1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án Khu neo đậu TTB cho tàu cá Cửa Gianh

87 809 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 1,34 MB

Nội dung

Báo cáo ĐTM của Dự án Xây dựng khu neo đậu tránh trú bão cho tầu cá Cửa Gianh, xãBắc Trạch được lập trên cơ sở các tài liệu dự án đầu tư xây dựng của tư vấn thiết kế, các tàiliệu điều tr

Trang 1

MỤC LỤC

CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG BÁO CÁO

CPO: Ban quản lý dự án Thủy lợi Trung ương

ĐTM: Đánh giá tác động môi trường

TBNN: Trung bình nhiều năm

KTTV: Khí tượng thủy văn

KPH: Không phát hiện

NĐTB: Nhiệt độ trung bình

UBND: Uỷ ban nhân dân

WB: Ngân hàng thế giới

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Xuất xứ của dự án:

Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 288/2005/QĐ-TTg, ngày 08 tháng 11 năm

2005, về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến năm

2010 và tầm nhìn đến năm 2020, tỉnh Quảng Bình đã có quy hoạch xây dựng các khu neo đậutàu thuyền tránh trú bão, bao gồm các khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá như sau: Hòn La,Cửa Gianh, Nhật Lệ Hiện nay, ngoài Khu neo đậu Hòn La đã hoàn thành, Dự án Khu neo đậuCửa Gianh đang triển khai thực hiện, sắp tới sẽ chuẩn bị đầu tư Khu neo đậu Nhật Lệ

Việc đầu tư các bến cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền là rất quan trọng.Mục tiêu của dự án là:

- Xây dựng một khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền và phương tiện nghề cá hoạtđộng trên vùng biển Quảng Bình nhằm hạn chế thiệt hại cho người và phương tiện nghề cá

- Góp phần hình thành hệ thống khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền nghề cá trêntoàn bộ lãnh thổ Việt Nam theo “Điều chỉnh quy hoạch các khu neo đậu tránh trú bão cho tàuthuyền nghề cá hoạt động trên biển đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020” đã được Thủtướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2880/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005

- Xây dựng khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá kết hợp với các cảng cá, các công trình

hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ hậu cần nghề cá lớn tại phía bắc tỉnh Quảng Bình

Các hạng mục dự kiến sẽ được đầu tư trong tiểu dự án "Xây dựng khu neo đậu tránh trúbão cho tàu cá Cửa Gianh, xã Bắc Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình" thuộc Dự ánquản lý rủi ro thiên tai do WB tài trợ:

(1) Nạo vét khu neo đậu tàu

(2) Nạo vét luồng tàu

(3) Đê chắn cát, ngăn sóng

(4) Trụ neo tàu

(5) Kè bảo vệ bờ

(6) San lấp mặt bằng

(7) Xây dựng hệ thống đường bãi nội bộ và đường ngoài khu neo đậu

(8) Xây dựng hệ thống cấp, thoát nước cho khu vực dự án

(9) Hệ thống cấp điện liên lạc

2 Mục tiêu lập Báo cáo ĐTM:

Hiện nay, Ban quản lý dự án Phát triển nuôi trồng thủy sản Quảng Bình đang tiến hànhthực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư dự án "Xây dựng khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cáCửa Gianh, xã Bắc Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình", trong đó có lập Báo cáo đánhgiá tác động môi trường (ĐTM) Việc lập báo cáo ĐTM được thực hiện với sự tư vấn củaTrung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Quảng Bình

Trang 3

Báo cáo ĐTM của Dự án Xây dựng khu neo đậu tránh trú bão cho tầu cá Cửa Gianh, xãBắc Trạch được lập trên cơ sở các tài liệu dự án đầu tư xây dựng của tư vấn thiết kế, các tàiliệu điều tra, khảo sát thực địa dân sinh kinh tế xã hội, các tài liệu khảo chất lượng hiện trạngmôi trường nước, không khí, chất lượng môi trường sống, kiểm kê về hiện trạng sử dụng đất,kiểm kê sơ bộ diện tích đất bị ảnh hưởng của dự án Các số liệu, thông tin phản hồi của chínhquyền địa phương và nhân dân trong vùng ảnh hưởng của dự án Báo cáo đánh giá tác độngmôi trường được chuẩn bị trong khuôn khổ pháp lý của Việt nam và tài liệu hướng dẫn củaWB.

Báo cáo ĐTM được thực hiện nhằm đảm bảo những mục tiêu sau:

(1) Phân tích các tác động tiêu cực và tích cực khi thực hiện dự án đến các yếu

tố môi trường, kinh tế - xã hội và sức khỏe cộng đồng trong tương lai

(2) Trên cơ sở các ảnh hưởng của dự án được phân tích, đề xuất các biện phápgiảm thiểu phù hợp nhằm hạn chế tối đa các tác động tiêu cực đến chất lượng môitrường và kinh tế - xã hội Đảo bảo mục tiêu phát triển bền vững của dự án.(3) Quy định rõ trách nhiệm của các đơn vị liên quan trong việc thực hiện,kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường của dự ántrong quá trình thi công xây dựng cũng như khi dự án đi vào hoạt động

(4) Kết luận và kiến nghị của báo cáo

3 Khung chính sách lập báo cáo đánh giá tác động môi trường:

- Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướngdẫn thi hành một số điều của Luật BVMT ngày 09/8/2006;

- Nghị định 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 2 năm 2008 về sửa đổi bổ sung một số điềucủa Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết vàhướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

- Nghị định 140/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ về qui địnhviệc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện cácchiến lược, qui hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển;

- Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trườnghướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo

vệ môi trường;

- Luật Tài nguyên nước ban hành ngày 20/5/1998;

Trang 4

- Nghị định số 179/1999/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 1999 của Chính phủ Quy địnhviệc thi hành Luật Tài nguyên nước;

- Luật Đất đai ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2003;

- Các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường

- Quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25/06/2002 của Bộ Khoa học, Côngnghệ và Môi trường về việc công bố Bộ tiêu chuẩn

- Quyết định số 30/1999/QĐ-UBND ngày 30 tháng 9 năm 1999 của UBND tỉnh QuảngBình về việc "Ban hành Quy chế Bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Bình"

3.2 Chính sách an toàn về môi trường của Ngân hàng Thế giới

OP4.01 Đánh giá tác động môi trường;

3.3 Khung thể chế quản lý môi trường của dự án.

- Trách nhiệm quản lý chung về môi trường

Quản lý chung về môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Bình là trách nhiệm của sở TàiNguyên - Môi Trường tỉnh Quảng Bình

- Trách nhiện quản lý môi trường trong quá trình thực hiện dự án

Trách nhiện quản lý môi trường trong quá trình thực hiện dự án là của các cơ quan, đơn

vị tham gia thực hiện dự án, trong đó:

+ Ban quản lý dự án Phát triển nuôi trồng thủy sản chịu trách nhiệm quản lý chung cácvấn đề môi trường trong phạm vi dự án; đồng thời chịu trách nhiệm thực hiện quản lý và giámsát môi trường hàng ngày;

+ Các nhà thầu xây lắp thực hiện các biện pháp giảm thiểu môi trường thông qua một sốđiều khoản trong hợp đồng xây lắp đã ký với chủ đầu tư;

+ Ban CPO chịu trách nhiệm quản lý và giám sát môi trường của tất cả các tiểu dự ánthuộc Dự án Quản lý Rủi ro Giảm nhẹ thiên tai

- Giám sát môi trường: Tư vấn được CPO thuê để giám sát môi trường chung của tất cả

các tiểu dự án trong giai đoạn thi công

Trang 5

Chương 1

MÔ TẢ DỰ ÁN

1.1 Thông tin chung:

- Tên Dự án: Khu neo đậu tránh trú bão cho tầu cá cửa Gianh, xã Bắc Trạch, huyện Bố

Trạch, tỉnh Quảng Bình

- Chủ Dự án: Sở Nông nghiệp & PTNT Quảng Bình.

- Địa chỉ liên hệ của chủ Dự án: số 9 Quang Trung - TP.Đồng Hới - tỉnh Quảng Bình.

- Đại diện chủ Dự án: Ông Trần Thanh Hải, Chức vụ: Trưởng ban Quản lý Dự án Phát

triển nuôi trồng thủy sản

- Địa chỉ liên lạc: số 12 Đường Dương Văn An - TP.Đồng Hới - tỉnh Quảng Bình.

Điện thoại: 052 3828352 - 3823361 Fax : 052 3828352

Khu vực có các phía tiếp giáp cụ thể như sau:

- Phía Bắc giáp sông Gianh;

- Phía Nam giáp đất nông nghiệp (Đất nuôi trồng thuỷ sản);

- Phía Đông giáp sông Thanh Ba;

- Phía Tây cách Kho Cảng xăng dầu của Công ty Xăng dầu Quảng Bình 45m và sôngGianh

Trang 6

1.2.2 Quy mô các hạng mục đầu tư của dự án

Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh bao gồm các khu vực đầu tưchính như sau:

- Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền;

* Diện tích sử dụng đất: Tổng diện tích quy hoạch Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá

Cửa Gianh là 26 ha

1.2.2.1 Khu neo đậu tránh trú bão cho tầu thuyền

a Khu neo đậu tàu:

* Quy mô của Khu neo đậu tránh trú bão đáp ứng yêu cầu quy hoạch, cho 450 tàuthuyền đánh cá các loại vào trú bão Cơ cấu chủng loại tàu như sau:

- Loại tầu có công suất từ 150 - 300 CV : 30 chiếc

- Loại tầu có công suất từ 90 - 150 CV: 85 chiếc

- Loại tầu có công suất < 90 CV: 335 chiếc

Tổng diện tích vùng nước neo đậu qua tính toán là khoảng 15,8 ha Hình thức neo đậudùng các trụ neo độc lập và neo liền bờ

* Đội tàu tính toán:

Lựa chọn tàu tính toán dựa vào cơ cấu đội tàu đã lựa chọn ở phần trên Tàu vào tránh trúbão bao gồm các tàu hoạt động trên vùng biển Quảng Bình

Các đặc trưng tàu của tính toán

LS(m)

Chiều rộngBs(m)

Mớn nướcTs(m)

Trang 7

2 Tàu có công suất 90 ÷ 150CV 23 5,0 1,7

* Cao độ đáy khu neo đậu tầu

Cao trình đáy vũng được xác định theo công thức:

CT = MNTTK - HChiều sâu khu nước của khu đậu tầu xác định theo công thức sau:

H = T + Z1 + Z2 + Z3 + Z0 + Z4Trong đó:

T: Mớn nước của tàu tính toán

Z1: Độ dự phòng chạy tàu tối thiểu;

Z2: Độ dự phòng do sóng;

Z3: Độ dự phòng do vận tốc chạy tàu;

Z0: Độ dự phòng do nghiêng lệch tàu;

Z4: Độ dự phòng do sa bồi

Tính toán cao độ đáy vũng đậu tàu

Loại tầu phân

theo công suất

Thông số tính toán

B(m)

L(m)

T(m)

Z0(m)

Z1(m)

Z2(m)

Z3(m)

Z4(m)

H(m)

MNTTK(m)

CT đáy(m)

< 90CV 4.6 20 1.20 0.10 0.06 0.00 0.09 0.00 1.45 -1.00 -2.40

90  150CV 5.0 23 1.7 0.09 0.09 0.00 0.09 0.00 1.97 -1.00 -3.00

150 300CV 6.0 25 2.0 0.11 0.10 0.00 0.09 0.00 2.30 -1.00 -3.30

b Luồng tàu

Chiều rộng luồng tàu: 26,0 m, chiều dài 500m

Cao độ đáy luồng chạy tàu (loại tàu tính toán là 300CV): -2.70m

c Đê chắn cát, ngăn sóng

Để đảm bảo cho tàu thuyền neo đậu an toàn trong khu neo đậu tránh trú bão và tránh xabồi cho khu nước, dự kiến xây dựng đê chắn cát, chắn sóng quanh khu vực neo đậu Tổngchiều dài L = 1209m Chiều rộng đỉnh B = 4,0m; thiết kế dạng mái nghiêng, hệ số mái đê m1

= m2 = 1,5 Chọn cao trình đỉnh đê chắn cát, ngăn sóng là +2,50m Cao trình đỉnh đê phíasông Thanh Ba là +2,0m (hệ cao độ quốc gia) Có hai loại kết cấu như sau:

Trang 8

- Kết cấu đê loại 1: Sử dụng kết cấu đê dạng lỏi cát và đất đồi, bên ngoài có lớp phủbằng đá hộc lát khan Thứ tự từ trên xuống như sau: Đá hộc lát khan dày 40cm (phía ngoàivũng neo đậu), đá hộc lát khan dày 25cm (phía trong vũng neo đậu), lớp đệm đá dày 20cm,lớp vãi địa kỹ thuật, đất lõi đê đầm chặt K = 0,95 (phần trên mực nước thi công -0,5m) và lớpcát lấp (phía dưới mực nước thi công - 0,5m).

