ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐỀ CƯƠNG MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Đề tài: Nghiên cứu về sự ảnh hưởng của việc nghiện mạng xã hội đến sức khỏe tinh thần của sinh viên V
Trang 1ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
ĐỀ CƯƠNG MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Đề tài: Nghiên cứu về sự ảnh hưởng của việc nghiện mạng xã hội đến sức khỏe
tinh thần của sinh viên Việt Nam
Giảng viên hướng dẫn: TS Hoàng Văn Hải
Sinh viên thực hiện:
1 Hoàng Lê Thuỷ Tiên Lớp: 47K13.2
Trang 2MỤC LỤC MỤC LỤC I
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 3
2.1.Mục tiêu chung 3
2.2.Mục tiêu riêng 4
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
3.1.Đối tượng nghiên cứu 4
3.2.Phạm vi nghiên cứu 4
4 Giả thuyết khoa học 4
5 Phương pháp nghiên cứu 6
6 Những đóng góp của nghiên cứu 6
6.1.Về lý thuyết 6
6.2.Về thực tiễn 6
7 Bố cục báo cáo 7
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIỆN MẠNG XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHOẺ TINH THẦN CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM 8
1.1 Mạng xã hội, nghiện mạng xã hội 8
1.1.1 Mạng xã hội 8
1.1.2 Nghiện mạng xã hội 9
1.2 Các thang đo đo lường 10
1.2.1 Thang đo nghiện Facebook Bergen (BFAS) 10
1.2.2 Thang đo DASS 21 12
1.2.3 Bảng câu hỏi về Cơ thể đa chiều – Mối quan hệ bản thân – Thang đo ngoại hình (MBSRQ-AS) 14
Trang 31.3 Mối quan hệ giữa nghiện mạng xã hội và sức khỏe tinh thần 15
1.3.1 Sức khỏe tinh thần 15
1.3.1.2 Đặc điểm, vai trò 15
1.3.2 Nhân tố ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO III
ii
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Mạng xã hội trên thế giới và Việt Nam đang bùng nổ với tốc độ chóng mặt Tínhđến tháng 1/2024, trên thế giới có hơn 5,35 tỷ người dùng mạng xã hội, chiếm 66%dân số thế giới, tăng 1,8% trong 12 tháng qua kể từ đầu năm 2023 (Kemp, 2024a).Việt Nam cũng không ngoại lệ, với hơn 78,44 triệu người dùng internet, chiếm 79,1%dân số và hơn 72,7 triệu người dùng mạng xã hội, tương đương với 73,3% tổng dân số;thuộc top 20 quốc gia có thời gian sử dụng hàng ngày cao trên thế giới (Kemp,2024b) Với độ phủ sóng cao và số lượng người dùng đông đảo đã cho thấy mạng xãhội ngày càng đi sâu vào đời sống con người, không một ai có thể phủ nhận được lợiích mà nó mang đến Mạng xã hội mang đến nhiều lợi ích như kết nối, chia sẻ thôngtin, giải trí, kinh doanh và tác động đến đa lĩnh vực như kinh tế, du lịch, truyền thông,
…Facebook, YouTube, TikTok là những mạng xã hội phổ biến nhất tại Việt Nam(Kemp, 2024b)
Song song với những mặt tích cực của mạng xã hội là những mặt tiêu cực vẫncòn tồn tại Việc sử dụng nó đã trở thành thói quen của mỗi người, đặc biệt sinh viên làđối tượng sử dụng mạng xã hội thường xuyên ở nhiều lĩnh vực như học tập, giải trí,việc làm Theo thống kê của Datareport 2024, thời gian sử dụng mạng xã hội trungbình của người Việt Nam là 2 giờ 25 phút/ngày (Kemp, 2024b) Với cường độ sử dụngnhư vậy thì việc phụ thuộc quá mức vào nó là tất yếu dẫn đến sức khỏe tinh thần củamỗi cá nhân cũng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề Cụ thể, qua nghiên cứu khác của ÁgnesZsila and Marc Eric S Reyes(2023) đã chỉ ra mạng xã hội có thể làm tăng nguy cơnghiện ngập, ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng với tần suất sử dụng quá mức sẽ dẫnđến sự cô đơn, sợ bị bỏ lỡ và cũng như rối loạn lo âu (Zsila & Reyes, 2023) Chính vìvậy, việc nghiên cứu để tìm ra những biểu hiện của người nghiện mạng xã hội vànhững tác động của nó đến sức khỏe tinh thần trong độ tuổi đông đảo hiện nay, sinhviên, là rất cần thiết và quan trọng
