1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Báo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường Dự Án Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Khu Nhà Ở Đô Thị Phú Hà.pdf

173 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường Dự Án "Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Khu Nhà Ở Đô Thị Phú Hà"
Trường học Trung Tâm Phát Triển Quỹ Đất
Chuyên ngành Đánh Giá Tác Động Môi Trường
Thể loại báo cáo
Thành phố Phú Thọ
Định dạng
Số trang 173
Dung lượng 12,17 MB

Nội dung

Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường - Hồ sơ thuyết minh và bản vẽ Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 d

Trang 2

Cơ quan tư vấn: Công ty TNHH tư vấn Tài nguyên và Môi trường Triều Dương i

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1

1 XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN 1

1.1 Thông tin chung về dự án 1

1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, báo báo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án 2

1.3 Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch BVMT quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về BVMT; mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan 2

1.3.1 Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch BVMT quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về BVMT: 2

2 CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM) 3

2.1 Các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM 3

2.1.1 Các văn bản pháp luật: 3

2.1.2 Các văn bản dưới luật: 4

2.1.3 Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng trong ĐTM: 8

2.2 Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền liên quan đến dự án 9

2.2.1 Các văn bản pháp lý liên quan trực tiếp đến dự án: 9

2.2.2 Các văn bản, biên bản tham vấn có liên quan: 10

2.3 Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường 10

3 TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 10

3.1 Tóm tắt việc tổ chức thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM của dự án, đơn vị tư vấn10 3.2 Danh sách cán bộ trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM của dự án 12

4 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 13

4.1 Phương pháp lập ĐTM 13

4.2 Phương pháp khác 14

5 TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO ĐTM 15

5.1 Thông tin về dự án 15

5.1.1 Thông tin chung: 15

5.1.2 Phạm vi, quy mô, công suất: 15

5.1.3 Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án: 15

5.1.4 Các yếu tố nhạy cảm về môi trường: 16

5.2 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động đến môi trường16 5.3 Dự báo tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giaiđoạn của dự án17 5.3.1 Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của nước thải, khí thải, chất thải rắn, tiếng ồn, độ rung: 17

5.3.2 Các tác động môi trường khác: 19

5.4 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án 20

5.4.1 Giai đoạn thi công xây dựng: 20

Trang 3

5.4.2 Giai đoạn dự án đi vào hoạt động: 22

5.5 Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án 24

5.5.1 Nội dung: 24

5.5.2 Yêu cầu: 24

5.5.3 Nội dung giám sát: 24

CHƯƠNG I 25

THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN 25

1.1 THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN 25

1.1.1 Tên dự án: Xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu nhà ở đô thị Phú Hà 25

1.1.2 Tên chủ dự án, địa chỉ và phương tiện liên hệ với chủ dự án; người đại diện theo pháp luật của chủ dự án; tiến độ thực hiện dự án 25

1.1.3 Vị trí địa lý của địa điểm thực hiện dự án 25

1.1.4 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án 26

1.1.5 Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường 29

1.1.6 Mục tiêu, loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dự án 30

1.2 CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN 31

1.2.1 Cơ cấu tổ chức không gian dự án 31

1.2.2 Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án 34

1.3 NGUYÊN, NHIÊN, VẬT LIỆU, HÓA CHẤT SỬ DỤNG CỦA DỰ ÁN; NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC VÀ CÁC SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN 42

1.3.1 Giai đoạn chuẩn bị và thi công xây dựng 43

1.3.2 Giai đoạn vận hành dự án 46

1.4 CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT, VẬN HÀNH 46

1.5 BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG 47

1.5.1 Thực hiện giải phóng mặt bằng 47

1.5.2 Thi công san nền 48

1.5.3 Các biện pháp thi công các công trình hạ tầng kỹ thuật cụ thể 48

1.6 Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án 52

1.6.1 Thời gian và tiến độ thực hiện dự án: Từ năm 2023 - 2024 52

1.6.3 Tổ chức quản lý và thực hiện dự án: 52

CHƯƠNG II 54

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG 54

MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 54

2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI 54

2.1.1 Điều kiện về địa lý, địa chất 54

2.1.2 Điều kiện về khí hậu, khí tượng 54

2.1.3 Điều kiện về kinh tế - xã hội khu vực xã Hà Thạch 58

2.2 HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 60

2.2.2 Hiện trạng đa dạng sinh học 60

2.3 Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện dự án 60

Trang 4

Cơ quan tư vấn: Công ty TNHH tư vấn Tài nguyên và Môi trường Triều Dương iii

2.4 Sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án 61

CHƯƠNG III 62

ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN 62

VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, 62

ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 62

3.1 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG, XÂY DỰNG 62

3.1.1 Đánh giá, dự báo các tác động 62

3.1.1.3.2 Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải: 81

3.1.2 Các công trình, biện pháp, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường 87

3.2 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH 96

3.2.1 Đánh giá, dự báo các tác động 96

3.2.2 Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường 110

3.3 TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BVMT 118

3.3.1 Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án 118

3.3.2 Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình BVMT 118

3.4 NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO 119

3.4.1 Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá 119

3.4.2 Nhận xét về mức độ tin cậy của các phương pháp sử dụng trong báo cáo đánh giá tác động môi trường 119

CHƯƠNG IV 121

PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN 121

BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC 121

CHƯƠNG V 122

CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 122

5.1 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA CHỦ DỰ ÁN 122

5.1.1 Mục tiêu của chương trình quản lý môi trường 122

5.2 CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC, GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG CỦA CHỦ DỰ ÁN 125

5.2.1 Nội dung giám sát 125

5.2.1.1 Giám sát chất lượng môi trường không khí trong giai đoạn thi công xây dựng dự án: 125

CHƯƠNG Vi 126

KẾT QUẢ THAM VẤN 126

6.1 THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 126

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 127

1 KẾT LUẬN 127

2 KIẾN NGHỊ 128

Trang 5

3 CAM KẾT 128

PHỤ LỤC I 130

CÁC GIẤY TỜ PHÁP LÝ KÈM THEO 130

PHỤ LỤC II 131

CÁC SƠ ĐỒ, BẢN VẼ KÈM THEO 131

Trang 6

Cơ quan tư vấn: Công ty TNHH tư vấn Tài nguyên và Môi trường Triều Dương v

DANH MỤC BẢNG Bảng 0.1 Các QCVN áp dụng lập báo cáo ĐTM của Dự án 8

Bảng 0.2 Các QCVN/TCVN sử dụng trong quá trình lập ĐTM 9

Bảng 0.3.Danh sách những người trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM của dự án 12

Bảng 0.4 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng 16

Bảng 0.5 Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của nước thải, khí thải, chất thải rắn, tiếng ồn, độ rung 17

Bảng 0.6 Tổng hợp các tác động khác của dự án đến môi trường 19

Bảng 1.1.Tọa độ các điểm khép góc khu vực Dự án 25

Bảng 1.3 Thống kê hiện trạng sử dụng đất khu vực thực hiện dự án 26

Bảng 1.5 Khoảng cách từ khu vực dự án đến các khu dân gần nhất 29

Bảng 1.6 Bảng cơ cấu sử dụng đất của dự án 31

Bảng 1.7 Chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất của dự án 31

Bảng 1.10 Bảng thống kê chi tiết diện tích các ô đất nhà ở liền kề của dự án 32

Bảng 1.12 Bảng tổng hợp thiết bị điện của dự án 36

Bảng 1.14 Nhu cầu cấp nước cho dự án 37

Bảng 1.16 Bảng tổng hợp khối lượng cấp nước của dự án 38

Bảng 1 13 Tính toán khối lượng phát sinh chất thải rắn của dự án 42

Bảng 1.18 Nhu cầu nguyên, nhiên liệu cho giai đoạn thi công xây dựng dự án 43

Bảng 1.20 Danh mục máy móc thiết bị thi công dự án 45

Bảng 1.22 Quy trình hoạt động của khu nhà ở đô thị 46

Bảng 2.1 Bảng nhiệt độ trung bình hàng năm của khu vực dự án 55

Bảng 2.2 Bảng độ ẩm trung bình hàng năm của khu vực dự án 55

Bảng 2.3 Vận tốc gió trung bình theo các tháng (m/s) 56

Bảng 2.4 Số giờ nắng hàng tháng qua các năm tại khu vực dự án 56

Bảng 2.5 Lượng mưa bình quân qua các năm của khu vực dự án 57

Bảng 2.6 Thống kê số ngày có dông sét trung bình trong năm 57

Bảng 2.7 Bảng mực nước sông Hồng tại trạm thủy văn thị xã Phú Thọ 58

Bảng 3.1 Hệ số phát thải ô nhiễm trong hoạt động chuẩn bị mặt bằng và xây dựng 68 Bảng 3.2 Kết quả tính toán lưu lượng vận tải trong giai đoạn vận chuyển đất 69

Bảng 3.4 Kết quả tính toán tải lượng ô nhiễm bụi, khí thải từ hoạt động vận tải trên các tuyến đường công vụ ngoài phạm vi dự án 70

Bảng 3.6 Phân cấp kỹ thuật đường giao thông 71

Bảng 3.7 Tốc độ thiết kế và tải trọng trục tiêu chuẩn thiết kế các công trình 71

Bảng 3.8 Tải lượng ô nhiễm bụi, khí thải từ máy thi công 72

Bảng 3.9 Dự báo ô nhiễm bụi, khí thải từ máy thi công 73

Bảng 3.10 Các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 74

Bảng 3.11 Nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 75

Bảng 3.12 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải từ hoạt động rửa xe 76