Kết cấu đê loại 2: Sử dụng kết cấu đê đắp đá hộc không phân loại trọng lượng (10 50)kg/viên Chân đê phía tiếp giáp với sông Gianh có một lớp kè đệm bằng đá học chóng xói

-có kích thước 2x6m Các kết cấu còn lại như kết cấu đê loại 1

d Trụ neo tàu tránh trú bão

Để đáp ứng cho 450 tàu vào neo tránh trú bão tại khu vực dự án khi có mưa bão xảy ra,

bố trí trụ neo tàu gồm 3 loại:

- Trụ neo loại 1: dùng để neo cập các tàu có công suất nhỏ hơn 90CV

- Trụ neo loại 2 (trụ neo độc lập): dùng để neo cập các tàu có công suất nhỏ hơn 150CV.Mỗi trụ neo có thể neo đồng thời 8 tàu đối với tàu có công suất nhỏ hơn 90CV hoặc 7 tàu đốivới tàu có công suất từ 90CV đến 150CV

- Trụ neo loại 3 (trụ neo liền bờ): dùng để neo cập các tàu có công suất 150CV đến300CV

Để đảm bảo an toàn và đồng bộ với đê chắn sóng, chọn cao trình đỉnh các trụ neo là+2,5m (hệ cao độ quốc gia)

e Kè bảo vệ bờ

Toàn bộ chiều dài khu đất xây dựng phía tiếp giáp với khu nước và sông Thanh Ba đượcthiết kế kè bảo vệ bờ Chiều dài toàn bộ tuyến kè là 282,9m Cao trình đỉnh + 2,5m, có hailoại:

- Kè loại 1: Chiều dài l = 190,5m, kết cấu bằng đá hộc lát khan trên lớp đệm đá dăm,chiều rộng gia cố đỉnh kè B = 1m, chân kè gia cố bằng lăng thể đá hộc chân khay Kè đượcthiết kế dạng mái nghiêng m = 1,5

- Kè loại 2: Chiều dài l = 92,4m Kết cấu như bờ loại 1 nhưng trên đỉnh lăng thể chânkhay không dùng đá hộc lát khan và đá dăm lớp đệm, cao trình đỉnh lăng thể là + 0,2m, caotrình đáy theo tự nhiên

d Đường ngoài khu neo đậu: đường ngoài khu neo đậu nối khu neo đậu với quốc lộ 1A

cũ Chiều dài đường là 79,5m, rộng 7m

Trang 9

1.2.3 Quy hoạch chi tiết mặt bằng

Theo thuyết minh dự án đầu tư xây dựng Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá CửaGianh bao gồm 2 phương án: phương án 1 (bao gồm 1A, 1B) và phương án 2 (bao gồm 2A,2B)

Sự khác biệt giữa các phương án:

So sánh PA1 và PA2:

- PA1: Luồng chạy tàu vào khu neo đậu bằng 1 cửa với chiều rộng cửa là 80m

- PA2: Luồng chạy tàu vào khu neo đậu bằng 2 cửa với chiều rộng mỗi cửa vào là 50m

- PA1: Luồng chạy tàu vào khu neo đậu bằng 1 cửa với chiều rộng cửa là 80m

- PA2: Luồng chạy tàu vào khu neo đậu bằng 2 cửa với chiều rộng mỗi cửa vào là 50m

Phân tích sự lựa chọn phương án:

Về yếu tố mặt bằng: nhìn chung cả 2 phương án đều đáp ứng được các tiêu chí của khuneo đậu tránh trú bão Mặt bằng thuận lợi cho khai thác sử dụng, chi phí đền bù giải phóngmặt bằng ít Các phương án phù hợp với quy hoạch phát triển của địa phương

Về các yếu tố môi trường bị ảnh hưởng: Khi đi vào xây dựng và vận hành dự án thì nhìnchung cả 2 phương án nêu ra đều gây nên những tác động môi trường tương đương nhau.Việc đánh giá lựa chọn phương án mặt bằng dựa trên cơ sở các chỉ tiêu kinh tế, kỹthuật, môi trường về đầu tư xây dựng và vận hành công trình Kết quả phân tích, đánh giáđược thể hiện ở bảng 1.1

Bảng 1.1: So sánh lựa chọn phương án đầu tư

T

PHƯƠN

G ÁN 1A

Trang 10

2 Khả năng hoạt động của tầu thuyền trên khu

neo đậu

3 Thuận tiện cho tầu thuyền ra vào khu neo

đậu trong trường hợp khẩn cấp (gió lớn, lũ )

5 Diện tích sử dụng đất, dự trữ cho phát triển 0 0 0 0

8 Đảm bảo công tác duy tu không ảnh hưởng

Ghi chú : i - Trội hơn ; 0 - Ngang bằng

Qua phân tích ở bảng rên cho thấy phương án 2 (bao gồm 2A, 2B) có ưu điểm hơn sovới phương án 1 (bao gồm 1A, 1B) Trong đó, ưu điểm nổi bật của phương án 2 là việc tàu cá

ra vào khu neo đậu thuận lợi trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt Ở phương 2B khả năng hoạtđộng của tàu thuyền trên khu neo đậu tốt hơn và chi phí đầu tư ít hơn

Kiến nghị chọn phương án 2B làm phương án thực hiện đầu tư dự án

Quy hoạch chi tiết mặt bằng phương án chọn (Phương án 2B):

* Luồng chạy tàu:

Để đảm bảo thuận tiện cho tàu đi lại và tránh trú bão từ ngoài biển vào khu vực dự án,luồng chạy tàu được quy hoạch là luồng một làn có chiều dài 500 m, chiều rộng luồng là 26

m Cao độ đáy luồng tàu - 2,7m (hệ cao độ Quốc gia)

Luồng vào khu neo đậu gồm 2 cửa với chiều rộng mỗi cửa vào là 50 m

* Khu neo đậu tàu:

Khu neo đậu tàu có diện tích 15,8ha là nơi đậu cho khoảng 450 - 470 tàu cá vào tránhtrú bão Khu neo đậu tàu được chia làm ba khu vực theo loại tàu

- Đối với tàu có công suất < 90 CV: Khu vực neo đậu được bố trí ở cuối khu đậu tàu.Các tàu được neo buộc vào các trụ neo độc lập (nằm trên đê chắn cát) Số lượng tàu neo tạikhu vực này là 334 tàu

- Đối với tàu có công suất 90 ÷ < 150 CV: Khu vực neo đậu được bố trí tại giữa khunước của khu đậu tàu Số lượng tàu neo đậu tại khu vực này là 85 tàu

- Đối với tàu có công suất 150 ÷ 300 CV: Đối với các loại tàu này được neo đậu tại trụ neoliền bờ (kết hợp làm kè bảo vệ bờ) Số lượng tàu neo đậu tại khu vực này là 30 tàu

Trang 11

Mặt bằng quy hoạch khu dịch vụ hậu cần nghề cá gồm các hạng mục sau:

- Nhà văn phòng

- Nhà tiếp nhận thủy sản

- Đường bãi trong khu neo đậu

- Đường ngoài khu neo đậu

- Tính toán nhu cầu cấp nước:

Cấp nước sinh hoạt cho bộ phận quản lý và cho nhu cầu vệ sinh: 5m3/ngày.đêm

Nước cấp cho tàu cá: 25m3/ngày.đêm

Tổng lượng nước yêu cầu: Q = 30 m3/ngày.đêm

- Nguồn nước và công trình cấp nước:

Nguồn nước: nguồn nước cấp phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất được lấy từ nguồngiếng khoan Nước sẽ được bơm lên bể lọc (xử lý cơ học), sau đó chảy về bể chứa 50m3.Nước sẽ được bơm từ bể chứa về nơi tiêu thụ

Tuyến ống cấp nước được đặt sâu 0,5m so với mặt bãi Các tuyến ống chôn ngầm saukhi lắp đặt và thử kín nước phải đổ một lớp cát đen bảo vệ trước khi lấp rãnh đào bằng đất.Chiều dày lớp cát đen là 20cm kể từ tim ống

* Hệ thống thoát nước:

Hệ thống thoát nước mặt: nước mưa thoát theo độ dốc trên bề mặt cảng chảy vào hệ thốngcống và ga thu nước Bố trí các cống tròn BTCTφ400, các hố ga thu nước, lưới chắn rác Nướcmặt đựơc thải trực tiếp ra sông

Hệ thống thoát nước thải:

Nước thải ở khu văn phòng, khu vệ sinh thu vào bể tự hoại

Nước thải phải qua hệ thống xử lý đạt tiêu chuẩn TCVN 59452:2001995-chất lượngnước- tiêu chuẩn chất lượng nước mặt (cột B) trước khi thải ra nguồn tiếp nhận

* Hệ thống cấp điện:

Nguồn điện được sử dụng từ hệ thống lưới điện quốc gia Dự kiến điểm đấu nối với điệnlưới quốc gia tại cột M56/6 lộ 472 trạm biến áp trung gian Nam sông Gianh, điện áp 22KV

Vị trí cột nằm tại ngã ba đường 1A cũ và 1A mới cách khu neo đậu khoảng 100m

Phụ tải điện: Phụ tải điện của dự án gồm điện cho nhà điều hành và hệ thống chiếu sáng

Dự kiến trong giai đoạn sau sẽ xây dựng nhà tiếp nhận thủy sản, kho đông lạnh, xưởng nước

đá trên khu đất dự trữ phát triển

Trang 12

Bảng 1.2: tổng hợp khối lượng đầu tư của dự án

Phương án thi công

Khu neo đậu tránh trú bão

V=388.941

m3

Trình tự thi công nạo vét:

- Chuẩn bị mặt bằng công trường

- Di chuyển phương tiện, thiết bị đếncông trường

- Định vị tuyến nạo vét (có thả phao dấu)

- Nạo vét bằng tàu hút phun công suất

<2000CV, chiều dài phun 500m

- Kiểm tra cao độ đáy nạo vét bằng cácmáy đo sâu, máy toàn đạc theo quy trìnhthi công và nghiệm thu công tác nạo vétbằng cơ giới thuỷ lực do Bộ GTVT banhành

L = 1209m

- Đào hố móng tạo chân đê

- Thi công phần lõi đê

- Thi công các lớp lót bằng cần cẩu đặttrên sà lan

- Thi công lớp đá lát khan

- Gông đầu cọc, đập đầu cọc;

- Thi công lăng thể đá gầm bến, tầng lọcngược và đổ bê tông bản đáy

- Lắp dựng vòi voi

- Đổ bê tông tường mặt và gờ chắn xe

- Lấp cát sau trụ neo liền bờ

- Lắp ráp hoàn thiện các đường ống

Trang 13

Tổng chiều dài:

L=282,9m

- Đào đất tạo hố móng chân kè bờ

- Thả đá hộc lăng thể chân khay

- Rải vải địa kỹ thuật, cố định bằng cáccọc ghim

- Thi công phần nền móng và điểm đấu nối cấp, thoát nước, cấp điện đúng quy định để tránh phải phá dỡ, sửa chữa

Trang 15

Chương 2 ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ

KINH TẾ- XÃ HỘI

2.1 Điều kiện môi trường tự nhiên

2.1.1 Đặc điểm về địa hình, địa chất:

- Phần dưới nước: Sông Gianh tại khu vực dự án có chiều rộng khoảng 900 - 1000 m.Phần gần bờ tương đối cạn, khi triều kiệt khu vực bãi cạn rộng khoảng 300 m (từ đường bờcao) Phần ngoài bãi cạn khu nước tiếp giáp với luồng tàu sông Gianh tương đối sâu, cho phéptàu 2.000 DWT hàng hải Cao độ khu vực dưới nước thay đổi từ -0,5m đến -1,63m (hệ cao độquốc gia)

b) Đặc điểm địa chất:

Theo số liệu báo cáo khảo sát địa chất công trình do Công ty CPTVKS Xây dựng Giaothông thủy thực hiện năm 2006, cấu tạo địa chất công trình từ trên xuống dưới trong khu vực

dự án như sau:

- Lớp 1: Bùn cát pha lẫn sò hến Chiều dày lớp: nhỏ nhất 0.4m, lớn nhất 1.0m

- Lớp 2: Sét pha, màu xám xanh, xám nâu, trạng thái dẻo mềm Chiều dày lớp: nhỏ nhất4.3m, lớn nhất 8.3m, trung bình 7.5m

- Lớp 3: Cát hạt trung, màu xám xanh, xám sáng, kết cấu chặt vừa Chiều dày lớp: nhỏnhất 2.2m, lớn nhất 13.3m

- Lớp 4: Sét pha, màu xám xanh, trạng thái dẻo mềm Chiều dày lớp: nhỏ nhất 4.9m, lớnnhất 11.0m

- Lớp 5: Sét pha, màu xám nâu, xám xanh, trạng thái dẻo mềm

2.1.2 Đặc điểm về khí hậu, thuỷ văn

a) Đặc điểm khí hậu

Khu vực thực hiện dự án (thuộc xã Bắc Trạch) nằm về phía Bắc của tỉnh QuảngBình nên khí hậu mang những đặc tính chung của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa thuộctỉnh Quảng Bình Tuy nhiên, ngoài những đặc điểm chung của khí hậu tỉnh Quảng Bình,khí hậu khu vực xã Bắc Trạch còn có những đặc điểm riêng:

Khí hậu của khu vực xây dựng dự án (thuộc xã Bắc Trạch) có 2 mùa rỏ rệt: - Mùanóng: Bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10 với nắng nóng do chịu ảnh hưởng củagió Tây Nam khô nóng, lượng bốc hơi lớn nên gây ra hạn hán Nhiệt độ trung bình từ25,2-27 0 C, cao nhất 40 0 C Mùa này có lượng mưa xấp xỉ 30% tổng lượng mưa cả năm

Trang 16

Thời gian nóng nhất vào tháng 5 đến tháng 7 Nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1 và cao nhấtcũng là tháng 5 và tháng 7

- Mùa lạnh: Mùa lạnh bắt đầu từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau Nhiệt độtrung bình từ 17 o C đến 20 o C, lạnh nhất 11 o C

* Nhiệt độ không khí:

Trong năm nhiệt độ không khí cao vào các tháng giữa năm (tháng 6, 7, 8) và giảmvào các tháng cuối năm

+ Nhiệt độ trung bình năm: 25 0 C

+ Nhiệt độ trung bình năm cao nhất: 29,70C (vào khoảng tháng 6, 7)

+ Nhiệt độ trung bình năm thấp nhất: 18,3 0 C (tháng 12, 1)

(Nguồn: Theo số liệu quan trắc của đài khí tượng thủy văn Ba Đồn)

Nguồn: Trung tâm dự báo Khí tượng - thuỷ văn Quảng Bình

Qua bảng trên cho thấy tại khu vực có sự hình thành hai thời kỳ khô ẩm khác nhautrong năm Thời kỳ ẩm kéo dài từ tháng 9 năm trước đến tháng 4 năm sau, trùng với thời

kỳ hoạt động của không khí lạnh cực đới biến tính Trong những tháng này độ ẩm tươngđối đạt từ 85% đến 90% Từ tháng 5 đến tháng 7 là thời kỳ khô ráo, tức là trùng với thời

kỳ hoạt động mạnh của gió Tây Nam Đây cũng là thời kỳ các chất ô nhiễm khuếch tánmạnh nhất

* Chế độ mưa

Xét chung trên địa bàn thời kỳ từ tháng 1 đến tháng 7 thường ít mưa Tổng lượngmưa của tháng này chỉ chiếm từ 15% đến 20% lượng mưa cả năm Thời kỳ ít mưa nhất làcác tháng 1, 2, 3

Lượng mưa chủ yếu tập trung vào các tháng 9, 10, 11 chiếm từ 65% đến 70% tổnglượng mưa cả năm

Bảng 2.2 Lượng mưa trung bình qua các tháng trong năm (mm)

Lượng mưa TB 54 50 49 54 106 80 80 163 488 644 360 133

Trang 17

Nguồn: Trung tâm dự báo Khí tượng - thuỷ văn Quảng Bình

Tổng lượng mưa cả năm (trung bình) là 2.149 mm Cường độ trận mưa Q = 346 lítgiây/ha

* Chế độ gió

Theo số liệu quan trắc của trạm khí tượng thuỷ văn Ba Đồn, chế độ gió ở khu vực

Dự án diễn biến khá phức tạp Trong năm hướng gió chủ đạo thay đổi nhiều Những thángđầu năm và cuối năm gió mạnh ở các hướng Đông và Đông Bắc Từ tháng 5 đến tháng 10gió mạnh xuất hiện ở các hướng Tây Bắc và Tây Nam Tốc độ gió lớn nhất xảy ra ở hướngTây Bắc và Tây Nam

Bảng 2.3 Vận tốc gió lớn nhất theo các hướng

Nguồn: Trung tâm dự báo Khí tượng - thuỷ văn Quảng Bình

* Tầm nhìn xa và sương mù

Số ngày có sương mù trung bình trong năm chỉ xảy ra rất ít (19 ngày) Những ngày sương

mù thường tập trung vào các tháng đầu năm và cuối năm Số ngày sương mù trong năm ít nêntầm nhìn xa về phía biển không bị hạn chế

* Bão và áp thấp nhiệt đới

Theo tài liệu nghiên cứu về thu thập và chỉnh lý số liệu KTTV Quảng Bình từ năm

1956 đến năm 2005 cho thấy khu vực Trung trung bộ tuy số lượng bão và áp thấp nhiệtđới ít hơn khu vực phía Bắc Trung bộ nhưng diễn biến của chúng rất phức tạp do địa hìnhcũng như các tháng có bão chính thức ở khu vực này thường xuất hiện những hệ thốngthời tiết khác tác động kết hợp: như gió mùa đông bắc, đới gió đông…

Bảng 2.4 Số lượng bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp vào các khu vực

cụ thể phạm vi ảnh hưởng trực tiếp của bão và áp thấp nhiệt đới đối với một địa phươngnhất định, một khu vực cụ thể chỉ ở phạm vi tương đối

Nếu quy định mùa bão bao gồm những tháng có số bão trung bình đạt từ 8% số bãotrung bình năm trở lên thì mùa bão ở Việt Nam bắt từ tháng VII đến tháng XI Riêng khuvực Quảng Bình mùa bão từ tháng VIII đến tháng X Tần suất bão lớn nhất trong tháng

Trang 18

IX: 41%, tháng VIII: 17%, tháng X: 26% Tuy vậy đã có năm xuất hiện bão trong cáctháng VI, VII.

Chế độ thủy văn chủ yếu của khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thủy văncủa Sông Gianh, con sông chính của khu vực và đồng thời cửa sông cũng chính là địa

điểm lựa chọn cho dự án, hiện nay quanh khu vực cũng có một số ao hồ, đầm và nước mặt

sông Thanh Ba (phía Đông Nam dự án) Theo tài liệu khảo sát địa chất, nước ngầm được

cung cấp chủ yếu từ nguồn nước mặt và nước nằm trong các lớp cát hạt trung

Chế độ thuỷ văn Sông Gianh

Sông Gianh bắt nguồn từ Phần cobi có tọa độ 17 0 49'20" vĩ độ bắc và 105 0 41'30" độkinh đông, có độ cao 1350m, với diện tích lưu vực 4462km 2 , chiều dài sông 158km, chiềudài lưu vực 121km, chiều rộng bình quân lưu vực 38.8km, mật độ lưới sông 1,54 Sông

chảy qua 3 huyện Tuyên Hóa, Quảng Trạch và một phần của huyện Bố Trạch theo hướng

Tây Bắc Đông Nam rồi đổ ra biển Đông ở Cửa Gianh Sông có 16 phụ lưu cấp 1, 20 phụlưu cấp 2 và 10 phụ lưu cấp 3

Vùng dự án là một lạch cụt, hình thành một vũng rộng ở bờ hữu sông Gianh, cách hạ

lưu cầu Gianh khoảng 3km, cách cửa sông Gianh khoảng 3,5km Đây là vị trí có điều kiện

tự nhiên thuận lợi cho thuyền tránh trú bão: khu nước rộng, kín gió và gần các công trình

hạ tầng dịch vụ hậu cần phục vụ cho hoạt động nghề cá

Bảng 2.5 Bảng tra tần suất lũy tích mực nước đỉnh triều, giờ, trung bình ngày, chân triều Trạm hải văn Tân Mỹ, sông Gianh từ năm 1990 đến năm 1994.

Hệ cao độ Quốc gia

100

94 86 81 73 65 60 55 52 46 40 36 32 28 25 22 17 12 9 6

MN giờ 77 67 59 50 44 38 31 25 20 16 7 2

-13-27 -44 -54 -63 -76 -81 -86 -91

MN trung

bình

48 38 33 27 22 17 10 6 2 2 7 12

-15-19 -22 -23 -26 -29 -31 -32 -35

MN chân

triều

3 16

23 29

79 85 88 91 96 99

-101-105

* Mực nước và chế độ thuỷ triều : Theo tài liệu "Thu thập và chỉnh lý số liệu Khítương thủy văn tỉnh Quảng Bình từ 1956 - 2005" vùng cửa sông Gianh thuộc dạng nhật

triều không đều với biên độ nhỏ và ảnh hưởng của bán nhật triều là quan trọng Phần lớn

số ngày trong tháng xuất hiện hai lần nước lên (nước lớn), và hai lần nước xuống (nước

Trang 19

- Biên độ triều và thời gian triều: (Bảng 2.7 và 2.8)

Nhìn chung, triều ở Quảng Bình thuộc loại triều yếu, theo số liệu quan trắc (từ 2005) tại các trạm thủy văn gần sông cho thấy: biên độ triều trung bình khoảng 0,70 - 0,80m,lớn nhất đạt trên 1,61m và nhỏ nhất là 0,05m

1961-Trong các tháng không ảnh hưởng lũ, dạng đường quá trình mực nước triều thườngkhá ổn định Còn những tháng ảnh hưởng lũ thì tùy thuộc vào mức độ dòng chảy ở thượngnguồn mà quy luật triều có thể bị phá vỡ

+ Những ngày nhật triều không đều thời gian triều lên trung bình 8.30 giờ, lớn nhấtlên đến 10 giờ, ngắn nhất là 6 giờ, thời gian triều xuống trung bình 16 giờ, dài nhất là 18giờ, ngắn nhất là 13 giờ

+ Những ngày bán nhật triều thời gian triều lên trung bình 5-6 giờ, thời gian triềuxuống trung bình 6-7giờ Thời gian triều lên hoặc xuống ngắn nhất là 2-3 giờ, dài nhất là10-12 giờ

- Phạm vi ảnh hưởng triều: Tại sông Gianh, biên độ mực nước triều trong một nămlớn nhất tại cửa Gianh (Tân Mỹ cách cửa sông 2km) là 1.66m, trung bình 0.75m Dọc theosông tại trạm thủy văn Mai Hóa cách cửa sông khoảng 40km, biên độ triều giảm đi một ít

Do sông Gianh rộng và độ dốc lòng sông phần hạ lưu không lớn, nên thủy triều ảnh hưởngsuốt dọc từ cửa sông đến xã Thạch Hóa, huyện Tuyên Hóa (cách sông biển khoảng 60km).Trên nhánh Rào Trổ triều ảnh hưởng đến tận Thác Ỹ, thôn Lạc Hóa, xã Mai Hóa

Bảng 2.7 Thời gian và biên độ triều lên, triều xuống của nhật triều.