Naslund và cộng sự (2020) đã tổng hợp các nghiên cứu về tác động của việc sửdụng mạng xã hội đến sức khỏe tinh thần cho thấy ở các quốc gia có thu nhập cao nhưHoa Kỳ, Úc hoặc Vương quốc Anh cũng bị ảnh hưởng (Aschbrenner et al., 2020)
Trang 5Gupta và cộng sự (2018), Ahmed (2023) chỉ ra rằng hầu hết đối tượng nghiện mạng xãhội là thanh thiếu niên; trong đó, trầm cảm, lo lắng và stress được phát hiện là nhữngyếu tố dự báo nghiện mạng xã hội (Gupta et al., 2018) (Ahmed, 2023) Ở một góc độkhác, Bashir và Bhat (2017) mở ra cái nhìn về mối liên kết phức tạp giữa việc sử dụngmạng xã hội và các vấn đề sức khỏe tinh thần thế hệ trẻ như quấy rối trực tuyến, trầmcảm, căng thẳng, mệt mỏi, cô đơn, suy giảm khả năng tư duy, bắt nạt trực tuyến, kìmnén cảm xúc và mất tập trung (Bashir & Bhat, 2017) Nghiên cứu này mong muốn cácbuổi tư vấn và các phong trào tạo ý thức đúng đắn nên được tổ chức để mọi người hiểu
rõ tác động của việc sử dụng mạng xã hội đối với sức khỏe tinh thần của thế hệ trẻ TạiViệt Nam, nghiện mạng xã hội là một vấn đề phổ biến ở giới trẻ, chiếm tỷ lệ cao nhất
so với các nước châu Á khác (Tran et al., 2017).Học sinh THCS ở 4 trường trên địabàn thành phố Hà Nội khi có dấu hiệu nghiện mạng xã hội cũng xuất hiện các triệuchứng về mặt sức khỏe tinh thần: hành vi hung tính, lo âu/ trầm cảm và vấn đề tư duy(Đặng Hoàng Minh, Nguyễn Thị Phương, 2013) Nhìn chung, nghiện mạng xã hội vàảnh hưởng của mạng xã hội đến sức khỏe tinh thần không chỉ là vấn đề ở Việt Nam màcòn ở phạm vi toàn cầu Các nghiên cứu trong và ngoài nước đã chỉ ra được những tácđộng của mạng xã hội đến sức khỏe tinh thần của con người là không hề nhỏ khi mà
độ tuổi của đối tượng mắc phải các vấn đề này đang dần trẻ hoá (ODI & UNICEF,2015) Các chương trình nâng cao nhận thức về ảnh hưởng nghiện mạng xã hội đếnsức khỏe tinh thần cần được xây dựng đa hình hóa và phổ biến rộng rãi ở mọi đốitượng bất kể độ tuổi, giới tính (Esperanza Espino, Javier Ortega-Rivera, M´onicaOjeda, Virginia S´anchez-Jim´enez, 2022)
Xu hướng sử dụng nền tảng mạng xã hội hiện nay đang thay đổi dẫn đến việcnghiên cứu đa ngành và liên ngành là cần thiết; tuy nhiên, hầu hết các tài liệu trướcđây chỉ mới tập trung xem xét dưới góc độ đơn ngành (Liao et al., 2023) Facebookđược xem như một nhân tố điển hình trước đó, xuất phát từ nhu cầu xã hội của conngười (Stangl và cộng sự, 2023), lượng người sử dụng Facebook chiếm ưu thế hơnhẳn, với 2,91 tỷ người dùng (Digital, 2022) Trong bối cảnh thị trường hiện nay, nhữngnhu cầu này dần bị thay thế bởi nhu cầu phi xã hội Nội dung dài đính kèm hình ảnhtrên Facebook hay Instagram được thay bằng video ngắn với âm thanh thu hút trên TikTok; đánh dấu cho sự ra đời của hàng loạt chính sách, dịch vụ mạng xã hội mới phục
2
