sử dụng tại một số nước trên thế giới

Mặc dù các hệ thống phân loại của các quốc gia có nhiều điểm khác biệt do sự khác nhau về đặc thù ngành xây dựng và các quy định của pháp luật tại từng quốc gia, tuy nhiên việc tham chiếu giữa chúng cần được đơn giản hóa để cho phép thực hiện các dự án có quy

mô lớn và mang tính quốc tế (với những người tham gia từ nhiều quốc gia khác nhau), thúc đẩy sự phát triển của các ứng dụng sử dụng hệ thống phân loại trên phạm vi quốc tế Hiện nay, trên thế giới đã tồn tại một số hệ thống phân loại được xây dựng bởi các quốc gia và tổ chức như: BSAB nay được phát triển thành CoClass ở Thụy Điển, UniClass

ở Anh, DBK nay là CCS ở Đan Mạch và OmniClass ở Hoa Kỳ Trong số các hệ thống phân loại trên thì hệ thống phân loại MasterFormat, UniFormat, OmniClass và UniClass được sử dụng phổ biến hơn cả

- MasterFormat là bảng phân loại công tác xây dựng được sử dụng phổ biến ở Mỹ

và Canada cũng như nhiều nơi khác trên thế giới MasterFormat được biên soạn và cập

Trang 26

nhật bởi hai đơn vị là Viện tiêu chuẩn xây dựng Hoa Kỳ (CSI) và Viện tiêu chuẩn xây dựng Canada (CSC);

- UniFormat là bảng phân loại bộ phận công trình phục vụ quản lý chất lượng, quản

lý chi phí ở Hoa Kỳ và Canada UniFormat được xây dựng và sử dụng thống nhất trong ngành xây dựng và được ban hành trong tiêu chuẩn của ASTM (American Society for Testing and Materials);

- OmniClass là một hệ thống phân loại toàn diện cho ngành xây dựng Hoa Kỳ và

có thể được sử dụng cho nhiều ứng dụng, chẳng hạn như lưu trữ tài liệu hoặc tổ chức thông tin dự án Hiện tại, hệ thống phân loại Omniclass được duy trì và cập nhật bởi Viện tiêu chuẩn Mỹ (CSI);

- Vương quốc Anh xây dựng và duy trì hệ thống phân loại UniClass với đầu mối là Viện tiêu chuẩn công trình Vương quốc Anh (The national building specifications, The NBS) phối hợp với các Bộ, ban, ngành để cập nhật định kỳ các bảng phân loại chi tiết

1.2.1 Hệ thống phân loại UniFormat

UniFormat là danh mục phân loại phục vụ phân chia các bộ phận công trình, thường được dùng trong quản lý chi phí (chi phí theo bộ phận công trình) cũng như các ứng dụng khác tại Hoa Kỳ và Canada UniFormat được xây dựng với sự đồng thuận trong ngành xây dựng và đã được ban hành dưới dạng tiêu chuẩn ASTM (American Society for Testing and Materials) [13]

UniFormat phân chia một công trình thành các bộ phận nhỏ hơn, có chức năng riêng như kết cấu phần ngầm, kết cấu vỏ, nội thất Mỗi đối tượng trong UniFormat đều được gán các mã hiệu được cấu tạo bởi các chữ cái, cặp số và được chia làm 3 cấp

- Ở Cấp 1, mã hiệu chỉ bao gồm một chữ cái in hoa từ A đến G hoặc một cặp số, ví

dụ: A Kết cấu phần ngầm hoặc B Kết cấu phần thân;

- Ở Cấp 2, mã hiệu được cấu tạo bởi một chữ cái in hoa và một cặp số được viết

liền nhau hoặc hai cặp số viết liền nhau, ví dụ A10 Móng;

- Ở Cấp 3, mã phân loại được cấu tạo bởi một chữ cái in hoa và hai cặp số được

viết liền nhau, ví dụ: A1010 Móng tiêu chuẩn (Hình 1.3)