(Trạm Mai Hóa và Tân Mỹ trên sông Gianh)

Trang 20

Min 47 42 8.00 13.00Th/gian 17/5/2001 25/7/2003 24/2/2002 05/4/2005

Bảng 2.8 Thời gian và biên độ triều lên, triều xuống của bán nhật triều

2.1.3 Hiện trạng các thành phần môi trường vật lý

2.1.3.1 Môi trường không khí, tiếng ồn

Khu vực xây dựng dự án nằm liền kề tuyến Quốc lộ 1A cũ, cách cửa sông Gianhkhoảng 3,5km Có vị trí giáp ranh giữa 2 xã Thanh Trạch và xã Bắc Trạch thuộc huyện

Bố Trạch, nguồn gây ô nhiễm không khí ở đây chủ yếu là do khí thải giao thông (đường

bộ cũng như đường thủy), hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của khu vực, hoạtđộng sinh hoạt của dân cư, sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ hải sản,

Môi trường nền là cơ sở cho quá trình đánh giá các tác động sau này khi dự án đivào hoạt động Vì vậy, để đánh giá hiện trạng môi trường nền Trung tâm Quan trắc và

Kỹ thuật Môi trường đã tiến hành đo nhanh tại hiện trường một số chỉ tiêu chất lượng khôngkhí Kết quả thể hiện ở Bảng 2.9

Bảng 2.9. Chất lượng môi trường không khí, tiếng ồn

Trang 21

Ghi chú: KPH: Không phát hiện.

Thời gian đo: Từ 8h30 - 10h, ngày 21/6/2007 Hướng gió Tây Nam

Vị trí đo: (được thể hiện qua sơ đồ vị trí lấy mẫu trong phần phụ lục)

K1: Phía Tây dự án cách Kho Cảng xăng dầu sông Gianh Quảng Bình khoảng 45m

K2: Phía Tây Nam dự án giáp nhà ông Cước.

K3: Tại ngã ba đường vào Kho Cảng xăng dầu sông Gianh Quảng Bình.

K4: Phía Đông Nam dự án giáp các hộ dân cư.

K5: Tại cầu Thanh Ba cách điểm K3 khoảng 100m về phía Đông.

K6: Tại điểm trên đường Quốc lộ 1A cách điểm K3 khoảng 100 m về phía Tây dự án

Do đặc điểm hoạt động của khu vưc không có nguồn phát sinh ô nhiễm không khí lớn,chất lượng không khí khu vực dự án còn thương đối tốt thể hiện qua kết quả đo đạc :

- Nồng độ các khí độc, hàm lượng bụi: Kết quả đo được ở bảng trên so sánh với TCVN

5937: 2005 - Chất lượng không khí - Chất lượng không khí xung quanh (TB giờ), cho thấy cácchỉ tiêu đo được đều nằm trong giới hạn cho phép

Đối với độ ồn: Mức ồn đo được tại khu vực dự án dao động trong khoảng từ 57,6

-60,3 dBA, so sánh với tiêu chuẩn TCVN 5949 - 1995: Âm học - tiếng ồn khu vực công cộng

và khu dân cư cho thấy, tại các điểm K3, K5, mức áp âm có vượt so với tiêu chuẩn tuy nhiênmức vượt không đáng kể, tiếng ồn đo được tại các vị trí còn lại đều nằm trong tiêu chuẩn chophép

2.1.3.2 Chất lượng nước mặt

Khu vực dự án hiện nay là các hồ nuôi trồng thủy sản với diện tích khoảng 300-400 m2/

hồ Khi tiến hành xây dựng, một phần các hồ nuôi tôm này sẽ được san lấp và chuyển đổi mụcđích sử dụng đất: từ đất NTTS thành đất xây dựng khu neo đậu tránh trú bão (trong đó có cảkhu dịch vụ nghề cá) Nước nuôi trồng thủy sản được lấy vào từ sông Thanh Ba và đổ định kỳ

xả ra các lạch nhỏ nối ra sông Gianh

Để đánh giá chất lượng nước mặt khu vực, Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môitrường đã tiến hành lấy mẫu, phân tích một số chỉ tiêu liên quan tại một số điểm, kết quả thuđược thể hiện ở Bảng 2.10a và 2.10b

Bảng 2.10a Chất lượng nước mặt

5942:1995

Trang 22

Nguồn: Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường

Ghi chú: KPH: Không phát hiện

Vị trí lấy mẫu: Thôn 1, xã Bắc Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình (các điểmquan trắc được thể hiện trong sơ đồ vị trí lấy mẫu phần phụ lục)

M1: Nước mặt hồ nuôi tôm nhà Ông Nguyễn Ngọc Tình

M2: Nước mặt hồ nuôi tôm nhà Ông Phan Văn Doàn

M3: Nước mặt hồ nuôi tôm nhà Ông Nguyễn Văn Tuyênh

M4: Nước mặt hồ nuôi tôm nhà Ông Nguyễn Ngọc Miên

Bảng 2.10b Chất lượng nước mặt

TT Chỉ tiêu phân tích ĐVT

5942:1995(Cột B)

Trang 23

Vị trí lấy mẫu: Thôn 1, xã Bắc Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

(các điểm quan trắc được thể hiện trong sơ đồ vị trí lấy mẫu phần phụ lục)

M5: Nước mặt hồ nuôi tôm nhà Ông Bình phía Tây Nam dự án

M6: Nước mặt hồ nuôi tôm nhà Ông Nguyễn Xuân Lê phía Tây Bắc dự án

M7: Nước mặt hồ nuôi tôm nhà Ông Vinh giáp Kho Cảng xăng dầu Quảng Bình

M8: Nước mặt sông Thanh Ba cách cầu Thanh Ba khoảng 100m về phía Bắc

Kết quả phân tích Bảng 2.10a, 2.10b ở trên cho thấy, nước mặt khu vực dự kiến xây dựng dự

án chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm, các chỉ tiêu đo được đều nằm trong giới hạn cho phép theo TCVN

5942 : 1995 - Chất lượng nước mặt (Cột B)

2.1.3.3 Chất lượng nước dưới đất

Nước dưới đất khu vực xây dựng dự án được khảo sát là nước ngầm mạch nông Nguồnnước này được khai thác từ độ sâu từ 8 - 10 m bằng các giếng khoan Chất lượng nước dướiđất được thể hiện qua kết quả phân tích một số chỉ tiêu được trình bày trong bảng sau:

Bảng 2.11. Chất luợng nước dưới đất

Nguồn: Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường

Vị trí lấy mẫu: Tại giếng khoan nhà Ông Ngô Văn Phùng, xã Bắc Trạch, huyện Bố Trạch

Trang 24

Qua kết quả phân tích ở bảng trên so sánh với TCVN 5944:1995 Chất lượng nước Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm - cho thấy tất cả các chỉ tiêu đo được đều nằm trong giớihạn cho phép Tuy nhiên, so sánh với tiêu chuẩn 5502:2003 - Nước cấp sinh hoạt - Yêu cầuchất lượng, cho thấy một số chỉ tiêu như, độ cứng, sắt tổng số vượt tiêu chuẩn cho phép Vìvậy, nếu sử dụng nguồn nước này cho mục đích ăn uồng cần phải xử lý đạt tiêu chuẩn mớiđược sử dụng cấp nước cho mục đích ăn uống.

-2.1.3.4 Chất lượng bùn đáy

Một số mẫu bùn đã được lấy tại vị trí đề xuất đào vào tháng 8 năm 2008 và được đưa điphân tích các chỉ số chính về chất lượng bùn để xem xét các cách xử lý thích hợp với các yêucầu về đào và vận chuyển, loại bỏ chúng Tóm tắt các kết quả phân tích được đưa ra trongbảng 2.14 Chi tiết các kết quả phân tích được đưa ra trong phần phụ lục Hiện nay không cótiêu chuẩn Việt Nam cho chất lượng bùn thải, tương tự các báo cáo ĐTM được chuẩn bị chocác dự án tài trợ bởi Ngân hàng Thế giới, tiêu chuẩn chất lượng và phân loại bùn thải thamchiếu với Hướng dẫn Làm sạch Đất của Hà Lan (1995;1999) được áp dụng như tóm tắt trongbảng 2.12 dưới đây

Bảng 2.12 Chất lượng bùn đáy khu vực dự án

K2O(%)

K-Na2O

Na-%

Mg

%

Zn µg/

g

Cuµg/g Fe %

TổngNitơ

%

TổngPhotpho

%

Hàmlượngmùn

%D1 7.7 2.2 0.28 3.59 0.003 33.8 8.95 0.057 0.07 0.06 1.8

D 2 5.3 1.7 0.22 2.47 0.002 20.6 8.01 0.024 0.03 0.04 1.7

D 3 5.7 1.9 0.15 2.19 0.002 18.9 7.39 0.031 0.02 0.03 1.7

Tiêu chuẩn Quốc tế (Hướng dẫn Làm sạch Đất của Hà Lan; 1995; 1999)

Loại 1 và 2: Bùn không bị ô nhiễm

-(Vị lấy mẫu bùn: Xem phụ lục sơ đồ vị trí lấy mẫu)

Theo các kết quả phân tích mẫu và tiêu chuẩn của Hà Lan, bùn được đào có thể xếp vàoloại 1 và 2, là loại an toàn cho xử dụng hoặc không cần phải xử lý khi thải bỏ Theo đề xuấtcủa dự án là bùn thải này có thể được thải bỏ và san lấp các vùng trũng gần khu vực hoặc sanlấp mặt bằng dự án khu dịch vụ nghề cá hoặc đắp bờ các hồ ao (chi tiết tại phần Đánh giá tácđộng Môi trường)

2.1.3.5 Hiện trạng sử dụng đất

- Toàn bộ xã Bắc Trạch có 478,2 ha đất sản xuất nông nghiệp,

Trong đó:

+ Đất trồng lúa : 319 ha

Trang 25

+ Đất nuôi trồng thủy sản (NTTS): 75,7 ha

+ Đất trồng cây HN khác: 83,5 ha

- Riêng vùng dự án: (thuộc thôn 7 xã Bắc Trạch) có trên 45 ha đất sản xuất nông nghiệp

Khu đất dự kiến xây dựng khu neo đậu tàu thuyền hiện tại là đất dùng cho mục đích phát triển nuôitrồng thuỷ sản được UBND xã Bắc Trạch cho một số hộ dân thuê với tổng diện tích khu đất cần thu hồi gần

26 ha Việc thu hồi để dành quỹ đất cho việc xây dựng dự án sẽ làm giảm diện tích đất nuôi trồng thuỷ sảntrên địa bàn xã, ảnh hưởng đến cuộc sống của những hộ dân có đất bị thu hồi Diên tích đất của khu vực xãBắc Trạch được phân bổ như sau:

Đất trồng cây HN khác 83.5, 18.5%

Trang 26

Bảng 2.13: Tóm tắt các tác động của tiểu dự án do thu hồi đất

Tổng số hộ BAH

Mất

>20%

đất NN

Mấtđất thổcư

<20%

đất NN

Mùamàng/câycối

(m2)

Đất thủy sản

(m2)

Đất khác

(m2)

Mùa màng

Nguồn: Ban đền bù huyện Bố Trach

2.1.4 Đặc điểm hệ sinh thái:

Khu vực dự kiến triển khai xây dựng dự án thuộc vùng đồng bằng ven biển (hạ lưu sôngGianh và sông Thanh Ba), vì vậy hệ sinh thái khu vực cũng mang đặc điểm của hệ sinh tháivùng đồng bằng ven biển, bao gồm:

- Hệ sinh thái trên cạn:

+ Thực vật: Cây trồng chủ yếu là bạch đàn, dương và các loài cây bụi Ngoài ra còn cócác cây trồng của các hộ gia đình (phía Tây và phía Nam dự án) bao gồm các loại cây ăn quả(chanh, ổi, xoài ), cây hoa màu (khoai, ngô, lạc, ớt, đậu ), và một số loại cây hoa màu khác.+ Động vật: Các loài động vật trên cạn có số lượng không đáng kể, chủ yếu là các loàigặm nhấm, bò sát, ếch nhái , các loài động vật nuôi như: trâu, bò, gà, vịt, ngan, và các loàiđộng vật hoang như: chim, cò,