Bảng 3.14 Kết quả tính toán dự báo khối lượng CTR phát sinh 80

Trang 7

Bảng 3.15 Kết quả tính toán khối lượng dầu mỡ thải và CTR nhiễm dầu phát sinh 81

Bảng 3.16 Mức ồn gây ra do các phương tiện thi công 82

Bảng 3.17 Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn xây dựng dự án 84

Bảng 3.18 Ma trận tác động đến môi trường của các hoạt động xây dựng dự án 85

Bảng 3.19 Tổng hợp tác động do các rủi ro, sự cố môi trường giai đoạn thi công 87

Bảng 3.20 Nguồn tác động liên quan đến chất thải trong giai đoạn 96

Bảng 3.21 Lượng nhiên liệu cung cấp cho hoạt động giao thông trong 01 ngày 97

Bảng 3.22 Hệ số ô nhiễm do khí thải giao thông 98

Bảng 3.23 Dự báo tải lượng ô nhiễm không khí do các phương tiện giao thông 98

Bảng 3.24 Tải lượng ô nhiễm do hoạt động đun nấu tại Dự án 99

Bảng 3.25 Các hợp chất gây mùi chứa S tạo ra từ quá trình 100

Bảng 3.26 Thành phần đặc trưng của nước thải sinh hoạt 100

Bảng 3.27 Kết quả tính tải lượng ô nhiễm đặc trung trong nước thải 101

Bảng 3.28 Thành phần đặc trưng và % khối lượng của CTRSH 104

Bảng 3.30 Giá trị trung bình về mức ồn tối đa cho phép của các phương tiện giao thông vận tải trong giai đoạn vận hành dự án 107

Bảng 3.33 Các biện pháp hạn chế rủi ro xảy ra trong giai đoạn hoạt động 117

Bảng 3.34 Danh mục kinh phí công trình xử lý môi trường 118

Bảng 5.1 Bảng chương trình quản lý môi trường của dự án 123

Trang 8

Cơ quan tư vấn: Công ty TNHH tư vấn Tài nguyên và Môi trường Triều Dương vii

DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Vị trí thực hiện dự án với các đối tượng giáp ranh 26

Hình 1.4 Hình ảnh hiện trạng khu đất thực hiện dự án 28

Hình 1.6 Tổng thể tổ chức không gian, kiến trúc dự án 32

Hình 1.8 Vị trí đấu nối nước cấp cho dự án 38

Hình 1.10 Hướng thoát nước mưa của dự án 40

Hình 1.10 Hướng thoát nước thải sinh hoạt của dự án 41

Hình 2.1 Biểu đồ biểu thị tần suất gió 56

Hình 3.1 Sơ đồ thu gom, xử lý nước thải xây dựng 89

Hình 3.2 Sơ đồ quản lý nước mưa, nước thải của dự án 111

Hình 3.3 Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại 03 ngăn có ngăn lọc 112

Trang 9

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

A

ATVSTP An toàn vệ sinh thực phẩm

B

C

CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

UBMTTQ ủy ban mặt trận tổ quốc

T

Trang 10

Cơ quan tư vấn: Công ty TNHH tư vấn Tài nguyên và Môi trường Triều Dương ix

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN

1.1 Thông tin chung về dự án

Xã Hà Thạch nằm ở phía Đông Nam của Thị xã Phú Thọ, có các tuyến đường giao thông quan trọng chạy qua địa bàn xã như: Cao tốc Nội Bài - Lào Cai; tỉnh lộ 320B; tỉnh lộ 325B mới được cải tạo và nâng cấp Đặc biệt có tuyến đường tỉnh lộ 325B là trục giao thông kết nối giao thông và kinh tế giữa thành phố Việt Trì và thị xã Phú Thọ Xã Hà Thạch có nguồn quỹ đất phong phú, có nhiều cây xanh và địa hình đất đai bằng phẳng thuận lợi để quy hoạch phát triển kinh tế xã hội cho mục tiêu phấn đấu lên Thành phố của thị xã Phú Thọ Xã Hà Thạch là cầu nối giữa thị xã Phú Thọ và thành phố Việt Trì nên xã Hà Thạch cũng đang trong quá trình đô thị hoá nhanh, biến đổi từng ngày, bị ảnh hưởng của các dự án phát triển đô thị trong tương lai

Hiện đã có quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Hà Thạch được phê duyệt Đến nay, việc triển khai xây dựng đã và đang được thực hiện đúng theo quy hoạch đề ra Việc xây dựng và phát triển các khu nhà ở đô thị mới trên địa bàn thị xã Phú Thọ hiện nay là rất cần thiết góp phần đẩy nhanh quá trình đô thị hóa của thị xã, là một trong những mục tiêu quan trọng để phát triển đô thị Thêm vào đó, quy hoạch các khu nhà ở đô thị mới còn góp phần đáp ứng nhu cầu ở của người dân trong khu vực cũng như của thị xã Phú Thọ, khai thác hiệu quả thế mạnh của địa phương nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống nhân dân; tạo lập không gian đô thị mới hiện đại, đồng bộ về hạ tầng

kỹ thuật, hạ tầng xã hội và tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan hài hòa với các khu đô thị xung quanh

Căn cứ Mục 6, Phụ lục IV, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Dự án “Xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu nhà ở đô thị Phú Hà” tại xã Hà Thạch, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ do UBND Trung tâm phát triển quỹ đất làm chủ đầu tư thuộc loại hình dự án đầu tư xây dựng hạ tầng khu nhà ở đô thị,

có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa có diện tích chuyển đổi thuộc thẩm quyền chấp thuận của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật về đất đai (<10ha đất lúa) thuộc đối tượng lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trình UBND tỉnh Phú Thọ phê duyệt

Vì vậy, tuân thủ Luật Bảo vệ môi trường, Trung tâm phát triển quỹ đất đã

ký hợp đồng với Công ty TNHH tư vấn Tài nguyên và Môi trường Triều Dương tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án “Xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu nhà ở đô thị Phú Hà” tại xã Hà Thạch, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ

Trang 12

Cơ quan tư vấn: Công ty TNHH tư vấn Tài nguyên và Môi trường Triều Dương 2

để trình Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định, trình UBND tỉnh Phú Thọ phê duyệt báo cáo ĐTM dự án theo quy định tại Khoản 3, Điều 35 Luật Bảo vệ môi trường Cấu trúc và nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án được lập theo hướng dẫn tại mẫu số 04, Phụ lục II Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, trên cơ sở đó lựa chọn giải pháp tối ưu cho hoạt động bền vững của dự án, bảo vệ sức khỏe của công nhân thi công xây dựng và bảo vệ môi trường

* Loại hình dự án: Dự án đầu tư xây dựng mới

* Dự án nhóm: Nhóm C

* Nhóm dự án: Đầu tư xây dựng hạ tầng khu nhà ở đô thị

* Loại cấp công trình: Công trình hạ tầng kỹ thuật, cấp IV

1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, báo báo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án

- Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt chủ trương dự án đầu tư: UBND tỉnh Phú Thọ

- Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo ĐTM của Dự án: UBND tỉnh Phú Thọ

- Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 dự án: UBND thị xã Phú Thọ

1.3 Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch BVMT quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về BVMT; mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan

1.3.1 Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch BVMT quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về BVMT:

Tính đến thời điểm lập báo cáo ĐTM dự án, Quy hoạch bảo vệ môi trường Quốc gia chưa được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt Tuy nhiên, theo Điều 23 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 quy định căn cứ lập Quy hoạch BVMT quốc gia được thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch và các căn cứ sau:

- Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia trong cùng giai đoạn phát triển;

- Kịch bản biến đổi khí hậu trong cùng giai đoạn phát triển

Trong đó:

+ Sự phù hợp về mục tiêu: Theo Điểm 1, Khoản 1, Điều 1 Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 13/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 thì mục tiêu

tổng quát là:“…Bảo vệ môi trường phải lấy bảo vệ sức khỏe của nhân dân làm

Trang 13

mục tiêu hàng đầu…” và theo Điểm 1, Khoản 2, Điều 1: “…Thực hiện đô thị hóa bền vững, phát triển đô thị gắn với phát triển hạ tầng kỹ thuật về bảo vệ môi trường; chú trọng phát triển không gian xanh, công trình xanh, đô thị sinh thái,

đô thị thông minh, chống chịu với biến đổi khí hậu…; Đẩy mạnh thực hiện các nội dung bảo vệ môi trường trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; kiểm soát ô nhiễm, phát triển các mô hình khu dân cư, tuyến đường….kiểu mẫu, xây dựng cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp, duy trì và nâng cao chất lượng môi trường nông thôn” Do đó, việc triển khai Dự án Xây

dựng hạ tầng kỹ thuật Khu nhà ở đô thị Phú Hà xã Hà Thạch, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật về BVMT là phù hợp với Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia góp phần giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đến cuộc sống của người dân

Ngoài ra, Dự án còn phù hợp với quan điểm, mục tiêu của Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1658/QĐ-TTg ngày

01/10/2021, cụ thể: “….Phù hợp với nhiệm vụ chiến lược xanh hóa lối sống… Thực hiện đô thị hóa nhanh, bền vững, duy trì lối sống hòa hợp với thiên nhiên ở nông thôn và tạo lập thói quen tiêu dùng bền vững trong bối cảnh hội nhập với thế giới toàn cầu; Phù hợp với giải pháp thực hiện đô thị hóa bền vững: Quy hoạch không gian đô thị đảm bảo hiệu quả kinh tế - sinh thái thuận lợi cho phát triển giao thông công cộng, tăng tính hấp dẫn, cạnh tranh và thân thiện môi trường, tiết kiệm thời gian đi lại của dân cư….”

