1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài khóa luận tốt nghiệp nguyên tắc tranh tụng trong xét xử Được bảo Đảm theo quy Định của pháp luật tố tụng hình sự việt nam

78 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nguyên Tắc Tranh Tụng Trong Xét Xử Được Bảo Đảm Theo Quy Định Của Pháp Luật Tố Tụng Hình Sự Việt Nam
Tác giả Trần Bảo Giang
Người hướng dẫn Hoàng Thị Hiền
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Tố Tụng Hình Sự
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 264,78 KB

Nội dung

Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã có những sửa đổi bổ sung quan trọng, trong đó đã cụ thểhóa quy định của Hiến pháp năm 2013 về nguyên tắc “tranhtụng trong xét xử được bảo đảm” cũng nh

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

HỌ VÀ TÊN TÁC GIẢ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP:

TRẦN BẢO GIANG

MÃ SỐ SINH VIÊN: 453715

TÊN ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm theo quy

định của Pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

HÀ NỘI -2024

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

HỌ VÀ TÊN TÁC GIẢ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP:

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

HOÀNG THỊ HIỀN

Trang phụ bìa

Trang 3

HÀ NỘI – 2024

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết luận,

số liệu trong khóa luận tốt nghiệp là trung thực bảo đảm độ tin cậy./.

Lời cam Đoan

Xác nhận của

giảng viên hướng dẫn Tác giả khóa luận tốt nghiệp

Trang 5

HĐXX : Hội đồng xét xử

TTHS : Tố tụng hình sự

Trang 6

Mục Lục

Trang phụ bìa i

Lời cam Đoan ii

Danh mục các chữ viết tắt iii

Mục Lục iv

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN TẮC TRANH TỤNG TRONG XÉT XỬ ĐƯỢC BẢO ĐẢM TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 7

1.1 Khái niệm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm trong tố tụng hình sự 7

1.2 Nội dung nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm trong tố tụng hình sự 12

1.3 Ý nghĩa nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm trong tố tụng hình sự 17

1.4 Nguyên tắc tranh tụng trong các mô hình tranh tụng trên thế giới 21

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 24

CHƯƠNG 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ NGUYÊN TẮC TRANH TỤNG TRONG XÉT XỬ ĐƯỢC BẢO ĐÀM 25

2.1 Quy định về nội dung nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm 25

2.2 Quy định bảo đảm thực hiện nguyên tắc “tranh tụng trong xét xử được bảo đảm” 27

2.2.1 Thực hiện nguyên tắc “tranh tụng trong xét xử được bảo đảm” thông qua những quy định về bảo đảm quyền tranh tụng giữa các chủ thể 27

2.2.2 Thực hiện nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm” thông qua việc bảo đảm quyền của người bào chữa 30

2.2.3 Bảo đảm thực hiện nguyên tắc “tranh tụng trong xét xử được bảo đảm” thông qua những quy định giữ vững sự độc lập trong xét xử của Tòa án 31

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 34

Trang 7

CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC TRANH TỤNG TRONG XÉT XỬ ĐƯỢC BẢO ĐẢM TẠI

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK 35

3.1 Thực tiễn thực hiện nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm tại Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk 35

3.1.1 Khái quát về Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk 35

3.1.2 Những kết quả đạt được trong việc thực hiện nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm tại Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk 36

3.1.3 Những hạn chế vướng mắc trong thực tiễn thực hiện nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm tại Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk 45

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm trong tố tụng hình sự 49

3.2.1 Giải pháp hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm 49

3.2.2 Những giải pháp khác giúp nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm 52

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 55

KẾT LUẬN 56

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 58

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài.

Với mục tiêu xây dựng nền tư pháp Việt Nam chuyênnghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng

sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân Nhiệm vụ bảo vệ quyền conngười, quyền công dân là nhiệm vụ xuyên suốt và lâu dài, đòihỏi phải giải quyết nhằm ngăn chặn, xử lý tất cả sự xâmphạm quyền con người trong xã hội nói chung cũng như quátrình tố tụng nói riêng, tạo ra một môi trường pháp lý an toàn

để mọi người cũng như mọi công dân có thể thụ hưởng quyềncủa mình Thực hiện chủ trương xây dựng Nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhândân, vấn đề bảo đảm quyền con người và quyền công dânđược coi là nhiệm vụ trọng tâm, nhất là trong hoạt động cảicách tư pháp khi mà các mâu thuẫn xã hội ngày càng diễnbiến phức tạp và đang có chiều hướng gia tăng Cùng với sự

nỗ lực của toàn xã hội, các cơ quan tiến hành tố tụng luôn cốgắng trong công tác tư pháp, góp phần quan trọng trongcông cuộc đấu tranh phòng, chống, ngăn ngừa tội phạm Tuynhiên, chất lượng công tác tư pháp vẫn bộc lộ nhiều hạn chế,chưa đáp ứng được yêu cầu Đảng đề ra, đã có tình trạng bỏlọt tội phạm, làm oan người vô tội, xâm phạm các quyền, lợiích hợp pháp của Nhà nước, của xã hội, của nhân dân, làmgiảm lòng tin của nhân dân vào nền tư pháp nước nhà

Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính Trị về chiến lượcxây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đếnnăm 2010, định hướng đến năm 2020 nhấn mạnh rằng: “Cảicách mạnh mẽ các thủ tục tố tụng tư pháp theo hướng dân

Trang 9

chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch, chặt chẽ, nhưng thuậntiện, bảo đảm sự tham gia và giám sát của nhân dân đối vớihoạt động tư pháp; bảo đảm chất lượng tranh tụng tại cácphiên tòa xét xử, lấy kết quả tranh tụng tại tòa làm căn cứquan trọng để phán quyết bản án, coi đây là khâu đột phá đểnâng cao chất lượng hoạt động tư pháp; mở rộng thẩm quyềnxét xử của tòa hành chính đối với tất cả các loại khiếu kiệnhành chính” Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam đã thừa nhận và bổ sung nguyên tắc

“tranh tụng trong xét xử được bảo đảm” trở thành nguyên tắchiến định trong công tác xét xử của Tòa án Nghị quyết Số27-NQ/TW của Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sảnViệt Nam về việc về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạnmới cũng nhấn mạnh “xây dựng chế định tố tụng tư pháp lấyxét xử là trung tâm, tranh tụng là đột phá; bảo đảm tố tụng

tư pháp dân chủ, công bằng, văn minh, pháp quyền, hiện đại,nghiêm minh, dễ tiếp cận, bảo đảm và bảo vệ quyền conngười, quyền công dân” Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2015

đã có những sửa đổi bổ sung quan trọng, trong đó đã cụ thểhóa quy định của Hiến pháp năm 2013 về nguyên tắc “tranhtụng trong xét xử được bảo đảm” cũng như thể chế hóa cácchủ trương của Đảng về tranh tụng tại phiên tòa xét xử vụ ánhình sự

“Tranh tụng trong xét xử được bảo đảm” đã trở thànhnguyên tắc quan trọng trong pháp luật tố tụng hình sự ViệtNam Thông qua những hoạt động tranh tụng giữa các bên,Hội đồng xét xử có thể xác định đúng, đầy đủ tất cả tình tiếtcủa vụ án, làm cơ sở để ra phán quyết về vụ án, bảo đảm xét

Trang 10

xử đúng người, đúng tội và đúng pháp luật, góp phần kiểmsoát và ngăn ngừa hành vi tội phạm xảy ra, củng cố niềm tincủa nhân dân vào pháp luật cũng như góp phần đưa nước tatiến nhanh, tiến mạnh lên Chủ nghĩa xã hội.