- Hệ sinh thái dưới nước: Các số liệu về hiện trạng hệ thủy sinh vật khu vực dự án đượctham khảo từ "Báo cáo ĐTM về thủy sinh vật của khu vực dự án xây dựng nhà máy xi măngphía Bắc Quảng Bình" do Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật thực hiện

Báo cáo này trình bày các kết quả điều tra, nghiên cứu hiện trạng khu hệ thủy sinh vậttại các loại hình thủy vực ở 3 huyện Bố Trạch, Quảng Trạch và Tuyên Hóa của tỉnh QuảngBình Đối tượng điều tra nghiên cứu bao gồm thực vật nổi (Phytoplankton), thực vật thủy sinhbậc cao (Macrophyta), động vật nổi (Zooplankton), động vật đáy (Zoobenthos) và cá (Pisces)

a Thực vật nổi:

Trong năm 2006, sau đợt khảo sát về mùa khô (7/2006), thực vật nổi xác định được 46

Trang 27

loài Cụ thể ngành vi khuẩn Lam (Cyanobacteria) 6 loài, tảo Lục (Chlorophyta) 10 loài, tảo Mắt(Euglenophyta) 4 loài, tảo Silic (Bacillariophyta) 23 loài, tảo vàng (Xanthophyta) 1 loài và tảovàng ánh (Chrysophyta) 2 loài Mật độ thực vật nổi trong khu vực vào thời điểm này dao động

từ 3.500-98.600 tb/l

Kết quả khảo sát và phân tích vào mùa mưa (11/2007), thực vật nổi xác định được 93loài Cụ thể ngành vi khuẩn Lam (Cyanobacteria) 5 loài, tảo Lục (Chlorophyta) 11 loài, tảoMắt (Euglenophyta) 2 loài, tảo Silic (Bacillariophyta) 68 loài, tảo Giáp (Dinophyta) 8 loài Sovới kết quả nghiên cứu tại khu vực trên ở thời điểm (7/2006) có 46 loài, thì thành phần loàinhư trên là cao gấp 2 lần Tổng số loài trong khu vực là 126 loài thuộc 34 họ Mật độ thực vậtnổi không cao, doa động từ 4.000 - 31.000 tb/l Nguyên nhân chủ yếu làdo lũ từ thượng nguồn

đổ về và cường độ quang hợp của thực vật nổi trong thời điểm này thấp

b Thực vật thủy sinh bậc cao:

Thực vật thủy sinh bậc cao có 10 loài Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) có 4 loài, lớp hoa Loakèn (Liliopisida) có 6 loài Thực vật thủy sinh có hoa tập trung nhiều rộng khắp các vùng, tập trungdày ở độ sâu 0,5m - 1,0m, cho đên độ sâu 1,5m Sinh khối 2,5 - 4,5 kg/m2, khi tàn lụi chỉ còn 0,2 kg/

m2 vào các tháng 11 - tháng 12

c Động vật nổi:

Thời điểm mùa khô, khảo sát tháng 7/2006 đã xác định được 46 loài động vật nổi, cácloài nước lợ chiếm ưu thế, trong đó giáp xác chân chèo (Copepoda) 19 loài chiếm 41,3%, giápxác râu ngành (Cladocera) 17 loài chiếm 36,96%, trùng bánh xe (Rotatoria) 3 loài chiếm6,5% Trong thành phần loài, thấy có cả loài nước ngọt và nước lợ Mật độ động vật nổi từ760con/m3 đến 11.133 con/m3 Các loài giáp xác chân chèo chiếm tới 80% tổng số cá thể.Thời điểm mùa mưa, khảo sát tháng 11/2007 (cuối mùa lũ, do nước từ thượng nguồn

đổ về cho nên độ mặn phía hạ lưu sông Gianh và các thủy vực không cao, từ 5-7%o), đã xácđịnh được 33 loài động vật nổi, trong đó giáp xác chân chèo (Copepoda) 10 loài chiếm 30,3%,giáp xác râu ngành (Cladocera) 21 loài chiếm 63,64%, trùng bánh xe (Rotatoria) 1 loài chiếm3,03% và Ostracoda 1 loài chiếm 3,03% Trong thành phần loài thời điểm này chỉ thấy cácloài nước ngọt Mật độ động vật nổi tương đối ổn định, dao động từ 4.040 con/m3 đến 10.336con/m3

Nhìn chung, thành phần loài động vật nổi ở các lần khảo sát từ 7/2006 ÷ 11/2007 đã xácđịnh được 60 loài (số loài nước ngọt chiếm ưu thế) Cấu trúc thành loài phụ thuộc rất nhiềuvào mùa mưa hay mùa khô

d Động vật đáy:

Động vật đáy có 19 loài (kết quả khảo sát năm 2002), trong đó có 4 loài giun nhiều tơ(Polychaeta) Kết quả khảo sát năm 2006 đã xác định được 25 loài, kết quả khảo sát 11/2007 xácđịnh được 18 loài nâng tổng số loài động vật đáy cho khu vực là 38 loài Trung lưu sông Gianhhiện tại có khá nhiều hến, loại đường kính vỏ hến trên dưới 10mm, rất ít cá thể đạt trên30mm Ốc bươu vàng cũng khá phổ biến trong các ruộng lúa tái sinh

Hầu hết các loài động vật đáy xác định được ở trên đầu thuộc loài phân bố rộng, nhómchiếm ưu thế hơn cả là 2 bộ Bivalvia (hai mảnh vỏ) và Gastropoda (ốc) thuộc nhóm Mollusca(thân mềm)

e Thành phần loài cá ở vùng khảo sát:

Trang 28

Từ trước đến nay đã có những nghiên cứu về khu vực hệ cá ở tỉnh Quảng Bình, nhưngchủ yếu mới chú ý đến thành phần loài cá ở phần phía Bắc của tỉnh như khu hệ cá Phong Nha

- Kẽ Bàng, dọc tuyến giao thông đường HCM, phần thượng nguồn sông Gianh như Cha Lo,Khe Ve, phà Minh Cầm… Trong đợt khảo sát năm 1996 tại Phong Nha - Kẽ Bàng đã xácđịnh được 61 loài thuộc 23 họ Một số loài cá đại diện cho vùng núi cao như cá Mại khe, một

số loài đại diện cho vùng cá đồng bằng như cá Rô, cá Quả, một số loài địa diện cho cá nước

lợ, ven biển như cá Hanh, cá Căng Khu hệ này với 35 loài cá kinh tế, 13 loài cá có màu sắcđẹp làm cá cảnh hấp dẫn du lịch và có 4 loài đặc hữu ở Quảng Bình và vùng lân cận

Nhìn chung khu hệ cá vùng Bắc Quảng Bình như vùng Phong Nha - Kẽ Bàng, sôngCon, sông Gianh và các thủy vực lân cận còn khá phong phú Theo kết quả nghiên cứu gầnđây, đã xác định được 73 loài thuộc lưu vực sông con và sông Phong Nha, 48 loài thuộc lưuvực sông Gianh, trong tổng số 108 loài có 17 loài có giá trị kinh tế

2.2 Hiện trạng kinh tế - xã hội của cộng đồng tại địa phương:

* Tình hình phát triển kinh tế

Bắc Trạch và Thanh Trạch là 2 xã vùng đồng bằng ven biển nằm về phía Bắc của huyện

Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình Nền kinh tế của hai xã này phát triển chủ yếu dựa trên một sốngành nghề như: đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, buôn bán, kinh doanh, sản xuất nông nghiệp

và chăn nuôi gia súc gia cầm Trong đó đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản là một trongnhững ngành nghề chính của người dân hai xã Bắc Trạch và Thanh Trạch

Cùng với sự phát triển chung của toàn tỉnh, trong những năm gần đây được sự quan tâmcủa Đảng và Nhà nước cũng như các cấp, các ngành của tỉnh Quảng Bình nói chung và huyện

Bố Trạch nói riêng Hai xã Bắc Trạch và Thanh Trạch đang từng bước chuyển dịch cơ cấukinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, từng bước chuyển dịch cơ cấu sản xuất từ thuầnnông sang một số ngành nghề khác như : phát triển nuôi trồng thuỷ sản, từ đánh bắt gần bờ sang đánhbắt thuỷ hải sản xa bờ đã làm cho đời sống kinh tế của người dân không ngừng được cải thiện và nângcao

Việc đầu tư xây dựng dự án khu neo đậu tránh trú bão cho tầu cá Cửa Gianh nhằm mụcđích xây dựng nên hệ thống hạ tầng về nghề cá, đảm bảo cho các đội tàu cá hoạt động an toàn,thuận lợi, phục vụ cho cộng đồng ngư dân Mặt khác, tạo ra khu vực trú ẩn an toàn cho cácđội tàu đánh cá khi có gió, bão, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại về người và phưongtiện đánh bắt của ngư dân làm nghề biển, đây là tiền đề tạo điều kiện thuận lợi cho việc pháttriển kinh tế của xã Bắc Trạch, xã Thanh Trạch và các xã lân cận, tiếp tục đẩy mạnh thực hiệncông nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế - xã hội nhanh và vững chắc, phấn đấu đếnnăm 2010 cơ bản đạt trình độ phát triển ngang mức bình quân của cả nước

dự án khoảng trên 2km, do vậy các tác động về môi trường do dự án gây ra đối với học sinh là

ít có khả năng xảy ra

Trang 29

- Về y tế : Xã Bắc Trạch và xã Thanh Trạch hiện tại mỗi xã đều đã có 01 Trạm y tế vớiđội ngũ các cán bộ có năng lực và phẩm chất đạo đức phục đảm bảo nhu cầu khám và điều trịcho người dân trên địa bàn xã trước khi chuyển lên các bệnh viện tuyến trên.

* Hệ thống giao thông

Khu vực xây dựng dự án có hệ thống giao thông thuận lợi cả về hiện tại cũng như trongthời gian tới, dự án nằm kề bên đường quốc lộ 1A đây là điều kiện thuận lợi cho việc thi côngcũng như khi dự án đi vào hoạt động Bên cạnh đó khu vực dự án còn có hệ thống giao thôngthủy truyền thống khá thuận lợi cho tàu thuyền ra vào khi dự án đi vào hoạt động

* Cấp điện

Hiện tại khu vực dự án có mạng lưới cung cấp điện hoàn chỉnh từ lưới điện Quốc gia.Khu vực dự án đã có các tuyến đường dây hạ thế 22/0,4 KV phục vụ khu dân cư Khi dự án đivào hoạt động nguồn điện sẽ được kết nối từ trạm biến áp của khu vực để phục vụ cho hoạtđộng của dự án

Ngoài ra các nhu cầu về nhiên liệu và năng lượng khác cũng dễ dàng đáp ứng qua cácmạng lưới cung ứng dịch vụ vật tư trên địa bàn xã Bắc Trạch

* Cấp nước

Hiện tại khu vực dự kiến triển khai dự án chưa có hệ thống cấp nước sinh hoạt, người dân khuvực chủ yếu sử dụng nước dưới đất thông qua các giếng đào và giếng khoan để lấy nước phục vụcho nhu cầu ăn uống và sinh hoạt

Khu vực dự kiến triển khai dự án thuộc vùng hạ lưu sông Gianh, khu vực này không có các di tích lịch sử hay các công trình văn hoá nói trên Vì vậy, quá trình hình thành và hoạt động của dự án sẽ không gây tác động đến các công trình văn hoá và lịch sử nổi tiếng của dãi đất Quảng Bình

Trang 30

Chương 3 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

- Ảnh hưởng đến hệ sinh thái trong khu vực.

- Ảnh hưởng hệ sinh thái thủy sinh trong khu vực

- Gia tăng nồng độ dầu mỡ nguồn nước mặt

- Ô nhiễm không khí do khí thải của tàu

- Sự cố về tai nạn giao thông, tràn dầu.