Dự án phù hợp với Chương trình nhà ở tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2021 -

2030 được UBND tỉnh Phú Thọ phê duyệt tại Quyết định số 2283/QĐ-UBND ngày 29/8/2022; Quyết định số 2202/QĐ-UBND ngày 31/8/2021 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 - 2030 và

kế hoạch sử dụng đất năm đầu của quy hoạch sử dụng đất thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ

2 CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM)

2.1 Các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM

Trang 14

Cơ quan tư vấn: Công ty TNHH tư vấn Tài nguyên và Môi trường Triều Dương 4

- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 18/6/2014; Luật xây dựng sửa đổi, bổ sung số 62/2020/QH14 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 17/6/2020;

- Luật Trồng trọt số 31/2018/QH14 Được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 19/11/2018;

- Luật Khí tượng thủy văn số 90/2015/QH13 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 23/11/2015;

- Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 24/11/2017;

- Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 17/6/2020;

- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/6/2012;

- Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 3, thông qua ngày 19/6/2017;

- Luật kinh doanh bất động sản số 66/2014/QH13 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 24/11/2014;

- Luật Quy hoạch dân cư số 30/2009/QH12 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 17/6/2009; Luật số 35/2018/QH14 của Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch;

- Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 25/11/2014;

- Luật phòng cháy chữa cháy của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 27/2001/QH10 có hiệu lực từ ngày 4/10/2001; Luật phòng cháy chữa cháy sửa đổi số 40/2013/QH13 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có hiệu lực từ ngày 01/7/2014;

- Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 25/6/2015;

- Luật Phòng chống thiên tai số 33/2013/QH13 được Quốc hội CHNHCN Việt Nam thông qua ngày 19/6/2013; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều số 60/2020/QH14 ngày 28/6/2020

do Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam ban hành

2.1.2 Các văn bản dưới luật:

* Về môi trường:

- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường;

Trang 15

- Nghị định số 53/2020/NĐ-CP ngày 5/5/2020 của Chính phủ và phí bảo

vệ môi trường đối với nước thải;

- Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 7/7/2022 của Chính phủ về quy định

xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

- Quyết định số 450/QĐ-TTG ngày13/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

- Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường;

- Thông tư số 01/2023/TT-BTNMT, ngày 13/03/2023; Thông tư số 39/2010/TT - BTNMT, ngày 16/12/2010; Thông tư số 47/2011/TT-BTNMT, ngày 28/12/2011;

- Thông tư số 22/2016/TT-BYT ngày 30/6/2016 của Bộ Y tế quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chiếu sáng, mức cho phép chiếu sáng tại nơi làm việc; Thông tư số 24/2016/TT-BYT ngày 30/6/2016 của Bộ Y tế quy định quy chuẩn

kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn - mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc;

- Quyết định số 09/2020/QĐ-TTg ngày 18/3/2020 của Chính phủ ban hành Quy chế ứng phó sự cố chất thải, về quy chế ứng phó chất thải

* Về lĩnh vực tài nguyên nước:

- Nghị định số 02/2023/NĐ-CP ngày 01/02/2023 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước;

- Nghị định số 43/2013/NĐ-CP ngày 06/05/2015 của Chính phủ quy định Lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước;

- Nghị định 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 Quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;

- Nghị định số 40/2023/NĐ-CP ngày 27/6/2023 của Chính phủ về sửa đổi,

bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;

- Thông tư số 76/2017/TT-BTNMT ngày 29/12/2017 của Bộ Tài nguyên

và Môi trường Quy định về đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ

Trang 16

Cơ quan tư vấn: Công ty TNHH tư vấn Tài nguyên và Môi trường Triều Dương 6

- Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ về Quản

lý, sử dụng đất trồng lúa;

- Nghị định số 62/2019/NĐ-CP ngày 11/7/2019 của Chính phủ về sửa đổi,

bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa;

- Thông tư số 16/2019/TT-BNNPTNT ngày 01/11/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ

* Về Xây dựng:

- Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ về Quản lý

dự án đầu tư xây dựng;

- Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về quản

lý chi phí đầu tư xây dựng;

- Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 26/5/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;

- Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/1/2021 của Chính phủ về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;

- Thông tư số 02/2018/TT-BXD ngày 6/02/2018 của Bộ Xây dựng quy định về bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình và chế độ báo cáo công tác bảo vệ môi trường ngành xây dựng;

- Thông tư số 08/2017/TT-BXD, ngày 16/5/2017 của Bộ Xây dựng về quản lý chất thải rắn xây dựng;

- Thông tư số 01/2021/TT-BXD ngày 19/5/2021 ban hành QCVN 01:2021/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng

- Thông tư số 09/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

- Thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 của Bộ Xây dựng quy định về ban hành định mức xây dựng;

- Quyết định số 1329/QĐ-BXD, ngày 19/12/2016 của Bộ Xây dựng công

bố định mức sử dụng vật liệu trong xây dựng

- Văn bản hợp nhất số 13/VBHN-BXD ngày 27/4/2020 của Bộ Xây dựng: Nghị định về thoát nước và xử lý nước thải

Trang 17

bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa;

- Nghị định 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 của Chính phủ sửa đổi bổ

sung một số Nghị định Quy định chi tiết Luật Đất đai;

- Nghị định số 10/2023/NĐ-CP ngày 03/04/2023 của Chính phủ sửa đổi,

bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai;

- Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

* Về Phòng cháy chữa cháy và An toàn vệ sinh lao động:

- Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ quy định cho tiết về Luật Phòng cháy chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy chữa cháy;

- Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn vệ sinh, lao động;

- Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm;

- Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định

kỹ thuật an toàn lao động; huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động;

- Thông tư số 19/2016/TT-BYT ngày 30/6/2016 của Bộ Y tế về hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động

* Một số văn bản pháp lý khác:

- Nghị định 109/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ;

- Quyết định số 2283/QĐ-UBND ngày 29/8/2022 của UBND tỉnh Phú Thọ

về việc phê duyệt chương trình phát triển nhà ở tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2021-2030;

- Quyết định số 3360/QĐ-UBND ngày 14/12/2016 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 định hướng đến 2030

- Quyết định số 1142/QĐ-UBND ngày 01/6/2020 của UBND tỉnh phê duyệt danh mục các nguồn nước mặt phải lập hành lang bảo vệ; danh mục hồ,

ao, đầm không được san lấp trên địa bàn tỉnh

- Quyết định số 3120/QĐ-UBND ngày 30/11/2020 của UBND tỉnh Phú Thọ ban hành Quy chế quản lý hoạt động cải tạo mặt bằng, hạ cốt nền có vận chuyển đất dư thừa để đắp nền công trình trên địa bàn tỉnh Phú Thọ;

- Thông tư số 16/2019/TT-BNNPTNT ngày 01/11/2019 của Bộ Nông

Trang 18

Cơ quan tư vấn: Công ty TNHH tư vấn Tài nguyên và Môi trường Triều Dương 8

nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ

2.1.3 Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng trong ĐTM:

a Các tiêu chuẩn, quy chuẩn về lĩnh vực bảo vệ môi trường:

Bảng 0.1 Các QCVN áp dụng lập báo cáo ĐTM của Dự án

I QCVN về môi trường không khí

1 QCVN 05:2023/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí

2 QCVN 06:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại

trong không khí xung quanh

II QCVN về tiếng ồn, độ rung

1 QCVN 26:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn

2 QCVN 27:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung

III QCVN về môi trường nước

1 QCVN 08:2023/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt

2 QCVN 09:2023/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới

đất

3 QCVN 14:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;

4 QCVN 40:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công

nghiệp;

5 QCVN 01:2018/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh

hoạt

IV QCVN về rác thải và bùn thải

1 TCVN6705:2009/BTNMT Chất thải rắn thông thường

2 TCVN6706:2009/BTNMT Phân loại chất thải nguy hại

3 TCVN6707:2009/BTNMT Chất thải nguy hại - dấu hiệu cảnh báo phòng ngừa

4 QCVN 07:2009/BTNMT Quy định về ngưỡng chất thải nguy hại

5 QCVN 50:2013/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng nguy hại đối

với bùn thải từ quá trình xử lý nước

V QCVN về đất

1 QCVN 03:2023/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng đất

2 QCVN 15:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy định giới hạn tối

đa cho phép của dư lượng một số hoá chất bảo vệ thực vật trong tầng đất mặt;

VI Các QCVN trong lĩnh vực môi trường lao động

2 QCVN 22:2016/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng chiếu

sáng - Mức cho phép chiếu sáng tại nơi làm việc

3 QCVN 24:2016/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn - Mức

tiếpxúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc

Trang 19

4 QCVN 26:2016/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vi khí hậu - Giá trị

cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc

5 QCVN 27:2016/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung - Giá trị cho

phép tại môi trường làm việc

6 QCVN 02:2019/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bụi – giá trị giới ạn

tiếp xúc cho phép bụi tại nơi làm việc

7 QCVN 03:2019/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia giá trị giới hạn tiếp xúc

cho phép của 50 yếu tố hóa học tại nơi làm việc

b Các QCVN có liên quan khác:

Bảng 0.2 Các QCVN/TCVN sử dụng trong quá trình lập ĐTM

2.2 Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền liên quan đến dự án

2.2.1 Các văn bản pháp lý liên quan trực tiếp đến dự án:

- Quyết định số 1432/QĐ-UBND ngày 31/03/2020 của UBND thị xã Phú Thọ về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu nhà ở đô thị Phú Hà tại

xã Hà Thạch, thị xã Phú Thọ;

- Quyết định số 635/QĐ-UBND ngày 18/03/2021 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc thu hồi, chuyển mục đích sử dụng và giao đất cho Trung tâm phát triển quỹ đất để tổ chức đấu giá Khu nhà ở đô thị Phú Hà tại xã Hà Thạch, thị xã

TT Tên QCVN/TCVNáp dụng Nội dung quy chuẩn/tiêu chuẩn

I QCVN trong lĩnh vực cấp, thoát nước

1 TCVN 13606-2023 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình

yêu cầu thiết kế

2 TCVN 5673:2012 Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng - cấp thoát

nước bên trong - Bản vẽ thi công

3 TCVN 3989:2012 Hệ thống tài liệu thiết kế cấp nước và thoát nước -

Mạng lưới bên ngoài - Bản vẽ thi công

4 20TCN-51-84 Tiêu chuẩn thiết kế thoát nước mạng lưới bên

III QCVN, TCVN trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy

1 TCVN 2622 - 1995 Phòng chống cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu

thiết kế

2 TCVN 3254-1989 An toàn cháy - Yêu cầu chung

3 TCVN 3890-2009 Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và

công trình - Trang bị, bố trí

Trang 20

Cơ quan tư vấn: Công ty TNHH tư vấn Tài nguyên và Môi trường Triều Dương 10

Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ;

- Quyết định số 1780/QĐ-UBND ngày 23/8/2023 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc duyệt chủ trương đầu tư dự án Xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu nhà ở

đô thị Phú Hà xã Hà Thạch, thị xã Phú Thọ;

2.2.2 Các văn bản, biên bản tham vấn có liên quan:

2.3 Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường

- Hồ sơ thuyết minh và bản vẽ Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 dự

án kèm theo các bản vẽ liên quan;

- Số liệu thu thập về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội tại khu vực

dự án, ý kiến của các tổ chức, chính quyền địa phương về việc thực hiện dự án;

- Kết quả khảo sát, phân tích và đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường tại khu vực dự án;

- Các tài liệu kỹ thuật của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Ngân hàng Thế giới (WB) về xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường;

- Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ năm 2022;

- Các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường Việt Nam hiện hành;

- Ý kiến tham vấn của chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư tại xã

Hà Thạch nơi thực hiện dự án

3 TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

3.1 Tóm tắt việc tổ chức thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM của dự

án, đơn vị tư vấn

Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) Dự án “Xây dựng hạ tầng

kỹ thuật Khu nhà ở đô thị Phú Hà xã Hà Thạch, thị xã Phú Thọ” do chủ đầu tư là Trung tâm phát triển quỹ đất phối hợp với đơn vị tư vấn là Công ty TNHH tư vấn Tài nguyên và Môi trường Triều Dương thực hiện theo đúng cấu trúc hướng dẫn tại mẫu số 4, Phụ lục II Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

* Chủ dự án: Trung tâm phát triển quỹ đất

- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án:

Ông: Nguyễn Quốc Tuấn - Chức vụ: Giám đốc

- Địa chỉ trụ sở: đường Quang Trung, phường Dữu Lâu, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

- Điện thoại: 0210 812680;

* Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH tư vấn Tài nguyên và Môi trường Triều Dương

- Địa chỉ: Tổ 37A, khu Lăng Cẩm, phường Gia Cẩm, thành phố Việt Trì,

Trang 21

tỉnh Phú Thọ

- Điện thoại: 0914472688/0915945522

- Email: trieuduongtvtnmtpt@gmail.com

- Đại diện người đứng đầu cơ quan tư vấn:

- Bà: Nguyễn Thị Bích Liên Chức vụ: Giám đốc công ty

* Quá trình thực hiện ĐTM của dự án được tiến hành theo các bước:

+ Bước 1: Thu thập các số liệu, tư liệu liên quan đến hiện trạng khu vực

thực hiện dự án;

+ Bước 2: Lập kế hoạch và tiến hành khảo sát điều kiện tự nhiên, địa lý -

địa chất - vi khí hậu - thủy văn khu vực dự án và chụp ảnh thị sát; tiến hành phân tích các mẫu không khí - đất - nước khu vực dự án để có cơ sở đánh giá chất lượng môi trường nền khu vực dự án;

+ Bước 3: Làm việc nội nghiệp để viết dự thảo báo cáo ĐTM cho Dự án

(bao gồm các nội dung chính của Dự án, các đánh giá về các tác động tiềm tàng

và các giải pháp giảm thiểu cũng như chương trình quản lý, giám sát môi trường

dự kiến cho Dự án);

+ Bước 4: Tiến hành khảo sát chi tiết (về chất lượng môi trường, hệ sinh

thái ), điều tra KT - XH và phối hợp cùng chủ dự án tham vấn chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội tại xã Hà Thạch và cộng đồng địa phương chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi Dự án Trong quá trình khảo sát chi tiết và tham vấn cộng đồng, đơn vị tư vấn môi trường đã tiếp thu các ý kiến đóng góp của cộng đồng để nghiên cứu, điều chỉnh các đánh giá tác động môi trường, đề xuất biện pháp giảm thiểu cho phù hợp với tình hình thực tế tại hiện trường;

+ Bước 5: Sau khi có các kết quả khảo sát môi trường chi tiết và kết quả

tham vấn cộng đồng tại địa phương, trang thông tin điện tử của Sở Tài nguyên

và Môi trường, tư vấn môi trường về sàng lọc các kết quả khảo sát, tổng hợp các

ý kiến tham vấn cộng đồng để hoàn thiện báo cáo ĐTM Các ý kiến tham vấn và trả lời tham vấn đã được cập nhật vào chương 5 báo cáo ĐTM, các tác động môi trường và biện pháp giảm thiểu được đưa vào lồng ghép trong chương 3 của báo cáo ĐTM trước khi nộp thẩm định tại Sở Tài nguyên và Môi trường;

+ Bước 6: Tư vấn Môi trường nộp báo cáo ĐTM tới đại diện Chủ Dự án

để chủ dự án xem xét báo cáo và ký hồ sơ trình nộp báo cáo ĐTM tới Sở Tài nguyên và Môi trường để thẩm định trình cấp có thẩm quyền phê duyệt

Trong quá trình thực hiện lập báo cáo ĐTM dự án, chúng tôi còn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các cơ quan sau:

1 UBND tỉnh Phú Thọ;

2 Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ;

3 Sở Xây dựng tỉnh Phú Thọ;

Trang 22

Cơ quan tư vấn: Công ty TNHH tư vấn Tài nguyên và Môi trường Triều Dương 12

4 Phòng Tài nguyên và Môi trường; Phòng Kinh tế hạ tầng của UBND thị xã Phú Thọ;

5 UBND và UBMTTQ xã Hà Thạch, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ;

3.2 Danh sách cán bộ trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM của dự án Bảng 0.3 Danh sách những người trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM của dự án

học vị Chức danh

Nội dung phụ trách trong ĐTM

I Đại diện chủ đầu tư: Trung tâm phát triển quỹ đất

II Cơ quan tư vấn: Công ty TNHH tư vấn Tài nguyên và Môi trường Triều Dương

3 Nguyễn Thị Bích

Hạnh

Kỹ sư môi trường

Cán bộ phòng

Tư vấn thiết kế

Tổng hợp viết chương IV, V

của báo cáo

III Các đơn vị, cá nhân cộng tác lập báo cáo: Công ty cổ phần liên minh môi trường

và xây dựng

1 Vương Đức Anh

Cử nhân môi trường Kỹ thuật viên

Lấy mẫu hiện trạng môi trường đất, không khí khu

Công ty TNHH Tư vấn TN&MT Triều Dương

phân tích Kỹ thuật viên Phân tích chất lượng môi

trường tại phòng thí nghiệm

6 Nguyễn Thị Hà Cử nhân Kỹ thuật viên

Trang 23

văn (nhiệt độ, độ ẩm, nắng, gió, bão, động đất,…) được sử dụng chung của tỉnh

Phú Thọ Các yếu tố địa hình, địa chất công trình, địa chất thuỷ văn được sử dụng số liệu chung của thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội được sử dụng số liệu chung 6 tháng cuối năm 2023 của xã

Hà Thạch, thị xã Phú Thọ

2 Phương pháp lập bảng liệt kê và ma trận:

Phương pháp này áp dụng tại Chương III của báo cáo ĐTM nhằm chỉ ra các tác động và thống kê đầy đủ các tác động đến môi trường cũng như các yếu

tố kinh tế, xã hội cần chú ý, quan tâm giảm thiểu trong quá trình hoạt động của

Dự án; lập mối quan hệ giữa các hoạt động của dự án và các tác động đến các thành phần môi trường để đánh giá tổng hợp ảnh hưởng của các tác động do các hoạt động của dự án đến môi trường