Trang 27

(a) Ví dụ về mã hiệu (b) Ví dụ về các cấp độ phân loại bộ phận công trình trong

UniFormat Hình 1.3 Ví dụ phân loại một số bộ phận công trình theo hệ thống phân loại UniFormat

1.2.2 Hệ thống phân loại MasterFormat

Hệ thống MasterFormat có danh mục được chia thành các nhóm được đánh số gắn với tiêu đề mục để tổ chức thông tin về các công tác xây dựng cũng như tổ chức và quản

lý chỉ dẫn kỹ thuật và tài liệu hợp đồng xây dựng

Thông tin trong MasterFormat được tổ chức theo 50 nhóm (trước năm 2004 là 16 nhóm) thuộc hai nhóm chính là (1) yêu cầu mua sắm và hợp đồng, (2) quy cách kỹ thuật

- Nhóm chính thứ nhất chỉ có duy nhất 1 nhóm (Division 00);

- Nhóm chính thứ hai chứa 49 nhóm và được chia thành 5 nhóm nhỏ:

+ (1) các yêu cầu chung;

+ (2) xây dựng cơ sở vật chất;

+ (3) dịch vụ cơ sở vật chất;

+ (4) công trường và hạ tầng kỹ thuật,

+ (5) thiết bị quá trình [13]

Mỗi đối tượng trong MasterFormat đều được gán các mã hiệu cấu tạo bởi tối đa 4 cặp

số Trong đó cặp số thứ 3 và thứ 4 được liên kết với nhau bởi dấu chấm, các cặp số còn lại

liên kết với nhau bởi dấu cách Ví dụ, mã hiệu của đối tượng “Các cấu kiện mái đặc biệt”

là 07 71 00, trong đó có chứa đối tượng ở cấp độ thấp hơn là “Rãnh thoát nước và ống dẫn

nước mưa chế tạo sẵn” có mã hiệu 07 71 23, trong khi “Phụ kiện cho rãnh thoát nước” thì

được đặt mã hiệu 07 71 23.13 (Bảng 1.2)

Bảng 1.2 Ví dụ về mã hiệu các đối tượng theo MasterFormat

07 71 00 Cấu kiện mái đặc biệt (Roof Specialties)

07 71 23 Rãnh thoát nước và ống dẫn nước mưa chế tạo sẵn

(Manufactured Gutters and Downspouts)

07 71 23.13 Phụ kiện cho rãnh thoát nước

(Gutter Debris Guards)

1.2.3 Hệ thống phân loại OmniClass

Hệ thống phân loại OmniClass (thường được biết đến ngắn gọn là OmniClass hay OCCS) là cách tổ chức và sắp xếp thông tin cho ngành xây dựng OmniClass có kết hợp

và tham chiếu đến một số hệ thống phân loại khác như: Bảng 22 được xây dựng trên cơ sở của hệ thống phân loại MasterFormat; Bảng 21 được xây dựng dựa trên hệ thống phân loại UniFormat [49]

OmniClass được xây dựng để chuẩn hóa việc phân loại thông tin được tạo ra và sử

Trang 28

dụng trong ngành xây dựng tại Bắc Mỹ Thông tin và dữ liệu được tổ chức, phân loại và truy xuất theo hệ thống phân loại này có thể được sử dụng trong các công cụ và môi trường

kỹ thuật số, xuyên suốt toàn bộ vòng đời của dự án từ giai đoạn ý tưởng đến khi cải tạo hoặc phá hủy, cho các loại công trình khác nhau

OmniClass được xây dựng dựa trên ISO 12006-2, bao gồm 15 bảng (Bảng 1.3), các bảng có thể được sử dụng riêng lẻ hoặc có thể được kết hợp để cung cấp thêm thông tin về một khía cạnh cụ thể, thể hiện các đặc điểm khác nhau của thông tin xây dựng Mỗi bảng

có thể được sử dụng độc lập để phân loại các dạng thông tin riêng biệt tương ứng, hoặc các mục trong mỗi bảng có thể được kết hợp với toàn bộ các bảng dữ liệu khác để phân loại các đối tượng phức tạp hơn [49]