- Ô nhiễm không khí do mùi hôi, tanh…

- Gia tăng ô nhiễm nước do nước thải.

- Tăng lượng rác thải

- Ô nhiễm không khí (bụi, khí thải) và tiếng ồn

- Ô nhiễm nước mặt

- Ô nhiễm do chất thải rắn phát sinh

- Ô nhiễm không khí (bụi, khí thải) và tiếng ồn

- Ô nhiễm nước mặt

- Ô nhiễm không khí (bụi, khí thải) và tiếng ồn

- Ảnh hưởng giao thông đi lại

- Gia tăng xâm nhập mặn

- Ảnh hưởng hệ sinh thái khu vực

Vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng.

Nạo vét khu neo đậu và luồng tàu.

Thi công các hạng mục công trình gồm: đê chắn sóng, trụ neo đậu tàu, kè bảo vệ bờ, khu dịch vụ nghề cá…

San lấp mặt bằng khu dịch vụ

Hoạt động nạo vét định kỳ.

Trang 31

mặt bằng

- Làm thay đổi mục đích

sử dụng đất

- Toàn bộ diện tích đất khu vực dự án là đất NTTS (nuôi tôm),khoảng 20ha, (không có đất thổ cư) bị thu hồi Việc chuyển đổimục đích sử dụng đất sẽ làm giảm diện tích đất NTTS trong khuvực

- Ảnh hưởngđến cuộcsống của các

hộ bị thu hồiđất

- Cuộc sống của các hộ gia đình bị thu hồi đất sẽ bị xáo trộn (khoảng

33 hộ) Tuy nhiên, việc thu hồi đất NTTS sẽ ảnh hưởng không nhiềuđến đời sống, sinh hoạt và thu nhập của các hộ này, do năng suấtNTTS ở đây rất thấp và nghề chính của họ là sản xuất nông nghiệp

- Các vấn đề

xã hội phát sinh

- Nếu vấn đề đền bù và chính sách hỗ trợ không thỏa đáng sẽ lànguyên nhân phát sinh các xung đột xã hội

và tiếng ồn

Hoạt động nạo vét khoảng 428.000 m3 bùn tại luồng tàu và khu neođậu, (trong đó khoảng ½ lượng bùn sẽ được san lấp các hồ nuôi tômkhu vực và ½ sẽ được đổ tại khu vực bãi thải Đồng Miếu), sẽ yêu cầuhuy động máy hút bùn, phương tiện vận chuyển đổ đất, bùn thải v.v

Vì vậy, những tác động về bụi, ồn, khí thải sẽ là không tránh khỏi

- Ô nhiễm nước mặt

Quá trình nạo vét sẽ làm gia tăng độ đục khu vực hạ lưu sông Gianh vàsông Thanh Ba (khoảng 15000m2 mặt nước sông) Có thể gây ô nhiễmnguồn nước mặt do phát sinh dầu mỡ từ các loại máy thi công

Việc đổ thải san lấp mặt bằng khu dịch vụ nghề cá (khu A) và đổ bùn tạibãi đổ tại Đồng Miếu (khu B) có thể gây ô nhiễm nước sông GiangThanh Ba và nước mặt khu vực tại xã Đồng Miếu

- Lầy lội mất

vệ sinh do bùn thải

Vị trí điểm đổ bùn thải tại khu đất giáp dự án và tkhu vực Đồng Miếucách dự án khoảng 700m Do vậy, tình hình ô nhiễm đầu các tuyếnđường là khó tránh khỏi do bùn bám dính vào bánh xe trong quá trìnhvận chuyển Công tác quản lý và đổ bùn thải sẽ được trình bày tạichương 4 của Báo cáo

- Xói lỡ vùnglân cận

Hoạt động nạo vét có thể gây xói lở vùng lân cận Tuy nhiên, do vị trí

dự án nằm ở lạch cụt của sông Thanh Ba nên các tình trạng về ngậplụt, xói lỡ và dòng chảy sông không bị thay đổi nhiều

- Ảnh hưởng đến hệ sinh thái trong khu vực

Hoạt động nạo vét làm xáo trộn mặt nước và bùn đáy, làm gia tăng độđục ở vùng cửa sông Thanh Ba và sông Gianh, trong khoảng diện tích15000m2 đặc biệt là vùng hạ lưu sông Các tác đông này sẽ gây ảnhhưởng đến hệ sinh thái trong khu vực như làm mất nơi cư trú, giảm sốlượng cá thể của loài, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển

và tiếng ồn

Thi công xây dựng các hạng mục công trình sẽ chủ yếu cần phải huyđộng các phương tiện thi công cơ giới lớn Các tác động về bụi, khíthải và tiếng ồn là không thể tránh khỏi

- Ô nhiễm nước mặt

Quá trình thi công sẽ tạo ra một lượng nước thải do hoạt động củacông nhân trên công trường Do lượng công nhân không nhiều do vậytải lượng ô nhiễm không cao nhưng cần phải được đo đạc và giám sátthường xuyên vì sẽ làm phát sinh ảnh hưởng nhất định đến chất lượngnước nguồn tiếp nhận

- Ô nhiễm dochất thải rắn phát sinh

Rác thải sinh hoạt của công nhân xây dựng tuy ít nhưng có khả nănggây ô nhiễm cao Do đó, cần phải có biện pháp thu gom, xử lý thíchhợp

Rác thải xây dựng ít gây ô nhiễm và có khả năng tái sử dụng nên mức

độ tác động không đáng kể

Trang 32

nghề cá

San lấp

mặt bằng

- Ô nhiễm không khí (bụi, khí thải) và tiếngồn

Hoạt động san lấp mặt bằng với khối lượng san lấp là 30.475m3

phải huy động một lượng lớn phương tiện vận chuyển và máy thicông Do vậy các tác động về không khí, tiếng ồn là khó tránh khỏi

Hoạt động của các phương tiện vận chuyển nguyên liệu và máy thicông sẽ làm phát sinh bụi, khí thải và tiếng ồn trong suốt quá trình thicông Phạm vi ảnh hưởng bao gồm khu vực thi công, trên tuyến đườngvận chuyển và nơi lấy nguyên vật liệu Đây là nguồn gây ô nhiễmkhông khí trên diện rộng, do vậy cần phải có biên pháp giảm thiểu tíchcực

- Ảnh hưởng giao thông đilại

Hoạt động vận chuyển là gia tăng mật độ xe lưu thông trên đường.Đồng thời các phương tiện vận chuyển phục vụ thi công thường là các

xe có trọng tải lớn và là nguồn gây ô nhiễm chính trên tuyến đường.Địa bàn vận chuyển chủ yếu là khu vực phía Bắc huyện Bố Trạch Đốitượng bị ảnh hưởng là người tham gia giao thông và dân cư sống dọctuyến đường

Sau khi dự án hoàn thành lượng tàu bè ra vào cảng sẽ nhiều hơn Tuynhiên, mức độ ảnh hưởng đối với hệ sinh thái không nhiều so với khichưa có dự án, do là hiện tại tàu bè vẫn thường xuyên neo đậu trongkhu vực

- Gia tăng nồng độ dầu

mỡ nguồn nước mặt

Nước mặt bị nhiễm dầu chỉ xuất hiện khi có sự cố xảy ra như rò rỉ dầu,

vỡ tàu, đắm tàu, sửa chữa tàu thuyền (đặc biệt khi thời tiết xấu) Tuynhiên các sự cố này ít có khả năng xảy ra hơn khi khu neo đậu tàuđược hình thành Một lượng nhỏ dầu mỡ cũng được sinh ra khi các tàuneo đậu tại khu cư trú bão do dò rỉ hoặc rửa tàu be,

- Ô nhiễm không khí do khí thải của tàu

Hoạt động của tàu thuyền sẽ có phát sinh khí thải Tuy nhiên, tảilượng khí thải của tàu không lớn và mặt thoáng rộng nên khả nănggây ô nhiễm không đáng kể

- Sự cố về tai nạn giao thông, tràn dầu

Khi dự án được hình thành, các sự cố về tai nạn giao thông, tràn dầu

sẽ ít có khả năng xảy ra hơn khi chưa có dự án

Mùi chỉ có thế phát sinh trong trường hợp hệ thống xử lý nước thảikhông được vận hành và bảo dưỡng đầy đủ đúng quy trình, hệ thống

bị nghẽn tắc

- Gia tăng ô nhiễm nước

do nước thải

Nước thải sẽ được tho gom, dẫn về hệ thống xử lý trước thải ra sôngThanh Ba và sông Gianh Tuy nhiên, nếu hệ thống xử lý không đảmbảo có thể sẽ gây ô nhiễm nguồn nước nước tiếp nhận

- Tăng lượngrác thải

Rác thải nếu không được thu gom, quản lý tốt sẽ làm ô nhiễm nguồnnước mặt sông Thanh Ba, sông Gianh, nước biển ven bờ và khu vực

Hoạt động nạo vét làm tăng độ sâu lòng sông dẫn đến gia tăng xâmnhập mặn vùng cửa sông

- Ảnh hưởng

hệ sinh thái khu vực

Hoạt động nạo vét làm xáo trộn mặt nước và bùn đáy, làm gia tăng độđục ở vùng cửa sông Thanh Ba và sông Gianh, đặc biệt là vùng hạ lưusông Các tác đông này sẽ gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái trong khu

Trang 33

vực như làm mất nơi cư trú, giảm số lượng cá thể của loài, ảnh hưởngđến sự sinh trưởng và phát triển.

- Ô nhiễm nước mặt

Quá trình nạo vét sẽ làm gia tăng độ đục khu vực hạ lưu sông Gianh

và sông Thanh Ba Có thể gây ô nhiễm nguồn nước mặt do phát sinhdầu mỡ từ các loại máy thi công

- Ô nhiễm không khí

Hoạt động nạo vét sẽ yêu cầu huy động máy hút bùn, phương tiện vậnchuyển đổ đất, bùn thải v.v Vì vậy, những tác động về bụi, ồn, khíthải sẽ là không tránh khỏi Tuy nhiên, đối với hoạt động nạo vét định

kỳ khối lượng nạo vét sẽ không nhiều, thời gian thi công ngắn nên cáctác động về khí thải được giảm thiểu đáng kể

Trang 34

Phạm vi ảnh hưởng của dự án:

- Tại khu vực dự án: Bao gồm phần hạ lưu sông Gianh, sông Thanh Ba, khu dân cư gầnnhất của 2 xã Thanh Trạch và Bắc Trạch Khoảng cách từ dự án đến khu dân cư gần nhất của 2 xãBắc Trạch và Thanh Trạch là trên 400m Do vậy, mức độ tác động của khí thải, tiếng ồn, nướcthải … đến khu dân cư là không đáng kể

- Tại khu vực đổ bùn thải từ quá trình nạo vét khu neo đậu và luồng tàu: Gồm khu vựcĐồng Miếu của 2 thôn Thanh Vinh và Thanh Khê (xã Thanh Trạch) và khu đất giáp phía Tây dư

3.2 Các tác động tiềm tàng trong giai đoạn tiền thi công:

3.2.1 Thay đổi hiện trạng sử dụng đất, chiếm dụng đất nông nghiệp

Do khu tránh trú bão được xây dựng ở khu vực bãi bồi và thềm sông nơi có các đầm nuôitôm của các hộ dân nên phải thu hồi đất của một số hộ để phục vụ việc thi công các công trình.Tuy nhiên, tiểu dự án không có thu hồi đất ở và không gây ra các tác động tái định cư vì không

có hộ nào cư trú tại khu vực dự án Dự kiến có 33 hộ sẽ bị thu hồi vĩnh viễn khoảng 20 ha đấtnuôi trồng thủy sản

Các tài sản có trên đất bị ảnh hưởng (BAH) gồm 6 chòi canh đầm tôm, 6 ngôi mộ,22.820 m3 đất đắp đê ngăn các ao nuôi tôm, 472 m3 đá lát gia cố mái đê ngăn ao, và 82 m3 bêtông cống lấy nước vào ao tôm

3.2.2 Ảnh hưởng đến cuộc sống của các hộ dân bị thu hồi đất

Việc thu hồi diện tích đất sản xuất vỉnh viễn sẽ ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống củacác hộ bị ảnh hưởng Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng không lớn vì nghề chính của họ là sảnxuất nông nghiệp Tất cả các hộ bị ảnh hưởng đều làm nông nghiệp, chủ yếu là trồng lúa, kếthợp với nuôi trồng thuỷ sản Mặt khác, các hộ bị ảnh hưởng sẽ có điều kiện chuyển đổi nghềsang kinh doanh dịch vụ phục vụ nghề cá sau khi dự án hoàn thành, tạo việc làm cho nhiềulao động

án hoặc tốt hơn Do vậy, các vấn đề xã hội phát sinh ít có khả năng xảy ra đối với tiểu dự ánnày

Trang 35

Các tác động về thu hồi và đền bù giải phóng mặt bằng được mô tả cụ thể trong báo cáoRAP của tiểu dự án.