Tuy nhiên, thực tế thực hiện nguyên tắc “tranh tụngtrong xét xử được bảo đảm” vẫn còn nhiều bất cập và hạnchế với những lí do khách quan và lí do chủ quan Chính vìvậy các chủ thể tham gia tố tụng vẫn chưa có những nhậnthức đầy đủ và chấp hành nghiêm chỉnh những quy định củapháp luật tố tụng hình sự về “tranh tụng trong xét xử đượcbảo đảm” trong việc bảo vệ quyền lợi của mình

Do vậy, việc nghiên cứu những vấn đề cốt lõi, quy địnhcủa pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về nguyên tắc “tranhtụng trong xét xử được bảo đảm”, thực tiễn áp dụng nguyêntắc cùng với những giải pháp giúp nâng cao việc áp dụngnguyên tắc “tranh tụng trong xét xử được bảo đảm” là cầnthiết Đây cũng chính là lý do quan trọng tác giả đã lựa chọn

đề tài: “Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảmtheo quy định của Pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam” làm

đề tài nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp của mình

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Trước khi lựa chọn đề tài “Nguyên tắc tranh tụng trongxét xử được bảo đảm theo quy định của Pháp luật tố tụnghình sự Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu khóa luận tốtnghiệp của mình, bản thân em đã nghiên cứu qua một số bàiviết, công trình nghiên cứu khác nhau, sơ lược về các thànhtựu nghiên cứu như:

Trang 11

1 Nguyễn Hà Ngân, “Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm theo Hiến pháp năm 2013”, Luận văn thạc sĩ

luật học Luận văn đã đưa ra những vấn đề lý luận về nguyêntắc “tranh tụng trong xét xử được bảo đảm” theo tinh thầncủa Hiến pháp Việt Nam năm 2013, tác giả đã đưa ra nhữngphân tích quan trọng về đặc điểm, vai trò, thực tiễn áp dụngtrong việc xét xử của Tòa án ở Việt Nam khi thi hành nghiêmchỉnh quy định của Hiến pháp

2 Nguyễn Thị Mai, “Hoạt động tranh tụng tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự”, Luận văn tiến sĩ Luật học.

Luận văn đã nghiên cứu những vấn đề lý luận về hoạt độngtranh tụng tại phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự.Phân tích về thực trạng hoạt động pháp luật và thực tiễn thihành pháp luật về tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm, từ đóđưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động này

3 Vũ Gia Lâm, “Hoàn thiện quy định của Bộ luật tố tụng hình sự bảo đảm nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm”, Tạp chí Luật học số 1/2015 trang 42 Bài viết đã làm

rõ cơ sở pháp lí, sự cần thiết phải hoàn thiện quy định của Bộluật tố tụng hình sự về thủ tục tố tụng tại phiên tòa sơ thẩmxét xử vụ án hình sự theo hướng bảo đảm tranh tụng giữa bênbuộc tội và bên gỡ tội

4 Lò Thị Thúy, “Nghiên cứu, so sánh mô hình tố tụng hình sự tranh tụng và mô hình tố tụng hình sự thẩm vấn – những kinh nghiệm đối với Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ Luật

học Tác giả đã nghiên cứu các quy định của pháp luật, cùngvới những ưu điểm, nhược điểm của hai mô hình xét xử tốtụng phổ biến trên thế giới là mô hình tố tụng hình sự tranh

Trang 12

tụng và mô hình tố tụng hình sự thẩm vấn Từ đó kết hợpkinh nghiệm đúc kết từ lý luận về hai mô hình để đề xuất cácđịnh hướng đưa ra sự lựa chọn mô hình tố tụng hình sự phùhợp với tình hình tố tụng ở Việt Nam

5 Nguyễn Thị Mai, “Hoạt động tranh tụng tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự”, Luận án tiến sĩ Luật học Luận

án đã nghiên cứu những vấn đề lý luận về hoạt động tranhtụng tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự Phân tíchthực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về hoạtđộng tranh tụng tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự,

từ đó đưa ra yêu cầu, giải pháp để nâng cao chất lượng hoạtđộng này

6 Trần Tuấn Vũ, “Kinh nghiệm bảo đảm tranh tụng trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của Liên bang Nga và đề xuất cho Việt Nam.”, Tạp chí Luật học số 2/2019 Bài viết đã phân

tích những kinh nghiệm về việc bảo đảm tranh tụng trong xét

xử ở Liên bang Nga, sau đó kết hợp kinh nghiệm đúc kết để

đề ra định hướng cho việc áp dụng nguyên tắc tranh tụngtrong xét xử ở Việt Nam

Những công trình nghiên cứu và những bài viết trên đềuđược tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau, nhưng đều xoayquanh về vấn đề tranh tụng Vì vậy, khi nghiên cứu đề tài

“Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm theo quyđịnh của Pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam”, tác giả cónhiều thuận lợi được tham khảo khá nhiều nguồn tài liệuphong phú và quý giá

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Trang 13

Về ý nghĩa khoa học, khóa luận tốt nghiệp có sự tiếp thunhững kinh nghiệm của các công trình đi trước để cung cấpnhững nội dung, thông tin quan trọng, tin cậy, góp phần làm

rõ hơn những vấn đề lý luận xoay quanh nguyên tắc “tranhtụng trong xét xử được bảo đảm”

Về ý nghĩa thực tiễn, trên cơ sở chỉ ra những kết quả đạtđược cũng như những hạn chế tồn tại trong thực tiễn áp dụngquy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về nguyêntắc “tranh tụng trong xét xử được bảo đảm”, khóa luận đềxuất những kiến nghị nhằm phát huy những kết quả đã đạtđược và khắc phục những tồn tại hạn chế trong việc thựchiện nguyên tắc “tranh tụng trong xét xử được bảo đảm” theoquy định của Pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam

4 Mục đích nghiên cứu.

Mục đích nghiên cứu của khóa luận là làm rõ một số vấn

đề lý luận và những quy định của pháp luật tố tụng hình sựhiện hành về nguyên tắc “tranh tụng trong xét xử được bảođảm” Cũng như thực tiễn áp dụng nguyên tắc này tại Tòa ánnhân dân tỉnh Đắk Lắk Từ đó đưa ra những kiến nghị nhằmnâng cao hiệu quả tranh tụng

5 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.

Về đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận, quy địnhcủa pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về nguyên tắc “tranhtụng trong xét xử được bảo đảm” và thực tiễn thực hiệnnguyên tắc “tranh tụng trong xét xử được bảo đảm” trong Bộluật tố tụng hình sự hiện hành

Về phạm vi nghiên cứu:

Trang 14

Về mặt lý luận, khóa luận làm rõ khái niệm, đặc điểm,điều kiện, ý nghĩa của nguyên tắc “tranh tụng trong xét xửđược bảo đảm” theo pháp luật Tố tụng hình sự hiện hành.

Về mặt thực tiễn, khóa luận sẽ áp dụng quy định củapháp luật tố tụng hình sự hiện hành về nguyên tắc “tranhtụng trong xét xử được bảo đảm”, khóa luận sẽ đánh giá việcthực hiện nguyên tắc nguyên tắc “tranh tụng trong xét xửđược bảo đảm” tại Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk, thông quaviệc nghiên cứu số liệu Tổng kết của Tòa án nhân dân tỉnhĐắk Lắk trong thời gian 5 năm từ năm 2019-2023

6 Phương pháp nghiên cứu.

Khóa luận sẽ áp dụng phương pháp luận của chủ nghĩaMác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, định hướngcủa Đảng về nguyên tắc “tranh tụng trong xét xử được bảođảm” trong việc nghiên cứu Khóa luận cũng dựa trên cácquan điểm khoa học trong các công trình nghiên cứu, giáotrình, các bài viết trên tạp chí chuyên ngành

Ngoài những phương pháp kể trên, khóa luận còn sửdụng những phương pháp khác như:

Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết nhằm nghiêncứu các tài liệu khác nhau, tạo cơ sở hệ thống lý thuyết đầy

đủ về vấn đề nghiên cứu

Phương pháp diễn dịch, quy nạp để đưa ra ý kiến, triểnkhai vấn đề cũng như tổng kết lại sau khi đã phân tích, làm

rõ nội dung, nhận định và quan điểm trình bày

Phương pháp thống kê, bằng cách thống kê số liệu từ cácbài báo, kết hợp số liệu từ báo cáo tổng kết công tác từ năm

2019 đến năm 2023 của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk, đểkiểm chứng vấn đề lý luận đã được nghiên cứu

7 Kết cấu khóa luận.

Trang 15

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu thamkhảo, khóa luận tốt nghiệp sẽ trình bày thành ba chương nhưsau:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về nguyên tắc tranhtụng trong xét xử được bảo đảm trong tố tụng hình sự

Chương 2: Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việtnam về nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm.Chương 3: Thực tiễn thực hiện nguyên tắc tranh tụngtrong xét xử được bảo đảm tại Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk

NỘI DUNG CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN TẮC TRANH TỤNG TRONG XÉT XỬ ĐƯỢC BẢO ĐẢM TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ.

