Môi trường nội bộ doanh nghiệp Phần II: Lợi ích của việc phân tích môi trường kinh doanh đối với nhà quản trị học 1.. Lời mở đâu: Trong môi trường kinh doanh day canh tranh va bién động
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC MO - DIA CHAT KHOA KINH TE QUAN TRI KINH DOANH
TIEU LUAN MON QUAN TRI HOC Cầu hói: Lợi ích của việc phán tích môi trường kinh doanh đổi với nhà quản trị là gì? Phân tích môi trường
kinh doanh của một tô chức (doanh nghiệp) cụ thể
GVHD
HỌ VÀ TÊN : Lê Hồng Ngọc
STT
Ha N6i,05/2024
Trang 2Muc luc
Lời mở đầu
Phan I: Khai lược môi trường kinh doanh
1 Khái niệm môi trường kinh doanh
2 Các loại môi trường kinh doanh
2.1 Môi trường kinh tế quốc dân ( vĩ mô )
2.2 Môi trường ngành ( vị mô )
2.3 Môi trường nội bộ doanh nghiệp
Phần II: Lợi ích của việc phân tích môi trường kinh doanh đối với nhà quản trị học
1 Hiểu rõ thị trường và cạnh tranh
1.1 Phân tích thị tường
1.2 Phân tích cạnh tranh
2 Dự báo và ứng phó với rủi ro
2.1 Nhận diện rủi ro
2.2 Dự bảo xu hướng
2.3 Ứng phó biến động
3 Tối ưu hoá tài nguyên
3.1 Phân bồ nguồn nhân lực hiệu quả
3.2 Cắt giảm chỉ phí không cần thiết
4 Định hướng chiến lược dài hạn
4.1 Xác định các cơ hội và thách thức
4.2 Định hướng phát triển bền vững
Trang 35 Tăng cường khả năng ra quyết định
5.1 Quyết định đầu tư
5.2 Phát triển sản phẩm
5.3 Mở rộng thị trường
Phần II: Môi trường kinh doanh của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam ( Vinamilk )
1 Môi trường vi mô
2 Môi trường vĩ mô
3 Phân tích SWOT
4 Kết luận
Kết luận
Trang 4Lời mở đâu:
Trong môi trường kinh doanh day canh tranh va bién động như hiện nay, việc nắm bắt và
phân tích môi trường kinh doanh là một yếu tố then chốt đê đảm bảo sự thảnh công cho doanh nghiệp Hiểu rõ những cơ hội và thách thức bên ngoải, cũng như điểm mạnh, điêm yếu nội tại, nhà quản trị co thé đưa ra những quyết định sáng suốt, hiệu quả, giúp doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh và phát triển bền vững
Nội dung chủ đề bao gồm :
Phần I: Khái lược môi trường kinh doanh
Phần II: Lợi ích của việc phân tích môi trường kinh doanh đối với nhà quản trị học
Phần III: Môi trường kinh doanh của Công ty Cô phần Sữa Việt Nam ( Vinamilk )
Phần I: Khái lược môi trường kinh doanh
1 Khái niệm môi trường kinh doanh
Môi trường kinh doanh là tông thê các yếu tố Môi trường kinh doanh là tông thê các yếu tố, các nhân tổ (bên ngoài và bên trong) vận động tương tác lẫn nhau, tác động trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Môi trường kinh doanh là giới hạn không gian mà ở đó đoanh nghiệp tồn tại và phát triển
2 Các loại môi trường kinh doanh
2.1 Môi trường kinh tế quốc dân (vĩ mô)
- Bồi cảnh kinh tế
Sự hưng thịnh của một doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện kinh tế Nền kinh
tế thế giới, khu vực và trong nước đang ở đà phát triển với tốc độ cao sẽ như một bánh đà không lồ kéo doanh nghiệp vào vòng phát triên, ngược lại, khi nền kinh tế ở giai đoạn phát triên chậm chạp hoặc tiêu phát sẽ tác động tiêu cực đến sự phát triển của mỗi doanh nghiệp hoạt động trong đó Đây là một yếu tố quan trọng thu hút sự quan tâm của các nhà quản trị