Trang 6vụ ở đa dạng lĩnh vực (Qu et al., 2024) Vì vậy, chúng tôi trước hết là sử dụng phươngpháp trắc lượng thư mục xây dựng bức tranh tổng thể nhằm tìm ra những khoảng trống
và chọn lọc kiến thức phù hợp với bối cảnh mới để tiếp tục kế thừa và phát triển Về lýthuyết “nghiện mạng xã hội”, đến nay trong các tài liệu vẫn chưa có tính thống nhấtvới nhau: bệnh lý có cùng các đặc điểm với triệu chứng nghiện chất kích thích (Claire
P Monksa, Jess Mahdavib, 2016), rối loạn xã hội (Park, 2022), sử dụng mạng xã hội
có vấn đề (Salmivalli, 2014a), Từ bức tranh trực quan về các nghiên cứu trước, cơ sở
lý thuyết về nghiện mạng xã hội sẽ được nhóm kế thừa và phân loại làm rõ Tiếp theo,chúng tôi xây dựng mô hình giả thuyết nghiên cứu, các thang đo chủ yếu được sử dụng
để đo lường gồm: thang đo BMAS (Shahnawaz & Rehman, 2020), thang đo DASS 21
đã được chuẩn hóa trong bối cảnh Việt Nam (Trần Thạch Đức và cộng sự, 2023) Dựatrên cơ sở kết quả nghiên cứu và dữ liệu pháp luật (Veya Seekis, 2023), nhóm sẽ đánhgiá ảnh hưởng của nghiện mạng xã hội đến sức khỏe tinh thần; đồng thời, đưa ra cáckhuyến nghị góp phần hoàn thiện chính sách nâng cao sức khỏe tinh thần của sinh viênViệt Nam
“Nghiên cứu về sự ảnh hưởng của nghiện mạng xã hội đến sức khoẻ tinh thầncủa sinh viên Việt Nam” của nhóm đem đến cái nhìn sâu sắc hơn về mối liên hệ giữanghiện mạng xã hội và sức khỏe tinh thần của con người Đồng thời, cung cấp thôngtin, dữ liệu góp phần nâng cao hiểu biết trong cộng đồng thông qua việc đánh giá mức
độ nghiện mạng xã hội và tình trạng sức khỏe tinh thần của sinh viên dựa trên cácthang đo mà nhóm kế thừa và phát triển Từ đó, giúp sinh viên nhận thức rõ đượcnhững ảnh hưởng tiêu cực của việc nghiện mạng xã hội để điều chỉnh cách sinh hoạt
và có lối sống lành mạnh hơn Cuối cùng, nghiên cứu của nhóm cũng là một đề tàitham khảo có giá trị, đóng góp vào các đề tài nghiên cứu khoa học trong tương lai
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1.Mục tiêu chung
Nghiên cứu về sự ảnh hưởng của việc nghiện mạng xã hội đến sức khỏe tinh thầncủa sinh viên Việt Nam để từ đó đưa ra một số kiến nghị giúp nâng cao hiệu quả sửdụng mạng xã hội của sinh viên
Trang 7Xây dựng mô hình đo lường ảnh hưởng của nghiện mạng xã hội đến sức khỏetinh thần của sinh viên Việt Nam.
Phân tích, đánh giá sự ảnh hưởng của nghiện mạng xã hội đến sức khỏe tinh thầncủa sinh viên Việt Nam
Đưa ra khuyến nghị góp phần hoàn thiện chính sách nâng cao sức khỏe tinh thầncủa sinh viên Việt Nam
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là ảnh hưởng của việc nghiện mạng xãhội đến sức khỏe tinh thần của sinh viên Việt Nam
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Nội dung nghiên cứu tập trung mô tả các biểu hiện nghiệnmạng xã hội và đánh giá ảnh hưởng của nghiện mạng xã hội đến sức khỏe tinh thầncủa sinh viên
Phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu ở các trường đại học tại ViệtNam
Phạm vi thời gian nghiên cứu: Các dữ liệu được thu thập cho mục tiêu nghiêncứu vào khoảng thời gian từ 1/2024 - 4/2024
4 Giả thuyết khoa học
H1: Sức khoẻ tinh thần kém (MH) tác động trực tiếp, thuận chiều đến nghiệnmạng xã hội (SMA)
4
Trang 8H2: Nghiện mạng xã hội (SMA) tác động trực tiếp, thuận chiều đến sức khoẻ tinhthần kém (MH).