3.3 Các tác động tiềm tàng trong giai đoạn thi công:

3.3.1 Ô nhiễm nước mặt:

a Tác động do nạo vét khu neo đậu và luồng tàu:

Tuy dự án chưa hình thành nhưng hiện tại tàu thuyền vẫn thường xuyên ra vào và neođậu tại khu vực dự kiến thực hiện dự án Tuy nhiên, tàu thuyền ở đây chủ yếu công suất nhỏđánh bắt gần bờ, số lượng ít khoảng 10-20 tàu/ngày Hoạt động của tàu thuyền có ảnh hưởngđến chất lượng nước sông nhưng ở mức độ nhẹ

Với diện tích nạo vét khu neo đậu tàu khoảng 20ha và luồng tàu 1,4ha; chiều sâu nạovét là - 2.7m Thời gian thi công nạo vét dự kiến 12 tháng Việc nạo vét luồng tàu và khu neođậu sẽ làm tăng ô nhiễm nguồn nước mặt sông Gianh và sông Thanh Ba, như làm tăng độđục, dầu mỡ Trong đó tác động chính là gia tăng độ đục, còn lượng dầu mở rò rỉ phát sinh

do tàu hút là không đáng kể Ước tính tổng diện tích mặt nước sông Gianh bị ảnh hưởng xungquanh khu nạo vét khoảng 15000m2

Khi độ đục trong nguồn nước cao cùng với sự xuất hiện dầu mỡ trong nước sẽ làm ngăncản quá trình quang hợp và khuếch tán ô xy trong không khí vào môi trường nước, vì vậy sẽlàm giảm lượng ô xy hoà tan trong nước gây ảnh hưởng đến đời sống thuỷ sinh chịu tác động,đặc biệt là những sinh vật đáy Mặt khác, quá trình nạo vét sẽ làm mất lớp trầm tích đáy, làmmất nơi cư trú, nơi kiếm thức ăn và các bãi đẻ tự nhiên của các loài thuỷ sinh đáy

Như vậy, có thể đánh giá mức độ tác động của hoạt động nạo vét đối với nước mặt là ởmức cao Tuy nhiên, đây là tác động ngắn hạn (12 tháng) và có khả năng phục hồi nhanh saukhi kết thúc nạo vét

b Tác động của việc đổ thải tại khu vực san lấp khu dịch vụ nghề cá và xãkhu vực ĐồngMiếu :

Theo kết quả phân tích chất lượng bùn đáy tại chương II, bùn được đào có thể xếp vàoloại 1 và 2 (theo Tiêu chuẩn Hà Lan), là loại an toàn cho sử dụng hoặc không cần phải xử lý khithải bỏ Theo đề xuất của dự án là ½ lượng bùn thải sẽ được hút và đổ trực tiếp để san lấp cácvùng trũng gần khu vực và san lấp mặt bằng dự án khu dịch vụ nghề cá (khu A) Khoảng 1/2lượng bùn còn lại sẽ được chở đi đổ tại khu vực Đồng Miếu (khu B) Công tác đổ bùn thải cụthể như sau:

- Khu A : là khu vực đất trống liền kề với quy hoạch khu dịch vụ nghề cá của dự án

và giáp với đường giao thông (quốc lộ 1A củ) Khu đất này hiện là đầm nuôi tômcủa các hộ dân thuộc xã Bắc Trạch, với diện tích khoảng 43.000m2 Sau khi dự ánhình thành thì các đầm này không thể phát triển nuôi trồng thủy sản nên UBND xãBắc Trạch đã tiến hành thu hồi đất để sử dụng cho mục đích khác (hiện tại chínhquyền xã chưa có kế hoạch cụ thể về mục đích sử dụng đất đối với khu đất này).Việc đổ bùn nạo vét san lấp khu vực này Chủ dự án đã có biên bản thống nhất vớiđịa phương UBND xã Bắc Trạch ngày 24/6/2007 Chiều cao san lấp ngang với mặtđường hiện tại Tổng lượng san lấp ước tính khoảng trên 200.000m3

Do bùn được hút lên là bùn lỏng nên sẽ có một lượng nước rỉ ra từ bùn chảy tràn ra khu vực xungquanh Nước từ bùn thải có chứa nhiều chất rắn lơ lững nên sẽ gây đục nguồn nước tiếp nhận Do

Trang 36

vậy cần có biện pháp quản lý, thu gom hợp lý trước khi thải vào nguồn tiếp nhận nhằm giảm thiểu

ô nhiễm nguồn nước mặt trong khu vực Dự kiến nguồn thải này sẽ thu gom bằng hệ thốngmương thoát tạm dẫn ra sông Thanh Ba (chiều dài mương dẫn khoảng 200m) Khi thời tiết bìnhthường không có mưa, lượng nước rỉ ra từ bùn không lớn, lưu lượng dòng chảy nhỏ và có thểlắng đáng kể một lượng chất rắn lơ lững trong quá trình chảy từ mương dẫn Trong điều kiện thờitiết có mưa, nước mưa chảy tràn sẽ làm cho lưu lượng dòng chảy tăng lên đáng kể Nếu mưa lớntạo nên dòng chảy mạnh sẽ cuốn trôi đất bùn trên bề mặt bãi thải, làm tăng độ đục nguồn nướcmặt Đây là trường hợp bất khả kháng, song thời gian có mưa xuất hiện thường không kéo dài.Nhà thầu thi công cần thực hiện tốt biện pháp quản lý bùn thải không bị cuốn trồi khi có mưa Nước thải bùn từ khu A sẽ ảnh hưởng trược tiếp đến phần hạ lưu sông Thanh Ba, làm tăng độ đụccủa sông và ảnh hưởng đến đời sống của các loài sinh vật sống trong đoạn sông này (chiều dài lưu vực sông Thanh Ba bị ảnh hưởng tiếp giáp với sông Gianh khoảng 500m)

(bổ xung đánh giá tác động của nước thải từ bùn và nước chảy tràn khi có mưa tới chất lượng nước sông Giamh???)

Khu B: bãi đổ tại Đồng Miếu thuộc thôn Thanh Vinh và Thanh Khê, xã Thanh Trạch, cáchkhu vực dự án khoảng 500m về phía Nam theo QL1A Đây là một vùng trũng bỏ hoang, có độsâu khoảng trên 2m so với mặt đường, trữ lượng bãi thải ước tính khoảng 270.000m3 Vùng trũngnày thường kiệt nước vào mùa khô và mùa mưa thì đầy nước (lưu thông với sông Thanh Ba), baobọc xung quanh là khu dân cư của xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch Đây là khu vực đã bỏ hoang

và trở thành nơi xã nước thải sinh hoạt của dân cư xung quanh làm cho khu vực này đang có dấuhiệu bị ô nhiễm, đặc biệt vào mùa mưa Việc san lấp vùng trũng này sẽ làm giảm thiểu tình trạng

ô nhiễm hiện tại Ngoài ra, khu đất dự kiến đổ thải đã được UBND xã Thanh Trạch quy hoạchthành đất khu dân cư Tuy nhiên hiện nay xã chưa có đủ kinh phí cho việc san lấp mặt bằng nênviệc đổ bùn thải san lấp khu vực này của dự án khu neo đậu tàu thuyền Cửa Gianh là phù hợp vớiquy hoạch và kinh tế của xã Việc đổ bùn nạo vét san lấp khu vực này, Chủ dự án đã có biên bảnthống nhất với UBND xã Thanh Trạch ngày 25/6/2007

Bùn đáy hút lên được đổ tại bãi dự trữ khu A (giáp dự án) sau khi để thoát nước sẽ còn lạibùn đặc (hoặc bùn khô) Lượng bùn này sẽ được vận chuyển đến bãi thải ở khu B (khu vực ĐồngMiếu) Như đã mô tả ở trên, khu vực Đồng Miếu chỉ có nước vào mùa mưa và mùa hè thì cạnnước Kế hoạch vận chuyển bùn sẽ được thực hiện vào mùa khô nhằm giảm thiểu tác động đếnnguồn nước cũng như giảm thiểu tình trạng gây lầy lội trên tuyến đường vận chuyển Do vậynước thải từ bùn tại khu vực này là không xảy ra

Đối với nước mưa chảy tràn, do phía Tây của khu vực này giáp với sông Thanh Ba nên khi

có mưa thì nước mưa chảy tràn sẽ được dẫn ra sông Thanh Ba Ngoài ra, theo kế hoạch chiều cao

đổ thải phải thấp hơn mặt đường quốc lộ 1A nên sẽ không có tình trạng nước mưa bị ứ động hoặc chảy tràn ra khu vực xung quanh

Hiện tại, toàn bộ khu dân cư thuộc thôn Thanh Trạch, Bắc Trạch và các vùng lân cận chưa

có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt chung Hầu hết các hộ đều tự quản lý và xử lý nước thảisinh hoạt của gia đình mình Tuy nhiên, khi chưa san lấp khu vực trũng này thì các hộ dân liền kềthải nước thải sinh hoạt xuống mà chưa qua xử lý làm ô nhiễm nguồn nước mặt khu vực Khi tiến

Trang 37

hành san lấp thì các hộ liền kề sẽ tự quản lý và xử lý nước thải sinh hoạt của mình, giảm thiểuđược tình hình ô nhiễm chung cho toàn khu vực

(bổ xung đánh giá tác động của nước thải từ bùn và nước chảy tràn khi có mưa tới chất lượng nước khu vực Đặc biệt phân tích nước này sẽ chảy đi đâu???các ảnh hưởng của nó tới các hộ dân cư liền kề như thế nào khi khu vực này không có hệ thống thoát nước? Trước khi đổ thải thì nước ở đây sẽ ra sao? Có bơm đi không hay trực tiếp đổ bùn vào? Nước này sẽ thế nào??? )

cb Tác động do hoạt động xây dựng các hạng mục công trình:

Nguồn phát sinh :

- Nước thải xây dựng: Chủ yếu phát sinh từ các máy trộn bê tông, nước thải dư thừa từ quátrình trộn vữa và làm ẩm nguyên vật liệu, nước thải từ hoạt động rửa dụng cụ và bảo dưỡng côngtrình;

- Nước thải sinh hoạt: phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của công nhân,chủ yếu là phát sinh từ quá trình tắm giặt và rửa chân tay, nước thải vệ sinh (khoảng 80 - 100công nhân tham gia xây dựng)

- Nước mưa chảy tràn

Xác định tải lượng thải:

- Đối với nước thải xây dựng: Tải lượng từ nguồn thải này qua thực tế cho thấy làkhông đáng kể Thành phần không chứa các chất thải độc hại nên các tác động đến môi tường

là không đáng kể

- Nước thải sinh hoạt: Uớc tính trên công trường số lượng công nhân thi côngkhoảng 80 - 100 người (không thường xuyên) Do đa số công nhân tham gia thi công trêncông trường sẽ được sử dụng từ nguồn lao động của địa phương nên các hoạt động tắm giặtchủ yếu được diễn ra tại nhà dân, chỉ số ít ở lại lán trại khu vực thi công nên ước tính lượngnước thải trung bình khoảng 30 lít/người/ngày Vậy tổng lượng nước thải sinh hoạt khoảng2,4 - 3 m3/ngày