Sự tác động của các yếu tô môi trường này có tính chất trực tiếp và năng động hơn so với một
số yếu tố khác của môi trường tổng quát Các chỉ tiêu thê hiện về bối cảnh kinh tế gồm: Tổng sản phâm quốc nội (GDP), lãi suất, tỷ giá hối đoái, lạm phát, các biến động trên thị trường chứng khoán
- Bồi cảnh chính trị và pháp lý
Môi trường nảy bao gồm: luật pháp, các chính sách và cơ chế của nhà nước đối với nghành kinh doanh Nhà quản trị phải lưu ý tới các yếu tố trên nhằm tiên đoán những thay đổi quan
3
Trang 5trọng về chính trị trong nước, khu vực và trên thế giới để có những quyết sách đúng đắn trong
kinh doanh Chúng ta có thể xem xét một số khía cạnh ảnh hưởng của môi trường chính trị
đến hoạt động của doanh nghiệp Chẳng hạn, mối quan tâm hàng đầu của nhà nước được thê hiện trong sự thay đôi của luật kinh doanh là bảo vệ các doanh nghiệp, nhưng đồng thời nó lại kích thích tính chất cạnh tranh và giữ thái độ trung gian khi phải đối phó với những xung đột trong cạnh tranh Điều này bắt buộc mỗi doanh nghiệp muốn tôn tại phát triên phpải biết bám
chặt hành lang pháp luật đề hành động Sự ổn định chính trị có ảnh hưởng rất lớn đến các
doanh nghiệp, vì rủi ro do môi trường chính trị là rất lớn Khi chính phủ thay thế nhau có thê dẫn đến những thay đôi đáng kê vẻ chính sách kinh tế, như chính phủ có thể quốc hữu hoá,
tịch thu tài sản, ngăn cắm di chuyên ngoại tệ hoặc can thiệp vào chính sách tài chính tiền tệ
- Bồi cảnh xã hội
Môi trường xã hội bao gồm những vấn đề liên quan đến dân số học và sự phân chia các giai tầng xã hội, các vấn đề về văn hóa Những thay đối dân số và xã hội có thê tạo ra những sản phâm và dịch vụ mới và thậm chí cho sự gia tăng hoặc trong một số trường hợp đóng cửa một
số doanh nghiệp đang tồn tại Các xu hướng xã hội có ảnh hưởng to lớn theo cách thức mà các
nhà lãnh đạo các doanh nghiệp khi quản trị nhân viên của họ, khi lựa chọn loại sản phẩm hoặc
dịch vụ cung cấp cho xã hội cũng như khi doanh nghiệp phân tích các tác động của chúng đến
hoạt động của doanh nghiệp
- Bôi cảnh đạo đức
Bối cảnh đạo đức có quan hệ với hành vị đạo đức của các cá nhân và các doanh nghiệp Khi
ra quyết định, các nhà quản trị cần phải biết phân biệt giữa “tốt” và “xấu” Theo nghĩa chung nhất, các quy tắc đạo đức được định nghĩa là những gì người ta cần phải làm và những gì người ta không được phép làm Chúng tạo ra những giá trị và những niềm tin của mọi thành viên bên trong và bên ngoài doanh nghiệp
- Bối cảnh công nghệ
Hâu như tất cả các hàng hoá sản phẩm được tạo ra hiện nay đều gắn liên với những thành tựu khoa học kỹ thuật -công nghệ Có thể nói rằng, chúng ta đang sống trong thời kỳ kỹ thuật công nghệ phát triển Thực tế đã chứng minh rằng doanh nghiệp nào nắm vững kỹ thuật - công nghệ và sớm ứng dụng nó vào sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp đó tồn tại và phát