1.1 Khái niệm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm trong tố tụng hình sự.

Xét xử là thẩm quyền riêng thuộc về Tòa án, Tòa án là cơquan duy nhất có quyền thực hiện chức năng xét xử, đâykhông chỉ là quy định riêng của pháp luật tố tụng hình sựViệt Nam mà còn là quy định phổ biến của nền tư pháp cácquốc gia trên thế giới Trong các giai đoạn của TTHS, hoạtđộng xét xử là khâu trung tâm đóng vai trò quan trọng nhất

để đưa ra phán quyết cuối cùng Tòa án ra thi hành Để cóbản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án thì trước đó làtổng hợp rất nhiều hoạt động của các cơ quan có thẩm quyềntiến hành tố tụng, cụ thể là các giai đoạn khởi tố - điều tra –truy tố Đây là tư tưởng chung mang tính định hướng và chỉ

Trang 16

đạo cho toàn bộ quá trình tố tụng, cũng là những nguyên tắcpháp lí quan trọng không thể tách rời khỏi bất kỳ giai đoạnTTHS nào “Tranh tụng trong xét xử được bảo đảm” là mộtnguyên tắc như thế.

Vấn đề tranh tụng tuy không phải là vấn đề mới, nhưngcho đến hiện tại, vẫn có rất nhiều quan điểm chưa thốngnhất, chưa xác định được “tranh tụng” là nguyên tắc trongTTHS hay một hoạt động tố tụng trong giai đoạn xét xử

Theo từ điển tiếng Việt, tranh tụng “là sự kiện cáo lẫn nhau, giữa một bên là nguyên đơn và một bên là bị đơn”.

Hiểu theo nghĩa đơn giản, thì tranh tụng là việc tranh luậngiữa hai bên có lập trường đối lập nhau, họ cần Tòa án làmtrọng tài phân xử

Theo từ điển Luật học, tranh tụng “là hoạt động tố tụng được thực hiện bởi các bên tham gia tố tụng (bên buộc tội và bên bị buộc tội) có quyền bình đẳng với nhau trong việc thu thập, đưa ra chứng cứ để bảo vệ các quan điểm và lợi ích của mình, phản bác lại các quan điểm và lợi ích của phía đối lập”1

Với cách hiểu như vậy, tranh tụng là quá trình giải quyếtkiện tụng giữa các bên tranh chấp tại Tòa án, các bên tranhchấp sẽ tham gia vào quá trình giải quyết tranh luận, đưa ranhững yêu cầu, tài liệu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp phápcủa mình, quá trình này sẽ được diễn ra tại phiên tòa Đây cóthể coi là quan điểm đúng đắn vì đã thể hiện được một số đặctrưng cơ bản của sự “tranh tụng” đó là phải diễn ra giữa haibên, là bên buộc tội và bên gỡ tội Tuy nhiên những cách hiểunhư trên thì mới thể hiện tranh tụng là một hoạt động riêng

1 Bộ Tư Pháp, Viện Khoa Học Pháp Lý (2006), Từ Điển Luật Học, Nhà Xuất Bản Từ Điển Bách Khoa, Nhà Xuất Bản Tư Pháp, tr807.

Trang 17

lẻ, chưa thể hiện được sự thống nhất của “tranh tụng” với

các giai đoạn khác của TTHS trong quá trình vụ án

Trong khoa học pháp lý thuật ngữ “tranh tụng” được tiếp

cận khá rộng rãi với nhiều cách hiểu khác nhau, cụ thể:

Theo quan điểm của TS Hoàng Thị Quỳnh Chi trong bàiviết “Bàn về tranh tụng trong tố tụng hình sự” thì tranh tụng

là một là một nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự, theo đó:

“Nguyên tắc tranh tụng đề cao vai trò của Luật sư, của cá nhân và đề cao các quyền cơ bản của con người Thẩm phán chỉ đóng vai trò trọng tài khách quan và công minh, ra phán quyết trên cơ sở chứng cứ mà các bên chứng minh tại phiên tòa Nguyên tắc tranh tụng đòi hỏi việc chứng minh phải được thực hiện công khai ngay tại phiên tòa, dưới sự giám sát của Bồi thẩm đoàn và Thẩm phán luôn phải chịu trách sức ép

từ bên đối tụng”2 Đây là quan điểm khá đúng đắn và rất mới

về nguyên tắc tranh tụng trong TTHS, thể hiện vai trò củatranh tụng, cũng như sự đối trọng của các bên trên phiên tòaxét xử, nhưng quan điểm này chỉ xem xét nguyên tắc tranhtụng ở giai đoạn xét xử, chưa đề cập đến những giai đoạntrước đó

Theo quan điểm tác giả Phạm Tiến Đại trong bài viết

“Bàn về nguyên tắc tranh tụng trong BLTTHS năm 2015”,

tác giả nhận định rằng “tranh tụng trong tố tụng hình sự thực chất là quá trình vận động tác động qua lại giữa hai chức năng cơ bản của tố tụng hình sự: chức năng buộc tội và

2 Hoàng Thị Quỳnh Chi (2015), bàn về tranh tụng trong tố tụng hình sự, Viện khoa học kiểm sát VKSNDTC https://vksndtc.gov.vn/UserControls/Publishing/News/BinhLuan/pFormPrint.aspx?

UrlListProcess=22D48E3E00E317DB107E3706F225B1CE22F006B7C704FC8B6894F6ABCA85660A&ItemID=2 851&webP=portal Truy cập lần cuối ngày 22/2/2024.

Trang 18

chức năng bào chữa, chủ thể thực hiện các chức năng tố tụng này được tạo điều kiện “bình đẳng” với nhau trong việc bày

tỏ ý kiến và bảo vệ ý kiến của mình trong toàn bộ quá trình giải quyết vụ án”3 Quan điểm này rất khách quan khi nhậnđịnh rằng tranh tụng là quá trình vận động giữa hai chứcnăng cơ bản của tố tụng hình sự, đảm bảo rằng các bằngchứng và chứng cứ được đưa ra để chứng minh hành vi phạmtội đối với người bị buộc tội, trong khi chức năng bào chữađảm bảo rằng người bị buộc tội có cơ hội bào chữa và chứngminh sự vô tội của mình Nhưng quan điểm này hạn chế ởchỗ chỉ dừng lại ở chỗ tranh tụng giữa bên buộc tội và bên bịbuộc tội mà không đề cập đến sự công bằng và tính minhbạch trong giai đoạn tranh tụng diễn ra cũng như thiếu đi cơchế giám sát nhằm đảm bảo rằng quá trình tranh tụng đượcdiễn ra một cách công bằng

Theo quan điểm Tác giả Nguyễn Đức Mai trong bài viết

“Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng hình sự”, nhận định

rằng: “Nguyên tắc tranh tụng được hiểu là những tư tưởng chỉ đạo, nguyên lí, các định hướng chi phối toàn bộ quá trình

tố tụng hoặc một số giai đoạn nhất định của tố tụng hình sự được ghi nhận trong các văn bản pháp luật”4 Quan điểm nàyrất đúng đắn khi nhận định rằng tranh tụng là cơ sở quantrọng để đảm bảo tính công bằng và minh bạch trong quátrình xét xử, mang nội hàm như nguyên tắc cơ bản của phápluật TTHS Tuy nhiên quan điểm này lại chưa đề cập đến sựbình đẳng giữa các bên trong khi tranh tụng, mặc dù khi

3 Phạm Tiến Đại (2019), “Bàn về nguyên tắc tranh tụng trong BLTTHS năm 2015” , Tạp chí Tòa án nhân dân

điện tử

4 Nguyễn Đức Mai (1996), “Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng hình sự”, Tạp chí Luật học, (01), trang 23.

Trang 19

tranh tụng, điều cần thiết đầu tiên là sự công bằng và bìnhđẳng của mỗi bên được bảo đảm.