Bảng 1.3 Danh mục các bảng chính trong OmniClass

Bảng Tên bảng

Bảng 11 Phân loại bộ phận công trình theo chức năng (Construction Entities by

Function) Bảng 12 Phân loại bộ phận công trình theo hình thức (Construction Entities by Form) Bảng 13 Phân loại không gian theo chức năng (Spaces by Function)

Bảng 14 Phân loại không gian theo hình thức (Spaces by Form)

Bảng 21 Thành phần công trình (Elements (Includes Designed Elements))

Bảng 22 Kết quả công việc (Work Results)

là bốn cặp ký tự, tuy nhiên, một số người dùng có thể thêm nhiều cặp hơn nữa để phù hợp với các mục đích sử dụng cụ thể và tăng mức độ chi tiết của phân loại

Bốn cặp ký tự được đề cập ở trên sắp xếp thành bốn cấp độ:

Trang 29

- Cấp độ 1 đại diện cho lĩnh vực chủ đề chung (trong trường hợp của Bảng 21, một

ví dụ sẽ là “Hệ thống kỹ thuật”) (Bảng 1.4);

- Cấp độ 2 sẽ phân loại chi tiết hơn, xác định các nhóm dịch vụ chính (chẳng hạn

như “Hệ thống sưởi”, “Thông gió” và “Điều hòa không khí (HVAC)” trong Bảng 21);

- Cấp độ 3 xác định các hệ thống kỹ thuật riêng lẻ (“Hệ thống sưởi ấm” trong Bảng

21 04 30 20 70 Thiết bị sưởi ấm phi tập trung

Hệ thống OmniClass có cấu trúc mở, do đó sẽ thuận lợi cho việc điều chỉnh bổ sung nội dung mà không phá vỡ cấu trúc ban đầu đồng thời sẽ có thể phục vụ cho nhiều đối tượng và nhiều mục đích khác nhau Thêm vào đó, các bảng trong hệ thống phân loại đối tượng OmniClass có mối liên hệ chặt chẽ, tùy vào yêu cầu mà có thể dùng riêng lẻ hay kết hợp với nhau

Bên cạnh đó, hệ thống phân loại đối tượng OmniClass còn có một số hạn chế nhất định, chỉ có một số ít các danh mục phân loại, bảng đã bao gồm hệ thống hạ tầng kỹ thuật; đồng thời, cấu trúc mã hiệu của hệ thống phân loại đối tượng OmniClass gồm nhiều số đi liền nhau có thể gây khó khăn khi đọc

1.2.4 Hệ thống phân loại UniClass

UniClass là một hệ thống phân loại cho ngành xây dựng Vương quốc Anh, được sử dụng trong tất cả các lĩnh vực của ngành và được phân chia thành các bảng với nhiều lớp thông tin khác nhau Hầu hết các bảng có bốn cặp ký tự để mô tả chúng, hai ký tự đầu tiên

là mô tả của nội dung chính của bảng

Hệ thống phân loại UniClass lần đầu xuất hiện năm 1997 từ kết quả một dự án của

Uỷ ban thông tin dự án ngành xây dựng (Construction Industry Project Information Committee, viết tắt CPIC) nhằm xây dựng hệ thống phân loại để tổ chức tài liệu và thông tin dự án CPIC sau đó đã xem xét việc cập nhật thường xuyên để phù hợp hơn với những thay đổi về kỹ thuật và thực tế trong ngành xây dựng Năm 2014, UniClass 2015 được công

Trang 30

bố bởi Viện tiêu chuẩn xây dựng Vương quốc Anh (The NBS) như là một thành phần chủ chốt của BIM Cấp độ 2 tại Anh [13]

UniClass 2015 phân loại thông tin về các chủ đề nhất định, theo mức độ chi tiết tăng dần, sử dụng các cặp ký tự để đánh mã (tương tự như OmniClass) Cấu trúc phân loại tuân theo phương pháp được nêu trong ISO 12006-2, và được chia thành một tập hợp các bảng, mỗi bảng phân loại theo một tiêu chí khác nhau như sản phẩm, không gian, vị trí, công cụ

hỗ trợ… (Bảng 1.5)