H3: Sức khoẻ tinh thần kém (MH) tác động gián tiếp đến nghiện mạng xã hội(SMA): sức khoẻ tinh thần kém (MH) tác động thuận chiều đến năng lực tự nhận thức(SA), năng lực tự nhận thức (SA) tác động ngược chiều đến nghiện mạng xã hội(SMA)
H4: Nghiện mạng xã hội (SMA) tác động gián tiếp đến sức khoẻ tinh thần kém(MH): nghiện mạng xã hội (SMA) tác động ngược chiều đến năng lực tự nhận thức(SA), năng lực tự nhận thức (SA) tác động thuận chiều đến nghiện mạng xã hội(SMA)
H5: Áp lực gia đình (FP) tác động thuận chiều đến sức khoẻ tinh thần kém (MH).H6: Áp lực ngang hàng (PP) tác động thuận chiều đến sức khoẻ tinh thần kém(MH)
H7: Đạo đức không gian mạng (CE) tác động ngược chiều đến sức khoẻ tinh thầnkém (MH)
Trang 95 Phương pháp nghiên cứu
Đây là một nghiên cứu cắt dọc nhằm tìm ra sự ảnh hưởng của việc nghiện mạng
xã hội đến sức khỏe tinh thần của sinh viên Việt Nam Đề tài sử dụng hai phương pháp
là phương pháp trắc lượng thư mục và phân tích định tính dựa trên việc kế thừa nghiêncứu của tác giả Trần Thạch Đức và cộng sự (2013) để đạt được độ tin cậy, phù hợp vớiphạm vi không gian của nghiên cứu - Việt Nam
Đầu tiên, nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp trắc lượng thư mục để thu thập dữliệu từ tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về vấn đề nghiện mạng xã hội nóichung, ảnh hưởng của việc nghiện mạng xã hội đến sức khỏe tinh thần nói riêng nhằmphát hiện ưu điểm và khoảng trống của các nghiên cứu trước đây, từ đó kế thừa cơ sở
lý thuyết và xây dựng mô hình đo lường Dựa trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề tàiphân tích những ảnh hưởng của nghiện mạng xã hội đến sức khỏe tinh thần, xác địnhđược các ưu điểm và nhược điểm trong quá trình nghiên cứu thông qua việc xác địnhphương thức phân tích và đánh giá kết quả từ những nghiên cứu trước Cuối cùng,nghiên cứu sẽ đưa ra một số khuyến nghị nhằm góp phần hoàn thiện chính sách nângcao sức khỏe tinh thần của sinh viên Việt Nam thông qua dữ liệu pháp luật ở Việt Nam
và các nước phát triển trên thế giới
6 Những đóng góp của nghiên cứu
6.1.Về lý thuyết
Từ việc tổng hợp các nghiên cứu trước đây, chúng tôi đã đưa ra được một khungkhái niệm hoàn chỉnh về mạng xã hội, nghiện mạng xã hội và sức khỏe tinh thần.Nghiên cứu đã vận dụng lý thuyết đa ngành và liên ngành để đánh giá mức độ nghiệnmạng xã hội và cung cấp mô hình về sự ảnh hưởng của nghiện mạng xã hội đến sứckhỏe tinh thần Kết quả của mô hình lý thuyết là cơ sở để các nghiên cứu sau tiếp tục
kế thừa và phát triển
6.2.Về thực tiễn
Trong quá trình nghiên cứu đã đúc rút được những kinh nghiệm để từ đó làm cơ
sở cho việc hoàn thiện các hoạt động nghiên cứu tác động nghiện mạng xã hội đến sức
6
Trang 10khỏe tinh thần Phản ánh được thực trạng sử dụng mạng xã hội của sinh viên hiện nay.Cung cấp kiến thức để người dùng mạng xã hội có thể tự đánh giá mức độ nghiệnmạng xã hội, từ đó điều chỉnh thời gian sử dụng nhằm nâng cao sức khỏe tinh thần.Đưa ra khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng mạng xã hội của sinh viên ViệtNam.