Ngoài ra “tranh tụng” còn được đề cập trong một số tàiliệu gắn với hệ thống tranh tụng Theo đó nguồn gốc của

“tranh tụng” xuất phát từ tiếng Anh là từ “Adversariasystem”, có nghĩa là đối đầu, đương đầu Như vậy, xét về bảnchất tranh tụng là sự đối kháng, đối đầu, đương đầu giữa haibên tại phiên tòa một cách quyết liệt và triệt để nhằm mụcđích đối kháng với nhau để chống lại ý kiến và quan điểm củanhau Theo đó, các bên tranh tụng với quan điểm, lập luận,bằng chứng của mình sẽ cố gắng thuyết phục HĐXX tin vào

sự chứng minh của mình để chứng minh rằng quan điểm và

sự lập luận của đối phương là sai căn cứ, để bác bỏ quanđiểm và sự lập luận của bên còn lại Hiểu theo nghĩa như vậy,thì phiên tòa xét xử sẽ là cuộc đối kháng giữa hai bên, mà kếtquả của nó chính là bản án do Tòa án tuyên có lợi cho bên cóđầy đủ pháp lý, căn cứ, lập luận đúng đắn nhất Hiểu mộtcách đơn giản thì “tranh tụng” chính là đặc điểm cơ bản của

hệ thống pháp luật tố tụng, trong đó Tòa án chỉ có nhiệm vụđiều khiển cuộc tranh tụng diễn ra đúng pháp luật chứ khôngxen vào cuộc tranh tụng để bảo đảm trật tự và sự công bằngcủa các bên Có thể thấy rằng, nếu như tranh tụng chỉ là mộtgiai đoạn trong khâu xét xử thì nó chưa phải là một nguyêntắc, mà chính xác chỉ là một quá trình trong một giai đoạn

mà thôi Mặc dù xét xử là một mắt xích độc lập của giai đoạnTTHS nhưng lại là khâu trung gian, “tranh tụng” nó khôngchỉ diễn ra ở khâu xét xử mà về nguyên tắc thì nó còn diễn ra

ở những giai đoạn trước đó Tuy vậy, Tòa án với vai trò làtrọng tài lắng nghe các bên tranh luận để đưa ra phán quyết

Trang 20

hợp lí, tranh tụng được thể hiện một cách tập trung nhất có ýnghĩa quyết định đến toàn bộ sự thật của vụ án

Như vậy, có thể thấy rằng có rất nhiều quan điểm vềnguyên tắc tranh tụng trong TTHS với các cách tiếp cận khácnhau, mỗi cách tiếp cận đều có sự hợp lý riêng Tuy nhiên, để

có một góc nhìn hoàn thiện về vấn đề tranh tụng trong xét

xử, cần có sự tổng hợp và nhìn nhận về tranh tụng một cáchkhoa học

Có thể nói rằng “Tranh tụng” chính là con đường để cácbên tiến hành đi tìm sự thật khách quan của vụ án một cáchdân chủ, công bằng, hợp pháp, tránh được sự phụ thuộc và sựchủ quan, duy ý chí, bất công

Đây chính là sự khác biệt của mô hình tố tụng tranh tụng

so với mô hình tố tụng thẩm vấn, mặc dù mô hình tố tụngthẩm vấn giúp nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan

tố tụng trong suốt quá trình tố tụng của một vụ án hình sự,nhiệm vụ của từng cơ quan tố tụng được hoàn thành mộtcách triệt để, đặc biệt là vai trò của Tòa án trong giai đoạnxét xử Bên cạnh đó mô hình tố tụng thẩm vấn không thiên vềtính hình thức quá nhiều, bởi việc xét xử cũng không cầnthiết phải có mặt đầy đủ những người tham gia tố tụng,

nhiên, mô hình tố tụng thẩm vấn lại đi ngược lại nguyên tắc

vô tư, khách quan khi thẩm phán luôn chiếm ưu thế nổi trộihơn trong suốt quá trình xét xử cũng như việc thiếu đi cơ chếgiám sát việc bảo đảm quyền con người trong quá trình điềutra và quá trình xét xử

Trang 21

Từ những quan điểm và phân tích nêu trên, có thể đưa ra

khái niệm về “tranh tụng”, như sau: “tranh tụng là việc đưa

ra những quan điểm, lập luận riêng của mình do hai bên (bên buộc tội và bên gỡ tội) thực hiện ở phiên tòa xét xử nhằm bảo

vệ quan điểm của mình và phản bác lại quan điểm lập luận của đối phương dưới sự điều khiển của Tòa án”

Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động tranhtụng trong việc xác định sự thật khách quan của vụ án Đảng

và nhà nước ta đã tiến hành công cuộc cải cách tư pháp vớimục tiêu xây dựng thành công nhà nước pháp quyền xã hộichủ nghĩa trong bối cảnh hội nhập với thế giới Nghị quyết Số08-NQ/TW ngày 02 tháng 1 năm 2002 về một số nhiệm vụtrọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới đã nhấn mạnhnâng cao chất lượng công tố của kiểm sát viên tại phiên tòa,bảo đảm tranh tụng dân chủ với luật sư, người bào chữa vànhững người tham gia tố tụng khác Khi xét xử, các tòa ánphải bảo đảm cho mọi công dân đều bình đẳng trước phápluật, thực sự dân chủ, khách quan; thẩm phán và hội thẩmđộc lập và chỉ tuân theo pháp luật; việc phán quyết của tòa

án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa,trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến củakiểm sát viên, của người bào chữa, bị cáo, nhân chứng,nguyên đơn, bị đơn và những người có quyền, lợi ích hợppháp để ra những bản án, quyết định đúng pháp luật, có sứcthuyết phục và trong thời hạn quy định Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 06 năm 2005 của của Bộ Chính trị vềchiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã mở đầu chocông cuộc cải cách Tư pháp nước ta, hình thành nguyên tắc

“tranh tụng trong xét xử được bảo đảm”

Trang 22

Trên cơ sở đó, Hiến pháp năm 2013 của nước ta lần đầutiên ghi nhận tranh tụng là một nguyên tắc được bảo đảmtrong hoạt động xét xử, nguyên tắc này được quy định tạikhoản 5 Điều 103 với nội dung như sau: … Hệ thống phápluật tố tụng hình sự đã được sửa đổi và hoàn thiện hơn nhằmbảo đảm nguyên tắc hiến định được thực thi hiệu quả

Như vậy, có thể hiểu “tranh tụng trong xét xử được bảođảm”, là việc thực hiện các quy định nhằm bảo đảm sự bìnhđẳng của các chủ thể tố tụng (gồm bên buộc tội và bên bịbuộc tội) thu thập chứng cứ, đánh giá chứng cứ, đưa ra cácyêu cầu trong các giai đoạn tố tụng nhằm tranh luận bìnhđẳng với nhau tại phiên tòa xét xử

1.2 Nội dung nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm trong tố tụng hình sự.

Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm trong

tố tụng hình sự được quy định tại Điều 26 của Bộ luật tố tụnghình sự năm 2015, với nội dung như sau:

Trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, Điều traviên, Kiểm sát viên, người khác có thẩm quyền tiến hành tốtụng, người bị buộc tội, người bào chữa và người tham gia tốtụng khác đều có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng

cứ, đánh giá chứng cứ, đưa ra yêu cầu để làm rõ sự thậtkhách quan của vụ án

Tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án do Viện kiểm sátchuyển đến Tòa án để xét xử phải đầy đủ và hợp pháp Phiêntòa xét xử vụ án hình sự phải có mặt đầy đủ những ngườitheo quy định của Bộ luật này, trường hợp vắng mặt phải vì lý

Trang 23

do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan hoặc trườnghợp khác do Bộ luật này quy định Tòa án có trách nhiệm tạođiều kiện cho Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, nhữngngười tham gia tố tụng khác thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa

vụ của mình và tranh tụng dân chủ, bình đẳng trước Tòa án.Mọi chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vô tội,tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự,

áp dụng điểm, khoản, điều của Bộ luật Hình sự để xác địnhtội danh, quyết định hình phạt, mức bồi thường thiệt hại đốivới bị cáo, xử lý vật chứng và những tình tiết khác có ý nghĩagiải quyết vụ án đều phải được trình bày, tranh luận, làm rõtại phiên tòa

Bản án, quyết định của Tòa án phải căn cứ vào kết quảkiểm tra, đánh giá chứng cứ và kết quả tranh tụng tại phiêntòa

Nguyên tắc này được thể hiện qua những nội dung cụ thểsau:

Một là, hoạt động tranh tụng trong giai đoạn xét xử phải

được bảo đảm giữa các đương sự cũng như với các bên thamgia tố tụng khác Trước sự hiến định của nguyên tắc “tranhtụng trong xét xử được bảo đảm” trong Hiến pháp 2013,nguyên tắc này đã trở thành nguyên tắc trung tâm của hoạtđộng xét xử của Tòa án

Hai là, các bên tranh tụng có địa vị, pháp lí bình đẳng

với nhau về quyền và nghĩa vụ, theo đó các bên có quyền đưa

ra tài liệu, chứng cứ, cũng như đưa ra luận điểm, để chứngminh quan điểm của mình, sự bình đẳng trong đối đáp giữa

Trang 24

các bên, sự biện luận giữa các bên và các quyền khác đượcpháp luật bảo vệ

Ba là, khi tham gia tranh tụng, các bên phải tranh tụng

dựa trên chứng cứ khách quan của vụ án cũng như quy địnhcủa pháp luật, phải dựa trên tinh thần thượng tôn pháp luật,tôn trọng lẫn nhau, phải cùng nhau tranh tụng để cùng nhaulàm sáng tỏ tình tiết với mục đích đi tìm chân lí, sự thậtkhách quan của vụ án

Bốn là, phán quyết của Tòa án phải dựa trên quá trình

tranh tụng, dựa vào những chứng cứ các bên đưa ra và tựmình phải đưa ra phán quyết dựa trên tinh thần công minhchính trực đối với vụ án do mình xét xử

Trên cơ sở Hiến pháp năm 2013, pháp luật tố tụng ViệtNam đã cụ thể hóa cũng như sửa đổi, hoàn thiện hơn để phùhợp với tinh thần của Hiến pháp, bảo đảm nguyên tắc hiếnđịnh được thực thi hiệu quả Tranh tụng trong xét xử là hoạtđộng giữa các bên tham gia xét xử, đưa ra những quan điểm,lập luận của mình để bác bỏ quan điểm của bên còn lại Kếtquả tranh tụng chính là cơ sở để Tòa án đánh giá toàn bộ nộidung của vụ án, đưa ra phán quyết cuối cùng đảm bảo tínhkhách quan, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật Tài liệu,chứng cứ trong hồ sơ vụ án sẽ do Viện kiểm sát chuyển đếnTòa án để quá trình xét xử phải đầy đủ và hợp pháp Phiêntòa xét xử vụ án hình sự phải có mặt đầy đủ những ngườitheo quy định của Bộ luật này, trường hợp vắng mặt phải vì lý

do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan hoặc trườnghợp khác do Bộ luật này quy định Tòa án có trách nhiệm tạođiều kiện cho Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, những

Trang 25

người tham gia tố tụng khác thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa

vụ của mình và tranh tụng dân chủ, bình đẳng trước Tòa án.Mọi chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vô tội,tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự,

áp dụng điểm, khoản, điều của Bộ luật Hình sự để xác địnhtội danh, quyết định hình phạt, mức bồi thường thiệt hại đốivới bị cáo, xử lý vật chứng và những tình tiết khác có ý nghĩagiải quyết vụ án đều phải được trình bày, tranh luận, làm rõtại phiên tòa

Bản án, quyết định của Tòa án phải căn cứ vào kết quảkiểm tra, đánh giá chứng cứ và kết quả tranh tụng tại phiêntòa”

Nội dung cơ bản của nguyên tắc này là bình đẳng giữabên buộc tội và bên gỡ tội BLTTHS hiện hành quy định rằng

“tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ của vụ án do Viện kiểm sátnhân dân chuyển đến Tòa án để xét xử phải thật đầy đủ vàhợp pháp Trong phiên tòa xét xử vụ án hình sự phải có mặtđầy đủ những người theo quy định của Bộ luật này, gồm Kiểmsát viên, người bị buộc tội, người bào chữa và những ngườitham gia tố tụng khác” Thực hiện nguyên tắc “tranh tụngtrong xét xử được bảo đảm” bên buộc tội và bên gỡ tội sẽbình đẳng với nhau trong việc đưa ra chứng cứ, lập luận,đánh giá chứng cứ vụ án hình sự, đưa ra yêu cầu đối với bêncòn lại Nghĩa vụ chứng minh thuộc về bên buộc tội, bên gỡtội có quyền đưa ra chứng cứ chứng minh mình vô tội, nhưngđiều đó là không bắt buộc hoặc không cần thiết nếu như họkhông đưa ra ý kiến hay lập luận Các bên phải được bìnhđẳng với nhau trong việc đưa ra chứng cứ và đánh giá chứng

cứ để chứng minh sự thật khách quan của vụ án Tòa án mới

Trang 26

có thể dựa vào chứng cứ do các bên cung cấp để giải quyết

vụ án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tộiphạm, không xử oan người không có tội Tòa án là bên xét xử

vụ án có sự tham gia của các chủ thể theo quy định

Ngoài ra các bên tranh tụng còn được bình đẳng trongviệc đưa ra yêu cầu đối với bên còn lại trước HĐXX Tòa ántuy là bên xét xử nhưng đồng thời Tòa án cũng đóng vai trò làtrọng tài để điều khiển quá trình tranh tụng diễn ra đúngpháp luật TTHS quy định Trách nhiệm và vai trò của Tòa ánđược thể hiện trong việc bảo đảm tranh tụng trong quá trìnhxét xử là rất lớn, các chủ thể có quyền tranh tụng phải đượcTòa án triệu tập đầy đủ để tham gia phiên tòa xét xử; nếuvắng mặt vì lý do bất khả kháng hoặc lý do khác theo phápluật TTHS quy định, Tòa án mới phải xét xử vắng mặt Tòa ánphải tạo điều kiện cho Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa,những người tham gia tố tụng khác thực hiện đầy đủ quyền,nghĩa vụ của mình và tranh tụng dân chủ, bình đẳng trướcTòa án

Tòa án có trách nhiệm bảo đảm cho các bên tranh tụngbình đẳng trước phiên tòa, mọi chứng cứ xác định có tội,chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng, tình tiết giảmnhẹ trách nhiệm hình sự, áp dụng điểm, khoản, điều của Bộluật hình sự để xác định tội danh, quyết định hình phạt, mứcbồi thường thiệt hại đối với bị cáo, xử lý vật chứng và nhữngtình tiết khác có ý nghĩa giải quyết vụ án đều phải được trìnhbày, tranh luận, làm rõ tại phiên tòa Việc thu thập, kiểm tra,đánh giá chứng cứ của Tòa án phải bảo đảm khách quan,toàn diện và đầy đủ, mọi chứng cứ xác định có tội, chứng cứxác định vô tội, tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách

Trang 27

nhiệm hình sự, áp dụng điểm, khoản, điều của BLHS để xácđịnh tội danh, quyết định hình phạt, mức bồi thường thiệt hạiđối với bị cáo, xử lí vật chứng và những tình tiết khác có ýnghĩa giải quyết vụ án đều phải được trình bày, tranh luận,làm rõ tại phiên tòa.

Bản án và quyết định của tòa án là kết quả của hoạt độngxét xử của Tòa án và phản ánh thực tế tranh tụng tại phiêntòa Vì vậy nguyên tắc “tranh tụng trong xét xử được bảođảm” quy định rằng bản án, quyết định của Tòa án phải căn

cứ vào kết quả kiểm tra, đánh giá chứng cứ và kết quả tranhtụng tại phiên tòa

Về phạm vi tranh tụng, tên của nguyên tắc là tranh tụngtrong xét xử, nhưng nội dung của Điều luật cho thấy tranhtụng là một nguyên tắc xuyên suốt khi có sự buộc tội của bênbuộc tội Tinh thần này đúng với bản chất của tranh tụng: khinào có sự buộc tội thì khi đó mới xuất hiện tranh tụng vàtranh tụng không chỉ diễn ra tại phiên tòa Trong quá trình tốtụng hình sự, tranh tụng không chỉ diễn ra từ giai đoạn xét

xử mà còn diễn ra ngay từ quá trình khởi tố, điều tra, truy tố,xét xử, bắt đầu từ khi buộc tội người phạm tội và chấm dứtkhi có bản án của Tòa án có hiệu lực pháp luật Bởi sự tranhtụng bắt đầu kể từ khi buộc tội, khi nào buộc tội bắt đầu thì

sự tranh tụng mới bắt đầu, sự buộc tội không chỉ diễn ra trênphiên tòa xét xử mà nó còn diễn ra từ quá trình khởi tố, điềutra, truy tố, xét xử vụ án hình sự, nói cách khác tranh tụngtranh tụng không chỉ diễn ra tại phiên tòa xét xử mà còn diễn

ra trong những giai đoạn quan trọng nhất, trong đó quá trìnhxét xử là khâu cuối cùng mà tranh tụng có sự tham gia cácbên để tranh tụng, nhưng đây lại là khâu quan trọng nhất