Nguồn thải này phát sinh từ hoạt động rửa chân tay, tắm giặt của công nhân ở lại tại côngtrường Nước thải tập trung tại khu lán trại của công nhân xây dựng, dự kiến vị trí đặt lán trại tạikhu đất phía Tây, giáp quốc lộ 1A củ, cách lưu vực sông gianh và sông Thanh Ba khoảng400m Do vậy nước thải sinh hoạt không ảnh hưởng đến nước sông mà chủ yếu tự thấm vào đấthoặc các hồ lân cận

Đặc điểm của nước thải sinh hoạt là chứa các chất tẩy rửa, coliform, BOD5, NH3, chấtrắn lơ lửng, các vi khuẩn gây bệnh Đây là nguồn thải chứa nhiều chất hữu cơ dể phân hủy

và vi sinh vật gây bệnh, nếu không được thu gom và xử lý thích hợp sẽ gây ô nhiễm cho khuvực

- Nước mưa chảy tràn: Tải lượng của nước mưa chảy tràn trong giai đoạn xây dựng phụthuộc vào thời tiết Với lượng mưa tháng cao nhất đã xảy ra là tháng X/1991: 1525.4 mm,tương đương với 50,8 mm/ngày Như vậy, tổng lượng mưa 1 ngày cường độ lớn nhất trên

Trang 38

toàn khu vực dự án là 260.000m2x50,8mm/ngày/1000 = 13.208m3 Nước mưa chảy tràn có thểgây xói lở các khu vực có hoạt động đào đắp, rửa trôi bùn đất gây bồi lắng (đặc biệt trong quátrình đào, đắp khu neo đậu, luồng tầu, thi công kè, đê chắn cát)

Đánh giá tác động:

Từ nội dung dự báo nguồn phát sinh và tải lượng nước thải cho thấy: mức độ tác độngcủa nước thải xây dựng và nước thải sinh hoạt là không đáng kể Tác động cơ bản nhất lànước mưa chảy tràn trên khu vực thực hiện dự án Nguồn thải này có thể gây xói lở công trìnhđang thi công, mang theo các chất lôi cuốn từ bề mặt công trường xây dựng làm gia tăng độđục và nhiễm bẩn cho khu vực sông tiếp nhận Nước tại các thuỷ vực liên quan đến xây dựng

Dự án, hàm lượng chất rắn lơ lửng dự báo có thể lên đến 100-300 mg/lít và ảnh hưởng đếnchất lượng nước sông Thanh Ba, sông Gianh Đây là tác động xấu bất khả kháng Tuy nhiên,với với thời gian thi công ngắn, hơn nữa lưu lượng chảy của sông Gianh và Sông Thanh Ba làrất lớn , khả năng tự làm sạch của các sông này là khá cao, do vậy có thể dự báo quá trình ônhiễm nước chỉ xảy ra tại khu vực dự án và trong thời gian tiến hành nạo vét, xây dựng dự án

3.3.2 Ô nhiễm không khí:

a Hoạt động vận chuyển bùn thải và vật liệu xây dựng và vật liệu xây dựng :

Theo kết quả phân tích chất lượng bùn đáy tại chương II, bùn được đào có thể xếp vàoloại 1 và 2 (theo Tiêu chuẩn Hà Lan), là loại an toàn cho sử dụng hoặc không cần phải xử lýkhi thải bỏ Theo đề xuất của dự án là bùn thải này dùng để san lấp các vùng trũng gần khuvực và san lấp mặt bằng dự án khu dịch vụ nghề cá Công tác vận chuyển, đổ bùn thải cụ thểnhư sau:

- Vận chuyển bùn thải:

Tổng khối lượng bùn nạo vét là 427.699m3 Lượng bùn sau khi hút lên sẽ được đổ tạmthời tại khu vực đất giáp dự án Khoảng 1/2 lượng bùn này được sử dụng để san lấp mặt bằngkhu dịch vụ hậu cần nghề cá và các đầm nuôi tôm giáp dự án, phần còn lại sẽ chở đi đổ tạikhu vực Đồng Miếu Công tác đổ bùn thải cụ thể như sau:

+ Về vị trí đổ bùn thải:

Khu A: là khu vực đất trống liền kề với quy hoạch khu dịch vụ nghề cá của dự án và giápvới đường giao thông (quốc lộ 1A củ) Khu đất này hiện là đầm nuôi tôm của các hộ dân thuộc xãBắc Trạch, với diện tích khoảng 43.000m2 Sau khi dự án hình thành thì các đầm này không thểphát triển nuôi trồng thủy sản nên UBND xã Bắc Trạch đã tiến hành thu hồi đất để sử dụng chomục đích khác (hiện tại chính quyền xã chưa có kế hoạch cụ thể về mục đích sử dụng đất đối vớikhu đất này) Việc đổ bùn nạo vét san lấp khu vực này Chủ dự án đã có biên bản thống nhất vớiđịa phương UBND xã Bắc Trạch ngày 24/6/2007 Chiều cao san lấp ngang với mặt đường hiệntại Tổng lượng san lấp ước tính khoảng trên 200.000m3 Số bùn còn lại sẽ được vận chuyển đếnbãi thải tại khu B thuộc xã Thanh Trạch

Khu B: bãi đổ tại Đồng Miếu thuộc thôn Thanh Vinh và Thanh Khê, xã Thanh Trạch, cáchkhu vực dự án khoảng 500m về phía Nam theo QL1A Đây là một vùng trũng bỏ hoang, có độsâu khoảng trên 2m so với mặt đường, trữ lượng bãi thải ước tính khoảng 270.000m3 Vùng trũngnày thường kiệt nước vào mùa khô và mùa mưa thì đầy nước (lưu thông với sông Thanh Ba), baobọc xung quanh là khu dân cư của xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch Đây là khu vực đã bỏ hoang

Trang 39

và trở thành nơi xã nước thải sinh hoạt của dân cư xung quanh làm cho khu vực này đang có dấuhiệu bị ô nhiễm, đặc biệt vào mùa mưa Việc san lấp vùng trũng này sẽ làm giảm thiểu tình trạng

ô nhiễm hiện tại Ngoài ra, khu đất dự kiến đổ thải đã được UBND xã Thanh Trạch quy hoạchthành đất khu dân cư Tuy nhiên hiện nay xã chưa có đủ kinh phí cho việc san lấp mặt bằng nênviệc đổ bùn thải san lấp khu vực này của dự án khu neo đậu tàu thuyền Cửa Gianh là phù hợp vớiquy hoạch và kinh tế của xã Việc đổ bùn nạo vét san lấp khu vực này, Chủ dự án đã có biên bảnthống nhất với UBND xã Thanh Trạch ngày 25/6/2007

+ Công tác vận chuyển bùn thải từ khu vực dự án tới bãi đổ thuộctại xãkhu vực ĐồngMiếu:

Lượng bùn được vận chuyển đi đổ là khoảng 270.000m3 (tương đương 180.000 tấn), cự lyvận chuyển là 500m (từ bãi đổ tạm ở khu A đến bãi đổ ở khu B) Với xe có tải trọng vận chuyển 5tấn, ước tính có khoảng 36.000 lượt xe sẽ được sử dụng cho chuyên chở Thời gian thi công 12tháng

Số lượt xe vận chuyển trong 1 ngày được xác định như sau:

36.000 lượt xe/360 ngày = 100 xe/ngày

xe, đặc biệt là khi thời tiết có mưa Mức độ tác động do bùn thải được đánh giá ở mức độnghiêm trọng nếu không có biện pháp giảm thiểu phù hợp

- Vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng:

Nguồn gây tác động:

+ Bụi rơi vãi, bụi cuốn trên các tuyến đường vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng phục

vụ cho quá trình thi công như cát sỏi, xi măng, sắt thép,

+ Khí thải động cơ từ các phương tiện vận chuyển với các thành phần chính như COx,

NOx, SOx, CxHy, khói, hơi xăng, dầu

Dự báo tải lượng:

+ Ô nhiễm bụi trên các tuyến đường vận chuyển nguyên vật liệu xảy ra trong suốt quátrình san lấp mặt bằng và thi công các hạng mục công trình Mức độ ô nhiễm nhiều hay ít tuỳthuộc vào chiều dài tuyến đường vận chuyển, độ ẩm nền đường, yếu tố thời tiết Khu vực dựkiến thực hiện Dự án nằm gần đường Quốc lộ 1A, quá trình khai thác vận chuyển đất sẽ lấy tạiđồi Hạ Trạch (cự ly vận chuyển khoảng 3 km) và cát sẽ lấy tại Thanh Khê (cự ly vận chuyểnkhoảng 1km) thuộc xã Thanh Trạch, các vật liệu khác được lấy tại các đại lý trong khu vực Đối với đất sét, cát vận chuyển từ mỏ về khu vực dự án: Do tính chất của đất sét là nặng

và có độ ẩm lớn nên lượng bụi phát sinh từ quá trình vận chuyển đất sét là rất nhỏ Cát có tỷtrọng nhỏ, độ ẩm thấp nên cát thường bị cuốn bay theo gió, đặc biệt là những phương tiện vậnchuyển không sử dụng bạt che phủ thùng, gây ảnh hưởng đối với người tham gia giao thông

Dự báo bụi cuốn trên các tuyến đường vận chuyển khi trời khô hanh, gió to lượng bụi lơ lửng

Trang 40

sẽ phát tán mạnh vào không khí, do đó nồng độ bụi thường cao hơn tiêu chuẩn cho phép theoTCVN 5937-2005 - Chất lượng không khí xung quanh Phạm vi ảnh hưởng của bụi kéo dài cảtuyến đường vận chuyển (Chủ yếu là trên tuyến đường Quốc lộ 1A và tuyến đường đi vào khuvực Dự án).

Tại các điểm lấy vật liệu xây dựng: Hoạt động khai thác, bốc xúc, vận chuyển vật liệutại mỏ sẽ gây ra những tác động nhất định Tuy nhiên, các mỏ vật liệu này đã được cấp giấyphép và có cam kết bảo vệ môi trường riêng Do vậy, các tác động tại nguồn cung cấp sẽkhông đề cập trong báo cáo này

+ Khí thải phát sinh chủ yếu từ hoạt động của động cơ các phương tiện vận tải Thànhphần chính gây ô nhiễm không khí bao gồm bụi lơ lửng, các khí CO, NO2, SO2, các hợp chất hữu

cơ dễ bay hơi (VOCs)

Thành phần khí thải động cơ xe tải sử dụng dầu diezel được trình bày trong bảng sau:

Bảng 3.1 Thành phần các chất trong khí thải động cơ xe tải

Nguồn: Tổ chức Y tế thế giới (WHO)

Trong thời gian thi công xây dựng, nồng độ các chất có trong khí thải động cơ sẽ tănglên so với môi trường nền Mức ô nhiễm SO2 có thể là thông số tác động chính gần khu vực

dự án và dọc các tuyến vận chuyển chính Tuy nhiên, các tác động này được xác định là ngắnhạn và giới hạn với các tiến độ thi công thực tế của từng công trình nhỏ

Đối tượng bị tác động

Đối tượng bị tác động chính là cán bộ, công nhân làm việc trên công trường, một số hộdân sinh sống gần khu vực (phía Nam và phía Tây dự án), dân cư sống hai bên các tuyếnđường vận chuyển và người tham gia giao thông trên các tuyến đường này

b Hoạt động của máy thi công: bao gồm các loại máy hút bùn, máy trộn bê tông, lu

lèn

Bụi trong quá trình thi công các hạng mục công trình chủ yếu phát sinh tại các vị trí đổ

đá, cát, sạn, bốc dỡ xi măng Đây là nguồn phát sinh tức thời, chỉ diễn ra cục bộ tại các vị trí

đổ, bốc dỡ nguyên vật liệu do đó bụi chỉ ảnh hưởng trong phạm vi hẹp, mặt khác khu vực cómặt thoáng rộng nên bụi dể phát tán và pha loãng vào không khí Dự báo bụi và khí thải phátsinh do máy thi công ở mức độ trung bình

Bảng 3.2 Dự báo tải lượng bụi và khí thải phát sinh từ máy thi công

(kg / ngày)

Ngày đăng: 15/04/2017, 08:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w