Những hạn chế của nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu của chúng tôi là nghiên cứu về sự ảnh hưởng của việc nghiệnmạng xã hội đến sức khỏe tinh thần đối với sinh viên Việt Nam Đề tài này được rấtnhiều đối tượng lựa chọn nghiên cứu nên sẽ có những hạn chế nhất định đối với nhóm.Thứ nhất, việc nghiên cứu lặp đi lặp lại dẫn đến các ý tưởng viết bài trùng nhau,nguy cơ cao sẽ bị đạo văn ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của nhóm Sau đó là đốitượng nghiên cứu của đề tài bị giới hạn bởi sinh viên Việt Nam, không có các chuyêngia dẫn đến nội dung chưa đủ chuyên sâu, thuyết phục và thiếu tính khoa học Tiếptheo, việc sử dụng thang đo gặp khó khăn tương đối trong việc kế thừa khi các thang
đo khác chưa được chuẩn hóa trong bối cảnh tại Việt Nam ngoài thang đo Dass 21 vàphương pháp nghiên cứu chưa cụ thể nên mang tính chủ quan dẫn đến độ chính xácchưa cao
Thứ hai, nội dung nghiên cứu mới chỉ tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của mạng
xã hội đến lĩnh vực y học: sức khỏe tinh thần, nên vẫn chưa thể xoáy sâu vào các lĩnhvực khác như: kinh tế, giáo dục, Như vậy, còn nhiều ảnh hưởng của nghiện mạng xãhội đến con người mà nhóm nghiên cứu chưa nghiên cứu hết
7 Bố cục báo cáo
Chương mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Chương 4: Khuyến nghị hoàn thiện chính sách nâng cao sức khỏe tinh thần củasinh viên Việt Nam
Trang 11CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIỆN MẠNG XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHOẺ TINH THẦN CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM 1.1 Mạng xã hội, nghiện mạng xã hội
1.1.1 Mạng xã hội
Thời gian từ năm 1994 trở về trước, thuật ngữ “mạng xã hội” có lẽ là một đề tài
xa lạ với con người bởi sau năm 1995, Britannica (2024) đã tổng hợp hai trang mạngtiên phong là Classmate- công nghệ web(1995) và Six Degree- trang mạng xã hội(1997) (Britannica,2024) Mục đích ban đầu của hai trang mạng này là kết nối cácthành viên trong lớp học, nơi làm việc trong Classmate và cá nhân có thể tạo hồ sơ củachính mình nhằm duy trì việc liên lạc với bạn bè qua hệ thống riêng tư của Six Degree.Điều này đã tiên phong mở ra một cuộc cách mạng công nghệ biểu hiện rõ qua đầu thế
kỷ XXI, Friendster và Myspace (2003) cho phép người dùng kết nối trực tuyến và cuốicùng sự thay thế vào năm 2004, Mark Zuckerberg đã cho ra đời Facebook We aresocial và Meltwater (2024) đã báo cáo tổng quan toàn cầu Kỹ thuật số 2024 tính đếnhết tháng 01 cán mốc 5,04 tỷ người sử dụng mạng xã hội (Digital,2024) Như vậy,điều đó cho thấy sức hút của mạng xã hội từ năm 2003 đến nay, hàng loạt các bàinghiên cứu về nó cũng đã ra đời
Mạng xã hội, theo Danah M.Boyd và Nicole N Ellison (2007) là dịch vụ dựatrên web cho phép cá nhân xây dựng hồ sơ công khai hoặc bán trong hệ thống giớihạn, chia sẻ những danh sách bạn bè mà họ kết nối, xem và chấp nhận danh sách bạn
bè của mình Đến năm 2013, Boyd và Ellison đã định nghĩa lại một cách rõ ràng hơn:
là một nền tảng giao tiếp được nối mạng Internet cho phép người tham gia có một hồ
sơ duy nhất do mình hoặc người khác cung cấp, có thể đăng lên để mọi người xem vàduyệt, tương tác với các luồng nội dung có liên quan đến mình Gần đây hơn, LisaRhee và cộng sự (2021) đã có nghiên cứu về mạng xã hội, theo đó được hiểu là cách
cá nhân xác định tổng thể của nền tảng truyền thông xã hội dựa trên các tác động xungquanh của môi trường (Rhee et al., 2021) Hiện nay, có rất nhiều người có sự nhầm lẫn
về “truyền thông xã hội” và “mạng xã hội” Lama (2018) thì hai cụm từ đó là nhữngcông nghệ web riêng biệt nhưng có liên hệ chặt chẽ với nhau (Sarrimanolis, 2023)
Trang 12Irene Sarri Manolis (2023), mạng xã hội là tập hợp con của truyền thông xã hội(Sarrimanolis, 2023) Vì vậy, việc sử dụng đúng cho các bài nghiên cứu là cần thiết.