3 Phương pháp mạng lưới:

Phương pháp này áp dụng tại Chương III của báo cáo ĐTM nhằm chỉ rõ các tác động trực tiếp và các tác động gián tiếp, các tác động thứ cấp và các tác động qua lại lẫn nhau giữa các tác động đến môi trường tự nhiên và các yếu tố kinh tế, xã hội trong quá trình thực hiện dự án

Trang 24

Cơ quan tư vấn: Công ty TNHH tư vấn Tài nguyên và Môi trường Triều Dương 14

4 Phương pháp chỉ số môi trường:

Phân tích các chỉ thị môi trường nền tại Chương II của báo cáo (điều kiện

vi khí hậu, chất lượng không khí, đất, nước ) trước khi thực hiện dự án Trên cơ

sở các số liệu môi trường nền này, có thể đánh giá chất lượng môi trường hiện trạng tại khu vực thực hiện dự án làm cơ sở để so sánh với chất lượng môi trường sau này khi dự án triển khai thi công xây dựng và vận hành

5 Phương pháp so sánh:

Các số liệu, kết quả đo đạc, quan trắc và phân tích chất lượng môi trường

nền, đã được so sánh với các TCVN, QCVN hiện hành để rút ra các nhận xét về hiện trạng chất lượng môi trường tại khu vực thực hiện dự án được sử dụng tại phần mô tả hiện trạng chất lượng môi trường của khu vực dự án tại Chương II của báo cáo

6 Phương pháp đánh giá nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm:

Phương pháp này do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thiết lập và được Ngân hàng Thế giới (WB) phát triển thành phần mềm IPC được sử dụng tại Chương III

của báo cáo nhằm dự báo tải lượng các chất ô nhiễm (khí thải, nước thải, CTR)

Trên cơ sở các hệ số ô nhiễm và các biện pháp BVMT kèm theo, phương pháp cho phép dự báo các tải lượng ô nhiễm về không khí, nước, chất thải rắn khi dự

án triển khai

7 Phương pháp phân tích tổng hợp:

Từ các kết quả của xây dựng ĐTM, lập báo cáo ĐTM với bố cục và nội

dung theo quy định

4.2 Phương pháp khác

1 Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong PTN:

Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm nhằm xác định các thông số về hiện trạng chất lượng môi trường không khí, tiếng ồn, môi trường nước, đất tại khu vực dự án phục vụ cho việc đánh giá trạng môi trường được trình bày tại Chương II của báo cáo, nhóm khảo sát đã tiến hành đo đạc, quan trắc và lấy mẫu các thành phần môi trường nền Các phương pháp lấy mẫu và phân tích chất lượng môi trường tuân thủ các TCVN, QCVN hiện hành có liên quan

2 Phương pháp điều tra xã hội học:

- Tham vấn ý kiến cộng đồng là phương pháp khoa học cần thiết trong quá trình lập báo cáo ĐTM UBND xã Hà Thạch đã tổ chức họp Hội nghị tham vấn cộng đồng và có văn bản trả lời của chính quyền địa phương Kết quả tham vấn cộng đồng được tổng hợp trình bày tại chương V của báo cáo

- Chủ dự án đã gửi công văn đến Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú

Trang 25

Thọ kèm theo nội dung báo cáo ĐTM dự án để tham vấn trên trang thông tin điện tử của Sở Tài nguyên và Môi trường;

- Điều tra, phỏng vấn trực tiếp cán bộ của xã Hà Thạch về tình hình kinh tế

xã hội, vấn đề môi trường ở địa phương cũng như nguyện vọng của người dân liên quan đến Dự án Chi tiết được trình bày tại Chương V của báo cáo

- Điều tra, phỏng vấn trực tiếp các hộ dân trong khu vực Dự án về các vấn

đề liên quan đến bảo vệ môi trường của Dự án Các ý kiến của các hộ dân về bảo

vệ môi trường được ghi nhận và lồng ghép trong các biện pháp giảm thiểu trình bày chi tiết trong báo cáo

3 Phương pháp kế thừa:

Kế thừa các kết quả thực hiện ĐTM của các Dự án đầu tư hạ tầng khu đô thị, khu dân cư đã được phê duyệt do Công ty TNHH tư vấn Tài nguyên và Môi trường Triều Dương làm đơn vị tư vấn

5 TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO ĐTM

5.1 Thông tin về dự án

5.1.1 Thông tin chung:

- Tên dự án: Xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu nhà ở đô thị Phú Hà xã Hà Thạch, thị xã Phú Thọ

- Địa điểm thực hiện: xã Hà Thạch, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ

+ Địa chỉ trụ sở: đường Quang Trung, phường Dữu Lâu, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

+ Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án:

+ Điện thoại: 0210 812680;

5.1.2 Phạm vi, quy mô, công suất:

a Phạm vi dự án:

- Phía Bắc giáp khu dân cư đi ra đường 35m

- Phía Đông giáp đường TL320B và khu dân cư

- Phía Tây giáp khu công nghiệp Phú Hà

- Phía Nam giáp quy hoạch khu dân cư

b Quy mô dự án:

- Quy mô diện tích: 21.150,0 m2

- Quy mô dân số: Khu vực dự án bố trí được 79 ô đất ở mới với dân số dự kiến khoảng 316 người (trung bình 04 người/hộ)

- Chỉ tiêu sử dụng đất: Diện tích đất trung bình 100- 120 m2/01 ô đất, chiều cao trung bình 4,0 tầng

5.1.3 Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án:

- Đối với giai đoạn thi công xây dựng:

Trang 26

Cơ quan tư vấn: Công ty TNHH tư vấn Tài nguyên và Môi trường Triều Dương 16

+ Hoạt động giải phóng mặt bằng, phá dỡ san nền dự án

+ Hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu đến công trình xây dựng

+ Hoạt động tập kết, bốc dỡ nguyên vật liệu xây dựng

+ Hoạt động thi công các hạng mục hạ tầng công trình (cấp điện, cấp nước, thoát nước mưa, thoát nước thải)

+ Hoạt động vận chuyển đổ thải

+ Hoạt động của công nhân xây dựng

- Đối với giai đoạn vận hành dự án:

+ Hoạt động sinh hoạt của các hộ dân tại khu nhà ở đô thị

5.1.4 Các yếu tố nhạy cảm về môi trường:

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 25 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ, Dự án “Xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu nhà ở đô thị Phú Hà xã Hà Thạch, thị xã Phú Thọ” có yếu tố nhạy cảm về môi trường là yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa nước với tổng diện tích đất trồng lúa cần chuyển đổi là 929,2 m2 và san lấp 20,3 m2 đất thủy lợi

5.2 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động đến môi trường

Bảng 0.4 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng

tác động đến môi trường

TT Hạng mục Nguồn gây tác

động

Đối tượng và phạm vi tác động

Quy mô tác động

I Giai đoạn chuẩn bị

án

* Đối tượng: Môi trường không khí, bụi, khí thải, tiếng ồn, hạ tầng giao thông, môi trường hệ sinh thái và cảnh quan khu vực dự án, các hộ dân cư giáp dự án

* Phạm vi: Trong khu vực dự án

- Nguồn nước mặt xung quanh khu vực dự án (lưu vực xung quanh)

- Hạ tầng giao thông

- Hệ thống sinh khối, thảm thực vật xung quanh khu vực dự án

-Trong suốt thời gian chuẩn bị mặt bằng dự án

- Mức độ tác động trung bình và có thể giảm thiểu

II Giai đoạn thi công xây dựng dự án

Trang 27

che nguyên vật liệu,…) - Trong suốt

thời gian thi công xây dựng dự án

- Mức

độ tác động trung bình và

dự án;

- Vận chuyển tập kết nguyên nhiên vật liệu phục vụ thi công

- Hoạt động xịt rửa bánh xe

III Giai đoạn vận hành

1

Dự án đi vào

hoạt động

- Khí thải của các phương tiện giao thông và hoạt động đun nấu từ các hộ gia đình

- Nước thải sinh hoạt từ các hộ gia đình

- Hoạt động sinh hoạt của các hộ dân trong khu nhà

- Chất thải rắn: giấy vụn, nilon

5.3 Dự báo tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án

5.3.1 Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của nước thải, khí thải, chất thải rắn, tiếng ồn, độ rung:

Bảng 0.5 Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của nước thải, khí thải, chất thải rắn,

tiếng ồn, độ rung Giai đoạn

phát sinh

I Về nước thải

Trang 28

Cơ quan tư vấn: Công ty TNHH tư vấn Tài nguyên và Môi trường Triều Dương 18

Giai đoạn thi

công xây

dựng

- Nước thải sinh hoạt phát sinh của 25 công nhân tham gia quá trình thi công dự án

- Nước thải thi công xây dựng

- Nước mưa chảy tràn

- Lượng nước thải sinh hoạt: 1,15

m 3 /ngày

- Nước thải quá trình thi công xây dựng: 1,5

vi khuẩn gây bệnh nếu không được thu gom

xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường nước và phát tán các vi khuẩn gây bệnh đường ruột