Hệ thống UniClass 2015 giúp thống nhất hệ thống phân loại cho ngành xây dựng tại Anh Hiện nay, hệ thống này vẫn đang được Viện tiêu chuẩn xây dựng Vương quốc Anh (The NBS) duy trì và cập nhật thường xuyên với các nội dung mới, nắm bắt xu thế phát triển không ngừng của ngành xây dựng

Bảng 1.5 Danh mục các bảng chính trong UniClass 2015

Bảng FI Mẫu thông tin (Form of information)

Bảng PM Quản lý dự án (Product Management)

Trong mỗi bảng, các đối tượng được gán các mã hiệu Mỗi mã hiệu bao gồm bốn hoặc năm cặp ký tự Cặp ký tự đầu xác định bảng nào đang được sử dụng, thể hiện bằng các chữ cái Bốn cặp ký tự tiếp theo đại diện cho các nhóm, nhóm phụ, phần và đối tượng

để đạt được mức độ chi tiết cần thiết, mỗi cặp ký tự này được thể hiện bằng chữ số

- Cặp ký tự đầu tiên đại diện cho loại hệ thống kỹ thuật chung;

- Cặp số thứ hai là nhóm phụ, đưa những gì có thể là một số chủ đề về hệ thống kỹ thuật vào một nhóm duy nhất;

- Cặp thứ ba thu hẹp việc phân loại về một hệ thống duy nhất (phần);

- Cặp cuối cùng sau đó cung cấp một hệ thống duy nhất (đối tượng)

Các cặp ký tự được liên kết với nhau bởi dấu gạch dưới (_) để tránh xung đột với dấu gạch nối được sử dụng làm dấu phân định trường trong BS 1192 và để phân biệt nó với OmniClass Ví dụ về sự phát triển theo các cặp số có thể được minh họa như Bảng 1.6 dưới

Trang 31

đây

Bảng 1.6 Ví dụ về sự phát triển các cặp số của hệ thống phân loại Uniclass 2015

Bảng Nhóm Nhóm phụ Phần Đối tượng Mô tả

Ss 30 10 30 25 Hệ thống khung mái bằng thép nặng

UniClass 2015 có một số đặc điểm như sau:

- Cấu trúc của hệ thống phân loại là cấu trúc mở, do đó sẽ thuận lợi cho việc điều chỉnh bổ sung nội dung mà không phá vỡ cấu trúc ban đầu đồng thời sẽ có khả năng phục

vụ nhiều đối tượng và mục đích sử dụng khác nhau;

- Các bảng trong hệ thống phân loại có mối liên hệ chặt chẽ, tùy vào yêu cầu mà có thể dùng riêng lẻ hay kết hợp với nhau theo một thứ tự nào đó;

- Các bảng trong hệ thống phân loại rất phong phú và bao gồm nhiều đối tượng thuộc công trình hạ tầng kỹ thuật

1.2.5 Hệ thống phân loại Cuneco và CoClass

Đây là hai hệ thống được sử dụng khá phổ biến trong khối các nước Bắc Âu Hai hệ thống này đều được xây dựng dựa trên các nguyên tắc của tiêu chuẩn ISO 81346 nên phù hợp với cách tiếp cận phân loại dựa trên kỹ thuật số

CCS là một hệ thống phân loại của Đan Mạch do Chính phủ Đan Mạch chủ trì xây dựng từ năm 2011 Ban đầu hệ thống CCS được thiết kế để phù hợp với công trình dân dụng, tuy nhiên những năm gần đây đã được mở rộng để phù hợp với việc sử dụng cho các công trình hạ tầng kỹ thuật Hệ thống CCS được thiết kế để tạo ra một ngôn ngữ chung cho tất cả các mô hình với năm nhóm thông tin được dùng để phân loại:

- Loại đối tượng (Classification);

- Đối tượng cụ thể (Identification);