Trang 28

Để bảo đảm nguyên tắc tranh tụng được tiến hành thựchiện theo đúng quy định của pháp luật, BLTTHS quy định tàiliệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án phải hợp pháp và đầy đủ.Ngoài yêu cầu cơ bản đó, nguyên tắc “tranh tụng trong xét

xử được bảo đảm” cũng yêu cầu các bên tranh tụng phải cómặt tại phiên tòa, nhất là sự có mặt của người bào chữa, bởingười bào chữa phải có mặt tại phiên tòa thì hình thức tranhtụng mới có thể diễn ra giữa hai bên để bảo đảm quyền bàochữa của bên bị buộc tội

Vai trò của Tòa án là xét xử vụ án hình sự, nhưng nguyêntắc “tranh tụng trong xét xử được bảo đảm” yêu cầu Tòa ántrở thành trọng tài, có trách nhiệm bảo đảm cho các bêntham gia tranh tụng bình đẳng, đúng pháp luật tại phiên tòa.Nguyên tắc “tranh tụng trong xét xử được bảo đảm” đượckhẳng định ở chỗ bản án và quyết định của Tòa án phải đượcdựa trên kết quả kiểm tra, đánh giá chứng cứ và tranh tụngcủa các bên tại phiên tòa Có nguyên tắc “tranh tụng trongxét xử được bảo đảm”, các bên đều có quyền được tham giavào quá trình xét xử và tranh tụng một cách công bằng vàminh bạch, Tòa án mới có thể xét xử đúng người, đúng tội,không để lọt tội phạm, oan sai

1.3 Ý nghĩa nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm trong tố tụng hình sự.

Tố tụng hình sự là cách thức, trình tự tiến hành các hoạtđộng của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tốtụng, người tham gia tố tụng, của các cơ quan nhà nước khác

và các tổ chức xã hội góp phần vào việc giải quyết vụ án theo

Trang 29

quy định của pháp luật tố tụng hình sự Theo BLTTHS năm

2015, sửa đổi bổ sung năm 2021, các giai đoạn của tố tụnghình sự bao gồm: khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành

án Nguyên tắc “tranh tụng trong xét xử được bảo đảm” cómối quan hệ gắn bó mật thiết đối với từng giai đoạn của tốtụng hình sự, mối quan hệ này được thể hiện như sau:

Trong giai đoạn khởi tố, Trong giai đoạn khởi tố,

nguyên tắc "tranh tụng trong xét xử được bảo đảm" đề caoquyền lợi của các bên, đảm bảo công bằng, minh bạch vàđúng pháp luật Giai đoạn khởi tố là giai đoạn mở đầu choquá trình tiến hành giải quyết một vụ án hình sự theo quyđịnh pháp luật Đây là giai đoạn quan trọng được thực hiệnbởi những cơ quan có thẩm quyền nhằm mục đích xác định

có hay không dấu hiệu tội phạm đối với hành vi nguy hiểmcho xã hội để tiếp tục thực hiện các giai đoạn sau, cũng làgiai đoạn mở đầu cho quá trình tranh tụng được diễn ra Mốiliên hệ giữa nguyên tắc “tranh tụng trong xét xử được bảođảm” với giai đoạn khởi tố được thể hiện ở chỗ nguyên tắc

“tranh tụng trong xét xử được bảo đảm” sẽ đảm bảo cho bên

bị buộc tội có quyền được nghe và trả lời các cáo buộc, cóquyền được biết lý do, thông tin về việc khởi tố, cũng nhưquyền được bảo vệ pháp lý và tham gia vào quá trình tranhtụng Bên buộc tội được tạo điều kiện để tìm kiếm, kiểm tra,xác minh có hay không dấu hiệu tội phạm đối với hành vinguy hiểm cho xã hội Thực hiện nguyên tắc “tranh tụngtrong xét xử được bảo đảm”, bên bị buộc tội sẽ được thôngbáo về các cáo buộc cụ thể mà họ đang phải đối mặt, đượcbảo đảm về quyền bảo chữa của mình cũng như tham gia vàoquá trình xác minh của bên buộc tội, cung cấp bằng chứng và

Trang 30

chứng cứ để bảo vệ quyền lợi của mình Họ cũng có quyềnđược đại diện bởi luật sư và có cơ hội tranh tụng để chứngminh sự vô tội của mình Đối với bên bị buộc tội, quyền lợicủa họ cũng được bảo vệ và đảm bảo thông qua quy trình bàochữa và tham gia vào quá trình xác minh dấu hiệu tội phạmcùng cơ quan có thẩm quyền Hơn thế nữa cơ quan điều tra

và cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng sẽ thuận lợi hơnkhi tiến hành các bước thu thập, phân tích và đánh giá bằngchứng trước khi quyết định khởi tố và điều tra bên buộc tội

Trong giai đoạn điều tra, nguyên tắc “tranh tụng trong

xét xử được bảo đảm” sẽ bảo đảm cho việc cơ quan có thẩmquyền điều tra sẽ tiến hành các hoạt động, thủ tục điều tratheo quy định của pháp luật, mục đích của nguyên tắc “tranhtụng trong xét xử được bảo đảm” là thu thập chứng cứ, tìm ra

sự thật khách quan của vụ án hình sự Giai đoạn điều tra vụ

án là hoạt động tố tụng hình sự do cá nhân và cơ quan cóthẩm quyền thực hiện nhằm xác định sự thật vụ án một cáchkhách quan, toàn diện và đầy đủ làm cơ sở cho việc truy cứuhay không truy cứu trách nhiệm hình sự Nhưng để xác định

sự thật vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ thìphải áp dụng nguyên tắc “tranh tụng trong xét xử được bảođảm” trong giai đoạn điều tra Cơ quan điều tra phải thuthập đầy đủ chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội, chứng cứxác định tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ tráchnhiệm hình sự của bị can và chứng cứ xác định các tình tiếtkhác của vụ án theo một quy trình và thủ tục chặt chẽ đượcquy định trong BLTTHS Quá trình này cần đảm bảo rằngkhông có vi phạm quyền lợi của bất kỳ ai Nguyên tắc "tranhtụng trong xét xử được bảo đảm" trong giai đoạn điều tra

Trang 31

đảm bảo rằng bên bị buộc tội có quyền được tham gia vàoquá trình điều tra, tiếp cận chứng cứ, kiểm tra chứng cứ,cung cấp bằng chứng, chứng cứ để bảo vệ quyền lợi củamình, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình xét xử về sau.Nguyên tắc này cũng đảm bảo rằng quá trình điều tra diễn ramột cách công bằng, minh bạch và tuân thủ đúng quy trìnhpháp lý Do đó, mối liên hệ chặt chẽ giữa giai đoạn điều travới nguyên tắc "tranh tụng trong xét xử được bảo đảm" là cơ

sở để đảm bảo tính công bằng và minh bạch của quá trìnhxét xử về sau Việc tuân thủ đúng quy trình điều tra và đảmbảo quyền lợi của bên buộc tội trong quá trình điều tra là yếu

tố quan trọng để xác định sự thật khách quan của vụ án

Trong giai đoạn truy tố, nguyên tắc “tranh tụng trong xét

xử được bảo đảm” sẽ xác lập cơ sở pháp lí để Tòa án quyếtđịnh đưa vụ án ra xét xử và đặc biệt góp phần phát hiện, sửachữa và khắc phục những thiếu sót của các cơ quan điều tratrong quá trình điều tra vụ án hình sự Tòa án chỉ thực hiệnchức năng xét xử của mình khi có quyết định truy tố của Việnkiểm sát nhân dân Luật TTHS quy định Viện kiểm sát cótrách nhiệm chứng minh tội phạm, người bị buộc tội có quyềnchứng minh mình vô tội nhưng không bắt buộc Tìm ra sựthật khách quan của vụ án chính là sự kết hợp những ưuđiểm cực kì tiến bộ của mô hình tố tụng thẩm vấn và môhình tố tụng tranh tụng, nguyên tắc “tranh tụng trong xét xửđược bảo đảm” yêu cầu Viện kiểm sát phải nghiên cứu hồ sơ,tài liệu, chứng cứ một cách kỹ lưỡng để tìm ra sự thật kháchquan của vụ án để truy tố đúng người, đúng tội, đúng phápluật Để lập luận và biện giải cho mình vô tội, người bị buộctội cũng có quyền đi tìm sự thật khách quan của vụ án, nghĩa