triển Kỹ thuật - công nghệ với tư cách là một bộ phận của môi trường kinh doanh bên ngoài
tác động đến doanh nghiệp trên hai mặt: Thứ nhất, công nghệ bên ngoài tác động đến doanh nghiệp thông qua công nghệ bên trong Đó chính là tốc độ phát triển của khoa học kỹ thuật thê hiện thông qua phát minh, ứng dụng chúng vào cuộc sống đã làm cho công nghệ bên trong của doanh nghiệp nhanh chóng lạc hậu Doanh nghiệp nào kinh doanh trong các nghành, các lĩnh vực có sự đối mới công nghệ cao thì sé đễ rơi vào tình trạng lạc hậu về công nghệ Thứ hai, công nghệ làm xuất hiện các đối thủ cạnh tranh tiềm năng, đó là những đối thủ kinh doanh các sản phẩm có thê thay thế san pham mà doanh nghiệp đang kinh doanh Công nghệ phát triên cảng nhanh thì chu kỳ sống của sản phẩm cảng ngắn
- Bôi cảnh quốc tê
Ngày nay, người ta đã phá bỏ các rào chắn về thương mại quốc tế, tự do trao đôi sản phẩm và
dịch vụ giữa các nước đã trở thành hiện thực và dễ dàng hơn bao giờ hệt Bồi cảnh toàn câu
4
Trang 6hóa tạo ra sức ép mới đối với các nhà quản trị Việt Nam trong kế hoạch hóa, tô chức, lãnh đạo, kiêm soát doanh nghiệp của mình ở phạm vi thế giới hơn là chỉ dừng lại phạm vi trong nước như trước đây Toàn cầu hóa đưa đến nhiều tác động khác nhau vào nền kinh tế bản địa: + Trao đôi một số lượng lớn sản phẩm và dịch vụ giữa các nước;
+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã thê hiện một sự gia tăng lớn nhất;
+ Sự gia tăng liên tục của các công ty đa quốc gia
- Những đối tác bên ngoài có liên quan
+ Cộng đồng
+ Các tô chức hành pháp
+ Các hiệp hội nghề nghiệp
+ Các nhóm bảo vệ lợi ích đặc biệt
+ Phương tiện truyền thông
+ Các nhóm dân tộc thiêu số
2.2 Môi trường ngành (vi mô)
- Sự cạnh tranh giữa người bán
Mỗi doanh nghiệp tự củng cố đề đạt tới một phân thị trường lớn hơn và tạo ra lợi thế cạnh
tranh so với đối thủ Tất cả mọi người bán làm việc trong cùng một thị trường nhất định đều
mong muốn có được sự trung thành của cùng hoặc thậm chí một nhóm khách hàng
- Sự tôn tại của sản phâm và dịch vụ thay thế
Khi các doanh nghiệp của một ngành nào đó bắt đầu cung cấp các sản phẩm thay thế cho khách hàng của một doanh nghiệp đã có từ trước, các sản phẩm được thay thế hoàn toàn thỏa mãn tất cả các nhu câu của người tiêu dùng Sự xuất hiện ngày càng nhiều các sản phẩm/ địch
vụ thay thế làm thay đổi tính chất cạnh tranh trên thị trường cung sản phâm/ dịch vụ
- Những đối thủ cạnh tranh mới
Những doanh nghiệp mới xuất hiện sẽ mong muốn phân thị trường với sản phâm có giá cạnh tranh Khi đó, một tình huống như thế có xu hướng làm giảm khả năng sinh lợi của một ngành công nghiệp
- Quyền lực của các nhà cung cấp
Nhà cung cấp của một doanh nghiệp chịu trách nhiệm cung cấp các nguôn lực nguyên vật liệu
và tài chính Một doanh nghiệp càng phụ thuộc nhiều vào nhà cung cấp thì doanh nghiệp càng mong muốn có sự giúp đỡ nhiêu từ phía nhà cung cấp và ngược lại, nêu sự phụ thuộc không lớn, doanh nghiệp càng có những điều kiện đề mặc cả với nhà cung cấp