- Thuộc tính (Properties);

- Mức độ thông tin cần thiết (Level of Information);

- Quy tắc đo bóc tiên lượng (Measuring Rules)

Trong khi đó, người dùng nhận xét rằng CoClass đã trở nên quá thiên về phân loại sản phẩm và khó áp dụng với các cấu trúc phân chia (breakdown structure) như ISO 14224 Tuy nhiên, những phiên bản sửa đổi gần đây đã được phát triển để khắc phục những vấn

đề này CoClass cung cấp một cái nhìn tổng quát về thông tin trong vòng đời của dự án và được sử dụng trong hệ thống quản lý công trình, theo sát từ quá trình thực hiện dự án đến vận hành, bảo trì công trình (Hình 1.4)

Trang 32

Hình 1.4 Minh họa sử dụng hệ thống phân loại CoClass trong suốt vòng đời dự án

1.2.6 Một số hệ thống phân loại khác

1.2.6.1 Hệ thống phân loại sử dụng tại Phần Lan

Đối với công trình dân dụng, Phần Lan sử dụng hệ thống phân loại Talo 2000 dựa trên ISO 12006-2:2015 nhưng phân chia chi tiết hơn theo các công tác

Trong khi đó, hệ thống phân loại Infra 2015 Phần Lan được sử dụng cho công trình

hạ tầng kỹ thuật Các mã phân loại được sử dụng để gắn nhãn và tích hợp thông tin vào các đối tượng trong Mô hình

Hình 1.5 Minh hoạ cách đánh mã các lớp đường của hệ thống phân loại Talo2000

1.2.6.2 Hệ thống phân loại CI/SfB

Hệ thống phân loại CI/SfB được sử dụng như một tiêu chuẩn, khung chung để phân loại đối tượng Tên của hệ thống phân loại này có nguồn gốc từ sự kết hợp giữa Chỉ số xây dựng (CI) và hệ thống Samarbetskommitten for Byggnadsfragor của Thụy Điển (SfB) đã được sử dụng trong nhiều năm trước đó tại Thụy Điển [39]

Hệ thống phân loại CI/SfB ban đầu được phát triển cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau, bao gồm đặt tên thông tin thiết kế, bản vẽ, chỉ dẫn kỹ thuật, dự toán chi phí, khối lượng và cả thư viện thông tin cho các sản phẩm xây dựng (mặc dù được sử dụng rộng rãi hơn trong kiến trúc so với các bộ môn khác) Nhiều người làm việc trong lĩnh vực xây

Trang 33

dựng tại Thụy Điển đã rất quen thuộc với các mã CI/SfB, được sử dụng nhiều trên catalogue sản phẩm của các đơn vị sản xuất Tuy nhiên, hiện nay các mã này rất hiếm được sử dụng

do nó đã không còn được cập nhật và các hệ thống phân loại khác đã và đang phát triển

Mã phân loại của hệ thống phân loại CI/SfB bao gồm bốn trường, giá trị mỗi trường được lấy từ năm bảng (bảng 0, 1, 2, 3 và 4) Mỗi bảng sẽ đưa ra cấu trúc chung và các tiêu

đề chính cùng các bảng phân loại chi tiết hơn được chia ra từ các tiêu đề chính:

- Bảng 0: Môi trường vật lý;

- Bảng 1: Bộ phận công trình;

- Bảng 2: Hình dáng công trình;

- Bảng 3: Vật liệu;

- Bảng 4: Công tác, yêu cầu

Các bảng bảng khác nhau phân loại các khía cạnh khác nhau của thông tin và được

sử dụng tùy thuộc theo từng mã phân loại cụ thể Ví dụ, một yêu cầu hoặc một công tác sẽ được sử dụng Bảng 4 chứ không sử dụng Bảng 0, trong những trường hợp như vậy, mã phân loại có thể chỉ bao gồm một hoặc hai trường

Tài liệu “CI/SfB Construction indexing manual” [10] thể hiện phương pháp để phân

loại bằng CI/SfB như Bảng 1.7 dưới đây

Bảng 1.7 Phương pháp phân loại bằng hệ thống CI/SfB

Bước Bảng Hoạt động Đúng Sai

1 0

Nó có thuộc một bộ phận của môi trường vật lý theo nội dung của bảng 0 không?