MD Ashikuzzaman (2020) đã chỉ ra những đặc điểm của mạng xã hội trong đónổi bật là khả năng thiết lập và kết nối của người dùng trên thế giới; người dùng giaotiếp trong thời gian trực tuyến thực, chia sẻ hình ảnh, video, tham gia hội họp tạo mộtmôi trường sáng tạo và năng động; kết hợp nhiều chức năng như yêu cầu kết bạn, theodõi và quản lý các mối quan hệ Từ những phân tích ở trên, mạng xã hội có một vai tròquan trọng trong mỗi người (Ashikuzzaman,2020) Cụ thể, Bapurao Bandgar (2014)
đã nêu ra được chín lợi ích của mạng xã hội nhưng tiêu biểu phù hợp với vai trò mạng
xã hội ngày nay đó là rèn luyện bản thân học cách ứng xử trong xã hội trên nền đa vănhóa, thúc đẩy cá nhân có những thành công trong thời đại kỹ thuật số (Bandgar &Bandgar, 2014) Tuy nhiên, Balhara và cộng sự, 2018;Chiitaro & Vianello, 2013 mạng
xã hội nếu không sử dụng đúng cách thì có thể gây ra những rủi ro tiềm ẩn liên quanđến thời gian và nghiện mạng xã hội khi sử dụng nó (Balhara et al,2018) (Chiitaro andVianello,2013)
1.1.2 Nghiện mạng xã hội
Hai thuật ngữ “sử dụng mạng xã hội có vấn đề” và “nghiện mạng xã hội” gây nhầmlẫn với nhiều người hiện nay Rocco Servidio và cộng sự (2024) việc sử dụng mạng xãhội với tần suất cao sẽ gây ra sử dụng mạng xã hội có vấn đề, một số ít trường hợp dẫnđến nghiện(Servidio et al., 2024b) Do đó, việc sử dụng hai từ này cần phải cân nhắc
để đúng với đề tài mình đang nghiên cứu Trong trường hợp này, nhóm nghiên cứu vềnghiện mạng xã hội Theo Cleveland Clinic- Overview 2023 cho rằng nghiện là mộtbệnh mãn tính (suốt đời) liên quan đến việc sử dụng chất gây nghiện hoặc bất chấplàm một hoạt động gây hậu quả xấu đến bản thân, các mối quan hệ, chất lượng cuộcsống của mình Và có hai nhóm nghiện chính là nghiện chất (rối loạn sử dụng chất) vànghiện không chất (nghiện hành vi) Trong đề tài của nhóm thì nghiên cứu thuộc vềnghiện hành vi Theo đó Gina B Polychronopoulos và cộng sự (2014) đã nêu ra địnhnghĩa nghiện hành vi là một chứng rối loạn gây nghiện và liên quan đến chất gâynghiện trong DSM-5, mô tả sự gián đoạn của một người liên quan đến một hành vi cụthể (Bandgar & Bandgar, 2014) Hay nói cách khác nghiện mạng xã hội là một phần
Trang 13trong nghiện hành vi Sumeyra Sevim, Damla Gumus, Mevlude Kizil (2024), nghiệnmạng xã hội là sự quan tâm quá mức đối với các mạng xã hội, được hối thúc để sửdụng các trang đó quá mức.