- Quyền lực của người tiêu dùng
Trang 7Ngày nay rất khó đề thỏa mãn được người tiêu dùng, người ta cũng thấy có khó khăn trong đánh giá và thỏa mãn hết các yêu cầu của người tiêu dùng
2.3 Môi trường nội bộ doanh nghiệp
Tiếp cận môi trường nội bộ là nói tới mục tiêu, văn hóa, cơ cầu tô chức, nhân lực cũng như các chức năng quản trị từ hoạch định, tô chức, điêu hành cho dén kiếm tra Một trong những
nội dung quan trọng của yếu tố này là các nhóm liên quan trong doanh nghiệp, đây là nhóm
có quyền lợi vật chất trực tiếp, bao gồm: các cô đông, các lãnh đạo doanh nghiệp, người làm công, công đoàn, các nhà khoa học và các chuyên gia, các nhà tải trợ
Phần II: Lợi ích của việc phân tích môi trường kinh doanh đối với nhà quản trị học
1 Hiểu rõ thị trường và cạnh tranh
- Một trong những lợi ích đầu tiên của việc phân tích môi trường kinh doanh là giúp nhà quản trị hiểu rõ hơn về thị trường và các đối thủ cạnh tranh Thị trường là một yếu tố không thê
tách rời trong hoạt động kinh doanh, và việc hiệu rõ các xu hướng, nhu cầu của khách hàng,
và hành vi tiêu dùng là điều cần thiết đề doanh nghiệp có thê phát triển vả tồn tại
1.1 Phân tích thị tường
- Phân tích thị trường giúp doanh nghiệp xác định rõ ràng các phân khúc thị trường, từ đó có thể xây dựng chiến lược marketing và phát triển sản phâm phù hợp Ví dụ, thông qua việc nghiên cứu thị trường, một doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng có thể nhận ra xu hướng tăng trưởng của thị trường sản phẩm hữu cơ, từ đó định hướng phát triển các dòng sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng
1.2 Phân tích cạnh tranh
- Cạnh tranh là yếu tố không thê tránh khỏi trong kinh doanh Việc phân tích đối thủ cạnh tranh giúp nhà quản trị nhận biết được điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ, từ đó xây dựng
chiến lược cạnh tranh hiệu quả Chang han, néu mét doanh nghiép biết được đối thủ của minh
đang tập trung vào chiến lược giá rẻ, họ có thẻ chọn cách tiếp cận khác như tập trung vào chat
lượng sản phẩm hoặc dịch vụ khách hàng để tạo sự khác biệt
2 Dự báo và ứng phó với rủi ro
- Một lợi ích quan trọng khác của việc phân tích môi trường kinh doanh là giúp các nhà quản trị nhận diện và dự báo các rủi ro tiềm ân Các yếu tô như thay đôi về luật pháp, biến động kinh tế, và xu hướng xã hội đều có thê ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp
2.1 Nhận diện rủi ro
- Phân tích môi trường kinh doanh giúp doanh nghiệp nhận diện các rủi ro tiềm ân từ môi
trường bên ngoài Ví dụ, sự thay đổi của chính sách thuế hoặc luật lao động có thể ảnh hưởng
đến chỉ phí sản xuất và hoạt động của doanh nghiệp Việc nhận diện sớm các rủi ro này giúp doanh nghiệp chuân bị các biện pháp ứng phó kịp thời
Trang 8-Thông qua việc phân tích đữ liệu và các thông tin thị trường, doanh nghiệp có thể dự báo các
xu hướng kinh tế, xã hội, từ đó đưa ra các quyết định chiến lược phù hợp Ví dụ, nêu dự báo được xu hướng tăng trưởng của nên kinh tế số, doanh nghiệp có thê đầu tư vào các công nghệ