Nếu có, hãy chèn mã thích hợp từ bảng 0 vào trường đầu tiên bên trái của mã phân loại

Nếu không, hãy để trống

2 1

Nó có thuộc một trong các

bộ phận công trình được nêu ra trong bảng 1 không?

Nếu có, hãy chèn một mã thích hợp từ bảng 1 vào trường thứ hai

Nếu không, hãy để trống trường này

3 2/3

Nó có tương ứng với một hình dáng công trình/hoặc vật tư được đưa ra trong bảng 2 và 3 không?

Nếu có, hãy thêm các ký tự phù hợp từ bảng 2 và 3 vào trường thứ ba của mã phân loại

Nếu không, hãy để trống trường thứ ba

4 4

Nó có tương ứng với một công tác hoặc yêu cầu cụ thể được đưa ra trong bảng

4 không?

Nếu có, hãy chèn mã thích hợp từ bảng 4 vào trường thứ tư

Nếu không, hãy để trống trường này

Trang 34

Ví dụ về mã phân loại CI/SfB cho một số hệ thống riêng biệt được thể hiện như Hình 1.6 [35] bên dưới

Hình 1.6 Ví dụ về mã phân loại CI/SfB

1.2.6.3 Hệ thống phân loại CAWS

The Common Arrangement of Work Sections (CAWS) được xây dựng để sắp xếp

và tổ chức cấu trúc cho các chỉ dẫn kỹ thuật và bảng khối lượng (BOQ) trong các dự án xây dựng [39]

CAWS được xây dựng từ năm 1987 với sự hợp tác và hỗ trợ của nhiều cơ quan chính phủ của Vương quốc Anh như Viện Xây dựng Anh (ICE), Viện Kiến trúc Hoàng gia Anh (RIBA), Viện Đo bóc tiên lượng Hoàng gia Anh (RICS)… CAWS được sử dụng rộng rãi trong toàn ngành xây dựng và là cơ sở để xây dựng nên cơ sở dữ liệu về chỉ dẫn kỹ thuật cũng như các hệ thống phân loại phục vụ bóc tách khối lượng và quản lý chi phí của Anh Hiện nay, CAWS vẫn được các đơn vị tư vấn sử dụng rộng rãi để tổ chức và quản lý các chỉ dẫn kỹ thuật và cũng có những điều chỉnh để phản ánh các hệ thống và thiết bị hiện đại CAWS phân loại các thành phần, hệ thống và sản phẩm xây dựng, được sắp xếp theo từng cấp độ chi tiết Cấp độ 1, được biểu thị bằng một chữ cái in hoa, là cấp độ chi tiết cao nhất (tức là ít chi tiết nhất) và đại diện cho Nhóm đối tượng chung (Bảng 1.8) Cấp độ 2 được tạo thành bằng cách thêm một chữ số vào sau chữ cái của Cấp độ 1 để xác định Nhóm phụ của đối tượng Cấp độ thứ ba và cấp độ cuối cùng thêm một chữ số nữa vào mã phân loại Mặc dù CAWS thường được sử dụng ở cấp độ chi tiết nhất, tuy nhiên nó cũng có thể được sử dụng ở bất kỳ cấp độ nào trong ba cấp độ để phù hợp với thực tế yêu cầu Bảng