- Nước thải thi công xây dựng chứa bùn, đất, cặn lơ lửng, dầu

mỡ gây ô nhiễm nguồn nước mặt

II Về bụi, khí thải

Giai đoạn thi

công xây

dựng

- Bụi khuếch tán từ các hoạt động đào đắp, xúc bốc vận chuyển đất cát, nguyên vật liệu thi công;

- Bụi, khí thải từ các phương tiện, máy móc thi công;

- Bụi, khí thải từ các hoạt động thi công hàn cắt sắt thép

- Nồng độ bụi phát sinh do hoạt động san nền:

0,217 - 21,84 g/m3/h

- Tải lượng bụi phát sinh từ hoạt đồng đào móng:

85,06 mg/s

- Quá trình đào đất, san nền, thi công xây dựng

sẽ phát sinh bụi là chủ yếu

- Phát sinh các loại khí thải như SO 2 , NO 2 , CO, THC, muội khói, bụi

do hoạt động của các phương tiện, thiết bị thi công như máy xúc, máy san gạt, xe ô tô Giai đoạn vận

- Khí thải từ máy phát điện dự phòng, hệ thống máy điều hòa nhiệt độ

- Khí thải phát sinh trong quá trình nấu nướng: TSP, NO 2 , SO 2 , CO

- Trong khói thải của các phương tiện giao thông có chứa các chất gây ô nhiễm không khí như: CO, CO 2 , NO 2 , SO 2 , NO x , hơi xăng dầu rò rỉ

- Phát điện dự phòng sẽ phát sinh khí thải chứa các thành phần độc hại như: bụi, SO 2 ,

CO, NO 2 , VOC s

II Tiếng ồn, độ rung

Giai đoạn thi

công xây

dựng

- Phát sinh từ quá trình vận chuyển nguyên vật liệu của các phương tiện, quá trình thi công san gạt mặt bằng và xây dựng dự án

- Tiếng ồn, độ rung phát sinh các máy móc

- Ảnh hưởng trực tiếp tới công nhân làm việc trực tiếp trên khu vực xây dựng

- Ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hằng ngày của các hộ dân xung quanh khu khu vực dự án

Trang 29

xây dựng như máy lu, đầm nén, máy khoan, máy bơm nước,…

Giai đoạn đi

vào vận hành

Tiếng ồn từ khu vực giao thông đường bộ;

Tiếng ồn từ hoạt động các loại máy móc, hạ tầng kỹ thuật phụ trợ

Tiếng ồn phát sinh thường xuyên nhưng không lớn, chủ dự án có các biện pháp trồng dải cây xanh trong khu vực dự án để giảm

ồn, hạn chế bụi phát tán và giữ bụi

- Chất thải rắn xây dựng

- Chất thải nguy hại

Ô nhiễm môi trường nước, đất, ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên và cảnh quan khu vực xung quanh dự

án Giai đoạn vận

hành dự án

- Chất thải rắn sinh hoạt từ khu nhà ở

- Lượng bùn thải từ các bể tự hoại

- Chất thải nguy hại

Tác động đến độ bền vững của tuyến

đường vận chuyển

Tác động đến an toàn giao thông

Người dân và phương tiện tham gia giao thông

Tác động đến hệ sinh thái và tài nguyên sinh vật

Sinh thái trong khu vực dự án, biến đổi

từ hệ sinh thái tự nhiên thành hệ sinh thái khu dân cư

Tác động đến tình hình an ninh trật tự

Ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật

tự xung quanh khu vực dự án và gây sức ép về hạ tầng xã hội (y tế, giáo dục, KT-XH) cho cộng đồng dân cư xung quanh dự án

Tác động đến tình trạng tưới tiêu, tiêu thoát nước khu vực

Hệ thống tiêu thoát nước của khu vực nơi thực hiện dự án, đặc biệt là suối Thiểu (nơi tiếp nhận nước thải dự án)

Sự cố chập điện

Công nhân thi công xây dựng

Sự cố cháy nổ

Sự cố tai nạn lao động Giai đoạn Sự cố chập điện; cháy nổ Các cư dân sinh sống trực tiếp tại khu

Trang 30

Cơ quan tư vấn: Công ty TNHH tư vấn Tài nguyên và Môi trường Triều Dương 20

5.4 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án

5.4.1 Giai đoạn thi công xây dựng:

a Xử lý nước thải:

* Xử lý nước thải sinh hoạt:

Chủ dự án sẽ yêu cầu với chủ thầu thi công bố trí 01 nhà vệ sinh di động

để xử lý nước thải sinh hoạt cho công nhân xây dựng Nhà thầu thi công sẽ thuê đơn vị đủ chức năng đến thông hút bể tự hoại, đảm bảo không xả nước thải ra môi trường

* Xử lý nước thải xây dựng:

- Bãi tập kết cát, sỏi… sẽ được che chắn để hạn chế nước mưa chảy tràn cuốn theo cát, sỏi ra môi trường gây ảnh hưởng tới môi trường nước và đất

- Đối với nước thải xây dựng (vệ sinh dụng cụ, nước xịt rửa bánh xe trên mỗi khu vực xây dựng): Được thu gom dẫn qua bể lắng cơ học kết hợp gạn váng dầu mỡ sau đó tận dụng rửa bánh xe và tận dụng nước để phun ẩm, giảm thiểu bụi, cam kết không thải ra ngoài môi trường

- Kích thước dự kiến các bể xử lý tại khu vực thi công xây dựng:

+ Bể lắng cơ học kết hợp gạn váng dầu mỡ: Thể tích 1,8 m3 (dài x rộng x cao = 1,2m x 1,0m x 1,5m)

+ Bể lọc cát: Thể tích 1,2 m3 (dài x rộng x cao = 1,0m x 1,0m x 1,2m) Sau khi kết thúc giai đoạn thi công xây dựng, sẽ thực hiện nạo vét rác thải, cặn bùn trong bể lắng và lọc cát, sau đó sẽ lấp hoàn nguyên mặt bằng

- Đối với nước thải do quá trình bảo dưỡng, trộn vữa bê tông có khối lượng rất ít, không đủ tạo thành dòng nên không tiến hành thu gom và xử lý Do

đó quá trình bảo dưỡng bê tông sẽ khống chế để loại nước thải này không chảy thành dòng ra môi trường xung quanh Đối với khu vực trộn vữa bê tông sẽ trải bạt chống thấm không để nước rỉ thấm vào lòng đất

* Nước mưa chảy tràn:

- Xây dựng hệ thống thu gom nước mưa đồng thời với các quá trình xây dựng cơ bản khác, chủ dự án thực hiện đào rãnh thoát nước rộng 50cm, sâu 1m

và cứ 50m bố trí 01 hố ga để lắng cặn kích thước (1x1x1)m và cách 100m bố trí

01 hố ga kích thước (1,5x1,5x2)m Khi đào rãnh, dựa theo địa hình cost san nền

để đảm bảo độ dốc theo địa hình và đảm bảo thoát nước tự chảy

Trang 31

- Thường xuyên kiểm tra, nạo vét, khơi thông không để phế thải xây dựng xâm nhập vào đường thoát nước gây tắc nghẽn Tần suất kiểm tra và nạo vét được quy định tối thiểu là 01 tuần/lần

b Xử lý bụi thải:

- Biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm bụi khuếch tán phát sinh

từ hoạt động xúc bốc, vận chuyển trong phạm vi dự án:

+ Tưới ẩm vật liệu xúc bốc

+ Tưới ẩm đường công vụ

+ Trang bị bảo hộ lao động, giảm thiểu các tác động đối với sức khỏe công nhân trên khu vực thi công

- Biện pháp giảm thiểu tác động môi trường do khí thải từ hoạt động các

loại máy móc thi công:

+ Không sử dụng các loại máy thi công quá cũ trên 20 năm

+ Tính toán và sử dụng đúng số lượng máy móc thiết bị để hạn chế tối đa khối lượng khí thải phát sinh gây tác động môi trường

- Biện pháp giảm thiểu tác động môi trường do bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động vận tải đường bộ trong thi công xây dựng:

+ Đầu tư xây dựng, lắp đặtcông trình cầu rửa xe ra vào khu vực thi công theo đó đảm bảo toàn bộ các phương tiện vận tải được rửa sạch bánh lốp xe hoặc rửa toàn bộ xe trước khi ra khỏi công trường;

+ Thực hiện công tác thu gom, xử lý triệt để khi xảy ra rơi vãi hoặc tràn

đổ trong quá trình vận chuyển

c Đối với chất thải rắn:

- Thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt:

Trong quá trình thi công xây dựng chủ dự án yêu cầu nhà thầu thi công không tổ chức nấu ăn cho công nhân song vẫn có thể có một lượng nhỏ chất thải sinh hoạt do công nhân mang theo ăn giữa giờ nghỉ giải lao do vậy nhà thầu sẽ

tổ chức thu gom lượng rác thải sinh hoạt phát sinh tại khu lán trại tạm của công nhân và trên khu vực thi công

- Thu gom và xử lý chất thải rắn xây dựng:

+ Biện pháp giảm thiểu tác động do bùn nạo vét hữu cơ:sẽ được tận dụng

một phần vào khu vực trồng cây xanh trong khu vực dự án, phần còn lạicho các

hộ xung quanh khu vực nạo vét để phục vụ cho công tác cải tạo đất nông nghiệp

+ Toàn bộ các loại chất thải rắn xây dựng, gạch vữa sẽ được thu gom vào các vị trí đã quy định sẵn trên khu vực thi công sau đó làm việc với chính quyền địa