mới đề cải thiện hiệu quả kinh doanh
2.3 Ứng phó với biến động
- Môi trường kinh doanh luôn thay đối và đầy biến động Phân tích môi trường giúp doanh nghiệp xây dựng các kịch bản ứng phó với các tình huống khủng hoảng, giảm thiêu tác động tiêu cực Ví dụ, trong bối cảnh đại dịch COVID-19, các doanh nghiệp đã phải nhanh chóng điều chỉnh chiến lược kinh doanh, chuyên đối sang hình thức làm việc từ xa và tăng cường các kênh bán hàng trực tuyến đề duy trì hoạt động
3 Tối ưu hoá tài nguyên
- Một lợi ích khác của việc phân tích môi trường kinh doanh là giúp tối ưu hóa việc sử dụng các tài nguyên của doanh nghiệp Bằng cách hiệu rõ các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến
doanh nghiệp, nhà quản trị có thể xác định được những lĩnh vực cần tập trung đầu tư và
những lĩnh vực có thê cắt giảm chỉ phí
3.1 Phan bé nguồn lực hiệu quả
Phân tích môi trường kinh doanh giúp doanh nghiệp xác định rõ ràng các lĩnh vực kinh doanh
có tiêm năng tăng trưởng, từ đó tập trung nguôn lực vào các hoạt động mang lại giả trị cao nhất Ví dụ, nêu một doanh nghiệp nhận thấy xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường trực tuyến, họ có thê quyết định đầu tư mạnh vảo phát triển các kênh bán hàng trực tuyến và marketing số
3.2 Cắt giảm chỉ phí không cần thiết
- Ngược lại, phân tích môi trường kinh doanh cũng giúp doanh nghiệp nhận diện các lĩnh vực không mang lại hiệu quả kinh tế, từ đó có thê cắt giảm hoặc tái cầu trúc đề tối ưu hóa chỉ phí Chăng hạn, nếu một doanh nghiệp nhận thấy sự suy giảm của thị trường truyền thống, họ có thê điều chỉnh chiến lược sản xuất và kinh doanh đề giảm thiêu các chỉ phí liên quan đến sản xuất và phân phối sản phẩm cho thị trường nảy
4 Định hướng chiến lược dài hạn
- Việc phân tích môi trường kinh doanh cũng cung cấp những thông tin quan trọng đề định hướng chiến lược đài hạn cho doanh nghiệp Hiểu rõ các xu hướng kinh tế, công nghệ, và xã hội giúp nhà quản trị đề ra các chiến lược phát triên bền vững và thích nghỉ với sự thay đối của môi trường kinh doanh
4.1 Xác định các cơ hội và thách thức
- Phân tích môi trường giúp doanh nghiệp nhận diện các cơ hội và thách thức tiềm ân, từ đó
xây dựng các chiến lược phù hợp Ví dụ, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin
và truyền thông mở ra nhiều cơ hội mới cho doanh nghiệp trong việc cải tiến sản phẩm và dịch vụ, nâng cao trải nghiệm khách hàng
Trang 94.2 Định hướng phát triển bền vững
- Các yếu tổ như biến đối khí hậu, bảo vệ môi trường, và trách nhiệm xã hội ngày càng trở nên quan trọng đối với doanh nghiệp Phân tích môi trường giúp doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của các yếu tố này và đưa ra các chiến lược phát triển bền vững, góp phần xây dựng hình ảnh doanh nghiệp thân thiện với môi trường và có trách nhiệm với cộng đồng
5, Tăng cường khả năng ra quyết định