Theo thống kê của trang Search Logistic 2024, hơn 210 triệu người trên thế giớimắc chứng nghiện mạng xã hội, chiếm 4,2% số người đang sử dụng nó Và trong đó,
có 90% thanh niên 18-29 tuổi sử dụng ở một số hình thức cũng bị ảnh hưởng bởichứng nghiện này(Social Media Addiction Statistics for 2024, 2024 (Social Media Addiction Statistics for 2024, 2024) Rafael Delgado- Rodriguez và cộng sự (2022) đã
chỉ các triệu chứng nghiện mạng xã hội có mối quan hệ liên quan đến ngoại hình (BD)qua việc dành nhiều thời gian vào xem hồ sơ của mọi người Ngoài ra, nghiên cứu củaRafael Delgado- Rodriguez và cộng sự còn chỉ ra người có triệu chứng nghiện có lòng
tự trọng thấp, mong muốn cơ thể gầy hơn, phương pháp sử dụng để thay đổi cơ thể họ,nhận thức cơ thể béo hơn thực tế, rối loạn trong chế độ ăn uống Li và cộng sự, 2022;Sheldon và cộng sự, 2019, nghiện mạng xã hội gây ra các bệnh như mỏi mắt, đau lưng,gián đoạn giấc ngủ Vậy nguyên nhân gây ra triệu chứng nghiện mạng xã hội là gì?Bányai và cộng sự, 2017; Casale, 2020; Griffiths & Kuss, 2017, sử dụng mạng xã hộinhư thói quen, tần suất tham gia lớn và giảm năng suất sử dụng trong học tập, côngviệc và các hoạt động hằng ngày, từ đó có thể dẫn đến hành vi gây nghiện
Từ việc phân tích trên, đã thấy hậu quả tiêu cực của nghiện mạng xã hội.Eunhee Lee và Youngkeun Choib (2015) chỉ ra rằng hậu quả làm giảm khả năng thamgia cộng đồng thực và kết quả học tập kém hơn Cuối cùng, gây hậu quả tiêu cực chocác mối quan hệ, giảm sự lãng mạn.Phillips (2009), tiết lộ thông tin cá nhân phong phútrên trang Facebook của một người, bao gồm cập nhật trạng thái, nhận xét, hình ảnh vàbạn bè mới, có thể dẫn đến hành vi ghen tị trên mạng bao gồm cả việc giám sát điện tửgiữa các cá nhân (Tokunaga, 2011) bởi đối tác của một người Sonja và Camiel (2011)điều này được cho là đã dẫn đến ghen tuông và Như vậy, việc chọn lọc trong sử dụngcác dịch vụ của trang mạng xã hội là cần thiết và quan trọng trong việc bảo vệ chính bảnthân
10
Trang 141.2 Các thang đo đo lường
1.2.1 Thang đo nghiện Facebook Bergen (BFAS)
Bergen Facebook Addiction Scale (BFAS) là thang đo tự báo cáo được sử dụng
để đánh giá mức độ nghiện Facebook do tiến sĩ Cecilie Andreassen, TorbjOrnTorsheim, Stale Pallesen từ Đại học Bergen ở Na Uy và tiến sĩ Geir Scott Brunborg ởviện y tế cộng đồng Na Uy cùng phát triển và giới thiệu vào năm 2012(Andreassen etal., 2012) Thang đo ban đầu là một tổ hợp gồm 18 khoảng cấu thành từ 3 mục cho 6yếu tố cốt lõi của chứng nghiện bao gồm: sự hưng phấn (hoạt động chi phối hành visuy nghĩ), sự dung nạp của tình trạng nghiện (việc tăng số lượng hoạt động là cần thiết
để đạt được các hiệu ứng trước đó), sự thay đổi tâm trạng (xu hướng tâm trạng cóchiều hướng khác đi), ảnh hưởng tiêu cực lên cuộc sống (hoạt động gây ra sự xung độttrong các mối quan hệ công việc/giáo dục và hoạt động khác), sự cai nghiện (sự xuấthiện của những cảm giác khó chịu khi hoạt động bị ngừng hoặc bị giảm đột ngột), sựtái nghiện (có xu hướng trở lại các hoạt động như trước trước sau khi mà kiêng, nétránh hoặc kiểm soát) (Andreassen et al., 2012)(Griffiths, 2005) (1.3, n.d.) Sau này,thang đo BFAS được Andreassen và cộng sự (năm) tiêu chuẩn hoá thành tập hợp câuhỏi về giấc ngủ và các thang tự đo bao gồm: thang đo xu hướng gây nghiện, thang đohòa đồng trực tuyến, thang đo thái độ trên Facebook, thang đo NEO–FFI, thang đoBIS/ BAS (Ví dụ như “Bạn có dành nhiều thời gian suy nghĩ về Facebook hoặc kếhoạch sử dụng Facebook không?”, “Bạn có sử dụng Facebook nhiều đến mức khiến nótác động tiêu cực đến công việc /học tập của bạn không?”, “Bạn có trở nên cáu kỉnhnếu bạn bị cấm sử dụng Facebook không?”) Kết quả trả lời có ít nhất 6 mục từ 3 điểmtrở lên được coi là có tình trạng nghiện Facebook (Andreassen et al., 2012) Số điểm sẽđược đánh giá theo thang đo Likert từ 1 - Rất hiếm khi đến 5 - Rất thường xuyên Thang đo BFAS là một công cụ hữu ích để đánh giá mức độ nghiện Facebook
và có thể được sử dụng để sàng lọc các trường hợp nghiện Facebook, theo dõi hiệu quảcủa các chương trình can thiệp hay là nghiên cứu về tác động của Facebook đối vớisức khỏe tâm thần Thang đo BFAS được xây dựng và phát triển lần đầu tiên tại Na
Uy Sau đó được các nước khác như Pakistani, Thái Lan, Bồ Đào Nha và cả Việt Nam
kế thừa để đo độ tin cậy, tính giá trị ở phạm vi nghiên cứu của các nước này Tại Việt
Trang 15Nam, thang đo BFAS đã được chuẩn hóa tiếng Việt để đánh giá độ tin cậy, tính giá trị
do Lê Thanh Chương và cộng sự (2020) thực hiện trên mẫu sinh viên khoa Y, Đại học
Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh Bộ Viet - BFAS gồm 6 yếu tố, được tính điểm từ 1đến 5; khi có tối thiểu 4 trên 6 câu trả lời và có điểm từ 3 trở lên sẽ phản ánh đối tượng
đó có tình trạng nghiện Facebook (Ph, 2020) Kết quả của nghiên cứu này có hệ sốCronbach’s alpha là 0,86, độ tin cậy đo - đo lại là 0,56 và các trọng số yếu tố đều lớnhơn 0.50 cho thấy bộ Viet - BFAS có độ tin cậy và tính giá trị ở mức tốt (Ph, 2020).Điều này chứng minh rằng thang đo BFAS là thang đo phù hợp cho những nghiên cứu
về vấn đề nghiện Facebook trong bối cảnh Việt Nam
Tuy nhiên, BFAS cũng có một số hạn chế như thang đo này chỉ được nghiêncứu dựa trên một mẫu sinh viên; do đó, có thể không chính xác trong tất cả các trườnghợp các giả thuyết có mẫu điều tra khác Một số thang đo được sử dụng để xác nhận
độ tin cậy và tính giá trị của BFAS trong nghiên cứu hiện tại có tính nhất quán bêntrong thấp, điều này có thể gây ra sự đánh giá thấp mối quan hệ giữa các khái niệm(Andreassen et al., 2012) Thang đo BFAS này cũng chưa phân biệt được giữa nghiệnFacebook, nghiện internet với nghiện sử dụng điện thoại (Dávid & Körmendi, 2012).Bên cạnh đó, thang đo này chỉ nghiên cứu áp dụng cho Facebook mà không bao gồmcác trang web mạng xã hội phổ biến khác(Dávid & Körmendi, 2012)
1.2.2 Thang đo DASS 21
Thang đo Depression Anxiety and Stress Scales (DASS - 21) là thang đo đánhgiá mức độ trầm cảm, rối loạn lo âu và căng thẳng(Depression Anxiety Stress Scales,n.d.) Thang đo được xây dựng bởi Lovibond P.F và Lovibond S.H (1995) ở khoa Tâm
lý học thuộc đại học New South Wales, Australia DASS - 21 là phiên bản rút gọn củathang đo DASS - 42, được xây dựng vào năm 1997 Mức độ cảm xúc của người thamgia khảo sát dựa trên 21 câu hỏi với thang điểm: (0) - Không đúng với tôi chút nào cả;(1) - Đúng với tôi phần nào, hoặc thỉnh thoảng mới đúng; (2) - Đúng với tôi phầnnhiều, hoặc phần lớn thời gian là đúng; (3) - Hoàn toàn đúng với tôi, hoặc hầu hết thờigian là đúng Về cách tính điểm trong thang đo là cộng điểm thành phần của từng mục:Trầm cảm (“Tôi không thấy có chút cảm xúc tích cực nào”), Lo âu (“Tôi bị rối loạnnhịp thở (thở gấp, khó thở dù chẳng làm việc gì nặng)”) và Căng thẳng (“Tôi đã phản
12