Trang 32

là người bị buộc tội có quyền chứng minh mình vô tội bằngcách đưa ra các bằng chứng để chứng minh mình khôngphạm tội nhưng không bắt buộc Từ đó có thể kết luận rằng,nguyên tắc “tranh tụng trong xét xử được bảo đảm” tronggiai đoạn truy tố sẽ xác lập cơ sở pháp lí để đưa vụ án ra xét

xử Nguyên tắc “tranh tụng trong xét xử được bảo đảm” sẽphát hiện, sửa chữa, khắc phục những thiếu sót, vi phạmpháp luật của cơ quan điều tra trong quá trình điều tra vụ ánhình sự trước đó Truy tố đúng người, đúng tội, đúng phápluật, không làm oan người vô tội, thì phải có những chứng cứquan trọng và đầy đủ có ý nghĩa quyết định đến nội dung vụ

án, thì trong giai đoạn truy tố, Viện kiểm sát phải kịp thờiphát hiện nhằm sửa chữa những thiếu sót cũng như vi phạmcủa cơ quan điều tra trong quá trình trước đó, bởi trong quátrình điều tra chứng cứ có đầy đủ và cơ quan điều tra không

có vi phạm thủ tục tố tụng thì bên buộc tội mới có thể truy tốbên bị buộc tội ra trước Tòa án Ngược lại nếu chứng cứkhông đầy đủ hoặc có sự vi phạm về thủ tục tố tụng của cơquan điều tra trước đó thì Viện kiểm sát nhân dân sẽ đình chỉ

vụ án để bảo vệ quyền lợi cho bên bị buộc tội Như vậy có thểkết luận rằng, nguyên tắc “tranh tụng trong xét xử được bảođảm” trong giai đoạn truy tố một mặt làm cơ sở pháp lý đểTòa án có thể xét xử, một mặt phát hiện, sửa chữa, khắc phụcnhững thiếu sót, vi phạm pháp luật của cơ quan điều tratrong quá trình điều tra vụ án hình sự trước đó nhằm cungcấp những bằng chứng quyết định liên quan đến nội dung vụ

án cho bên buộc tội và bảo vệ tốt nhất quyền lợi của người bịbuộc tội nếu có sự thiếu sót hoặc vi phạm thủ tục tố tụng

Trang 33

Giai đoạn xét xử, là bước cuối cùng thực hiện nguyên

tắc “tranh tụng trong xét xử được bảo đảm” Mối liên hệ giữanguyên tắc “tranh tụng trong xét xử được bảo đảm” với giaiđoạn xét xử vụ án hình sự giúp bảo đảm cho Tòa án thực hiệnchức năng, nhiệm vụ của mình, kịp thời phát hiện, xét xửđúng người, đúng tội, không để lọt tội phạm, oan sai Xét xử

vụ án hình sự là giai đoạn Tòa án thực hiện xem xét, giảiquyết vụ án bằng việc đưa ra bản án, quyết định bị cáo cóhay không có tội cùng với những biện pháp tư pháp và cácquyết định tố tụng khác trên cơ sở kết quả tranh tụng tạiphiên tòa Mặc dù nguyên tắc “tranh tụng trong xét xử đượcbảo đảm” diễn ra xuyên suốt trong quá trình khởi tố, điềutra, truy tố, xét xử, nhưng những giai đoạn giai đoạn trướcgiai đoạn xét xử thì nguyên tắc “tranh tụng trong xét xử đượcbảo đảm” diễn ra nhằm bảo đảm các điều kiện để thực hiệnviệc xét xử tại phiên tòa Giai đoạn xét xử vụ án hình sự làkhâu cuối cùng để thực hiện việc tranh tụng nhưng đây lại làkhâu quan trọng nhất để giai đoạn tranh tụng giữa hai bênđược diễn ra một cách công bằng và công khai bởi vì tranhtụng thực sự chỉ diễn ra tại phiên tòa khi có đầy đủ sự hiệndiện của bên buộc tội bên bào chữa với vai trò trọng tài củaTòa án, nếu chỉ có chủ thể của bên buộc tội và bên bào chữathực hiện tranh luận một cách đơn phương theo ý chí chủquan của mình mà thiếu đi vai trò, quyết định của tòa án vớichức năng xét xử thì không được coi là tranh tụng

1.4 Nguyên tắc tranh tụng trong các mô hình tranh tụng trên thế giới.

Trên thế giới tồn tại hai mô hình tố tụng phổ biến thuộcvào hai hệ thống pháp luật là hệ thống pháp luật Common

Trang 34

Law và hệ thống pháp luật Cilvil Law, trong đó các nướcthuộc hệ thống pháp luật Common Law sẽ chủ yếu đi theo

mô hình tố tụng tranh tụng, tương tự như vậy các nước đitheo hệ thống pháp luật Civil Law sẽ chủ yếu đi theo mô hình

tố tụng thẩm vấn

Trước tiên, với hệ thống pháp luật Cilvil Law, đại diện làVương quốc Anh với truyền thống tố tụng tranh tụng làchính Ở Vương quốc Anh thủ tục TTHS không chỉ chú trọngđến việc bảo vệ quyền lợi của nạn nhân, người bị hại mà cònchú trọng đến việc bảo vệ cả quyền lợi của người bị buộc tộiđang bị xét xử trước Tòa án, thông qua việc tranh tụng nhằmlàm rõ mức độ thiệt hại cũng như hành vi cố ý hay vô ý củangười phạm tội Theo đó, “tất cả mọi người ở Vương quốc Anhđều phải được xét xử một cách công khai, minh bạch trướcmột tòa án độc lập nếu họ thực hiện những hành vi được coi

là tội phạm Việc xét xử không thiên vị và phải được thực hiệntrong thời gian hợp lý Họ được coi là vô tội khi chưa có phánquyết của tòa án, và các quyền tối thiểu khác đối với nhữngngười bị cáo buộc một tội hình sự”5

Ở Hoa Kỳ, nguyên tắc tranh tụng được quy định ngay tại

tu chính án thứ 6 của bản Hiến Pháp Hòa Kỳ Theo đó nhằmbảo vệ quyền của người bị buộc tội, Hiến pháp Hoa Kỳ quyđịnh bị cáo có quyền được bảo vệ khi đưa ra xét xử trước Tòa

án, bao gồm: Quyền Bào chữa, quyền được xét xử công bằng,quyền được đối chất và quyền gặp luật sư bào chữa

Tiếp theo, với hệ thống pháp luật Civl Law, đại diện làCộng Hòa Pháp, tuy Pháp theo hệ thống tố tụng thẩm vấnnhưng nguyên tắc tranh tụng được quy định tại bộ luật tố

5 Theo Convention for the Protection of Human Rights and Fundamental Freedoms năm 1950.

Trang 35

tụng hình sự Pháp năm 1959 và trở thành nguyên tắc chínhtrong TTHS Ở Pháp, nguyên tắc tranh tụng được thể hiệnngay tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự, Công tố viên sẽ giữquyền công tố đưa ra những câu hỏi trực tiếp với các bên ởTòa án, còn bị cáo, người bào chữa, bị hại và luật sư các bêncũng sẽ đặt câu hỏi với thẩm phán ngay trên phiên tòa xét

xử Nguyên tắc “tranh tụng trong xét xử được bảo đảm” ởPháp được thực hiện dựa trên tinh thần “Tự do – Bình đẳng –Bác ái”