- Cuối cùng, phân tích môi trường kinh doanh giúp nhà quản trị ra quyết định chính xác và kịp thời hơn Các quyết định dựa trên thông tin và dữ liệu chính xác sẽ giảm thiêu rủi ro và tăng
cơ hội thành công Nhà quản trị có thê sử đụng kết quả phân tích đề đưa ra các quyết định về đầu tư, phát triển sản phẩm, và mở rộng thị trường một cách hiệu quả
5.1 Quyết định đầu tư
- Phân tích môi trường giúp doanh nghiệp xác định được các lĩnh vực đầu tư tiềm năng, từ đó
đưa ra các quyết định đầu tư hiệu quả Ví dụ, nếu phân tích cho thấy thị trường công nghệ sinh học đang phát triên mạnh mẽ, doanh nghiệp có thê quyết định đầu tư vào nghiên cứu và phát triên các sản phâm mới trong lĩnh vực này
5.2 Phát triển sản phẩm
- Phân tích môi trường kinh doanh cũng giúp doanh nghiệp nhận diện nhu cầu và xu hướng tiêu dùng của khách hàng, từ đó phát triển các sản phẩm và dịch vụ phù hợp Chẳng hạn, nếu nhận thấy xu hướng tiêu dùng xanh ngày càng phố biến, doanh nghiệp có thê phát triển các sản phâm thân thiện với môi trường đề đáp ứng nhu cầu của thị trường
5.3 Mở rộng thị trường
- Phân tích môi trường giúp doanh nghiệp nhận diện các cơ hội mở rộng thị trường, từ đó đưa
ra các chiến lược phù hợp đê tiếp cận và khai thác các thị trường mới Ví dụ, nếu phân tích cho thay thị trường châu Á đang phát triển nhanh chóng và có nhu cầu lớn về sản phẩm công nghệ, doanh nghiệp có thê quyết định mở rộng hoạt động kinh doanh sang thị trường này
Phan ITI: Môi trường kinh doanh của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam ( Vinamilk )
1, Môi trường vỉ mô
1.1 Đối thủ cạnh tranh
Trong nước: TH True Milk, Méc Chau Milk, Nestle,
Nước ngoài: Abbott, Mead Johnson, FrieslandCampma,
Trang 101.2 Khách hang
Khách hàng là một áp lực cạnh tranh có thê ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh
Hiện công ty có hai kênh phân phối sản phâm đến khách hàng:
+ Kênh phân phối truyền thống (gồm nhà phân phối và các điểm bán lẻ): thực hiện phân phối hơn 80% sản lượng của công ty
+ Kênh phân phối hiện đại (như hệ thống siêu thị, metro, ), khi cuộc sống của con người ngày càng hiện đại thì kênh phân phối này trở nên hiệu quả cao hơn bao giờ hết
Ngoài ra, sản phầm Vinamilk còn được xuất khẩu sang nhiều nước như Mỹ, Canada, Pháp, Ba
Lan,
1.3 Nhà cung cấp
Nguồn cung cấp sữa tươi đôi dao từ các trang trại bò sữa trong nước
Giá sữa nguyên liệu có thê biến đôi đo ảnh hưởng của thời tiết, dịch bệnh
1.4 Nhà đầu tư
Vinamilk là công ty đại chúng niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM
Cần duy trì hiệu quả hoạt động và lợi nhuận đề thu hút nhà đầu tư
2 Môi trường vĩ mô
2.1 Tăng trưởng kinh tế
Tác động tích cực đến nhu cầu tiêu dùng sữa của người dân
2.2 Thu nhập bình quân đầu người
Tăng cao dẫn đến chỉ tiêu nhiều hơn cho sản phẩm chất lượng cao như sữa
2.3 Chính sách chính phủ
Hỗ trợ phát triển ngành sữa, tạo điều kiện thuận lợi cho Vinamilk hoạt động và phát triển 2.4 Cạnh tranh quốc tế
Việt Nam tham gia nhiều hiệp định thương mai tự do, tạo điều kiện cho Vinamilk xuất khâu
sản phâm ra thị trường quốc tế