các Nhóm cấp độ 1 được thể hiện trong Bảng 1.8

Bảng 1.8 Danh mục Nhóm cấp độ 1 của CAWS

A Điều kiện chung P Cấu tạo công trình ngoài trời

B Công trình hoàn thiện Q

Công tác lát/trồng cây/làm hàng rào/nội thất công trường

C Công trình hiện hữu R Hệ thống rác thải

D Công tác đất S Hệ thống ống cấp

E

Công tác bê tông tại chỗ/Bê tông

đúc sẵn lớn T Hệ thống sưởi ấm/làm mát/làm lạnh

Trang 35

H Công tác ốp/trát W Hệ thống thông tin liên lạc/an ninh

J Công tác chống thấm X Hệ thống giao thông

Chỉ dẫn kỹ thuật liên quan đến dịch

vụ

M Công tác hoàn thiện bề mặt Z

Chỉ dẫn kỹ thuật liên quan đến kết cấu công trình

Ví dụ hệ thống CAWS được sử dụng trong chỉ dẫn kỹ thuật hoặc hồ sơ, tài liệu dự án được thể hiện tại Bảng 1.9

Bảng 1.9 Ví dụ về một hệ thống trong CAWS

Cấp độ 1 Nhóm ví dụ T Hệ thống sưởi ấm/làm mát/làm lạnh

Cấp độ 2 Nhóm phụ ví dụ T3 Cấp /sử dụng nhiệt - nước

Cấp độ 3 Phần công tác ví dụ T31 Đun nước nóng nhiệt độ thấp

Một số ví dụ về các mã phân loại khác như:

- S10 Nước lạnh

- T10 Nồi hơi đốt khí/dầu

- U12 Thông gió nhà bếp

- V21 Ánh sáng chung

- V40 Chiếu sáng thoát hiểm

- Y40 Các bộ phận xử lý không khí

1.2.6.4 Hệ thống phân loại NRM

Hệ thống New Rules of Measurement (NRM) bao gồm cả các quy tắc đo lường được

xây dựng bởi Viện Đo bóc tiên lượng Hoàng gia Anh (RICS), được thiết kế để tổ chức thông tin về chi phí trong ngành xây dựng NRM đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều năm bởi các đơn vị tư vấn chi phí, nhà thầu và những đơn vị/cá nhân khác chịu trách nhiệm cung cấp thông tin hoặc đưa ra quyết định liên quan đến chi phí [39]

- NRM 3 - mở rộng nguyên tắc được xác định trong NRM 1, bao gồm các vấn đề

về bảo trì và thay thế trong suốt vòng đời công trình

Trang 36

Mã phân loại bao gồm ba cấp độ, với các cấp độ nhỏ hơn thì mức độ chi tiết của việc phân loại càng tăng:

CẤP ĐỘ 1 CẤP ĐỘ 2 CẤP ĐỘ 3 Các nhóm Thành phần Yếu tố phụ

Các nhóm ở cấp độ 1 bao gồm 15 mục, trong đó chín mục đầu tiên liên quan đến các công trình và hệ thống vật lý và sáu danh mục cuối cùng bao gồm các mục sơ bộ và các mục liên quan đến chi phí:

0 Công tác chuẩn bị

1 Phần ngầm

2 Phần thân

3 Hoàn thiện nội thất

4 Phụ kiện, thiết bị, đồ đạc nội thất

5 Dịch vụ

6 Công trình tiền chế và đơn vị xây dựng

7 Công tác trong công trình hiện hữu

8 Công tác bên ngoài

9 Công tác ban đầu của nhà thầu chính

10 Chi phí và lợi nhuận của nhà thầu chính

11 Phí dự án/nhóm thiết kế

12 Các chi phí phát triển/dự án khác

13 Rủi ro

14 Trượt giá

Cấp độ 2 bao gồm một số hệ thống liên quan hoặc các chủ đề cụ thể liên quan tới một

bộ phận cụ thể trong dự án Cấp độ 3 chia nhỏ các đối tượng hơn nữa, bao gồm các thông tin về bảo trì và các bảng chỉ dẫn về tuổi thọ công trình Dưới đây là ví dụ về một số mã phân loại:

5.6.1 Hệ thống sưởi trung tâm

5.6.3 Làm mát trung tâm

5.7.1 Thông gió trung tâm

5.8.3 Hệ thống chiếu sáng

1.2.7 So sánh một số hệ thống phân loại phổ biến trên thế giới

Một số hệ thống phân loại dưới đây được so sánh với các bảng được đề xuất trong ISO 12006-2:2015 Hầu hết các hệ thống này đã được điều chỉnh để đáp ứng sự phát triển của Mô hình thông tin công trình (BIM) trong ngành xây dựng và vẫn đang được cải tiến, phát triển theo yêu cầu thực tiễn