để đổ thải theo đúng quy định

- Thu gom và xử lý chất thải nguy hại:

+ Các loại chất thải nguy hại trong giai đoạn thi công xây dựng sẽ được

Trang 32

Cơ quan tư vấn: Công ty TNHH tư vấn Tài nguyên và Môi trường Triều Dương 22

thu gom và xử lý theo đúng quy định về quản lý chất thải nguy hại Trên khu vực thi công sẽ trang bị 02 thùng (dung tích chứa 200 lít/thùng) có nắp đậy kín

để chứa chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình thi công xây dựng

+ Sau khi kết thúc quá trình thi công xây dựng, chủ dự án hoặc nhà thầu thi công hợp đồng với đơn vị có đủ chức năng vận chuyển, xử lý đảm bảo theo đúng quy định

d Giảm thiểu tiếng ồn, độ rung:

- Có lịch trình vận chuyển nguyên vật liệu về khu vực dự án và phân luồng ô tô, xe máy ra vào khu vực dự án khoa học để hạn chế tiếng ồn phát sinh

- Không sử dụng các thiết bị phát sinh tiếng ồn và rung động vượt quá tiêu chuẩn quy định

e Công trình biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường:

* Sự cố tai nạn lao động:

Đối với sự cố tai nạn lao động xảy ra do ô nhiễm môi trường, chủ đầu tư

sẽ quan tâm áp dụng các biện pháp bảo đảm an toàn lao động phù hợp

* Sự cố cháy nổ:

Sự cố này có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nên chủ đầu tư sẽ đảm bảo áp dụng các biện pháp phòng chống, khống chế hiệu quả nhằm hạn chế tối đa các tác động tiêu cực này Các thiết bị phòng chữa cháy đặt ở khu vực thuận tiện sử dụng với khoảng cách không quá xa để công nhân có thể kịp thời chữa cháy khi cần thiết

* Sự cố tai nạn giao thông:

Sự cố tai nạn giao thông hoàn toàn có thể phòng tránh được bằng cách kiểm tra tình trạng kỹ thuật các phương tiện vận tải, tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành luật lệ an toàn giao thông của người điều khiển phương tiện giao thông và cho công nhân lao động tại khu vực xây dựng

5.4.2 Giai đoạn dự án đi vào hoạt động:

a Biện pháp thu gom và xử lý bụi, khí thải:

Các nguồn gây ô nhiễm không khí khi Dự án đi vào hoạt động là do hoạt động giao thông của xe ôtô, xe gắn máy ra vào khu vực khu nhà ở đô thị Ngoài

ra, còn có các chất ô nhiễm phát sinh từ hoạt động đun nấu, tuy nhiên nguồn ô nhiễm này không đáng kể, có thể giảm thiểu được bằng các biện pháp quản lý và

kỹ thuật

b Xử lý nước thải sinh hoạt:

- Mạng lưới thoát nước thải được thiết kế độc lập với hệ thống thoát nước mưa Nước thải sinh hoạt của các hộ dân tái định cư được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại sau đó tiếp tục dẫn về HTXLNT tập trung công suất 50 m3/ngày.đêm để

Trang 33

tiếp tục xử lý nước thải đầu ra đạt cột B, QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn

kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt trước khi thoát vào hệ thống thoát nước chung của khu vực

c Biện pháp thoát nước mưa chảy tràn:

- Hệ thống thoát nước thiết kế là hệ thống thoát nước riêng, được thiết kế đảm bảo thoát nước triệt để trên nguyên tắc tự chảy

- Khu vực dự án chủ yếu theo tự nhiên trên nguyên tắc tự chảy Hướng thoát nước về phía đường giao thông giáp với khu vực thực hiện dự án

- Nước mưa trên mái của các căn nhà ở được thu gom bằng phễu thu xuống đường ống nhựa PVC chảy xuống hố ga thu nước ngoài nhà có song chắn rác, sau đó chảy vào tuyến rãnh thu nước theo đường nội bộ vào cống chính

- Nước mưa chảy tràn bề mặt được thu gom bằng tuyến rãnh thu nước mưa B400 chạy dưới vỉa hè đường quy hoạch mới để đảm bảo mỹ quan

- Trên các tuyến cống thoát nước bố trí hệ thống các ga thu trực tiếp, ga thăm và ga thu thăm kết hợp phục vụ để công tác thu gom nước mặt đường và

hè đường, theo dõi chế độ dòng chảy cũng như với công tác duy tu, bảo dưỡng

hệ thống thoát nước trong quá trình vận hành khai thác và sử dụng

d Biện pháp thu gom, xử lý CTR:

- Tại mỗi địa điểm thực hiện dự án, chủ dự án bố trí 01 điểm tập kết thu gom rác, (bố trí trên vỉa hè) tại mỗi điểm tập kết rác đặt 03 thùng rác dung tích

150 lít/thùng (01 thùng vô cơ màu vàng, 01 thùng hữu cơ màu xanh và 01 thùng chất thải nguy hại màu đen)

Các hộ gia đình sẽ phân loại rác thải tại gia đình đựng vào bao bì riêng thành 03 loại: rác thải hữu cơ dễ phân hủy; rác thải từ đồ hộp vỏ bao bì; rác thải nguy hại (bóng đèn huỳnh quang, pin, ắc quy, thiết bị điện tử, dầu mỡ thải và các loại thủy tinh) rồi đổ vào 03 loại thùng chứa rác thải quy định như trên

- Tần suất thu gom CTR sinh hoạt: tối thiểu 01 ngày/lần, lưu giữ: 01 ngày

e Chất thải nguy hại:

Hộp đựng hóa chất, dầu mỡ, dẻ lau nhiễm dầu mỡ, bóng đèn neon, hộp đựng thuốc diệt muỗi, kiến, pin là những loại chất thải nguy hại phát sinh chủ yếu từ hoạt động sinh hoạt của dân cư sinh sống trong khu nhà ở đô thị Lượng chất thải này tuy không nhiều, nhưng có thể gây các tác động nguy hại đến môi trường Vậy nên lượng chất thải nguy hại này sẽ được chính quyền khu dân cư tuyên truyền đến các hộ dân thực hiện phân loại tại nguồn và đổ riêng vào các thùng chứa chất thải nguy hại đặt dọc trục đường khu dân cư

f Giảm thiểu tiếng ồn, độ rung:

- Lắp đặt đầy đủ các biển báo chỉ dẫn an toàn giao thông kèm theo quy định về tốc độ

Trang 34

Cơ quan tư vấn: Công ty TNHH tư vấn Tài nguyên và Môi trường Triều Dương 24

- Trồng dải cây xanh mỗi bên đường trong vùng giới hạn an toàn giao thông đường bộ Trồng cây xanh xung quanh các khu chức năng của dự án để giảm ồn, hạn chế bụi phát tán và giữ bụi

- Tuyên truyền nâng cao ý thức tham gia giao thông, thực hiện thường xuyên công tác vệ sinh, duy tu, bảo dưỡng đảm bảo an toàn giao thông

5.5 Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án

5.5.1 Nội dung:

- Phối hợp với cơ quan quản lý môi trường địa phương, các đơn vị chuyên môn tiến hành giám sát môi trường định kỳ trong suốt quá trình thi công và hoạt động của dự án

- Thực hiện các tiêu chuẩn, chương trình giảm thiểu ô nhiễm môi trường thông qua việc tuyên truyền, giáo dục

5.5.2 Yêu cầu:

- Quản lý hoạt động của hệ thống giảm thiểu ô nhiễm môi trường như: xử

lý khí thải, nước thải, chất thải rắn…

- Quản lý chất thải sinh hoạt: Bao gồm thống kê, xử lý lượng chất thải sinh hoạt phát sinhtheo thời gian

- Quản lý chặt chẽ các quá trình hoạt động của dự án

- Xây dựng hệ thống phòng chống sự cố môi trường (sụt lún, xói lở)

5.5.3 Nội dung giám sát:

a Giám sát chất lượng môi trường không khí trong giai đoạn thi công xây dựng dự án:

* Giám sát môi trường không khí:

- Giám sát chất lượng môi trường không khí với các thông số quan trắc: Nhiệt độ, bụi, CO, SO2, NOx, tiếng ồn

- Địa điểm đặt vị trí giám sát, quan trắc: 01 vị trí giáp khu dân cư

- Tần suất thực hiện: 01 lần trong cả quá trình thi công xây dựng

* Giám sát chất thải rắn, chất thải nguy hại:

Chủ dự án sẽ giao cho nhà thầu thi công giám sát khối lượng chất thải rắn phát sinh, phân loại, thu gom để xử lý theo đúng quy định

Trang 35

CHƯƠNG I THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN

1.1 THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN

1.1.1 Tên dự án: Xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu nhà ở đô thị Phú Hà

- Địa điểm thực hiện dự án: xã Hà Thạch, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ

1.1.2 Tên chủ dự án, địa chỉ và phương tiện liên hệ với chủ dự án; người đại diện theo pháp luật của chủ dự án; tiến độ thực hiện dự án

- Tên chủ dự án: Trung tâm phát triển quỹ đất

+ Địa chỉ trụ sở: đường Quang Trung, phường Dữu Lâu, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

+ Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án:

Ông: Nguyễn Quốc Tuấn - Chức vụ: Giám đốc

+ Điện thoại: 0210 812680;

- Thời gian và tiến độ thực hiện dự án: Từ năm 2023 - 2024

1.1.3 Vị trí địa lý của địa điểm thực hiện dự án

1.1.3.1 Vị trí thực hiện dự án:

Khu vực thực hiện Dự án “Xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu nhà ở đô thị Phú Hà” tại xã Hà Thạch, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ của Trung tâm phát triển quỹ đất có tổng diện tích khoảng 21.150,0 m2 được giới hạn bởi 09 điểm trong phạm vi chỉ giới 1,2,3,4,5,6,7, 8, 9,1 thể hiện trên bản đồ hiện trạng kiến trúc cảnh quan, hạ tầng xã hội và đánh giá đất xây dựng, tỷ lệ 1/500 Tọa độ các điểm mốc giới hạn của khu đất được xác định bằng hệ tọa độ VN2000 kinh tuyến trục 104º45’ múi chiếu 30 như sau:

Bảng 1.1.Tọa độ các điểm khép góc khu vực Dự án Điểm

Trang 36

Cơ quan tư vấn: Công ty TNHH tư vấn Tài nguyên và Môi trường Triều Dương 26

Hình 1.1 Vị trí thực hiện dự án với các đối tượng giáp ranh

1.1.3.2 Ranh giới của địa điểm thực hiện dự án với các đối tượng tự nhiên xung quanh:

- Phía Bắc giáp khu dân cư đi ra đường 35m

- Phía Đông giáp đường TL320B và khu dân cư

- Phía Tây giáp khu công nghiệp Phú Hà

- Phía Nam giáp quy hoạch khu dân cư

1.1.4 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án

1.1.4.1 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất:

Tại thời điểm lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (tháng 02/2024), trên diện tích 21.150,0 m2 khu đất thực hiện dự án chủ yếu là đất giáo dục, đất trồng màu, đất mặt nước và đất giao thông, cụ thể như sau:

Bảng 1.2 Thống kê hiện trạng sử dụng đất khu vực thực hiện dự án

TT Tên loại đất Kí hiệu

loại đất

Diện tích m 2

Tỷ lệ

1 Đất giáo dục DGD 18.764,7 88,72

Đất xây dựng cơ sở giáo dục

và đào tạo do Trường Cao đẳng nghề Phú Thọ quản lý Hiện trạng trên đất là các công trình đã xuống cấp trầm trọng, hỏng, không còn khả năng sử dụng, sân đường cỏ mọc hoang

2 Đất thủy lợi DTL 20,3 0,1

Hiện trạng đất thủy lợi đang được sử dụng cho mục đích thoát nước, diện tích này chiếm 0,1% tổng diện tích

Khu vực dự án

Trang 37

đất dự án và do UBND xã Hà Thạch quản lý

3 Đất chuyên

trồng lúa nước LUC 929,2 4,39

Hiện trạng các thửa đất bỏ hoang hóa, không canh tác

5 Đất đường

giao thông DGT 1.249,9 5,91 Thuận lợi cho việc xây dựng

[Nguồn: Điều tra khảo sát thực tế khu vực dự án]

Bảng 1 Hiện trạng các công trình trên đất giáo dục của dự án

TT Hạng mục công trình Diện tích Số tầng Năm xây dựng

(Nguồn: Khảo sát hiện trạng khu vực dự án)

Trang 38

Cơ quan tư vấn: Công ty TNHH tư vấn Tài nguyên và Môi trường Triều Dương 28

Hình ảnh hiện trạng các công trình trên đất giáo dục

Hiện trạng đất mặt nước dự án Hiện trạng đất lúa hoang hóa của dự án

Hình 1.2 Hình ảnh hiện trạng khu đất thực hiện dự án

Khu vực thực hiện dự án hiện trạng có cost cao độ thấp hơn so với địa hình xung quanh, cụ thể:

+ Đối với khu vực đất giáo dục có cost cao độ thấp hơn so với mặt đường giao thông hiện trạng (đường TL320B) khoảng từ 1,0 - 1,9m

+ Đối với khu vực ao, đất trồng lúa có cost cao độ thấp hơn so với với mặt đường giao thông hiện trạng (đường TL320B) khoảng 1,9 - 2,5m

Tại khu đất thực hiện dự án không có các công trình văn hóa, di tích lịch

sử, các loài động thực vật quý hiếm cư trú và không có các nguồn tài nguyên khoáng sản trong lòng đất có giá trị kinh tế

Khi tiến hành xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu nhà ở đô thị, chủ

dự án sẽ có giải pháp thoát nước thải, nước mưa tôn trọng theo địa hình thoát

Trang 39

nước tự nhiên khu vực để không ảnh hưởng đến các khu vực dân cư hiện trạng lân cận theo Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 khu nhà ở đô thị Phú Hà tại

xã Hà Thạch, thị xã Phú Thọ đã được UBND thị xã Phú Thọ phê duyệt tại Quyết định số 1432/QĐ-UBND ngày 31/03/2020

1.1.4.2 Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và môi trường khu vực:

- Hiện trạng giao thông:

+ Giao thông đối ngoại: Phía Đông giáp tuyến đường nhựa TL320B đi khu công nghiệp Phú Hà và ra đường Hùng Vương (bề rộng đường 35m)

+ Giao thông hiện trạng trong phần diện tích đất khu vực dự án: Hiện trong khu vực chỉ có đường giao thông nội bộ trong khuôn viên trường nghề cũ

- Hệ thống cấp điện:

+ Lưới điện trung áp: Hiện trạng có đường điện trung thế 10KV trên đường TL320B cấp cho trường nghề cũ và khu dân cư

+ Lưới điện hạ áp: Hiện dân cư trong và xung quanh khu vực quy hoạch

đã có đường điện 0,4kv cấp đến từng hộ gia đình quanh khu vực

- Hiện trạng cấp nước: Trong khu vực thực hiện dự án đã có hệ thống

đường ống D300 cấp nước sạch nằm trên đường TL320B

- Hiện trạng thoát nước:

Hiện trạng khu vực dự án chưa có hệ thống thoát nước mưa, thoát nước thải riêng biệt Hiện trạng thoát nước chủ yếu theo địa hình tự nhiên, nước thải, nước mưa toàn bộ các hộ dân xung quanh khu vực dự án được chảy vào rãnh thoát nước dọc theo hai bên đường tỉnh lộ TL320B (không nằm trong phần diện tích đất thu hồi của dự án) Do vậy khi san lấp phần diện tích đất ao hồ, ruộng trũng để thực hiện dự án sẽ không làm ảnh hưởng tình trạng thoát nước của các

hộ dân hiện hữu

- Hệ thống thông tin liên lạc: Hiện nay trên địa bàn huyện Phù Ninh có 03 nhà khai thác dịch vụ thông tin liên lạc chính bao gồm: Tổng công ty Viễn thông Việt Nam (VNPT), Công ty Viễn thông quân đội (Viettel), Công ty viễn thông điện lực (EVN) và phủ sóng di động của mạng Vinaphone, Mobile, Viettel

1.1.5 Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường

Khoảng cách từ các khu vực dự án đến khu dân cư xung quanh như sau:

Bảng 1.3 Khoảng cách từ khu vực dự án đến các khu dân gần nhất

TT Các khu dân cư gần

nhất

Khoảng cách gần nhất tính từ ranh

giới dự án

Ghi chú

2 Khu dân cư (03 hộ) Cách dự án 84m về phía Nam

3 Khu dân cư (04 hộ) Cách dự án 15m về phía Đông Nam Cách đường

tỉnh 320B

Trang 40

Cơ quan tư vấn: Công ty TNHH tư vấn Tài nguyên và Môi trường Triều Dương 30

4 Khu dân cư (05 hộ) Cách dự án 15m về phía Đông Bắc Cách đường

tỉnh 320B

6 Công ty TNHH Hanyang

Digitech Vina

7 Công ty Kido Sports Vina Cách dự án 60m về phía Tây Nam -

[Theo điều tra hiện trạng các khu vực dự án]

Hình 1 Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực

có yếu tố nhạy cảm về môi trường

Đây là các đối tượng chịu tác động trực tiếp trong giai đoạn thi công xây dựng các hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật của dự án Do vậy trong quá trình thi công xây dựng, chủ dự án và đơn vị tham gia thi công cam kết sẽ áp dụng các biện pháp để giảm thiểu tối đa những tác động do nước thải, khí thải,

CTR, tiếng ồn, độ rung đến các đối tượng này

1.1.6 Mục tiêu, loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dự án

1.1.6.1 Mục tiêu dự án:

Dự án nhằm đáp ứng nhu cầu về quỹ đất xây nhà ở cho nhân dân khu vực, từng bước thoàn thiện hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật của khu vực xã Hà Thạch nói riêng và thị xã Phú Thọ nói chung theo hướng đồng bộ, hiện đại

1.1.6.2 Loại hình, tính chất, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của

dự án:

a Quy mô các hạng mục công trình của dự án:

Theo Quyết định số 1780/QĐ-UBND ngày 23/8/2023 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc duyệt chủ trương đầu tư dự án: Xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu nhà ở đô thị Phú Hà xã Hà Thạch, thị xã Phú Thọ, dự án có quy mô là xây dựng

Ngày đăng: 04/12/2024, 17:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w