Ở Cộng hòa Liên Bang Đức, nguyên tắc tranh tụng trongcác vụ án hình sự được thể hiện qua hai nguyên tắc cụ thể lànguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo và nguyêntắc nghĩa vụ chứng minh thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng.Trong phiên tòa xét xử, bị cáo sẽ được thẩm vấn bởi Thẩmphán, Công tố viên, người làm chứng và các bên có liên quantrong quá trình điều tra vụ án Đồng thời bị cáo có quyềnchất vấn người làm chứng, Công tố viên và yêu cầu xem xétchứng cứ cũng như đưa ra chứng cứ gỡ tội có lợi cho mìnhtrên phiên tòa xét xử

Từ sự phân tích trên, có thể thấy rằng trên thế giới cóhai hệ thống pháp luật chính, đó là hệ thống pháp luậtCommon Law và Civil Law, trong đó hệ thống pháp luậtCommon Law đi theo mô hình tố tụng tranh tụng và Civil Law

đi theo mô hình tố tụng thẩm vấn Song, tranh tụng lànguyên tắc quan trọng được thừa nhận rộng rãi và thực hiệntrong quá trình xét xử ở hầu hết các quốc gia trên thế giới,

kể cả tố tụng tranh tụng hay tố tụng xét hỏi, bởi vì nội hàm

Trang 36

yếu tố xét hỏi vẫn thể hiện yếu tố tranh tụng đó chính là

“tranh tụng trong xét hỏi”

Trang 37

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Qua nghiên cứu một số vấn đề lý luận về nguyên tắctranh tụng trong xét xử được bảo đảm trong tố tụng hình sự,

có thể rút ra được một số kết luận sau:

Nguyên tắc “tranh tụng trong xét xử được bảo đảm” đượcthừa nhận thành một quy tắc cụ thể trong Hiến pháp năm

2013 và được cụ thể hóa lần đầu tiên bởi BLTTHS năm 2015.Đây là nguyên tắc hiến định quan trọng cho hoạt động và tổchức của TAND, cũng là nguyên tắc có ý nghĩa quan trọngtrong từng giai đoạn tố tụng của vụ án hình sự

Mặc dù là nguyên tắc đặc biệt quan trọng nhưng ViệtNam vẫn không vội vã chuyển đổi ngay mô hình tố tụng thẩmvấn sang mô hình tố tụng tranh tụng vì mỗi mô hình tố tụng

sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng, nhất là khi dù cho

là hệ thống xét hỏi thì bản thân nó vẫn mang yếu tố tranhtụng, có thể nói điều này là “tranh tụng trong xét hỏi”

Mặc dù tên nguyên tắc là “tranh tụng trong xét xử”nhưng nguyên tắc “tranh tụng” không chỉ diễn ra trong giaiđoạn xét xử vụ án hình sự mà sự thật đã diễn ra trong nhữnggiai đoạn trước đó Do vậy nó có mối liên hệ chặt chẽ cũngnhư có ý nghĩa rất lớn đối với từng giai đoạn tố tụng vụ ánhình sự, từ khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử Trong đó xét xử

là giai đoạn cuối cùng nhưng lại là giai đoạn quan trọng nhất.Nội dung của nguyên tắc tranh tụng trong xét xử đượcbảo đảm trong pháp luật TTHS ở nước ta cũng như nguyêntắc tranh tụng trong các mô hình tranh tụng trên thế giớichính là cơ sở chung nhất về mặt lý luận để tiếp tục đi sâulàm rõ hơn về những vấn đề tiếp theo của nguyên tắc “tranh

Trang 38

tụng trong xét xử được bảo đảm” trong Bộ luật Tố tụng Hình

sự Việt Nam hiện hành, từ đó đưa ra quan điểm, kiến nghị đểkhắc phục những hạn chế tồn tại, thực hiện tốt hơn nguyêntắc này trong thực tế xét xử của Tòa án nhân dân Việt Nam

Trang 39

CHƯƠNG 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ NGUYÊN TẮC TRANH TỤNG TRONG XÉT XỬ ĐƯỢC BẢO ĐÀM.

2.1 Quy định về nội dung nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm.

Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm được quy định tại điều

26 BLTTHS năm 2015 Nội dung của nguyên tắc này như sau:

“Trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, Điều tra viên, Kiểm sátviên, người khác có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người bị buộc tội, ngườibào chữa và người tham gia tố tụng khác đều có quyền bình đẳng trong việcđưa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ, đưa ra yêu cầu để làm rõ sự thật kháchquan của vụ án

Tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án do Viện kiểm sát chuyển đến Tòa

án để xét xử phải đầy đủ và hợp pháp Phiên tòa xét xử vụ án hình sự phải cómặt đầy đủ những người theo quy định của Bộ luật này, trường hợp vắng mặtphải vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan hoặc trường hợpkhác do Bộ luật này quy định Tòa án có trách nhiệm tạo điều kiện cho Kiểmsát viên, bị cáo, người bào chữa, những người tham gia tố tụng khác thực hiệnđầy đủ quyền, nghĩa vụ của mình và tranh tụng dân chủ, bình đẳng trước Tòaán

Mọi chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăngnặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, áp dụng điểm, khoản, điều của

Bộ luật Hình sự để xác định tội danh, quyết định hình phạt, mức bồi thườngthiệt hại đối với bị cáo, xử lý vật chứng và những tình tiết khác có ý nghĩagiải quyết vụ án đều phải được trình bày, tranh luận, làm rõ tại phiên tòa.Bản án, quyết định của Tòa án phải căn cứ vào kết quả kiểm tra, đánhgiá chứng cứ và kết quả tranh tụng tại phiên tòa”

Ngày đăng: 11/12/2024, 16:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. Phan Văn Chánh (2018), “Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm2015”, Tạp chí Dân chủ Và Pháp Luật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyên tắc tranh tụng trongxét xử được bảo đảm trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Tác giả: Phan Văn Chánh
Năm: 2018
9. Nguyễn Đức Mai (1996), “Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng hình sự”, Tạp chí Luật học,(1), tr 23 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyên tắc tranh tụng trongtố tụng hình sự
Tác giả: Nguyễn Đức Mai
Năm: 1996
12. Đặng Văn Vương (2022),“ Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm quy định và thực tiễn thực hiện”, Tạp chí điện tử Luật sư Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm quy định và thực tiễn thực hiện
Tác giả: Đặng Văn Vương
Năm: 2022
13. Lê Văn Cảm và Nguyễn Huy Phượng (2011), “Hoàn thiện nguyên tắc tranh tụng trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam theo tinh thần cải cách tư pháp”, Tạp chí Kiểm sát, tr.43 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện nguyên tắc tranh tụng trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam theo tinh thần cải cách tư pháp
Tác giả: Lê Văn Cảm và Nguyễn Huy Phượng
Năm: 2011
7. Hoàng Thị Quỳnh Chi (2015), bàn về tranh tụng trong trong tố tụng hình sự, Viện khoa học kiểm sát, VKSNDTC, https://vksndtc.gov.vn Link
1. Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 Khác
2. Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới Khác
3. Hiến Pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khác
4. Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2003 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khác
5. Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ, sung năm 2020) của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;B.Tài liệu Tham khảo Khác
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Tố tụng hình sự Việt Nam(2022); Nhà xuất bản Công An Nhân Dân Khác
2. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật So Sánh(2022); Nhà xuất bản Công An Nhân Dân Khác
3. Bộ Tư Pháp, Viện Khoa Học Pháp Lý (2006), Từ Điển Luật Học, Nhà Xuất Bản Từ Điển Bách Khoa, Nhà Xuất Bản Tư Pháp Khác
4. Nguyễn Ngọc Anh (2021), Bình Luận Khoa Học Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2021), NXB Chính Trị Quốc Gia Sự Thật Khác
5. Nguyễn Hòa Bình (2016), Những nội dung mới trong Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự Năm 2015, NXB Chính Trị Quốc Gia Khác
8. Đỗ Đức Hồng Hà (2016), So sánh Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự Năm 2003 và Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự năm 2015, NXB Hồng Đức Khác
10. Trần Công Phàn (2016). Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử và việc cụ thể hóa trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, NXB Chính Trị Quốc Gia Khác
11. Đào Trí Úc (2016), Hệ thống những nguyên tắc cơ bản của Tố tụng hình sự Việt Nam theo Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, NXB Chính Trị Quốc Gia Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w