Trang 37

Bảng 1.10 Bảng so sánh cấu trúc các hệ thống phân loại phổ biến

ISO 12006‐2:2015 OmniClass 2006‐2013

(Bắc Mỹ)

UniClass 2015 (Vương quốc Anh)

Cuneco Classification System (CCS) (Đan Mạch)

CoClass (Thụy Điển)

Mẫu thông tin (FI – Forms

of information (Beta status))

Quản lý tài liệu (siêu dữ liệu) (A104 Document Management

(metadata)) A.3 Sản phẩm xây dựng

(Construction products)

Bảng 23 Vật tư (Products) Vật tư (Pr – Products) Thành phần xây dựng

(Components)

Thành phần xây dựng (Components)

Thành phần xây dựng (Components (Product aspect))

Bảng 41 Nguyên liệu (Materials)

A.4 Vai trò, vị trí

(Construction agents)

Bảng 33 Bộ môn (Disciplines)

Vai trò, vị trí (Agents) Quản lý tài liệu (siêu dữ

liệu) (A104 Document Management

(metadata)) Bảng 34 Vai trò trong tổ

chức (Organizational Roles)

Quản lý tài liệu (A104 Document

Management (metadata)) A.5 Công cụ xây dựng

(Construction aids)

Bảng 35 Công cụ hỗ trợ (Tools)

Công cụ (TE – Tools and Equipment)

Trang thiết bị (Equipment)

Trang 38

(Construction process)

Bảng 31 Trình tự xây dựng (Phases)

Trình tự xây dựng dự án (Project phases (draft for comment))

Quản lý tài liệu (A104 Document

(A104 Document Management (metadata)) Khu vực (bản

thảo)(Regions (draft)) Vùng (bản thảo) (Districts (draft))

Tổ chức (En – Entities) Tổ chức xây dựng

(Construction entity)

Tổ chức xây dựng (Construction entity)

Bảng 12 Phân loại bộ phận công trình theo hình thức (Construction

entities by form)

Phân loại tổ chức theo hình thức (Entities by form (draft for comment))

Trang 39

Các hoạt động (Ac – Activities)

A.10 Không gian (Built

spaces)

Bảng 13 Phân loại không gian theo chức năng (Spaces by

Function)

Không gian, vị trí (SL – Spaces/locations)

Không gian xây dựng/

không gian sử dụng (Built spaces/User spaces)

Không gian (Space) Không gian (Spaces

(Location aspect))

Bảng 14 Phân loại không gian theo hình thức (Spaces

by form) A.11 Bộ phận công

trình (Construction

elements)

Bảng 21 (Thành phần công trình) (Elements - includes Designed

elements/UniFormat)

Cấu kiện/ chức năng (EF – Elements/functions)

Hệ thống chức năng (Functional systems)

Hệ thống thành phần kỹ thuật (Technical systems Components)

Hệ thống chức năng (Functional systems)

Hệ thống chức năng (Functional systems (Functional aspect))

thuật)(Constructive (Technical))

Hệ thống (Systems)

Hệ thống kỹ thuật (Technical systems (Functional aspect))

A.12 Công tác xây dựng

(Construction results)

Bảng 22 Công tác xây dựng (Work results -MasterFormat)

Kết quả công tác xây dựng bảo gồm hoạt động bảo trì (Production results incl maintenance activities)

Trang 40

A.13 Thuộc tính xây

dựng (Construction

properties)

Bảng 49 Thuộc tính (Properties)

Thuộc tính (Properties) Các loại thuộc tính

(Classes of Properties)

Thuộc tính (Properties)

Công cụ hỗ trợ (Zz – CAD)

Thông tin cảnh quan (Landscape information)

Ngày đăng: 11/12/2024, 23:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w